1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận áo dài việt nam qua các thời đại

60 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Đại
Tác giả Đặng Ngọc Trúc Quỳnh, Trần Tuyết Sang, Vy Thị Quỳnh Thư, Vũ Thùy Trang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phước Hiền
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 468,73 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN (10)
    • 1.1 Văn hóa (10)
    • 1.2 Trang phục (17)
    • 1.3 Áo dài (22)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ÁO DÀI QUA CÁC THỜI ĐẠI (26)
    • 2.1 Nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài (26)
    • 2.2 Lịch sử hình thành chiếc áo dài (26)
    • 2.3 Sự tích về chiếc áo dài (28)
    • 2.4 Sự phát triển của áo dài qua từng giai đoạn (30)
    • 2.5 Những nét mới và sự cách tân của áo dài Việt Nam (32)
    • 2.6 Các kiểu áo dài (33)
    • 2.7 Hình ảnh áo dài xưa và nay (34)
    • 2.8 Hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với bạn bè năm châu (36)
    • 2.9 Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của tiếp biến nghệ thuật thiết kế áo dài (40)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÁO DÀI VIỆT NAM (50)
    • 3.1 Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của áo dài (50)
    • 3.2 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Áo dài Việt Nam (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trangphục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếucho vẻ duyên dáng của người phụ n

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa gắn liền với sự tiến hóa sinh học của loài người, là thành quả của con người thông minh Trong quá trình phát triển, bản năng sinh học dần nhạt nhòa khi con người đạt đến trí tuệ để định hình môi trường tự nhiên theo ý mình.

- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.

- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)

- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học

- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh

- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa,được xác định trên cơ sở một tổng thể những dị vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

1.1.2 Các loại hình văn hóa

1.1.2.1 Văn hóa phi vật thể

Theo “Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vậy thể” được UNESCO thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2003 và Việt Nam cam kết thực hiện từ ngày 20 tháng 9 năm

2005, Di sản văn hóa phi vật thểđược hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ.Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, Di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường, với mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức bản sắc bà sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những Di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân.

Tại điều 4, mục 1 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH, ngày 23 tháng 7 năm

2013, “Luật Di sản văn hóa” do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, Di sản văn hóa phi vật thể là “sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể, không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng , không ngừng tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”

Hình thức biểu hiện của văn hóa phi vật thể:

- Truyền thống và biểu đạt truyền khẩu

- Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội

- Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên, xã hội

- Nghề thủ công truyền thống Đặc trưng của Di sản văn hóa phi vật thể

Các yếu tố truyền thống và đương đại tồn tại song song: Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ đại diện cho những truyền thống kế thừa từ quá khứ mà bao gồm cả những thực hành đương đại ở nông thôn và đô thị nơi mà các nhóm văn hóa đa dạng tham gia.

Tính toàn bộ: Các biểu đạt của Di sản văn hóa phi vật thểdù đến từ vùng quê lân cận, từ một thành phố ở bên kia trái đất, hay được tiếp nhận bởi các tộc người di cư và định cư ở một vùng đất khác, đều có đặc tính chung là được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được phát triển để thích ứng với môi trường, góp phần tạo cho mỗi người ý thức về bản sắc và sự kế tục, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai Di sản văn hóa phi vật thể không riêng về một nền văn hóa mà góp phần gắn kết xã hội, khuyến khích ý thức về bản sắc và trách nhiệm, qua đỏ cá nhân cảm thấy mình là một phần của một hoặc nhiều cộng đồng khác nhau, và của toàn xã hội

Tính đại diện: Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được coi là một sản phẩm văn hóa vì tính độc quyền hoặc giá trị đặc biệt của nó Nó phát triển trên nền tảng của chính di sản trong các cộng đồng và phụ thuộc vào những người có kiến thức về truyền thống, kỹ năng và phong tục được truyền lại cho phần còn lại của cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc cho các cộng đồng khác.

Tính dựa vào Cộng đồng: Di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể được coi là di sản khi được thừa nhận bởi chính cộng đồng, nhóm người hoặc các cá nhân - những người đã sáng tạo, duy trì và trao truyền di sản đó.

Một số Di sản văn hóa phi vật thểcủa Việt Nam được UNESCO ghi danh

Hiện tại, Việt Nam sở hữu 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp được UNESCO công nhận.

- Nhã nhạc cung đình Huế

- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

- Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ

- Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

- Nghi lễ và trò chơi kéo co

- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

- Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

- Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái

Bao gồm các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lí luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống.

Trang phục

Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn quàng trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất Chức năng của trang phục là bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động

1.2.2 Nguồn gốc hình thành trang phục

Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con người từ khi con người biết sử dụng vỏ, lá cây để giữ ấm thì từ lúc đó trang phục ra đời Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh Dần dần, trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người Trang phục thể hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi…Trang phục liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn hóa… Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.

1.2.3 Các giai đoạn hình thành và phát triển của trang phục Việt Nam

1.2.3.1 Giai đoạn tiền sử với những nét sơ khai của trang phục

Trang phục sơ khai khi mới hình thành Từ thời tiền sử con người đã biết dùng các vật dùng từ tự nhiên để tạo trang phục cho mình ví như các trang phục làm từ vỏ cây để chống chọi với khí hậu Phụ nữ thời này đã biết mặc váy và nam đóng khố cởi trần Cách đây 4000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắt, hái lượm và trồng trọt…Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà biết trồng đay, gai, nuôi tằm ,ươm tơ dệt vải…để tạo ra trang phục cho mình và phát triển qua từng thời đại.

1.2.3.2 Cuộc sống sinh hoạt thường nhật với những trang phục ứng dụng cao

Do điều kiện tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt thường nhật đã dẫn đến sự ra đời của chiếc khố, yếm, váy, áo cánh… Đối với nam: Khố là một dải vải, chiều ngang khoảng 10cm, chiều dài khoảng

1,2m hoặc dài hơn nữa Tùy theo chiều dài của khố mà người ta quấn thành một hay nhiều vòng quanh bụng thả đuôi khố về trước hoặc sau. Đối với nữ: Váy và yếm Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa Có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ hai đầu của lỗ đính hai sợi dây cột ra sau gáy Nếu cổ tròn là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn.

Chiếc yếm luôn mang ý nghĩa đó là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam Quan niệm truyền thống của người Việt cho rằng: Một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong và nó không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ “Đàn bà thắt đáy lưng ong đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.” Váy: Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn") Váy ngắn mặc chấm đầu gối Kiểu khác dài đến gót chân.

1.2.3.3 Trang phục được làm mới

Sự phát triển xã hội và các nghi lễ đã thúc đẩy sự đổi mới trang phục Nam giới bắt đầu mặc áo cánh (áo bà ba) và quần lá tọa, là loại trang phục tiếp thu sớm nhất trong lịch sử mặc của người Việt Quần lá tọa là dạng quần ống rộng, thẳng, đũng sâu, cạp to, thích hợp với khí hậu nóng bức vì tạo sự thoáng mát Trong khi đó, phụ nữ cũng thêm áo cánh không cổ vào trang phục, với thân áo sau nguyên mảnh, thân trước gồm hai mảnh cài khuy dài, áo chít eo, xẻ tà vừa phải hai bên hông, độ dài chỉ qua mông, ôm sát thân nhưng không cài khuy để lộ yếm đào (ở Nam Bộ là áo bà ba cài khuy).

Trang phục cổ truyền trong lễ hội: Nhìn chung, trang phục hằng ngày cũng như trong lao động của người dân quê hết sức đơn giản, gọn nhẹ, nhưng trong lễ hội người dân Việt lại ăn mặc khá tơm tất thậm chí rất cầu kì, đa dạng Đối với đàn ông: mặc áo dài the lụa, gấm, quần ông sớ, chít khăn xếp, đi giày hay dép Chiếc áo dài quan họ của nam giới: Cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài quá gối Áo dài thường màu đen, chất liệu là lương, the hoặc đối với người khá giả hơn thế áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh…gọi là áo kép Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép… người nam dùng ô đen Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan niệm thời xưa Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong. Đối với đàn bà: mặc áo tứ thân Áo tứ thân: Gồm hai mảnh phía sau may lại giữa sống lưng, mép nơi hai thân áo được dấu vào phía trong Hai thân trước được buộc lại với nhau để thõng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc Về ý nghĩa thì bốn thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, hai tà trước buộc lại với nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm, khăng khít bên nhau Đối với nam thanh niên: thích mặc áo the đen bên trong là áo cánh trắng, đi dày, đầu đội khăn xếp hình chữ “nhân” hay “nhất”. Đối với thanh nữ khi đi trẫy hội thương mặc áo mớ ba mớ bảy gồm nhiều lớp áo tư thân bằng nhiều màu khác nhau, chít thắt lưng để lộ yếm đào Phía dưới là tấm váy lưỡi trai bằng lĩnh hay đen dài chấm gót. Đầu đội khăn mỏ quạ, nó đã đã trở thành nét đẹp văn hóa trong các ngày hội làng ở các miền quê Việt Nam Các bà, các cô rất hay vấn khăn như thế để làm đẹp cho mình và cũng để làm cho mái tóc gọn gàng, cách điệu hơn Nón thúng quai thao (cũng còn gọi là nón ba tầm) là loại nón đẹp và sang trọng, thường các bà, các cô chỉ đội hoặc mang theo trong những dịp lễ, tết, hội hè, hoặc những lúc có công việc nhàn nhã, vui vẻ nhưng cần phải nghiêm chỉnh, lịch sự Quai thao là bộ phận không thể thiếu của chiếc nón ba tầm, nó chẳng những làm cho nón cân bằng, vững chãi, mà còn làm cho người phụ nữ thêm duyên dáng, thướt tha

