1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịt

289 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịtNghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN

MAI TRƯƠNG HỒNG HẠNHP0420001

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG

PHỤ PHẨM KHOAI LANG (Ipomoea batatas)

TRONG KHẨU PHẦN ĐỂ NÂNG CAONĂNG SUẤT CỦA BÒ THỊT

LUẬN ÁN TIẾNSĨ NGÀNH CHĂN

NUÔI 9620105

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

MAI TRƯƠNG HỒNG HẠNHP0420001

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG

PHỤ PHẨM KHOAI LANG (Ipomoea batatas)

TRONG KHẨU PHẦN ĐỂ NÂNG CAONĂNG SUẤT CỦA BÒ THỊT

LUẬN ÁN TIẾNSĨ NGÀNH CHĂN

NUÔI 9620105

CÁN BỘ HƯỚNG DẪNPGS.TS HỒ THANH THÂMPGS.TS LÂM PHƯỚC THÀNH

Trang 3

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận án này với tựa đề là “Nghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai

lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịt”, do nghiên

cứu sinh Mai Trương Hồng Hạnh thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ ThanhThâm và PGS.TS Lâm Phước Thành Luận án đã báo cáo và được Hội đồng đánh giáluận án tiến sĩ thông qua ngày: …./.…/2024 Luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý vàđược Hội đồng đánh giá luận án xem lại.

PGS.TS Hồ Thanh Thâm

PGS.TS Lâm Phước Thành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết con xin ghi nhớ mãi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ; sựgiúp đỡ, ủng hộ động viên của ông bà, cô chú cùng tất cả những người thân trong giađình trong suốt thời gian sống và học tập của con.

Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu và bản luận án này, ngoài sự nỗ lực củabản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cũng như tạo điều kiện của quý ThầyCô, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên… Khoa Chăn nuôi, Trường Nông nghiệp;tập thể Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, giảng viên, cán bộ các Phòng, Ban chứcnăng của Trường Đại học Cần Thơ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắcsự giúp đỡ đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Hồ Thanh Thâm và PGS.TS.Lâm Phước Thành, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã luôn sát sao, đầy trách nhiệm, tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đangcông tác tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đãgiúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báo cho việc hoàn thành bản luận ánnày.

Đặc biệt tôi xin gửi tấm lòng chân tình tới người chồng yêu quý và đứa con trailuôn là chỗ dựa, là nguồn an ủi, động viên to lớn cho tôi vượt qua mọi khó khăn trongquá trình công tác và thực hiện nghiên cứu đề tài Cùng các anh, em trong gia đình đãđộng viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện vàhoàn thành luận án này.

Cần Thơ, ngày…… tháng… năm 2024

Mai Trương Hồng Hạnh

Trang 5

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

Mai Trương Hồng Hạnh và Hồ Thanh Thâm (2022) Ảnh hưởng của thời gian

bảo quản đến chất lượng của dây và củ khoai lang phụ phẩm ủ chua Tạp chí Khoa họcKỹ thuật Chăn nuôi số 277 (5.22): 54-63.

Mai Trương Hồng Hạnh và Hồ Thanh Thâm (2022) Sử dụng phụ phẩm khoai

lang làm thức ăn chăn nuôi bò thịt tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Tạp chí Khoahọc Kỹ thuật Chăn nuôi số 280 (9.22): 71-77.

Mai Truong Hong Hanh and Ho Thanh Tham (2023) Effect of storage time on

the quality of fermented total mixedration (FTMR) from sweet potato by-products.

Ho Thanh Tham and Mai Truong Hong Hanh (2023) Effect of mixing ratios

on quality of sweet potato (Ipomoea batatas) by-product silage Livestock Research

for Rural Development Volume 35, Article #75 Retrieved November 24, 2023, from

Mai Truong Hong Hanh, Ho Thanh Tham, Lam Phuoc Thanh (2023) Effects

of fermented total mixed rations (FTMR) on in vitro nutrient digestibility and ruminal

fermentation patterns Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics (JAHST),292: 29-34.

Trang 6

TÓM TẮT

Mục tiêu của luận án nhằm xác định tỷ lệ bổ sung khẩu phần phối trộn hoànchỉnh lên men (FTMR) có nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm khoai lang tím Nhậtthích hợp trong khẩu phần đến tăng trưởng và hiệu quả nuôi dưỡng bò thịt Luận ánđược thực hiện thông qua 4 nghiên cứu gồm: (1) Đánh giá năng suất và thành phầnhóa học của dây và củ phụ phẩm khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (2)Xác định các thành phần dưỡng chất của dây và củ phụ phẩm khoai lang ủ yếm khí vớitỷ lệ khác nhau làm thức ăn bò thịt (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quảnđến chất lượng các FTMR và ảnh hưởng của các khẩu phần này đến tiêu hóa dưỡng

chất thức ăn trong điều kiện in vitro (4) Nuôi dưỡng bò thịt lai Sind bằng FTMR từ

phụ phẩm khoai lang tím Nhật Sau khi kết thúc nghiên cứu 3, căn cứ vào kết quả thayđổi hàm lượng dinh dưỡng, đánh giá cảm quan nghiên cứu 3 và điều kiện thực tế củacác thực liệu bổ sung chọn FTMR phù hợp nhất để tiến hành nuôi dưỡng bò thịt Thínghiệm thực hiện trong 105 ngày với 15 ngày thích nghi và 90 ngày theo dõi.

Kết quả nghiên cứu 1 năng suất dây khoai lang đạt 2,54 tấn/ha và tỷ lệ củ phụphẩm khoai lang chiếm 18% năng suất củ Ở nghiên cứu 2, sau 84 ngày ủ, các nghiệmthức đều đạt yêu cầu của mẻ ủ về mùi thơm và màu sắc Khi kéo dài thời gian ủ, hàmlượng DM giảm ở tất cả các nghiệm thức (P<0,05) Hàm lượng CP của thức ăn ủkhông thay đổi đáng kể Hàm lượng N-NH3 ở các nghiệm thức dao động trong khoảng0,1-0,5%, giá trị pH dao động từ 3,3-3,84 Hàm lượng acid hữu cơ có xu hướng thấpkhi hỗn hợp có tỷ lệ củ khoai lang cao Kết quả nghiên cứu 3 cho thấy pH từ 14 đến 84ngày đều đạt yêu cầu ủ chua, pH trong khoảng 4,0-4,5 Hàm lượng N-NH3 trong cùngmột công thức qua các thời gian ủ chua khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) Về hàmlượng dinh dưỡng và đánh giá cảm quan theo thời gian ít có sự biến đổi ở cả ba côngthức, tất cả đều đáp ứng tiêu chuẩn sau 84 ngày Các công thức FTMR khi nghiên cứu

tỷ lệ tiêu hóa trong điều kiện in vitro cho thấy pH của 3 công thức ở thời điểm 0 giờ

trong khoảng 7,18-7,25 và có xu hướng giảm vào 24 giờ nhưng không có sự khác biệt.Nghiên cứu 4 cho thấy tăng khối lượng của bò ăn khẩu phần 75% FTMR đạt 0,788kg/con/ngày và FCR đạt 7,44 cao hơn bò ăn 100% TMR (7,25), nhưng giá FTMRthấp, nên hiệu quả kinh tế cao hơn các tỷ lệ bổ sung FTMR còn lại Kết quả luận áncho thấy mức bổ sung 75% FTMR thay thế cho TMR trong khẩu phần phù hợp đểnâng cao năng suất của bò thịt.

Từ khóa: Củ phụ phẩm khoai lang, dây khoai lang, khẩu phần phối trộn hoànchỉnh lên men, bò thịt, ủ chua

Trang 7

The objective of the thesis is to determine the appropriate rate of supplementing aFermented Total Mixed Ration (FTMR) with the main ingredient being Japanesepurple sweet potato by-product in the diet to increase the growth and feed efficiency ofbeef cattle The thesis was carried out through 4 studies, including: (1) Evaluation ofyield and chemical composition of sweet potato vines and tubers by-products in BinhTan district, Vinh Long province (2) Determining the nutritional components ofanaerobically fermented sweet potato vines and tubers by-products in differentproportions for beef cattle feed (3) Study on the effects of storage time on the quality

of FTMR and the effects of these diets on nutrient digestibility under in vitro

conditions (4) Feeding crossbred Sindhi beef cattle with FTMR from Japanese purplesweet potato by-products After finishing study 3, based on the results of changes innutritional content, sensory evaluation of study 3 and the actual conditions of thesupplementary ingredients, choose the most suitable FTMR to feed beef cattle Theexperiment was conducted for 105 days with 15 days of adaptation and 90 days of datacollection.

