1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cẩm nang đọc sách dành cho học sinh thi chuyên văn

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC

Huỳnh Như Phương

Tương truyền rằng hồi còn trẻ, một lần Saint Augustine ngồi cô đơn và tĩnhlặng trong vườn, vẳng nghe bên tai giọng nói thầm thì của mộtem bé: “Hãy cầmlấy và đọc!” (Tolle et lege!) Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc Từ hômđó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứuKinh thánh, triết học, thần học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời Trungđại.Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, Tolle et lege trở thành lời mờigọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem làmột thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm màkhông bước qua một trung gian nào Cùng với thức ăn để duy trì sự sống của cơthể, con người còn cần thức ăn nuôi dưỡng cho tinh thần Đọc là một cách nạpnăng lượng cho sự sống tinh thần Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết.Ngườikhông đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êmái, không dễ nhận ra.

“Em hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho họctrò một cuốn sách quý “Con hãy cầm lấy và đọc”, đó là câu nói thân thương củangười mẹ, người cha khi đưa cho con món quà ý nghĩa nhất “Bạn hãy cầm lấy vàđọc”, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sáchhay Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trongthế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhucầu không thể thiếu củacon người Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồnthiêng của đất nước Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cốđịnh hoá trong một khuôn khổ, hình thể nào Chữ gợi lên những tư duy hồi đáp, hôứng hay phản biện Chữ là cầu nối những thế hệ cách xa nhau trong lịch sử, những

Trang 2

không gian văn hoá khác nhau, những tấm lòng chưa thông hiểu nhau,thậm chí cònnghi kỵ nhau.

Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kỳ diệu của nó Chỉ là giấy vàmực mà nó chứa đựng cả thế giới, phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xãhội và con người Đọc sách là đọc thế giới và đọc cả tâm hồn con người Đọc sáchlà đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu ngườivà hiểu chính mình Có những cuốn sách khiến ta thất vọng, hụt hẫng Nhưngkhông ítcuốn sách làm ta hạnh phúc, hồi hộp và mê đắm Đọc một quyển sách haynhư bị cuốn vào một nỗi say mê, một niềm khoái cảm Hành động đọc là cả mộtcuộc khám phá và chinh phục Một nền giáo dục mà không khuyến khích và kíchthích công chúng đọc sách là một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra nhữngcon người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như HerbertMarcuse đã nói Thời nay, với sự xuất hiện của Internet và sách điện tử, cách đọccũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn là nhìn vàomàn hình chiếu sáng Đó là thành tựu của văn minh nhân loại.

Câu nói “hãy cầm lấy và đọc” có thể chỉ còn ý nghĩa tượng trưng, thay vàođó là “hãy nhìn vào mà đọc” Dẫu bằng cách nào, điều quan trọng là trí tuệ và tâmtư ta gắn liền với ngôn ngữ, nhờ tiếng nói và chữ viết (cả sách nói và sách chữ nổidành cho người khiếm thị) mà đánh thức những giá trị tinh thần Lâu nay chúng tathường được nghe báo động về sự sa sút của văn hoá đọc Giải quyết tình trạngnày, cần phải tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa làphải có người ham đọc và có sách hay để đọc, hai điều này tác động qua lại vớinhau Nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững Ngượclại, nếu người đọc không được chuẩn bị nền tảng văn hoá cần thiết thì dù sách haybao nhiêu vẫn là vô ích Xưa Mạnh Tử nói: “Tận tín ư Thư bất như vô Thư” (Tinhoàn toàn vào Kinh Thư thì thà đừng có Kinh Thư còn hơn) Đọc sách có thể đứng

Trang 3

trước cơ hội hoặc nguy cơ, bởi vì đọc là một thử thách của trí tuệ Để không bị mùquáng vì sách, chỉ có cách đọc trong sự chọn lựa, cân nhắc và phê phán Đọc nhiềuxu hướng, nhiều quan niệm khác nhau, để so sánh, đối chứng và phá vỡ sự cựcđoan Đọc để tiêu hóa kiến thức, sáng tạo và đưa Chân lý, điều Thiện, cái Đẹp đivào cuộc đời Sách sinh ra không phải để được trưng bày, khoe của hay làm dáng.Sách cũng không nên trở thành một cổ vật rêu phong Sách là để “lầngiở trướcđèn”.