1.2.3.4 Trang phục của người dân Nam Bộ

Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, trang phục của cư dân vùng này không có gì khác so với Miền Bắc nhưng khi tiến dần vào phương Nam thì trang phục của cư dân Đàng Trong đã có những khác biệt với cư dân ở Đàng Ngoài Không như Miền Bắc mặc yếm, váy và áo tứ thân…bộ y phục thường ngày của người dân

Nam Bộ là áo ngắn và quần dài mà chúng ta hay gọi là đồ bà ba Đồ bà ba theo một số giả thuyết cho rằng nó xuất hiện ở Nam Bộ vào thời Hậu Lê, hay một giả thuyết khác lại cho rằng áo bà ba đuợc một người tên Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia gốc Hoa cho phù hợp với người Việt Theo nhà văn Sơn Nam thì áo bà ba vạt ngắn không bâu chính là áo của người Bà Ba…Tuy không xác định rõ áo bà ba xúât hiện khi nào và từ đâu nhưng qua các giả thuyết trên ta thấy được để có được hình ảnh của một chiếc áo bà ba duyên dáng như ngày nay cư dân vùng Nam Bộ đã có sự giao lưu, tiếp thu các nền văn hoá khác nhau Hình ảnh chiêc áo bà ba luôn gắn liền với chiếc khăn rằn có nguồn gốc từ người Khmer và trong quá trình cộng cư các dân tộc trên đồng bằng sông Cửu Long Khăn rằn thường có hai màu đen trắng hoặc nâu trắng hai màu này đen chéo nhau tạo thành ô vuông nhỏ không cầu kì sặc sỡ mà bình dị, đơn giản đi với bộ bà ba tạo nên nét rất duyên của cư dân vùng Nam

Bộ 6 Nam Bộ là vùng đất sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà cuộc sống nông nghiệp buộc con người suốt ngày phải” bán mặt cho đất bán lưng cho trời” quanh năm chân lấm tay bùn lại gặp thời tiết hai mùa nắng mưa rõ rệt nên không thích hợp cho việc ăn măc sang trọng, rờm rà Người dân thường vận bộ bà ba đi làm đồng bởi nó vừa sạch vừa dễ khi giặt Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thỏa mái, gần vạt áo có hai túi tiện lợi cho việc đụng các vật nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc…Chính vì sự tiện lợi và nét duyên dáng của đồ bà ba nên nó được người dân Nam Bộ mặc khi đi làm đồng, đi chợ, đi chơi…Áo bà ba cùng với khăn rằn từ lâu đã là biểu trưng cho văn hóa trang phục của người dân Nam Bộ.

1.2.3.5 Sự ra đời chiếc áo dài

Xuất phát từ chiếc áo tứ thân, khi các chúa Nguyễn vào định đô ở miền Trung vào thế kỉ thứ 17 trong quá trình giao lưu văn hóa Chăm, chiếc áo tứ thân đã tiếp nhận một số ảnh hưởng của áo dài Chăm và đuợc biến thành áo dài Việt Chúa Nguyễn PhúcKhoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.Trong sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vương, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên) Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765) Cuộc cách tân áo dài Áo dài tân thời xuất hiện vào những năm 1930 nhưng những phụ nữ nông thôn vẫn mặc áo tứ thân Một số người cho rằng áo dài tân thời xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vì đây là khu vực bị Pháp trực tiếp cai trị Người Việt ở Nam Bộ là những người đầu tiên mặc áo quần âu hóa sau đó lan ra miền bắc, khi ấy còn sự bảo hộ của Pháp Nhiều người lại cho rằng áo dài tân thời xuất hiện ở Miền Bắc, do họa sĩ Cát Tường biệt danh Lemur thiết kế.

Vì thế áo dài mới có tên là áo dài Lemur và bán các bộ áo dài này tại tiệm của mình 7 Nhưng những người khác lại cho rằng áo dài cách tân là do một người Việt Nam thiết kế và xuất hiện ở Pari năm 1921 Áo dài hiện đại đuợc phổ biến năm 1934. Truớc đó chỉ những phụ nữ lấy chồng Pháp mới dám mặc những kiểu quần áo vậy và không nhuộm răng đen Hình ảnh và việc thịnh hành chiếc áo dài trong thời chiến còn hạn chế, mãi về sau, khi hoà bình lặp lại, đất nước thống nhất, áo dài khôi phục vị trí và vai trò của nó trên khắp đất nuớc Thời trang nữ bắt đầu phát triển khá mạnh, thời trang Phương Tây bắt đầu gia nhập vào Việt Nam khá mạnh mẽ nhưng không vì thế mà áo dài một trang phục truyền thống không mất đi mà càng khẳng định đuợc vị trí của mình với vai trò là biểu tuợng của Việt Nam.

Có nhiều cách phân loại trang phục, nhưng có thể chia làm 4 nhóm chính sau:

- Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng

- Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao…

- Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi, trang phục thanh thiếu niên

- Theo giới tính: trang phục nam, nữ

Áo dài

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, được ưa chuộng thời phong kiến Trải qua thời gian, áo dài dần trở nên phổ biến cả trong cung đình và dân gian, được sử dụng cho đến thời điểm giải phóng miền Bắc năm 1954 Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nam giới ít mặc áo dài hơn trước Dù vậy, kết cấu cơ bản của áo dài vẫn được giữ gìn, với đặc điểm thân áo dài suôn thẳng đến bắp chân, cổ đứng, gồm năm thân mặc phủ ngoài quần.

Tác giả Hoàng Phê đã giải nghĩa về áo dài như sau: “áo dài đến giữa ống chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông” Như vậy tác giả đã giải nghĩa theo hình thức mô tả hình dáng và kết cấu áo dài Còn tác giả Hữu Ngọc lại giải nghĩa: Áo dài có nghĩa là áo thân dài Ông cũng cho biết, hiện nay “áo dài” cũng được đưa vào Từ điển

Áo dài là trang phục truyền thống tôn vinh nét đẹp duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, bao gồm một chiếc áo dài chấm gót với cổ cao, ôm sát thân hình, xẻ tà hai bên hông đến eo, kết hợp cùng quần lụa rộng bên trong.

Là kiểu áo được hình thành từ trong văn hóa, môi trường địa lý, khí hậu của người Việt, như những nguyên liệu trong môi trường thiên nhiên tạo nên chất liệu vải và màu sắc Hay nhu cầu, thói quen sử dụng trang phục đã hình thành nên hình dáng và kết cấu áo dài…

Tác giả Hoàng Phê cũng giải nghĩa thuật từ “truyền thống”: I Thói quen hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác II Có tính chất truyền thống, được truyền lại từ các đời trước.

Như vậy truyền thống là những thói quen, nếp nghĩ được hình thành từ lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác ăn sâu vào tư duy, thẩm mỹ của con người trong xã hội Truyền thống trong văn hóa mặc ở Việt Nam điển hình có yếm, áo tứ thân, váy quấn hay màu sắc có màu nâu, màu đen, màu chàm… Bởi đây là những kiểu trang phục, màu sắc xuất hiện từ thời xa xưa, gắn liền với đời sống, văn hóa, môi trường địa lý của người Việt Do đó, cho rằng áo dài truyền thống chính là áo dài giao lãnh và áo dài năm thân.

Là loại áo được hình thành khi có sự áp dụng của khoa học kỹ thuật mới vào thiết kế hình dáng, chất liệu, màu sắc… Thuật ngữ “hiện đại” cũng được tác giả Hoàng Phê cho rằng: I Thuộc về thời đại ngày nay II Có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật ngày nay.

Như vậy, chính chiếc áo dài 2 tà đã được áp dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp thiết kế mới như công nghệ dệt vải khổ rộng và công thức toán học của Phương Tây Khi thiết kế sử dụng vải khổ lớn đã biến đổi áo dài từ 5 thân trở thành 3 thân và cuối cùng 2 thân – còn gọi là áo 2 tà Hay từ dáng áo dài rộng suông thẳng khi thiết kế theo phương pháp chiết ly đã giúp chiếc áo có độ vừa vặn ôm sát cơ thể của người mặc Như vậy áo dài hiện đại được xác định từ những năm 1930.

1.3.3 Thiết kế và nghệ thuật thiết kế

Khái niệm về thiết kế và nghệ thuật thiết kế ra đời khi nhận thức của con người đã tiến bộ Khái niệm về thiết kế được tác giả Hoàng Phê giải nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt như sau: Thiết kế là lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ…, để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm Như vậy với khái niệm này có thể nhận định: Thiết kế chính là một phương thức mô phỏng đối tượng được số hóa và thể hiện trên mặt phẳng 2D (2 chiều) thông qua bản vẽ Thuật ngữ “thiết kế” được sử dụng trong sáng tác mẫu áo dài vừa chỉ sự sáng tạo, nhưng đồng thời còn chỉ đến những tiêu chí về việc mô phỏng hình dáng kết cấu áo dài thông qua số hóa, kỹ thuật trên bản vẽ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Bauhaus (chủ nghĩa thiết kế công năng và được hình thành ở Đức vào năm 1919), “Thiết kế” - Design là thuật ngữ có tính chất rộng thuộc về nghệ thuật thị giác, nó thể hiện sự sáng tạo trong quá trình thiết kế, không bị tác động bởi cảm xúc cá nhân của người thiết kế, mà hướng đến tâm lý, giới tính, lứa tuổi của cộng đồng xã hội Do đó sản phẩm không phải là sản phẩm đơn chiếc, mà nó là sản phẩm đại trà, có số lượng Về giá trị thẩm mỹ, có thể đáp ứng được đại đa số cộng đồng người trong xã hội, mang lại lợi ích kinh tế và tạo nên được bản sắc riêng. Những sản phẩm design thuộc sản phẩm mỹ thuật ứng dụng Vậy “design” có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo… và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp.

