1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập chủ đề 2

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập Chủ đề 2: Đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hóa học, hợp chất ion, hợp chất cộng hóa trị, hóa trị, công thức hóa học
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Tài liệu ôn tập
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 49,92 KB

Nội dung

Về năng lực: - Năng lực chung:+ Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ để ôn tập.+ Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp các thành viên trong nhóm ho

Trang 1

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I Mục tiêu:

1 Về năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ để ôn tập

+ Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề + Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo

- Năng lực KHTN: Hệ thống hoá được kiến thức vể đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học; Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề

2 Về phẩm chất:

- Có ý thức tìm hiểu về chủ để học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẩn thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng

II Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, laptop

- Giấy A3, bút dạ nhiều màu, sticker khen ngợi

- Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 CÂU HỎI TRÒ CHƠI “ĐẤU TRƯỜNG HÓA HỌC”

1 Phân tử là

A hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hoá học

B hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hoá học

C phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất

D hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hoá học kết hợp với nhau tạo thành chất

2 Đơn chất là

A kim loại có trong tự nhiên

B phi kim do con người tạo ra

C những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hoá học

D chất tạo ra từ một nguyên tố hoá học

3 Hợp chất là

A chất tạo từ 2 nguyên tố hoá học

B chất tạo từ nhiều nguyên tố hoá học

C chất tạo từ 2 nguyên tố kim loại trở lên

D chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim

4 Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử

của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng

A nhường các electron ở lớp ngoài cùng

B nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng

C nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron)

D nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron

5 Phát biểu nào sau đây đúng?

A Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng

B Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng

C Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng

D Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng

6 Phát biểu nào sau đây đúng?

A Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng

B Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng

C Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng

Trang 2

D Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố hoá học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng

7 Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

8 Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

A Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử

B Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó

C Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó

D Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2

9 Phát biểu nào sau đây đúng?

A Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất

B Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất

C Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất

D Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất

10 Một trong những khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính là carbon dioxide Biết một phân tử của hợp chất

carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen Công thức hoá học và khối lượng phân tử của hợp chất carbon dioxide là

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: ………

Bài 1 Hãy hoàn thành bảng thông tin sau:

STT Chất Đơn chát Chất ion Chất cộng hoá

trị

Khôi lượng phân tử % các nguyên tố

Bài 2 Tính hoá trị của nguyên tó có trong mỗi oxide sau: K2O, CO, Fe2O3, N2O5, Cl2O7, SO2, CrO3,

MnO2 Biết trong các oxide, nguyên tố oxygen có hoá trị bằng II

Bài 3 Một hợp chất (A) có công thức hoá học tổng quát PxOy Biết (A) có khối lượng phân tử bằng 142

amu và có %O (theo khối lượng) là 56,338%

a/ Xác định công thức hoá học của (A)

b/ Hợp chất (A) thuộc loại hợp chất ion hay hợp chất cộng hoá trị?

Bài 4 Vitamin c là một trong những vitamin cẩn thiết với cơ

thể con người Vitamin C có công thức hoá học tổng quát là

CxHyOz Biết trong vitamin C có 40,91% carbon, 4,55%

hydrogen và có khối lượng phân tử bằng 176 amu, hãy xác

định công thức hoá học của vitamin C

Giải pháp này có góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa acid hay

không?

Có hoặc không?

1 Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa

2 Lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx Có/ Không

Trang 3

trường được hoạt động Có/ Không

4 Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để

sulfur và nitrogen có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng Có/ Không

5 Các nhà máy phải xây dựng ống khói thật cao để các khí SOx, NOx phát

Câu 3: Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh những

cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa acid trên diện rộng Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa acid đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn

Có bạn cho rằng, nếu vậy không nên xây các ống khói cao ở các nhà máy vì tốn kém và góp phần reo rắc mưa acid trên diện rộng Ý kiến của em thì sao?

III Tiến trình dạy học:

A Khởi động bài học:

Hoạt động 1: Chơi trò chơi: "“Đấu trường hóa học”"

a Mục tiêu: vừa tạo hứng thú cho HS, vừa giúp HS ôn lại một số kiến thức trọng tâm của chủ đề.

b Nội dung: Tổ chức HS chơi trò chơi “Đấu trường hóa học”, HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

1

c Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Thông báo luật chơi: GV phát cho mỗi HS một tờ A4 kẽ sẵn 10 ô đánh số tương ứng từ 1 – 10.

………

GV chiếu lần lượt 10 câu hỏi trong thời gian ngắn lên màn chiếu (30 giây), HS lựa chọn ghi đáp án tương ứng A/B/C/D cho mỗi câu hỏi, sau một câu khi chuông báo hết giờ tất cả giơ phiếu lên, GV chiếu đáp án,

HS làm đúng được tham gia thi đấu tiếp, nếu sai ở câu hỏi nào thì dừng quyền chơi tại đó HS trả lời đúng

10 câu sẽ được cộng điểm

Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát màn hình các câu hỏi của GV và điền vào phiếu trả lời.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu câu hỏi, Mỗi câu hỏi sẽ gọi 1HS giải thích câu trả lời Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Qua trò chơi GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học ở chủ đề 2.

GV đặt vấn đề những kiến thức đó được hệ thống và vận dụng vào thực tiễn như thế nào?

