1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu việc sử dụng hàng mã của người Việt hiện nay qua khảo sát việc sản xuất và buôn bán hàng mã tại làng Văn Hội- Văn Bình- Thường Tín- Hà Nội

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHQGHNKHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

TÌM HIÊU VIỆC SỬ DỤNG HÀNG MÃ CÚA NGƯỜI VIỆTHIỆN NAY QUA KHẢO SÁT VIỆC SAN XUẤT VÀ

BUÔN BAN HÀNG MÃ TẠI LÀNG VĂN HỘI - VĂN BÌNH.

Trang 2

TRUONG DAI HQC KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN, DHQGH NT We

KHOA VIỆT NAM HOC VA TIENG VIỆT

NGUYEN THU HUONG

TIM HIEU VIEC SU DUNG HANG MA CUA NGUOI VIETHIEN NAY QUA KHAO SAT VIEC SAN XUAT VA

BUON BAN HANG MÃ TAI LANG VAN HỘI - VĂN BÌNH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban GiámHiệu khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được làm

Khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt dé em có thêm được những

hiểu biết sâu hơn về kiến thức chuyên ngành bộ môn và cũng giúp ích rất

lớn để em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô Giáo — Giáo viên

hướng dẫn TS Đặng Thị Vân Chi trong suốt thời gian vừa qua đã khôngquản ngại khó khăn và nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ dé Em có thể hoàn thànhtốt bài khóa luận tốt nghiệp này Em cảm ơn cô đã không chỉ là người Cô

Giáo mẫu mực, mà đôi lúc cô còn là người Mẹ, người Bạn luôn động viên,

cổ vũ tinh thần, để em có được niềm tin và cố gang.

Em xin gửi lời cảm ơn đến thư viện làng Văn Hội, các cụ, các ông,

các bà tại làng Văn Hội đã giúp đỡ và cho em những hiểu biết về làng quê

của mình để hoàn thành luận văn này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thé bạn bè, người thân,

-gia đình đã luôn bên cạnh em, cô vũ động viên, giúp đỡ tinh thần lớn lao và

ủng hộ em trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1014.

Tác gia

Trang 4

nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa

từng được ai công bô trong bat kì công trình nghiên cứu nào trước đây.Ngoài ra, dé tài còn sử dụng một sô nhận xét, đánh giá cũng như sô liệu

của các tác giả, cơ quan tô chức khác, từ các tạp chí internet và đã được

thé hiện trong phan tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thu Hương

iw eri ed tu vid

Dong v che Qinly view bas ve

NR AS, 9 10(4.

Dang [an V2 Chu

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU 2° cc2seeeeeevevzessssorosrrree — 1

1 Lí do chọn đề tài - " sessesssssssssssssssesseees 1

2 Lịch sử nghiên CỨU s=ssss==s=ssSsssSsE959559558555568586088088906856 3

3 Mục tiêu nghiên CỨU - <ss<s5<se<seS se SS5695555555508868888084886 88 4

4 Pham vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu -s- 4.

© 5, Câu hỏi nghiên cứu -.ccttttttt.sdetttrtttfEti rrrrrrrsre 4

6 Giả thuyết nghiên cứu -v22222vvsetetttrertttkerrrrrrrrre 5

7 Phương pháp nghiên CỨU -.c -5- <5 5555555 25 5ES55595585565885565866085 5

PHAN NỘI DUNG 5< s<sescsecse Ô 6

Chương 1: KHÁI LƯỢC VE NGUÒN GOC VA LICH SỬ SỬ DỤNG

HÀNG MÃ CUA NGƯỜI VIET . se 2s << «<< ssessexss£seeesersesse 6

1.1 Quan niệm của người Việt về “cõi âm” - thế giới của người chết 6

1.2 Nguồn gốc của việc đốt vàng mã °s<sssseesserrrrrsree 8

1.3 Cac tín ngưỡng, tôn giáo sử dung hàng MA . -s«« 10

1.3.1 Khái niệm ĐỒ/Hàng mã và Vàng MG -essc-eessecees 10

1.3.2 Các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam sử dung vàng mã 10

Tiếu kết chương 1 -s-ss sesessessessessess "— 15Chương 2 TONG QUAN VE LANG VĂN HỘI -5 - 17

