1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn - Lạng Sơn

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

| TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẬN VĂN, ĐAQGHNˆ |KHOA VERT NAM HOC VÀ TIENG ee me |

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHNKHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET

HO THỊ NHUNG

PHAT TRIEN DU LICH CO TRACH NHIEM

TAI KHU DU LICH QUOC GIA MẪU SƠN - LANG SON

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH VIETNAMHOC Hệ dao tạo: Chính quy

-Khóa học: QH-2013-X

NGƯỜI HƯỚNG DAN: Th.S Nguyễn Xuân Hải

(Viện Du lịch Bền vững Việt nam)

Hà Nội - 2017

~ _ ` ~-~

~ cr - — v*

Trang 3

Là một sinh viên được làm khóa luận là một vinh dự cho tác giả Trong suôt

quá trình làm và hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô trong Khoa Việt Nam

học và Tiếng Việt đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tập thể K58 trong suốt thời gian 4

năm ngôi trên ghế giảng đường Trường Dai học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Để hoàn thành bài khóa luận này tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở văn

hóa thể thao và du lịch tình Lạng Sơn, ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn

đã tạo điêu kiện giúp đỡ và cung cap một sô tài liệu cân thiệt.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến Ths Nguyễn Xuân Hải - người đã trực tiếpchỉ bảo, hướng dẫn tác giá thực hiện đề tài khóa luận này.

Và cuôi cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn

quan tâm, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời giản qua.

Do thời gian tìm hiệu, nghiên cứu và kiên thức chuyên môn còn hạn chê nên

khóa luận của tác giả không tránh khỏi những thiêu sót Rât mong nhận được sự chỉ

bảo, góp ý của các thầy cô giáo để giúp cho bài khóa luận này hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 26 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Hồ Thị Nhung

wer

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả: Hồ Thị Nhung xin cam đoan :

- Khóa luận tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế

trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viênhướng dẫn.

- Khóa luận được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tác giả,

không sao chép theo bất cứ đề tài tương tự nào.

- Mọi sự tham khảo sử dụng trong khóa luận đều được trích dẫn các nguồn

tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.

- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tác giả xin

hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2017Sinh viên

Hồ Thị Nhung

H

Trang 5

: Ề

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ị l Chữ viết tắt a0 Nội dung

BQL Ban quản lý

CSVC Cơ sở vật chất

DLCTN Du lịch có trách nhiệm

KDL Khu du lich

| KDLQG | Khu du lịch Quốc gia

Sở VHTTDL LSở văn hóa thể thao và du lịch

| UBND _ | Uy ban nhân dân

iii

Trang 6

fe ie N- -

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 3.1: Hiện trạng khách du lịch đến KDLQG Mau Sơn giai đoạn 2007-2016 50

Bảng 3.2: Tổng thu du lịch của KDLQG Mẫu Sơn giai đoạn 2007-2016 51Bảng 3.3: Tình hình cơ sở lưu trú tại KDLQG Mau Sơn giai đoạn 2007-2017 52

Bảng 3.4: Lao động ngành du lịch tại KDLQG Mau Sơn giai đoạn 2007-2016 53Bảng 3.5: Cac tuyến tham quan du lịch ở Mẫu Sơn 2- 2 s5st2£veEvzzzse2 54

Bảng 3.6: Ngân sách tỉnh dành cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch giai đoạn

2010-2016 ¬ ,,ôÓÔỎ 63

IV

Trang 7

MỤC LỤC

PHAN MO DAU Qnccsssscssssssssssccsssssescessusesssscsssssecsssssssssuecssssseccersusecsereseessscsesenessucessaess 1

Chương 1: TONG QUAN VAN DE DU LICH CÓ TRÁCH NHIỆM 9

1.1 Các khái IGM 0 esceccsssscssecsesssessccsscsucsscssecssssssssssssssecsssecsscssceaecsescuecuceecenecs 91.1.1 Du Lich eee eecccecsssneseccssneeessneessnscessnsessssscessssusessssessesssnesseseeessssecssseessueteen 91.1.2 Du lịch có trách nhiệm ¿- + + - + 1S TT SH KT HT HH ng ey 9

1.2 Các loại hình Du lịch có trách nhiệm -. 2-5-5 < << =<s<e 11

1.3 Sản phẩm Du lịch có trách nhiệm se +eE+ev+Ezeerrez 12

1.4 Các tac động của Du lịch có trách nhiệm - 5-5 <5 << 5< s<<<e 141.4.1 Tác động của du lịch đối với Môi trường ¿- 2 2+22xz+rxvzsvrserzz 141.4.2 Tác động của du lịch đối với Xã hội - + t2 tEEE222222x2Exxe2 151.4.3 Tác động của du lịch đối với Kinh tẾ s ss+cxt+Ex2EEE2E2c2Eecrscee 16

1.5 Các nguyên tắc về Du lịch có trách nhiệm 2< sessecsee 171.5.1 Các nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Môi trường 171.5.2 Các nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Xã hội -. -2 181.5.3 Các nguyên tắc chủ đạo về trách nhiệm kinh tế -c¿ccz2czcc+z 18

1.6 Trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển Du lịch có

trACh MhiEM aầaiia 19

: 1.7 Các lợi ích của Du lịch có trách nhiệm - 2 < 5s << se << sesee 20

1.8 Kinh nghiệm thực tiễn Du lịch có trách nhiệm se ssecse 24

1.8.1 Trên thế GiGi oc.cccccccccccsssssesesseesssseecssseesssssscssssesesssuseceusssssessuessssesssssesesecss 24

1.8.2 Tai ¿2a na ẽ `ỒŨ 26

1.9 Bài học kinh nghiệm thực tiễn Du lịch có trách nhiệm cho Khu du

lịch Quốc gia Mẫu Sơn 2- 2° ©++t©E+etEEEEtSE2EEeevrervEveerrrxeersscrse 28

Tiểu kết chương 1 ¬ ôÔỎ 30

Chương 2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2° ©<£2+ve+eevseeez 31

2.1 Tổng quan địa điểm nghiên CỨCU - 5-5-5 < 55s s2 SeESSeSEseeersese 31

- 2.1.1 Điều kiện về địa lý lịch sử , tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng

đến phát triển khu Du lịch có trách nhiệm - SE SH He ke eseg 31

| | ° 2.1.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch và khả năng khai thác để phát triển

| khu Du lịch có trách mhi@m csccssssssssssssssesssesssnssensssssssssssusesseeetseenente 36

v

Trang 8

; 2.2 Cách tiến hành nghiên CW ccsccecssssssssssecssssessseesseessessessessesesssesseessessseeese 43

2.2.1 Phương pháp nghiên CỨU - + 1312221111111 1111111111111 11 11 tre 43

Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu 2-5 szsezrxeez 44

Phương pháp khảo sát thực Ổịa - Ác n9 11101011111 01 1x ch 44

Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc -: ©22¿+cxzv2zsz+ccsee 452.2.2 Quy trình tuyển chọn mẫyu 2- 2 + ©+s£E£E2EE+EESEEEEEEEEEerEkrrkerrvee 46

2.3 Xử lý dữ liệu - 5 SH TH TH TH 00010000400 48

Tiéu két churong 2 008" 49Chương 3: KET QUA NGHIÊN CỨU 2 5£ s22 £szsz+vssetvseee 50

3.1 Hiện trạng phát triển Du lịch có trách nhiệm tại Khu du lịch Quốc

Bia MAU SOM 7 50

3.1.1 Hiện trạng theo các chỉ tiêu du lịch chủ yéU eeececescesessseeseesesseeseeseees 503.1.2 Hệ thống sản phẩm du lịch -¿ 2-22 ©+2+EEzE2£EEZ2ExzEEtrkkrrrkerrkeee 543.1.3 Đầu tư phát triỂn du lịch - ¿2 2c 2+++k£EE+EEExerkketExerrkrrrkerrreee 583.1.4 Các công tác khác: quy hoạch và quản lý quy hoạch, xúc tiến quảng

bá du lịch, ứng dụng Khoa học công nghệ, nhân lực, các thành phần tham

gia kinh 080i na TT 60

3.1.5 Đánh giá chung về hiện trạng, những Thuận lợi - Khó khăn - Cơ- hội - Thách thức (SWOT) đối với phát triển điểm đến Du lịch có trách

| nhiệm tai Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn o.cecceeessesssessecsstssesessessessscseeesteseessees 67

2 3.2 Những tác động của Du lịch có trách nhiệm tại Khu du lịch Quốc

l Bia MAU SOD ĐNm'A3 73

: 3.2.1 Tac doing tich CWC nh 73

| 3.2.2 Tac GOng áo e 1D

| 3.3 Trách nhiệm của các bên liên quan đối với các hoạt động Du lịch có

trách nhiệm tại Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn ` 77

3.3.1 Cộng đồng địa phương 2-2-2 s2 2 E12 1 1121111111111 11 71

3.3.2 Ban quản lý KDLQG Mau Sơn 2 2 + 2 2 22E£EEeEE+EerkeExrkerkrre 78

2 3.3.3 Các nhà kinh doanh du lịch (công ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch

vụ lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ khác) 5-5 << 2 *2< 1 xsekeeesrerrerree 783.3.4 Khách du lịcHh 5 «<1 T TH HH HT ng HH rkp 79

- vi

Trang 9

Chương 4 KET LUẬN 5-5-5 5< ktksstveekekekesesreree M ÔÔỎ 81

4.1 Hạn chê của nghiÊn CỨ - s- «sọ n0 Hà nga 814.2 Dé xuât hướng nghiÊn €ỨU o- << 5< << ở Y0 9 0c nợ 82

4.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Du lịch có trách nhiệm

tại Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn - 2-22 ©s<©cScSeersererserrerrrssree 82

4.3.1 Giải pháp phát triển Sản phẩm Du lịch có trách nhiệm - 82

4.3.2 Giải pháp tiếp thị và truyền thông Du lịch có trách nhiệm 84

4.3.3 Giải pháp đầu tư xây dựng, co sở vật chất kỹ thuật Du lich cótrAch Mhi6im ee eee 2+4 84

4.3.4 Giải pháp sử dung lao động trong hoạt động Du lịch có trách nhiệm 85

4.3.5 Giải pháp nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về Du lịch cótrách nhiệm « -s««« " 86.4.3.6 Giải pháp chuỗi cung ứng Du lich có trách nhiém - 86

4.3.7 Giải pháp giám sát tác động của Du lịch có trách nhiệm 87

4.3.8 Giải pháp quản lý tài nguyên Du lịch có trách nhiệm - 88

4.3.9 Giải pháp kiểm soát sử dụng nguồn nước, năng lượng và rác thai 88

4.3.10 Kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm 5 5 S255 +S<ceeereeee 91Tidu két hung 7081575 91

4100007000757 ., 92TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-2-5 5£ +2 se se csereezesersevsserseree 93

PHU LLỤCC 5-5 << HH TH II HH 0010814 95

vi

Trang 10

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý đo chọn đề tài

Theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị ban hành ngày 16/1/2017 về

phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết đã xác định: “Phát

triển du lịch bền vững; bảo tôn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền

thông tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn dé

lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn

xã hội”.