Trong thời đại công nghiệp hiện đại, khi khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, design cũng theo hướng tư duy hiện đại, ngoài tính công năng còn thể hiện hình thức đẹp, thuận tiện khi sử dụng, giá thành hợp lý, dễ nhận diện sản phẩm và có bản sắc Như vậy, các sản phẩm của design gắn kết chặt chẽ với đời sống thực tế của con người trong xã hội, với văn hóa vật chất và thỏa mãn tinh thần của con người trong xã hội Những thập niên cuối thế kỷ và đầu XXI, người thiết kế đã vận dụng những nguyên tắc design trong thiết kế áo dài như một tiêu chuẩn quan trọng Từ việc lên ý tưởng, phác thảo, thiết kế bản vẽ và nghiên cứu phương pháp hiện thực hóa ý tưởng trên áo dài được thực hiện một cách chuyên nghiệp Do đó đã đáp ứng được công năng sử dụng cũng như thẩm mỹ và có dấu ấn cá nhân của người thiết kế trên mỗi sản phẩm áo dài.

Nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn cái đẹp, khéo léo và sáng tạo Nghệ thuật thiết kế sử dụng các yếu tố tạo hình, các kỹ thuật nhằm thể hiện nội dung, quan điểm, tư duy sáng tạo của con người. Tác giả Đặng Thị Bích Ngân có giải nghĩa về “Nghệ thuật” trong Từ điển Mỹ thuật phổ thông như sau: Trong mỹ thuật, nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay thành thục nghề… Người nghệ sỹ tinh tế phát triển được các yếu tố khác nhau trong nội dung, trong kỹ thuật, trong quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật Vậy khái niệm về “nghệ thuật thiết kế” chính là sáng tạo những sản phẩm vừa mang tính khoa học, đảm bảo quy chuẩn về các thông số kỹ thuật nhưng đồng thời vừa có giá trị thẩm mỹ về hình dáng, kết cấu, màu sắc… và sự thuận tiện trong sử dụng.

Ngày nay nghệ thuật thiết kế và nghệ thuật trang trí được các nhà thiết kế gắn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị về công năng cũng như nghệ thuật.

Vậy “nghệ thuật thiết kế áo dài” là sự sáng tạo dựa trên các yếu tố hình dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu vải, trang trí… kết hợp với nguyên tắc tạo hình nhằm tạo nên những mẫu áo dài có giá trị nghệ thuật Tuy có cùng ngôn ngữ tạo hình với hội họa, điêu khắc, tạo dáng… nhưng sự sáng tạo trong thiết kế áo dài được ứng dụng mặc trên cơ thể người, đó chính là tạo hình không gian 3 chiều/ 3D có hoạt động Do đó những sản phẩm áo dài vừa phải đảm bảo yếu tố khoa học, kỹ thuật, nhân trắc và yếu tố mỹ thuật.

PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ÁO DÀI QUA CÁC THỜI ĐẠI

Nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài

Áo Dài – trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, với những đường nét nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng lại là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, là sự tự hào của con dân đất Việt Có thể nói, Áo Dài là một chứng nhân lịch sử vì Áo Dài đã đồng hành, thay đổi và phát triển song song với lịch sử nước nhà để có được vị trí như ngày hôm nay

Chắc hẳn hình ảnh chiếc áo dài đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và hiểu sâu về bộ trang phục truyền thống này Do đó, trước tiên ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc và tên gọi của chiếc áo dài. Để có được tên gọi “Việt Nam”, nước ta đã trải qua một bề dày lịch sử không hề ngắn Có những tài liệu mà sử sách có thể ghi chép và lưu trữ lại được đến ngày nay, nhưng cũng có những tài liệu còn tồn tại được rất ít, trong đó có tài liệu về Áo Dài Vì vậy, vẫn chưa có ai có thể biết chiếc áo dài nguyên thủy có hình dáng, kết cấu và được ra đời ở thời kỳ nào Dựa vào những hình ảnh được khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm cho thấy những bộ y phục xa xưa nhất được người phụ nữ mặc lên với hai tà áo xẻ Sử gia Đào Duy Anh cho biết: “Theo sách sử ghi chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diêm dạy cho nhân dân quận Cửu Chân kiểu quần áo theo người Tàu Theo những lời sách đỏ ghi chép thì ta có thể suy luận rằng hồi trước Bắc thuộc thì người Việt gài áo về bên trái, nhưng sau này theo người Trung Quốc mới gài về bên tay phải Vì thế có thể coi kiểu áo sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, nó tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả.”

Lịch sử hình thành chiếc áo dài

Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là áo giao lãnh hay áo giao lĩnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen và thắt lưng màu buông thả Xưa các bà, các cô búi tóc lên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim và đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng cổ nhân xưa đi chân đất, về sau thì mang guốc gỗ, dép, giày Vì phải đi làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

2.2.1 Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát

Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.

Có sự ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ XVI lối ăn mặc của người Việt xưa vẫn thường hay giống với lối ăn mặc của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, hàng vạn người Minh Hương xuống Nam để làm ăn, lập nghiệp mặc dù người Việt xưa đã có cách ăn mặc riêng Để giữ gìn được những bản sắc tinh hoa của dân tộc trước những cuộc du nhập này, Vu Vương Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định ban sắc dụ về cách ăn mặc để nhân dân xứ Đàng Trong bắt buộc phải thi hành Trong sắc dụ đó, lần đầu tiên định hình rõ ràng kiểu dáng chiếc áo dài như sau : "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên) Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".

Với những dữ liệu trên, có thể thấy rằng chiếc áo dài đã được ra đời và trở thành bộ quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).

Từ thế kỷ 17, truyền thống mặc váy vẫn còn phổ biến ở Việt Nam, như sách Lê Triều Thiên Chính ghi chép vào năm 1665 dưới thời vua Lê Huyền Tông: " áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn có cổ tục như thế " Do đó, có thể ước đoán bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng thời gian dưới triều vua Gia Long (1802-1819) vì trang phục này không thể kết hợp với váy Sau đó, vào năm 1828 dưới triều vua Minh Mạng, triều đình bắt đầu lưu ý đến vấn đề lễ phục cho phụ nữ.

Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:

“Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!”

Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17.

Sự tích về chiếc áo dài

Từ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam Thế thì nó đã có tự bao giờ?

Sự tích áo dài Việt Nam Xa xưa, cách đây ba thế kỷ người dân Việt Nam Từ già đến trẻ rất quí chiếc áo dài Thời nay, trên các diễn đàn quốc tế nhất là trong các cuộc thi hoa hậu, chiếc áo dài Việt Nam mang đậm tình quê hương, vừa chân chất giản dị, vừa bác học tô điểm vẻ đẹp người con gái vùng lúa nước mênh mông sông Hồng và ruộng cò bay thẳng cánh sông Cửu Long…

Xưa kia, trang phục của phụ nữ Việt Nam là váy, trải dài từ Bắc chí Nam Ngày nay, váy chỉ còn xuất hiện ở một số vùng quê như đồng bằng sông Hồng hay Thanh Nghệ Trong khi đó, áo dài đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt, thế nhưng nguồn gốc của áo dài vẫn còn là một ẩn số.

Trong suốt 200 năm, cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài Ở miền Bắc, nhà Lê dưới quyền chúa Trịnh nắm quyền cai trị Ở miền Nam, chúa Nguyễn bề ngoài vẫn trung thành với nhà Lê nhưng đã lập Phú Xuân làm kinh đô Đàng Trong để củng cố quyền lực Năm 1744, một lời sấm truyền lan khắp miền Nam dân chúng bàn tán.

"Bát đại thời hoàn Trung đô" Có nghĩa là tám đời phải trở lại Trung đô (là trở lại với kinh đô Thăng Long).

Câu sấm này làm cho chúa Nguyễn Phúc Khoát giâ ̣t mình Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời (Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát) Khoát lo lắng nên họp quần thần bàn phương cách thoát nạn Theo ý kiến của triều thần thì muốn khỏi hoàng Trung đô, chúa phải xưng vương và dựng mô ̣t kinh đô mới, phải thay đổi lễ nhạc, văn hóa Từ đó, Phút Khoát lên ngôi với niên hiê ̣u Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục. Để phân biê ̣t phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (2 ống) như đàn ông Chủ trương của Võ Vương đã gây mô ̣t cuô ̣c "khủng hoảng" về trang phục ở Phú xuân Quần chúng phụ nữ không tán thành và tỏ ý phản đối quyết liê ̣t Phản đối nhưng không đổi được ý vương Từ đó, phụ nữ miền Nam phải mặc quần 2 ống.

Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần 2 ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái aó dài của ngườiChàm (giống aó dài của phụ nữ Viê ̣t Nam ngày nay nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để chế ra cái áo dài của phụ nữ Viê ̣t Nam.Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách Dưới con mắt của thế giới ngày nay hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, không cần giới thiê ̣u, họ cũng biết đó là phụ nữ Viê ̣t.

Sự phát triển của áo dài qua từng giai đoạn

2.4.1 Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)

Xuất hiện vào thế kỷ 17, được cách tân để phù hợp hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho bốn bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Xuất hiện vào thời vua Gia Long Loại này được may thêm một tà nhỏ giúp phân biệt các tầng lớp trong xã hội Áo ngũ thân được may kín, không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân được nối sống, tạo thành 4 vạt, tượng trưng cho tứ cha mẹ và vạt con nằm dưới vạt trước chính là ngụ ý người con đang mặc chiếc áo Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông Phương.

