1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài 1 sử 12 facebookthi xuân dạng câu trắc nghiệm đúng sai

20 59 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 785,58 KB

Nội dung

Dựa vào bảng thống kê so sánh Liên hợp quốc và ASEAN về một số nội dung cơ bản.Tiêu chí so sánhLiên hợp quốc UNHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEANMục đích - Duy trì an ninh hòa bình t

Trang 1

BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau.

Đại sứ Csaba Korosi người Hungary đã trở thành tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp

quốc khóa 77, nhiệm kỳ 2022-2023, thay thế ông Abdulla Shahid, người Maldives, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 Cuộc họp cũng đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong 1 năm kể từ ngày 13/9.

Đại hội đồng Liên hợp quốc là 1 trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc và là cơ quan duy

nhất của Liên hợp quốc có đại diện của tất cả 193 nước thành viên.

a Tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời là kết quả đấu tranh gay gắt từ các hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2

b Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc sau khi đã gia nhập ASEAN và ngày càng

có nhiều đóng góp trong các vấn đề chung của thế giới

c Đại hội đồng Liên hợp quốc có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương

d Năm 2014 Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau.

Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23/2/ 2024 (rạng sáng 24/2 theo giờ Hà Nội) đã nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về tình hình xung đột Nga - Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp có sự tham dự của đại diện 193 thành viên Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis đã bày tỏ quan ngại trước những thiệt hại và sự tàn phá

ở Ukraine sau 2 năm xung đột Giao tranh đã khiến hàng nghìn người thương vong, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và rất nhiều cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện bị

hư hại.

a Mục đích ra đời của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh thế giới và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, khoa học giáo dục y tế và nhiều lĩnh vực khác

b Liên hợp quốc ra đời thông qua các hội nghị Tê hê ran, Iatan và Xan phran xi -xcô

c Hiến chương Liên Hợp Quốc có nội dung qui định phải đảm bảo quyền con người và tự do cơ bản cho mọi con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ

d Một trong những nguyên tắc của Liên hợp quốc là không sử dụng vũ lực để đe dọa các nước thành viên, hợp tác có hiệu quả đảm bảo an ninh chung của khu vực châu Âu và các khu vực lân cận

Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau.

Ngày 17/6/2019, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở Niu-Yok Mĩ với số phiếu 192/

193 phiếu Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

a Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí ủy viên thường trực trong Liên hợp quốc

b Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm có 15 nước là ủy viên thường trực

c Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là Ban thư ký

d Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn cơ bản về các quyền con người Văn kiện này được Đại hội đồng Liên hợp quóc thông qua và tuyên bố nghị quyết 217 A III) ngày 10/12/1948

Trang 2

tại Pa-ri ( Pháp) Trong đó điều 1 của Tuyên ngôn khẳng định: “ Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”

a.Thành tựu xóa đói giảm nghèo – một bảo đảm thực thi nhân quyền vững chắc ở Việt Nam

b Xóa đói giảm nghèo, bào vệ môi trường là một mục tiêu phát triển về vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề đảm bảo quyền con người

c Giải quyết xung đột, tranh chấp là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

d Hiến chương Liên hợp quốc không được xem là văn kiện quan trọng vì nó được xem là điều ước quốc tế nhằm đảm bảo quyền cơ bản của con người

Câu 5 Qua sơ đồ tư duy về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

a Đại hội đồng là cơ quan quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc vì thành viên có quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc

b Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, gồm 5 thành viên thường trực (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) và 10 thành viên không thường trực với nhiệm kỳ 2 năm

c Tại Hội nghị Tê-hê-ran ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô đã khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc

d Các tổ chức IMF, WHO, WTO, FAO, ILO, IMO, UNESCO đều là tổ chức thuộc Liên hợp quốc

Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau.

Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 có 4 mục tiêu là:

1 Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;

Trang 3

2 Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng

và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

3 Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do

cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;

4 Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục

đích chung nói trên.

a Mục tiêu duy trì an ninh hòa bình thế giới là mục tiêu được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác

b Vai trò của Liên hợp quốc là trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc,

điều phối các nỗ lực quốc tế vì mục tiêu chung

c Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, yêu cầu đặt ra cần thành lập một

tổ chức quốc tế để duy trì an ninh hòa bình thế giới, Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh đó

d Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc là một trong những vai trò to lớn trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc

Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau.

