Mở bài: Giới thiệu KQ về TG, TP, nhân vật cần PT- Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi trung đại Việt Nam, có đónggóp to lớn với nền văn học dân tộc ở thể loại “truyền kỳ” m
Trang 1CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
BÀI 1: Phân tích nhân v t Vũ N ật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” để ương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” để ng trong “Chuy n ng ện người con gái Nam Xương” để ười con gái Nam Xương” để i con gái Nam X ương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” để ng” đ ể làm n i b t c m h ng nhân văn, nhân đ o c a Nguy n D ổi bật cảm hứng nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Dữ ật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” để ảm hứng nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Dữ ứng nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Dữ ạo của Nguyễn Dữ ủa Nguyễn Dữ ễn Dữ ữ
A Mở bài: Giới thiệu KQ về TG, TP, nhân vật cần PT
- Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi trung đại Việt Nam, có đóng
góp to lớn với nền văn học dân tộc ở thể loại “truyền kỳ” mà “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong tập “Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc
- Ở đó, bằng sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và những chi tiết hoang đường, kỳ
ảo, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương Qua đó, nhà văn thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ theo cảm hứng nhân văn, nhân đạo, là minh chứng sinh động cho quan niệm “Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc) - (có thể trích dẫn nhận định khác theo yêu cầu của đề - nếu có)
B Thân bài
1 LĐ1: Trước hết, VN là nhân vật trung tâm trong TP, tỏa sáng vẻ đẹp truyến thống của người phụ nữ Việt Nam (đẹp người đẹp nết, “hiếu nghĩa đủ đường”, thật đáng trân trọng, một biểu hiện sinh động của giá trị nhân đạo trong văn chương truyền thống.
- Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã trân trọng giới thiệu về Vũ Nương bằng câu văn
ngắn gọn, với giọng điệu đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của nàng: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê
ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” => Không chỉ có lai lịch rõ ràng, với tính danh và quê quán cụ thể, Vũ Nương còn mang những nét đặc điểm, tính cách quen thuộc của người phụ nữ xưa, vừa “thùy mị, nết na”, vừa có “tư dung tốt đẹp” Đó là
vẻ đẹp toàn bích cả về hình thức, lẫn tâm hồn.
- Tuy nhiên, không như Nguyễn Du miêu tả tinh tế vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” có một không hai của Thúy Kiều, Nguyễn Dữ chỉ điểm qua nét đẹp của Vũ Nương bằng một cụm từ “tư dung tốt đẹp” như một lời nhận xét khái quát về dung nhan của nàng.
Cũng bởi “mến vì dung hạnh” nên chàng Trương đã lấy nàng làm vợ
- Sau khi điểm “ tư dung” của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tập trung bút lực làm nổi bật
tính cách “thùy mị, nết na”, toả sáng vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng nàng Để
làm sáng tỏ vẻ đẹp ấy, nhà văn đã đặt nhân vật vào trong từng hoàn cảnh, từng mối quan hệ khác nhau, làm nổi bật những tính cách và phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của VN:
a Trong mối quan hệ với chồng:
- Nàng là người hiểu chồng, luôn cư xử khéo léo, đúng mực Biết chồng có tính “đa nghi” nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
=> Đó chính là đức hạnh đẹp đẽ, cũng là khát khao gia đình luôn được yên vui, hoà thuận đáng trân trọng của nàng
*Khi tiễn chồng đi lính: nàng dặn dò chồng với những lời lẽ nghẹn ngào, tha thiết, ân tình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” => Từng lời, từng chữ nàng thốt ra đều thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, khiến “mọi người đều ứa hai hàng lệ” Phận làm vợ, ai chẳng mong chồng mình được phong chức tước, mũ áo xênh xang” để “Võng chàng đi trước, võng nàng theo sau” Còn Vũ Nương thì không Nàng
chỉ ước ao giản dị rằng, chàng Trương trở về được bình yên để có thể sum họp, đoàn tụ gia đình, hạnh phúc ấm êm như ngày nào Điều đó, chứng tỏ, nàng không màng danh lợi, luôn đặt hạnh phúc gia đình lên trên hết, xem thường vinh hoa phú quý Không những thế, nàng còn cảm thông cho nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trận và khắc khoải, nhớ mong chồng sớm được trở về
Trang 2-> Những lời nói xúc động ân tình của nàng đã chứng tỏ nàng là người vợ dịu dàng, hết mực yêu thương chồng.