Để đạt được mục tiêu trên, có thé thấy ngành du lịch đang chủ trương thực

hiện chính sách phát triển bền vững, trong đó coi phát triển Du lịch có trách nhiệm

(DLCTN) là con đường dẫn đến sự thành công Điều này góp phần giảm thiểu tác

động xấu và tăng tối đa các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội Ở đất nước ta hiệnnay, ngày càng có nhiều điểm đến du lịch, Khu du lịch (KDL) đã và đang đượcnghiên cứu, xây dựng, phát triển DLCTN Một trong số đó, không thé không kể đếnKhu du lịch Quốc gia (KDLQG) Mẫu Sơn - tỉnh Lạng Sơn.

KDLQG Mẫu Sơn cách T.P Hà Nội 175Km trên trục quốc lộ 1A và đườngsắt xuyên Việt, cách T.P Lạng Sơn 30Km về phía Đông Bắc trên trục quốc lộ 4Bthuộc địa bàn 2 huyện: Cao Lộc và Lộc Bình Nơi đây có nhiều tài nguyên du lịch

tự nhiên với hơn 80 ngọn núi lớn nhỏ, có độ cao trung bình từ 800-1000m so với

mặt nước biển; các đỉnh núi cao nhất là núi Cha (1.554m), núi Mẹ (1.520m), Công

Mẫu (1.365m) tạo nên cảnh quan tự nhiên đặc biệt hấp dẫn với gần 5000ha rừng

tự nhiên, nơi có nhiều loài sinh vật quý hiếm như Sồi, Dẻ, Trầm hương, v.v.; nhiều

loài được sử dụng làm dược liệu dân gian: Vi thuốc, Chanh rừng, Bùng bay, v.v ;

nhiều loài hoa như Phong lan, Đỗ quyên, Câm tú cầu, v.v; cùng với các loài sinh vật

tự nhiên thì môi trường Mẫu Sơn cũng rất phù hợp với nhiều loại cây có giá trị như

Hồng, Chè, Đào, v.v Khí hậu mát mẻ, thường xuất hiện băng tuyết vào mùa đôngcũng như những điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng,thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí đã ngoại Đó cũng là lý do để người

Pháp xây dựng trên Mẫu Sơn một hệ thống nghỉ dưỡng từ cả trăm năm trước, nhưnggiờ đây vì thời gian, vì chiến tranh nên chỉ còn sót lại ít phế tích Bên cạnh những

giá trị về tự nhiên, Mẫu Sơn còn đặc biệt hấp dẫn bởi những giá trị về văn hóa mà

Trang 11

tiêu biểu là văn hóa tâm linh của khu “Linh địa — đền cổ Mẫu Sơn” trên địa bàn xã

Mẫu Sơn, thôn Lap Pia, huyện Lộc Binh, nam giữa núi Cha va núi Me Nhiều giá tribản sắc văn hóa truyền thống dân tộc ở đây (Dao, Tày, Nùng) còn được bảo tồn khánguyên vẹn qua các lễ hội truyền thống, sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng như hội Lồng

Tong, phiên chợ tình, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, v.v; qua kiến trúc nhà ở;

qua các sản phẩm âm thực độc đáo có tính chất riêng của Lạng Sơn và đồng bào dân

tộc nơi đây như: rượu Mẫu Sơn, mật ong khoái, măng rằm, v.v.

Những lợi thế về du lịch của Lạng Sơn là không hề nhỏ Tuy nhiên, du lịch ởđây tuy có phát triển nhưng chưa hướng nhiều đến sự có trách nhiệm, chưa khai

thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về du lịch mà Lạng Sơn hiện có Nên làm thế

nào để du lịch Lạng Sơn nói chung và du lịch tại KDLQG Mẫu Sơn nói riêng pháttriển một cách có trách nhiệm, ổn định, hạn chế được mức tối đa những tác độngtiêu cực từ du lịch; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

và vào việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược của du lịch Việt Nam; đồng thời đưadu lịch Lạng Sơn đến gần hơn với xu hướng phát triển du lịch trên thế giới là một

bài toán không hề đơn giản Với những lý do này, tác gid đã lựa chọn dé tài “Phat

triển du lịch có trách nhiệm tại Khu du lịch quốc gia Mu Sơn - Lang Sơn” làm đềtài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm:

- Thu thập, phân tích các tài liệu về DLCTN.

- Khảo sát thực tế nhằm thu thập, bé sung thông tin, tư liệu liên quan đến đề

tài nghiên cứu.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển DLCTN tại KDLQG

Mẫu Sơn tại địa bàn tác giả đã khoanh vùng nghiên cứu.

- Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu Từ đó,

đánh giá được thực trạng phát triển DLCTN tại KDLQG Mẫu Sơn Trên cơ sở đó,

tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLCTN tại đây.

- Khai thác các tour, sản phẩm du lịch tại Mẫu Sơn.

Trang 12

2.2 Nhiém vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở lý luận về DLCTN.

- Tìm hiểu thực trạng Môi trường - Xã hội - Kinh tế và các nguyên tắc trong

DLCTN tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc phát triển DLCTN tại KDLQG Mẫu

Sơn Từ đó xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm phát triển DLCTN tại đây.

3 Lịch sử nghiên cứu

Trên thế giới:

Trên thế giới, việc nghiên cứu về DLCTN được bắt đầu từ khá sớm Vào

khoảng cuối những năm 70 của thế kỷ 20, khi những tác động tiêu cực của phát

triển du lịch đại chúng khiến nhiều người lo ngại thì DLCTN bắt đầu được hình

thành (Miller va Twining-Ward, 2005) Đến 1989, thuật ngữ “Du lịch thay thé/Du

lịch mới” đã được thay thế bằng thuật ngữ “Du lịch có trách nhiệm” để phân biệt

với du lịch đại trà và các tác động của du lịch đại trà bởi Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) Đến những năm 1980, tầm nhìn về một hình thái phát triển DLCTN

được trao đổi nhiều và trở thành một phần quan trọng của khái niệm Du lịch bền

vững được hình thành và trở nên phổ biển sau đó (Krippendorf,1987).

Năm 2002, Hội thảo về DLCTN được tổ chức tại Cape Town (Nam Phi), là

hoạt động bên lề trước Hội nghị Thế giới về Phát triển bền vững tai Johannesbourg

đã xác định rõ các đặc điểm của DLCTN và dé ra các nguyên tắc của DLCTN vềmặt kinh tế, xã hội và môi trường Đây là hội thảo quan trọng, đặt nền móng cho

các nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn DLCTN trên phạm vi toàn thế giới.

Tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, phải tới năm 2011, khi Dự án Phát triển Năng lực DLCTN với

môi trường và xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU-ESRT), thì khái

niệm đó mới được nhắc đến thường xuyên và trở nên quen thuộc.

Dự án EU- ESRT được triển khai trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 với mụctiêu chung là: dua các nguyên tắc về DLCTN vào ngành du lịch Việt Nam nhằmtăng cường tính cạnh tranh và góp phan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội của dat nước, với mục tiêu cụ thê là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ DLCTN với

Trang 13

môi trường và xã hội, góp phan thực hiện Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam.

Dự án này đã soạn thảo ra “Bộ công cụ DLCTN tại Việt Nam” với 13 bài, mỗi bài

về các chủ đề đa đạng khác nhau nhằm phục vụ nghiên cứu cũng như giảng dạy Tài

liệu này có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho việc tuyên truyền, phát triển DLCTN tại

Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ của Dự án EU- ESRT, nhiều tài liệu được soạn thảo

trình bày các khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ, chính sách về DLCTN như: G/ớithiệu về DLCTN, DLCTN và ngành lữ hành ở Việt Nam, Hướng dẫn xây dựng các

chính sách DLCTN ở Việt Nam,

Với số vốn đầu tư là 12,1 triệu Euro, Dự án EU-ESRT (2011-2016) là

chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam, với mục tiêu đưa các

nguyên tắc về DLCTN vào ngành du lịch nước ta, để nâng cao khả năng cạnh tranh

va góp phần thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Qua sáu năm hoạt

động, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Dự án đã tổ chức các

khóa tập huấn theo nhiều chủ đề cho các học viên, nâng cao nhận thức về DLCTNcho học sinh Trung học phổ thông, phổ biến các tài liệu kỹ thuật qua mạng, hỗ trợ

trang thiết bị cho mười nhà văn hóa và phòng thực hành mẫu cho năm trường du

lịch Từ đó, tác động đến nhận thức của các cấp, ngành đối với yêu cầu về sự phát

triển bền vững của du lịch Việt Nam

DLCTN từ một khái niệm mới lạ đã trở thành thuật ngữ quen thuộc và là một

phan tat yếu trong nhiều chính sách, kế hoạch và hoạt động thực tế của du lịch Việt

Nam Nhận thức về phát triển DLCTN cũng được lan tỏa rộng đến các khu vực trên

đất nước nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, điểm đến và cộng đồng.

Ké từ đó đã có nhiều các công trình nghiên cứu về DLCTN được thực hiện,

tiêu biểu là:

Nghiên cứu hoạt động DLCTN ở Việt Nam, đề tài được thực hiện từ 01/2012

đến 12/2013, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, giao cho Viện nghiên cứu

Phát triển Du lịch thực hiện, chủ nhiệm đề tài Hà Văn Siêu Đề tài này đã nghiên

cứu những nội dung sau:

+ Cơ sở lý luận về DLCTN: khái niệm, mối quan hệ, lợi ích, ứng xử giữa các.

bên tham gia hoạt động du lịch

Trang 14

+ Kinh nghiệm cụ thể của một số điểm đến du lịch trên thế giới và ở ViétNam: chính sách, tổ chức quản lý, kiểm soát, cơ chế điều tiết, đánh giá,

+ Thực trạng hoạt động DLCTN ở Việt Nam qua khảo sát thực tế: hoạt độngtừ phía cung, hoạt động từ phía cầu, vai trò, trách nhiệm, mức độ tham gia của các

bên Giải pháp day mạnh hoạt động DLCTN.