` 2.1 Vị trí địa lí ~ Cảnh quan tự nhiên -‹ -+++++eieecsccvvvevre 17

2.2 Tên gọi và lich sử hình thành làng -<s«5<<<<< << << se 18

2.3 Khái quát tình hình kinh KẾ -s s°- << vssesvssesrssersrsee 20

2.4 Khái quát tinh hình văn hóa, xã hội, phong tục tap quán 22

2.5.Các công trình văn hóa tiêu biỂu «<< sseevsseseexee 24

2.5.1 Di tích Văn Chỉ - khu di tích Văn hóa lịch sử có nguồn gốc từ

/018://8005.//77.0/00 558.5 25

2.5.2 Di tích Lich sử Văn hóa Chùa Văn Hội -« - 26

2.6 Lễ hội làng Văn Hộii << «<< cs =sxestsesessersersrrsee 29

Tidu két ChUONG 721877 30

Chương 3: TINH HINH SAN XUẤT VA BUON BAN HANG MA TẠI

LANG VAN HỘI -c-seeeeeessesre"— ` 32

Trang 6

3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển nghề thủ công làm hàng

3.3 Quy mô sản xuất và buôn bán hàng mã tại Văn Hội hiện nay 42

3.3.1 Quy mô về mặt bằng sản xuất, đầu tư về kỹ thuật và nhân lực

1A0 ỘNg o- << =SnSSEESESESS155198988958880000000508000000008080000000 000 42

3.3.2 Sự phát triển về loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ và

AOANN ẨÏLH -< 5< 55<S5°S=eeeeettttrtettstsrisri010100010s0 45

Tiểu kết chương 3 2-5 ©«°©©sksekeeseetrserrerr.rrtsrtsserserse 47

Chương 4: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀNG MÃ Ở VIỆT NAM

200/077 49

4.1 Nhu cầu sử dụng vàng mã của người dân có xu hướng ngày càng

tăng và càng trở nên phức tạp -.s- s55 5< 55519 9°51.50550 n0 v50 40

4.2 Phạm vi sử dụng hàng mã trong các thực hành nghỉ lễ tín ngưỡng,

tôn giáo ngày càng được mở rộng cả về loại hình tín ngưỡng lẫn các.

nghỉ lễ trong tín ngưỡng tôn giáo -s-5-s-seseeseesses sx.sssesss.s DO

4.2.1 Mở rộng việc sử dụng hàng mã trong tín ngưỡng THờ cúng

z5: 1Ó 50

4.2.2 Sử dụng hàng mã trong Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phúc

tạp Và tO kÉNH <-e<©c«<+eeEtttrtterttrterertttkiraranrarresrke 54

4.3 Đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa va của cơ quan quan lý

văn hóa về đốt vàng mã hiện nayy -css°©cesserxssteerxserrssree 60

00000175 64

TÀI LIEU THAM KHẢO - ccccc-+©©eetttrrvrerrrrrvrsrderrrie 66

I0:008000/990):0075 ốÓ 68

See TO ——

Trang 7

PHAN MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa Mỗi dân tộc sinh sống

trên đất nước Việt Nam đều có văn hóa phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng.

Một trong những phong tục có từ lâu đời của người Việt là hóa vàng mã.

