ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG HIẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ĐỐI VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TRUNG HIẾU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ĐỐI VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TRUNG HIẾU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ĐỐI VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Hiếu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Hồ Lương Xinh - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy, Cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy, Cô và bạn bè Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Hiếu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa đề tài 3
4.1 Ý nghĩa khoa học 3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số các khái niệm 5
1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội 7
1.1.3 Đặc điểm của vốn vay đối với các hộ nông dân 8
1.1.4 Đặc điểm hoạt động vay vốn đối với hộ nông dân 10
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân tại NHCSXH 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội đối với các hộ nông dân Việt Nam 13
1.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại NHCSXH tại các địa phương 15
Trang 61.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao sử dụng vốn vay đối với các hộ
nông dân tại NHCSXH tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 18
1.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 19
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bảo Lạc 21
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc 22
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT - XH trong việc
sử dụng vốn vay tại NHCSXH huyện Bảo Lạc 24
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 25
2.3.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 27
2.3.3 Phương pháp phân tích tài liệu 27
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 30
3.1.1 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của phòng giao dịch NHCSXH huyện Bảo Lạc 30
3.1.2 Nguồn nhân lực NHCSXH huyện Bảo Lạc 31
3.2 Thực trạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nông dân tại ngân hàng chính sách
xã hội huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 33
3.2.1 Tổng nguồn vốn sử dụng 33
3.2.2 Tổng doanh số cho vay 34
3.2.3 Tổng doanh số thu nợ 36
3.2.4 Tổng dư nợ 37
3.2.5 Chất lượng tín dụng cho vay 39
3.3 Thực trạng sử dụng vốn vay cho các hộ nông dân tại NHCSXH
huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 42
3.3.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 42
3.3.2 Thực trạng các tổ chức tín dụng cho hộ nông dân vay 45
Trang 73.3.4 Thực trạng định mức vốn vay của các hộ nông dân 48
3.3.5 Thời gian vay vốn của các hộ nông dân 50
3.4 Đánh giá của các hộ nông dân về hiệu quả vốn vay tại NHCSXH 52
3.4.1 Đánh giá về lãi suất cho vay 52
3.4.2 Đánh giá về vốn vay thay đổi tư liệu sản xuất của hộ 53
3.4.3 Đánh giá về vốn vay thay đổi việc làm của hộ 54
3.4.4 Đánh giá về vốn vay thay đổi thu nhập của hộ 55
3.5 Một số tồn tại, hạn chế, phương hướng và nhiệm vụ Ngân hàng chính sách
xã hội trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân
huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 56
3.5.1 Một số tồn tại hạn chế 56
3.5.2 Phương hướng và nhiệm vụ 57
3.6 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay các hộ nông dân
tại NHCSXH huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 58
3.6.1 Phân loại đối tượng cho vay 58
3.6.2 Xác định mức vốn cho vay phù hợp 59
3.6.3 Đa dạng và tăng cường nguồn vốn cho vay 59
3.6.4 Gắn thời hạn cho vay với mục đích vay 60
3.6.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình vay vốn 61
3.6.6 Tăng cường công tác đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mức ý nghĩa thang đo Likert 28
Bảng 3.1 Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Bảo Lạc 32
Bảng 3.2 Tổng nguồn vốn sử dụng giai đoạn 2020 - 2022 33
Bảng 3.3 Tổng doanh số cho vay của NHCSXH huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 35
Bảng 3.4 Tổng doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 36 Bảng 3.5 Tổng dư nợ của NHCSXH huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 38
Bảng 3.6 Chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 thông qua các kênh ủy thác 39
Bảng 3.7 Chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 40
Bảng 3.8 Thông tin chung về các hộ điều tra 43
Bảng 3.9 Các tổ chức tín dụng cho hộ nông dân vay tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng45 Bảng 3.10 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân huyện Bảo Lạc 47
Bảng 3.11 Định mức vốn vay của các hộ nông dân tại NHCSXH 49
Bảng 3.12 Thời gian vay vốn của hộ nông dân có vay vốn tại NHCSXH 50
Bảng 3.13 Đánh giá của các hộ nông dân về lãi suất cho vay 52
Bảng 3.14 Đánh giá của người dân về nguồn vốn vay có thay đổi TLSX 53
Bảng 3.15 Đánh giá của người dân về nguồn vốn vay có thay đổi việc làm 55
Bảng 3.16 Đánh giá của người dân về nguồn vốn vay có thay đổi thu nhập 56
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Bảo Lạc 30
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Nguyễn Trung Hiếu
1.2 Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại NHCSXH huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
1.3 Chuyên ngành :Phát triển nông thôn Mã số 8 62 01 16
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2022 trên các phương diện như số lượng tiền vay, các hoạt động khi vay vốn sử dụng vốn vay, ? Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân,
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 – 2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Phương pháp phân tích tài liệu