* Khi xa chồng:
- VN là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết Nỗi nhớ chồng của người vợ trẻ,
cứ dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc
bể chân trời không thể nào ngăn được”
- Hàng ngày để dỗ dành con, nàng chỉ bóng của mình trên vách, nói với con, đó là cha
Đản => Hành động và ngôn ngữ ấy của nàng không chỉ là cách bày tỏ nỗi nhớ da diết, đồng nhất bóng mình với chồng - biểu hiện cao nhất tấm lòng chung thủy, son sắt, mà còn thể hiện tình yêu thương con sâu sắc, nhắc nhở cho con về một người cha đang ở nơi xa và một gia đình hạnh phúc có cả cha lẫn mẹ, đồng thời nuôi hi vọng về một tương lai gần, chồng nàng sẽ về bên mình, để quấn quýt như hình với bóng Có ai ngờ, đó lại là “cái bóng oan khiên” gây bao hàm oan, đẩy nàng vào bi kịch xót xa, đau đớn.
*Khi bị chồng nghi oan, bởi “cái bóng oan khiên” từ lời con trẻ : nàng hết sức phân
trần, thanh minh để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình
- Trong lời thanh minh thứ nhất “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói ”.
+ Nàng đã nhắc đến thân phận nghèo khó của mình và nỗi khổ của việc sống xa chồng:
+ Đồng thời nàng còn khẳng định tấm lòng thủy chung, luôn một dạ chờ chồng và
cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình: “Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.
-> Bằng những lời lẽ thống thiết, VN đã bày tỏ nỗi khổ của người vợ xa chồng và tấm lòng thủy chung của mình để mong cứu vãn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Đến lời thanh minh thứ hai: không còn hy vọng, nàng nói trong nỗi đau đớn tuyệt vọng tột cùng khi hạnh phúc gia đình tan vỡ:
+ Nàng bày tỏ niềm khát khao hạnh phúc gia đình và nỗi đau xót vì“thú vui nghi gia nghi thất” có nguy cơ tan thành mây khói.
+ Nỗi thất vọng về tình yêu tan vỡ của nàng được diễn tả bằng những hình ảnh ước lệ
“nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”.
+ Ngay cả nỗi đau đớn chờ chồng đến hóa đá của nàng cũng không còn nữa “Đâu còn có thể lên núi Vọng Phu được kia nữa”.
*Khi sống dưới thủy cung:
+ Nàng vẫn luôn nhớ về gia đình, chồng con Nghe chuyện Phan Lang kể, nàng ứa hai dòng nước mắt
+ Đồng thời, nàng sẵn lòng tha thứ cho chồng Điều ấy thể hiện rõ nhất qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan Đó cũng là khát khao được minh oan, phục hồi danh dự của một con người luôn biết giữ gìn và
đề cao phẩm hạnh
*Khi được giải oan: VN không hề oán giận, trách than Trương Sinh, kẻ đã bức tử
mình đến cái chết Nàng vẫn dịu dàng trước sau để nói lời tạ từ đầy ân tình, ân nghĩa, khiến
ta cảm phục tấm lòng vị tha, độ lượng của nàng: “Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” Lời tạ từ ấy còn cho thấy, nàng đã hoàn toàn tha thứ cho
chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ Tấm lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi Nàng vẫn dịu dàng, hiền thục, vị tha, dẫu Trương Sinh đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải đau đớn chịu cảnh tan cửa, nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói
Trang 3b Trong quan hệ với mẹ chồng: VN ngời sáng vẻ đẹp của người con dâu hiếu thảo,
làm tròn bổn phận của người con, người trụ cột gia đình
- Nàng hết lòng tận tụy chăm sóc thuốc thang, lễ bái thần Phật, phụng dưỡng mẹ chồng khi ốm đau, già yếu và dùng những lời ngon ngọt, khéo léo “khuyên lơn”, mong mẹ chồng khỏi bệnh
- Lời trăn trối của mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo; sự ghi
nhận công lao to lớn của nàng với gia đình nhà chồng: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã không phụ mẹ”
- Mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình
c Trong mối quan hệ với con: VN là một người mẹ hiền, yêu thương con hết mực.