The first study showed that the yield of sweet potato vines reached 2.54 tons/ha,with sweet potato by-product tubers accounting for 18% of the tuber yield In study 2,after 84 days of silage, all treatments met the requirements of the silage batch in termsof aroma and color However, with extended silage time, DM content decreased in alltreatments (P<0.05), while the CP content did not change significantly N-NH3 contentin the treatments ranged from 0.1- 0.5% and pH values ranged from 3.3-3.84 Organicacid content tended to be low when the mixture has a high proportion of sweetpotatoes The results of study 3 indicated that pH levels from 14 to 84 days met thesilage requirements, with pH ranging from 4.0-4.5 The N-NH3 content in the sameformula over different fermentation times did not differ significantly (P>0.05).Regarding nutritional content and sensory evaluation over time, there was little changein all three formulas, all met standards after 84 days FTMR formulas, when studied

for nutrient digestibility under in vitro conditions, showed that the pH of the three

formulas at 0 hour ranged from 7.18-7.25 and tended to decrease at 24 hours, thoughthere was no differentiation Results in study 4 showed that the weight gain of cowsfed the 75% FTMR diet reached 0.788 kg/head/day and FCR reached 7.44, higher thanthe 100% TMR diet (7.25) However, due to the lower price of FTMR, the economicefficiency was higher for the 75% FTMR supplement compared to other rates Theresults of the thesis suggest that a 75% FTMR supplementation to replace TMR in thediet is suitable for improving the productivity of beef cattle.

Keywords: Sweet potato by-product tubers, sweet potato vines, Fermented TotalMixed Ration (FTMR), beef cattle, silage

Trang 8

LỜI CAM ÐOAN

Tôi tên là Mai Trương Hồng Hạnh, là nghiên cứu sinh ngành Chăn nuôi, khóanăm 2020 Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học thực sựcủa bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Thanh Thâm và PGS.TS LâmPhước Thành.

Các thông tin được sử dụng tham khảo trong đề tài luận án được thu thập từ cácnguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫnnguồn gốc rõ ràng ở phần Danh mục Tài liệu tham khảo Các kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận án này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thựcvà không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trước đây.

Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2024

PGS.TS Lâm Phước Thành

Trang 9

MỤC LỤC

cảm ơn II Tóm tắt IV Abstract V Lời

cam đoan VI

Mục lục VII Danh sách bảng XI

Danh sách hình XIV

Danh mục từ viết tắt XVI

Chương 1: Gới thiệu 1

1.1Tính cấp thiết của nghiên cứu 1

1.2Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

1.4Những điểm mới của luận án 3

Chương 2: Tổng quan tài liệu 4

2.1Tổng quan về cây khoai lang 4

2.1.1Sơ lược về cây khoai lang 4

2.1.2Diện tích và sản lượng khoai lang ở cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long 4

2.1.3Đặc điểm cây khoai lang 6

2.1.4Một số giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam 11

2.1.5Thành phần hóa học cây khoai lang 15

2.1.6Nghiên cứu sử dụng khoai lang làm thức ăn chăn nuôi 17

2.2Tổng quan về chăn nuôi bò 19

2.2.1Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam 19

2.2.2Hiện trạng chăn nuôi bò ở Đồng bằng sông Cửu Long 22

2.2.3Một số giống bò lai được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long 23

2.3Đặc điểm tiêu hóa thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt 26

Trang 10

2.3.1Đặc điểm tiêu hóa 26

2.3.2Chất khô và nhu cầu chất khô 38

2.3.3Nước và nhu cầu nước 39

2.3.4Chất xơ và nhu cầu chất xơ 39

2.3.5Chất bột đường và nhu cầu chất bột dường 40

2.3.6Chất béo và nhu cầu chất béo 40

2.3.7Protein và nhu cầu protein 40

2.3.8Chất khoáng và nhu cầu chất khoáng 42

2.3.9Vitamin và nhu cầu vitamin 43

2.4Ủ chua thức ăn gia suc 43

2.4.1Nguyên lý ủ chua 43

2.4.2Giai đoạn ủ chua 44

2.4.3Ủ chua dây và củ phụ phẩm khoai lang 46

2.4.4Yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn ủ chua 49

2.4.5Ưu và nhược điểm của thức ăn ủ chua 51

2.4.6Đặc điểm của khối ủ tốt 52

2.5Giới thiệu về khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh (TMR) 52

2.5.1Ưu điểm và nhược điểm của khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh (TMR) 53

2.5.2Hiệu quả sử dụng TMR trên bò thịt 54

2.6Giới thiệu về khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh len men (FTMR) 56

2.6.1Ưu điểm và hạn chế của FTMR 57

2.6.2Dưỡng chất trong FTMR 58

2.6.3Phương pháp sản xuất FTMR 59

2.6.4Một số nghiên cứu khẩu phần FTMR trong nước 60

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 63

3.1Địa điểm và thời gian 63

3.2Nội dung nghiên cứu 63

3.3Phương pháp nghiên cứu 63

Trang 11

3.3.4 Nội dung 4: Nuôi dưỡng bò thịt lai Sind bằng khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lênmen (FTMR) từ phụ phẩm khoai lang tím Nhật 73

Chương4: Kết quả và thảo luận 81

4.1 Nội dung 1: Đánh giá năng suất và thành phàn hóa học của dây và củ phụ phẩmkhoai lang 81

4.1.1 Điều tra và khảo sát năng suất dây và củ phụ phẩm khoai lang qua 3 năm tạihuyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 81

4.1.2 Năng suất và thành phần hoá học của dây và củ phụ phẩm khoai lang lấy trựctiếp từ ruộng khoai lang 86

4.1.3Thành phần hoa học của dây và củ phụ phẩm khoai lang 89

4.1.4Kết luận nội dung 1 91

4.2 Nội dung 2: Xác định các thành phần dưỡng chất của dây và củ khoai lang ủ yếmkhí với tỷ lệ khác nhau để làm thức ăn bò thịt 92

4.2.1Thành phần dinh dưỡng dây và củ khoai lang trước khi ủ chua 92

4.2.2Đánh giá cảm quan 93

4.2.3Thay đổi pH trong các mẫu ủ chua 96

4.2.4Thay đổi hàm lượng acid hữu cơ theo thời gian ủ chua 98

4.2.5Thay đổi tỷ lệ NH 3 (%N/tổng N) theo thời gian ủ chua .102

4.2.6Thay đổi hàm lượng vật chất khô (DM) theo thời gian ủ chua 102

4.2.7Thay đổi hàm lượng protein thô (CP) theo thời gian ủ chua 104

4.2.8Thay đổi hàm lượng khoáng tổng số (Ash) theo thời gian ủ chua 105

4.2.9Thay đổi hàm lượng xơ thô (CF) theo thời gian ủ chua 106

4.2.10Thay đổi hàm lượng xơ acid (ADF) theo thời gian ủ chua 107

4.2.11Thay đổi hàm lượng xơ trung tính (NDF) theo thời gian ủ chua 108

Trang 12

4.2.12Thay đổi hàm lượng béo thô (EE) theo thời gian ủ chua 109

4.2.13Kết luận nội dung 2 109

4.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng cáckhẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR) và ảnh hưởng của các khẩuphần này đến tiêu hoá dưỡng chất thức ăn trong điều kiện in vitro . 111

4.3.1Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng cáckhẩu phần phối trộn hoan chỉnh lên men (FTMR) 111

4.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng các khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lênmen (FTMR) đến tiêu hoá dưỡng chất thức ăn trong điều kiện in vitro . 122

4.3.3Kết luận nội dung 3 127

4.4 Nội dung 4: Nuôi dưỡng bò thịt lai Sind bằng khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lênmen (FTMR) từ phụ phẩm khoai lang tím Nhật 128

4.4.1Thành phần hoá học của các loại thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm 128

4.4.2Thành phần hoá học của khẩu phần các nghiệm thức 129

4.4.3Lượng thức ăn thu nhận 130

4.4.4Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng 137

4.4.5Giá trị pH, nồng độ N-NH 3 dịch dạ cỏ bò .140

4.4.6Khối lượng và tăng khối lượng của bò ở các nghiệm thức 142

4.4.7Hiệu quả kinh tế 145

4.4.8Kết luận nội dung 4 148

Chương 5:Kết luận và đề xuất 149

5.1Kết luận 149

5.2Đề xuất 149

Tài liệu tham khảo 150

Phụ lục 1 179

Phụ lục 2 184

Phụ lục thống kê 187

Trang 13

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích trồng khoai lang theo địa phương (nghìn ha) 5

Bảng 2.2: Sản lượng khoai lang theo địa phương (nghìn tấn) 5

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của dây khoai lang (%DM) 15

Bảng 2.4: Thành phần hóa học của khoai lang (%DM) 15

Bảng 2.5: Thành phần hóa học của dây khoai lang theo tháng tuổi (%DM) 16

Bảng 2.6: Thành phần hóa học của thân và lá khoai lang (%DM) 16

Bảng 2.7: Số lượng bò (triệu con) phân bố theo vùng sinh thái giai đoạn 2018-

Bảng 2.8: Số lượng bò (nghìn con) của các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2018-2022 22

Bảng 2.9: Sự phát triển dạ cỏ qua các tuần tuổi 27

Bảng 2.10: Thời gian thức ăn duy trì trong đường tiêu hoá của gia súc nhai lại 28