Luận văn thạc sĩ Xây dựng mô hình Du lịch có trách nhiệm ở Công ty cổ

phan Sài Gòn ~ Phú Quốc của Trương Quang Dũng (Khánh Hòa, 2015) Đề tài đã

nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCTN, mô hình và thực tiễn áp dụng.Bên cạnh đó đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của

Công ty cổ phần Sài Gòn — Phú Quốc nhằm xây dựng mô hình DLCTN để áp dụng

vào thực tế kinh doanh của Công ty một cách có hiệu quả Và đề xuất các giải pháp

tổ chức thực hiện mô hình DLCTN cho công ty để tham gia có hiệu quả vào chuỗi

du lịch ở Phú Quốc |

Lê Thi Thu Hà, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Hà Nội, 5/2016, Mét số giải

pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam Đề tài nghiên cứu cơsở lý luận về sản phẩm DLCTN ở Việt Nam, thực trạng của ngành Du lịch và sản

phẩm du lịch hiện nay ở Việt Nam Đề tài cũng đã đánh giá lợi ích của sản phẩm

DLCTN đem lại cho ngành Du lịch Việt Nam Đưa ra một số giải pháp nhằm phát

triển sản phim DLCTN cho ngành Du lịch Việt Nam.

Báo cáo khoa học sinh viên, Chính sách Du lịch có trách nhiệm tại Việt

Nam Nghiên cứu điểm du lịch Vịnh Ha Long, Quảng Ninh của Nguyễn LanPhương Đề tài mở ra hướng nghiên cứu đầu tiên về chính sách DLCTN ở Việt

Nam, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này Kết quả nghiên cứu đề cập

đến khả năng áp dụng chính sách DLCTN tại điểm du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng

Ninh, đánh giá mức độ chất lượng đã đạt được Đồng thời đề xuất các giải phápthiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chính sách DLCTN tại

điểm du lịch này.

Với tỉnh Lạng Sơn - một địa danh mang nhiều tiềm năng để phát triển dulịch, tại đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, dự án được đưa ra để bàn luận

và triển khai với nhiều loại hình du lịch khác nhau Có thể kể đến đề tài: Phạm Đức

Vinh (2015), “Phát triển Du lịch tỉnh Lang Sơn trong xu thế hội nhập ”, luận án thạc

Trang 15

sĩ Địa Lý học, Trường đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Đề tài này đã đúc kết

được cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trong xu thế hội nhập để vận dụng

vào việc nghiên cứu hoạt động du lịch, đồng thời đánh giá được tiềm năng du lịch

của tỉnh Lạng Sơn Sau đó, đề tài phân tích được thực trạng hoạt động kinh doanh

du lịch và khai thác các điểm, tuyến du lịch tại địa bàn nghiên cứu Và quan trọng

hơn, tác giả công trình nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du

lịch của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 một cách hiệu quả và bền vững Thêm vào đó,có thé kế đến: Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên

địa bàn thành phố Lạng Sơn với phát triển Du lịch”, Đại Học Văn hoá, Hà Nội.

Trong đề tài này, tác giả đã tổng quan những vấn đề về điều kiện phát triển Du lịch

văn hóa; khảo sát thực trạng của hoạt động Du lịch văn hóa và xác định cơ sở khoa

học cho việc phát triển Du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn; từ đó nghiên đề xuất

những giải pháp để phát triển Du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, có:Trương Thu Hiền (2013), “Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái khu vực Mẫu

Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, luận án thạc sĩ Du lịch học, Trường đại học KHXH và NV,

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Trong bài viết này, tác giả đã tổng quan cơ sở lý

luận có liên quan, nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển Du lịch sinh thái tại

Mẫu Sơn Đồng thời, tác giả đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc phát triển Du

lịch sinh thái và đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển Du lịch sinh thái

trong khu vực nghiên cứu.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nghiên cứu về Du lịch Lạng Sơn nói chung và cụthể về từng loại hình Du lịch nói riêng thông qua các công trình nghiên cứu là tương

đối phong phú Tuy đạt được một số kết quả tốt, song chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách chỉ tiết, có hệ thống, đánh giá được tài nguyên và thực trạng

phát triển DLCTN tại KDLQG Mẫu Sơn Đồng thời, các nghiên cứu cũng chưa thựcsự quan tâm đến vai trò của cộng đồng địa phương, của các bên liên quan trong việcphát triển DLCTN Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc

các tài liệu hiện có, điều tra, bổ sung thực trạng DLCTN tại địa phương Từ đó phát

triển, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể giúp góp phần vào phát triển

DLCTN, tạo ra việc làm, bảo vệ những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, tài

nguyên du lịch văn hóa tai KDLQG Mẫu Sơn.

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận có liên quan đếnDLCTN; một số mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCTN của một số quốc giatrên thế giới và Việt Nam; các nguồn lực và thực trạng phát triển DLCTN tạiKDLQG Mẫu Sơn Từ đó, xây dựng một số giải pháp góp phần phát triển DLCTN.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chủ yếu tập

trung nghiên cứu khu vực Mẫu Sơn thuộc địa phận của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn

huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng

hợp các số liệu, tài liệu từ năm 2007 đến năm 2016.

Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2016 - 4/2017

Cuộc khảo sát tại điểm được tiến hành vào tháng 12/2016 và tháng 4/2017.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Khóa luận có 3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Hiện trạng phát triển DLCTN tại KDLQG Mẫu Sơn như thế nào?

- Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển DLCTN tại đây

là gì?

- Những giải pháp nào giúp cải thiện tình hình phát triển DLCTN tạiKDLQG Mau Sơn?

6 Những đóng góp của đề tài

Về lý luận: khóa luận đã hệ thống được cơ sở lý luận về DLCTN, và vận dụng

vào nghiên cứu ở KDLQG Mẫu Sơn — Lang Son Đây là một nguồn tài liệu tham

khảo cho các học viên khác sau này, phục vụ cho quá trình nghiên cứu về DLCTN.

Về đánh giá thực tiễn: trên cơ sở nguồn số liệu được cập nhật từ những

nguồn đáng tin cậy, đồng thời qua điều tra, khảo sát thực tế của cá nhân tác giả,

khóa luận đã trình bày tổng quan hiện trạng về phát triển DLCTN ở KDLQG MẫuSơn - Lang Sơn giai đoạn 11/2016 — 4/2017 và tim ra nguyên nhân chủ yếu của

những mặt hạn chế trong việc phát triển loại hình du lịch này.

Trang 17

Về dé xuất giải pháp: tác giả đã đưa ra một số giải pháp ban đầu nhằm khaithác tối đa các tiềm năng, lợi thế của vùng với mong muốn khóa luận sẽ đóng gópđược phần nào vào những kế hoạch, định hướng phát triển loại hình DLCTN tại

KDLQG Mau Sơn — Lang Sơn trong tương lai.

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, khóaluận gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề DLCTN

Chương 2: Quy trình nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứuChương 4: Kết luận.

Trang 18

———————¡——— Chương 1:

TONG QUAN VAN DE DU LICH CÓ TRÁCH NHIỆM

1.1 Cac khai niém

1.1.1 Du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương I, ban hành ngày

14/6/2005, có nêu: “Du lich là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ”

Ta có thể thấy rằng, Du lịch gắn bó với mật thiết với con người Mỗi loại

hình du lịch khác nhau lại mang đến cho du khách những trải nghiệm riêng biệt Và

khái niệm DLCTN cũng ngày càng trở nên quen thuộc đối với những quốc gia đangtừng bước chú trọng phát triển ngành công nghiệp không khói này.

1.1.2 Du lịch có trách nhiệm.

Hiện nay cách tiếp cận phát triển DLCTN đang trở thành một xu thế toàn cầu

và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Khái niệm DLCTN theo Cơ quan Môi trường và Du lịch Nam Phi (1996), là

“Hoạt động DLCTN với môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên bền vững, có

trách nhiệm với cộng đồng địa phương tham gia vào ngành công nghiệp du lịch,

trách nhiệm đảm bảo an toàn, an nình cho khách du lịch, và trách nhiệm với chính

phủ, người lao động, người sử dụng lao động, và cộng đông địa phương”

Theo tuyên bố Cape Town 2002, cốt lõi của DLCTN là các nguyên tắc du

lịch bền vững như:

- Sử dụng tối ưu các nguồn lực môi trường tạo nên thành tố chính cho phát

triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái thiết yếu và góp phần bảo tồn di sản tự

nhiên và đa dạng sinh học.

- Tôn trọng bản sắc văn hóa — xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn cácdi sản sống/đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền thống của họ và nâng cao

hiểu biết cũng như chấp nhận về nền văn hóa mới.

- Đảm bảo các lợi ích kinh tế khả thi, lâu đài được phân phối công bằng cho

tất cả các đối tác, bao gồm tình trạng việc làm bền vững, cơ hội cải thiện thu nhập,các dịch vụ xã hội cho cộng đồng chủ nhà và góp phần giảm nghèo.

Trang 19

Bên cạnh đó, Giáo su Harold Goodwin (2011) lại cho rằng: *DLC1N sắn với

việc giải quyết các ván dé cụ thé nay sinh tại các dia điểm cụ thé như là kết quả củađu lịch” Vậy DLCTN cần gan với các điểm du lịch cụ thể, các hành động cụ thể.

DLCTN có nghĩa là trách nhiệm của Chính phủ và các doanh nghiệp lữ hành

thu hút cộng đồng địa phương gần các điểm du lịch tham gia vào chuỗi cung ứng cáchoạt động kinh tế dịch vụ (như việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho các khunghỉ dưỡng, dịch vụ giặt là ) Nó cũng mang hàm ý về trách nhiệm trong việc tôn

trọng, đầu tư và phát triển giá trị văn hóa địa phương cũng như bảo vệ chúng không

bị thương mại hóa và khai thác quá mức DLCTN cũng hướng đến việc lôi kéo sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào ngành công nghiệp du lịch, hướng

đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo đảm an toàn và an ninh cho du khách.

