Điều này là quan trọng để bảovệ sự lãnh đạo của Đảng và duy trì đường lối cách mạng theo hướng chủnghĩa xã hội.Công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thùđịch trê
Trang 1TIỂU LUẬN
MÔN : KỸ NĂNG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI :
GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG INTERNET CHO SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 6
3.1 Mục đích nghiên cứu 6
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Khách thể nghiên cứu 7
4.3 Phạm vi nghiên cứu 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đấu tranh về tư tưởng và lý luận là một cuộc chiến trên lĩnh vực hình thái ý thức xã hội, nơi mà một trong những khía cạnh quan trọng nhất là sự đối đầu giữa tư tưởng và lý luận vô sản so với tư tưởng và lý luận phi vô sản Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động của thời đại số và quá trình hội nhập, mạng xã hội đã trở thành một nền tảng truyền thông trực tuyến
đa dạng, không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý
Mạng Internet không chỉ là một công cụ truyền thông, mà còn là một lĩnh vực mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để chống phá cách mạng Các
âm mưu này nhằm mục đích xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh Điều này nhằm vào việc tiêu diệt sự lãnh đạo của Đảng và đưa cách mạng Việt Nam theo hướng chủ nghĩa tư bản
Trong tình hình này, việc đối mặt với thách thức từ các nguồn thông tin trên mạng trở nên ngày càng quan trọng Cần phải xây dựng sự nhận thức vững chắc và khả năng phân biệt giữa tư tưởng và lý luận có định hướng vô sản với những quan điểm và ý thức phi vô sản Điều này là quan trọng để bảo
vệ sự lãnh đạo của Đảng và duy trì đường lối cách mạng theo hướng chủ nghĩa xã hội
Công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục tại Hà Nội đã
và đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm Bởi vì, Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có số lượng lớn sinh viên học tập nghiên cứu Song hiện nay, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho sinh viên của các trường còn nhiều hạn chế yếu kém: Nội dung, phương thức giáo dục chưa có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ,
Trang 4đội ngũ những người làm công tác giáo dục còn mỏng và chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho sinh viên trên mạng internet còn gặp nhiều khó khăn Hậu quả, một bộ phận sinh viên sử dụng mạng internet truyền bá những tư tưởng phản động, phi chính thống, tiếp tay cho các thế lực chống phá chế độ
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ trở thành những nhà báo, biên tập viên, và những chuyên gia truyền thông tương lai Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng trở nên quyết định đến ý thức cộng đồng, việc giáo dục và đào tạo về cách đối mặt với thông tin trên mạng là hết sức quan trọng Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính là nơi đào tạo và hình thành nền tảng kiến thức cho các chuyên gia truyền thông Đề tài này nhấn mạnh vào trách nhiệm của Học viện trong việc giáo dục sinh viên không chỉ về nghệ thuật truyền thông mà còn về việc xử lý thông tin một cách chính xác và
có ý thức đối với quan điểm sai lệch
Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu của mình, Với mong muốn đề tài không chỉ hướng tới việc nhận diện và hiểu biết về thông tin sai lệch mà còn mục đích xây dựng ý thức đấu tranh, khẳng định quan điểm chính xác dựa trên giáo dục và nâng cao nhận thức
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng là một vấn đề màu mỡ với bản chất lịch sử và xã hội, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển và biến động của các quốc gia trên toàn cầu, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ bối cảnh thời đại Mặc dù không còn là một đề tài mới, nhưng vấn đề này vẫn đang giữ tính chất chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và học giả trên thế giới cũng như trong nước Điều này được thể
Trang 5hiện qua nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Các nghiên cứu quốc tế, đặc biệt là các công trình nổi bật như:
Luận án tiến sĩ của Khăm Pheng Nan Tha Vông (Lào) với đề tài “Việc
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng của Đảng nhân dân cách mạng Lào (có tham khảo những kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam)” (1991) Tác giả đã làm rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ của
tổ chức cơ sở đảng của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng mới Luận án cũng tìm ra những nguyên nhân yếu kém, đúc rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục xây dựng củng cố Đảng vững mạnh trên cơ
sở tham khảo kinh nghiệm Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra giải pháp nâng cao hơn nữa nhận thức về chủ trương, quan điểm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố và tăng cường niềm tin, giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Cuộc đấu tranh chống
những quan điểm sai trái, thù địch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Trong cuốn
sách đã có một số bài phê phán và đề xuất giải pháp phòng, chống các âm mưu, quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch Trong đó, trọng tâm của công tác đấu tranh phản bác bảo vệ nền tảng tư tưởng hiện nay là phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; làm rõ những cơ
sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới
Cuốn sách “Tìm hiểu và phê phán các tư tưởng sai trái, thù địch đối
với Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam” (2012), tác giả Trần
Hữu Tuyên đã làm rõ và phê phán những luận điệu sai trái của các thế lực thù
Trang 6địch đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam hiện nay gồm: (1) loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng với biểu hiện rất đa dạng; (2) loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (3) loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; 4) loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng; (5) loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; (6) loại ca ngợi CNTB với những giá trị khác nhau của nó Cuốn sách, góp phần định hướng cho sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống các tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay
Bài viết của tác giả Nguyễn Chí Thảo (2013) bàn về “Đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên internet trong giai đoạn hiện nay”, đã