B Hình thành kiến thức mới:

1 Kiến thức cần nhớ

Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức

a Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức vể đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion,

hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học

b Nội dung: Các nhóm trình bày kiến thức chủ đề bằng sơ đồ tư duy (đã giao nhiệm vụ ở tiết trước, ở

hoạt động này GV sử dụng kỹ thuật phòng tranh cho các nhóm trình bày sản phẩm)

c Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức của HS, có thể:

d Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu các nhóm (4 nhóm) treo sơ đồ tư duy của nhóm mình lên các góc học tập mà GV phân

công

- GV chiếu sơ đồ vị trí trưng bày triễn lãm của các nhóm và sơ đồ hướng dẫn điểm xuất phát và di chuyển của mỗi nhóm

Trang 4

- Thời gian tham quan tại mỗi vị trí là 1 phút, ở mỗi vị trí tham quan HS sẽ ghi lại những ý hay của nhóm bạn vào vở học của mình hoặc đặt câu hỏi trao đổi và dán sticker khen ngợi vào nhóm nào thực hiện tốt

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Báo cáo kết quả:

- Mỗi nhóm cử 1 – 2 bạn (hết 1 lượt thì đổi cho 2 bạn khác) ở lại vị trí tranh của nhóm mình để thuyết trình khi có các bạn nhóm khác tới tham quan

Đánh giá: Yêu cầu các nhóm đêm số sticker khen ngợi của nhóm mình.

Nhóm nào được nhiều sticker khen ngợi nhất sẽ được cộng điểm

2 Bài tập.

Hoạt động 3: Luyện tập

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề.

b Nội dung: HS chơi trò chơi: “ Giải mật thư” để giải lần lượt các bài tập trong phiếu học tập 2.

c Sản phẩm: Phiếu học tập 2

Bài 1.

STT Chất Đơn chất Chất ion Chất cộng hoá

trị Khôi lượng phân tử % các nguyên tố

%Cl = 63,96

%H =17,65

4

Al2O3

x

102 amu %Al = 26,47

%O = 73,53 5

PCl3

x

137,5amu %P=22,55

%Cl = 77,45

Bài 2.

Bài 3

a/ Với công thức của hợp chất A là PxOy, ta có:

%O = KLNT (O) × y

KLPT¿ ¿ = 16 × y

142 =56,338 %❑

y= 56,338× 142

16 ×100 = 5

%P = KLNT ( P) × y

KLPT¿ ¿ = 31× x142 =100 %−56,338 %=43,662%❑

x= 43,662 ×142

31 ×100 = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất (A) là P2O5

b/ P2O5 là hợp chất cộng hóa trị

Bài 4.

- Đặt công thức của vitamin C là CxHyOz

- Trong CxHyOz có:

%C = KLNT (C )× x

KLPT¿ ¿ = 12× x176 =40,91%❑

x = 40,91×176

12 ×100 ≈ 6

%H = KLNT ( H ) × y

KLPT¿ ¿ = 1× y

176 =4,55 %❑

y= 4,55 × 176

1 ×100 ≈ 8

%O = KLNT (O) × z

KLPT¿ ¿ = 16 × z

176 =%−40,91 %−4,55 %=54,54 %

⇒ z= 54,54 × 176

16 × 100 ≈ 6

Vậy công thức hóa học của vitamin C là C6H8O6

d Tổ chức thực hiện:

Trang 5

- Vòng 1: Các nhóm sẽ lần lượt giải các mật thư.

+ Mỗi mật thư là 1 bài tập.( gồm 4 bài tập trong phiếu số 2)

+ Cách chơi: Giống như TC giải mật thư trong TRÒ CHƠI LỚN

- Nhóm nào hoàn thành tất cả các mật thư sớm nhất, gv sẽ xướng tên chúc mừng Và dành thời gian để cả nhóm cùng xem lại và hướng dẫn cho nhau những BT đã giải

-Vòng 2: Các đại diện lên bảng trình bày bài giải Các nhóm còn lại dưới lớp cũng giải lại vào vở

Giao nhiệm vụ:

Giải mật thư ( Phiếu học tập 2)

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

Thảo luận Hoàn thành phiếu học tập số 2

Báo cáo kết quả:

- Chọn các nhóm lên bảng trình bày kết quả

- Mời nhóm khác nhận xét, sửa chữa và hoàn thiện

- GV nhận xét sau khi các nhóm có ý kiến bổ sung

Hoạt động 4: Vận dụng

a Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi thực tế.

b Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 3.

c Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của HS, có thể:

Câu 1 – Đơn chất: Lưu huỳnh, nitơ, oxygen, kim loại chì,.

- Hợp chất: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nước, axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3), oxit kim loại, oxit chì

Câu 2 Trả lời đúng tất cả các câu theo thứ tự: Có, Có, Không, Có, Không

Câu 3 Vẫn cần có các ống khói thải khí thải ở các nhà máy Tuy nhiên, cần cải tiến các ống khói ở các nhà máy, xử lý tối ưu các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường

d Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ:

Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, giờ sau nộp lại cho GV

Câu hỏi: Phiếu học tập 3

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.

Báo cáo kết quả:

Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV

C Dặn dò

- HS làm phiếu học tập 3

- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp

Ngày đăng: 29/06/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w