Kiểu áo này đã được Họa sĩ Cát Tường đã cải biến áo dài ngũ thân vào thập niên những năm 1930 Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, với sự kế thừa và phát huy những nét thời trang mới mẻ của Tây Âu, áo được chia làm hai vạt trước và sau,eo được nhất nhẹ, hơi bó sát vào bụng, không những vậy áo còn được may ráp vai, ráp tay phồng,cổ bồng và cổ hở Vì những nét được cho là “lai căng” thái quá như vậy mà đã gây ra nhiều ý kiến dư luận trái chiều Một số người ưa thích, một số người lại tẩy chay và cho là đĩ thõa, được phản ánh trong tác phẩm “số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

2.4.3 Áo dài Lê Phổ Áo Lê Phổ là một sự kết hợp giữa áo Lemur và áo tứ thân Vạt áo được may dài, tay suông, cổ kín, có nút bên phải áo và được may ôm với cơ thể Kiểu áo này được mặc với quần ống loe màu trắng và dài đến gót chân.

2.4.4 Áo dài với tay raglan

Hay còn được gọi là áo dài giắc lăng Trang phục này xuất hiện vào những năm

60 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo Cách ráp tay raglan này đã giải quyết vấn đề những nếp nhăn hay xuất hiện hai bên nách khi may, với cải tiến hàng nút cài được bố trí chạy từ cố xéo xuống dưới nách và chạy xuống tới hông Với thiết kế này, chiếc áo ôm khít từng đường cong của cơ thể, tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.

2.4.5 Áo dài Trần Lệ Xuân (đầu những năm 1960)

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu Không chỉ là về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được phá cách với họa tiết trang tri trên ảo: nhảnh trúc mọc ngược, Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên ản nó không hợp với thuần phong mỹ tục Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngần như bản gốc.

2.4.6 Áo dài chít eo – miniraglan (1960 – 1970)

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực

Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vi sự thoải mái,tiện lợi của nó Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh.Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay ranglan có tả chỉ ngắn tới bàn chân, nhung hai ống quần ôm lỏa xỏa phủ kín đôi chân Hai đặc điểm này làm cho nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.

2.4.7 Áo dài hiện đại ( 1970 – nay) Áo dài Việt Nam qua các thời kì có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân, đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa Nhưng dù thế nào chiếc áo dài truyền thống vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo của người phụ nữ Việt.

Những nét mới và sự cách tân của áo dài Việt Nam

Áo dài là biểu tượng văn hoá dân tộc Việt Nam Trong suốt tiến trình lịch sử của văn hoá, áo dài không ngừng biến đổi về kiểu dáng lẫn chất liệu, phụ kiện để tạo nên biểu tượng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt vừa truyền thống vừa hiện đại. Áo dài Việt Nam trong suốt thế kỉ XX đến nay đã có những biến đổi mạnh mẽ.

Do sự tiếp xúc giữa văn hoá cổ truyền Việt Nam với văn hoá phương Tây, vào năm

1939, hoạ sĩ Cát Tường đã tung ra một kiểu áo dài được Âu Hoá, đó là áo dài Lemur. Áo dài vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới, nhưng cổ khoét hình trái tim, có khi được gắn thêm cổ bè và một cái nơ ở trước cổ Vai tay áo bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Đến khoảng những năm 1950, sườn áo bắt đầu được may có eo Áo được cắt lượn theo thân người, để áo ôm theo thân mà không cần chít eo, vạt áo cắt đẹp hơn, thân áo trong được cắt ngắn dần, cổ áo bắt đầu cao lên và gấu dần hạ thấp xuống.

Trong những năm 1960, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo cắt cao lên, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân, có người còn khoét cổ tròn. Áo dài mini trở nên thời thượng vào cuối thập kỉ 60, vạt áo may hẹp và ngắn, áo may rộng hơn và không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ nguyên đường lượn theo thân thể, cổ áo thấp xuống, tay áo cũng được may rộng ra Vai áo được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, ít nhẵn, quần may rất dài với gấu rộng, nhiều khi được lót hai, ba lớp.

Nhiều năm trở lại đây, áo dài cũng có nhiều cách tân, thay đổi cho phù hợp với nhịp sống hiện đại Áo dài được cách tân với những kiểu dáng dễ mặc, tiện lợi hơn cho phái đẹp: không cổ, cổ thuyền, cổ tròn đang trở nên dần thịnh hành, ngoài ra còn có áo dài không tay, tay ngắn, tay lỡ áo dài cách điệu với tà áo ngắn trên đầu gối, kết hợp với quần thun ôm, quần jean, hay quần tây ống ôm, nhỏ Áo dài còn trở nên đặc biệt khi mỗi chiếc áo dài chỉ may riêng cho một người và chỉ người đó mặc ôm sát cơ thể một cách vừa vặn và đẹp nhất.

Các kiểu áo dài

Phụ nữ có nhiều sự lựa chọn áo dài vì từ thế kỉ 18 đến nay áo tứ thân đã nâng cấp lên thành áo dài với nhiều sự biến đổi, cách tân để phù hợp với hoàn cảnh Để tôn lên sự dịu dàng và đằm thắm nhưng vẫn toát lên vẻ kiêu sa, đài cát cho người phụ nữ thì họ đã lựa chọn chất liệu, kiểu dáng phù hợp với bản thân Áo dài được phụ nữ mặc nhiều hơn nam giới, như trong các dịp lễ hội, đi dạy, đi học, đi làm

2.6.2 Áo dài nam giới Áo dài của nam giới vô cùng tối giản: áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu Thường thì họ dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy theo sở thích mỗi người Ngày nay ta ít bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những người có tuổi trong trang phục áo dài truyền thống Nhưng đây cũng là một trang phục đẹp của nam giới mỗi khi có dịp trưng diện.

Trang phục áo dài của trẻ em thường là màu sáng, tươi tắn, và thường đội khăn xếp tượng trưng cho sự trong sáng hồn nhiên Có cả áo dài dành cho bé gái và bé trai ở mọi lứa tuổi Trẻ em thường mặc áo dài vào các dịp lễ tết, đám cưới.

2.6.4 Áo dài vào các ngày lễ

Ngày xưa, trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng là trang phục họ mặc trong các lễ hội, đó là áo tứ thân, ngũ thân, áo dài Cho đến nay khi áo dài trở thành trang phục truyền thống của người Việt thì ngày cưới cô dâu thường mặc áo dài đỏ và trắng, trong các đám hỏi, dạm ngõ Màu trắng thể hiện sự tinh khiết, còn màu đỏ thể hiện ước muốn hai vợ chồng trăm năm hạnh phúc, son sắc thủy chung.

Việc chọn trang phục trong tang lễ là hết sức quan trọng Đến tang lễ không chỉ để chia buồn mà còn thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất Trang phục trong tang lễ từ xưa đến nay là bộ đồ xô gai, tuy nhiên áo dài vẫn được lựa chọn để mặc.

Hình ảnh áo dài xưa và nay

2.7.2 Nét đẹp truyền thống xưa Để nói về hình ảnh áo dài trong nét đẹp truyền thống xưa Huế là nơi tiêu biểu nhất có thể lột tả được vẻ đẹp của áo dài xưa Thật là đẹp đẽ và cao sang làm sao khi ở cái xứ sở lắm mưa, lắm nắng này người buồn thúng bán bưng cũng vương nét đoan trang Trong tấm áo dài, một nắng hai sương, nối tay nối vạt vì thêu vảu hay may bằng nhung đều quyền quý Người phụ nữ Việt Nam vẫn dịu dàng đến e ấp, nhẹ như mây hiền như lúa, thơm như sen mùa hạ trong hồ nội đô.

Trong chiếc áo dài người phụ nữ cảm nhận niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy không biết có phải vi nét thâm trầm của người con gái Việt hay không mà người xưa cứ “đẩy tiếng thoải” của “một nửa thế giới” xứ minh cho chiếc áo dài đến vậy Những lớp thế hệ xưa từ bà võ quan trong triều cho tới những tiểu thư đài cát, các chị buôn thúng bán bưng một nắng hai sương từ mọi nẻo đất nước…ai nấy đều kín đáo đến cao snag, nhỏ nhẹ đến nhẫn nhịn rất Việt Nam.

Người phụ nữ xưa luôn nhuần nhụy “trông màu trời, chọn sắc áo” Áo tết thường có màu tươi sáng, áo mặc vào các dịp cúng, lễ giỗ, hội làng…thường may rộng, vải màu sẫm như nâu, tím, lam với hoa vân chèm Áo ra ngoài trời mưa màu đậm, còn để đi dưới nắng thường nhạt màu, sáng trong.

Dù làmiền trung du, đồng bằng Bắc Bộ nơi địa đầu tổ quốc hay trải dài xuống đất Mũi Cà Mau thì áo dài xứ Huế vẫn cứ để nhớ trong long ta hơn cả, phải chăng vì non nước này đã in dấu bao thăng trầm đổi thay cả dân tộc Bởi thế phụ nữ xứ chiều tím thường cũng có màu tím đặc trưng riêng cho minh, không thể chìm khuất giữa vườn hoa muôn sắc Với người cố đô, tím Huế không ngả qua đen, không tía đỏ mà chỉ đủ đậm như màu mực học trò trên giấy trắng Cùng với sự nền nã của màu sắc, vẻ đẹp kín đáo của kiểu dáng, nét dịu dàng, quý phái trong cử chỉ vì mặc, chiếc áo dài tím với tà áo dài lồng lộng gió cùng vành nón lá che nghiêng tóc thề không biết tự bao giờ đã trở thành hình ảnh khó quên của xứ sông hương núi ngự.

