Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng Thuyết minh chung phần biện pháp thi công thô và hoàn thiện nhà thấp tầng
GIỚI THIỆU CHUNG
THÔNG TIN DỰ ÁN
Khu biệt thự Vinhomes Ocean Park nằm tại vị trí cửa ngõ Đông Nam của thành phố Hà Nội – nơi mà trong những năm trở lại đây có tốc độ phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông với rất nhiều dự án trọng điểm đã và sắp được triển khai Dự án thuộc địa phận Huyện Gia Lâm, nằm trên điểm giao các Xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Dương Xá và một phần của thị trấn Châu Quỳ. Đặc biệt với việc quy hoạch xây dựng mới 4 cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống là cầu Tứ Liên, cầu Đuống 2, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Giang Biên, nơi đây sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa mới đúng theo định hướng phát triển mở rộng về hướng Đông Nam của Thủ đô.
Theo Phê duyệt quy hoạch tổng thể 1/500, khu đô thị Vinhomes Ocean Gia Lâm có các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Tây Bắc giáp quốc lộ quy hoạch rộng 40m (tuyến đường Đông Dư – Dương Xá).
Phía Đông Bắc là đường quy hoạch rộng 40m.
Phía Đông Nam tiếp giáp với khu dân cư hiện có xã Kiêu Kỵ.
Phía Tây Nam là quốc lộ 5B – đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Thiết kết cấu phần móng sử dụng móng băng dưới nền cọc ép Phần thân của căn biệt thự sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực với hệ dầm và cột liền khối, sử dụng các tường gạch làm kết cấu bao che và phân chia không gian Chiều cao từ 3,60 ÷ 3.90 mét, nhịp dầm phổ biến trong khoảng 4 - 5 mét.
CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH THI CÔNG
- Hồ sơ thiết kế đã được phát hành bao gồm: Bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan.
- Tiến độ thi công đã duyệt.
- Các yêu cầu khác trong quá trình thi công.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Vật tư sử dụng cho công trình thông dụng, có khả năng cung cấp và khai thác trên địa bàn.
- Mặt bằng thi công gần sát với các trục đường lớn nên có khả năng cơ động khá tốt.
- Công trình thi công có thuộc loại thông dụng, không đòi hỏi các công nghệ thi công hiện đại, chuyên dụng.
- Yêu cầu tiến độ thi công rất nhanh
- Khối lượng thi công dàn trải trên diện rộng, đòi hỏi nhân lực công trường phải dồi dào, quy trình thi công luân chuyển các tổ đội hợp lý, tránh chồng chéo.
- Hệ số luân chuyển cốp pha thấp.
- Lượng công nhân địa phương ít mặt khác công nhân không ở trong công trường nên phải thuê ngoài di chuyển xa
- Đơn giá vật tư và nhân công cao.
1.3.3 Các vấn đề chính cần lưu ý trong quá trình thi công
- Tổ chức thi công đảm bảo vệ sinh môi trường
- Tổ chức thi công đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho công trình và con người cũng như máy móc - thiết bị thi công.
- Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ đạt hiệu quả, không chồng chéo và gián đoạn cho các tổ đội làm các công việc khác nhau.
- Các tổ đội cần được bố trí công việc và mặt bằng liên tục và đầy đủ để thi công liên tục,giảm thiểu thời gian chờ đợi lẫn nhau.
CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng trong quá trình thi công của nhà thầu sẽ tuân thủ theo Yêu cầu kỹ thuật (Specification) của hồ sơ thiết kế, bản vẽ Shop drawing. Đối các thông số không có hoặc chưa rõ trong Yêu cầu kỹ thuật, nhà thầu sẽ áp dụng theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt nam như liệt kê trong mục này.
1.4.1 Công tác trắc địa, định vị công trình
- TCVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
- TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
- TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình Yêu cầu chung - TCVN 9399:2012 Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa
- Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447: 2012 - Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng TCVN 9361 : 2012
- TCVN 9844:2013 Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu.
1.4.3 Kết cấu bê tông cốt thép
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574: 2012
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453 :1995
- TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước
- TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu
- TCVN 8163:2009 Thép cốt bê tông - Mối nối bằng ống ren - TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- TCVN 4085 : 1985 Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4459 : 1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng
- TCNV 4314:2003 Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng, phương pháp thử
- TCXDVN 303:2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - phần II: công tác trát trong xây dựng
- TCVN 303:2004 Công tác lát và láng trong xây dựng
- Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm và các cấu kiện chế sẵn của công trình – vị trí các điểm đo TCXD 210:1998.
- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng Thi công và nghiệm thu
- TCVN 7505:2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng -Lựa chọn và lắp đặt - TCVN 7955:2008 Lắp đặt ván sàn Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 8264:2009 Gạch ốp lát Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng
- TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng
- TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng
- TCVN 11475:2016 Lớp phủ trên nền bê tông xi măng và nền vữa xây – Hướng dẫn giám sát thi công
- Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 9207-2012
- Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 9206-2012 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng- tiêu chuẩn ngành - 20 TCN-16-96
- Quy phạm nối đất nối không các thiết bị điện – TCVN 4756-89 - Chống sét cho các công trình xây dựng - 20TCN 46-84.
- Tiêu chuẩn TCVN 4513: 1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn TCVN 4474: 1987 Thoát nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế,
- TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình Quy phạm thi công - và nghiệm thu
- TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước Quy phạm quản lý kỹ thuật- Dàn giáo, các yêu cầu về an toàn TCXD 296: 2004
MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ NHÂN LỰC
MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG
- Để đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại máy móc được sử dụng trong công trình đều đã được cơ quan chức năng thẩm định tình trạng kỹ thuật xe máy và cấp giấy phép lưu hành
- Nhà thầu sẽ trình hồ sơ của máy móc thiết bị sẽ được sử dụng cho đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng trong công trình.
