1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

äá€ 31 nã‚ng cao tá”ng há¢p

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao tổng hợp
Người hướng dẫn PTS. Sen
Chuyên ngành History
Thể loại Exam
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 746,06 KB

Nội dung

Các lực lượng đứng giữa hoang mang, dao động và ngả hẳn về phía cách mạng.[LSCS 4]: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộcTổng tiến

Trang 1

ĐỀ 31 - NÂNG CAO TỔNG HỢP

[LSCS 1]: Nội dung nào sau đây thể hiện tính dân tộc trong hoạt động của tư sản Việt Nam những năm

1919-1925?

A Có sức ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong các lực lượng dân tộc.

B Đấu tranh nhằm hạn chế sự độc quyền của tư bản nước ngoài.

C Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực để đánh đổ thực dân.

D Coi mục tiêu đấu tranh trước mắt là cơ sở để tiến lên giành độc lập.

[LSCS 2]: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm

giống nhau cơ bản về

A hình thái vận động B tính chất điển hình.C phương pháp cách mạng D đối tượng đấu tranh chủ yếu [LSCS 3]: Nội dung nào sau đây là biểu hiện của cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương do sự kiện

Nhật đảo chính lật đổ Pháp (9-3-1945) tạo ra?

A Hai thế lực đế quốc tổn thất nặng nề, các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động.

B Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng.

C Bộ máy thống trị cũ tan rã, chính quyền mới tập trung toàn lực đàn áp cách mạng.

D Các lực lượng đứng giữa hoang mang, dao động và ngả hẳn về phía cách mạng.

[LSCS 4]: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A tạo và thúc đẩy thời cơ để giành thắng lợi nhanh chóng.

B kết hợp tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang.

C đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.

D chọn vị trí trung tâm đầu não của địch làm hướng mở đầu.

[LSCS 5]: Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong kháng chiến

chống thực dân Pháp (1945-1954) đều

A là nơi chiến sự giữa hai bên diễn ra ác liệt, gay go nhất.

B được tổ chức chặt chẽ theo mô hình của căn cứ du kích.

C là nơi đứng chân tuyệt đối an toàn của bộ đội chủ lực.

D được xây dựng ở cả vùng tự do và vùng địch tạm chiếm.

[LSCS 6]: Nhận xét nào sau đây đúng về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt

Nam đầu thế kỉ XX?

A Đối lập nhau do có sự khác biệt về phương pháp đấu tranh.

B Không loại trừ nhau vì chung mục tiêu giành độc lập dân tộc.

C Bổ sung cho nhau vì có sự thống nhất về kế hoạch hành động.

[LSCS 7]: Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 - 1945) có đóng góp nào sau đây với thắng lợi của Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A Tấn công trực tiếp phát xít Nhật, làm cho thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền chín muồi.

B Giành chính quyền ở tất cả các vùng nông thôn rộng lớn, tạo đà giải phóng các đô thị.

C Bổ sung đội ngũ cán bộ, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân.

D Làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ Tổng khởi nghĩa mau chín muồi.

[LSCS 8]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai

thác thuộc địa ở Đông Dương?

A Coi trọng quyền lợi của nhân dân bản xứ để xoa dịu mâu thuẫn.

B Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.

C Kinh tế thuộc địa phải phục vụ tối đa cho kinh tế chính quốc.

D Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ tư bản chủ nghĩa.

[LSCS 9]: Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí

Minh (1975) là gì?

A Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương.

Tài Liệu Khóa Học UniMap

Trang 2

B Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng.

C Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức công hợp đồng binh chủng.

D Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định nhất đến mỗi thắng lợi.

[LSCS 10]: Thực tiễn của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

(1945-1975) ở Việt Nam cho thấy hình thức cao nhất của đấu tranh chính trị là

A xung kích cùng quân đội để tự giải phóng B nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ.

C đấu tranh hòa bình, công khai, hợp pháp D đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù.

[LSCS 11]: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930) và Luận

cương chính trị do Trần Phú soạn thảo (10-1930) đều xác định

A lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn bộ dân tộc.

B nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc.

C nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

D lực lượng của cách mạng chỉ có công nhân và nông dân.

[LSCS 12]: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm giống nhau nào sau đây?

A Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.

B Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân ở Pháp.

C Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản nhà nước ở Pháp.

D Bối cảnh thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa.

[LSCS 13]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với

chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam?