Bạn bè năm châu đã từng ngưỡng mộ mà thốt lên “không đâu có loại trang phục nào kín đáo đến thế, cũng không có loại áo nào hở cho bằng nhất là khi khoác lên minh nhưng có cái dịu hiền xứ Huế Bởi tà áo ấy đủ dài tha thướt để thu hút ánh mắt người theo vóc dáng thanh tao như bay, như múa trên phố Đủ kín để người ta ước tìm chỗ hở, chỗ mô Càng đủ nhẹ để người ta thấy sức nặng quyến rũ của sức mạnh trong sáng nụ cười e ấp, cử chỉ duyên dáng, rồi cảm nhận trái tim nhân hậu, dịu dáng của người phụ nữ nơi non thanh thủy tú.

2.7.3 Vẻ đẹp hiện đại với hơi thở dân tộc của tà áo dài ngày nay

Ngày nay, áo dài không chỉ còn là trang phục truyền thống mà đã trở thành biểu tượng của quốc hồn Việt Trong bối cảnh xã hội biến đổi không ngừng, lòng người thủy chung với tinh hoa dân tộc chính là yếu tố quyết định sự trường tồn của áo dài Người xưa trân trọng áo dài như thế nào, người nay nâng niu và đưa áo dài vào đời sống thường nhật bấy nhiêu Thấp thoáng trong dòng đời hiện đại, tà áo dài vẫn mang theo nét chân phương thuở ấy, lưu giữ hồn sông núi, biểu thị lòng tự hào dân tộc.

Không giống như Kimônô của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc, nơi áo dài, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ bởi thế mà áo dài ấy đã đi vào đời sống của người phụ nữ Việt một cách giản đơn và dung dị như thế, có còn hình ảnh nào đẹp cho bằng khi mỗi sáng hình ảnh nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài, trắng thiết tha rất đổi thanh bình và thanh tao, hay trên những chuyến bay đường dài, nữ tiếp viên trong bộ áo dài đằm thắm là cơn gió mát xua tan bao mệt mỏi, bụi trần Nơi công sở, người phụ nữ vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt làm việc trong tà áo dài xinh tươi.

Làm sao có thể quên được hình ảnh một sớm mai kia, người con gái từ biệt mẹ cha theo chồng xa xứ trong chiếc áo dài đỏ thắm, trang trọng, cao sang với áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu.

Không chỉ dừng lại ở đó áo dài Việt Nam còn theo chân bạn bè năm châu đến những miền xa xôi, gói gọn cả tình người Việt Nam vào đó Vào khoảng tháng 6/2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tới thành phố Tour Pháp với sự tham gia khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nó với người Việt Nam xa xứ, họ thường thổ lổ xa Việt Nam đã lâu nhưng trong lòng lúc nào cũng muốn duy trì phong tục và truyền thống Việt, thích nhất là phong tục Việt với tà áo dài trong thật duyên dáng và ẩn hiện nét đẹp dể thương. Ở đâu có phụ nữ Việt ở đó có áo dài Việt Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống mà chính là văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thầnViệt Là “Quốc hội” của người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với bạn bè năm châu

2.8.1 Hình ảnh đẹp trong ngày hội dân tộc

Tà áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống, là vẻ đẹp riêng chỉ có ở Việt Nam Trang phục truyền thống ấy không chỉ hấp dẫn con người Việt Nam mà còn có sức hút mãnh liệt đối với người nước ngoài Hình ảnh những người phụ nữ Việt trong trang phục truyền thống là ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí mỗi khách nước ngoài khi ghé thăm Việt Nam Một chiếc nón lá hay chiếc khăn xếp đội đầu lại càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam Anh Seongsoo Bae, một người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất thích ngắm các cô gái Việt mặc áo dài bởi trông họ rất thanh lịch và duyên dáng Áo dài của người Việt rất nổi tiếng tại Hàn Quốc” Theo nhiếp ảnh gia Pháp, người phụ nữ trong chiếc áo dài là đại diện cho vẻ đẹp Việt mà anh muốn cả thế giới được chiêm ngưỡng Hầu hết du khách nước ngoài khi rời khỏi Việt Nam đều chọn áo dài làm kỉ niệm và để khoe với bạn bè chưa từng đến Việt Nam.

Không chỉ tôn vinh tại các cuộc thi sắc đẹp, vẻ đẹp của tà áo dài cùng nét văn hóa trong trang phục này còn lan tỏa trong nhiều lễ hội lớn mang hơi thở đương đại Trong đó, Lễ hội Áo dài "Hương sắc Hà Nội" diễn ra năm 2014 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Hà Nội.

Lễ hội Áo dài Hà Nội năm 2016 diễn ra tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Áo dài Việt Nam” Sự kiện trưng bày 250 mẫu áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng tại Hà Nội như La Hằng, Trịnh Bích Thủy, Cao Minh Tiến, Hà Duy, Nhi Hoàng, Đức Hải, Thanh Thúy Thông qua những hình ảnh và tư liệu được giới thiệu, lễ hội đã khắc họa quá trình phát triển của áo dài Việt Nam, đồng thời mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc về bộ sưu tập áo dài độc đáo của các nhà thiết kế tài năng.

Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế… đều có Lễ hội áo dài - chương trình đậm chất văn hóa Huế, góp phần làm phong phú và đa dạng chương trình lễ hội cũng như sự thành công của sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc biệt này Áo dài đang ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân, là trang phục được phụ nữ lựa chọn mặc trong những ngày lễ Tết, dịp kỷ niệm quan trọng, trong công sở, trường học.

2.8.2 Hình ảnh áo dài ở quốc tế Áo dài luôn là sự lựa chọn tối ưu của các người đẹp Việt tham gia các đấu trường sắc đẹp thế giới Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam luôn được coi như một biểu tượng Trang phục này tôn vinh nét đẹp duyên dáng và thanh lịch của phụ nữa Việt Chính vì vậy, áo dài luôn là sự lựa chọn tối ưu của các người đẹp Việt tham gia các đấu trường sắc đẹp thế giới.

Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến Chẳng vậy mà, tà áo dài Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy

Nhà thiết kế áo dài La Phạm khẳng định, "Hình ảnh áo dài có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa Việt Áo dài từ lâu vẫn luôn là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người phụ nữ Việt Nam Chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, áo dài giờ đây không chỉ là biểu tượng cho hình ảnh con người Việt Nam mà còn chứa đựng cả linh hồn dân tộc".

Áo dài, "linh hồn" dân tộc Việt, là nét đẹp văn hóa biểu trưng cho phụ nữ Việt Chính vì vậy, áo dài thường được các hoa hậu Việt lựa chọn khi tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế Trên đấu trường nhan sắc quốc tế, áo dài cũng nhiều lần được vinh danh, góp phần khẳng định giá trị văn hóa Việt.

Qua thời gian, trang phục áo dài của Hoa hậu Việt Nam đã có nhiều cách tân so với những thiết kế truyền thống quen thuộc Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình cách tân vẫn giữ được tinh thần của trang phục truyền thống, với những đường nét tinh xảo, ấn tượng nhưng vẫn tinh tế và hiện đại.

“bản lề” đã giúp các đại diện Việt Nam tỏa sáng, thể hiện trọn vẹn nét ngọc ngà, yêu kiều của người phụ nữ Việt. Đã hơn một thập kỷ trôi qua nhưng sức hút của “Vũ khúc hạc” vẫn không hề thuyên giảm Bộ “long bào” của Thùy Lâm diện trên sân khấu Miss Universe 2008 được đánh giá là 1 trong 10 bộ trang phục dân tộc đẹp nhất mùa giải năm đó Sự uy nghiêm, cầu kì từng chi tiết được chạm trổ tinh xảo khiến bạn bè quốc tế phải trầm trồ.

Hay như bộ áo dài được lấy ý tưởng từ hoa sen và những họa tiết hoa sen cổ được thêu tay một cách tỉ mỉ được Trương Thị May trình diễn xuất thần trên sân khấu Miss Universe 2013 Cũng tại mùa giải năm đó Missosology đã xếp trang phục dân tộc của Việt Nam vào Top 10 bộ National Costume ấn tượng nhất và là bộ trang phục đẹp nhất Châu Á.

Trên sân nhà tại Miss Grand International 2017 - Huyền My cũng đã làm fan Việt và quốc tế phải ngợi khen với bộ áo dài màu đỏ nặng tới 30 kg cùng điểm nhấn là chiếc mấn màu vàng hoàng gia chạm trổ tinh xảo Cùng thành tích Top 10 chung cuộc, Huyền My cũng được xếp vào Top 10 thí sinh có phần trình diễn National Costume xuất sắc nhất lúc bấy giờ.

Tường San cũng đã đoạt giải trang phục đẹp nhất trong "Top 10 trang phục dân tộc xuất sắc Miss International 2019" Áo dài "Rồng chầu mặt trời" mang lại may mắn cho cô Bộ áo dài của Tường San được lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng chầu về hướng mặt trời thường thấy trong kiến trúc của người Việt. Đặc biệt, Hoa hậu Trái đất 2018 Phương Khánh cũng từng mang tà áo dài Việt Nam cách tân để đi chinh chiến trong phần thi trang phục dân tộc và giành được chiến thắng ngọt ngào Sự pha trộn giữa văn hóa phương Tây và nét truyền thống Việt Nam trên trang phục dân tộc giúp Phương Khánh chinh phục được ban giám khảo Miss Earth 2018, giành huy chương vàng khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Quả thực, nếu điểm lại sẽ thấy hầu hết đại diện của Việt Nam tham gia các đấu trường nhan sắc quốc tế thường chọn cách tân tà áo dài để tham gia phần thi trang phục truyền thống và giành được những giải thưởng cao Chẳng vậy mà, Á hậu Huyền

My từng khẳng định, “Áo dài đã mang lại may mắn cho tôi”.