- Sổ sách nhật trình của các loại máy móc thiết bị thường xuyên được ghi chép, kiểm tra đối chiếu với thực tế Máy móc trên công trường được bảo dưỡng kiểm tra định kỳ không để xảy ra trục trặc ảnh hưởng đến tiến độ thi công
- Thiết bị máy móc trên công trường được liệt kê trong bảng danh mục máy móc thiết bị dự kiến đưa vào thi công
- Ngoài các thiết bị chính phục vụ thi công công trình, để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác thi công công trình, nhà thầu còn huy động 01 máy phát điện dự phòng trong trường hợp nguồn điện chính bị gián đoạn.
- Trong suốt quá trình thi công, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra cũng được huy động liên tục trên công trường như: máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, toàn đạc các thiết bị thí nghiệm
- Sau khi kết thúc công việc, máy móc thiết bị được vệ sinh, bảo dưỡng trước khi ra khỏi công trường.
NHÂN LỰC
- Cán bộ, công nhân tham gia thi công trên công trường được tổ chức thành các tổ, đội chuyên môn theo từng lĩnh vực.
- Số lượng công nhân được huy động theo từng thời điểm thi công trên công trường và tuỳ thuộc vào khối lượng công việc Số lượng công nhân cần thiết cho công trình sẽ được tính toán trước và dự trù thời gian huy động, danh sách cán bộ và công nhân sẽ được trình lên Chủ đầu tư để xin cấp giấy phép ra vào công trình.
- Toàn bộ công nhân phải được tập huấn về nội quy, quy trình ATLĐ và phải có giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định về lao động.
- Căn cứ theo Tiến độ thi công được duyệt, Nhà thầu sẽ tiến hành huy động và bố trí nhân lực đáp ứng các yêu cầu công việc, lượng nhân lực sẽ được chuẩn bị và huy động đủ, kịp thời để đảm bảo tiến độ công việc và không gây lãng phí (Xem biểu đồ nhân lực kèm theo bản tiến độ thi công).
QUY TRÌNH NHẬP VÀ BẢO QUẢN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
1) Để đảm bảo việc cung ứng vật tư đúng tiến độ đến chân công trình Nhà thầu dự kiến lấy vật tư từ các nguồn cung cấp truyền thống, địa điểm lấy hàng gần và thuận đường giao thông đến công trường
2) Các nguồn vật tư cấp cho công trường trước khi đưa vào thi công đều được kiểm tra chất lượng và có chứng chỉ chất lượng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Các kết quả thí nghiệm đều được lưu vào hồ sơ thi công.
3) Trong trường hợp Đơn vị thi công thay đổi loại vật tư đưa vào công trường nhất thiết phải trình lên Chủ đầu tư, TVGS và chỉ đến khi Chủ đầu tư, TVGS chấp thuận mới đưa vào sử dụng.
4) Kho chứa vật tư thiết bị:
Nhà thầu bố trí hai kho chứa vật tư, thiết bị trong công trường Kho được đặt tại vị trí thuận lợi cho công tác nhập – xuất vật tư, nền kho cao ráo, có mái che mưa nắng, đạt tiêu chuẩn sau:
- Kho chứa xi măng phải đảm bảo kín, tránh ẩm ướt và tác động môi trường (nắng mưa ) Kho phải đảm bảo luân chuyển thường xuyên, tránh tồn đọng quá thời gian quy định giảm phẩm chất vật liệu, có giá kê hoặc kệ đỡ để đảm bảo chất lượng vật liệu trong suốt quá trình lưu kho
- Kho bãi chứa cốp pha đảm bảo rộng, phải có giá kê và phải có QUY TRÌNH phòng cháy chữa cháy.
- Kho bãi chứa cốt thép phải được che đậy kín, có thể cẩu nhấc và vận chuyển dễ dàng Cốt thép được kê cao tránh ẩm ướt làm han gỉ cốt thép.
5) Bãi tập kết vật liệu:
- Vị trí tập kết vật liệu tạm tại công trường dự kiến như sau: đối với vật liệu rời (cát, đá) tập kết tại công trường gần vị trí đặt máy trộn
- Bãi tập kết vật liệu rời phải đảm bảo các nguyên tắc: gọn gàng, dễ thoát nước, có ngăn phân chia các chủng loại vật liệu.
Xi măng dùng trong quá trình thi công là xi măng Bút Sơn hoặc loại tương đương tất cả các loại này đều đạt tiêu chuẩn xi măng pooclăng TCVN 2682 - 1992. a) Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản
1) Thoả mãn các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2682 – 1992.
2) Các bao đựng xi măng phải kín, không rách thủng.
3) Ngày, tháng, năm sản xuất, số hiệu xi măng được ghi rõ ràng trên các bao hoặc có giấy chứng nhận của nhà máy Nhà thầu sẽ căn cứ vào số liệu xi măng để sử dụng cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
4) Nhà thầu có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng thời gian dự trữ các lô xi măng không quá 03 tháng kể từ ngày sản xuất. a) Nhà thầu tiến hành kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau
- Xi măng dự trữ quá thời hạn nêu ở trên hoặc xi măng bị vón cục trong thời gian dự trữ do bất kỳ nguyên nhân nào.
- Do nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng với chứng nhận của nhà máy.
1) Cát đen, cát vàng là loại cát sạch, tỷ lệ tạp chất nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với tiêu chuẩn cát xây dựng
2) Cốt liệu sử dụng cho công trình có đủ chứng chỉ thí nghiệm các tính chất cơ hoá trước khi đưa vào sử dụng.
3) Cát sử dụng trong công trình là hỗn hợp thiên nhiên của các nham thạch rắn chắc (như thạch anh, trường thạch ) Các hạt cát có kích thước đạt tiêu chuẩn.