‘Hoa vàng mã là một nghi lễ được thực hiện trong tín ngưỡng thờ cúng '

tổ tiên có từ lâu đời, thể hiện quan niệm về “cõi âm”, về “cuộc sống sau khi

chết”, cũng như triết lý nhân sinh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt.Hóa vàng mã cũng là biểu hiện tâm linh để con người ở “thế giới bên kia”

sống gần hơn với thế giới thực tại Tục hóa vàng gắn liền với những ngày lễTết như Tết Nguyên đán, Lễ Vu Lan (ngày rằm thang 7 âm lịch) Tết, ngàyLễ lớn và quan trọng nhất trong năm thường bắt đầu từ những ngày cuối nămcũ, 23 thang Chap (thường gọi là “23 Tết” hay Tết ông Công - ông Táo), rồilễ cúng Tắt niên tại bàn thờ gia tiên chiều 30, cúng đêm giao thừa (sáng mong1 của năm mới) và thường kết thúc bằng lễ hóa vàng (từ mùng 3-5 Tết) để

tạm biệt tổ tiên sau những ngày Tết đầm 4m Có thé thấy, hóa vàng mã là

một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ nhiều đời nay `

Xuất phát từ quan niệm, chết không phải là đã hết mà linh hồn vẫn còn

tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào đó nên người ta cho rằng “tran sao âmvậy”, có nghĩa là người sống cần có gì, người âm cũng cần có cái đó Bằng rấtnhiều cách người sống cô gắng liên hệ với thế giới linh hồn Họ đốt tiền; vàngmã là để gửi cho người chết và tin rằng nhờ đó người chết sẽ có được một

cuộc sống đầy đủ Vì thế, đồ vàng mã luôn gắn liền với việc thực hành tín

ngưỡng của người Việt và được người Việt sản xuất và sử dụng khá nhiều.

Nghị định 75/2010/ND — CP của chính phủ ban hành ngày 12 -7 -2010

“Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa” đã chính

thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010 Nghị định cho biết việc người danđốt đồ vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, và nơi công

Trang 8

cộng khác sẽ bị phạt tiền, thậm chí việc rải vàng mã trong đám tang cũng sẽ bị

xử phạt theo Nghị định này đã tạo nên nhiều luồng dư luận trái chiều và làm

tốn nhiều giấy mực của báo chi.

‘Tuy nhiên, theo ý kiến của PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng

Di sản văn hóa quốc gia, Trưởng ban Di sản văn hóa phi vật thể Hội Di sảnvăn hóa Trung ương thì: “nhu cầu đi lễ và lên đồng ở các đền phủ là nhu cầucó thực để giải tỏa những vấn đề về tâm linh Việc cắm đốt vàng mã tại đềnphủ là khó có thể thực hiện được Vấn dé chính là giúp cho người dân vàcộng đồng của mình tự nhận thức và tự quản lý, điều chỉnh việc đốt vàng mãnhư thế nào cho hợp lý, cho hợp với thuần phong mỹ tục, hợp với điều kiệnkinh tế của mỗi gia đình”.

Rõ ràng, việc đốt vàng mã trong những năm gần đây đang là vấn đề

nóng bỏng, mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

và làm công tác văn hóa.

Hiện nay, một trong những nơi sản xuất và buôn bán hàng mã mạnh

nhất là làng Văn Hội- Văn Bình- Thường Tín- Hà Nội Làng Văn Hội thuộcngoại thành thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất,

buôn bán hàng mã cung cấp cho nội thành Đã có nhiều công trình nghiên cứu

dé cập đến vấn dé hóa vàng mã trong tín ngưỡng của người Việt nhưng lạichưa có một nghiên cứu cụ thể nào về làng Văn Hội, làng sản xuất và buôn

bán vàng mã từ lâu đời cũng như những loại mặt hàng mã thường dùng và

quy trình sản xuất ra chúng Là một người con của quê hương Văn Hội, tôichọn đề tài khóa luận tốt nghiệp về việc sản xuất và buôn bán hàng mã ở

chính làng của mình, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu về quá trình

sản xuất và buôn bán hàng mã, qua đó bước đầu làm rõ thực trạng sử dụng

hàng mã của người Việt hiện nay Bên cạnh đó, chúng tôi hi vọng kết quảnghiên cứu việc sản xuất và buôn bán hàng mã là những gợi ý giúp các nhà

nghiên cứu văn hóa có thê đưa ra những giải pháp làm sao vừa đáp ứng được

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu

Trước cách mạng tháng 8/1945, hàng mã được sản xuất ra chỉ ở mức độ

nhỏ lẻ đủ để một bộ phận người dân có nhu cầu tín ngưỡng sử dụng Từ sau

cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chủtrương xây dựng một nền văn hóa vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa hiện đại,khoa học và đại chúng Đặc biệt từ năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ,đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ xây đựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời xây

dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa Giai đoạn này việcđốt vàng mã bị coi là hành vi mê tín dị đoan nên không được Đảng, Nhà nướcủng hộ, quan tâm Chính vì vậy, các nghiên cứu về vẫn đề này hầu như không