- Vắng chồng, nàng một mình nuôi dạy con khôn lớn Nàng làm cả vai trò của người cha để bù đắp cho con những thiếu thốn tình cảm
- Và để để bù đắp cho con, đêm đêm bên ngọn đèn dầu, nàng đã chỉ bóng mình trên vách và nói với con, đấy là cha Đản, mà không hề nghĩ tới hậu quả khôn lường mà sau này nàng phải gánh chịu
-> Trong hoàn cảnh xa chồng, VN đã hoàn thành tốt trách nhiệm của người mẹ, cũng như vai trò trụ cột gia đình của mình.
d Trong quan hệ với Linh Phi: Nàng coi trọng ơn cứu mạng, coi trọng chữ tín làm
người, coi trọng lời thề son sắt với người đã giúp mình khi hoạn nạn, để một lòng sống dưới thủy cung
=>Tóm lại, cuộc đời VN tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm trọn nghĩa vụ của một
người phụ nữ trong ba vai trò, làm con dâu hiếu thảo, làm người vợ thủy chung son sắt và làm mẹ hiền thương yêu con sâu sắc
(MR: -> Nhà văn đã xây dựng một mẫu hình lí tưởng về người phụ nữ trong xã hội
phong kiến Đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà ta đã từng bắt gặp
qua hình ảnh Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và không ít áng văn chương
viết về người phụ nữ)
2 LĐ2: Bên cạnh những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng, cuộc đời của VN lại gặp bao nỗi bất hạnh, đắng cay, khơi dậy trong lòng ta niềm cảm thông, thương xót cho số phận của nàng và gián tiếp tố cáo xã hội đương thời - một biểu hiện khác của cảm hứng nhân văn, nhân đạo trong văn chương truyền thống.
- VN là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán: nàng không có quyền lựa chọn hôn nhân Nàng phải lấy Trương Sinh- một kẻ đa nghi vô học Chính cuộc hôn nhân không bình đẳng đã tiềm ẩn và dự báo quá nhiều bất hạnh cho cuộc đời nàng
- Nàng còn là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn bạo, khiến người thiếu phụ tuổi xuân còn phơi phới phải sống cảnh cô đơn, chia lìa, một mình phải lo gánh vác việc nuôi con nhỏ và mẹ già, gợi nhớ tới hình ảnh người chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm
- Nhưng có lẽ bất hạnh lớn nhất của cuộc đời nàng là bị chồng nghi oan, đối xử tệ bạc Thời gian xa chồng, bao gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của nàng Nàng mong muốn khi chồng trở về sẽ được đền đáp và xây dựng hạnh phúc gia đình Có ai ngờ, ngày Trương Sinh trở về lại là ngày bất hạnh nhất của cuộc đời nàng Chỉ vì lời nói ngây thơ của
bé Đản mà người chồng vô học kia đã mù quáng ghen tuông, lỡ nhẫn tâm ruồng rẫy, đánh đuổi nàng đi, bất chấp tình nghĩa vợ chồng, bỏ ngoài tai sự can ngăn của hàng xóm
- Thương nhớ chồng là thế, nàng lại bị chồng ruồng bỏ Giữ gìn khuôn phép rất mực thủy chung, nàng lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ Nàng không hiểu vì sao mình bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc rồi đuổi đi, đẩy nàng tới cảnh "bình rơi, trâm gẫy" và bi kịch
Trang 4hôn nhân tan vỡ Hạnh phúc gia đình rơi vào vực thẳm, bao yêu thương chờ đợi của nàng đã hóa thành mây khói
=> Phải chăng, qua những khổ đau, bát hạnh của Vũ Nương, nhà văn đã gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, cùng thói trọng nam, khinh nữ đã dung túng cho người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng, đối xử thô bạo với người phụ nữ - nguyên nhân dẫn bi kịch của VN
3 Lđ3 Thấu hiểu nỗi bất hạnh và trân trọng, ngợi ca những giá trị, phẩm chất của Vũ Nương, nên Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo, tạo lối kết thúc
"có hậu" để xoa dịu nỗi đau của nàng, cũng là gián tiếp bày tỏ khát khao muốn "đổi đời" cho Vũ Nương, tô đậm thêm giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
- Vì tuyệt vọng đau đớn, khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, VN đã tìm đến cái chết để thoát khỏi nỗi oan khiên, kết thúc một cuộc đời bất hạnh của mình Nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn, nhưng đã được Linh Phi rẽ một đường nước đưa nàng xuống thuỷ cung Chi tiết hoang đường, kỳ ảo này đã giúp nàng được sống Cảm thương sâu sắc với số phận