4) Thành phần các hạt cát, đối với cát to và cát vừa, phù hợp với các trị số quy định.
5) Trong cát không lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm; những hạt có kích thước từ 5mm đến 10mm lẫn trong cát, không quá 5% khối lượng Trường hợp đặc biệt, dùng cát có lẫn cát hạt có kích thước từ 5-10mm chiếm dưới 10% khối lượng.
1) Thép do chủ đầu tư cấp.
2) Khi vận chuyển cốt thép trong công trường, nhà thầu sẽ bố trí cán bộ hướng dẫn công nhân cách bảo vệ thép khỏi biến dạng, hư hại Thép luôn được bảo quản để cách mặt đất tối thiểu 30cm Thép được xếp thành lô theo đường kính và có bảng ký hiệu để dễ nhận biết bằng mắt thường, dễ sử dụng.
3) Cốt thép sử dụng trong công trình đảm bảo các tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn Kết cấu bê tông cốt thép – TCVN 5574-2012.
4) Nhà thầu sử dụng cốt thép theo đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính thép quy định trong bản vẽ thi công công trình Nhà thầu thay thế nhóm, số hiệu hay đường kính cốt thép đã qui định khi được sự phê chuẩn của Tư vấn giám sát, Ban QLXD dự án, Chủ đầu tư (Bên A) và đơn vị thiết kế Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp thay thế nào cũng tuân theo các qui định dưới đây:
- Khi thay thế nhóm và số hiệu thép so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách tương ứng.
CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
CẤP THOÁT NƯỚC
Nhà thầu tiến hành lắp đặt 06 giếng khoan phục vụ thi công Vị trí các giếng khoan xem bản vẽ Tổng mặt bằng thi công Tất cả các nguồn nước thi công phải được thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật.
3.1.1 Thoát nước tạm trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công, toàn bộ lượng nước mặt (nước mưa, nước thải sinh hoạt) nước hố móng được bơm thoát vào hệ thống thoát nước chung của huyện thông qua hệ thống rãnh và hố thu nước trong nội bộ công trường.
CẤP ĐIỆN VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
Nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống cấp điện phục vụ thi công vào trạm biếm áp đã có sẵn củaChủ đầu tư Mạng điện cấp cho công trường đều bằng cáp được bọc trong ống HDPE và chôn dưới đất để xe cộ qua lại
Các thiết bị đấu vào nguồn điện đều phải qua cầu dao, Automat và được tiếp đất để đảm bảo an toàn Ngoài ra, Nhà thầu còn chuẩn bị 1 máy phát công suất 500KVA để dự phòng.
Hệ thống điện chiếu sáng công trường: Nhà thầu sẽ lắp một hệ thống chiếu sáng xung quanh khu vực hàng rào Nhà thầu sử dụng đèn chiếu sáng 500W với khoảng cách tối đa giữa các đèn là 20m.
Khi tổ chức thi công từng ca vào ban đêm, nhà thầu sẽ phải lắp hệ thống đèn pha chiếu sáng phục vụ thi công riêng.
Công việc chuẩn bị và bố trí mặt bằng công trường được thể hiện trên bản vẽ bố trí tổng mặt bằng thi công.
Lắp đặt hệ thống điện thoại, mạng wifi đến văn phòng công trường để chỉ huy liên lạc trong và ngoài công trường đảm bảo liên tục, nắm bắt tình hình và chỉ đạo thi công kịp thời.
Ngoài ra, Nhà thầu chúng tôi cũng trang bị điện thoại di động hoặc máy bộ đàm cho tất cả các kỹ sư và Ban chỉ huy công trường để đảm bảo liên lạc trực tuyến giữa các bộ phận đang thi công, kịp thời thích ứng với các tình huống xẩy ra trên công trường.
QUY TRÌNH THI CÔNG CÁC CĂN BIỆT THỰ
QUY TRÌNH THI CÔNG TỔNG THỂ
Về tổng thể, thiết kế các dãy nhà của dự án nằm ở giữa khu đất san nền Do đó để đảm bảo cho quá trình thi công thuận lợi, không chồng chéo mặt bằng thi công, kết cấu BTCT được thi công theo hướng từ trung tâm sang hai phía Các xe bơm đổ bê tông cho các dãy nhà cần được bố trí theo đường tạm thi công để đảm bảo tầm với Chi tiết các vị trí cần thiết được thể hiện trong bản vẽ QUY TRÌNH thi công.
TRẮC ĐẠC ĐỊNH VỊ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
1) Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 9398: 2012 “Công tác trắc địa trong thi công xây dựng – Các yêu cầu chung”
2) Công trình là nhà thấp tầng, các cấu kiện có số lượng lớn nhưng kích thước nhỏ Do đó công tác trắc đạc đòi hỏi phải thuận tiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và chi tiết.
3) Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình, đo vẽ hoàn công công trình.
4) Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sơ, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình Công tác này có liên hệ chặt chẽ với công tác trắc địa phục vụ thi công ở trên
5) Sau khi vạch được tim cốt chính xác của công trình xây dựng, nhà thầu đánh dấu tim cốt chuẩn bằng sơn đỏ được giữ trong suốt quá trình thi công.
6) Ngoài ra, tất cả các trục bao quanh công trình đều xây dựng mốc khống chế cố định cách công trình 3m đồng thời giữ gìn các mốc này trong suốt quá trình thi công.
7) Trong khi định vị công trình, nhà thầu mời tổ chức tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư đến kiểm tra cho phù hợp với mặt bằng đã cấp.
4.2.1 Công tác chuẩn bị a) Hiệu chuẩn/ kiểm định/ kiểm tra máy móc thiết bị
1) Đảm bảo các máy móc thiết bị trắc đạc phải được hiệu chuẩn/ kiểm định/ kiểm tra đúng theo qui định của cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng.