2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Kết quả đánh giá cho thấy thực trạng sử dụng vốn vay cho các hộ nông dân tại ngân hàng này Các hộ nông dân cũng đã đánh giá hiệu quả vốn vay và nhận xét về một số tồn tại và hạn chế trong quá trình sử dụng vốn này Đồng thời, tác giả đã đề xuất một số phương hướng và nhiệm vụ mà Ngân hàng Chính sách xã hội cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Dựa vào đánh giá trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các hộ nông dân tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Những giải pháp trên sẽ giúp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nông dân trong địa bàn.2.5 Kết luận
Nhiệm vụ giảm nghèo đã được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, đặc biệt là huyện Bảo Lạc, đã đạt được những thành tựu to lớn Nhờ vào chính sách ưu đãi về tín dụng cho các hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-
2022 đã giảm từ 63,09% xuống còn 60,04% Điều này là một trong những thành công trong lĩnh vực giảm nghèo tại địa phương, trong đó có sự đóng góp quan trọng
từ các chính sách ưu đãi tín dụng cho các hộ nghèo
Trang 13Nghiên cứu cho thấy 82,55% số hộ nghèo trên địa bàn đã được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi từ nhiều nguồn, bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân cùng với sự hỗ trợ từ bạn bè và người thân Tuy nhiên, số lượng vốn vay cho mỗi hộ nghèo vẫn không nhiều, bình quân mỗi hộ chỉ được vay khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu đồng, chiếm tỷ lệ cao Mục đích vay vốn của các hộ nghèo chủ yếu dùng để chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp nhằm đem lại thu nhập cao hơn Các hộ nghèo đều nhận thấy sự thay đổi tích cực về thu nhập khi được vay vốn tín dụng
ưu đãi
Tuy đã có những thành tựu, tuy nhiên, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo Một số hạn chế này bao gồm thu nhập của hộ vẫn còn khá thấp và khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra giám sát không thường xuyên;
số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ
Dựa trên nghiên cứu thực trạng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của các hộ nghèo tại huyện Bảo Lạc, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với hộ nông dân trên địa bàn
2.6 Khuyến nghị chính sách
Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXH Trung ương), nhằm nâng cao hiệu quả và hỗ trợ cộng đồng, có thể xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và cân đối một phần phí dịch vụ ủy thác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Việc này nhằm giúp tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho Trưởng thôn,
ấp, khu phố trong việc phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ các dự án cộng đồng
và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân
Trang 14Ngoài ra, NHCSXH Trung ương cần xem xét, cân đối và bổ sung thêm nguồn vốn Trung ương cho chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho tỉnh Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp vốn vay
ưu đãi cho các hộ nông dân và người lao động tại địa phương, từ đó tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân
Những biện pháp trên sẽ giúp NHCSXH Trung ương thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ tài chính cho cộng đồng và người dân, từ đó góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống và đẩy mạnh phát triển bền vững trong cả nước
Người hướng dẫn khoa học
Trang 15THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trung Hiéu
Thesis title: Improving the efficiency of loan use for farmer households at the Bank for Social Policies in Bao Lac district, Cao Bang province
Major: Rural development Code: 8 62 01 16
Educational organization: Agiculture and forestry
- Systematize the theoretical and practical basis for improving the efficiency of loan use
- Assessing the current situation of loan use for farmer households in Bao Lac district in the period of 2020 - 2022
- Factors affecting the efficiency of loan use for farmer households in Bao Lac district
- Propose solutions to improve the efficiency of loan use for farmer households in Bao Lac district
Research Methods
Methods of collecting secondary information
Methods of collecting primary information
Processing methods and data synthesis
Method analysis documents
Main findings and conclusions
The author conducted an assessment of the current status of credit capital sources for farmer households at the Bank for Social Policies in Bao Lac district, Cao Bang province Evaluation results show the current situation of using loans for farming households at this bank Farmers also evaluated the effectiveness of loan capital and commented on some shortcomings and limitations in the process
of using this capital At the same time, the author has proposed a number of directions and tasks that the Bank for Social Policies needs to implement to
Trang 16improve the efficiency of loan use for farmer households in Bao Lac district, Cao Bang province
Based on the above assessment, the author proposes a number of solutions
to improve the efficiency of loan use for farmer households at the Bank for Social Policies in Bao Lac district, Cao Bang province The above solutions will help the Bank Social Policy Bank of Bao Lac district, Cao Bang province, improving the efficiency of loan use for farming households, thereby contributing to promoting economic development and improving farmers' lives
in the area