Liên hợp quốc (The United Nations-UN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc) kí ngày

26.6.1945 tại thành phố Xan Franxixcoo (San Francisco) và có hiệu lực từ ngày 24.10.1945.

a Một trong những nguyên tắc của Liên hợp quốc là từ bỏ vũ lực hoặc từ bỏ đe dọa vũ lực đối

với các nước khác trong quan hệ quốc tế

b Triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột, soạn thảo xây dựng hệ thống công ước quốc tế là vai trò của Liên hợp quốc

c Sự ra đời của Liên hợp quốc phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển

d Hiến chương ở một góc độ nào đó có thể xem là điều ước quốc tế, tuyên bố mục đích, tôn chỉ, xác lập cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động

Câu 8 Dựa vào bảng thống kê so sánh Liên hợp quốc và ASEAN về một số nội dung cơ

bản.

Tiêu chí so sánh Liên hợp quốc (UN) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á( ASEAN) Mục đích - Duy trì an ninh hòa bình thế giới

- Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước

- Trung tâm điều hòa các nỗ lực trong quan hệ quốc tế vì mục tiêu chung

- Thúc đẩy sự tăng tưởng, hợp tác , giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế văn hóa,

xã hội, xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng

Nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc

gia và quyền tự quyết của các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

- Không can thiệp vào nội bộ các

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

- Không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau

- Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau

Trang 4

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình

- Từ bỏ vũ lực hoặc từ bỏ đe dọa vũ

lực đối với các nước khác trong quan

hệ quốc tế

- Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Cơ sở pháp lý để

hoạt động. - Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 - Hiệp ước thân thiện và hợp tác khuvực Đông Nam Á 2/1976, Nghị định

thư Manila 1996

a Sau khi giành độc lâp các nước Đông Nam Á đều gia nhập Liên hợp quốc ngay sau đó

b Liên hợp quốc và ASEAN là tổ chức hoạt động mang tính kinh tế-chính trị-văn hóa

c Đều giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng vũ lực để đe dọa

d Cơ sở pháp lý hoạt động của Liên hợp quốc và ASEAN đều dựa trên Hiến chương

Câu 9 Dựa vào bảng sau nói về mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Mục đích - Duy trì an ninh hòa bình thế giới

- Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

-Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước

- Trung tâm điều hòa các nỗ lực trong quan hệ quốc tế vì mục tiêu chung

Nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

- Không can thiệp vào nội bộ các nước

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình

- Từ bỏ vũ lực hoặc từ bỏ đe dọa vũ lực đối với các nước khác trong quan hệ quốc

tế

a Mục đích thành lập Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

b Hội đồng bảo an Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới

c Mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức Liên hợp quốc được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc

d Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vì mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau.

Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền( HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 Tiếp nối thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021)

a Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 và trở thành thành viên thứ 149

b Nhiệm vụ chính của Hội đồng Bảo an là chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh thế giới

c Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc trong bối cảnh Xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang diễn ra, quan hệ quốc tế dần hòa dịu

d Sau khi hoàn thành công cuộc đổi mới với phương châm hiện đại hóa đất nước Việt Nam đã gia nhập Liên hợp quốc

Trang 5

Câu 11 Dựa vào bảng thống kê sau.

Nguyên tắc

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

- Không can thiệp vào nội bộ các nước

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình

- Từ bỏ vũ lực hoặc từ bỏ đe dọa vũ lực đối với các nước khác trong quan hệ

quốc tế

a Tổ chức Liên hợp quốc khi mới thành lập (1945) không đề ra mục đích, nhiệm vụ xây dựng

một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng

b Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay, các nước không cần vận dụng triệt để

nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

c Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền không phải để phát huy vai trò to lớn về bình

đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

d Căng thẳng giữa Ixaen với Palec tin, biển Đông, Hoa Đông, những điểm nóng ở Hồng Kông, Belarus, đảo Síp hay biên giới Trung Quốc - Ấn Độ trong thời gian qua của các nước chủ động

tấn công đều không vi phạm nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các

nước

Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau.

