1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài ứng dụng ble nfc để quản lý đặt món thanh toán nhanh tại bàn

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng BLE & NFC để quản lý đặt món, thanh toán nhanh tại bàn
Tác giả Huỳnh Ngọc Gia Bảo, Lê Tấn Đạt, Võ Nguyễn Cửu Hoàng, Trần Quốc Khang, Lê Quý Phương, Trương Thịnh
Người hướng dẫn ThS Phan Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Thể loại Đề cương Đồ án Thực tập 1
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 457,15 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1Lý do chọn chủ đề nghiên cứua.Lợi ích đối với khách hàng: Trải nghiệm tiện lợi: Khách hàng có thể gọi món và thanh toán trực tiếp từ điệnthoại, không cần chờ đợi hay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN THỰC TẬP 1

NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài:

Ứng dụng BLE & NFC để quản lý đặt

món, thanh toán nhanh tại bàn

SVTH:

Huỳnh Ngọc Gia Bảo - 2174802010066 (Tester)

Lê Tấn Đạt - 274802010071 (Fullstack Developer - Leader)

Võ Nguyễn Cửu Hoàng - 2174802010065 (Fullstack Developer) Trần Quốc Khang - 21874802010080 (Fullstack Developer)

Lê Quý Phương - 274802010072 (BA)

Trương Thịnh - 2174802010070 (Fullstack Developer)

GVHD: ThS Phan Thị Hồng

TP Hồ Chí Minh – năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn chủ đề nghiên cứu 3

1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4

3.1 Khái quát một số nội dung lý thuyết căn bản về chủ đề nghiên cứu 6

3.2 Trình bày và phân tích các dữ liệu, quy trình mà sinh viên thu thập được trong quá trình thực tập 6

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP 6

4.1 Đặc tả yêu cầu cầu bài toán (nêu nhiệm vụ, chức năng, phạm vi của hệ thống) 6

4.2 Phân tích hệ thống (từ hệ thống đã được đặc tả ở trên): Lập sơ đồ phân cấp chức năng, sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ liên kết dữ liệu và sơ đồ quan hệ dữ liệu) 6

4.3 Xây dựng chương trình (nếu có) 6

4.4 Tạo lập bảng CSDL (nếu có) 6

4.5 Nhận xét, đánh giá: so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn 6

4.6 Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực tế 6

4.7 Những khó khăn trong quá trình thực tập (nếu có) 6

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 6

Trang 3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn chủ đề nghiên cứu

a Lợi ích đối với khách hàng:

 Trải nghiệm tiện lợi: Khách hàng có thể gọi món và thanh toán trực tiếp từ điện thoại, không cần chờ đợi hay tương tác quá nhiều với nhân viên phục vụ

 Tương tác hiện đại: Truy cập menu và thanh toán dễ dàng qua BLE và NFC

 Thanh toán nhanh gọn: Quy trình thanh toán nhanh chóng, không cần tiếp xúc,

an toàn hơn

b Lợi ích đối với doanh nghiệp:

 Tối ưu hóa chi phí: Giảm nhu cầu nhân viên phục vụ và thu ngân, tiết kiệm chi phí

 Quản lý hiệu quả: Dễ dàng tích hợp với hệ thống quản lý, giảm thất thoát

 Nâng cao cạnh tranh: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để thu hút khách hàng

c Nhu cầu của cá nhân sinh viên

Phát triển kỹ năng chuyên môn:

Hiểu biết về công nghệ: Tăng cường kiến thức về BLE và NFC.

 Kỹ năng lập trình: Thực hành phát triển ứng dụng và hệ thống nhúng

Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn:

 Kết nối học thuật với thực tế: Áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong ngành dịch vụ ăn uống

 Đóng góp vào cải tiến dịch vụ: Phát triển các giải pháp thực tế để nâng cao chất lượng dịch vụ

Phát triển khả năng giải quyết vấn đề:

 Đối mặt với thách thức: Học cách xử lý các thách thức trong việc triển khai công nghệ

 Làm việc trong môi trường thực tiễn: Phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý dự án

Trang 4

1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng Nghiên cứu

Công nghệ BLE và NFC:

Bluetooth Low Energy (BLE): Tiết kiệm năng lượng, truyền dữ liệu ngắn hạn, sử

dụng để giao tiếp giữa thiết bị di động và hệ thống nhà hàng (như hiển thị menu hoặc định vị bàn)