Bảng 2.11: Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và tăng khối lượng của bò thịt vỗ béocó khối lượng 200kg 41

Bảng 2.12: Số liệu nghiên cứu protein bò lai hướng thịt 42

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm 66

Bảng 3.2: Ước tính chất lượng mẻ ủ theo chuẩn AOAC (2002) 68

Bảng 3.3: Công thức phối trộn FTMR (%DM) 69

Bảng 3.4: Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần thí nghiệm (%) 74

Bảng 3.5: Thức ăn FTMR từ phụ phẩm khoai lang tím Nhật 75

Bảng 3.6: Thành phần hóa học các loại thực liệu phối trộn thức ăn cho bò (% DM) 75

Bảng 3.7: Thành phần hóa học khẩu phần của các nghiệm thức (%DM) 76

Bảng 3.8: Quy trình tạo ra FTMR từ phụ phẩm khoai lang tím Nhật 76

Bảng 4.1: Đặc điểm ruộng khoai lang 81

Bảng 4.2: Kết quả phỏng vấn nông hộ trồng khoai lang tím Nhật theo mùa vụ giai đoạn 2019-2021 (tấn/ha) 83

Bảng 4.3: Chi phí canh tác khoai lang (1.000vnđ/1.000m2) 84

Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế (1.000vnđ/1.000m2/vụ) 85

Bảng 4.5: Năng suất của dây khoai lang (tấn/ha) 87

Bảng 4.6: Năng suất củ khoai lang (tấn/ha) 88

Trang 14

Bảng 4.7: Thành phần hóa học phụ phẩm khoai lang (%) 90

Bảng 4.8: Thành phần dinh dưỡng của dây và củ trước khi ủ chua 92

Bảng 4.9 : Đánh giá cảm quan của phụ phẩm khoai lang ủ chua 94

Bảng 4.10: Thay đổi pH theo thời gian của phụ phẩm khoai lang ủ chua 97

Bảng 4.11: Thay đổi hàm lượng acid hữu cơ theo thời gian của phụ phẩm khoailang ủ chua (%) 99

Bảng 4.12: Thay đổi N-NH3 theo thời gian của phụ phẩm khoai lang ủ chua (%) 102

Bảng 4.13: Thay đổi vật chất khô theo thời gian của phụ phẩm khoai lang ủ chua

Bảng 4.18: Thay đổi hàm lượng xơ trung tính theo thời gian của phụ phẩm khoai

lang ủ chua (%) 108

Bảng 4.19: Thay đổi hàm lượng béo theo thời gian của phụ phẩm khoai lang ủ chua (%) 109

Bảng 4.20: Đánh giá cảm quan theo thời gian của FTMR 111

Bảng 4.21: Thay đổi pH các nghiệm thức theo thời gian của FTMR 114

Bảng 4.22: Thay đổi hàm lượng vật chất khô theo thời gian của FTMR (%) 115

Bảng 4.23: Thay đổi protein thô theo thời gian của FTMR (%) 116

Bảng 4.24: Thay đổi hàm lượng khoáng theo thời gian của FTMR (%) 117

Bảng 4.25: Thay đổi xơ thô theo thời gian của FTMR (%) 118

Bảng 4.26: Thay đổi xơ trung tính theo thời gian của FTMR (%) 119

Bảng 4.27: Thay đổi xơ acid theo thời gian của FTMR (%) 120

Bảng 4.28: Thay đổi hàm lượng béo thô theo thời gian của FTMR (%) 121

Bảng 4.29: Thay đổi thành phần N-NH3 theo thời gian của FTMR (%) 122

Bảng 4.30: Thành phần hóa học thực liệu dùng trong thí nghiệm (%DM) 123

Trang 15

Bảng 4.31: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất qua các thời điểm (%) 123

Bảng 4.32: Thông số dạ cỏ 125

Bảng 4.33: Thành phần các acid trong tổng số VFA 126

Bảng 4.34: Lượng chất khô ăn vào của bò (DMI kg/con/ngày) 130

Bảng 4.35: Lượng vật chất khô ăn vào và năng lượng trao đổi của bò 132

Bảng 4.36: Lượng protein thô ăn vào của bò (CPI kg/con/ngày) 135

Bảng 4.37: Lượng dưỡng chất tiêu thụ của bò (kg/con/ngày) 136

Bảng 4.38: Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng của bò (%) 137

Bảng 4.39: Lượng dưỡng chất tiêu hóa của bò (kg/con/ngày) 139

Bảng 4.40: Một số thông số dịch dạ cỏ ở bò 140

Bảng 4.41: Khối lượng và tăng khối lượng của bò 143

Bảng 4.42: Chi phí sản xuất FTMR và giá TMR thương mại cho bò thịt 145

Bảng 4.43: Chi phí thức ăn (đồng/kg tăng khối lượng) 146

Bảng 4.44: Ước tính hiệu quả thức ăn của các nghiệm thức 147

Trang 16

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Ruộng khoai lang tại huyện Bình Tân 4

Hình 2.2: Hình thái cây khoai lang 7

Hình 2.3: Các dạng lá của khoai lang 8

Hình 2.4: Hình dạng lá khoai lang tím 9

Hình 2.5: Các bộ phận của hoa khoai lang 10

Hình 2.6: Giống khoai lang Hoàng Long 11

Hình 2.7: Giống khoai lang HL4 12

Hình 2.8: Giống khoai lang HL518 12

Hình 2.9: Giống khoai lang Kokey14 13

Hình 2.10: Giống khoai lang HL491 14

Hình 2.11: Giống khoai lang Murasakimasari 14

Hình 2.12: Giống khoai lang HL284 15

Hình 2.13: Bò lai Sind 23

Hình 2.14: Bò lai Charolais 25

Hình 2.15: Bò Blanc Blue Belge 26

Hình 2.16: Mối liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ 28

Hình 2.17: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của VSV dạ cỏ 29

Hình 2.18: Sơ đồ lượng “Protein trao đổi” được hình thành từ protein của khẩu phần 33

Hình 2.19: Sử dụng TMR trong chăn nuôi bò 53

Hình 3.1: Điều tra, khảo sát các hộ trồng khoai lang 64

Hình 3.2: Cắt dây khoai lang chuẩn bị thu hoạch 65

Hình 3.3: Nhổ củ khoai lang 65

Hình 3.4: Thu hoạch củ khoai lang 65

Hình 3.5: Khoai lang loại 3 65

Hình 3.6: Củ khoai lang sau khi cắt 67

Hình 3.7: Dây khoai lang sau khi cắt 67

Hình 3.8: Túi ủ với van một chiều 70

Trang 17

Hình 3.9: Các chai ủ thuỷ tinh 50ml và 100ml đã chứa chất nền 72

Hình 3.10: Các chai ủ thủy tinh được ủ trong hệ thống lắc tự động ở 39°C, 120 vòng/phút 72

Hình 3.11: Lọc mẫu qua pipet thủy tinh 72

Hình 3.12: TMR sử dụng trong thí nghiệm 74

Hình 3.13: Túi ủ FTMR từ phụ phẩm khoai lang tím Nhật 74

Hình 3.14: Nguyên liệu dùng để phối trộn FTMR 77

Hình 3.15: Bò được ngăn theo ô cá thể, mỗi con được bố trí máng ăn và máng uống riêng 78

Hình 3.16: Cân bò định kỳ 79

Hình 4.1: Chi phí vật tư nông nghiệp qua các năm 2019-2021 84

Hình 4.2: Tỷ lệ acid lactic/tổng số acid hữu cơ (%) của các nghiệm thức 100

Hình 4.3: Mẫu ủ 1 ngày FTMR: I, II, III 113

Hình 4.4: Túi ủ 14 ngày FTMR: I, II, III 113

Hình 4.5: Mẫu ủ 84 ngày FTMR: I, II, III 113

Hình 4.6: Lượng DM ăn vào và tỷ lệ FTMR trong từng nghiệm thức 131

Hình 4.7: Biểu đồ lượng vật chất khô ăn vào của bò thí nghiệm 133

Hình 4.8: Chi phí thức ăn (đồng/kg tăng khối lượng) 146

Trang 18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADF Acid detergent fiber Xơ không tan trong chất tẩy acid (xơacid)

FCR Feed conversion ratio Hệ số chuyển hóa thức ăn

FTMR Fermented Total Mixed Ration Khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lênmen

NDF Neutral detergent fibre Xơ không tan trong chất tẩy trung tính (xơ trung tính)

Trang 19

RDP Rumen degraded protein Protein phân hủy trong dạ cỏ

RUP Ruminally undegraded protein Protein không phân hủy trong dạ cỏTDN Total digestible nutrient Tổng số dưỡng chất tiêu hoá