Ngày 19-10/ 2023 (giờ Việt Nam), các biện pháp hạn chế do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt đối với chương trình tên lửa của I ran theo Nghị quyết 2231 đã hết hiệu lực Nghị quyết 2231 được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua năm 2015 nhằm phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), trong đó Tehran cam kết không tìm kiếm, phát triển hay mua vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này.

a Ngày 24/10/1945 Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực thi hành

b Liên hợp quốc đã thành công thúc đẩy việc giành độc lập của các dân tộc thuộc địa

c Hiệp ước cấm phổ biến vũ khĩ hạt nhân, Công ước cấm vũ khí hóa học không phải là nghị

quyết của Liên hợp quốc

d Việc phát triển kinh tế, hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế không phải công cụ chủ yếu phát

triển kinh tế các nước thành viên

Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau.

Liên hợp quốc (The United Nations-UN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc) kí ngày

26.6.1945 tại thành phố Xan Franxixcoo (San Francisco) và có hiệu lực từ ngày 24.10.1945.

a Ở giai đoạn đầu 1945- những năm 80, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc nhằm góp phần bảo

vệ sự nghiệp hòa bình, tạo điều kiện gia nhập ASEAN

b Giai đoạn những năm 80, mọi nỗ lực họat động của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đều ưu tiên tập trung cho đấu tranh phá thế bao vây cấm vận

c Giai đoạn những năm 90 đến nay, Việt Nam triển khai mạnh mẽ chính sách ngoại giao đa phương độc lập tự chủ tại Liên Hợp Quốc, chủ động từng bước hội nhập với khu vực và thế giới

d Việt Nam là quốc gia sử dụng hiệu quả các nguồn giúp đỡ viện trợ, các dự án dân số và trẻ

em, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng ngôi nhà chung của Liên Hợp Quốc

Câu 14 Dựa bảng thống kê về hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc từ 1945-2022

Trang 6

Thời gian Nội dung chính của sự kiện

20/9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

2008-2009 Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc

2016-2018 Thành viên Hội đồng kinh tế- xã hội

2020-2021 Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc

11/10/2022 thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025

a Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp biển đông dựa trên là Hiến chương Liên hợp quốc

b Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc

c Kết hợp nội lực dân tộc với những tiềm năng của Liên Hợp Quốc phát huy tối đa hiệu quả hợp tác trên tất cả các lĩnh vực

d Suy tôn lợi ích quốc gia dân tộc, độc lập tự chủ và tự tin, chủ động hội nhập quốc tế

Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau.

Ngày 1/1/1942 tại Oa sin tơn-Mỹ, đại diện 26 nước chống phát xít đã kí bản Tuyên ngôn về Liên hợp quốc cam kết thành lập tổ chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh.

a Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc là duy trì an ninh, hòa bình thế giới

b Hiến chương không phải là văn kiện quan trọng qui định những mục đích, nguyên tắc.

c Việt Nam đào tạo và bồi dưỡng nhân sự có năng lực về đối ngoại, ngoại giao đa phương d.Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với hệ thống Liên Hợp Quốc nói riêng, với các

cơ chế đa phương khu vực và thế giới nói chung

ĐÁP ÁN

Trang 8

Liên hợp quốc (UN)

Liên hợp quốc (United Nations - UN) chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn

I SỰ RA ĐỜI, TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH CỦA LIÊN HỢP QUỐC

1 Thành lập

Tên gọi "Liên hợp quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt đặt và được

sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên hợp quốc" vào ngày 1/1/1942, trong

đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít

Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh - Anh, Mỹ và Liên Xô - đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Tê-hê-ran (tháng 11/1943) và I-an-ta (tháng 2/1945) Nội dung trao đổi chính giữa Sớc-xin, Xta-lin và Ru-dơ-ven bao gồm

số phận châu Âu và tương lai của Liên hợp quốc Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcô tháng 4/1945 và dự thảo Hiến chương Liên hợp quốc Trên cơ sở Hiến chương, Tổ chức Liên hợp quốc đã chính thức được thành lập với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập Sự ra đời của Liên hợp quốc đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc châu Âu dựa trên cơ sở của Hội nghị Viên năm 1815 Cân bằng quyền lực trên cơ sở Liên hợp quốc là thế cân bằng linh hoạt dựa trên tương tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh: hoà hợp quyền lực giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (còn gọi là P5), tập hợp các nước phương Tây/phát triển, tập hợp các nước Á–Phi–Mỹ La-tinh/đang phát triển, trong đó tiếng nói của các nước P5 có trọng lượng đặc biệt