The task of poverty reduction has been placed at the forefront of all guidelines and policies of the Party and State In recent years, the work of hunger eradication and poverty reduction in Vietnam in general and Cao Bang province
in particular, especially Bao Lac district, has achieved great achievements Thanks to preferential credit policies for poor households, the rate of poor and near-poor households in Bao Lac district in the period 2020-2022 has decreased from 63.09% to 60.04% This is one of the successes in the field of local poverty reduction, including important contributions from preferential credit policies for poor households
Research shows that 82.55% of poor households in the area have access
to preferential credit capital from many sources, including the Bank for Agriculture and Rural Development, the Bank for Social Policies, and human credit funds people with support from friends and relatives However, the amount of loan capital for each poor household is still not much, on average each household can only borrow about 15 million to 20 million VND, accounting for
a high rate The purpose of borrowing money from poor households is mainly for animal husbandry, farming, and handicrafts to bring higher income Poor households all see a positive change in income when receiving preferential credit loans
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với tổng dân số hơn 97 triệu dân có đến hơn 65% sống tại khu vực nông thôn (Tổng cục thống, 2020) Do vậy khu vực nông thôn có vai trò rất quan trọng nhưng ngược lại đây là khu vực sinh lười thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều Mặc
dù Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách ưu đãi về tín dụng cho đối tượng này như Nghị định 78/NDD – CP ngày 04/10/2020 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”
Thị trường tài chính nông thôn hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư vào các dự
án, vốn tín dựng ưu đã cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiển nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp, các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiện nay chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, công cụ đầu tư tài chính cho thị trường này hầu như chứa có Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp
là đất đai, không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi suất các khaonr cho vay thương mại đối với nông nghiệp nông thôn còn ở mức cao khiến còn nhiều tệ nạ như cò vay vốn, tín dụng nặng lãi vẫn đang diễn ra Đây là những lý do kiến cho tín dụng đối với khu vực nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay
Huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là một trong những huyện phía tây biên giới của tỉnh Cao Bằng với 99% là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60% Để hỗ trợ các hộ dân trong quá trình thoát nghèo phòng Giao dịch ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)
Trang 18huyện Bảo Lạc đã có rất nhiều chương trình cho ưu đãi cho các hộ nông dân Trong năm 2022 đã triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng ưu đãi đối với các hộ nông dân với tổng dư nợ hơn 288 tỷ đồng, gần 5.750 hộ vay vốn, dự nợ bình quân hơn 50 triệu đồng/hộ Ngoài ra NHCSXH huyện Bảo Lạc còn tiếp tục đẩy mạnh triển khai hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cùng với nguồn vốn của Nhà nước, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư để có thêm nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập Đến năm 2022, tiền gửi huy động từ các tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân và doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng Từ số tiền gửi huy động giúp hơn hàng trăm hộ nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh
xã hội, góp phần xây dựng huyện Bảo Lạc ngày càng phát triển
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2022 trên các phương diện như số lượng tiền vay, các hoạt động khii vya vốn sử dụng vốn vay, ? Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân, đó là lý do tác giả
lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân
tại NHCSXH huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn vay đối với các hộ nông dân
- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 – 2022
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc
Trang 19- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân huyện Bảo Lạc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ kinh tế, tín dụng giữa hộ nông dân và các cán bộ làm công tác tín dụng tại NHCSXH huyện Bảo Lạc Thông qua điều tra các hộ nông dân có vay vốn tại NHCSXH huyện Bảo Lạc, các bộ thuộc NHCSXH huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian:
Luận văn được nghiên cứu tại địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm
từ năm 2020- 2022; Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2022
Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đề vay vốn, mục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại NHCSXH trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Trang 204.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài làm cơ sơ lý luận và thực tiễn cho các cán bộ làm công tác tín dụng tại NHCSXH của huyện tham khảo để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả vốn vay trong thời gian tới đối với NHCSXH Đồng thời giúp cho Chính quyền các cấp có luận cứ khoa học đưa ra các phương án để giúp các
hộ nông dân sử dụng hiệu quả vốn vay
- Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các hộ nông dân
Trang 21
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số các khái niệm
1.1.1.1 Hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định