Từ khi Đổi Mới năm 1986, chủ trương của nhà nước là chuyển đổi nền

kinh tế bao cấp với hai hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thésang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, cho phép tổn tại

nhiều hình thức sở hữu, kể cả sở hữu tư nhân Nhiều doanh nghiệp tư nhân và

doanh nghiệp cỗ phan hóa ra đời Nền kinh tế thị trường với nhiều hình thứcsở hữu đã tạo bước ngoặt cho sự phát triển của kinh tế, cũng đồng thời tạo cơ

sở cho sự phục hồi và nảy sinh của nhiều hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.Việc sử dụng vàng mã và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng mã ngày cảngmở rộng hơn đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Vídụ như: “Nguyên nhân tục đốt vàng ma? của Hòa Thượng Thích Tổ Liên

(Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

Văn), Can có giải pháp đối với van dé vàng mã - dé mã của Lê Thị Hồng

Phúc trong “Tin ngưỡng-Mê tín”, Nxb Thanh niên, năm 1998

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ dừng lại nghiên cứu

về hàng mã ở góc độ tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của hóa vàng mã màchưa quan tâm đến vẫn đề như: Những loại hình tín ngưỡng nào sử dụng hàng

mã, cũng như các loại mặt hàng hàng mã Cho đến bây giờ vẫn chưa có một

Trang 10

mặc dù người sử dụng nó rất nhiều, đặc biệt là sử dụng trong tín ngưỡng thờ

Mẫu, ở diễn xướng dan gian nghỉ lễ “Trình dong mở phủ” hoặc “hẳu đồng”.Hầu hết mọi người chỉ chú ý đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà bỏ quênphan tín ngưỡng thờ Mẫu, cho nên đến nay nhiều người vẫn chưa có cái nhìn

tổng quan và đầy đủ về văn hóa sử dụng vàng mã.

Vì vậy, nghiên cứu cụ thể về hàng mã được người Việt sử dụng hiệnnay để thông qua đó, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng về tâm linh trong đờisống của người dân đã và đang thay đổi như thế nào Chúng tôi hi vọng, đi

sâu nghiên cứu về hàng mã sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn mới toàn cảnhvề những biến đổi văn hóa ở Việt Nam xưa và nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài của tôi nhăm hướng tới mục tiêu sau:

- Giới thiệu khái quát về làng làm hàng mã Văn Hội: lịch sử, văn hóa,

điều kiện để làm hàng mã.

- Tìm hiểu các loại mặt hàng hàng mã và quy trình sản xuất hàng mã tại

làng Văn Hội để từ đó có được nhận thức bước đầu về thực trạng sử dụnghàng mã ở Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát quy mô sản xuất hàng mã,

hiện tượng đốt vàng mã gắn với các thực hành tín ngưỡng của người Việt (tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu).

4 Pham vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại làng Văn Hội- Văn Bình- Thường

Tín- Hà Nội.

- Đối tượng nghiên cứu: Hàng mã được sản xuất và buôn bán tại làng

Văn Hội.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Khi nghiên cứu vấn đề chúng tôi muốn đặt ra câu hỏi “Thực trạng sử

’ dụng hang mã của người Việt hiện nay như thê nào?”.

Trang 11

6 Giá thuyết nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với giả thuyết: Nếu tìm hiểu về chủng loại mặt

hàng mã chúng ta sẽ có được nhận thức về những biến đổi trong đời sống tín

ngưỡng, tâm linh của người Việt hiện nay như thế nào?