DLCTN cũng có nghĩa là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và

người lao động trong ngành du lịch với nhau cũng như với quyền lợi của khách

hàng DLCTN cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của

bản thân khách du lịch khi tham gia và các hoạt động du lịch, đặc biệt là trách

nhiệm đối với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa.

DLCTN được coi là cách làm của những người quản lý và khai thác du lịch.Từ những sáng kiến và những vấn đề lý luận đã được đề cập từ Hội nghị CapeTown, quá trình ứng dụng vào thực tế quản lý phát triển DLCTN lại tiếp tục đặt ra

những vấn đề bức thiết Hội thảo quốc tế về DLCTN tại các điểm đến du lịch lầnthứ 2 được tổ chức tại Kerala, Ấn Độ năm 2008 đã nhấn mạnh đến việc cần thiếtphải có các cam kết từ cả phía các chính phủ và khối tư nhân, việc thiếu các hệ

thống đánh giá cụ thể về tác động của các hoạt động du lịch và sự cần thiết phải đặt

vấn đề phát triển du lịch một cách có chiến lược cụ thể hơn là chủ yếu mang tínhkêu gọi (Goodwin & Venu, 2008).

Như vậy DLCTN đề cập đến sự phối hợp giữa các bên liên quan nhằm xác

định các hành động và trách nhiệm cụ thể và cùng nhau đồng thuận để thực hiện các

hoạt động đó DLCTN đòi hỏi các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp phải có trách

nhiệm đối với hành động của họ Cách tiếp cận này nhắn mạnh đến tính trách nhiệm

trong du lịch của tất cả mọi đối tượng liên quan, bao gồm: chính phủ, nha sản xuất,

điều hành, hãng vận chuyển, dịch vụ của cộng đồng, tô chức phi chính phủ, khách

du lịch, dân cu địa phương,

10

Trang 20

DLCTN hướng tới mục tiêu cung cấp những kinh nghiệm tích cực cho du

khách và cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao nhận thức về sự tôn trọng đối vớimôi trường, văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch, hướng

sự tập trung tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương, thông qua du

lịch để tối đa hóa thu nhập và việc làm cho họ.

Tóm lại, DLCTN là một cách thức nhằm quản lý và làm du lịch chứ không

phải một điểm đến, hay loại hình du lịch; kết quả là DLCTN tạo ra “những địa điểm

tốt hơn cho người dân sinh sống ở đó và cho con người tới thăm ” và thước đo thành

công là nguồn thu nhập cao hơn, các công việc thỏa đáng hơn và điều kiện văn hóa,

xã hội tự nhiên được cải thiện hơn.

DLCTN đã được các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp du lịch

lồng ghép trong các loại hình du lịch như: Du lịch cộng đồng, sinh thái, làng quê,

làng nghề nhằm bảo tồn tài nguyên, thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động

du lịch để cùng được chia sẻ lợi ích.

1.2 Các loại hình Du lịch có trách nhiệm

Du lịch bên vững:

Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về

môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tai Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du

lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cẩu hiện tạicủa khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tôn vàtôn trọng các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tươnglai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản ly các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãncác nhu câu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó van duy tri su

toàn ven về văn hóa, da dạng sinh học, sự phái triển của các hệ sinh thái và các hệ

thông hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Du lịch sinh thái:

Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời Có người quan

niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tac động

tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở

Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh

11

Trang 21

thái “ là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản dia, sắn với giáoduc môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tổn và phát triển bên vững, với sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Theo Lê Huy Bá “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấp các hệ sinhthái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên

nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái.Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch vớigiới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo

vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bén vững ”.

Du lịch cộng dong:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương,

trong đó cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai thác, quản lý

và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch dé

từ đó giảm tỉ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống

Du lịch nông nghiệp:

Du lịch nông nghiệp là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp

như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo được và các trang

trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khách du lịch xem hoặc

tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông

hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của

gia đình chủ nhà Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ,nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh

tác không dùng thuốc trừ sâu.

Dễ dàng nhận thấy, các loại hình du lịch khác nhau thì mang đến cho du

khách những trải nghiệm và cảm nhận khác biệt thông qua những sản phẩm du lịch.

Sản phầm du lịch quyết định thị trường du lịch Vì vậy, du lịch nói chung và

DLCTN nói riêng cũng cần phải xây dựng những sản phẩm du lịch không chỉ có

chất lượng mà còn phải mang được dấu ấn riêng của từng loại hình.1.3 Sản phẩm Du lịch có trách nhiệm

Như chúng ta đã biết, cơ cấu của sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liênquan tới rất nhiều ngành, nghề Theo đó, Sản phâm DLCTN cũng mang những thành

Trang 22

tố cầu tạo của sản phẩm du lịch nói chung Song, nó mang những riêng biệt, thé hiệnđược tính độc đáo của loại hình du lịch này Bộ công cu về DLCTN tại Việt Nam

(2013) theo Dự án Chương trình Phát triển Năng lực DLCTN do Liên minh Châu Au

tài trợ có nêu khái niệm Sản phẩm DLCTN: “ Là sự tong hợp của những trải

nghiệm có được trong suốt ki nghỉ, trong đó có thé bao gém các yếu to như nơi lưu

trú, nhà hàng, các điểm hấp dẫn văn hóa và tự nhiên cùng các lễ hội và sự kiện `.

- Theo UNEP (United Nations Environment Programme) - một cơ quan của

Liên hợp quốc điều phối các hoạt động môi trường của Liên Hiệp Quốc, hỗ trợ các

nước đang phát triển trong việc thực hiện các chính sách và các cách làm hợp lý về

môi trường , Sản phẩm DLCTN bao gồm ba thành tố:

1 Sự trải nghiệm: Lễ hội, các sự kiện và hoạt động cộng đồng, 4m thực và

giải trí, mua sắm, an toàn, dịch vụ.

2 Cảm xúc: các nguồn lực về con người, văn hóa và lịch sử, lòng hiếu khách.

3 Vật chất: cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nơi lưu trú, nhà hàng.

Các điểm hấp dẫn trong sản phẩm du lịch có thể bao gồm các yếu tố thiênnhiên, lich sử, di sản văn hóa, môi trường nhân tạo và người dân tại các điểm đến,

cũng như các hoạt động như leo núi, chèo thuyền và tham gia một khóa học nấu ăn.

Có thé lấy ví dụ về các Sản phẩm DLCTN:

+ Điểm DLCTN: các khu bảo tồn, điểm di sản văn hóa cần được bảo tồn Du

khách đến những địa điểm này vừa được tác động phần nào vào ý thức về các vấn

đề liên quan đến sự bền vững, nhân dân địa phương lại vừa có thể bán được các sản

phẩm địa phương tự làm ra.

+ Cơ sở lưu trú theo xu hướng DLCTN: các khu resort sinh thái được xây

dựng và quản lý theo các nguyên tắc Du lịch bền vững (bảo vệ môi trường, có sự

tham gia và lợi ích cho dân bản địa ).

+ Giao thông cho DLCTN: các phương tiện di lại sử dụng năng lượng xanh

có thể tái tạo, các tuyến du lịch xe đạp

DLCTN được xây dựng với những nguyên tắc, chỉ đạo, sản phẩm hết sức

chặt chẽ và có trách nhiệm Tuy nhiên, bất cứ loại hình du lịch nào cũng có những

tác động nhất định đến Môi trường - Kinh tế - Xã hội.

13

Trang 23

1.4 Các tác động của Du lịch có trách nhiệm _

Theo Bộ công cụ về DLCTN tại Việt Nam(2013)được Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch phát hành theo Chương trình Phát triển Năng lực DLCTN với Môitrường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ:

1.4.1 Tác động của du lịch đối với Môi trường

Các tác động tích cực:

- Các kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn đối với môi trường tự nhiên nhằm tạo

hành lang quản lý và bảo vệ đầy đủ các hệ sinh thái nhạy cảm Từ đó, nâng caonhận thức của người dân địa phương và khách du lịch về các gia trị tự nhiên và tinh

nhạy cảm của hệ sinh thái để có những hành vi có trách nhiệm hơn Làm du lịch

đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấp nhận và quan trọng là xử lý những tác động

qua lại giữa du lịch và môi trường Ngoài những hạn chế, du lịch cũng góp phần tác

động lại tâm lý của những người kinh doanh và cả không kinh doanh du lịch:

Với những hộ kinh doanh du lịch: họ nhận thấy được tầm quan trọng, giá trị

của môi trường cũng như cảnh quan tự nhiên tác động đến công việc kinh doanh

hàng ngày của họ nên họ sẽ có ý thức gìn giữ, bảo vệ.

Với những hộ không kinh doanh du lịch: môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến

đời sống của họ, cộng thêm việc quản lý chặt chẽ, tác động vào ý thức của cộng

đồng địa phương nên họ sẽ có sự tự giác trong van dé bảo vệ môi trường.

Với du khách: họ được giáo dục về sự bền vững, đồng thời trước sự nhạy

cảm của hệ sinh thái, họ sẽ có ý thức không xâm hại bừa bãi.

- Xây dựng các cơ sở xử lý nước thải và chất thải mà đối tượng hưởng lợi

chính là khách du lịch và người dân địa phương Tái chế chất thải trong cả nước.

- Đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức và trình độ của họ về các vấn đềbảo vệ môi trường có thé làm thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Các tác động tiêu cực: |

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng trong loại hình du lịch này tuy là không bừabãi, ồ ạt và không quá tách biệt với môi trường, tuy nhiên chắc chắn cũng sẽ phần

nao gây ra những sự tổn hại đến những hệ sinh thái nhạy cảm.

- DLCTN cũng như những loại hình du lịch liên quan đến nó, bản chất là gần

gũi với môi trường tự nhiên Chac chăn, việc hoạt động du lịch sé gây xáo trộn cuộc

14

Trang 24

sống của các loài động vật hoang đã bởi những chuyến du lịch có tổ chức và sự tò

mò của những du khách khi đến các vườn quốc gia.

- Tiêu thụ nhiều nguồn điện năng, nguồn nước cho các hoạt động du lịch.

- Ô nhiễm các dòng sông đo thiếu các hệ thống xử lý chất thải từ khách sạn.- Du lịch khiến cho các hoạt động giao thông gia tăng (gây tiếng ồn, ô nhiễmkhông khí) ảnh hưởng xấu tới dân địa phương và động vật hoang dã; mặc dù

DLCTN cũng đã lựa chọn những loại hình giao thông sạch, có thể tái tạo và thân

thiện với môi trường nhất có thể.