Theo quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói
đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Hiệu quả kinh tế được đo bằng các chi phí và lãi Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh
Theo quan điểm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắc phục những hạn
chế của quan điểm truyền thống Theo quan điểm hiện đại, khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, Yếu tố thời gian, Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay
1.1.1.2 Vốn vay
Theo quan đểm của Tổng cục thống kê: Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước
đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh
Trang 221.1.1.3 Ttín dụng
Thuật ngữ “tín dụng” ra đời vào thế kỷ XV, được thống nhất bằng tiếng Anh gọi là “credit” Vốn xuất phát từ tiếng Latin là “creditum” mang ý nghĩa là
sự tin tưởng, tín nhiệm Tín dụng hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn,
là mối quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay, dựa trên cam kết hoàn trả Sản phẩm cho vay có thể là hàng hóa hoặc tiền mặt
Còn tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa bên cho vay là ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp) và bên đi vay là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền Khi đó, bên đi vay sẽ cung cấp một tài sản có giá trị thế chấp cho bên vay trong một thời hạn được thỏa thuận Sau thời gian vay mượn, bên vay có nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc và lãi theo cam kết ban đầu
1.1.1.4 Hộ nông dân
Hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ Đặc điểm cơ bản nhất của phương thức sản xuất hộ nông dân là dựa trên sử dụng lao động gia đình là chính, chỉ đi thuê một phần nhỏ lao động Theo FAO, nông dân gia đình (Family farming) bao gồm những người dân bản địa, cộng đồng truyền thống, ngư dân, nông dân miền núi, người chăn thả gia súc và nhiều nhóm đại diện cho mọi khu vực và các quần xã
Giáo sư Frank Ellis, một nhà nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân nổi tiếng
đã đưa ra định nghĩa về đơn vị kinh tế hộ nông dân (Peasant economics) Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là: đất đai, lao động, tiền vốn và cách tiêu dùng.Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai Sự tín nhiệm
Trang 23đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản Người ta cho rằng: “người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy”, nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận
1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định
số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo
Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo
Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán
bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương
Trang 24đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 203,5 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm nghìn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ - văn minh
1.1.3 Đặc điểm của vốn vay đối với các hộ nông dân
- Vốn vay đối với hộ nông dân cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm Các ngân hàng thường cho rằng cho vay và tiết kiệm món nhỏ không có lãi, và vì thế họ không quan tâm tới các nhóm nhỏ này Điều
Trang 25này dành chỗ cho tín dụng tư nhân phát triển, nhất là ở nông thôn Dịch vụ thương mại tư nhân luôn sẵn có cho những chi phí cho vay lớn (vì lãi suất cao) cho người vay, nhất là người nghèo Các tổ chức phi Chính phủ và và tổ chức tài chính phi ngân hàng đã có phương pháp cung cấp tín dụng phù hợp cho những người vay
- Tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nông dân là những tổ chức tài chính bền vững Sự bền vững tài chính được thể hiện ở sự bù đắp được chi phí, kể cả rủi ro, tăng nguồn thu, kích thích tiết kiệm, giám sát và hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng, tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn Tổ chức này thường là tổ chức đa chức năng (của người vay kết hợp với các tổ chức ngân hàng xã hội và phát triển) Tài chính vi mô đã bù đắp được tất cả các chi phí và rủi ro không cần trợ cấp, mang lại lợi nhuận cho tổ chức tham gia
- Phương pháp được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách hàng tham gia Tín dụng cho hộ nông faan thường được cung cấp dịch vụ tài chính cho từng hộ hay nhóm hộ; cho từng hộ có điều kiện nhất định để tạo ra thu nhập, sẵn sàng trả những khoản vay và lãi vay, thường là những hộ có kinh tế thấp, cho nhóm khách hàng, nhất là những người cực nghèo, thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm
- Vốn cho hộ nông dân cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống, thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính sinh sống, thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính cộng đồng và tăng tính tiết kiệm
Trang 26- Tín dụng cho hộ nông dân cung cấp lượng tài chính cho lượng khách hàng lớn, thông qua các tổ chức tài chính đa chức năng đã cung cấp dịch vụ tài chính cho hàng triệu khách hàng, có ảnh hưởng sâu rộng
1.1.4 Đặc điểm hoạt động vay vốn đối với hộ nông dân
Xuất phát từ đặc điểm của các hộ nông dân mà hoạt động vốn vay hay tín dụng đối với hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
- Phương pháp cho vay: Vì đối tượng cho vay là hộ nông dân, có trình độ thấp, ít tài sản nên cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương có vai trò như một đại lý của tổ chức tín dụng Các tổ chức đoàn thể ơ địa phương có vai trò là cầu nối giữa hộ nông dân vay vốn và tổ chức tín dụng, vừa là người giúp hộ nông dân tiếp cận được với tổ chức tín dụng, vừa là người giao dịch, giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của hộ vay