Trang 20

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Khoai lang (Ipomoea batatas) được sử dụng rộng rãi như nguồn thức ăn cho chăn

nuôi ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Ở Đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL), bên cạnh nguồn thức ăn truyền thống cho bò thịt như cỏ Voi, cỏ tựnhiên, thì nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa, dây đậu phộng, lá khoai mì,phụ phẩm từ nghề trồng khoai lang mà cụ thể là dây khoai lang và củ khoai lang rấtdồi dào Trong số các giống khoai lang đang trồng tại vùng ĐBSCL thì khoai lang tímNhật (Murasakimasari) có năng suất củ thấp hơn nhưng được người dân trồng phổbiến do giá bán và lợi nhuận cao hơn các giống khoai khác Quy mô canh tác khoailang tím Nhật luôn dao động ở mức cao chiếm 70-80% tổng diện tích trồng khoai(Nguyễn Trọng Ân, 2013) Diện tích trồng khoai lang ở các tỉnh Đồng bằng sông CửuLong vào năm 2022 là 5,770 nghìn ha và sản lượng củ là 122,462 nghìn tấn (Tổng CụcThống kê, 2023) từ đó cho thấy tổng sản lượng phụ phẩm khoai lang ước tính cả vùngĐBSCL là rất lớn Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát đã cho thấy năm 2021 dịch bệnhCOVID-19 kéo dài nên phụ phẩm củ khoai lang (loại 3) không có người mua hoặcđược bán với giá rất thấp khoảng 83 đồng/kg giá sản phẩm này Đây là nguồn phụphẩm lớn nhưng có giá thành thấp có thể sử dụng cho chăn nuôi bò thịt.

Củ khoai lang tím Nhật được xếp vào loại 3 (củ có khối lượng dưới 50g, bị gãy,trầy xước) chiếm 10% năng suất và thường có giá chỉ bằng 5% so với khoai loại 1 và2 Khoai lang loại 3 này không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và là nguồn phụ phẩm giàunăng lượng cho chăn nuôi (Nguyễn Trọng Ân, 2013) Củ khoai lang có thành phầnnăng lượng cao (15,6MJ/kg DM), trong khi protein thô (CP) thấp (2-3%) và dây khoailang có thành phần protein thô (CP) ở mức 17,7% DM (Viện Chăn nuôi Quốc gia,2001) Cả 2 nguồn thức ăn này đều được xem là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt

cho gia súc Figueiredo et at (2012) đã xác định việc ủ chua dây khoai lang có nhiều

tiềm năng sử dụng cho chăn nuôi khi thành phần xơ trung tính (NDF) dao động 40% và tổng số dưỡng chất tiêu hoá (TDN) là 63-67% Không giống như các loại câyhọ đậu, nguồn phụ phẩm này không chứa số lượng đáng kể các chất kháng dinhdưỡng, do đó chúng được sử dụng cho bò ở dạng tươi, khô hoặc ủ chua Thôngthường, củ được sử dụng cho heo và dây được làm thức ăn cho bò (Le Van An, 2004).

32-Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy nguồn phụ phẩm từ dây và củ khoai langcó thể sử dụng như nguồn thức ăn thô cho gia súc nhai lại, nhưng vẫn chưa được tậndụng hiệu quả do tính chất thu hoạch theo mùa vụ và chưa có giải pháp dự trữ hợp lý.Trong khi đó, diện tích đất canh tác, đất trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhai lại ngàycàng bị hạn chế Từ đó, tình trạng thiếu cỏ xanh thường xảy ra, đặc biệt trong mùakhô Hiện nay, nhiều trang trại đã tận dụng nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp để sử

Trang 21

dụng trong chăn nuôi bò thịt, nhưng với phương pháp chăn nuôi cho ăn riêng lẻ từngloại thức ăn, chưa chú trọng vào việc cân đối dinh dưỡng cũng như phối trộn các loạithức ăn dẫn đến khẩu phần thức ăn thiếu cân đối từ đó xảy ra tình trạng gia súc thiếudinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, hiệu quả thấp nên chăn nuôi thua lỗ Các nghiên cứugần đây cho thấy triển vọng của việc kết hợp các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làmnguồn thức ăn giàu xơ trong khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR) làm

thức ăn cho gia súc nhai lại (Đặng Hoàng Lâm và ctv., 2019) Một nghiên cứu gần đây

cho thấy dây khoai lang phối trộn với các nguồn nguyên liệu khác như rơm lúa, cámgạo, bột bắp, khô dầu dừa,… là nguồn thức ăn giàu xơ trong khẩu phần phối trộn hoànchỉnh lên men (FTMR) làm thức ăn bò thịt (Hồ Thanh Thâm, 2018) Hồ Thanh Thâm& Nguyễn Minh Thông (2019) khi nghiên cứu ảnh hưởng mức bổ sung dây khoai langủ trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của bò thịt lai Zebu thì dây khoai lang ủ ởmức 50% và 75% trong khẩu phần cho năng suất tối ưu Biện pháp này không nhữnggiải quyết được vấn đề dự trữ tránh hư hỏng sau khi thu hoạch mà còn phát huy hiệuquả của việc lên men có lợi trong quá trình ủ thức ăn, tiết giảm được chi phí sản xuấtqua đó giúp mang lại lợi nhuận cao hơn Do đó, việc nâng cao giá trị các nguồn phụphẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương để phối trộn khẩu phần thức ăn cho gia súc làđiều cần được quan tâm.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng FTMR có thành phần là dây và củ phụ phẩmkhoai lang cũng như mức độ sử dụng FTMR chưa được áp dụng trong chăn nuôi giasúc, nhất là chăn nuôi bò thịt Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp bảo quản, chế biếnvà sử dụng khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR) có thành phần chính làdây và củ phụ phẩm khoai lang cho bò thịt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, sinhtrưởng phát triển cần được nghiên cứu Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành

thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo quản và sử dụng phụ phẩm khoai lang (Ipomoeabatatas) trong khẩu phần để nâng cao năng suất của bò thịt”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng trồng khoai lang, năng suất và thành phần hóa học dây vàcủ phụ phẩm khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Xác định các thành phần dinh dưỡng từ các công thức ủ khác nhau của dây vàcủ khoai lang ủ yếm khí với tỷ lệ khác nhau để làm cơ sở khoa học thiết kế khẩu phầnnuôi bò thịt.

- Xác định ảnh hưởng khác nhau của tỷ lệ thức ăn bổ sung trong công thức khẩuphần hỗn hợp lên men hoàn chỉnh đến tiêu hóa dưỡng chất và thông số dạ cỏ trong

điều kiện in vitro.

- Xây dựng được tỷ lệ bổ sung khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh lên men (FTMR)có nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm khoai lang tím Nhật phù hợp trong khẩu phần

Trang 22

đến khả năng tăng trưởng và đánh giá hiệu quả của việc nuôi dưỡng bò thịt bằng khẩu phần FTMR này.

1.3 Ý nghĩa khoa học và thựctiễn Ý nghĩa khoa học

Kết quả các nghiên cứu đánh giá được giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm khoailang tím Nhật, phương pháp bảo quản, sử dụng phụ phẩm khoai lang tím Nhật làmthức ăn cho bò thịt Xác định được tỷ lệ sử dụng FTMR thích hợp với thành phầnchính là phụ phẩm khoai lang để nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả của luận án giải quyết được nguồn thức ăn thô xanh giá thành thấpcho chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng, của Đồng bằng sông Cửu Long nóichung, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tạo động lực thúc đẩyngành chăn nuôi và trồng trọt phát triển có hiệu quả theo hướng bền vững, tuần hoàn,thân thiện với môi trường Đây là xu hướng mới trong sản xuất và phát triển chăn nuôikhông chỉ tập trung nâng cao năng suất mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nôngnghiệp sẵn có của địa phương Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở cho cácdoanh nghiệp và những người chăn nuôi khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc nhailại.

Kết quả của luận án là tài liệu khoa học để các cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu,các trường Đại học, giảng viên và sinh viên ngành nông nghiệp tham khảo.

1.4 Những điểm mới của luận án

Đánh giá được năng suất, tiềm năng của dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhậtlàm thức ăn cho gia súc thông qua kết quả về năng suất và thành phần hóa học.

Xác định được tỷ lệ phù hợp giữa dây và củ phụ phẩm khoai lang tím Nhật để ủchua làm thức ăn cho bò thịt, cũng như tỷ lệ phù hợp của dây và củ phụ phẩm khoailang tím Nhật trong công thức khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (FTMR).

Xác định được tỷ lệ sử dụng tối ưu của FTMR có thành phần chính là dây và củphụ phẩm khoai lang tím Nhật trong khẩu phần nuôi bò thịt.

Trang 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀILIỆU

2.1 Tổng quan về cây khoai lang

2.1.1 Sơ lược về cây khoai lang

Khoai lang (Ipomoea batatas Lam.) có nguồn gốc từ Châu Mỹ, nó được trồng

cách đây khoảng 5.000 năm Ngày nay khoai lang được trồng phổ biến trên khắp cácvùng nhiệt đới và một số vùng ở cận nhiệt đới ôn đới Khoai lang là một loại cây nôngnghiệp có rễ phát triển lớn có nhiều tinh bột được gọi là củ Trong 100g củ khoai langtươi trung bình có 68g nước; 0,8g porotein; 0,2g lipid; 28,5g glucid và 1,3g cellulose,có thể cung cấp cho cơ thể 122 calo Ngoài ra, trong khoai lang tươi còn có nhiều muốikhoáng Trong 100g khoai lang khô có 11g nước; 2,2g protein; 0,5g lipid; 80g glucid;

3,6g cellulose, nhiều vitamin và muối khoáng (Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010).

