vai trò của công nhân trong cách mạng thuộc địa.[LSCS 2]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của sự chuyển biến tư tưởng ở Việt Nam sau Chiếntranh thế giới thứ nhất?A.. Dẫn đến
Trang 1ĐỀ 29 - NÂNG CAO TỔNG HỢP
[LSCS 1]: Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định lực
lượng cách mạng là do nhận thức chưa đầy đủ về
A đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thuộc địa.
B quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
C các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa.
D vai trò của công nhân trong cách mạng thuộc địa.
[LSCS 2]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của sự chuyển biến tư tưởng ở Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
A Thúc đẩy giai cấp bóc lột tham gia đấu tranh giải phóng xã hội, con người.
B Làm cho các lực lượng xã hội mới phát triển về số lượng và chất lượng.
C Đưa đến sự phân hóa giai cấp và làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn xã hội.
D Dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của lực lượng cách mạng tiên phong.
[LSCS 3]: Ở Việt Nam, Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc (1945) đã kế thừa tinh thần nào của chính
quyền Xô viết (1930-1931)?
A Đánh đổ đế quốc, phát xít, xây dựng chế độ do dân, vì dân.
B Thực hiện quyền lãnh đạo, quản lí của quần chúng nhân dân.
C Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, tập trung giải quyết vấn đề dân tộc.
D Phát huy quyền làm chủ của quần chúng trên các lĩnh vực.
[LSCS 4]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân
tộc 1939-1945 so với phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam?
A Giành được chính quyền và đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều địa phương trong cả nước.
B Lần đầu lực lượng lãnh đạo nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C Phát triển liên minh rộng rãi các lực lượng dân tộc trong quá trình đấu tranh chống đế quốc, phát xít.
D Huy động cao độ đóng góp của lực lượng trung gian trong xã hội vào cuộc đấu tranh giành độc lập.
[LSCS 5]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tư sản dân tộc Việt Nam những năm 1927-1930?
A Tập hợp một số lực lượng đấu tranh hướng tới thay đổi chế độ xã hội.
B Tiếp thu chủ nghĩa Tam dân nhằm giải phóng dân tộc và giai cấp.
C Sử dụng bạo lực chính trị của quần chúng tiến tới đánh đổ thực dân.
D Gây dựng nên khuynh hướng cứu nước mới nhằm giải phóng dân tộc.
[LSCS 6]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên Giới
(1950) với chiến dịch Tây Nguyên (1975) ở Việt Nam?
A Thực hiện phương châm đánh vào điểm yếu của đối phương.
B Tập trung lực lượng tiến công quân đội xâm lược trên chiến trường.
C Là đòn tiến công đầu tiên của quân đội trong các cuộc kháng chiến.
D Giành thắng lợi nhanh chóng do có tinh thần quyết chiến quyết thắng.
[LSCS 7]: Nhận xét nào sau đây là đúng về đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam thời kì 1945-1954?
A Phát huy thành quả của thắng lợi quân sự, mở ra những bước ngoặt của chiến tranh.
B Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân phát triển toàn diện.
C Có mối quan hệ mật thiết và quyết định những thắng lợi quân sự trên chiến trường.
D Đưa đến sự hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ các nước thuộc địa.
[LSCS 8]: Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975 có điểm chung nào sau đây?
A Lật đổ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân và xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến.
B Có sự chủ động tạo và chớp thời cơ của lực lượng lãnh đạo kháng chiến.
C Kết hợp giữa nổi dậy của quần chúng và sức mạnh của lực lượng vũ trang.
D Mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tài Liệu Khóa Học UniMap
Trang 2[LSCS 9]: Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936-1939 có đóng góp nào sau đây đối với thắng lợi của cách
mạng tháng Tám ?
A Tập dượt quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền cách mạng.
B Làm cho trận địa và lực lượng cách mạng được mở rộng ở cả nông thôn và thành thị.
C Là một bước chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D Rèn luyện lực lượng, trực tiếp đưa nhân dân bước vào thời kì vận động giải phóng dân tộc.
[LSCS 10]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những
năm 1919-1929?
A Hai khuynh hướng cách mạng mới xuất hiện và cùng tồn tại song song nhằm đánh đổ thực dân.
B Các lực lượng xã hội mới xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng tiên phong.
C Có nhiều lực lượng xã hội tham gia với sự chuyển biến về nội dung và hình thức đấu tranh.
D Sự phát triển và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo của khuynh hướng vô sản.
[LSCS 11]: Nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có gì khác biệt
so với các chiến dịch khác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
A Luôn sử dụng lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.
B Chủ động tấn công vào nơi bất khả xâm phạm của đối phương.
C Linh hoạt nghệ thuật tác chiến bằng việc hợp đồng binh chủng.
D Luôn có sự kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phụ.
[LSCS 12]: Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) do Mĩ thực hiện ở Việt Nam là gì?
A Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.
B Dựa vào viện trợ về kinh tế và sức mạnh quân sự của Mĩ.
C Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
D Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mĩ.
[LSCS 13]: Căn cứ nào sau đây để khẳng định thời kì 1954 - 1975, cách mạng miền Bắc Việt Nam đóng vai trò
quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước?
A Làm cho miền Bắc vững mạnh và thực hiện các nghĩa vụ khác.
B Trực tiếp đánh Mĩ trong suốt cuộc kháng chiến.
C Là mạch máu thông suốt trong 21 năm chống Mĩ.
D Nhanh chóng hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
[LSCS 14]: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam được biểu hiện qua hai cuộc
chiến tranh khác nhau ở hai miền, đó là
A chiến tranh giải phóng ở miền Nam và làm nghĩa vụ hậu phương ở miền Bắc.
B cách mạng giải phóng ở miền Nam và cuộc cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.
C kháng chiến ở miền Nam và gây dựng cơ sở chủ nghĩa xã hội cho miền Bắc.
D chiến tranh giải phóng ở miền Nam và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
[LSCS 15]: Các chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954)
của quân dân Việt Nam đều có điểm chung nào sau đây?
A Làm cho quân Pháp phải lệ thuộc vào Mĩ B Buộc Pháp phải rút hết quân đội về nước.
C Là cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng D Đưa tới thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ.
[LSCS 16]: Từ tháng 1-1959, nhân dân miền Nam Việt Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ
chính quyền tay sai Mĩ – Diệm vì lí do nào sau đây?
A Lực lượng vũ trang cách mạng tại miền Nam đã phát triển mạnh và vượt trội.
B Thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình không thể thực hiện được nữa.
C Cách mạng miền Nam đã phát triển nhảy vọt, chuyển hẳn sang thế tiến công.
D Mọi mâu thuẫn với đối phương chỉ có thể giải quyết thông qua dùng vũ lực.
[LSCS 17]: Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch
Biên giới trong hoàn cảnh nào sau đây?
A Quốc tế và trong nước có thuận lợi, khó khăn đan xen.
Tài Liệu Khóa Học UniMap
Trang 3B Mĩ vẫn chưa viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương.
C Quân đội Việt Nam đang ở thế chủ động tiến công lớn.
D Chưa có nước nào lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
[LSCS 18]: Thực tiễn thắng lợi của cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) chứng minh sự đúng đắn
của Nguyễn Ái Quốc về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua luận điểm nào sau đây?
A Xử lí đúng đắn mối quan hệ các giai cấp trong xã hội.
B Làm thổ địa cách mạng gắn với giải phóng dân tộc.
C Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D Giai cấp công nhân luôn là lực lượng đông đảo nhất.
[LSCS 19]: Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng về Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam ?
A Đây là thắng lợi của một cuộc cách mạng vô sản điển hình trên thế giới.
B Đây là một cuộc cách mạng mang tính chất giải phóng dân tộc điển hình.
C Cách mạng có sự tham gia của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D Cách mạng có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp với nghệ thuật chớp thời cơ.
[LSCS 20]: Yếu tố nào sau đây quyết định tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
A Mục tiêu, nhiệm vụ B Lực lượng tham gia C Hình thức đấu tranh D Giai cấp lãnh đạo.
[LSCS 21]: Một trong những điểm chung của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới do Mĩ
tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là gì?
A Kết hợp ném bom phá hoại miền Bắc B Dựa vào vũ khí và quân đội nước Mĩ.
C Có sự tham chiến của không quân Mĩ D Dựa vào lực lượng quân sự nước Mĩ.
[LSCS 22]: Nhận định nào dưới đây không đúng về mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh trong giai đoạn
1941-1945?
A Gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
B Góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
C Là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D Tổ chức mặt trận tiêu biểu nhất, đánh dấu sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất.
[LSCS 23]: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở
Việt Nam (1945-1950)?
A Phòng ngự, đối phó bị động B Chủ động phản công.
C Chủ động tiến công D Chủ động phòng ngự tích cực.
[LSCS 24]: Nhận xét nào sau đây là điểm chung về vai trò của các Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam
trong những năm 1930 – 1945?
A Tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân Đông Dương đấu tranh chống Pháp và tay sai.
B Là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng.
C Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa.
D Cùng Trung ương Đảng dự đoán chính xác và chớp thời cơ, giành chính quyền.
[LSCS 25]: Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng của các chiến dịch lớn của quân dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?
A Thực hiện phương châm đánh chắc thắng, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều.
B Tư tưởng chủ đạo trong các chiến dịch là chiến lược chủ động tiến công địch.
C Tập trung lực lượng trực tiếp tiến công vào cơ quan đầu não của kẻ thù.
D Kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của lực lượng chính trị.
-HẾT -Tài Liệu Khóa Học UniMap