1.4.2 Tác động của du lịch đối với Xã hội

Các tác động tích cực:

- Bồ trí lại vai trò giới nhằm tạo ra những cơ hội mới cho phụ nữ và thanhniên Ở đây không có sự phân biệt về giới khi người dan được tham gia làm du lịch.Điều đó tạo ra những điều kiện cho tất cả các giới, các thành phần xã hội đặc biệt là

phụ nữ tự khẳng định mình.

- Các truyền thống văn hóa được lưu truyền trong cộng đồng và khuyếnkhích sự sáng tạo trong nghệ thuật Đến với loại hình du lịch này là đến gần hơn vớicông tác bảo tồn, phát huy những giá trị, những truyền thống văn hóa độc đáo củamỗi vùng miền DLCTN góp phần gìn giữ, quảng bá chúng đến với du khách đồngthời sẽ khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho những nghệ nhân dân gian tại

các điểm đến.

- Đầu tư mới/mở rộng các dịch vụ công cộng và tiện nghi: Làm du lịch đòi

hỏi phải có sự đầu tư để đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện cho du khách khi đến

tham quan, du lịch và trải nghiệm.

- On định nền kinh tế, đa dang hóa sinh kế: DLCTN là loại hình du lịch ma ở

đó có sự chia sẻ lợi nhuận cho cộng đồng địa phương Họ tham gia làm du lịch với

_đa dạng các hoạt động ngoài hoạt động nông nghiệp thuần túy sẽ góp phần thúc đâykinh tế của họ phát triển và én định.

- Qua đó gia tăng sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sử dụng ngôn ngữ bản địa:

làm du lịch là phải có sự đầu tư về mọi mặt đặc biệt là tri thức Như vậy mới có thé

đáp ứng được đòi hỏi của du lịch trong giai đoạn hiện tai Ngôn ngữ ban dia cũng là

Trang 25

một nét đẹp văn hóa cần được người bản địa sử dụng song song và bảo tồn Đócũng là một trải nghiệm thú vị dành cho khách du lịch khi họ muốn tìm hiểu về vănhóa, về nếp sinh hoạt của người dân nơi ấy.

Các tác động tiêu cực:

- Bồ trí lại vai trò giới gây ra những xáo trộn trong xã hội: mọi thành phần xã

hội đặc biệt là phụ nữ được khăng định mình, điều này là tiên tiến Song, với những

khu vực vẫn còn lưu giữ những nét truyền thống có phần bảo thủ thì đây là một sự

bat hợp lý và tương đối khó chấp nhận với họ.

- Thương mại hóa những truyền thống và nền văn hóa, thay đổi tập quán văn

hóa dé đáp ứng nhu cầu du lich trong thực tế hay nhận thức và làm mất dần các giá

trị văn hóa, tập quán bản địa do sự chi phối của đồng tiền Nhiều nơi, nhiều điểm

đến không còn lưu giữ được những nét đẹp, những nét truyền thống thực sự trong

văn hóa Chính du lịch và những lợi nhuận từ du lịch đã khiến người dân ban địa

mang văn hóa, truyền thống của mình ra để làm phương tiện làm kinh tế.

- Làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng hiện có của xã hội và tạo thêmnhững bat bình dang mới: làm du lịch tất nhiên sẽ càng làm tăng thêm sự chênh lệch

về kinh tế, Và đây cũng chỉ là một trong những lý do chính tạo nên sự mat cân đối

trong xã hội.

- Đánh mat ngôn ngữ: Tiếng Kinh, tiếng nước ngoài dan thay thế tiếng mẹ dé

của người dân bản địa (với những dân tộc có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ dân tộc mình)

dé họ có thé giao tiếp với khách du lịch, giúp họ làm du lịch một cách dễ dang hơn.

1.4.3 Tác động của du lịch doi với Kinh tế

Các tác động tích cực:

- Kích thích/tăng cường nền kinh tế địa phương: đa dạng hóa sinh kế; taocông ăn việc làm và công việc một cách trực tiếp và gián tiếp từ đó cải thiện chất

lượng cuộc sống.

- Tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh, kích thích tăng trưởng các doanh

nghiệp địa phương cả trực tiếp và gián tiếp

- Đầu tư cơ sở hạ tang dé phục vụ cho phát triển du lịch- Tăng doanh thu thuế từ các hoạt động du lịch.

16

Trang 26

Các tác động tiêu cực:

- Hoạt động DLCTN được hưởng lợi từ tai nguyên thiên nhiên và văn hóa

địa phương có cung cấp lợi ích cho người dân địa phương tuy nhiên vẫn chưa thực

sự thích hợp.

- Tạo ra các căng thắng xã hội từ tiền lương và thu nhập, gây bất bình đẳng giữa

chủ và khách, trong cộng đồng riêng của mình, và giữa nam giới và phụ nữ (phụ nữ

nắm giữ công việc tam thường hơn, những công việc có mức lương thấp hơn).

- Tăng sự phụ thuộc kinh tế vào một khu vực hoặc thậm chí là vào một

doanh nghiệp, điều đó làm gia tăng số người đi tìm việc, tỷ lệ thất nghiệp và gây ra

căng thăng xã hội.

- Làm tăng giá đất và chi phí nhà ở/sinh hoạt (Sapa).

- Tao ra những giới hạn, lao động theo mùa vụ, không có tay nghề hoặc cơ

hội phát triển thấp (ở KDL Pù Luông — Thanh Hóa thường thu hút khách du lịch

vào thời điểm các tháng bắt đầu vụ lúa mới và thu hoạch lúa chín).

Có thé thấy rang, Du lịch nói chung va DLCTN nói riêng đều có những tác

động nhất định đến Môi trường - Kinh tế - Xã hội Điều này càng khẳng định chắc

chắn rang chúng ta cần phải nghiêm khắc với chính những hành động của chúng ta

khi làm về du lịch Và DLCTN cũng đã được xây dựng những nguyên tắc mà theo

đó, các bên liên quan cần phải tôn trọng và thực hiện.

1.5 Các nguyên tắc về Du lịch có trách nhiệm

Trong Tuyên bố Cape Town các nguyên tắc chủ đạo cho việc thực hiện dulịch có trách nhiệm tại các điểm đến đã được xác định bao gồm:

1.5.1 Các nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Môi trường

- Đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của các cơ sở và các

hoạt động du lịch — bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế, đảm bảo giảm thiểu

các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực.

- Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, giảm chất thải và sự tiêu thụ

quá mức.

- Quản lý đa dạng tự nhiên một cách bền vững, và khi thích hợp thì khôi

phục lại sự đa dang này; cân nhắc quy mô và loại hình du lịch mà môi trường có thé

hỗ trợ, và tôn trọng sự toàn vẹn của hệ sinh thái dễ bị tốn thương và các khu vực

cân được bảo vệ.

Trang 27

- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của các đối tác cho sự phát

triển bền vững.

- Nâng cao năng lực của mọi đối tác và đảm bảo tiến hành theo mô hình điển

hình, tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường và bảo tổn |

1.5.2 Các nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Xã hội

- Cộng đồng địa phương chủ động tác động vào việc lập kế hoạch, ra quyếtđịnh và xây dựng năng lực để biến DLCTN thành hiện thực.

- Đánh giá các tác động xã hội trong suốt vòng đời hoạt động - bao gồm cảgiai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án - để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa

hóa những tác động tích cực.

- N6 lực biến du lịch như một trải nghiệm xã hội toàn diện và đảm bảo rằng

mọi người đều có quyền tham gia, đặc biệt là các cá nhân và cộng đồng dễ bị tốn

thương và gặp khó khăn.

- Chống bóc lột tình dục, đặc biệt là bóc lột trẻ em.

- Quan tâm văn hóa địa phương sở tại, duy trì và khuyến khích sự đa dạng xã

hội và văn hóa.

- Nỗ lực để đảm bảo răng du lịch góp phần cải thiện sức khỏe và giáo dục.

1.5.3 Các nguyên tắc chủ đạo về trách nhiệm kinh tế

- Đánh giá tác động kinh tế trước khi phát triển du lịch và ưu tiên tiến

hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và

giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của người đân địa phương, nhìn nhận

rằng du lịch có thể không phải lúc nào cũng là hình thức thích hợp nhất cho phát

triển kinh tế địa phương.

- Tối đa hóa lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng cường các mối liên

kết và giảm bớt các kẽ hở, bang cách đảm bảo rằng các cộng đồng cùng tham gia vàhưởng lợi từ du lịch Sử dụng du lịch để hỗ trợ giảm nghèo bằng cách áp dụng các

chiến lược vì người nghèo bat cứ nơi nào có thé.

- Phát triển sản phẩm có chất lượng giúp mang lại, bố sung và tăng cường

cho điểm đến.

- Tiép thị du lịch theo cách mang lại su toàn ven tự nhiên, van hóa va xã hội

của điểm dén.

Trang 28

- Thực hiện kinh doanh công bằng, giá mua và giá bán hợp lý, xây dựng mốiquan hệ đối tác đa chiều để giảm thiểu và chia sẻ nguy cơ, tuyển dụng và sử dụng

nhân viên đạt các tiêu chuẩn lao động quốc té.

- Hỗ trợ thích hợp và đầy đủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô dé dam

bảo các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch cùng phát triển mạnh và bền vững.

Bên cạnh những hạn chế, du lịch cũng mang đến nhiều cơ hội, nhiều lợiích cho các thành tố tham gia Và để những lợi ích đó được lâu dài, được bềnvững, các bên liên quan cũng cần phải có những trách nhiệm, những hành động

cụ thể đối với DLCTN.