trình bày sự ảnh hưởng, khả năng lan truyền, phát tán thông tin ưu việt của mạng internet, công cụ mới trong việc truyền tải các quan điểm sai trái, thù địch Nội dung bài viết này đã tập trung đưa ra những cách thức cụ thể: cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin chính thống, đảm bảo phong phú, đa dạng, nhiều cấp độ, tùy theo đối tượng để cung cấp, phổ biến, truyền tải Đồng thời, luôn xây dựng bản lĩnh vững vàng, có nhận thức đúng đắn, có sự suy xét khi tiếp cận những thông tin nhạy cảm mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Loại bỏ những thông tin xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch ra khỏi không gian mạng bằng cách tạo môi trường trong sạch về thông tin nhằm chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet trong giai đoạn hiện nay, nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động đấu tranh trong tình hình mới, nâng cao cảnh giác, ngắn chặn mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc trên internet của các thế lực thù địch, đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thông trên internet
Luận án Chính trị học của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm nghiên cứu về
“Giáo dục ý thức về phòng, chống “Diễn biến hoà bình” (2016) đã làm rõ
Trang 7một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục ý thức về phòng, chống diễn biến hòa bình cho công chúng sử dụng báo mạng điện tử, trong đó các thế lực thù địch sử dụng các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên ở nước ta nói riêng, làm chuyển đổi các thang bậc giá trị xã hội theo chiều hướng xấu với âm mưu biến thế hệ trẻ thành công cụ và lực lượng xã hội chủ yếu trong thủ đoạn
“diễn biến hòa bình” của chúng Tác giả đã đề xuất một số giải pháp giáo dục
ý thức về phòng, chống diễn biến hòa bình cho công chúng báo mạng điện tử, đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay
Trong luận án tiến sĩ Triết học với đề tài "Ý thức chính trị của sinh viên
nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra" (2016) của tác giả Phạm
Đình Khuê, nghiên cứu tập trung vào khái niệm ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam Tác giả định nghĩa ý thức chính trị là sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và quan điểm của Đảng, cũng như chính sách và pháp luật của Nhà nước Điều này bao gồm lòng yêu nước,
tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ đối với sự đổi mới, quan tâm đến chính trị và các hoạt động liên quan Tác giả xác định năm phương thức thể hiện ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam Luận án cũng đi sâu vào thực trạng ý thức chính trị của sinh viên, với nhận định rằng đa số sinh viên tin tưởng vào sự đổi mới do Đảng lãnh đạo, mong muốn đóng góp trí tuệ và sức lực cho sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên thể hiện thái độ hoài nghi, thiếu niềm tin vào đường lối phát triển kinh tế thị trường, có ý kiến tiêu cực về việc trở thành đảng viên, và thậm chí lơ là đối với các môn học chính trị, các hoạt động chính trị - xã hội, và việc tuân thủ pháp luật
Cuốn sách “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” của tác giả
Trang 8Mai Yến Nga tuyển chọn và biên soạn năm 2020 Các bài viết đã chia sẻ nhận thức, trình bày quan điểm khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới theo con đường XHCN; nhận thức rõ những luận điệu xuyên tạc, sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động và đề xuất một số giải pháp đấu tranh có hiệu quả trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Trong đó, chú trọng đến hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng
Bài viết của tác giả Phạm Thành Trung, “Định hướng tư tưởng bộ đội
trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng” (2021) Bài viết nhận thức rõ tác động tiêu cực của những thông tin,
quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng đối với công tác tư tưởng trong Quân đội, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo cần có giải pháp định hướng công tác giáo dục tư tưởng bộ đội trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng: Phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị và lực lượng nòng cốt, chuyên sâu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng; xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh; quản lý tốt hoạt động khai thác, sử dụng mạng internet
Tóm lại, những công trình trên tuy không chuyên bàn về vấn đề giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, nhưng các kết quả nghiên cứu đó cũng là một trong những nguồn tư liệu quý giá mà nghiên cứu
sinh tiếp tục kế thừa và làm sâu sắc hơn đề tài "Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay" vấn đề mà tác giả đang tiến hành
nghiên cứu
Trang 93.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và làm rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu; luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó xác định hướng nghiên cứu của tiểu luận
Hai là, hệ thống hóa và phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận của công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Ba là, đánh giá thực trạng, vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Trang 104.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Về chủ thể: Chủ thể giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch mạng internet cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Về không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Về thời gian khảo sát: Từ 2023 đến 2024, các giải pháp trong luận án
có ý nghĩa đến năm 2030
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội
2 C.Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
3 Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác tư tưởng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
4 Phan Văn Hanh (2001), Xây dựng đội ngũ tri thức khoa học Mác – Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ tiết học, bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội
Trang 115 Phạm Đình Khuê (2016), Ý thức chính trị của sinh viên nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Luận án Tiến sỹ triết học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội
6 Trần Hữu Tuyên (2012), “Tìm hiểu và phê phán các tư tưởng sai trái, thù địch đối với Đảng cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
7 Nguyễn Chí Thảo (6-2013), “Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
8 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 8, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
9 Vũ Thị Thanh Tâm (2016), “Giáo dục ý thức về phòng, chống
“Diễn biến hoà bình” cho công chúng báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ Chính trị học
10 Mai Yến Nga (2020), Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Nxb Thông tin và Truyền thông
11 Phạm Thành Trung, “Định hướng tư tưởng bộ đội trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng”, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, số T7/2021
12 TS Trần Doãn Tiến (2010), Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ triết học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
13 Vũ Thị Thu Trang (2011), Giáo dục ý thức chính trị cho học viên của học viện phòng không – không quân hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa Triết học, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội
14 Khăm Pheng Nan Tha Vông (Lào) (1991),“Việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng của Đảng nhân dân