- Lượng vốn cho vay nhỏ, mức vốn vay/ lần chỉ khoảng chục triệu đồng
- Thời hạn vay chủ yếu trung và dài hạn
- Lãi suất vay thể hiện sự ưu đãi so với lãi suất thương mại
- Cách thu hồi nợ (bao gồm cả một phần gốc và lãi) được tiến hành thường xuyên vừa hạn chế rủi ro đối với tổ chức cho vay, giám sát được quá trình sử dụng vốn, có cơ chế hỗ trợ, đồng thời nâng cao ý thức của người đi vay trong việc sử dụng vốn, làm ăn và tạo thu nhập
- Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản mà bằng tín chấp thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương
- Hỗ trợ trước và sau khi vay rất quan trọng đối với hộ nông dân, việc cho vay thường phải gắn với các hỗ trợ như về kỹ thuật, công nghệ, vật tư và thông tin
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân tại NHCSXH
1.1.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan
Trang 27Một là, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ
hộ đặc biệt là hộ nghèo thì NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, hoạt động ngày càng được mở rộng và hiệu quả
Hai là, môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của hộ nói riêng Nếu môi trường thuận lợi “mưa thuận, gió hoà” thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao, đồng vốn của NHCSXH cho người nghèo vay sẽ phát huy hiệu quả Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra thì người nghèo sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của NHCSXH cho họ vay sẽ không hiệu quả
Ba, môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an toàn Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện
Bốn, năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của hộ vay: Năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH Nếu các hộ vay vốn NHCSXH
mà không có kinh nghiệm, năng lực sản xuất kinh doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ
Trang 28Hai là, chiến lược hoạt động của NHCSXH: Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng, hiệu quả cho vay hộ vay và hoạt động của NHCSXH Đòi hỏi NHCSXH phải nghiên cứu, hoạch định một cách khoa học chiến lược phát triển của mình, từ đó đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng của mình trong ngắn hạn cũng như trung, dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động
Ba là, chính sách cho vay, quy trình nghiệp vụ cho vay ngày càng phải hoàn thiện, phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, v.v có như vậy mới đảm bảo cho cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng hiệu quả
Bốn là , phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội: Vì đối tượng phục vụ của NHCSXH là người nghèo họ dễ mặc cảm, dễ tự ti vì vậy cán bộ nhân viên ngân hàng, cán bộ Hội đoàn thể phải luôn trau dồi đạo đức phục vụ khách hàng tận tụy, tâm huyết, thường xuyên quan tâm, gần gũi với khách hàng để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn thân thiết Đồng thời cán bộ nhân viên, cán
bộ Hội đoàn thể phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức ngoại ngành, kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh để tư vấn giúp đỡ hộ nghèo sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn
Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật: NHCSXH cần phải tập trung đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật như trụ sở làm việc, máy móc phương tiện đặc biệt
là hiện đại hoá công nghệ tin học để đưa ra nhiều sản phẩm mới tiện ích hơn hiệu quả hơn
Sáu là, sự phối kết hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện các văn bản thoả thuận, các hợp đồng uỷ thác uỷ nhiệm
đã ký kết Các bên cần nỗ lực phấn đấu làm hết trách nhiệm của mình và phải cùng nhau thường xuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả đồng vốn cho hộ vay
Trang 29- NHCSXH cũng đã từng bước xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị và điều hành thống nhất từ trung ương đến địa phương
Với Hội đồng quản trị gồm lãnh đạo các Bộ, ban, ngành trung ương (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Trung ương đoàn thanh niên, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Ủy ban Dân tộc) đặt dưới sự điều hành chung của Thống đốc NHNN và ban điều hành ngân hàng tại Hội sở và tại chi nhánh 63 tỉnh/thành, 626 phòng giao dịch cấp huyện với trên
9 nghìn cán bộ/nhân viên phối kết hợp chặt chẽ với các tổ tiết kiệm/vay vốn Các kết quả đạt được của NHCSXH là kết quả của việc thực hiện phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và các tổ chức chính trị xã hội, tạo thế
và lực cho NHCSXH ngày càng phát triển vững mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của các đối tượng chính sách
- NHCSXH đã tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Khách hàng được vay vốn tại NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách Những đối tượng khách hàng này là những người dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội Hầu hết trong số đó đang sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của đất nước NHCSXH đã giúp cho họ có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của Nhà nước Khả năng tiếp cận của hộ vay ở khu vực nông thôn với NHCSXH đạt 71,7%, cao hơn so với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Trang 30Nông thôn (58,3%) và Quỹ tín dụng nhân dân (41,7%) Tỷ lệ số hộ làm đơn đề nghị vay vốn so với hộ có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH cũng cao hơn tại hai đơn vị kia, cụ thể tại NHCSXH chiếm 90,7%, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 80% và Quỹ tín dụng nhân dân là 72%
- NHCSXH đã tập trung mọi nguồn lực để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần giảm nghèo bền vững