Hoa hậu Ngọc Hân, với vai trò kép là hoa hậu và nhà thiết kế áo dài, nhấn mạnh: "Là hoa hậu, tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm trân trọng và phát huy giá trị chiếc áo dài - quốc phục của dân tộc Sứ mệnh của hoa hậu là chung sức vun đắp xã hội phát triển Tôi mong muốn tận dụng khả năng của mình để bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống, đồng thời lan tỏa hình ảnh tà áo dài Việt ra thế giới."

Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của tiếp biến nghệ thuật thiết kế áo dài

2.9.1 Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quá trính phát triển áo dài

2.9.1.1 Thành tựu nghệ thuật thiết kế áo dài

Chưa bao giờ áo dài lại trở lên đa dạng như xã hội hiện đại, áo dài xuất hiện dưới nhiều diện mạo mới về kết cấu, màu sắc và sự phong phú về tính trang trí cũng như sự đa dạng trong môi trường sử dụng Áo dài trở thành những bộ lễ phục sang trọng trong những buổi giao lưu văn hóa và là một dạng trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi nhan sắc trong nước và quốc tế Đặc biệt hơn, áo dài đã trở thành những bộ trang phục rất gần với đời sống thường nhật trong các bộ phận cơ quan hành chính, sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Sự ra đời của áo dài hiện đại chính là một cuộc cải cách lớn trong văn hóa mặc của người Việt vào những năm 30 của thế kỷ XX, là khoảng thời gian mà xã hội vẫn còn tồn tại những tư tưởng phong kiến Sự xuất hiện trào lưu văn hóa mặc áo dài, đánh dấu một sự thay đổi lớn về thẩm mỹ chung của xã hội, người ta mặc áo dài đi cùng với đó là để răng trắng thay thế hàm răng đen Nhuộm răng đen được cho là chuẩn mực của cái đẹp và phổ biến trong xã hội phong kiến Tóc buông dài hay cắt ngắn chứ không vấn đuôi gà và mặc áo dài cùng với quần trắng, đũng cao, ống thẳng Đây thực sự là một hiện tượng cải cách văn hóa mặc hết sức mạnh mẽ, bởi hiện tượng này đã thay đổi hoàn toàn với văn hóa mặc truyền thống của thế kỷ trước Đó chính là sự tiếp biến văn hóa mặc, xảy ra theo nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội trong bối cảnh giao lưu với những nền văn hóa tiên tiến hiện đại.

Hưởng ứng trào lưu mặc áo dài trong xã hội đã trở thành những bộ đồng phục đại diện cho một tổ chức, một cộng đồng hay một nhóm người Điển hình như đồng phục áo dài của hãng hàng không Vietnam Airlines hay đồng phục đến trường học của cả giáo viên và nữ học sinh, sinh viên. Đặc biệt hơn khi áo dài được xã hội quan tâm và trở thành những bộ trang phục xuất hiện trên các cuộc thi sắc đẹp, cuộc thi sáng tạo Áo dài đã được những người nổi tiếng trong ngành giải trí lựa chọn khi tham gia các sự kiện văn hóa trong nước và quốc tế Thông qua đó hình ảnh áo dài đã được nhiều người trên thế giới biết đến. Áo dài còn mang lại những giải thưởng cho các nhà thiết kế và cho những thiếu nữ trong các cuộc thi sắc đẹp Đại diện cho giải thưởng danh giá dành cho NHÀ THIẾT KẾ, như NHÀ THIẾT KẾ Minh Hạnh đã đoạt giải thưởng New Designer Award tại cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật vào tháng 9-1997 và được phong tặng danh hiệu Chevalier of Culture and Art (Pháp) năm 2006 hay năm 2015 NHÀ THIẾT KẾ nhận được giải thưởng văn hóa và nghệ thuật thuộc khuôn khổ Fukuoka Prize và năm 2016 đạt giải Asean Selection tại Thái Lan.; NHÀ THIẾT KẾ Lan Hương đạt nhiều danh hiệu cho các bộ sưu tập áo dài, điển hình là năm 2015 Chủ tịch UBND (Ủy ban Nhân dân) Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” - Nghề thiết kế may đo áo dài truyền thống, hay năm 2016 Lan Hương cũng được UBND Thành phố Hà Nội cho BST áo dài Cổng làng tham dự Festival Áo dài Hà Nội. Chính những giải thưởng đó đã truyền cảm hứng cho những nhà thiết kế áo dài trẻ, trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mặc của người Việt Nam Mỗi sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế là cơ hội cho các NHÀ THIẾT KẾ giới thiệu đến với bạn bè thế giới bộ sưu tập áo dài.

Trong các cuộc thi sắc đẹp, áo dài đã trở thành trang phục truyền thống mang lại vinh quang cho các người đẹp Đầu tiên phải kể đến bộ áo dài của Mai Phương Thúy, cô đã lọt tốp 20 mặc trang phục dân tộc đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu thế giới năm

2006 tổ chức tại thủ đô Warszawa của Ba Lan Bộ áo dài được thiết kế cách điệu từ hình ảnh con Công, trang trí đính kết cườm nổi bật phần đuôi Công trên nền áo màu đen do NHÀ THIẾT KẾ Việt Hùng thiết kế

Năm 2008 người đẹp Thùy Lâm tham ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ, cô mặc bộ áo dài mang tên Vũ khúc Hạc và lọt tốp 10 phần thi trình diễn trang phục truyền thống do NHÀ THIẾT KẾ Thuận Việt thiết kế.

Năm 2012, Hoa hậu Diễm Hương đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ, gây ấn tượng với bộ trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh Rồng Phương Đông kết hợp họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc do nhà thiết kế Thuận Việt thực hiện Thiết kế độc đáo này đã giúp Diễm Hương lọt vào top 10 phần thi trình diễn trang phục truyền thống Không chỉ vậy, trang web uy tín Missosology cũng vinh danh bộ áo dài trong top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất cuộc thi.

Năm 2013, Á hậu Trương Thị May trình diễn bộ áo dài trang trí cách điệu từ họa tiết hoa Sen của NHÀ THIẾT KẾ Thuận Việt trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ và lọt tốp 10 trang phục truyền thống đẹp nhất Bên cạnh đó bộ áo dài đã được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng bộ quốc phục đẹp nhất.

Trong cuộc thi Hoa hậu Quốc tế, cả Đặng Thu Thảo và Cao Thùy Linh đều đã trình diễn các bộ áo dài ấn tượng Áo dài "Báu vật đại dương" của Đặng Thu Thảo với thiết kế tinh xảo và đính kết ngọc trai, kim cương nhân tạo và đá quý đã lọt vào top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất Trong khi đó, áo dài của Cao Thùy Linh cũng không kém phần nổi bật khi đạt giải top 20 trong cùng hạng mục.

Năm 2015, người đep Phạm Hương tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới Người đẹp trình diễn 2 bộ áo dài lấy ý tưởng từ Chim Hạc và họa tiết Tre, lá Trúc đặc trưng của người Việt Nam đã gây ấn tượng trong cuộc thi [PL4, H.4.39.đ, tr 238].

Năm 2016, người đẹp Khả Trang trình diễn bộ áo dài tông màu vàng có nhiều họa tiết cách điệu và lọt tốp 10 trong phần thi trang phục truyền thống tại cuộc thi Miss Eco Universe. Áo dài đã trở thành sản phẩm có giá trị văn hóa mặc của người Việt, do đó để bảo tồn và phát huy những giá trị ấy, những thập niên gần đây thấy xuất hiện các cuộc thi liên quan trực tiếp đến áo dài như Duyên dáng áo dài, Hoa khôi áo dài Việt Nam,

Tà áo dài tôi yêu, Vẽ áo dài trên giấy, Ảnh đẹp áo dài…

Ngoài ra trong các cuộc thi sắc đẹp đều có phần thi bắt buộc thí sinh mặc áo dài truyền thống như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu các Dân Tộc Việt Nam, Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam, Hoa hậu Đại Dương… Áo dài còn là cầu nối những tâm hồn yêu cái đẹp như sự hình thành các câu lại bộ áo dài và đặc biệt hơn trong cuộc thi “Ảnh đẹp áo dài” trong khuôn khổ Lễ hội áo dài tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2015 Áo dài đã gắn kết những con người trong gia đình và xã hội thông qua 3 hình thức chính của cuộc thi, thứ nhất là “Áo dài gia đình” – là những người trong gia đình cùng mặc áo dài để chụp tạo nên những bức hình lưu niệm có giá trị thẩm mỹ Thứ hai là “Áo dài nhóm”, tức là những người bạn cùng mặc áo dài, thứ 3 là “Áo dài cá nhân” Như vậy những cuộc thi này đã thúc đẩy trào lưu mặc áo dài trong cộng đồng xã hội và gia đình. Áo dài trở thành đề tài sáng tạo trong các lễ hội / festival thường niên diễn ra ở các trung tâm thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội Ở đây, áo dài được thiết kế, sáng tạo dựa trên nhiều ý tưởng độc đáo và mang nhiều phong cách khác nhau Áo dài còn được phân loại/dòng theo mục đích sử dụng như áo dài đời thường và áo dài trình diễn Dựa vào mỗi dòng áo dài, NHÀ THIẾT KẾ lại có những phong cách thiết kế khác nhau như:

Phong cách thiết kế áo dài đầu tiên là thiết kế áo dài dựa trên nghiên cứu kết hợp hình dáng kết cấu áo dài với các ý tưởng thiết kế đặc trưng dân tộc để tạo nên phong cách ấn tượng Điển hình là bộ áo dài của Trương Thị May tại cuộc thi Miss Universe và bộ áo dài của Thúy Vân tại Hoa hậu Quốc tế Bộ áo dài của Trương Thị May có hình dáng cách điệu, họa tiết trang trí lấy ý tưởng từ hoa sen Bộ áo dài của Thúy Vân được thiết kế với gam màu vàng chủ đạo, thêu hình rồng nổi và đính pha lê tạo hiệu ứng sân khấu.

