1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ứng dụng kỹ thuật sinh thái trong nuôi trồng thủy sản

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ Thuật Sinh Thái - Ứng Dụng Kỹ Thuật Sinh Thái Trong Nuôi Trồng Thủy Sản, Bài Tiểu Luận Môn Học, đánh giá tổng thể về môi trường sinh thái của các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửa Long.

Trang 1

ỨNG DỤNG

KỸ THUẬT SINH

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÔN: KỸ THUẬT SINH THÁI

GVHD: Học viên: Lớp:

MSHV:

Trang 2

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

NỘI DUNG 1

NỘI DUNG 2

NỘI DUNG 3

NỘI DUNG 4

TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SINH THÁI

HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐB SÔNG CỬU LONG

HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐB SÔNG CỬU LONG

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI THUỶ SẢN TẠI ĐB SÔNG CỬU LONG

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI THUỶ SẢN TẠI ĐB SÔNG CỬU LONG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 3

Tổng quan

về kỹ thuật sinh tháiChương 1

Trang 4

ĐỊNH NGHĨA

Kỹ thuật sinh thái là một nghiên cứu tích hợp hệ sinh thái và kỹ thuật, nó có

liên quan đến việc giám sát, thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái

Theo Misch (1996) “Thiết kế các hệ sinh thái bền vững được tích hợp xã hội loài người với môi trường tự nhiên của nó vì lợi ích của cả hai”

CÁC NGUYÊN TẮC

Nguyên tắc 1: Thiết kế phù hợp với tính tự nhiên của hệ sinh thái

Nguyên tắc 2: Thiết kế phù hợp cho bối cảnh địa điểm cụ thể

Nguyên tắc 3: Duy trì độc lập của yêu cầu thiết kế chức năng

Nguyên tắc 4: Thiết kế hiệu quả cho năng lượng và thông tin

Nguyên tắc 5: Thừa nhận các giá trị và mục đích thúc đẩy kinh tế.

Trang 5

HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chương 2

Trang 6

Khái quát chung về đồng bằng sông cửu long

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn được gọi là đồng bằng Nam Bộ hoặc Tây Nam Bộ, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước Dân số toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long là 17.367.169 người (chiếm 13% diện tích cả nước)

Đây là vùng đặc quyền kinh tế có diện tích khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế cả nước

Hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường chính là Đông và Tây Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau

Trang 7

Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Mê Kông đổ ra hai mặt biển Đông và Vịnh Thái Lan với tổng diện tích gần 4 triệu ha đất tự nhiên Hằng năm, vùng đồng bằng thấp và phẳng này nhận hơn 450 tỷ m3 nước từ sông Mê Kông đổ về, lượng mưa cao xấp xỉ 2000 mm/năm, lượng nước ngầm phong phú và một hệ thống sông rạch chằng chịt chịu đồng thời các tác động thủy triều của hơn 600 km bờ biển Đặc điểm này đã tạo vùng ĐBSCL mang tính chất một vùng đất ngập nước rộng lớn và thường xuyêtrn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và thủy sản.

Trang 8

Tình hình nuôi trồng thủy sản

Với lợi thế tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đây nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng – tăng nhanh về diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha) Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Trang 9

Với lợi thế tiềm năng đất ngập nước, những năm gần đây nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng – tăng nhanh về diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha) Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Năm 2021, sản lượng thủy sản của vùng đạt 4,79 triệu tấn, chiếm tới 55,7% sản lượng thủy sản của cả nước; giá trị sản xuất thủy sản đạt 182.250 tỷ đồng Trong đó, riêng diện tích nuôi trồng 806 nghìn ha, sản lượng nuôi trồng 3,37 triệu tấn, chiếm tới 69,5% sản lượng nuôi trồng của cả nước Các sản phẩm đa dạng, trong đó sản phẩm chính là cá tra và tôm sú Cùng với nuôi trồng, sản lượng khai thác năm 2021của vùng đạt 1,48 triệu tấn, chiếm 40,4% tổng sản lượng cả nước.

Trang 11

Các mô hình nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL chuyển hóa rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp cho đến nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao

Những hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL hàng năm đã thải ra môi trường 456,6 triệu m3/ bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản Hậu quả là thủy sản bị chính nguồn thải đó gây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường dẫn đến thuỷ sản chết hàng loạt đã diễn ra nhiều năm.

Nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần Một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ hoang do bị ô nhiễm môi trường.

Trang 12

Tình hình nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, vấn đề quản lý và xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thủy sản hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, đây là vấn đề hết sức bức xúc trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực ÐBSCL Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản thể hiện rõ nét ở dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường từ các mô hình nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa

Điển hình là môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các vi sinh trong nước, độ đục, Amoni trong nước ảnh hưởng chất lượng môi trường nước Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như: - Chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni, COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép.