Để thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh
xã hội, NHCSXH đã tập trung mọi nguồn lực để tăng nhanh quy mô tín dụng chính sách, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo nhờ cơ chế huy động đa dạng nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của các địa phương trên toàn quốc Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài việc nhận vốn do ngân sách Nhà nước cấp, NHCSXH đã tích cực huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, từ thành viên các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính, tín dụng; nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là của chính quyền địa phương, thực hiện tốt phương châm đa dạng hóa nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo
- NHCSXH đã triển khai thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách với nhiều mục tiêu khác nhau
Nếu khi mới thành lập, NHCSXH chỉ có 3 chương trình tín dụng chính sách thì đến nay, đã có 20 chương trình tín dụng chính sách với nhiều mục tiêu khác nhau như phục vụ sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ an sinh giáo dục, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà
ở, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất - kinh doanh và thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn… Các chương trình tín dụng chính sách này đã giúp nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo và các đối
Trang 31tượng chính sách chủ yếu sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- NHCSXH đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hiệu quả tín dụng chính sách, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay vốn và tạo thuận lợi cho các đối tượng yếu thế trong xã hội tiếp cận tài chính toàn diện
- NHCSXH đã tăng cường công nghệ tin học trong quản lý hiệu quả tín dụng chính sách, rút ngắn thời gian và giảm thiểu các sai sót trong các giao dịch Đồng thời, NHCSXH cũng đã triển khai dịch vụ tin nhắn qua điện thoại
để giúp khách hàng thuận tiện đối chiếu nợ tại ngân hàng Ngoài ra, NHCSXH
đã và đang thực hiện dịch vụ chuyển tiền qua Western Union Tăng cường công nghệ tin học đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ, hạn chế phát sinh những sai phạm trong hoạt động tín dụng chính sách; đồng thời, cũng tạo thuận lợi cho khách hàng trong các dịch vụ chuyển tiền, nâng cao được kiến thức về tài chính
và giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay vốn và gửi tiền tại NHCSXH
1.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại NHCSXH tại các địa phương
1.2.2.1 Kinh nghiệm tại NHCSXH huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp cho các hộ nông dân
và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
có cơ hội đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư cho con cái học hành, tạo điều kiện để nhiều hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, chất lượng cuộc sống dần được nâng lên NHCNXH huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa đã có các cách làm như:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai đưa đồng vốn chính sách tiếp cận với tất cả các đối tượng trong diện thụ hưởng Nhằm chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng, hỗ trợ tối đa cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác
Trang 32- Ngân hàng đã thành lập điểm giao dịch đặt ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, niêm yết công khai các chủ trương, chính sách về chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất cho vay; công khai danh sách hộ vay vốn trên địa bàn
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn triển khai các giải pháp, quản lý, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Chương trình ủy thác vốn vay qua các
tổ chức hội giúp cho việc bình xét hộ vay vốn được công khai, dân chủ, bảo đảm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng
- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, mở rộng mạng lưới hoạt động, việc tăng cường các giải pháp bảo toàn nguồn vốn trong thời gian qua đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn huyện Ngọc Lặc luôn đạt hiệu quả cao
Thời gian tới NHCSXH Ngọc Lặc tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách được giao, bảo đảm đúng đối tượng vay, đúng mục đích sử dụng vốn Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các đối tượng được thụ hưởng vốn vay nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống Đồng thời, thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, bảo đảm hoạt động nền nếp, ổn định Tổ chức thực hiện hiệu quả việc thu tiền gốc, tiền lãi đến hạn nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn của Nhà nước và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu Tăng cường tham mưu cho chính quyền địa phương bổ sung nguồn vốn ngân sách đối ứng chuyển sang ngân hàng để cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn
1.2.2.2 Kinh nghiệm tại NHCSXH huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có ý nghĩa lớn đối với những hộ nông dân được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ triển khai
đó là hỗ trợ vay vốn theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
Trang 33phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo Sau 5 năm triển khai tại huyện Tân Sơn Phú Thọ nguồn vốn cho vay ưu đãi này đã kịp thời tiếp sức cho hàng chục nghìn hộ nghèo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, qua đó thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo
Nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, nên
đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 26,38% xuống còn 13,59% Năm