Vũ Nương và trân trọng những giá trị, phẩm chất của nàng nên Nguyễn Dữ đã dành cho nàng một cái kết "có hậu", như muốn giải thoát nỗi bất hạnh cho nàng, thầm cầu mong nàng được hạnh phúc Đó là biểu hiện của sự đồng tình với khát vọng giải phóng con người, theo cảm hứng nhân văn truyền thống
- Nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất Như vậy, nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ
=> Có thể nói, VN dám sống và cũng dám chết Cái chết của nàng là bi kịch của gia đình, khiến bé Đản trở thành trẻ mồ côi, Trương Sinh góa vợ sống trong nỗi day dứt, ân hận suốt đời Cái chết của nàng đã tố cáo mạnh mẽ chiến tranh phi nghĩa và thói ghen tuông ích
kỉ, những xấu xa của xã hội phong kiến Ở đó, người phụ nữ không có khả năng bảo vệ mình, họ có thể bị đổ oan, bị dồn đến cái chết bởi những lí do vô lí
(MR: -> Ngay cả khi đã chết, nhưng nàng chỉ trở về trong chốc lát rồi biến mất cũng
là quá phũ phàng Nàng có chồng mà không được yêu thương, có con mà không được bế ẵm,
có nhà mà không được ở Trần gian không có chỗ cho nàng dung thân nên nàng mãi mãi phải sống trong thế giới hư vô Tất cả chỉ là ảo ảnh, là chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn tìm lại được nữa)
-> Nỗi đau của VN cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến như người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc”, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, hay nàng Kiều trong “Truyện Kiều” mà Nguyễn Du đã từng ngậm ngùi thương cảm
viết: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
(Liên hệ, mở rộng: Khi xây dựng cốt truyện, nhà văn Nguyễn Dữ đã đặt VN vào từng hoàn
cảnh khác nhau, thông qua những tình huống kịch tính, hấp dẫn để làm nổi bật số phận đau khổ của nàng Chỉ vì một chiếc bóng trên tường, chiếc bóng của mình, cũng là chiếc bóng của tình yêu thương, của niềm nhớ mong, chờ đợi mỏi mòn, vô tình đã trở thành nguyên nhân trực tiếp cướp đi mạng sống của người phụ nữ đức hạnh Cũng từ một vật in trên tường
nhưng trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống nhân vật Giôn-xi và đem lại sự sống
cho cô ấy Nhưng cái bóng trên tường trong “Chuyện người con gái Nam Xương” lại là
“chiếc bóng oan khiên” hủy diệt cuộc đời VN và hạnh phúc của nàng Hai nhà văn ở hai đất
Trang 5nước khác nhau, hai thời đại khác nhau, cách giải quyết cũng khác nhau, nhưng đều xuất phát từ tình yêu thương con người, sự đồng cảm sâu sắc với những số phận đau khổ, những cuộc đời bế tắc Nhưng sống ở thế kỉ 16, Nguyễn Dữ không còn cách nào khác nên ông đã
để VN phải chết Bởi ông hiểu rằng chỉ có ở cõi hư vô trong sự che chở của thần thần Phật, những người như VN mới được bảo vệ, tâm hồn họ mới có thể thanh thản Đây cũng chính
là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm, đem lại cho người đọc một bài học đắt giá về nhân phẩm và hạnh phúc gia đình)
3 LĐ 4: Đánh giá
a) Về nghệ thuật:
- Bằng cách kể chuyện theo lối truyền kì, có sự đan xen giữa yếu tố tự sự và những chi tiết hoang đường, kỳ ảo; kết hợp với cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, bất ngờ kịch tính và ngôn ngữ nhân vật phù hợp với việc bộc lộ tính cách Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
- Qua nhân vật VN, Nguyễn Dữ đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm cảm thương
sâu sắc cho số phận bất hạnh của con người và thái độ trân trọng, ngợi ca những giá trị, phẩm chất đáng quí, đáng trân trọng, đồng tình với những khát vọng chính đáng của họ và lên án, tố cáo xã hội đương thời, thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn, nhân đạo của tác giả
Vì thế, Nguyễn Dữ không chỉ xứng đáng là người mở đầu cho dòng văn xuôi hiện thực mà còn góp phần quan trọng trong việc làm phong phú thêm cảm hứng nhân đạo khi viết về đề tài người phụ nữ
C Kết bài: KQ, nâng cao vấn đề; rút ra nhận xét.