1.6 Trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển Du lịch có

trách nhiệm

Bat kỳ loại hình du lịch nào muốn phát triển cũng đều cần có sự phối hop,

hợp tác nhịp nhàng giữa các bên liên quan Và mỗi đơn vị, tổ chức ở đó đều có

những trách nhiệm riêng biệt Trong đó, theo Ths Vũ Quốc Trí — Giám đốc dự ánEu tại Việt Nam — Tổng cục Du lich:

Đối với cơ quan quản lý du lịch tại địa phương: cần xây dựng chính sách,

chiến lược, quan điểm phát triển rõ ràng: phổ biến, tập huấn, phát tài liệu hướngdẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thực hiện theo các nguyêntắc có trách nhiệm; tổ chức các hội thảo, lớp đào tạo để nâng cao nhận thức và trao

đổi kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hành; tuyên truyền, khuyến khích,

tôn vinh các điển hình thực hiện DLCTN

Đối với doanh nghiệp lữ hành: tập trung xây dựng chính sách, chiến lượcdoanh nghiệp phù hợp với nguyên tắc có trách nhiệm; thu hút và đào tạo nguồnnhân lực; có chế độ khen thưởng đối với cán bộ nhân viên thực hiện các sáng kiếncó trách nhiệm; thực hiện các nguyên tắc phát triển DLCTN; xây dựng các sảnphẩm DLCTN; hướng dẫn du khách thực hiện DLCTN; khuyến khích các hoạt động

du lịch tình nguyện và các hoạt động mang tính trách nhiệm cao; xây dựng quỹ bảo

vệ môi trường, quỹ phát triển cộng đồng

Đối với khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch: xây dựng chính sách, chiến lượcdoanh nghiệp; thu hút và đào tạo nhân lực; chế độ thưởng phạt hợp lý; hướng dẫnkhách du lịch thực hiện DLCTN; thực hiện các nguyên tắc phát triển DLCTN, đặc

biệt trong sử dụng nguôn năng lượng, nguôn nước

19

Trang 29

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác: có chính sách quản lý, bảo vệ

môi trường và hoạt động phát triển bền vững của các nhà hang; tiết kiệm năng

lượng và nước; sử dụng thực phẩm an toàn; xử lý và hạn chế chất thải; giảm thiểu ô

nhiễm và sử dụng hóa chất thân thiện với môi trường: sử dụng nguyên vật liệu thânthiện với môi trường và bán sản phẩm xanh

Đối với cộng đồng địa phương: cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng

và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương: hiểu biết

về nguồn tài nguyên cộng đồng đang sở hữu để bảo vệ và giới thiệu đến du khách;tham gia các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng tự phát, gây lộn

x6n, thiếu văn minh đô thị

Đối với khách du lịch: tìm hiểu và tuân thủ các tập tục địa phương; lựa chọncác đoanh nghiệp có quan điểm, tôn chỉ và hoạt động hướng đến sự bền vững và có

trách nhiệm; có ý thức tiết kiệm năng lượng: sẵn sàng tham gia các hoạt động môitrường, ủng hộ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; có ý thức bảo vệ môi trường,

văn hóa bản địa

Có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp liên quan, phát triểnDLCTN sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành Du lịch

Việt Nam trong tương lai Đồng thời, qua những sự hợp tác đó sẽ tạo điều kiện đểtạo ra nhiều lợi ích hơn nữa cho các bên liên quan ở loại hình du lịch này.

1.7 Các lợi ích của Du lịch có trách nhiệm

Nói chung, DLCTN liên quan trực tiếp tới lợi ích của các điểm Du lịch bềnvững, thể hiện qua việc môi trường sạch hơn, trong lành hơn, nền văn hóa mạnh mẽ

và sôi động với ít xung đột văn hóa, và lợi ích kinh tế từ du lịch được phân chiarộng rãi hơn cho nhiều người Trong “Bộ công cu DLCTN tại Việt Nam”(2013)

cũng nêu rõ được lợi ích từ loại hình Du lịch này:Lợi ích cho doanh nghiệp

Ngoài các lợi ích trên, đây cũng là một kế hoạch dai hạn mạnh mẽ cho khu

vực tư nhân đề thực hiện các nguyên tắc và thực hành DLCTN:

- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng:

Bằng cách tiếp cận DLCTN bạn đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các

công ty có chính sách ứng xử đạo đức, nhân viên được trả lương công băng,

Trang 30

được cung cấp điều kiện làm việc tốt, hòa nhập với văn hóa, và không gây hại

cho môi trường.

- Tăng giá trị sản phẩm:

Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi thấy mình đang góp phần tích cực

vào việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân địa phương về Kinh tế và Xã hội.

Tuân theo các nguyên tắc DLCTN sẽ nâng cao danh tiếng và giúp các doanh nghiệp

nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

- Hé trợ cộng đồng:

Bằng cách thực hiện các biện pháp thực hành bảo vệ môi trường và tạo lợi

ích cho người dân cùng nền kinh tế địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh tiếp

cận theo hướng DLCTN sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ các doanh nghiệp địa

phương, cộng đồng và chính quyền, từ đó tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp này

có thé tiếp tục công việc kinh doanh.

- Tạo ra những chú ý tích cực từ cơ quan truyền thông:

Là một nhà điều hành có trách nhiệm có thể tạo ra sự chú ý tích cực của cácphương tiện truyền thông điều đó sẽ giúp thúc đây doanh số bán hàng và tạo thêm

nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa.- Giúp tiết kiệm tiền:

DLCTN là một cách thức làm du lịch mà trong đó sử dụng tối đa nhữngnguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo, nên điều đó sẽ giúp được chúng ta trong việctiết kiệm chi phí Cùng với đó, lực lượng lao động là những con người làm việchướng tới những việc làm tốt sẽ thúc đây được khí thế làm việc và gia tăng năngsuất, hiệu quả công việc Hơn thế, việc bảo tồn khu vực tự nhiên trong các điểm du

lịch sẽ góp phan thúc day tỉ lệ trở lại của du khách, đồng thời sẽ giúp bảo vệ các

mỗi quan hệ của doanh nghiệp về lâu dài.

- Giúp giữ chân nhân viên:

Chính những ý nghĩa, sự ảnh hưởng của loại hình du lịch này sẽ tạo ra niềm

tự hào trong kinh doanh và giúp những người làm du lịch thu hút và giữ được chânnhân viên Điêu đó sẽ giúp tỉ lệ luân chuyên nhân viên, chi phí đào tạo nguôn nhân

- lực mới cũng được giảm đi một cách đáng kể.

Trang 31

Lợi ích cho khách hàng

Ngoài các lợi ích nói trên, DLCTN giảm thiểu tác động tiêu cực về Kinh tế,

Xã hội, Môi trường và tối đa hóa các tác động tích cực khác thì DLCTN cũng tạo ra

một loạt lợi ích phù hợp với xu hướng của du khách ngày nay Theo như nghiên cứu

của tổ chức SNV - Tổ chức Phát triển Hà Lan, về “Thi rường cho các sản phẩm

DLCTN” đã xác định các lợi ích sau:

- Xác định mục tiêu cụ thể: Khái niệm về DLCTN đem đến cho các nhómnhân khâu phương Tây như “nhóm Bing nỗ dân số” (thế hệ sinh ra trong giai đoạn

1961-1981), rồi thế hệ “ X” và “Y” (sinh ra giữa giai đoạn 1961-1981 và

1980-2001), những trải nghiệm du lịch đáp ứng các nguyên tắc ngày càng cao về xã hộivà môi trường.

- Trở lại với thiên nhiên:

DLCTN mang đến các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, gần gũi với

thiên nhiên thông qua các hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài, cắm trại, quan

sát động vật hoang dã, đi xe đạp, thể thao dưới nước và có sự tiếp xúc với cộng

đồng dân cư địa phương.

- Trải nghiệm đích thực:

DLCTN mang đến cho du khách trải nghiệm về các nền văn hóa và thiênnhiên “đúng nghĩa” hay “đích thực” hay “đậm chất địa phương” đáp ứng mong mỏi

đó của khách du lịch, như các buổi biểu diễn văn hóa đầy đủ các nét truyền thống

thay vì những màn trình diễn thương mại, hoặc được nhìn ngắm các động vật hoang

dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng thay vì môi trường nuôi nhốt.

Các sản phẩm về DLCTN tạo ra các cơ hội để người đi Du lịch có thé đóng

góp hỗ trợ tình nguyện cho địa phương nơi mình tham quan, về mặt tài chính cũng

như chuyên môn cho cộng đồng cũng như môi trường tại điểm tham quan.

22

Trang 32

Các lợi ích đối với người dân địa phương

- Tăng cường giá tri của di sản văn hóa và môi trường:

Nâng cao nhận thức về giá trị của môi trường và hệ thống tự nhiên đồng thờităng cường niềm tự hào và tự tôn văn hóa thông qua việc tăng cường bổ sung các

nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống, tri thức truyền thống và các thực tiễn.

- Tạo ra được nguồn thu cho công tác bảo tồn:

Phát triển du lịch là một trong những nguồn thu quan trọng đóng góp cho

công tác bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa cũng như tự nhiên thông qua các hoạt

động tham quan du lịch như bán vé tham quan, v.v Thêm vào đó, nguồn thu từ dulịch có thé đóng góp cho các đầu tư về con người — đào tạo, tập huấn nâng cao nhậnthức, kiến thức cho người dân địa phương để quản lý tài nguyên của chính họ một

cách bền vững.

- Phát triển cơ sở hạ tầng:

Phát triển du lịch sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương (như

đường xá, trường học, bệnh viện, viễn thông, nguồn nước sạch, v.v) Các tiêu chuẩnvề bảo vệ môi trường trong xây dựng và tổ chức của các hoạt động du lịch cũngkhuyến khích các ngành nghề khác hoạt động thân thiện với môi trường hơn.

- Vai trò của giới:

Mang lại các cơ hội việc làm cho phụ nữ và thanh niên Đặc biệt là trong lĩnh

vực kinh doanh khách sạn như nhân viên lễ tân, nhà hàng, phục vụ buồng là những

công việc phù hợp với phụ nữ và thanh niên.- Tạo động lực kinh doanh:

Hỗ trợ nền kinh tế địa phương trên nhiều lĩnh vực, tạo cơ hội cho các hoạt

động kinh doanh liên quan, và kích thích tăng trưởng kinh doanh địa phương một

cách trực tiếp và gián tiếp.

- Các cơ hội Kinh tế:

Tao ra các cơ hội trực tiếp và gián tiếp về việc làm, thu nhập, trao đổi tiền tệcũng như các khoản thuế đóng góp cho chính quyén địa phương.