Near Field Communication (NFC): Cho phép trao đổi dữ liệu khi các thiết bị ở

gần nhau, phổ biến trong thanh toán không tiếp xúc, giúp khách hàng dễ dàng truy cập menu và thanh toán

Quy trình quản lý gọi món và thanh toán:

Đặt món: Khách hàng dùng điện thoại để truy cập menu và tự đặt món qua BLE

hoặc NFC

Phục vụ tại bàn: Đơn hàng tự động chuyển đến nhà bếp và nhân viên qua hệ

thống, hỗ trợ định vị bàn bằng BLE

Thanh toán: Khách hàng sử dụng NFC để thanh toán nhanh chóng, hệ thống ghi

nhận và quản lý giao dịch

b Phạm Vi Nghiên Cứu

Ứng dụng của BLE và NFC trong nhà hàng và quán nước từ nhỏ đến lớn:

Quán nhỏ: Giảm sự phụ thuộc vào nhân viên, đơn giản hóa quy trình gọi món và

thanh toán

Quán trung bình: Tối ưu hóa quản lý bàn, theo dõi đơn hàng, giảm thời gian chờ

đợi

Quán lớn và chuỗi nhà hàng: Quản lý lưu lượng khách lớn hiệu quả, cung cấp dữ

liệu cho phân tích kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động

Trang 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu

a Công nghệ BLE và NFC

Phiên bản nghiên cứu của công nghệ BLE & NFC:

Bluetooth Low Energy (BLE) 5.0: Phiên bản này cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và

khoảng cách kết nối xa hơn so với các phiên bản trước, đồng thời vẫn giữ được ưu điểm tiết kiệm năng lượng BLE 5.0 rất phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường nhà hàng, nơi cần giao tiếp nhanh và ổn định giữa thiết bị di động của khách hàng và hệ thống nhà hàng.

NFC Type A/B và F: Các phiên bản này phổ biến trong việc thanh toán không tiếp xúc và trao

đổi dữ liệu nhanh chóng NFC Type A/B thường được sử dụng cho các ứng dụng thanh toán và nhận diện, trong khi NFC Type F (Felica) được sử dụng nhiều tại Nhật Bản và các quốc gia khác cho các dịch vụ tương tự.

b Ứng dụng công nghệ BLE và NFC trong quản lý gọi món và thanh toán

Phát triển ứng dụng quản lý gọi món và thanh toán trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ

ăn uống vừa và nhỏ:

Ứng dụng đặt món: Sử dụng BLE để khách hàng có thể tự động nhận diện và truy cập menu trên

điện thoại di động khi họ ngồi vào bàn NFC có thể được dùng để quét mã tại bàn nhằm truy cập thông tin đặt món nhanh chóng.

Ứng dụng thanh toán: Khách hàng có thể sử dụng NFC để thực hiện thanh toán không tiếp xúc

trực tiếp từ điện thoại của họ, giúp quy trình thanh toán trở nên nhanh chóng và an toàn hơn.

c Phương Pháp Nghiên Cứu

1 Thu thập tài liệu và thông tin:

o Nghiên cứu các tài liệu, website về quy trình đặt món và phục vụ trong các quán ăn khác nhau.

o Thu thập thông tin chi tiết về công nghệ BLE, NFC và các công nghệ tương tự đang được

sử dụng trên thị trường.

2 Phân tích khả thi và triển khai:

o Phân tích mức độ khả thi của việc triển khai BLE và NFC dựa trên các số liệu và giải pháp tương tự đã có trên thị trường.

o Đánh giá các lợi ích và thách thức của việc tích hợp BLE và NFC vào quy trình đặt món

và thanh toán

3 Phỏng vấn khách hàng:

o Tiến hành phỏng vấn khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ về việc sử dụng ứng dụng gọi món và thanh toán nhanh chóng tại bàn.

o Thu thập ý kiến về trải nghiệm hiện tại và mong đợi cải tiến từ các giải pháp công nghệ mới.

Trang 6

4 Mô hình hóa (Modeling):

o Sử dụng sơ đồ luồng công việc và sơ đồ thiết kế để xây dựng quy trình nghiệp vụ

và cấu trúc hệ thống

o Phát triển các mẫu thử (prototype) của ứng dụng để kiểm tra và cải tiến dựa trên phản hồi người dùng

5 So sánh các giải pháp hiện có:

o So sánh các phương pháp và giải pháp hiện có trên thị trường về việc đặt món và thanh toán tại bàn.

o Xác định ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp để từ đó xây dựng một hệ thống tối

ưu nhất.