- Dầu mỡ vượt tiêu chuẩn từ 1-5,75 lần.- Chỉ tiêu coliform vượt từ 100-1.000 lần- Chỉ tiêu E.coli vượt từ 22-860 lần.

Trang 13

Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt trong nước tăng cao do quá trình phèn hóa mạnh, độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp nạo vét ao nuôi tôm phát sinh

Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển chưa kiểm soát được chặt chẽ, tác động các hệ sinh thái nước ngọt trong khu vực

Vì vậy, việc tiếp cận sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là một vấn đề hết sức quan trọng để phát triển bền vững hệ canh tác nuôi trồng thủy sản Trong đó, vấn đề cơ bản là tạo ra hệ thống cân bằng giữa chất lượng nước đầu vào, quản lý nguồn nước nuôi trồng và chất lượng nước đầu ra của cả hệ thống.

Trang 14

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Trang 15

nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, kỹ thuật sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản đã ra đời để khắc phục và giải quyết hậu quả từ việc phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.

Kỹ thuật sinh thái là ứng dụng những mô hình nuôi trồng sinh thái vào trong nuôi trồng thuỷ sản hay sử dụng các biện pháp sinh thái để xử lý nước thải phát sinh từ việc nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

Nuôi trồng thủy sản ở vùng trọng điểm ĐBSCL đã và đang phát triển với tỷ lệ rất nhanh trong những năm gần đây chính vì lí do trên việc áp dụng Kỹ thuật sinh thái vào nuôi trồng thuỷ sản nhằm bảo vệ môi trường là điều cần thiết phải thực hiện

Trang 16

1 An giang

Mô hình nuôi cá ven sông là mô hình nuôi cá sạch hoàn toàn Hiện nay mô hình này được thực hiện tại xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang An Giang là tỉnh luôn đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra, cá basa nuôi ở lồng bè và ao hầm Tuy nhiên, thời gian gần đây việc áp dụng một số quy định cấm nhập cá có nhiễm chất Malachite Green và dư lượng cùng danh mục 16 chất kháng sinh đối với cá tra cá basa xuất khẩu của Việt Nam đã gây nhiều tác động tiêu cực trong lĩnh vực xuất khẩu cá.

Trước nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới ngày càng tăng thì mô hình "cá tra nuôi sinh thái" (Organic Pangasius) ra đời Đây là một mô hình nuôi cá hoàn toàn mới ở An Giang - một nơi được xem là "cái nôi" của nghề nuôi cá tra,basa truyền thống.

Quy trình nuôi cá sinh thái khâu quan trọng nhất là vị trí và địa điểm nuôi Vị trí đặt quầng nuôi ven sông phải cách xa vùng nuôi cá truyền thống để tránh mầm bệnh từ các quầng nuôi truyền thống có thể lây sang Khoảng cách giữa hai quầng từ 100 – 200m, chung quanh khu vực nuôi cá sinh thái không được gần nơi tập trung nuôi cá truyền thống.

Mô hình nuôi cá sinh thái đang phù hợp với nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới Trong tương lai mô hình này sẽ phát triển mạnh

Các mô hình nuôi trồng áp dụng kỹ thuật sinh thái tại ĐBSCL

Trang 17

2 BẾN TRE

Nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa là mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trên vùng đất lúa truyền thống.

Mô hình nuôi tôm càng xanh cũng tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn như con tôm sạch, lúa sạch, gắn với phát triển du lịch tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre)

Tại huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), khu vực tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 (gồm các xã An Nhơn, An Điền, Mỹ An…) là vùng sản xuất lúa - tôm phát triển mạnh Việc nuôi xen canh loại thủy sản trong ruộng lúa nhằm giúp tăng thu nhập cho nông dân trong cùng diện tích đất canh tác Đây cũng là mô hình thích ứng biến đổi khí hậu đang được khuyến khích phát triển, nhân rộng tại Bến Tre.

Trang 18

3 BẠC LIÊU

Hiện nay tại Bạc Liêu mô hình tôm - cua - rừng được áp dụng với tổng diện tích hơn 8.000ha đa số nằm ngoài đê bao biển Đông - khu vực rừng phòng hộ Tập trung ở các huyện Đông Hải 2.202ha, TP Bạc Liêu 1.082ha, Hòa Bình 4.800ha.

Nhờ bảo vệ tốt rừng phòng hộ nên tôm - cua sống dưới tán rừng ít bị dịch bệnh; đồng thời rừng đước ngày càng phát triển Mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng là mô hình nuôi không bổ sung thức ăn, hình thức thu tỉa thả bù Các hộ nhận khoán đất tận dụng mặt nước dưới tán rừng để nuôi nhằm tăng thêm thu nhập.