Tolle et lege Xin hãy cầm lấy và đọc.

(Trích Hãy cầm lấy và đọc, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2016)

1.Sách bổ sung vốn sống và kĩ năng nghị luận xh

 Những bài diễn văn thay đổi thế giới Cổ học tinh hoa

 39 cuộc đối thoại cho người trẻ 39 câu hỏi cho người trẻ

 Bức xúc không làm ta vô can

 Đánh thức con người phi thường trong bạn Đời ngắn ngủi, đừng ngủ dài

 Phải trái đúng sai Lược sử loài người  Lược sử tương lai

 Vô cùng yêu thương vô cùng tàn nhẫn Yêu những điều không hoàn hảo Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông Hạt giống tâm hồn

 Đắc nhân tâm Hiểu về trái tim

 Rèn luyện tư duy phản biện

Trang 4

 Cửa sổ tâm hồn (Nhiều tác giả)

 Nếu biết trăm năm là hữu hạn (Phạm Lữ Ân) Thiện ác và Smat phon (Đặng Hoàng Giang Hãy cầm lấy và đọc (Huỳnh Như Phương)

 Sinh ra là một bản thể đừng chết như một bản sao Hạt giống tâm hồn

2 Sách phê bình và lý luận văn học

 Lý luận văn học ( Trần đình sử, Lê Bá Hán) Lý luận văn học tập 1.2,3( Phương Lựu) Lý luận văn học ( Huỳnh như Phương) Tác phẩm và thể loại ( Huỳnh Như Phương) Lý luận và văn học( Lê Ngọc Trà)

 Những bậc thầy văn chương thế giới ( Lê Huy Hoà)

 Tư tưởng và phong cách nhà văn,nhữngvấnđề lýluận vàthựctiễn( Trần Đăng Xuyền)

 Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương ( Lê Quang Hưng) Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán)

 Những bài diễn từ nhận giải Nobel văn học

 Thơ Việt Nam, hình thức và thể loại ( Hà Minh Đức) Thơ, điệu hồn và cấu trúc ( Chu Văn Sơn)

Trang 5

 Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại ( Bùi Việt Thắng) Thơ đến từ đâu (Nguyễn Đức Tùng)

 Không thể sống mà không viết ( Nhiều tác giả) Văn chương lâm nguy (Todorop)

3 Một số tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài

* Nguyễn Du, Truyện Kiều (Đào Duy Anh hiệu khảo, chú giải), NXB Văn học * Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014.

Nam Cao, Truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2016 * Vũ Trọng Phụng, Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 2015.

* Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014 * Nguyễn Minh Châu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tuyển tập truyện), NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2012.

* Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995 * Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2017.

* Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2015 * Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2010.

* Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn), Thần thoại Hy Lạp, NXB Văn họcdân tộc, 1998.

* Victor Hugo, Những người khốn khổ (2 tập), NXB Văn học, Hà Nội, 2016 * Victor Hugo, Nhà thờ Đức bà Paris, NXB Văn học, Hà Nội, 2017.

*Tolstoy, Anna Karenina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1978.

* Chekhov, Truyện ngắn (Người đàn bà và con chó nhỏ, Thảo nguyên), * Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, NXB Văn học, Hà Nội, 2015.

* Ernest Hemingway, Ông già và biển cả, Huy Phương dịch, NX Văn học, 1986.

Trang 6

* Truyện ngắn Lỗ Tấn, Trương Chính dịch, NXB Văn học, Hà Nội,

* Tagore, Lời Dâng (Thơ Dâng), Đỗ Khánh Hoan dịch, NXB Đà Nẵng, 2001 * Saint - Exupéry, Hoàng tử bé, Bùi Giáng dịch, NXB Văn nghệ, 2005.

Ngày đăng: 01/07/2024, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w