2) Hết thời gian hiệu chuẩn/ kiểm định/ kiểm tra, phải đem máy đi hiệu chuẩn/ kiểm định/ kiểm tra lại, tránh sai số tăng lên theo thời gian.
3) Nếu thiết bị bị hỏng, không thể sử dụng được, người có liên quan phải báo với Bộ phận Trắc đạc và CHT/CT để tiến hành đánh giá điều kiện sử dụng thiết bị này nhằm đi đến quyết định sửa chữa hay loại bỏ Những thiết bị hư cần dán nhãn nhận biết không sử dụng hay loại bỏ để tránh nhằm lẫn với các thiết bị đang sử dụng.
4) Kiểm tra định kỳ máy móc hàng tuần, hàng tháng tại công trường bằng những thao tác đơn giản (kiểm tra dọi tâm, bọt thủy, 2c, gói i….)
5) Vận chuyển máy móc bằng xe gắn máy phải có người ngồi sau giữ để tránh giằng xóc.
Nếu đi một mình thì phải đeo vào vai không được buộc vào yên sau xe gắn máy hay đặt giữa lườn xe.
4.2.2 Công tác bố trí công trình
Nhà thầu nhận bàn giao từ Chủ đầu tư lưới khống chế mặt với các tài liệu dưới đây:
- Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao (vẽ trên nền tổng bình đồ mặt bằng của công trình xây dựng);
- Kết quả tính bình sai lưới khống chế mặt bằng;
- Kết quả tính bình sai lưới khống chế độ cao;
- Bảng thống kê tọa độ và độ cao của các điểm trong lưới;
- Sơ họa vị trí các mốc của lưới khống chế khi bàn giao phải lập biên bản và có chữ ký của cả bên giao và bên nhận.
1) Công tác bố trí công trình nhằm mục đích đảm bảo cho các hạng mục công trình hoặc các kết cấu riêng biệt được xây dựng đúng theo vị trí thiết kế Tùy theo điều kiện cụ thể và lưới khống chế phục vụ bố trí và trang thiết bị của nhà thầu, có thể sử dụng phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp tọa độ cực, phương pháp đường chuyền toàn đạc, phương pháp giao hội hoặc phương pháp tam giác khép kín để thực hiện việc bố trí công trình Các sơ đồ của lưới bố trí công trình trên mặt bằng xây dựng và nhà cao tầng có thể tham khảo Phụ lục A.
2) Trước khi tiến hành bố trí công trình cần phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống chế mặt bằng và độ cao.
3) Trình tự bố trí công trình cần được tiến hành theo các nội dung sau:
- Lập lưới bố trí trục công trình;
- Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình;
- Bố trí các trục phụ của công trình dựa trên cơ sơ các trục chính đã được bố trí;
- Bố trí chi tiết các trục dọc và trục ngang của các hạng mục công trình;
- Chuyển trục và độ cao lên các tầng xây lắp;
- Bố trí các điểm chi tiết của công trình dựa vào bản vẽ thiết kế;
Các bước lập lưới, bố trí và mốc phục vụ thi công đã được thực hiện ở giai đoạn đầu khi thi công phần móng, tuy nhiên công tác này vẫn phải được kiểm soát và theo dõi liên tục trong quá trình thi công, cần chỉnh sửa và hiệu chỉnh khi có sai lệch.
4) Chủ đầu tư cần giao cho Nhà thầu các bản vẽ cần thiết, gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình;
- Bản vẽ bố trí các trục chính của công trình, có ghi chú kích thước, tọa độ giao điểm giữa các trục;
- Bản vẽ móng của công trình, các trục móng kích thước móng và độ sâu;
- Bản vẽ mặt cắt công trình, có các kích thước và độ cao cần thiết.
- Trước khi tiến hành bố trí công trình phải kiểm tra cẩn thận các số liệu thiết kế giữa các bản vẽ chi tiết so với mặt bằng tổng thể, kích thước từng phần và kích thước toàn thể
Mọi sai lệch cần phải được báo cáo cho cơ quan thiết kế để xem xét và chỉnh sửa.
5) Yêu cầu độ chính xác bố trí công trình tùy thuộc vào:
- Kích thước của hạng mục;
- Trình tự và phương pháp thi công xây lắp.
6) Để chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ở trên cao có thể sử dụng các phương pháp:
- Sử dụng máy kinh vĩ đối với các nhà nhỏ hơn 5 tầng;
- Sử dụng máy chiếu đứng; phương pháp tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử;
- Sử dụng công nghệ GPS.
Việc chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ít nhất phải được thực hiện từ ba điểm tạo thành một góc vuông hoặc một đường thẳng để có thể kiểm tra kết quả chuyển tọa độ Nếu sử dụng các loại máy chiếu đứng thì phải để các lỗ chờ có kích thước lớn hơn hoặc bằng 150 mm x 150 mm Tại mỗi vị trí phải thực hiện việc chiếu từ ba hoặc bốn vị trí bàn độ ngang của máy cách nhau 120° hoặc 90° và lấy vị trí trung bình của các lần chiếu (trọng tâm của tam giác đều hoặc của hình vuông) tạo thành được chọn làm vị trí cuối cùng để sử dụng
Nhà thầu có thể sử dụng máy kinh vĩ điện tử và kính ngắm vuông góc để chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sơ lên các mặt bằng lắp ráp ơ trên cao như máy chiếu đứng.
7) Trong quá trình thi công cần phải tiến hành kiểm tra độ chính xác của công tác bố trí công trình dựa vào các điểm cơ sơ trắc địa Các độ lệch giới hạn cho phép của công tác bố trí công trình được tính bằng công thức:
- t có giá trị bằng 2; 2,5; 3 và được ấn định trước trong bản thiết kế xây dựng hoặc thiết kế các công tác trắc địa, tùy thuộc vào tính chất quan trọng và mức độ phức tạp của từng công trình.