Để mô hình phát triển bền vững, người dân cần quan tâm bảo vệ rừng, không vì lợi ích trước mắt mà chặt phá rừng Đồng thời, ngành chức năng cần xem xét việc cho phép tỉa thưa để giảm bóng râm và giảm lượng lá đước làm ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các hộ dân sử dụng điện nhằm giảm chi phí bơm tát Có như vậy, mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng mới mang lại hiệu quả kinh tế, mang tính bền vững.

Các mô hình nuôi trồng áp dụng kỹ thuật sinh thái tại ĐBSCL

Trang 19

Tuy nhiên, hiện nay Cà Mau có gần 35.000 ha diện tích nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiển - nơi tận cùng cực Nam Tổ quốc Trong đó, hơn 22.000 ha được công nhận nuôi tôm sinh thái với gần 5.000 hộ nuôi Đây cũng là nơi duy nhất trong nước được chứng nhận tôm nuôi hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (Nanurland) với gần 7.000 ha ở huyện Ngọc Hiển

Trang 20

4 CÀ MAU

Quy định nuôi tôm sinh thái phải bảo đảm diện tích trồng rừng từ 40% trở lên vừa giúp tăng lợi nhuận cho hộ nuôi vừa giúp bảo vệ và phát triển rừng Huyện Ngọc Hiển là địa phương có diện tích nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn lớn nhất tỉnh Cà Mau, đến nay đã phát triển hơn 19.400 ha với 4.313 hộ nuôi.

"Tôm sinh thái" là tôm lớn lên trong thiên nhiên, sống với bản năng tự nhiên nên có nhiều đặc điểm giống như tôm trong thiên nhiên Tôm sinh thái được thả nuôi trên mặt nước có độ che phủ của rừng tự nhiên đạt 50% diện tích Tôm sống sinh thái không sợ hạn - mặn, cũng không sợ mưa mùa như tôm nuôi công nghiệp Chỉ cần nguồn nước thủy triều tự nhiên, không nhiễm bẩn, con tôm tự kiếm ăn trong nước tự nhiên; nước thủy triều ra vào hằng ngày đủ mang thức ăn đến cho chúng.

Các mô hình nuôi trồng áp dụng kỹ thuật sinh thái tại ĐBSCL

Trang 21

4 CÀ MAU

Ngoài nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau còn áp dụng thành công mô hình sinh thái trồng lúa hữu cơ, nuôi tôm sinh thái trong mô hình sản xuất tôm – lúa tại huyện Thới Bình

Trồng lúa hữu cơ không sử dụng thuốc hóa học, chỉ dùng phân vi sinh Từ đó, không chỉ đạt năng suất cao hơn mà còn có môi trường sạch để nuôi tôm Cũng nhờ trồng được vụ lúa mà các vụ nuôi tôm thuận lợi Con tôm nuôi trong mô hình đạt các chứng nhận để xuất khẩu đi bất kỳ thị trường nào, từ đó giúp người dân có thu nhập cao hơn trên cùng đơn vị diện tích

Trang 22

5 CẦN THƠ

Hiện nay phong trào sinh thái nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa lũ hiện đang phát triển rất mạnh ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền thành phố Cần Thơ với diện tích trên 10.000 ha, tăng 10 - 15% so với năm rồi Đó là mô hình 2 lúa + 1 cá hoặc 3 lúa + 1 cá.

Vào mùa lũ người nuôi đều tận dụng gốc rạ của vụ lúa hè thu để thả cá hoặc sau vụ ba, lúc lúa chét mọc nhiều, tạo thêm nguồn thức ăn thiên nhiên trong suốt mùa nước nổi Người nuôi chỉ cần cho ăn bổ sung nên chi phí không đáng kể

Về kỹ thuật nuôi và chăm sóc: Mật độ thả cá tốt nhất là 1 - 2 con/m2 Lúc mới thả nên cho cá ăn mỗi ngày 2 lần Khi mực nước lên cao, cá lớn dần chúng sẽ tự tìm thức ăn trong thiên nhiên Người nuôi chỉ cần kiểm tra bờ, lưới bao hàng ngày để theo dõi và kịp thời xử lý những tình huống bất thường Hiện nay nhiều người thường giăng vài bóng đèn điện trên ruộng lúa và cho cháy vào ban đêm để dẫn dụ các loại côn trùng đến làm mồi cho cá đang đem lại hiệu quả cao.

Mô hình nuôi cá trên ruộng lúa vừa giúp nhà nông tăng thêm thu nhập vừa diệt được mầm bệnh trên ruộng lúa Sau khi thu hoạch, đất sẽ tơi xốp, các chất bã sẽ được phân hủy, mặt đất giữ lại một lượng dinh dưỡng đáng kể giúp cho vụ lúa mùa sau giảm được chi phí về tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Ruộng nào có nuôi cá trong mùa nước nổi, vụ sau giảm được lượng phân bón từ 20 - 30%

Các mô hình nuôi trồng áp dụng kỹ thuật sinh thái tại ĐBSCL

Ngày đăng: 03/07/2024, 14:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w