Trang 33

1.8 Kinh nghiệm thực tiễn Du lịch có trách nhiệm

1.8.1 Trên thế giới

Thuật ngữ DLCTN từ lâu đã không còn xa lạ với các quốc gia trên Thế giới

và mô hình DLCTN cũng đã được áp dụng rất thành công ở nhiều những nước pháttriển Có thể lấy ví dụ một số điểm DLCTN trên thé giới:

Cape Verde - nơi có điểm lướt sóng nổi tiếng thế giới xuất hiện trong danhsách 10 điểm DLCTN năm 2016 Cape Verde nằm ở ngoài khơi Senegal, cách bờ tây

châu Phi 570km Cape Verde liên tiếp được chọn vào danh sách này nhờ những nỗ lựcđáng kế khi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh và thúc day bình đẳng giới.

Có thể thấy, mô hình DLCTN ở đây đã đáp ứng được ít nhất một trong

những yêu cầu quan trọng nhất về DLCTN được nêu ra trong nghị quyết Cape

Town năm 2002: Giảm thiếu tác động lên môi trường Những năng lượng chúng ta

đang sử dụng phần lớn được tạo ra từ những nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và

khí đốt hiện nay đang gặp nhiều thách thức bao gồm giá cả tăng cao, sự phụ

thuộc vào nhập khẩu (đối với một số nước có nguồn nhiên liệu hạn chế), và cả

những tác động xấu lên môi trường thể hiện qua sự biến đổi khí hậu gần đây Do đó,

việc chuyển đối sang sử dung năng lượng xanh là hoàn toàn khoa học, hợp lý và cần

thiết khi nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch.

Song song đó là việc thúc đây bình đẳng giới — vấn đề mà nhiều quốc gia

châu Á, đặc biệt là các nước Á Đông vẫn còn khá e ngại Giờ đây, nhiều vị trí lãnh

đạo cấp cao ở Cape Verde đều do phụ nữ nắm giữ và đảm trách Dễ nhận thấy được

tầm quan trọng của người phụ nữ trong bat cứ xã hội và thời đại nào Bởi vậy, quan

tâm đến vị trí của người phụ nữ là một trong những chiến lược thể hiện được sự

phát triển của xã hội.

Tuvalu - được ca ngợi bởi việc sử dụng các tắm pin mặt trời làm năng

lượng Đây là đất nước có thu nhập thấp và trung bình, người dân hiền hòa, thân

thiện Năm 2014, quốc gia này thông qua dự luật Bảo vệ gia đình và chống bạo lực

gia đình dưới mọi hình thức.

Có thể thấy rằng, điều đầu tiên và quan trọng ở những quốc gia thực hiện

thành công mô hình DLCTN đó là chú ý tới tính nhạy cảm của môi trường Cụ thể

với Tuvalu, một đất nước có thu nhập thuộc top không cao, song họ đã nghiên cứu,

Trang 34

sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường Cộng thêm việc thông qua dự

luật Bảo vệ gia đình và chống bạo lực gia đình dưới mọi hình thức đã cho thấy đượcsự nhân văn, tiên tiến của xã hội tại đó Suy cho cùng, con người vẫn là chủ thể củaxã hội và quyền con người luôn luôn phải được đề cao Có được đối xử công bằng,tốt đẹp, con người mới có được sự thoải mát để làm Du lịch và tạo ra những sản

phẩm Du lịch có giá trị và thực sự có trách nhiệm cho du khách.

Liên bang Micronesia - được ca ngợi về những cải tiến toàn quốc, trong đócó kế hoạch mở rộng truy cập Internet và các chương trình giáo dục, cùng với vẻ

đẹp tự nhiên của 600 hòn đảo lớn nhỏ phục vụ những người yêu thích lặn biển.

Như chúng ta đã biết, những cải tiến, những cú nhảy luôn mang lại sự tácđộng mạnh mẽ cho một vấn dé Ở đây, quốc gia này nếu chỉ đừng lại ở vẻ đẹp của

những hòn đảo thì thực sự chưa đủ để thu hút khách du lịch Mà với những cải tiến

toàn quốc, rõ ràng đã mang đến những sự tích cực nhất định khi mà du trong bat cứ

thời đại nào tri thức cũng khẳng định được vị thế và vai trò của nó Trong du lịch

cũng vậy, trang bị kiến thức cho người dan, đồng thời giúp họ có thể cập nhật được

tình hình biến đổi của cuộc sống hiện tại sẽ không làm cho họ bị lạc hậu, từ đó sẽ

làm nảy ra những ý tưởng kinh doanh du lịch, giúp cho họ và cả khách du lịch khi

đến đây cũng không bị lạc long và cô lập với thế giới bên ngoài

Làng Vang Vieng — Lào

Từ một ngôi làng nhỏ khuất nẻo bên đường quốc lộ 13 Bắc của Lào, chỉ sau

gần 20 năm bắt tay vào làm du lịch, Vang Vieng đã trở thành một thị tran nối tiếng,

một điểm du lịch sinh thái không thể bỏ qua khi đến Lào, đặc biệt là với giớiBackPacker Vang Vieng đẹp nhờ dãy núi đá vôi cé chứa trong mình rất nhiều hangđộng hùng vĩ, với dòng sông Nam Song uốn lượn chạy sát dưới chân dãy núi trậptrùng cùng khí hậu mát mẻ quanh năm Ở đó không có những khách sạn hạng sang,

những tòa nhà văn phòng cao lớn, mà chỉ có những căn nhà gỗ hoặc nhà tre nép

mình bên hai bờ sông rợp bóng cây xanh, tạo nên một một sự hài hòa khó tả, một sự

hoang sơ đến mê hoặc lòng người.

Nói như vậy không có nghĩa Vang Vieng đông khách du lịch như ngày nay

là hoàn toàn nhờ cảnh đẹp, mà đó là nhờ chính quyền và người dân địa phương đã

biết làm du lịch và làm rất chuyên nghiệp Chính quyền đã luôn khuyến khích và tạo

25

Trang 35

mọi điều kiện cho người dân kinh doanh du lịch, đó là lý do mà ngày nay ở Vang

Vieng, nha nhà, người người đều làm du lịch Ngoài ra, dé quản lý được các dich vụ

du lịch phát triển ngày một nở rộ, ngay từ đầu chính quyền đã đưa ra các quy định

chặt chẽ và chi tiết về tiêu chuẩn xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn; tiêuchuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về an toàn tại các KDL cho du khách Bêncạnh đó, chính quyền cũng đặc biệt coi trọng việc quản lý giá cả Để các tổ chức vàcá nhân kinh doanh tại Vang Vieng tuân thủ các quy định trên, chính quyền chỉ cấpphép hoạt động tạm thời, cụ thể là 6 tháng, sau thời hạn trên, đơn vị hoặc cá nhânkinh doanh nào tuân thủ tốt hợp đồng và mọi quy định, chính quyền sẽ cấp tiếp 6tháng; nếu không tuân thủ sẽ bị rút giấy phép, không được tiếp tục hoạt động Hơn

thế, các địa điểm du lịch tại thị trấn đều gắn với nhân dân, người dân có cé phần

ngay từ đầu khi có dự án, bằng hình thức góp đất cá nhân, góp đất của bản hoặc góplao động vào KDL Khi đó chính quyền sẽ giao cho người dân tự quản lý khu vực

đó, chính quyền chỉ đưa ra các quy chuẩn quản lý, giúp họ về vấn đề kĩ thuật,

chuyên môn, cách thức làm du lịch, và quản lý KDL đó sao cho có hiệu quả và lâu

dai trong khi việc quản lý KDL sẽ thuộc về trưởng bản.

Ngoài ra, để du khách không cảm thấy nhàm chán, chính quyền và người dân

Vang Vieng đã biết tận dụng thiên nhiên để nghĩ ra rất nhiều trò chơi để hấp dẫn

khách du lịch như trò leo núi, Zipline (trượt dây từ các mỏm núi qua các ngọn cây

cao trong rừng), đi thuyền Kayak hay nhảy cầu (nhảy từ trên cao xuống sông) hoặc

khám phá hang động dành cho những du-khach thích mao hiểm; có dịch vụ thuêxe đạp, xe máy, xe địa hình hoặc trekking va cắm trại cho những người thích khámphá; có Tubing (nằm trên phao thả trôi theo sông) để những người thích thư giãn thả

trôi mình theo dòng Nam Song: Có thuyền máy chạy trên sông để những ai không

thích mạo hiểm nhưng vẫn muốn ngắm Vang Vieng thưởng ngoạn; có nhiều bar dọcsông hoặc trong thị tran dé du khách có thé ăn uống, vui chơi, giải trí

Nhờ biết tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng, cộng thêm sự vào cuộccủa cả chính quyền và người dân, trong những năm gần đây, Vang Vieng luôn ngập

tràn du khách và được nhiều người ví như chốn “bồng lai” của Lào.

1.8.2 Tại Việt Nam

Thực trạng phát triển DLCTN ở nước ta nói chung vẫn còn có khoảng cáchkhá xa so với các nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có ngành Du lịch

26

Trang 36

phát triển Chúng ta cũng đã cập nhật, triển khai và đi vào thực hiện thành công một

số mô hình DLCTN, có thé ké đến:

Lang du lịch cộng đồng Bho Hôồng và Dhrééng (huyện miền núi Đông

Giang — Quảng Nam).

Đến với làng Bho Hôồng và Đhrôồng, du khách có thể ở lại qua đêm tại

bản làng, trải nghiệm các hoạt động và dịch vụ như homestay, lưu trú tại nhà cộng

đồng của làng, hướng dẫn viên du lịch người địa phương, đồ ăn, hàng dệt thd cẩm,mây tre đan, các tour đi bộ trong rừng, thăm suối nước nóng, biểu diễn nghệ thuật

truyền thống

Bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, Quảng Nam còn

chú trọng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ - một trong những hoạt động cụ thể

phát triển DLCTN và bền vững tại địa phương Đây cũng là một trong những tỉnhđầu tiên xây dựng và triển khai con dấu xác thực “Crafted in Quảng Nam” dành cho

các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại địa phương nhằm giúp du khách chon

đúng sản phẩm sản xuất tại đây, đồng thời sẽ thúc đây ngành thủ công mỹ nghệ của

Quảng Nam ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm cho lao động, góp phần tích

cực trong phát triển kinh tế địa phương.