- m là sai số trung phương được lấy theo bảng trên.
Sai số trung phương chuyển trục và độ cao lên các mặt bằng xây lắp
Các sai số Chiều cao mặt bằng thi công xây dựng m
Sai số trung phương chuyển các điểm, các trục theo phương thẳng đứng, mm 2 2,5 3 4
Sai số trung phương xác định độ cao trên mặt bằng thi công xây dựng so với mặt bằng gốc, mm
CÔNG TÁC CỐT THÉP
12) Cốt thép cuộn được nắn thẳng bằng tời, được uốn và cắt nguội tuân theo TCVN 8874- 91.
13) Cốt thép được gia công sẵn theo bản vẽ thiết kế, bản vẽ shodrawing được duyệt tại bãi gia công trên công trường Xếp theo từng bó đánh dấu theo cấu kiện vận chuyển tới vị trí thi công bằng cẩu hoặc thủ công.
14) Cốt thép cấu kiện nhỏ như đài cọc có thể buộc trước lưới thép đài trên bãi gia công sau đó vận chuyển đến vị trí cần lắp.
15) Khi gia công cắt, uốn, căn cứ vào bảng liệt kê hình dáng, kích thước số lượng thép cho 1 phân đoạn Chú ý độ dãn dài cốt thép khi uốn, cụ thể:
- Khi uốn cong 45 0 thì thép dài ra 0,5d.
- Khi uốn cong 90 0 thì thép dài ra 1d.
- Khi uốn cong 180 0 thì thép dài ra 1,5d.
16) Với các thanh thép có cùng hình dạng, kích thước, Nhà thầu cho cắt, uốn một thanh làm chuẩn, thanh này sau khi gia công xong được kỹ thuật kiểm tra cẩn thận trước khi đem làm chuẩn để gia công hàng loạt Thanh chuẩn được dùng từ đầu đến cuối để tránh sai số cộng dồn.
17) Cốt thép sau khi uốn cong cần được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được quá các trị số qui định trong bảng sau:
STT Các loại sai số Sai số lệch cho phép
1 Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu
1.2 Toàn bộ chiều dài 20mm
2 Sai lệch về vị trí điểm uốn 20mm
3 Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn
3.1 Khi chiều dài nhỏ hơn 10m +d
3.2 Khi chiều dài lớn hơn 10m +(d+0.2a)
4 Sai lệch về góc uốn của cốt thép 3 0
5 Sai lệch về kích thước móc uốn +a
Chú thích: d: Đường kính cốt thép a: Chiều dày lớp bảo vệ
1) Theo yêu cầu thiết kế tất cả các loại thép dùng phương pháp nối buộc Nhà thầu sẽ đảm bảo việc nối cốt thép theo quy phạm thi công và yêu cầu thiết kế.
2) Phương pháp nối hàn (Chỉ áp dụng khi được sự phê duyệt bởi Tư vấn giám sát)
- Hàn cốt thép phải do người thợ hàn có chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp, có kinh nghiệm Khi cần thiết phải được kiểm tra bằng thực nghiệm mới cho phép tiến hành.
- Chỗ nào cốt thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì không được dùng phương pháp hàn đắp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo bất cứ chỗ nào cũng đủ khe hở cho bê tông chèn vào.
- Kiểm tra hình dạng mặt ngoài mối hàn bằng mắt thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Mặt nhẵn hoặc có vảy nhỏ và đều, không phồng bọt, không đóng cục, không cháy, không đứt quãng, không bị thon hẹp cục bộ và phải được chuyển tiếp đến cốt thép được hàn (kim loại gốc).
- Theo suốt dọc chiều dài mối hàn, kim loại phải đông đặc, không có khe nứt, ở mặt nối tiếp không có miệng, kẽ nứt.
- Đường tim của hai cốt thép nối phải trùng nhau, không lệch, song song với nhau.
- Cốt thép hàn xong phải đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế, lấy búa gõ phải có tiếng kêu ròn.
- Phương pháp nối hàn không được sử dụng tại các vị trí có nội lực lớn, chỗ uốn cong.
Trong mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không được nối quá 25% diện tích tổng cộng của các thanh chịu kéo đối với thép buộc nhóm A-II.
- Theo bản vẽ shopdrawwing được phê duyệt và chỉ dẫn của bản vẽ thiết kế.
1) Nhà thầu sử dụng phương pháp lắp đặt từng thanh tại vị trí cho các cấu kiện Các thanh thép đã gia công được vận chuyển đưa vào vị trí lắp đặt bằng thủ công sau đó tiến hành hàn, buộc, cố định khung cốt thép Để cốt thép đảm bảo chịu lực theo thiết kế, công tác lắp dựng cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đúng vị trí các thanh theo thiết kế.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh.
- Đảm bảo sự ổn định của các khung, lưới thép khi đổ, đầm bê tông.
- Đảm bảo độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
4) Cốt thép cấu kiện lớn: Lắp đặt cốt thép tại vị trí cấu kiện.
5) Cốt thép phải vệ sinh sạch trước khi đưa vào lắp dựng.
6) Nhà thầu sẽ đúc các con kê bằng xi măng có độ dày đúng bằng lớp bê tông bảo vệ và có gắn dây thép buộc để khi lắp dựng cốt thép thì buộc vào các thanh thép ở các vị trí tuỳ vào thành ván khuôn đảm bảo độ dày của bê tông bảo vệ cốt thép Buộc các con kê đúc sẵn bằng XM với khoảng cách ~ 500mm để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế
7) Cốt thép đai của các cấu kiện phải được buộc vào cốt thép chủ chịu lực Khi buộc, mặt phẳng cốt đai phải vuông góc với trục dọc của cốt thép.