Theo số liệu của FAO (2010), trên thế giới có 77% khoai lang sử dụng làm lươngthực, 13% làm thức ăn cho gia súc, 3% làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sảnphẩm khác nhau Phần loại bỏ đi rất ít chỉ chiếm 6%, phần thân lá ngọn vừa được sửdụng làm rau xanh cho con người đồng thời vừa làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc.Cây khoai lang được đánh giá là một loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tếcao (Parle-Milind & Monika, 2015) Khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái tạiViệt Nam và là loại cây trồng có giá trị toàn thân.

Hình 2.1: Ruộng khoai lang tại huyện Bình Tân

2.1.2 Diện tích và sản lượng khoai lang ở cả nước và Đồng bằng sông Cửu

Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, bắpvà đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây Khoai lang được trồng ở khắp mọi nơitrên cả nước từ đồng bằng đến miền núi, duyên hải miền Trung và vùng ĐBSCL Theosố liệu của Tổng Cục Thống kê (2023), diện tích canh tác khoai lang cả nước năm2018 đạt 117,9 nghìn ha và sản lượng củ là 1.374,7 nghìn tấn Đến năm 2022 tổng diện

Trang 24

tích canh tác khoai lang cả nước giảm xuống còn 86,2 nghìn ha và sản lượng chỉ còn 976,1 nghìn tấn.

Bảng 2.1: Diện tích trồng khoai lang phân theo địa phương (nghìn ha)

Bắc Trung Bộ và duyên hải

Bắc Trung Bộ và duyên hải

Trang 25

Vĩnh Long vào năm 2022 tổng diện tích trồng khoai lang chỉ còn 991,8 ha (Cục Thốngkê tỉnh Vĩnh Long, 2023), riêng huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có diện tích canh táckhoai lang là 962 ha Nguyên nhân có thể do người nông dân tại huyện Bình Tân đãnắm bắt được các yếu tố chủ chốt đem đến thuận lợi cho việc trồng khoai lang như kỹthuật, khí hậu, thổ nhưỡng, nhưng việc xuất bán còn bấp bênh nên người nông dân đãgiảm dần diện tích canh tác qua các năm.

2.1.3 Đặc điểm cây khoai lang

2.1.3.1 Đặc điểm sinh học

Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010), cây khoai lang (Ipomoeabatatas) họ bìm bìm (Convolvulaceae), thuộc chi Ipomoea Chi này có khoảng 500loài và được phân thành 13 chi Cây khoai lang được phân loại trong chi Ipomoea như

Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp được trồng để lấy củ

ở các vùng có khí hậu ấm áp như nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới ấm Nó là mộtnguồn cung cấp lương thực quan trọng, được sử dụng làm cả cả rau lẫn lương thực(Hoàng Kim, 2010).

Theo Thái Hà & Đặng Mai (2011), củ khoai lang là một loại lương thực chínhhoặc thức ăn thay thế ở nhiều nước và một phần sản xuất được dùng để làm thức ăncho gia súc Hệ thống rễ chủ yếu nằm sát mặt đất, trong khoảng 25cm trên cùng củađất Một số rễ của cây phình to tạo ra củ chứa tinh bột dài có màu sắc, hình dạng vàthành phần kết cấu khác nhau, những tính chất này tùy thuộc vào giống Thịt củ khoailang có thể có màu trắng, vàng, cam hoặc tím, vỏ của chúng có thể có màu đỏ, tím,nâu hoặc trắng Thân là loại thân leo hoặc bò dưới đất, đôi khi có thể dài tới 4m Ládạng chân vịt, màu xanh lục hoặc hơi tía, gân lá mọc trên cuống lá dài Hoa khoai langmàu trắng hoặc tím nhạt, mọc ở nách lá, mọc thành chùm, đơn độc hoặc thànhcụm Quả hình tròn, trong có 1-4 hạt dẹt (Ecocrop, 2010; Duke, 1983).

Khoai lang cần nhiều nước cho sự phát triển của chúng: lượng mưa hàng nămtối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nằm trong khoảng từ 750 đến 2.000mm Khi lượng mưa dưới 850 mm thì nên tưới và dừng trước khi thu hoạch khoảng 2tuần để tránh làm củ bị úng thối Khoai lang là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ấm

Trang 26

hàng năm, cần nhiệt độ trung bình 20-25°C và đầy đủ ánh sáng mặt trời để phát triểntốt nhất Sự phát triển của cây bị ngưng trễ khi nhiệt độ ngày trung bình nằm dưới20°C Khoai lang phát triển mạnh ở đất mùn hoặc đất pha cát thoát nước tốt với hàmlượng mùn cao tạo môi trường ấm và ẩm cho rễ, pH đất từ 5 đến 7 độ (Ecocrop, 2010;Ramirez, 1992).

Khoai lang chịu được hạn nhẹ và có thể sống qua các đợt khô hạn trong mùa hè,tuy nhiên quá trình sinh trưởng sẽ chậm hơn như khi có đủ nước Ngoài ra, độ ẩm thấplàm giảm chất lượng cây trồng ngay cả khi cây trồng phục hồi sinh trưởng sau khi bịstress do nước (Ecoport, 2010; Ramirez, 1992) Nhìn chung, khoai lang có khả năngchịu đựng tốt trong các điều kiện khắc nghiệt và chúng phát triển mạnh ngay cả khicon người cung cấp dinh dưỡng cho đất thấp và chăm sóc kĩ thuật tối thiểu Chúngphát triển rất nhanh, một số giống có khả năng chịu hạn mặn và cung cấp một lượnglớn dinh dưỡng cho người và gia súc (Scott, 1992).

2.1.3.2 Cấu tạo

Theo Nguyễn Viết Hưng và ctv (2010), cây khoai lang là cây thân thảo, sống

hàng năm, thân mềm bò hoặc leo, hoa lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đềuđặn hoặc có khía Khoai lang có những đặc điểm cơ bản sau đây: phôi thường có hailá mầm; cây dạng thảo; rễ phôi hay rễ sơ sinh thường phát triển thành rễ chính; từ đấysinh ra các rễ thứ sinh (rễ bên); hệ dẫn của thân thường gồm một đai liên tục (trụcống) hoặc gián đoạn (trụ thật) của các bó dẫn; lá thường có cuống với sự phân gânthẳng hoặc có hệ gân hình cung hay song song.

Hình 2.2: Hình thái cây khoai lang (Nguồn: Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010)

a Rễ khoai lang

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ & Vũ Văn Dũng (2015), căn cứ vào đặc tính, chứcnăng và mức độ phân hoá có thể chia rễ khoai lang thành 3 loại: Rễ con, rễ củ và rễlửng hay rễ đực.

- Rễ con: Chức năng chủ yếu của rễ con là hút nước và chất dinh dưỡng để nuôicây Rễ con bắt đầu mọc ở các mắt gần sát mặt đất, 7-10 ngày sau khi bén rễ, rễ con

Trang 27

phát triển ở lớp đất mặt và phát triển tối đa ở giai đoạn sau trồng khoảng 1,5-2 tháng,sau đó rễ con phát triển chậm dần.

- Rễ củ : Được phân hoá hình thành từ rễ con Trong điều kiện thuận lợi, sau khitrồng 15-20 ngày, trong rễ con có sự phân hoá và hoạt động của tượng tầng quyết địnhrễ con phân hoá thành rễ củ và sau đó phát triển thành củ khoai lang.

- Rễ lửng/rễ đực: Là loại rễ có khả năng hình thành củ, nhưng trong quá trìnhphát triển gặp điều kiện không thuận lợi như nhiệt độ quá cao, quá thấp, độ ẩm đất bãohoà không cân bằng dinh dưỡng NPK, đặc biệt là quá nhiều đạm nên không phát triểnthành củ Những ảnh hưởng này chủ yếu ức chế hoạt động của tượng tầng, thân láphát triển quá nhanh Điều đáng chú ý là khi đã hình thành rễ nửa chừng, sau đó cógặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì rễ nửa chừng cũng không phát triển thành củđược Rễ đực thường có đường kính 2-5 mm, dài 20-30 cm, mọc thẳng tuột và rấtnhanh, không phình to thành củ được.

b Lá khoai lang

Đặc điểm hình thái: Có nhiều hình dạng như hình tim, chân vịt, xẻ thùy, mũimác Lá có màu đa dạng, từ vàng nhạt, xanh cho đến xanh đậm Lá khoai lang mọctrên cuống, cách nhau tùy theo chiều dài đốt Cuống lá khá dài (khoảng 10 cm) giúpphần phiến lá có thể quay ra hướng ánh sáng mặt trời.