Thứ hai là phong cách cổ điển/ truyền thống: Áo dài được thiết kế chủ yếu dựa theo hình dáng tà rộng, kết cấu tay raglan, kết hợp với quần thẳng và đơn giản về họa tiết Màu sắc thường là những gam màu trầm, đôi khi lại là những gam màu vô sắc như trắng và đen Áo dài mang phong cách cổ điển được sử dụng thường xuyên trong môi trường công sở hay các dịp lễ hội truyền thống.

Thứ ba là phong cách lãng mạn: Áo dài dưới dạng phong cách lãng mạn thường sử dụng những chất liệu mỏng nhẹ như voan, lưới, ren hay kết hợp với cách điệu tạo tà kép và có màu sắc nhẹ nhàng như tông hồng nhạt, tông xanh lơ, và tông tím… những họa tiết hoa lá thiên nhiên thường được khai thác làm trang trí trên áo.

THỰC TRẠNG VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÁO DÀI VIỆT NAM

Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của áo dài

Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng biệt.

Nguyên nhân ra đời: Năm 1744 vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc một loại áo gọi là giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Đặc điểm: Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Điểm tích cực: Sự kết hợp đã hình thành chiếc áo dài đầu tiên, là cảm hứng phát triển cho nhiều loại áo dài về sau qua các thời kỳ lịch sử Có thể nói đây nguồn gốc của áo dài Việt Nam xưa. Điểm tiêu cục: Phục trang với vải xếp chồng 4 tấm khá là dày bất tiện trong công việc lao động sản xuất của phụ nữ, giữa những ngày nóng gây cảm giác không được thoải mái.

Nguyên nhân ra đời (Tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu): Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng, áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Đặc điểm: Cũng như áo giao lĩnh nhưng được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Điểm tích cực: Sự thay đổi đã giúp phục trang trở nên gọn gàng, ưa nhìn và thoáng hơn áo cũng mang nét giản dị, mộc mạc thể hiện rõ vai trò thứ yếu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bấy giờ.

Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt. Điểm tiêu cực: Do họa tiết trang trí khá đơn giản, màu sắc đa phần là màu đen nên không quá ấn tượng về mặt độc đáo, và cũng thiếu sự tinh tế nhất là với những giai cấp quyền quý mặc.

Áo ngũ thân ra đời từ thời Gia Long, dựa trên áo tứ thân, với tà nhỏ thêm vào để phân biệt địa vị Áo có 4 vạt, cổ, rộng rãi, thịnh hành đến đầu thế kỉ XX Điểm tích cực là công năng sử dụng cao, tôn dáng, che khuyết điểm, tinh tế trong may vá Tuy nhiên, áo ngũ thân có giá cao nên chỉ giới quý tộc sử dụng, màu sắc được đánh giá là không tươi.

Nguyên nhân ra đời: Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do nhà cách tân kiêm họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939 Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà. Đặc điểm: Áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính. Điểm tích cực: Kiểu cách hòa với màu sắc dịu nhẹ tôn lên cho vóc dáng của người phụ nữ một vẻ đẹp, sự duyên dáng, cá tính mỹ miều hơn mở ra một chương mới cho áo dài hiện đại, khiến nó trở nên quyến rũ, sang trọng hơn rất nhiều. Áo Lemur đã góp phần thay đổi quan niệm mỹ thuật nói chung đối với y phục nữ giới Sau này, nhiều họa sĩ tiếp tục cải tiến áo dài, dung hòa với kiểu áo cổ truyền dân tộc để tôn vinh nét đẹp duyên dáng của phụ nữ Áo dài dần tìm được hình hài chuẩn mực của nó như ngày nay. Điểm tiêu cực: Phong cách quá mang đậm xu hướng phương tây, mất đi bản chất truyền thống của áo dài

Thiết kế áo sơ mi quá khổ che mất đường cong cơ thể quyến rũ vốn có của phái đẹp khiến cho kiểu áo này không thể hiện được nét tinh tế, thu hút Do đó, mẫu áo này đã mất dần sức hút và bị lãng quên vào năm 1943.

Nguyên nhân ra đời: Từ khoản năm 1943, nhằm tô điểm màu sắc mới mẻ cho áo dài Họa sĩ Lê Phổ đã kết hợp 2 kiểu áo dài là Tứ Thân và Lemur lại với nhau hình thành một kiểu mới lấy tên là áo dài Lê Phổ Đặc điểm: Kich thước được thu gọn lại chỉ dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Điểm tích cực: Làm nổi bật được đường cong của người phụ nữ, mẫu áo nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn Mẫu áo dài Lê Phổ cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay.

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà. Điểm tiêu cực: Chiếc áo dài có nhược điểm bị chùng vải ở nách tay vì tay không ráp xéo Không phù hợp với thời điểm đó Mẫu áo này ra đời chỉ được nữ giới thượng lưu Sài Gòn và một vài thanh nữ thức thời tiếp nhận, còn phần đa phụ nữ miền Nam lúc đó vẫn thích kiểu áo kín đáo cổ cao, vạt áo dài chấm gót chân.

Áo dài Raglan ra đời vào năm 1960, do Nhà may Dung tại Đakao, Sài Gòn sáng tạo Đặc điểm nổi bật của áo là phần tay được may theo góc 45 độ từ cổ xuống, giúp người mặc thoải mái hơn Áo ôm sát cơ thể, có cổ lớn và dày, hai tà được nối với nhau bằng hàng nút bấm hai bên hông Phần eo được điểm xuyết bằng sợi dây thun mỏng Mặc dù được ưa chuộng vì sự đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, áo dài Raglan có hạn chế về màu sắc ưa chuộng gam tối, khiến phái đẹp đôi khi thiếu đi sự trẻ trung Tuy nhiên, thiết kế này được đánh giá cao vì tăng tính linh hoạt và tôn lên đường cong của người mặc, góp phần định hình phong cách áo dài Việt Nam sau này.

Ngột ngạt, bởi việc tít vào cổ không có nhiều không gian thoáng Đặc biệt với những người mập chút sẽ thấy khó chịu hơn.

Nguyên nhân ra đời: Sau nhiều thời kì tinh lọc với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. Đặc điểm: Chiếc áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Điểm tích cực: Không đơn giản, vì trước hàng trăm sự lựa chọn đến từ nhiều bộ trang phục đang có tại đất nước Việt Nam thế mà chiếc áo dài lại chiếm trọn trái tim mọi người dân đất Việt Bởi form dáng của áo dài tạo nên nét cuốn hút ở phần hông xẻ dài đến tà áo chia thành 2 vạt trước sau, ôm trọn đường cong cơ thể người phụ nữ Vừa gợi cảm, quyến rũ thế nhưng vẫn không kém phần kín đáo, sang trọng.

Vào năm 1970, một sự kiện hội chợ quốc tế O-Sa-Ka diễn ra tại đất nước Nhật Bản chiếc áo dài Việt Nam vinh dự nhận huy chương vàng và được bầu chọn là một trong những bộ y phục đẹp nhất. Điểm tiêu cực: Ngột ngạt, bởi việc tít vào cổ không có nhiều không gian thoáng. Đặc biệt với những người mập chút sẽ thấy khó chịu hơn Tay áo gây cảm giác không thoải mái khi rít phần bắp tay Ngoài ra trong những hôm thời tiết nắng nóng thì khiến người mặc vô cùng khó chịu. Đa phần được làm từ lụa nên giá thành khá cao.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Áo dài Việt Nam

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến “Áo dài” Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam Để bảo tồn được tà áo dài, chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, thách thức, trở ngại.

Trước hết là nhận thức của cộng đồng về tà áo dài truyền thống Nếu như Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản có Kimono thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài thướt tha Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng mang trong mình một tình yêu mãnh liệt dành cho tà áo dài truyền thống Song do nhận thức chưa đầy đủ nên ngay cả những người yêu văn hóa truyền thống cũng chưa mặc đúng, mặc đẹp Nổi cộm hiện nay là không ít tri thức, văn nghệ sĩ và cả những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã làm xấu hình ảnh áo dài trước bạn bè quốc tế Bên cạnh đó lại không ít người tiếp tục “cách tân” áo dài một cách lai căng Đã có không ít thiết kế bị cách tân một cách phản cảm, chẳng hạn như vải quá mỏng, cổ áo khoét quá sâu, mặc với váy quá ngắn, hoặc chắp vá và lai tạp với trang phục nước ngoài Những hình ảnh này xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, trên báo Những ý kiến gay gắt thì cho rằng: “Áo dài như vậy là phá vỡ truyền thống Mỗi năm cách tân một kiểu, kiểu nào cũng làm cho áo dài trở nên dị thường” Một số ý kiến nhẹ nhàng hơn lại chê không hợp với người phụ nữ Việt Nam… Cũng có người lại nhìn nhận đây chỉ là cách gọi, cho rằng, không nên gắn cho loại trang phục cải biên đó cái tên áo dài Việt Nam hay áo dài cách tân, mà chỉ là váy áo thời trang thông thường, có vài chi tiết lấy cảm hứng từ áo dài mà thôi. Khoảng 20 năm trở lại đây áo dài càng ngày càng được phát triển và phát huy được những nét đặc sắc Các nhà thiết kế, nghệ nhân đã đưa ra nhiều kiểu áo dài mới lạ, sang trọng giúp người phụ nữ Việt Nam trở nên tự tin hơn tại các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế Các nhà thiết kế thời trang, tạo mẫu, các nghệ nhân yêu nghề đem hết tâm tình, cảm hứng tổ chức trình diễn nhiều bộ sưu tập áo dài với muôn màu, muôn vẻ Chính những điều kiện thuận lợi này, giai nhân Việt Nam đăng quang với áo dài hết sức thẩm mỹ, sang trọng trên các sàn thời trang ở trong nước và quốc tế