8) Cốt thép chờ ra ngoài phạm vi đổ bê tông phải được cố định bằng thanh ngang để tránh rung động làm lệch vị trí thép chờ.
9) Các sai số cho phép khi lắp dựng cốt thép không được quá những trị số qui định ở bảng dưới đây: (theo TCVN 4453 - 1995 : Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối):
STT Các loại sai số Sai số lệch cho phép (mm)
1 Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt:
1.1 Đối với các kết cấu khối lớn 30mmmm
1.2 Đối với cột, dầm và vòm 10mmmm
1.3 Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu khung 20mmmm
2 Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao:
2.1 Trong các kết cấu có chiều dày lớn hơn 1m trong các móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật 20mmmm
2.2 Trong dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn 10mm0mmmm 5mmmm
2.3 Trong các bản có chiều dày đến 10mm0mmmm và lớp bảo vệ là
3 Sai số về khoảng cách giữa các đai của khung và giàn cốt thép 10mm
4 Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ:
4.1 Trong các kết cấu khối lớn (chiều dày hơn 1m) 20mmmm
STT Các loại sai số Sai số lệch cho phép (mm)
4.2 Ở móng nằm dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật 10mmmm
4.3 Ở cột, dầm và vòm 5mmmm
4.4 Ở tường và bản có chiều dày đến 10mm0mmmm 3mm
5 Sai số về các khoảng cách giữa các thang phân bổ trong một hàng:
5mm.1 Đối với các tường 25mmmm
5mm.2 Đối với những kết cấu khối lớn 40mmmm
6 Sai số về vị trí cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (không kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng theo qui định)
7 Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở những đầu khung hàn nối, khi đường kính của thanh:
7.2 Lớn hơn hoặc bằng 40mmmm 10mmmm
8 Sai số về vị trí các mối hàn của các thanh theo chiều dài của cấu kiện:
8.1 Các khung và các kết cấu tường móng 25mmmm
8.2 Ở các kết cấu khối lớn 5mm0mmmm
9 Sai số vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu khối lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế:
9.1 Trên bình đồ 5mm0mmmm
CÔNG TÁC CỐP PHA
1) Cốp pha cho kết cấu bê tông cốt thép sử dụng loại ván gỗ phủ phin với hệ khung xương thép hộp 50x50x1.4 mm, và 50x100x1.8mm tăng cường Cây chống sử dụng thép hộp hoặc ống tuýp được cố định chắc chắn bằng các con chêm, bát kích, …
10) Tính toán kiểm tra độ bền, độ ổn định và độ biến dạng của cốp pha xin xem phụ lục 2 đính kèm.
11) Sau khi ghép xong cốp pha cho các cấu kiện nhà thẫu sẽ dùng thiết bị trắc đạc để kiểm tra lại tim, cốt trước khi nghiệm thu Cốp pha nghiệm thu sẽ được đảm bảo khi thoả mãn:
+ Độ chính xác về kích thước hình học.
+ Độ chính xác của các chi tiết đặt sẵn.
+ Độ bền vững của nền, đà giáo cột chống và ván khuôn.
+ Độ cứng và khả năng chống biến dạng của toàn hệ thống.
+ Độ kín khít của ván khuôn.
12) Tại vị trí mạch ngừng theo phương đứng, dùng lưới mắt cáo tại vị trí thép giằng xuyên qua mạch ngừng Sau khi đổ bê tông sẽ được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo liên kết tốt với lần đổ mới.
13) Cần làm sạch bụi bẩn, sơn, đinh, que sắt và các loại rác bẩn khác Khi cần thiết cốp pha phải làm sạch bằng máy nén khí
14) Đối với cốp pha thép, bề mặt bên trong của cốp pha được hoàn thiện và quét dầu để hạn chế thấp nhất độ dính bám thấp nhất của bê tông.
15) Ván khuôn được vận chuyển trong công trường bằng cẩu, xe cải tiến và thủ công.
16) Cốp pha được kiểm tra độ vững chắc, khả năng chịu lực tải trọng thi công do thiết bị thi công, con người gây ra.
17) Ván khuôn không cong vênh, mặt nhẵn làm cho bề mặt bê tông hoàn hảo và dễ cạo, tẩy lớp bê tông dính vào ván ép Cốp pha được lưu kho sao cho không bị phơi nắng, mưa làm cong vênh do quá khô hoặc quá ướt.
18) Sai số đối với bề mặt không được vượt quá qui định đã ghi trong TCVN 4453 -1995.
1) Công tác tháo dỡ ván khuôn sẽ được Nhà thầu cử kỹ sư giám sát thường xuyên, không để ván khuôn rơi, va đập gây mất an toàn thi công.
2) Việc tháo dỡ cốp pha phải được tiến hành theo đúng trình tự để tránh làm hư hỏng bê tông Các cốp pha thành dầm và tường sẽ được tháo dỡ trước, cốp pha đáy dầm, sàn tháo sau.
3) Tuyệt đối không đặt tải trọng hoặc áp lực lớn lên kết cấu bê tông vừa đổ bê tông nếu không được sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật.
4) Bề mặt bê tông sau khi tháo cốp pha nếu có hiện tượng rỗ bề mặt do chảy nước xi măng cục bộ mà sau khi kiểm tra kết cấu vẫn đảm bảo cường độ thì phải được trát, lấp đầy vữa xi măng cường độ tương ứng.
5) Ván khuôn sau khi tháo phải được tu sửa, vệ sinh sạch sẽ, lau dầu, phân loại và tập kết gọn gàng sẵn sàng cho công tác lắp dựng tiếp sau.
6) Lắp dựng và tháo coppha theo nguyên tắc 2,5 tầng ván khuôn Sau khi tháo ván khuôn dầm sàn phải giữ lại các vị trí chống điểm giữa ô sàn và các dầm chính
CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO VÀ HỆ CHỐNG ĐỠ TẠM
Bố trí hệ giàn giáo xem bản vẽ BPTC đính kèm
Các cột chống, thanh giằng được liên kết bằng khoá ống để tạo thành một hệ vững chắc.
CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG
1) Sử dụng bê tông thương phẩm cấp trực tiếp đến công trình thi công Trạm trộn bê tông cấp phối bê tông sử dụng cho dự án đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
2) Bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe trộn Đối với bê tông không có phụ gia thì thời gian lưu bê tông tính từ lúc xuất bến đến lúc đổ vào xe bơm bê tông không quá 45 phút (trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 20-30 0 C) Hoặc theo kết quả thí nghiệm thời gian ninh kết bê tông.
3) Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
- Tổ chức cuộc họp với các đơn vị cung cấp bê tông để thống nhất về tiến độ và chất lượng cung cấp bê tông trên công trường.
- Bố trí sàn thao tác cho công nhân di chuyển và đầm bê tông - Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ thiết bị, nhân công cho đợt đổ bê tông - Bố trí hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo phục vụ công tác đổ bê tông vào ban đêm.
4) Trước khi đổ bê tông các cấu kiện cần bôi dầu chống dính bề mặt cốp pha
5) Kiểm tra độ sụt của bê tông cho tất cả các xe khi xe trộn về đến công trường đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
6) Lấy mẫu bê tông thí nghiệm đối với xe bất kỳ được Chủ đầu tư chỉ định Số lượng mẫu thí nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995 và BS- 8110, BS-1881 tuỳ thuộc vào loại cấu kiện và hạng mục Mỗi tổ mẫu thí nghiệm bao gồm ba khối lập phương kích thước 150x150x150mm Các tổ mẫu phải đảm bảo đủ số lượng và được ép thí nghiệm sau thời gian là 7 ngày và 28 ngày Nhà thầu sẽ bố trí một phòng làm việc cho cán bộ thí nghiệm lấy mẫu và một bể nước thí nghiệm để bảo dưỡng mẫu bê tông.
7) Thời gian ngừng đổ bê tông không quá 2 giờ.
8) Theo dõi liên tục độ ổn định của cốp pha và cây chống trong quá trình đổ bê tông để có QUY TRÌNH khắc phục kịp thời, đề phòng bục cốp pha.
9) Phân đợt đổ bê tông
- Tùy loại cấu kiện để phân đợt, các cấu kiện trong dự án chủ yếu là vừa và nhỏ, có thể đổ liên tục từng khối cấu kiện mà không phải làm mạch ngừng thi công
- Trong quá trình triển khai thi công, vị trí mạch ngừng có thể thay đổi căn cứ theo điều kiện thực tế và được Chủ đầu tư chấp thuận.
10) Khi thi công bê tông nhà thầu sẽ theo dõi và ghi nhật ký các nội dung sau:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc đổ bê tông bộ phận kết cấu.
- Mác bê tông, độ sụt.
- Khối lượng bê tông đã đổ theo phân đoạn.
11) Công tác chuẩn bị cho mẻ đổ tiếp theo
- Tiến hành vệ sinh bề mặt bê tông đợt đổ trước Mạch ngừng theo phương đứng: đục nhám, thổi sạch bụi, rửa sạch, tưới nước xi măng tạo kết nối.
12) Trong quá trình đổ bê tông, luôn bố trí hai máy kinh vĩ để khống chế kích thước của các chi tiết Sai số không được phép vượt quá so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
TT Tên sai lệch Trị số cho phép (mm)
1 Vị trí của các cấu kiện tương đối so với vị trí của các trục 25 mm
2 Kích thước mặt cắt ngang của các cấu kiện 15 mm
3 Cốt sàn, trần, dầm và lanh tô 10 mm
4 Kích thước và vị trí của các hố 10 mm
5 Độ phẳng bề mặt của bản sàn
8 mm trên 2000 mm 6 Độ thẳng của cột theo toàn bộ chiều cao 6 mm
7 Vị trí của thép chờ 5 mm
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
1) Quá trình Bảo dưỡng ẩm tự nhiên cần được tiến hành liên tục ngay sau khi hoàn thiện bề mặt bê tông cho tới khi ngừng quá trình Bảo dưỡng TCVN 8828:2011 Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên.
19) Quá trình bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo được hai yêu cầu kỹ thuật :
- Cường độ bảo dưỡng tới hạn và - Thời gian bảo dưỡng cần thiết.
20) Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông căn cứ theo vị trí công trình trên lãnh thổ Việt nam với 3 vùng khí hậu điển hình là A, B và C quy định ở bảng dưới đấy.
Vùng khí hậu Bảo dưỡng ẩm bê tông
Vị trí địa lý Tên mùa Từ tháng đến hết tháng
Vùng A Từ huyện Diễn Châu trở ra Mùa hè Mùa đông
Phía Đông Trường sơn từ Diễn Châu đền Ninh
Phần còn lại, bao gồm Tây nguyên và đồng bằng Nam bộ.
21) Quá trình bảo dưỡng bê tông gồm 2 giai đoạn chính gồm: Bảo dưỡng ban đầu và Bảo dưỡng tiếp theo Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi đạt được Cường độ bảo dưỡng tới hạn
4.7.1 Giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu
Trong giai đoạn này cần có QUY TRÌNH sao cho nước trong bê tông không bị bốc hơi dưới tác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí) Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông.
Tiến hành Bảo dưỡng ban đầu như sau:
1) Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (là các vật liệu địa phương hoặc các vật thích hợp sẵn có)
2) Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông để tránh cho bê tông bị hư hại bề mặt.
3) Khi cần thì có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi.
4) Có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông
5) Trong điều kiện môi trường thi công trong không bị mất nước nhanh (như nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào) công tác bảo dưỡng có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.
Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu kéo dài cho tới thời điểm bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại Thời gian để đạt cường độ này vào mùa hè ở Vùng A và các mùa ở Vùng B và C là khoảng 2,5 5h; vào mùa Đông ở Vùng A là khoảng 5 - 8h đóng rắn của bê tông tuỳ theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết
Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng các tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được Khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.
4.7.2 Giai đoạn Bảo dưỡng tiếp theo
1) Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn Bảo dưỡng ban đầu Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình Bảo dưỡng.
22) Đối với bê tông dùng xi măng Pooclăng và xi mămg pooclăng hỗn hợp: Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt hở của kết cấu bê tông cho tới khi bê tông đạt giá trị
Cường độ bảo dưỡng tới hạn R th BD và Thời gian bảo dưỡng cần thiết T ct BD
Mức giá trị Cường độ bảo dưỡng tới hạn R th BD và Thời gian bảo dưỡng cần thiết T ct BD cho bê tông nặng thông thường quy định theo bảng sau:
Vùng khí hậu Bảo dưỡng ẩm bê tông Tên mùa Từ tháng đến hết tháng
Mức giá trị quy định không dưới R th BD , %R 28 T ct BD , ngày đêm
QUY TRÌNH THI CÔNG CỘT Error! Bookmark not defined 4.9 QUY TRÌNH THI CÔNG DẦM SÀN
Gia công lắp dựng cốt thép
Gia công lắp dựng ván khuôn Nghiệm thu
Nghiệm thu cốp pha Đổ bê tông
- Cột sẽ được thi công theo từng đợt để đổ bê tông theo trình tự thi công tổng thể.
- Các nhóm cột được ưu tiên hoàn thành theo từng căn để có thể chuyển sang bước thi công tiếp theo – thi công dầm sàn.
1) Bật mực chân cột để ghép cốp pha.
2) Bật mực mốc gửi ngoài chân cột, khoảng cách 50cm.
3) Lập bảng cao độ dừng đổ bê tông cột, bằng với cao độ dáy dầm lớn nhất ở đầu cột.
4) Kiểm tra độ thẳng đứng của thân cột bằng dây dọi, và thước thép.
4.8.2 Thi công cốt thép cột
- Trước khi làm thép cột cần kiểm tra các trục định vị cột theo các chiều ngang, dọc và đánh dấu bằng sơn đỏ lên tường hoặc sàn.
- Cốt thép cột được nối buộc Khi nối buộc cốt thép không được trùng quá 50% mối buộc trên cùng một mặt cắt và phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi thi công phần tiếp theo
- Thi công lắp dựng cốt thép cột có thể sử dụng thủ công, kết hợp với cẩu dùng để treo thép trong khi cố định, buộc và cố định cốt đai Trước khi lắp đặt cột thép cần phải dụng các thiết bị trắc đạc định vị sẵn tim, mốc, vạch xuống nền bê tông Sau khi cố định bằng buộc, điều chỉnh cốt thép chủ cho đúng kích thước theo thiết kế rồi mới buộc cốt đai Sau khi lắp đặt cốt thép cho từng cấu kiện cột nhà thầu sẽ lại sử dụng thiết bị trắc đạc để kiểm tra lại vị trí, tim cột, mép cột trước khi nghiệm thu.
- Trong khi thi công lắp dựng cốt thép cột phải sử dụng giáo làm sàn thao tác Chân giáo phải được neo vào sàn Sàn thao tác phải chắc chắn, phải có lan can an toàn để công nhân có chỗ đứng và tựa vững chắc trong khi thi công.
- Buộc các râu thép chờ để liên kết giữa cột và tường theo thiết kế.
- Cốt thép cột là cốt thép theo phương đứng, hơn nữa chiều cao của thanh thép là lớn nên trong qua trình thi công lắp dựng cốt thép cột Để cố định cốt thép theo phương đứng, nhà thầu sẽ sử dụng hệ thống cây chống thép đơn để văng chống theo hai phương
4.8.3 Thi công cốp pha cột
- Sử dụng hệ cây chống kết hợp ván phủ phin gia công định hình Gông cốp pha được sử dụng thép hộp 50x50x1.4 kết hợp ty bát siết chặt đảm bảo độ thẳng đứng kín khít.
Nghiệm thu vệ sinh cốp pha trước khi đổ bê tông.
- Tại các vị trí cột tiếp xúc với tường, cốp pha cột sẽ được ghép bằng tấm ván ép hoặc gỗ có đục lỗ để các thép chờ liên kết giữa cột và tường xuyên qua.
- Vì các cột ở một số hạng mục có kích thước giống nhau nên cốp pha cột có thể gia công định hình cho từng loại trên Tuy nhiên tuỳ từng cột tại các vị trí khác nhau và tuỳ theo hình dạng cột có thể kết hợp cốp pha định hình euro form và cốp pha ván ép Các cửa đổ bê tông sẽ được gia công định hình để dễ lắp đặt Toàn bộ hệ gông và cây chống được gia công định hình cho từng loại cột.
- Vì cột có kích thước lớn nên toàn bộ hệ chống đỡ là dùng thép ống định hình để đảm bảo nguyên tắc cốp pha phải cứng vững, kín khít (Chi tiết xem ở bản vẽ chi tiết cốp pha cột) Không thao tác lắp dựng hệ chống đỡ lại dựa trên một hệ thống không cứng vững có thể gây biến dạng.
- Lắp các hệ văng chống, tăng đơ, dàn dáo và sàn thao tác (Xin xem bản vẽ chi tiết cốp pha cột).
4.8.4 Thi công bê tông cột, vách
- Bê tông được vận chuyển đến vị trí đổ bằng bơm bê tông tự hành kết hợp hộc đổ (Xem bản vẽ BPTC).
- Bê tông phải đổ liên tục và đầm dùi theo các lớp