Hình 2.3: Các dạng lá của khoai lang (Nguồn: www.google.com.vn)

Lá khoai lang tím mọc cách, có cuống dài (trên dưới 10 cm) Nhờ có cuống dàinên lá khoai lang có thể xoay chuyển phiến lá ra ngoài ánh sáng mặt trời Lá có dạnghình tim, màu sắc lá thân và lá ngọn đều có màu xanh.

Trang 28

Hình 2.4: Hình dạng lá khoai lang tím (Nguồn: www.google.com.vn)

Quá trình phát triển: Số lượng lá trên một cây khoai rất nhiều, bao gồm lá mọctrên thân chính và lá mọc từ các thân phụ Người ta ước tính tổng số lá trên một cây cóthể lên đến 400 lá Trong khi trồng, người ta thường bấm ngọn khoai lang để hạn chếsự bò lan của thân, tạo điều kiện cho các thân phụ nảy ra làm nên bộ khung lớn dobấm ngọn ức chế sự sinh trưởng ngọn, tăng khả năng phân nhánh phụ.

c Thân khoai lang

Đặc điểm hình thái: Thân khoai lang chủ yếu bò lan dưới đất, chỉ có một vàigiống thân đứng hoặc leo Chiều dài thân trung bình khoảng 1,5-2 m, đôi khi dài 3-5m, đường kính thân khá nhỏ, chỉ khoảng 0,3-0,6 cm Trên thân có rất nhiều đốt dài từ3-7 cm, mỗi đốt mọc ra 1 hoặc 2 lá Tiết diện thân có hình đa giác nhiều cạnh hoặchình tròn, một vài giống khoai lang được ghi nhận có lông trên thân Màu sắc cũng tùythuộc vào giống: Xanh nhạt, vàng đậm, trắng, tím,…

Quá trình phát triển: Thân chính được phát triển từ phần ngọn của dây khoai đemtrồng, sau đó trong quá trình lớn lên thì xuất hiện các thân phụ mọc ra từ nách lá Thânchính và thân phụ phát triển thành một hệ thống thân khoai tạo điều kiện cho lá pháttriển mạnh Quá trình phát triển này phụ thuộc vào giống hoặc các yếu tố ngoại cảnhvà trình độ kỹ thuật của người trồng Người trồng thường ưa chuộng các giống khoaicó chiều dài thân vừa phải hoặc ngắn, thân tương đối đứng, đường kính thân lớn vàkhoảng cách đốt ngắn.

d Hoa, quả và hạt khoai lang

Khoai lang có hoa hình chuông có cuống dài, giống hoa rau muống Hoa thườngmọc ở nách lá hoặc đầu ngọn thân, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm 3-7 hoa, mỗi hoa chỉnở một lần vào lúc sáng sớm và héo vào lúc giữa trưa Tràng hoa hình phễu, màu hồngtía, cánh hoa dính liền, mỗi hoa có một nhị cái và 5 nhị đực cao thấp không đều nhauvà đều thấp hơn nhị cái Sau khi nở hoa nhị đực mới tung phấn Phấn chín chậm, cấutạo hoa lại không thuận lợi cho tự thụ phấn nên thường trong những quả đậu, tỷ lệ tựthụ phấn khoảng 10%, còn 90% thụ phấn khác cây, khác hoa Trong sản xuất khoai

Trang 29

lang thường thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng Quả khoai lang thuộc dạng quả sóc, hìnhhơi tròn, có 3 mảnh vỏ, mỗi quả có 1-4 hạt Hạt khoai lang thường có màu nâu đen,hình bầu dục hay đa giác, vỏ cứng do đó có thể duy trì khả năng sống được 20 nămhoặc lâu hơn.

Nở hoa thụ phấn và hình thành quả: Ở Việt Nam, khoai lang thường ra hoa vào

mùa Đông, gặp điều kiện nhiệt độ thấp, việc thụ phấn thụ tinh không thuận lợi ảnhhưởng tới sự kết hạt của khoai lang Bởi vậy, trong công tác chọn tạo giống khoai langbằng phương pháp lai hữu tính, thường người ta phải che ánh sáng để giảm bớt thờigian chiếu sáng trong một ngày, giảm cường độ ánh sáng nhằm xúc tiến cho khoailang ra hoa sớm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc lai tạo Sau khi thụ tinh khoảng1-2 tháng thì quả chín Khi quả chín, quả tự tách vỏ làm hạt bắn ra ngoài Vỏ hạt khoailang cứng và dày Bởi vậy khi gieo hạt cần xử lý hạt để hạt dễ mọc (Nguyễn Viết

Hưng và ctv., 2010).

Hình 2.5: Các bộ phận của hoa khoai lang (Nguồn: Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010)

2.1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất củ thương phẩm đối với khoailang tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

Năng suất củ thương phẩm khoai lang tím Nhật biến động tuỳ thuộc vào thờiđiểm thu hoạch, mật độ trồng và lượng phân bón trong quá trình sản xuất Theo Phạm

Thị Phương Thảo và ctv (2016a) khi thu hoạch vào thời gian từ 120-148 ngày sau khi

trồng thu được 2,33-2,77 củ/dây, từ 155-176 ngày sau khi trồng số củ thương phẩmtrên dây dao động khoảng 2,0 củ/dây và thấp hơn so với ở thời điểm 148 ngày tuổi.Đối với Nguyễn Xuân Lai (2011) khi trồng ở mật độ 140 nghìn dây hom/ha (khoảng 2-3 củ/dây), nghiên cứu của Trương Thị Minh Tâm (2014) khi bố trí ở mật độ trồngkhoảng 150 nghìn hom giống/ha có số củ/dây thu hoạch vào thời điểm 135 ngày sau

khi trồng là 2,6 củ Trong khi, nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hiền và ctv (2014b) khi

bón bổ sung CaO (200 kg/ha) cho khoai lang tím Nhật với mật độ 200 nghìn dâyhom/ha thì thu được khoảng 2,51-2,7 củ/dây Theo Trịnh Xuân Ngọ & Đinh Thế Lộc(2004), mật độ trồng có ảnh hưởng đến năng suất khoai lang, đặc biệt là số lượng củhình thành trên dây; trong đó, nếu mật độ trồng càng dày thì số củ trên dây càng thấp.

Trang 30

2.1.4 Một số giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam

Theo Thái Hà & Đặng Mai (2011), nguồn gốc và đặc tính chủ yếu của một sốgiống khoai lang như sau:

2.1.4.1 Giống khoai lang Hoàng Long

Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ TrungQuốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968 Giống này do Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giốngnăm 1981 Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày Năng suất củ tươi 15-27 tấn/ha, tỷ lệchất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam,dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dâytrung bình.

Hình 2.6: Giống khoai lang Hoàng Long (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.4.2 Giống khoai lang Hưng Lộc 4 (HL4)

HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ Nguồn gốc Việt Nam.HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứuThực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu Bộ Nông nghiệp vàPTNT công nhận giống năm 1987 Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày Năng suất củtươi 18-33 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củmàu cam đậm, dạng củ đẹp, dây xanh phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình,nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Trang 31

Hình 2.7 : Giống khoai lang HL4 (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.4.3 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc: Giống HL518 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệpHưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản =CIP92031 = HL518 Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn côngnhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêuthị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 95-110 ngày Năng suất củ tươi: 17-32tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30% Chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củmàu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Hình 2.8: Giống khoai lang HL518 (Nguồn Hoàng Kim, 2012)

Trang 32

2.1.4.4 Giống khoai lang Kokey14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứuThực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA Giốngđược tuyển chọn và giới thiệu năm 2002, hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở cáctỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày Năng suất củtươi: 15-34 tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31% Chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịtcủ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây, virusxoăn lá, bệnh đốm lá, bệnh ghẻ và hà khoai lang.

Hình 2.9: Giống khoai lang Kokey14 (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.4.5 Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống HL491 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộcchọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản =CN76-2 CIP/AVRDC Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn côngnhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêuthị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95-110 ngày Năng suất củtươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-31% Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịtcủ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Trang 33

Hình 2.10: Giống khoai lang HL491 (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.4.6 Giống khoai lang Murasakimasari (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâmNghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA.Giống tuyển chọn và giới thiệu năm 2002, hiện được trồng ở vùng ĐBSCL, bán tại cácchợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng 105-110 ngày Năng suất củtươi: 10-22 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tímsẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đụcdây.