Lang quê Yên Đức — Quảng Ninh

Làng quê Yên Đức từ khi áp dụng mô hình Du lịch cộng đồng là phong cảnh

làng quê yên bình, đường làng, ngõ xóm được phong quang, sạch sẽ, người dân đã

nhận thức được việc phát triển sản xuất gắn với đón khách du lịch đến tham quan và

bảo vệ môi trường Mặc dù doanh thu từ Du lịch cộng đồng chưa cao, nhưng nó đã

mở ra một hướng phát triển trong việc xây dựng nông thôn mới Phát triển Du lịch

cộng đồng, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi, từ đó nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần, giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên,

những giá trị vật chất và văn hoá truyền thống để phục vụ du lịch Các hoạt động

mà du khách đến đây được khám phá rất bình dị, mộc mạc trong cuộc sống thườngnhật nhưng lại rất sinh động như xay lúa, giã gạo, úp cá; hay tham quan ngôi chùa

cổ của làng, xem múa rỗi nước v.v Và điều đặc biệt hơn nữa, khách đến thăm nhà

dân, được tìm hiểu những nét đẹp bản sắc văn hoá, phong tục tập quán và cuộc sống

của người dân địa phương Hiện nay, trung bình mỗi tháng, KDL làng quê Yên Đức

đón khoảng 2.000 khách tham quan du lịch, chủ yếu là khách châu Âu.

27

Trang 37

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn — Ngỗ Luông (Hòa Bình)

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngỗ Luông thuộc địa bàn

huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, có diện tích gần 19.254 hecta, là khu

vực trung tâm của khu sinh cảnh Pù Luông - Cúc Phương KBTTN thành lập năm

2004 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2006 Là một trong những khu

rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở phía Bắc Việt Nam, một hệ sinh thái đá vôi quantrọng trên thế giới KBTTN có tính da dang sinh học cao, chứa đựng nhiều loài thựcvật quý: Cây nghiến, cây mun và nhiều loại lan đặc biệt, những loài động vật quýnhư voc, các loài chim loài có trong danh sách các loài bị de dọa của thế gidi, nhiéu

loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Đây cũng là nơi ở của đông đảo cộng đồng dân tộc Mường Đến Ngọc Sơn —

Ngỗ Luông, khách du lịch sẽ được cảm nhận vẻ đẹp mộc mạc mà hùng vĩ của

khung cảnh, trải nghiệm cuộc sống bình di nhưng không kém thú vị cùng những

người dân bản địa Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, khách du lịch còn có

cơ hội được tận hưởng cuộc sống yên bình với thiên nhiên còn hoang sơ cùngnhững người dân bản, trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn khác, hiểu sâu hơn về

_ nét văn hóa bản địa phong phú và những công việc hàng ngày của họ va sé góp

phan vào việc bảo tồn các giá tri văn hóa, tự nhiên nơi đây, giúp người dân cải thiện

đời sông còn nhiêu thiêu thôn.

Di chuyển tại KBTTN chủ yếu bằng các hình thức thân thiện với môi trường:đi bộ lội qua các con suối trong vat, tan hưởng vẻ đẹp của thác Mo, thác Mu, ngắm

nhìn thiên nhiên hùng vĩ Đi xe đạp dọc khu bảo tồn để ngắm nhìn thiên nhiên, rừng

núi và các ban làng Di mảng trên sông Bưởi, lắng nghe âm thanh da dang của các

loại chim, quan sát công việc của ngư dân địa phương Tham gia các hoạt động cùng

người dân bản địa như: Gặt lúa, dệt vải, học nấu ăn Xem văn nghệ, thưởng thức cácmón đặc sản địa phương Khách du lich cũng có thé tự thiết kế lịch trình của minh

dưới sự hỗ trợ trực tiếp của hướng dẫn viên địa phương nhiều kinh nghiệm.

1.9 Bài học kinh nghiệm thực tiễn Du lịch có trách nhiệm cho Khu du

lịch Quốc gia Mẫu Sơn

KDLQG Mẫu Sơn đã và đang phát triển theo phương thức tiếp cận DLCTN.

Chính vì vậy, KDLQG Mẫu Sơn cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các mô

| hình đi trước:

Trang 38

Thứ nhất, những nhà làm du lịch cần phải đặc biệt lưu ý tới tính nhạy cảmcủa môi trường Môi trường tự nhiên KDLQG Mẫu Sơn cần phải luôn luôn đượcgiữ sạch sẽ; hệ sinh thái, vẻ đẹp hoang sơ vốn có của cảnh quan phải luôn trongtrạng thái được bảo tồn Cùng với đó là việc thiết kế mô hình homestay ở nhữngkhu vực đã được phân khu theo “Quy hoạch tổng thé phát triển du lịch KDLQGMẫu Sơn đến năm 2030” phải gần gũi, hài hòa với thiên nhiên, nhằm giảm thiểu tác

động tiêu cực đến môi trường mà vẫn mang lại sự hấp dẫn đối với du khách Thêm

nữa, việc tiết kiệm năng lượng nhằm góp phan bảo vệ môi trường, giảm chi phí,tăng lợi nhuận bền vững cho ngành du lịch (xây dựng các tòa nhà xanh, sử dụng

năng lượng mặt trời v.v)

Thứ hai, một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sựphát triển của du lịch không thể không nhắc tới con người - nhân tố trực tiếp làm du

lịch Nhận thấy, nếu con người được sống trong một xã hội mà ở đó có sự tôn trọng,

quyền con người được đặt lên hàng đầu, bình đẳng giới được chấp nhận và vai trò

của người phụ nữ được đề cao thì rõ ràng họ sẽ có những tư tưởng thoải mái để đưara được những chiến lược kinh doanh hiệu quả Và song hành với đó là một xã hộitiên tiến, công bằng, văn minh Hơn thế, giáo dục cũng là một yếu tố cần phải được

những nhà lãnh đạo của Lạng Sơn lưu ý Giáo đục ở đây không chỉ đơn thuần là

trang bị cho họ tri thức khoa học mà theo tác giả, người dân địa phương cũng cần

phải được giáo dục về mặt ý thức, thái độ và phong cách phục vụ khi tham gia làm

du lịch.

Thứ ba, những gì là điều kiện để thu hút khách du lịch thì chúng ta cần phải

đầu tư, gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, cụ thể là văn hóa của người

Dao - Mẫu Sơn Khác với đồng bào dân tộc trên Mộc Châu hay Sapa, dân tộc Dao ởđây vẫn còn giữ được khá nhiều những nét văn hóa truyền thống: trang phục, ăn

uống, ngôn ngữ, nếp sinh hoạt Chính những yếu tố này sẽ tạo thành một sức hút tolớn để hình thành nên những loại hình du lịch hấp dẫn và thu hút được nhiều đối

tượng khách du lịch.

Thứ tư, nhận thấy sản phẩm lưu niệm hay quà từ Mẫu Sơn vẫn còn khá đơn

điệu, chưa hấp dẫn, chưa tạo được sự ấn tượng rõ rệt đối với du khách Bởi vậy,

KDLQG cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào sản phẩm du lịch dựa vào những đặc

Trang 39

+ : ;

điểm vốn có của tự nhiên, nhu cau của du khách, mang đậm dau ấn Mẫu Son (Vi

dụ: KDLQG Mẫu Sơn có thể tạo ra các sản phẩm lưu niệm như những biểu tượng

của núi Cha, núi Mẹ từ những chất liệu đá, gỗ ).

Tiểu kết chương 1

Chương | cung cấp khung lý thuyết chung nhất và cũng là cốt lõi nhất vềloại hình DLCTN Đồng thời, chương | đưa ra được một số bài học kinh nghiệmphát triển DLCTN tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam có thể áp dụng

được vào KDLQG Mẫu Sơn Khung lý thuyết trên cho thấy được vai trò, ý nghĩa

của việc phát triển du lịch theo hướng tiếp cận DLCTN Đồng thời DLCTN hoàn

toàn phù hợp và hoàn toàn có thể được xem xét, nghiên cứu và ứng dụng đối vớiđiều kiện tự nhiên của đất nước ta, cũng như với KDLQG Mẫu Sơn — Lang Son.

Trang 40

Chương 2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện về địa lý lịch sử, tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ảnh hưởngđến phát triển khu Du lịch có trách nhiệm

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý lịch sử

Theo GS Tôn That Trình — Lang Sơn tỉnh địa đầu bao lan chống xâm lược,từ xa xưa, trong các cuộc đầu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, Mẫu Sơn cũng như cácvùng khác trong tỉnh Lạng Sơn được ví nằm ở địa đầu của tổ quốc, nơi biên cương

phía Đông Bắc, nơi tiếp nhận chỉ viện từ các nước Xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ và

nơi có thương nghiệp vùng biên giới phát triển mạnh ngay từ thế ký XVI-XVIH.

Ngày nay, theo Quyết định 4162/QĐ-BQP về việc phê duyệt Quy hoạch khu

Kinh tế - Quốc phòng Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Son/ Quân khu I đến năm 2020, định

hướng đến năm 2025, KDLQG Mẫu Sơn cũng thuộc khu kinh tế quốc phòng Mẫu

Sơn - vùng dự án có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc đài 198,8km, là khu đấtrộng, người thưa, có tiềm năng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, có vi trí quantrọng về Quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái vùng biên giới.

Đồng thời, KDLQG Mẫu Sơn có một vị trí địa ly hết sức quan trọng đối với

du lịch tỉnh Lạng Sơn và vùng trung du miền núi Bắc Bộ KDL này nằm trên đường

vành đai kinh tế, vành đai hợp tác du lịch khu vực: Nam Ninh — Lang Sơn — Hà Nội

— Hải Phòng — Quảng Ninh Đồng thời, trước đây, KDL là một trong 21 điểm đến

có tiềm năng phát triển trở thành KDLQG trong chiến lược phát triển Du lịch Việt

Nam lần 1 Và trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tam

nhìn đến năm 2030” của quốc gia, điểm du lịch Mẫu Sơn được xác định, khẳng

định lại vị trí rất quan trong, đây là 1 trong 46 điểm đến có tiềm năng để phát triển

thành KDLQG Và vào đầu năm 2017, sự nỗ lực của Sở văn hóa - Thể thao và Du

lịch tỉnh Lạng Sơn để đưa KDL Mẫu Sơn trở thành KDLQG với dự án “Quy hoạch

tổng thể Du lịch Lang Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được đền

đáp khi Mẫu Sơn đã chính thức có mặt trong danh sách các KDLQG của cả nước.

Bên cạnh đó, đứng từ góc độ địa phương, KDL có tiềm năng rất lớn mà hiện nayLạng Sơn vẫn khai thác chưa thực sự có hiệu quả.

31

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w