Hơn năm thế kỉ đã trôi qua, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc Nhân vật Vũ Nương vừa là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam vừa là nạn nhân của xã hội phong kiến bất công, ngang trái
Nó không chỉ nhắc nhở mỗi chúng ta về thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ và niềm cảm thông sâu sắc với số phận đầy bất hạnh của họ, mà còn góp phần làm nổi bật giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc của tác phẩm - giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương chân chính mà Nguyễn Dữ đã gửi tới người đọc
Đề 2: “Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc).
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,
2005) để làm sáng tỏ cho nhận định trên
Dàn ý chi tiết
I Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhận
định, nhân vật Vũ Nương (như đề 1)
II) Thân bài:
1 Giải thích nhận định (làm cơ sở để lập ý)
- Nhận định đã khẳng định yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của một tác phẩm là giá trị nhân đạo
- Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm thường được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau: đồng cảm, xót thương cho những bất hạnh của con người; thái độ trân trọng ngợi
ca vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng của con người; lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp thân phận con người, tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người
2 Phân tích làm nổi bật những biểu hiện của giá trị nhân đạo qua nhân vật Vũ Nương:
Trang 6a) Giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương, trước hết thể hiện qua thái độ đã trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Dữ về những phẩm chất đẹp đẽ của VN:
- Vũ Nương có tư dung tốt đẹp
- Không chỉ có tư dung tốt đẹp, Vũ Nương còn mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý của
người phụ nữ Việt Nam truyền thống:
+ Nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, thuỷ chung: biết chồng đa nghi luôn
giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính dặn dò những lời tình nghĩa, chu đáo “chàng đi chuyến này cánh hồng bay bổng”; khi xa chồng luôn giữ gìn tiết hạnh, nhớ mong khắc
khoải; khi bị chồng nghi oan bình tĩnh phân trần, khẳng định tấm lòng thủy chung, đau khổ,
thất vọng tìm đến cái chết vì hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn (bình rơi trâm gãy, mưa tạnh mây tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió )
+ Nàng cũng là người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng tận tình khi đau ốm,
thái độ lúc nào cũng ân cần, dịu dàng, khi mẹ chồng mất hết lời thương xót, việc ma chay tế
lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
+ Đồng thời, nàng còn là người mẹ hết lòng vì con: yêu thương con, không muốn để
con thiếu tình cảm của cha (dỗ con bằng chiếc bóng trên tường)
+ Và cũng như bao người phụ nữ truyền thống khác, nàng còn trọng danh tiết phẩ giá: tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự…
(Xem PT chi tiết ở mục 1 Lđ1, đề 1)
b) Giá trị nhân đạo của tác phẩm cũng thể hiện ở niềm xót thương, đồng cảm trước số phận bất hạnh của con người, gián tiếp lên án xã hội của nhà văn
- Vũ Nương phải chịu một cuộc tình duyên ngang trái: cuộc hôn nhân không bình đẳng, nàng đẹp người đẹp nết nhưng lấy Trương Sinh con nhà giàu không có học, tính đa
nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.=> Tác giả đã đồng cảm, xót thương với con người
không may mắn
- Vũ Nương phải chịu nhiều đau khổ khi chồng đi lính: nàng phải sống những ngày tháng vất vả, chờ chồng đằng đẵng, một mình chăm mẹ già, con dại => Tác giả đã cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ của con người