Hình 2.11 Giống khoai lang Murasakimasari (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.4.7 Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột Nguồn gốcAVRDC (Đài Loan)/Japan Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nôngnghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000 Thời giansinh trưởng 90-105 ngày Năng suất củ tươi 18-29 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chấtlượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẻo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem,dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Trang 34

Hình 2.12: Giống khoai lang HL284 (Nguồn: Hoàng Kim, 2012)

2.1.5 Thành phần hóa học cây khoai lang

Các nghiên cứu về cây trồng làm thức ăn gia súc ở Việt Nam cho thấy dây khoailang có tiềm năng là nguồn cung cấp protein cho chăn nuôi (Bui Huy Nhu Phuc, 2000;Nguyễn nhật Xuân Dung, 2001), với hàm lượng CP tương đối cao và hàm lượng chấtxơ thấp và chứa nhiều các acid amin Theo Dominquez (1992), dây khoai lang có cóthành phần carbohydrate thấp nhưng CP và xơ cao vì vậy giá trị dinh dưỡng cơ bảncủa chúng là nguồn vitamin và protein Đây là nguồn thức ăn rất tốt với gia súc nhailại và cả gia súc dạ dày đơn.

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của dây khoai lang (%DM)

Bảng 2.4: Thành phần hóa học của khoai lang (%DM)

Nguồn: Gohl (1981)

Trang 35

Bảng 2.5: Thành phần hóa học của dây khoai lang theo tháng tuổi (%DM)

Bột lá khoai lang là nguồn protein và xanthophyl trong khẩu phần gia cầm.Xanthophyl và ß-caroten trong bột lá làm cho màu lòng đỏ trứng và da gà tốt hơn.Trong khi đó, sử dụng 10% thân lá khoai lang làm tăng khối lượng và giảm chi phíthức ăn và giảm tỷ lệ chết và còi cọc của heo con Thân lá tươi rất ngon miệng đối vớibò Ví dụ, một con bò nặng 400-500kg có thể ăn hết 50-70kg/ngày Tăng tỷ lệ thân lákhoai lang trong khẩu phần làm tăng sản lượng sữa của bò Bổ sung thân lá khoai lang

cải thiện rõ rệt lượng ăn vào và tăng khối lượng của bò đực giống (Lê Đức Ngoan vàctv., 2004).

Dây khoai lang được sử dụng từ lâu ở nước ta để làm thức ăn cho heo và trâu bò.Theo kết quả phân tích, dây lá khoai lang tươi chứa 1,2-3,7% protein, 7,9-8,75%glucid Tuy nhiên, cần phải bố trí thu cắt khoai lang đúng lúc để vừa cho năng suấtchất xanh cao, vừa có phẩm chất tốt Dây khoai lang càng nhiều tháng tuổi thì hàmlượng glucid càng tăng, nhưng hàm lượng protein giảm Dây khoai lang một tháng vàhai tháng là có giá trị dinh dưỡng cao nhất (Nguyễn Ngọc Bích, 2000).

Bảng 2.6: Thành phần hóa học của thân, lá khoai lang (% DM)

Trang 36

2.1.6 Nghiên cứu sử dụng khoai lang làm thức ăn chăn nuôi

2.1.6.1 Giá trị dinh dưỡng

Gọi các loại khoai là rau vì nó cung cấp cho cơ thể caroten và vitamin C, nhưnglà rau đặc biệt vì nó có chứa hàm lượng các chất sinh nhiệt cao Vì chứa nhiệt lượngcao, nên các loại khoai có thể thay được một phần lương thực Cần 1.000 Kcal, phải ăntrên 4kg rau muống, trong khi đó, nếu ăn khoai lang tươi, chỉ cần 800g; 100g khoailang khô có nhiệt lượng tương đương 100g gạo Tuy nhiên, vì lượng protein rất thấpnên ăn khoai lâu dài sẽ dễ dẫn đến thiếu protein Giá trị của khoai là vừa có phần thaylương thực lại có phần là rau (Caroten, vitamin C) mà ở lương thực không có.

Với người trưởng thành khi thiếu gạo, có thể ăn khoai lang tươi lâu dài hàng nămvẫn chịu được Nhưng dù ăn gạo đủ no nhưng thiếu rau thì chắc chắn là sau 3 tháng sẽxuất hiện bệnh thiếu vitamin Xơ của khoai là loại pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt,tăng thải cholesterol, chống táo bón… Chất tinh bột ở khoai thuộc dạng tinh bột dễtiêu và còn phần lớn ở dạng đường, nên ăn khoai có vị ngọt, tỷ lệ Ca/P tương đối tốtcho việc sử dụng.

Sắt là thành phần chính của tế bào máu hemoglobin Nhu cầu chất sắt của trẻ sơsinh từ 3 đến 12 tháng tuổi là 14 mg/ngày sau đó giảm còn 8-9 mg/ngày Hàm lượngsắt trong các loại khoai lang đều cao, nhất là giống khoai lang màu cam Ngoài ra,khoai lang còn chứa khá nhiều canxi (vôi), kali và kẽm, nhất là giống khoai lang màutrắng và màu cam Kẽm và sắt là 2 chất rất thiếu trong gạo, chẳng những thế, trong gạocòn có chất phytase ngăn cản hấp thu sắt và kẽm của các loại thực phẩm khác trongruột.

Khám phá gần đây cho thấy trong khoai lang có chứa nhiều chất chống ôxy hóangăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, chống lão hóa và làm sạch các chất bẩntrong mạch máu Bao gồm các hợp chất phenol, anthocyanin có nhiều trong khoai langtím; carotenoid, trong đó khoai lang tím chứa nhiều chất chống ô-xy hóa tổng số nhấtkế đến là khoai lang hồng và khoai lang bí Đó là lý do ở Nhật lấy khoai lang tím vàkhoai lang bí để làm nước ép, loại nước uống của thực phẩm chức năng.

2.1.6.2 Ứng dụng của khoai lang trong cuộc sống

Khoai lang có nhiều ứng dụng trong cuộc sống có thể liệt kê sau đây:

a Dùng làm lương thực, thực phẩm cho người

Sử dụng ăn tươi, dùng lá và ngọn làm rau xanh (luộc, xào) Thái lát phơi khô giã thành bột để làm bánh.

Hầm với xương để làm súp, rán, chiên.

Trang 37

b Dùng làm thức ăn gia súc

Tính đến nay đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về chế biến, bảo quản, sử

dụng dây lá và củ khoai lang, trong đó có phương pháp ủ chua (Nguyễn Thị Tịnh vàctv., 2006; Lebot, 2009) Thân cây khoai lang được lên men có thể tạo ra sinh khối có

hàm lượng protein thô, vật chất khô và tro cao hơn so với các loại thức ăn ủ chua khác(Lebot, 2009).

Một vài thí nghiệm trên gia súc nhai lại đã được thực hiện với dây khoai lang.

Khi kết hợp lá so đũa (Sesbania grandiflora Pers) với dây khoai lang theo tỷ lệ 1:1

trong khẩu phần của dê thịt cho kết quả tăng khối lượng là 60,6 g/con/ngày (Vo Lam& Ledin, 2004) Dê có mức tăng khối lượng 15g/ngày được ghi nhận khi sử dụng dây

khoai lang để bổ sung vào khẩu phần cỏ Voi, cám bắp và lá Bình linh (Katongole etal., 2009a) Mức tăng khối lượng từ 44-82 g/ngày được ghi nhận khi dây khoai langbổ sung vào hỗn hợp bánh dầu bông vải và cám bắp theo tỷ lệ 1:4 (Katongole et al.,

2009b) Do đó, dây khoai lang cung cấp đủ CP và năng lượng trao đổi để duy trì sảnxuất thịt và sữa dê trong điều kiện nhiệt đới, ngay cả trong giai đoạn khan hiếm thức

ăn (Katongole et al., 2009b; Katongole et al., 2008; Nambi et al., 2001) Nuôi dê bằng

dây khoai lang giúp cung cấp lượng nitơ rẻ tiền và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn(Aregheore, 2004) Dây khoai lang có thể thay thế 50% thức ăn đậm đặc (78,4% cám

lúa mì, 20,6% bánh dầu hạt noug (Guizotia abyssinica) trong khẩu phần ăn của dê đực(Kebede et al., 2011) Một thí nghiệm khác được thực hiện trên dê Angol × Nubian,

đã chứng minh có thể sử dụng phụ phẩm khoai lang để để hỗ trợ tăng trưởng ở dê vànâng cao chất lượng khẩu phần khi kết hợp với các loại cỏ chất lượng thấp(Aregheore, 2003) Một thí nghiệm trên dê lai Boer khoảng 9 tháng tuổi cho ăn phụphẩm củ khoai lang với các mức độ khác nhau Kết quả cho thấy khi tăng mức bổsung phụ phẩm củ khoai lang từ 10, 20, 30 và 40% trong khẩu phần ăn của dê lai Boerđã cải thiện lượng thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào, chuyển đổi thức ăn và tăng khốilượng hàng ngày và mức bổ sung 30% phụ phẩm từ củ khoai lang là tốt (Nguyen BinhTruong & Tran Trung Tuan, 2024).