2020 nhờ đó đã giúp cho 3.438 hộ vượt qua ngưỡng nghèo đồng thời hỗ trợ xây dựng 244 căn nhà cho hộ nghèo; giúp 505 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; xây dựng được gần 1.900 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…
Phòng Giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Sơn có các cách làm hay như:
Áp dụng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ linh động theo quy định của chính phủ
Phòng giao dịch huyện Tân Sơn tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm sử dụng vốn, đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn
Huy động các nguồn vốn để các hộ nghèo được vay nhiều hơn tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững
Đồng thời cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo,
hộ cận nghèo lên tối đa là 5 năm; kéo dài thời hạn cho vay tối đa lên 10 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các loại cây trồng, vật nuôi có thời gian sinh trưởng dài như trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại
Trang 34gia súc Mở rộng cho vay đối với người lao động là thành viên của hộ mới thoát nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Với sự vào cuộc tích cực của NHCSXH huyện Tân Sơn cùng chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, vốn tín dụng chính sách sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát
triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân tại NHCSXH tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Từ kinh nghiệm cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối hộ nông dân tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, KT-XH tượng tự giống huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng và các bài học thành công từ các nghiên cứu tại các địa phương khác Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân
của NHCSXH huyện Bảo Lạc bao gồm:
Cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách thông qua NHCSXH Đặc biệt cần nhấn mạnh tính nhân văn và các chính sách ưu đãi thông vay vốn cho các hộ nông dân tại NHCSXH
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ làm công tác tín dụng tại cơ sở Đặc biệt là các tổ TK&VV vì đây là đối tượng sát với các hộ nông dân nhất Họ sẽ là những người tuyên truyền cho các các hộ nông dân để các hộ nông dân sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay
Đôn đốc các cấp Hội kiểm tra sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân để
sử dụng đúng mục đích vốn vay
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay theo phương thức
uỷ thác tại các xã, phường, thị trấn, tổ TK&VV, hộ vay vốn
Tập huấn hướng dẫn người dân cách thức sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả
Trang 351.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân của NHCSXH là một trong nhưng vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau để nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn vay cho các hộ nông dân như những nghiên cứu
Nghiên cứu của Phan Thị Nữ với nội dung “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” được đăng tải trên tạp chí khoa học,
Đại học Huế Nghiên cứu này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ởnông thôn Việt Nam Phương pháp khác biệt trong khác biệt và mô hình hồi qui OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng có 4270 hộ tham gia
cả hai cuộc điều tra, trong đó có 457 hộ được xếp vào diện nghèo vào năm 2004
Từ 457 hộ này, lọc ra được 157 hộ có tham gia vay vốn trong vòng một năm Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông qua việc làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ Nhưng tín dụng không có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến phúc lợi của hộ nghèo
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Quyên (2016) về“Chất lượng tín dụng đối với
hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh thành phố Hà Nội”, luận
văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học kinh tế Luận văn đã chỉ ra được thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội thông qua điều tra khảo sát các hộ nghèo vay vốn và các cán bộ tại NHCSXH Thông qua thực trạng luận văn đã đề xuất các giải pháp nâng cao Chất lượng tín dụng đối với
hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh thành phố Hà Nội bao gồm
2 nhóm giải pháp đó là nhóm giải pháp chính và các nhóm giải pháp hỗ trợ
Nghiên cứu của Vũ Đình Cương (2021) với nội dung “Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh “
luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Trong nghiên cứu tác giả
Trang 36đã hệ thống hóa các hình thức cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, phân tích được các khía cạnh phát triển cho vay thông qua ủy thác, thông qua đó luận văn đã đưa ra được 5 giải pháp nhằm phát triển cho vay ủy thác thông qua các
tổ chức hội, đoàn thể tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bắc Ninh bao gồm (1) Đa dạng hóa nguồn vốn vay, (2) Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát, (3) Cung cấp tín dụng phải kết hợp với chuyển giao kỹ thuật, (4) Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, (5) Nâng cao chất lượng hóa cán bộ làm công tác tín dụng
Như vậy ta thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về hoạt động vay vốn thông qua NHCSXH Các nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm hoàn thiên, nâng cao chất lượng, hiệu quả của vốn vay Nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách có tính hệ thống về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các hộ nông dân tại NHCSXH tại huyện Bảo Lạc Đây cũng chính là khoảng trống của luận văn thạc sĩ mà tác giả nghiên cứu