6 Triển khai thử nghiệm và đánh giá:

o Thực hiện triển khai thử nghiệm hệ thống sử dụng BLE và NFC tại các quán ăn vừa và nhỏ.

o Ghi nhận đánh giá thực tế từ người dùng về hiệu quả và trải nghiệm của giải pháp, từ đó hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống.

1.4 Kết cấu của báo cáo thực tập

Chương 1: Mở đầu

- Lý do chọn đề tài, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Giới thiệu về đơn vị thực tập

- Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu của PHA Distribution

Chương 3: Thực trạng xây dựng Website quản lý gọi món, thanh toán nhanh tại bàn áp dụng NFC, BLE

Tổng quan về quá trình xây dựng website, phân tích dữ liệu và quy trình

Chương 4: Kết quả thực tập

- Đặc tả yêu cầu, phân tích hệ thống, nhận xét và đánh giá, giải pháp cải thiện

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Tóm tắt kết quả thực tập và kiến nghị rút ra từ quá trình thực tập

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển đơn vị

- Tên người đại diện: Ông Trần Vinh Phong

- Số lượng cơ sở: Công ty có một số cơ sở tại các địa chỉ sau: Địa chỉ ĐKKD: 68/35 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP.HCM

- Địa chỉ giao dịch: 26 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

- Các giai đoạn phát triển: Khởi đầu: Công ty Cổ phần Phân Phối Công Nghệ PHA Việt Nam được thành lập vào ngày 02/11/2011 Phát triển cho đến nay: Từ khi thành lập đến nay, công ty

đã phát triển trong hơn 10 năm với sứ mệnh là nhà cung cấp các giải pháp phần cứng CNTT và Truyền thông Họ chuyên tích hợp các giải pháp liên quan cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau

-Điểm nhấn của Công ty: Công ty PHA Việt Nam là người mang thông tin của đất, nước và khí hậu nói cho nông dân biết Sứ mệnh của họ là chuyển giao những giải pháp bền vững để cải thiện năng suất và chất lượng nông sản cho nông dân Họ tập trung vào việc lắng nghe môi trường canh tác và cung cấp giải pháp phù hợp cho từng miếng đất và ao nuôi

2.2 Nhiệm vụ, chức năng của đơn vị

Phân phối các sản phẩm phần cứng và tích hợp các giải pháp Vạn vật thông minh (IoT -Internet of Things ) cho các lĩnh vực mới, đặc biệt là trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Các giải pháp gồm đầy đủ các thành phần chính: từ thiết bị nút (Node) để giám sát và thu thập dữ liệu về môi trường nước, khí hậu, thời tiết và dinhdưỡng đất; cho đến kết hợp mạng truyền dữ liệu không dây (Wireless Network)gắn với kiến trúc nền tảng phần mềm (Software Platform) nhỏ gọn do chính PHA Distribution nghiên cứu và phát triển

Kiến trúc này hoàn toàn đáp ứng sự linh hoạt trong triển khai các ứng dụng IoT, có khả năng hình thành một mạng dữ liệu cho từng kiến thức ngành khác nhau, ưu tiên của PHA Distribution là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp trong tất cả lĩnh vực, nông nghiệp và thủy sản

Trang 8

2.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của đơn vị

Hình 2.3.1: Cơ cấu tổ chức công ty PHA DISTRIBUTION

- Chức năng của đơn vị Phân phối sản phẩm nông nghiệp: Cung cấp phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật và các sản phẩm khác phục vụ nông nghiệp Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ canh tác cho nông dân Nghiên cứu và phát triển: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị Cơ cấu tổ chức của PHA Distribution bao gồm các khối và ban chuyên trách như sau:

+Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, đề ra chiến lược và chính sách phát triển

+Phòng Kinh doanh: Đảm nhận việc quản lý và phát triển thị trường, phân phối sản phẩm Phòng Kỹ thuật: Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ canh tác cho nông dân +Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất

+Phòng Hành chính Nhân sự: Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự và hành chính Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý tài chính, kế toán và các vấn đề liên quan

Trang 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát một số nội dung lý thuyết căn bản về chủ đề nghiên cứu.

3.2 Trình bày và phân tích các dữ liệu, quy trình mà sinh viên thu thập được trong quá trình thực tập

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP

4.1 Đặc tả yêu cầu cầu bài toán (nêu nhiệm vụ, chức năng, phạm vi của hệ thống) 4.2 Phân tích hệ thống (từ hệ thống đã được đặc tả ở trên): Lập sơ đồ phân cấp chức năng, sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ liên kết dữ liệu và sơ đồ quan hệ dữ liệu).