Khả năng cung cấp dây khoai lang từ các luống được cắt tỉa để làm thức ăn chocừu từ 100 đến 165 con/ha với khoảng thời gian chăn thả 6 tuần, điều này sẽ tối ưuhóa năng suất và chất lượng thức ăn thô xanh (Olorunnisomo, 2007a) Hỗn hợp dây vàcủ khoai lang (50:50) phơi héo giúp tối đa hóa hiệu quả kinh tế từ việc trồng khoailang làm thức ăn cho cừu (Olorunnisomo, 2007b) Tuy nhiên, cừu tỏ ra thích lá khoai

mì hơn lá khoai lang (Haryanto et al., 1982) Cừu ăn lá khoai lang đã ghi nhận mứctăng khối lượng hàng ngày khoảng 50-60 g (Rondon et al., 1989).

Trang 38

Bò sữa khi cho ăn dây khoai lang và bổ sung cỏ Sả (Megathyrsus maximus) hoặccao lương ủ chua (Etela et al., 2009; Etela et al., 2008; Ashiono et al., 2006) sẽ khiến

lượng vật chất khô (DM) ăn vào thấp hơn, nhưng khả năng sử dụng năng lượng trao

đổi (ME) hiệu quả hơn cho việc sản xuất sữa (Etela et al., 2009; Etela et al., 2008).

Dây khoai lang có thể bổ sung ở mức 70% trong khẩu phần với cao lương ủ chua và

có tiềm năng lớn để cải thiện năng suất sữa (Ashiono et al., 2006; Göhl, 1982) Bò cái

tơ có khả năng tăng khối lượng (500 g/ngày) tương tự trên cỏ và cỏ + dây khoai lang

và thấp hơn khẩu phần bao gồm cỏ Voi + cỏ linh lăng (Kariuki et al., 1998) Đối với

bò đực Zebu, khi bổ sung nitơ từ urê kết hợp với dây khoai lang làm bò có mức tăngkhối lượng cao hơn Điều này có thể là do sự cải thiện trong hệ sinh thái dạ cỏ, tăng

cường sự phát triển của vi sinh vật và tạo ra nhu cầu về nitơ (Meyreles & Preston,

1979) Bê ăn cỏ Voi và chỉ bổ sung dây khoai lang có kết quả tốt hơn so với nhữngcon bê chỉ ăn cỏ Voi, nhưng kém hơn so với những con ăn cỏ Voi và bổ sung hỗn hợp

từ dây khoai lang và các loại cây họ đậu khác (Lanyasunya et al., 2006) Theo Hồ

Thanh Thâm & Nguyễn Minh Thông (2019) thì khi bổ sung dây khoai lang ủ chua chobò lai Zebu ở 0,36 đến 0,64 kg/con/ngày cho kết quả tăng khối lượng tốt nhất.

Năm 2013, Nguyen Thi Duong Huyen et al (2013a) khi cho thỏ trắng New

Zealand đực 6 tuần tuổi ăn dây khoai lang bổ sung lúa, tấm hoặc tấm có thêm trấu, kếtquả cho thấy hệ số tiêu hóa DM, OM và protein thô không bị ảnh hưởng khi bổ sungdây khoai lang cùng với lúa, tấm hoặc tấm có bổ sung trấu Việc cho ăn dây khoailang bổ sung lúa, tấm hoặc tấm có thêm trấu, tất cả đều dẫn đến cải thiện tăng khốilượng ở mức 17%; DM được cải thiện 9% Tuy nhiên, ở một thí nghiệm khác Nguyen

Thi Duong Huyen et al (2013b) trên 40 con thỏ đực cho ăn hai chế độ ăn cơ bản: raumuống (Ipomoea Aquas) hoặc dây khoai lang (Ipomoea batatas) Kết quả cho thấy so

với dây khoai lang, rau muống dễ tiêu hóa hơn và hỗ trợ chuyển hóa thức ăn tốt hơn.Ngoài ra, khoai lang còn được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dùnglàm thuốc để chữa một số bệnh như: cảm sốt mùa nóng, táo bón, trẻ biếng ăn, quánggà, viêm tuyến vú, đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, phụ nữ băng huyết, chữa ngộ

độc vì sắn, say tàu xe, vàng da, mụn nhọt (Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010).

2.2 Tổng quan về chăn nuôi bò

2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam

2.2.1.1 Tổng đàn và sự phân bố đàn bò ở các vùng sinh thái

Ở Việt Nam, giai đoạn 2018-2022 chăn nuôi bò phát triển tương đối chậm Đànbò của cả nước 6.348,4 triệu con vào năm 2022 chỉ tăng 23 con so với năm 2018 Tìnhhình về số lượng đàn bò được phân bố theo vùng sinh thái được trình bày ở Bảng 2.7.

Trang 39

Bảng 2.7: Số lượng bò (triệu con) phân bố theo vùng sinh thái giai đoạn 2018-2022

Bắc Trung Bộ và duyên hải

2.2.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò thịt hiện nay

Ngành chăn nuôi bò thịt ở ĐBSCL hiện nay có nhiều thuận lợi Thị trường tiêuthụ thịt bò rất tiềm năng vì nhu cầu tiêu thụ thịt đang tăng Hơn nữa, nước ta gia nhậpWTO năm 2006 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2016 sẽ mở ranhiều cơ hội đối với ngành chăn nuôi bò thịt cả nước cũng như khu vực Đồng bằngsông Cửu Long Nguồn phụ phẩm từ các cây trồng rất đa dạng như: cây lúa, cây bắp,khoai mì, cây mía … có thể sử dụng làm thức ăn cho bò Vì vậy, cần tận dụng tốtnguồn phụ phẩm này bằng các giải pháp tổ chức quản lý, chế biến nhằm giảm áp lựcvề diện tích trồng cỏ, giảm chi phí thức ăn, góp phần giảm phát thải khí nhà kính vànâng cao hiệu quả chăn nuôi Chính phủ cũng như các tỉnh đã có những chính sáchkhuyến khích, ưu tiên phát triển chăn nuôi bò thịt Ngoài ra, nguồn lao động dồi dào vàquỹ đất để phát triển thức ăn lớn cũng là lợi thế cho chăn nuôi bò.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì ngành chăn nuôi bò thịt cũng còn gặp rất nhiềukhó khăn sau:

Người chăn nuôi vẫn còn duy trì quy mô nhỏ lẻ, phân tán, quy mô nhỏ làm chiphí sản xuất cao, trình độ còn hạn chế nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa

Trang 40

học kỹ thuật chưa được đồng bộ, thiếu vốn sản xuất Đây là một trong những bước cảnlớn trong phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa.

Nguồn giống vẫn còn hạn chế, con giống người dân đang nuôi hiện nay chủ yếulà các giống địa phương và con lai của chúng với các giống chuyên thịt ở các mức độmáu khác nhau, phần lớn là bò lai Sind với tầm vóc nhỏ và năng suất thịt thấp Cácgiống bò hiện nay có khối lượng trưởng thành thấp (250-300 kg) chiếm 52% tổng đàn

Các chính sách phát triển bò lai với các giống bò chuyên thịt ở các tỉnh có quantâm nhưng số lượng đang còn rất hạn chế Từ đó, người dân không mặn mà với việc

Ngoài con giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất xơ (thức ăn thô) vừa thiếuvề số lượng vừa kém chất lượng và khó đáp ứng quanh năm Người chăn nuôi chưachú trọng xây dựng nguồn nguyên liệu thức ăn, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn cósẵn; chưa quan tâm sử dụng các phụ phẩm cây trồng hoặc có sử dụng nhưng khôngqua chế biến cũng gây khó khăn trong việc giải quyết nguồn thức ăn cho đàn bò khiphát triển lên quy mô lớn hơn Các giống cỏ năng suất cao (VA06, voi lai ) đã đượcphát triển nhưng sự thoái hoá giống làm giảm năng suất Hơn nữa, cỏ tự nhiên và cỏtrồng khó phát triển vào mùa mưa (tháng 12-3) và mùa nắng hạn (tháng 7-8) tạo ra sựthiếu hụt thức ăn trong các tháng này Ước tính, hàng năm thiếu hụt khoảng 30-40%tổng thức ăn thô cho bò.

Mặc dù, thị trường có tiềm năng lớn nhưng người chăn nuôi bị động do các yếutố như: giá cả chưa ổn định và còn thấp; giá thức ăn tăng cao; phương thức tiêu thụ sảnphẩm còn lệ thuộc vào thương lái và các đơn vị thu mua, thiếu liên kết sản xuất và tiêuthụ nên sẽ gặp khó khăn khi phát triển tổng đàn quy mô lớn hơn, làm giảm hiệu quảkinh tế chăn nuôi.

2.2.1.3 Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt đến 2030

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020về Phê duyệt phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 Theo đó, đànbò thịt ổn định ở quy mô 6,5-6,6 triệu con, trong đó 30% được nuôi trong trang trại.Một số giải pháp phát triển đàn bò liên quan đến nội dung luận án:

- Chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nôngnghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi Tổng diệntích đất các loại cho nhu cầu này 0,5-1 triệu ha.

- Tăng cường đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ chăn nuôi, thúy…Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, côngnghệ tiên tiến, công nghệ mới vào lĩnh vực thức ăn.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng và tiếtkiệm hiệu quả nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:13

Xem thêm:

w