A Huy động cao nhất lực lượng B Địa bàn mở chiến dịch.

C Kết cục trên mặt trận quân sự D Quyết tâm giành thắng lợi.

[LSCS 14]: Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong kháng chiến chống thực

dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

A Đều là nơi cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.

B Đều là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

C Là nơi tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

D Đều là nơi gây dựng cơ sở cho chế độ xã hội mới.

[LSCS 15]: Trong những năm 1945-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện một

trong những biện pháp nào sau đây nhằm bảo vệ chế độ mới?

A Tạm gác nhiệm vụ chống nội phản để tập trung cho việc đối phó với ngoại xâm.

B Kết hợp giữa phát huy sức mạnh nội lực với tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.

C Kiên quyết không nhân nhượng với kẻ thù để giữ vững thành quả cách mạng.

D Giải quyết triệt để mối quan hệ giữa thời cơ với nguy cơ để có đối sách phù hợp.

[LSCS 16]: Một trong những biểu hiện của vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp

chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là

A bảo vệ vững chắc căn cứ địa chung của cách mạng cả nước.

B giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.

C trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ.

D xây dựng thành công cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

[LSCS 17]: Một trong những điểm tương đồng của các phong trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến

năm 1945 là

A mục tiêu đấu tranh nhằm vào đế quốc phát xít và phong kiến tay sai.

B tập hợp lực lượng trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.

C được các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ.

D nằm trong tiến trình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

[LSCS 18]: Trong phong trào yêu nước những năm 20 thế kỷ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam có

vai trò nào sau đây?

A Là lực lượng nòng cốt, góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.

Tài Liệu Khóa Học UniMap

Trang 3

B Hăng hái đấu tranh và vận động quần chúng tham gia các mặt trận dân tộc thống nhất.

C Xác định đúng thời cơ, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền độc lập.

D Là lực lượng đi đầu, hoạch định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

[LSCS 19]: Chủ trương cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 - 1930 có điểm khác biệt nào

sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX?

A Nhận thức đúng sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

B Giành độc lập gắn với việc khôi phục chế độ quân chủ.

C Gắn vấn đề giải phóng dân tộc với dân chủ và dân quyền.

D.Giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi sự áp bức của thực dân.

[LSCS 20]: Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị Trung ương (5 - 1941) so với Luận cương chính trị (10 - 1930)

của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A thành lập các chính quyền của toàn thể nhân dân Việt Nam.

B từng bước hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.

C thành lập mặt trận của từng dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết.

D thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mácxit riêng.

[LSCS 21]: Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã

quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng không dựa trên cơ sở nào sau đây?

A Những giải pháp hòa bình thống nhất đất nước không đem lại kết quả mong muốn.

B Ý chí và nguyện vọng của nhân dân là sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.

C Cơ sở của phương pháp bạo lực cách mạng đã được chuẩn bị qua thực tiễn đấu tranh.

D Sử dụng cách thức giải quyết xung đột quân sự bằng biện pháp hòa bình là phù hợp.

[LSCS 22]: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng vai trò, vị trí của nông thôn đối với cuộc Tổng khởi nghĩa

Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A Là trận địa vững chắc, chỗ dựa để xây dựng phát triển lực lượng cách mạng.

B Địa bàn khởi đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, có tính quyết định.

C Là nơi xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân.

D Địa bàn xung yếu hình thành, phát triển tiềm lực cách mạng Việt Nam.

[LSCS 23]: Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?

A Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.

B Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.

C Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.

[LSCS 24]: Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ

phận khăng khít của cách mạng thế giới?

A Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ độc lập.

B Việt Nam tham gia vào sự nghiệp cách mạng thế giới một cách có tổ chức.

C Việt Nam nhận được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân thế giới.

D Khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế trên phạm vi toàn thế giới.

[LSCS 25]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về quá trình xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống

thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam?

A Vừa xóa bỏ các giai cấp bóc lột vừa tạo dựng cơ sở cho chế độ mới.

B Vừa xây dựng tiềm lực vừa xóa bỏ giai cấp bóc lột trong cuộc kháng chiến.

C Là quá trình xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ ở các căn cứ du kích.

D Xây dựng tiềm lực mọi mặt cho cuộc kháng chiến dựa trên cơ sở chính trị.

-HẾT -Tài Liệu Khóa Học UniMap

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w