Trang 37Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bảo Lạc
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc của
tổ quốc, có chung đường biên giới dài với nước Trung Quốc Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22˚44’55” - 23˚05’40 Vĩ độ bắc, 105º32'30" đến 105º52'40" kinh độ Đông Nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, Địa giới hành chính của huyện được giới hạn như sau
- Phía Bắc: Giáp nước Trung Quốc
- Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Kạn
- Phía Đông: Giáp huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình
- Phía Tây: Giáp huyện Bảo Lâm
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Lạc: 92.072,9 ha, chia thành 17 đơn
vị hành chính gồm: Thị trấn Bảo Lạc và các xã: xã Bảo Toàn, Cốc Pàng, Thượng
Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Phan Thanh, Hồng Trị, Kim Cúc, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Đình Phùng, Huy Giáp, Hồng An và xã Xuân Trường Bảo Lạc có vị trí địa lý, kinh tế quốc phòng quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng Huyện có đường biên giới dài chung với nước Trung Quốc, có tuyến quốc
lộ 34 chạy qua; Thị trấn Bảo Lạc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
2.1.1.2 Về địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và trung bình uốn nếp theo khối tảng, xen kẽ là các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp Các dãy núi ở Bảo Lạc
Trang 38có độ cao trung bình 1.000m Các dãy núi đứt gãy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng
Nhìn chung, địa hình huyện Bảo Lạc phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, các khu vực bằng phẳng và thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ, các khu đất bằng có kích thước nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên với địa hình phần lớn là cao và dốc, chia cắt mạnh gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn huyện, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của huyện, sự phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng phụ cận
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc
2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2022 trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cụ thể, quyết liệt của Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của UBMT TQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện,
sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực Kinh tế ổn định và có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, Quốc phòng – an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của người dân cơ bản ổn định và từng bước cải thiện Kết quả một số chỉ tiêu kinh
tế xã hội của huyện đến năm 2022 đạt được như sau:
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: Bình quân đạt 24.055 tấn/năm
- Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích đạt 49,64 triệu đồng/ha
Trang 39- Giá trị sản công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 13,7 tỷ đồng
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng năm tăng lên 35,9 tỷ
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 3.890 tỷ đồng
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,65%/năm
- Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng 18,3%
- Xây dựng các danh hiệu và thiết chế văn hóa:
+ Gia đình văn hóa: 80%;
+ Khu dân cư văn hóa: 70%;
+ Cơ quan, đơn vị văn hóa: 75%;
- Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện an toàn: 97%
- Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: đạt 10/42 trường, chiếm tỷ lệ 23,8%
- Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 1, xóa mù chữ mức độ 1
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã 70,5%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 44%
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 8,7%
- Tỷ lệ che phủ rừng: 53%
2.1.2.2 Dân số và lao động
a) Thực trạng dân số
Năm 2022, tổng số dân của huyện Bảo Lạc là 54.681 người (27.362 nam
và 27.319 nữ) Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, không đều giữa các khu vực nông thôn và khu vực đô thị; biến động theo
xu hướng tăng tỷ lệ dân số khu vực đô thị và giảm tỷ lệ dân số khu vực nông
Trang 40thôn Mật độ dân số trung bình là 59 người/km2 trong đó khu vực thị trấn Bảo Lạc có mật độ dân số cao nhất là 323 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở xã Hồng An với mật độ dân số là 27 người/km2
b) Thực trạng lao động
Đến năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là là 37.439 người, chiếm 68,5% tổng dân số toàn huyện, trong đó: Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 32.379 người, chiếm 59,2%; Lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 28.787 người, chiếm 52,6 % lao động làm việc trong nền kinh tế; Lao động phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 2.056 người, chiếm 3,8% lao động làm việc trong nền kinh tế Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng trên 46,2 % Số lao động được tạo việc làm mới trung bình mỗi năm đạt trên 600 người
Mặc dù lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động kỹ thuật thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Thêm vào đó tình trạng không hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, cũng như lực lượng lao động là nông dân còn bức xúc cần được tập trung giải quyết, tuy nhiên, hiện nay khi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành đang diễn ra mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, du lịch là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nhân lực dồi dào này
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT - XH trong việc
sử dụng vốn vay tại NHCSXH huyện Bảo Lạc