- Vũ Nương bị chồng xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất: bị đối xử một cách bất công, vô lí, bị hiểu lầm không có cơ hội được minh oan, không
có quyền được tự bảo vệ => Tác giả đã thể hiện niềm xót thương cho số phận bi kịch của con người
- Qua nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật Vũ Nương, tác phẩm đã lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc và quyền sống của con người
+ Truyện đã lên án xã hội phong kiến với hủ tục nam quyền độc đoán phi lí, gây nhiều bất công cho người phụ nữ mà hiện thân của xã hội ấy là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu, gia trưởng
+ Truyện cũng tố cáo thế lực đồng tiền bạc ác: Trương Sinh con nhà giàu không có học, một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương Điều đó tạo cho Trương Sinh một cái thế bên cạnh cái thế của người đàn ông gia trưởng trong xã hội phong kiến, gây ra bi kịch cho người con gái đẹp người đẹp nết
+ Truyện còn lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa - nguyên nhân dẫn đến cảnh chia ly, xa cách, đẩy Vũ Nương tới cuộc sống vất vả, cô đơn
(Xem PT chi tiết ở mục 2, Lđ2 đề 1)
b) Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật Vũ Nương:
Trang 7+ Tác giả đã mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì để xoa dịu nỗi bất hạnh lớn lao
mà Vũ Nương phải chịu, mở ra cho nàng lối kết thúc "có hậu": Vũ Nương được đưa xuống thủy cung sống cuộc đời vinh hoa, phú quý (…) Nàngtrở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa
+ Chi tiết cuối tác phẩm còn thể hiện thái độ đồng tình với khát vọng giải phóng con người thoát khỏi bi kịch, cũng là khát muốn đổi đời cho VN của nhà văn
(Xem PT chi tiết ở mục 3, Lđ 3 đề 1)
* Đánh giá:
- Vũ Nương là nhân vật trung tâm trong tác phẩm Qua nhân vật Vũ Nương ta thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng con người của nhà văn
- Giá trị nhân đạo là yếu tố cốt lõi làm nên chiều sâu ý nghĩa, sức sống cho tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương, làm phong phú thêm cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học dân tộc nói chung
III Kết bài (Tương tự đề 1)
Đề 3: Nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của
Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng “hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi”.
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương để làm sáng tỏ nhận xét trên.
GỢI Ý
I) Mở bài (tương tự đề 1, chỉ thay nửa câu cuối "là minh chứng sinh động thể hiện rõ
nhất ý kiến“hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi”)
II) Thân bài:
1) Giải thích ý kiến
- Trước hết, ý kiến trên đã đề cập tới vấn đề “hạnh phúc” Đó là một khái niệm khá
trừu tượng mà mỗi người có những cách hiểu khác nhau Song có thể hiểu "hạnh phúc" là một trạng thái tinh thần mà con người thoả mãn những ước mơ, hy vọng của mình
- Đồng thời, ý kiến còn đề cập tới một kiểu hạnh phúc “mong manh, ngắn ngủi” Đó
là niềm hạnh phúc không tồn tại bền vững, lâu dài Nó chỉ thoáng qua trong cuộc đời con
người rồi tan vỡ nhanh chóng Và hạnh phúc của Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) trong “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ chính là minh chứng sinh động cho thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi” ấy
2 Chứng minh ý kiến
Có thể nói ý kiến, cho rằng “hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi” là nhận xét tinh tế và đúng đắn về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ Bởi toàn bộ tác phẩm
tập trung kể về người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời của nàng lại không được hưởng niềm hạnh phúc lâu dài, bền vững
a) Niềm hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi của Vũ Nương, trước hết thể hiện ở cuộc sống dương thế của nàng:
+ Người con gái ấy đẹp người, đẹp nết “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” Tuy chưa đến mức "nghiêng nước, nghiêng thành" như Thúy Kiều trong kiệt tác
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du, nhưng nàng có “tính đã thuỳ mị, nết na" là niềm ao ước của
biết bao chàng trai Trương Sinh cũng vì cảm mến mà ngỏ ý với mẹ cha, cưới nàng làm vợ Đấy cũng là phúc phận “trời ban” đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nàng và gia đình
Trang 8+ Nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc ấy chẳng được bao lâu vì VN lại lấy phải Trương Sinh - người chồng ít học, đa nghi Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới VN về làm vợ
Dù được làm dâu trong gia đình hào phú giàu có, no đủ, nhưng Vũ Nương không được quyền tự quyết định hạnh phúc của mình Đó cũng là biểu hiện sinh động cho niềm hạnh phúc mong manh, không trọn vẹn của nàng
+ Cuộc sum vầy và niềm vui “nghi gia, nghi thất” chưa được bao lâu, Trương Sinh
phải lên đường ra trận Vũ Nương chưa được hưởng niềm hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn đã phải sớm sống trong cảnh chia ly, thương nhớ, cô đơn (PT dẫn chứng - tham khảo đề 1)
+ Những ngày vắng chồng Vũ Nương chỉ chiếc bóng của mình trên tường nói là cha Đản- đây là cách nói sâu sắc và thía về chữ “đồng” trong đạo vợ chồng, cũng là biểu hiện của tình thương con sâu sắc Nào ngờ đấy lại là “chiếc bóng oan khiên” dẫn đến kết cục bi thảm của nàng
+ Bé Đản - ngây thơ, trong trắng lầm tưởng cái bóng của mẹ là cha thật của mình- bé hoàn toàn vô tội nhưng lại là tác nhân trực tiếp gây ra sự tan nát hạnh phúc của cuộc đời người mẹ thân yêu của nó
+ Cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của Vũ Nương thật ngắn ngủi Trương Sinh trở
về tưởng rằng nàng sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc sum họp bên chồng con, gia đình Nhưng Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên chàng đã nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh, đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng tới cảnh "bình rơi, trâm gẫy", buộc nàng phải tìm đến cái chết Trương Sinh là một kẻ giết vợ vô tình và tự tàn phá niềm hạnh phúc mong manh của gia đình
* Nguyên nhân của niềm hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi:
+ Nguyên nhân trực tiếp là lời nói hồn nhiên vô tư của đứa con, là tính đa nghi, hay ghen của anh chồng Trương Sinh;
+ Nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền đã cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Đó chính là giá trị hiện thực của truyện
b) Không chỉ thể hiện ở cuộc sống dương gian, niềm hạnh phúc của Vũ Nương trong cuộc sống dưới thuỷ cung cũng mong manh, chỉ như một ảo ảnh
+ Sau khi gieo mình xuống bến Hoàng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên rẽ một được nước đưa xuống thuỷ cung sống sung sướng Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa giữa dòng nói những lời từ biệt với Trương Sinh rồi biến mất Đây là những chi tiết kì ảo tạo một kết thúc có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng Nhưng hạnh phúc đó cũng chỉ mong manh, hư vô không có thật trong cuộc đời Nó chẳng khác gì "một giấc mơ đẹp" chỉ
có trong thế giới cổ tích
+ Những yếu tố kì ảo, hoang đường về cuộc sống sung sướng, hạnh phúc của Vũ Nương ở thuỷ cung thể hiện khát khao muốn đổi đời cho Vũ Nương của nhà văn, vừa tô đậm giá trị nhân đạo cho tác phẩm, vừa tạo nên sức hấp dẫn, mang màu sắc lãng mạn của thể loại truyền kì
=> Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã gửi đến chúng ta một bức thông điệp có được hạnh phúc gia đình đã khó, gìn giữ hạnh phúc hạnh phúc ấy càng khó hơn Nếu ta không biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ hạnh phúc thì hạnh phúc thật mong manh, ngắn ngủi
3 Kết bài: (Tham khảo đề 1)
+ Khẳng định lại vấn đề
+ Rút ra bài học liên hệ