2 Tôn chỉ mục đích

Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm xây dựng Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung

Trang 9

Để bảo đảm Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên hợp quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình

Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này Hoạt động của Liên hợp quốc trong gần 60 năm qua cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên

Đặc điểm bao trùm của Liên hợp quốc là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia Theo Điều 2 mục 7 của Hiến chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước Tất cả các quốc gia tham gia Liên hợp quốc theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền Nguyên tắc này được phản ánh triệt để nhất trong cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị quyết tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (các quốc gia lớn nhỏ đều có một phiếu) Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hợp quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận Thực tế này được thể hiện trong

cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của Liên hợp quốc và đảm nhiệm trách nhiệm hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Chỉ các quyết định của HĐBA mới có tính cưỡng chế thực hiện Các nghị quyết tại các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, và cả Toà án Quốc

tế chỉ có tính khuyến nghị, đạo lý và tạo sức ép dư luận Để bảo đảm lợi ích và thu hút

sự tham gia của cho các cường quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quyền hạn của Hội đồng Bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế

Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc

tế trong gần 60 năm qua Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hợp quốc và bản thân Hiến chương Liên hợp quốc tất nhiên chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế trong gần 60 năm qua là rất đáng kể Tuy nhiên, thực

tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, Liên hợp quốc không thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói Liên hợp quốc chưa làm tròn sứ mệnh của mình Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của Liên hợp quốc, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế hoạt động của Hội đồng

Trang 10

Bảo an, Hiến chương Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc

II CƠ CẤU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký

1 Đại hội đồng Liên hợp quốc

Các qui định của Hiến chương liên quan đến Đại hội đồng được đề cập trong chương

IV (từ Điều 9 đến 22), đã xác định thành phần, chức năng quyền hạn, bầu cử và thủ tục Những qui định khác liên quan đến Đại hội đồng còn được nêu ở một số điều khoản khác

1.1 Thành viên

Đại hội đồng là cơ quan đại diện rộng rãi nhất của Liên hợp quốc Từ 51 thành viên ban đầu, số thành viên LHQ cho đến giữa 2004 là 191 Khác với Hội đồng Bảo an, các thành viên Đại hội đồng đều là các thành viên bình đẳng, không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quốc gia thành viên đều được 1 phiếu bầu

Các nước thành viên được chia theo nhóm khu vực để phân bổ vị trí khi bầu vào các

cơ quan cơ chế Liên hợp quốc Hiện nay có 5 nhóm khu vực: châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, Đông Âu, phương Tây và các nước khác

1.2 Chức năng quyền hạn

1.2.1 Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hoà bình và

an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các qui định

về quân bị;

1.2.2 Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế, trừ trường hợp tình hình hoặc tranh chấp hiện đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an, và đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó;

1.2.3 Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến chương có tác động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc;

1.2.4 Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác chính trị quốc tế, phát triển và pháp điển hoá luật pháp quốc tế; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do

cơ bản cho mọi người, và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và y tế;

1.2.5 Khuyến nghị các giải pháp hoà bình cho mọi tình huống có thể làm phương hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc;

1.2.6 Nhận và xem xét các báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan khác thuộc Liên hợp quốc;

1.2.7 Xem xét, thông qua ngân sách Liên hợp quốc và phân bổ đóng góp của các nước thành viên;

1.2.8 Bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội , các thành viên được bầu vào Hội đồng Quản thác, cùng Hội đồng Bảo an bầu các thẩm phán Toà án quốc tế, và bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 5 năm) theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an

1.3 Các khoá họp và Cơ cấu:

1.3.1 Các khoá họp: Có các loại là khoá họp thường kỳ, khoá đặc biệt thường kỳ và

khoá họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Ngày đăng: 06/07/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w