Nguyên liệu may áo dài truyền thống còn chưa phù hợp về giá cả, phù hợp về khí hậu "Theo nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, lụa có thể được xem là một di sản văn hóa may mặc rất quý của Việt Nam Qua từng mốc thời gian, chất liệu may áo dài Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đa dạng như: các chất liệu lụa tơ tằm, chất liệu thổ cẩm… tuy nhiên lụa vẫn được ưu tiên sử dụng Bởi chất liệu lụa được chị em ưu tiên với tinh thần người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và được các nhà thiết kế lựa chọn là chất liệu truyền thống để quảng bá chất liệu vải Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua tà áo dài truyền thống Đến nay, tơ lụa vẫn là một trong những loại vải sang trọng nổi bật nhất trong các sản phẩm may áo dài tại Việt Nam Nhu cầu về tơ lụa ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới mỗi ngày một tăng, giá thành ngày càng cao, nhưng đây vẫn là chất liệu tốt được lựa chọn để tạo nên những tà áo dài truyền thống Việt Nam” - PGS.Hà Minh Hồng cho biết.

Giá may áo dài truyền thống thường dao động từ 350k đến 900k, tùy vào chất liệu vải và tay nghề của thợ may Đối với các mẫu áo dài cầu kỳ hơn, như kết cườm, đính hạt, may ren hay tùng rộng, giá sẽ cao hơn, từ 1 triệu đến 10 triệu đồng, phụ thuộc vào độ khó và phụ kiện kèm theo.

Đội ngũ cắt may áo dài vẫn còn quá ít "Nhà thiết kế Lan Hương, La Hằng cho rằng, muốn khắc phục được “thảm họa áo dài” trước hết nhà thiết kế phải thực sự xem việc thiết kế áo dài là sáng tạo nghệ thuật Và tuyệt đối không được thỏa hiệp hoặc dễ dãi với khách hàng Các nhà thiết kế áo dài lâu năm cũng cho rằng cần phải xây dựng quy chuẩn cho áo dài truyền thống như áo dài là phải đi đồng bộ với quần… Khi đã có cái gốc thì việc sáng tạo, cách tân cho áo dài từ đó cũng sẽ khó xảy ra tình trạng

“chệch” đường mà tự biến mình thành thảm họa Vẫn biết rằng thời trang là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, cá tính, nhưng với áo dài, một trang phục được coi là biểu tượng Việt thì nhà thiết kế ngoài sự chuyên tâm, tỉ mỉ cần một trái tim chân thành “ Áo dài đã ở trong tiềm thức của mỗi người dân và là một biểu tượng của văn hóa dân tộc đối với bạn bè, du khách quốc tế Đừng nhân danh thời trang để “ngược đãi” áo dài, đánh mất đi niềm tự hào đối với một loại trang phục đẹp đẽ, tinh tế và giàu bản sắc văn hóa.

Chính bởi điều đó cần có những biện pháp bảo tồn áo dài thiết thực:

• Đào tạo, truyền dạy nghệ nhân may, dệt nguyên phụ liệu Bảo tồn và phát huy các làng lụa cổ truyền hình thành từ những thế kỷ trước như: Làng lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) có nghề dệt lụa tơ tằm từ khoảng 1200 năm trước; làng Lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có khoảng 600 năm tuổi; làng Lụa Mã Châu (Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa từ hơn 500 năm trước và là làng lụa lâu đời nhất ở phương Nam.

• Giáo dục cho thế hệ trẻ về áo dài truyền thống Khơi gợi niềm tự hào, tình yêu dành cho áo dài Tuyên truyền trên tivi, báo đài, giúp mọi người hiểu rõ hơn về một di sản văn hóa phi vật thể tốt đẹp của dân tôc.

• Cũng tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng đưa ra câu chuyện

“kết nối” áo dài với phát triển du lịch, xây dựng những sản phẩm áo dài độc đáo, gắn áo dài với các hình ảnh du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch để thu hút sự quan tâm của khách du lịch, phải có quy định buộc các hướng dẫn viên mặc áo dài hoặc khuyến khích khách Việt đi bộ nên mặc áo dài ở phố đi bộ của Hà Nội và TPHCM hay tạo không gian riêng cho áo dài…

• Học hỏi, giao lưu kinh nghiệm của quốc tế trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.

• Xây dựng các cuộc thi nhằm khuyến khích những người yêu áo dài được thể hiện, đem áo dài ra các đấu trường nhan sắc quốc tế, giới thiệu với bạn bè năm châu.

Bảo tồn là việc quan trọng hàng đầu, nhưng để giá trị của chiếc áo dài Việt Nam ngày càng cao hơn, việc phát huy những giá trị di sản ấy cũng quan trọng không kém.Chính vì thế, những năm gần đây, vấn đề phát huy, sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội đương đại được nhắc đến nhiều hơn Nhiều năm trở lại đây, đội ngũ các họa sỹ, nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đã đem lại vẻ đẹp mới cho tà áo dài dân tộc Áo dài được thời trang hóa với nhiều cách tân, sáng tạo táo bạo, kết hợp nét tinh hoa của văn hóa truyền thống với yếu tố thời trang hiện đại Trên cơ sở kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, các nhà thiết kế đã đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại như thêu, vẽ họa tiết trang trí, điểm xuyết hoa văn từ các trang phục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, lấy họa tiết từ trống đồng, các linh vật như long, ly, quy, phượng, phố cổ Hà Nội, các loài hoa Bên cạnh các nhà thiết kế gạo cội đã được biết ở tầm quốc tế như: Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, La Hằng đã xuất hiện đội ngũ các nhà thiết kế trẻ như: Lan Hương, Việt Hùng, Công Trí, Công Khanh Mỗi người một vẻ, một con đường đi, họ đã góp phần thổi hồn vào chiếc áo dài Việt Nam, làm rạng danh tà áo dài dân tộc Áo dài từ 2 vạt đến 3 vạt, 4 vạt, áo dài kết hợp với váy Độ dài áo cũng được nâng lên, hạ xuống uyển chuyển, linh hoạt; các loại tay áo rộng, hẹp, thụng, lửng đủ kiểu Các loại cổ đa dạng như cổ thuyền, cổ kiềng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim, cổ hình chữ u Nhờ vậy, chiếc áo dài Việt Nam ngày càng trở nên tinh tế, sang trọng và lịch lãm hơn…, giá trị di sản này cũng dần dần chiếm được sự yêu thích của đông đảo các nước bạn, nhất là những ai đã được đến Việt Nam và khoác lên mình chiếc áo dài mang đậm vẻ đẹp, bản sắc dân tộc con người Việt – máu đỏ da vàng Nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản trong mỗi người, ngoài sự ủng hộ của lãnh đạo, các ban, ngành liên quan, sự tích cực tham gia của các nhà thiết kế, phải hành động để áo dài luôn hiện hữu trong đời sống Năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sự kiện với chủ đề

“Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” với chuỗi hoạt động thiết thực để tôn vinh áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại; thể hiện mong muốn áo dài được công nhận là di sản quốc gia Cũng trong năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiều hoạt động sôi nổi nhằm phát huy giá trị áo dài Việt, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên phụ nữ Các sự kiện nổi bật bao gồm: Tuần lễ áo dài, triển lãm và thi ảnh áo dài trực tuyến, hội thi duyên dáng áo dài, vận động may tặng áo dài cho phụ nữ khó khăn, trình diễn áo dài tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn với 21 di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận Những hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều cơ quan, đoàn thể, góp phần lan tỏa và khẳng định vẻ đẹp, giá trị của áo dài Việt.

PHẦN KẾT LUẬN Áo dài trong văn hóa và đời sống của người Việt có một vị trí trọng yếu Bởi nó đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho phẩm chất, nét đẹp của họ từ bao đời nay Người con gái Việt Nam trong trang phục áo dài trở nên xinh xắn, đáng yêu, thướt tha và thanh lịch hơn trong mắt người đối diện Áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt, mà nó cũng trở thành trang phục trang nhã nơi công sở, đồng phục cho học sinh hoặc là trang phục tiếp những vị khách quý trong gia đình Áo dài hiện đại mang tính cá nhân rất cao Chính bởi sự cầu kì, tỉ mỉ trong khâu thực hiện để có một chiếc áo dài hoàn chỉnh mỗi chiếc áo dài sẽ chỉ may riêng cho một người, dành riêng cho người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa lại thêm một chút nữa mới được xem là hoàn thiện Cũng vì thế mà những nét duyên dáng trên cơ thể người con gái cũng được tôn lên một cách rất đỗi tinh tế, khéo léo Đời sống hiện đại với rất nhiều kiểu trang phục mới, độc đáo, cá tính, nhẹ nhàng, thế nhưng tà áo dài vẫn chưa bao giờ mất đi vị trí của nó trong đời sống tâm hồn của người Việt Nam Bởi nó không chỉ là trang phục truyền thống mà nó còn là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hiện đại. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - bài tiểu luận áo dài việt nam qua các thời đại
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w