Ứng dụng kỹ thuật sinh thái trong nuôi trồng thủy sản cá tra sinh thái

MỤC LỤC

THÁI TRONG CHĂN NUÔI THUỶ SẢN

An giang

Hiện nay mô hình này được thực hiện tại xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. An Giang là tỉnh luôn đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra, cá basa nuôi ở lồng bè và ao hầm. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc áp dụng một số quy định cấm nhập cá có nhiễm chất Malachite Green và dư lượng cùng danh mục 16 chất kháng sinh đối với cá tra cá basa xuất khẩu của Việt Nam đã gây nhiều tác động tiêu cực trong lĩnh vực xuất khẩu cá.

Trước nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới ngày càng tăng thì mô hình "cá tra nuôi sinh thái" (Organic Pangasius) ra đời. Đây là một mô hình nuôi cá hoàn toàn mới ở An Giang - một nơi được xem là "cái nôi" của nghề nuôi cá tra,basa truyền thống. Quy trình nuôi cá sinh thái khâu quan trọng nhất là vị trí và địa điểm nuôi.

Vị trí đặt quầng nuôi ven sông phải cách xa vùng nuôi cá truyền thống để tránh mầm bệnh từ các quầng nuôi truyền thống có thể lây sang. Khoảng cách giữa hai quầng từ 100 – 200m, chung quanh khu vực nuôi cá sinh thái không được gần nơi tập trung nuôi cá truyền thống. Mô hình nuôi cá sinh thái đang phù hợp với nhu cầu tiêu thụ cá sạch trên thị trường thế giới.

ĐBSCL

    Hiện nay tại Bạc Liêu mô hình tôm - cua - rừng được áp dụng với tổng diện tích hơn 8.000ha đa số nằm ngoài đê bao biển Đông - khu vực rừng phòng hộ. Tuy nhiên, hiện nay Cà Mau có gần 35.000 ha diện tích nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiển - nơi tận cùng cực Nam Tổ quốc. Huyện Ngọc Hiển là địa phương có diện tích nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn lớn nhất tỉnh Cà Mau, đến nay đã phát triển hơn 19.400 ha với 4.313 hộ nuôi.

    Ngoài nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau còn áp dụng thành công mô hình sinh thái trồng lúa hữu cơ, nuôi tôm sinh thái trong mô hình sản xuất tôm – lúa tại huyện Thới Bình. Con tôm nuôi trong mô hình đạt các chứng nhận để xuất khẩu đi bất kỳ thị trường nào, từ đó giúp người dân có thu nhập cao hơn trên cùng đơn vị diện tích. Hiện nay phong trào sinh thái nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa lũ hiện đang phát triển rất mạnh ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền thành phố Cần Thơ với diện tích trên 10.000 ha, tăng 10 - 15% so với năm rồi.

    Vào mùa lũ người nuôi đều tận dụng gốc rạ của vụ lúa hè thu để thả cá hoặc sau vụ ba, lúc lúa chét mọc nhiều, tạo thêm nguồn thức ăn thiên nhiên trong suốt mùa nước nổi. Sau khi thu hoạch, đất sẽ tơi xốp, các chất bã sẽ được phân hủy, mặt đất giữ lại một lượng dinh dưỡng đáng kể giúp cho vụ lúa mùa sau giảm được chi phí về tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp đang là địa điểm đi đầu trong mô hình sinh thái nuôi cá linh kết hợp tôm càng xanh trong ruộng lúa mùa (giống lúa sống tự nhiên và có đặc tính khi nước lũ dâng đến đâu, thân lúa mọc cao đến đó) Do thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp nên diện tích đất nông nghiệp của người dân ở đây thường bị ngập nước vào mùa lũ, chỉ trồng được 2 vụ lúa/năm.

    Cùng với cá linh, tôm, lúa, người dân còn có thêm một khoản thu đáng kể từ nhiều sản vật tự nhiện trong đồng ruộng như: các loại cá đồng, tép… và nhất là cua đồng. Vì là vùng đất trũng nên trước đây người dân ở huyện này làm vụ lúa Thu Đông thường không có lời do lúa bị nước ngập, đổ ngã ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Người dân chỉ tốn chi phí mua lưới bao quanh ruộng lúa của mình để cá không thoát qua ruộng khác, chi phí mua cá giống nhưng không cần tốn chi phí thức ăn bởi cá tận dụng nguồn rơm rạ, lúa chết, vi sinh vật trên đồng để tăng trưởng.

    Những năm qua, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vừa tạo ra môi trường sinh thái ổn định, sản xuất bền vững. Mô hình tôm-lúa đã giúp nông dân tăng giá trị kinh tế trên cùng diện tích sản xuất, xóa bỏ độc canh con tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro, loại trừ độc canh cây lúa mà trước đó chỉ trồng 1 vụ/năm. Đây là những lợi thế, được thiên nhiên ưu đãi trong việc khuyếch trương nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu rất phát triển tại tỉnh Tiền Giang.

    Riêng tại vùng nước lợ, nông dân không đủ điều kiện về diện tích, nguồn vốn đầu tư để xây dựng hệ thống ao nuôi tôm thâm canh công nghệ cao được khuyến khích sản xuất các mô hình trồng hữu cơ kết hợp nuôi tôm sú, tôm càng xanh, chuyên nuôi cua biển. Tuy nhiên, từ lợi thế và tiềm năng sẵn có, định hướng tới tỉnh Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành thủy sản, nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả, đa dạng hóa đối tượng nuôi, trong đó có các đối tượng thủy đặc sản trong mương vườn, ruộng lúa.