4.3 Xây dựng chương trình (nếu có)

a Các chức năng dự kiến xây dựng

b Các chức năng đã xây dựng được (giới thiệu chi tiết chức năng, giao diện tương ứng)

c Các chức năng trong dự kiến nhưng chưa xây dựng được.

d Các sản phẩm khác (nếu có) 4.4 Tạo lập bảng CSDL (nếu có).

4.5 Nhận xét, đánh giá: so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn

4.6 Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực tế

4.7 Những khó khăn trong quá trình thực tập (nếu có)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Tóm tắt kết quả của quá trình thực tập

5.2 Các kiến nghị rút ra từ kết quả của đợt thực tập.

KẾ HOẠCH THỰC TẬP

Sinh viên thực tập và làm báo cáo trong 12 tuần, theo lịch trình như sau:

Thời

gian Sinh viên Giảng viên hướng dẫn tại Khoa

Tuần

đăng ký

- Đăng ký làm Đồ án thực tập 1 - Gửi thông tin đăng ký thực tập

- Xét tiêu chuẩn làm Đồ án thực tập 1 của sinh viên đăng ký.

- Phân công GVHD.

Trang 10

- Công bố danh sách làm Đồ án thực tập 1, công ty thực tập

và GVHD

Tuần

chuẩn bị - Liên lạc với GVHD - Hướng dẫn quy trình làm thực tập (công việc, deadline)

- Lên kế hoạch báo cáo với GVHD.

- Cung cấp các biểu mẫu thực tập.

Tuần

thứ nhất

- Liên lạc với doanh nghiệp.

- Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của đơn vị nhận thực tập.

- Sinh viên đến làm việc thực tế tại đơn vị thực tập và tìm hiểu doanh

nghiệp.

- Lập kế hoạch thực tập.

- Hướng dẫn SV chọn đề tài

- Hướng dẫn SV lập kế hoạch thực tập.

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1

Tuần

thứ 2

- Sinh viên làm việc thực tế tại đơn vị thực tập và tìm hiểu các công việc

thực hiện.

- Chọn đề tài/lĩnh vực mình muốn nghiên cứu/thực tập (có cân nhắc đến

thời gian hoàn thành và phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của

học phần).

- Viết và nộp đề cương chi tiết cho GVHD.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên.

- Hướng dẫn viết đề cương chi tiết.

- Chỉnh sửa và thông qua đề cương chi tiết.

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1, 2

Tuần

thứ 3-7

- Sinh viên làm việc thực tế tại đơn vị thực tập và phải thực hiện các

công việc mà đơn vị thực tập giao

- Sinh viên phải quan sát, tìm hiểu các hoạt động thực tế có liên quan

chủ đề thực tập; phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan; thu

thập thông tin và dữ liệu chuẩn bị cho việc viết báo cáo Đồ án thực tập

1.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên

- Trao đổi và hướng dẫn sinh viên các vấn đề liên quan đến thực tập và viết báo cáo Đồ án thực tập 1.

- Nhận Đề cương chi tiết của sinh viên và ký tên xác nhận đã duyệt.

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1, 2

Tuần

thứ 8

- Sinh viên làm việc thực tế tại đơn vị thực tập.

- Hoàn thiện và chỉnh sửa báo cáo Đồ án thực tập 1.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên.

- Kiểm tra nội dung báo cáo Đồ án thực tập 1

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1

Tuần

thứ 9

- Sinh viên làm việc thực tế tại đơn vị thực tập.

- Gửi báo cáo Đồ án thực tập 1 đến cơ quan thực tập xin xác nhận.

- Nộp báo cáo Đồ án thực tập 1 cho khoa.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên.

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1

Tuần

thứ 10 - Trình bày và báo cáo Đồ án thực tập 1 - Chấm điểm báo cáo Đồ án thực tập 1 qua buổi báo cáo.

- Phương pháp đánh giá: Rubric 1,2,3,4

Tuần

thứ 11 - Xem điểm tổng kết và phản hồi nếu có. - Tổng hợp và công bố điểm cho sinh viên

- Gửi email cảm ơn doanh nghiệp.

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện (nhóm trưởng)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 11

Tài Liệu Tham Khảo:

Công nghệ NFC và BLE: NFC vs Bluetooth Low Energy (BLE) (mocaplatform.com)

Giải Pháp NFC và BLE trong Order và Thanh Toán: Solution: BLE and NFC in the Order and Payment Process (rfid-wiot-search.com)

Ngày đăng: 04/07/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w