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

như liên ngành, đọc và phân tích các nguồn sử liệu kết hợp với nghiên cứu

khảo sát ngoài thực địa, phỏng vấn, ghi chép, quan sát và mô tả nhằm dựng

lại một bức tranh xác thực nhất về thực trang sử dụng vàng mã của ngườiViệt, trong những năm gần đây.

BÓ CỤC:

Chương 1: Khái lược về nguồn gốc và lịch sử sử dụng hàng mã của

người Việt |

Chương 2: Tông quan về làng Văn Hội

Chương 3:Tinh hình san xuất và buôn bán hàng mã tại làng Văn Hội

Trang 12

PHAN NỘI DUNGChuong 1:

KHÁI LƯỢC VE NGUON GÓC VA LICH SU SỬ DỤNG HÀNG MA

CUA NGƯỜI VIỆT.

1.1 Quan niệm của người Việt về “cõi âm” - thế giới của người chết

Từ xa xưa, người Việt cổ quan niệm vũ trụ gồm 3 tang Quan niệm này

thể hiện trong các trang trí trên trống đồng Trên mặt trống đồng, ở giữa, nỗi

cao lên là hình mặt trời với nhiều tia biểu hiện cho tầng trời Tầng giữa, nơisinh sống, hoạt động của con người và muông thú, thể hiện băng các vòng

trang trí hình người, hình hươu, hình chim chuyên động xung quanh mặt trời.

Tầng giữa còn gồm cả thế giới mặt nước biểu hiện ở các con thuyền chuyểnđộng trang trí quanh tang trong Và thế giới âm phủ biểu hiện ở dé trống, ánh

xạ ngược lại thế giới trên mặt đất [4, 204].

Người Việt cỗ quan niệm có 2 thế giới: thế giới của người sống và thế

gidi cla người chết Cách phân chia này còn được lưu giữ ở người Mường

dưới tên gọi Mường người (mương nol) hay Mường sáng (Mương loóng) cho

thế giới của người sống và Mường ma (Mương ma) hay mường tối (mương

thột) cho thế giới người chết Một người chết đi được coi là hành động từ bỏ

mường sang di sang “muong tối” Thế giới người sống ra sao thì ở thế giới

người chết cũng vậy Quan niệm này thể hiện khá rõ trong các di chỉ mộ táng

trong văn hóa Đông Sơn Người Việt cổ lót cho thi hài chu đáo bằng vải hay

cói đan bện, cuốn thi hài bằng những tắm giát đan, hay vỏ cây với ý thức là

người chết vẫn còn sống ở thế giới bên kia, nên vẫn cần được nằm êm ấm.

Đồng thời, họ chôn theo người chết những đồ dùng thường ngày như nổi, bát,

rìu đá, rìu đồng ; các vũ khí như đao găm, lưỡi mác ; các đồ trang sức nhưhạt cườm đeo cô, các vòng đeo tai, deo cổ, cô tay, cổ chân Họ còn dựng

nhà mồ trên mộ người chết Việc chôn theo đồ tùy táng cho người chết cho

thấy quan niệm người chết vẫn “tiếp tục sống” ở thế giới bên kia, vẫn cần

những đô dùng như người sông của người xưa.

Trang 13

Người Việt cũng tin rắng con người cũng như mọi vật do tạo hóa sinh ra

đều có hai phần: phần xác và phần hồn Phan xác/ vật chất là phần nhìn thấy,'có thể đánh giá bình phẩm đẹp, xấu được Nhưng khi người ta chết đi thì,phan xác bị hư nát, bị mất đi, còn phần hồn/ tinh thần thì trừu tượng, không

nắm bắt được Nhưng phan hồn lại không chết, không mất đi mà về “sống” ởnơi khác — cõi khác, ở “thé giới bên kia” Nghĩa là, phần hồn trở thành bấttử, trở thành linh hồn Linh hồn là một thực thé độc lập và bắt diệt Vì thế mà

người sống/ thân nhân của người chết vẫn có thé giao tiếp với hồn (có gọi

hồn, hú hồn, nhập hồn ) Và hồn vẫn có những nhu cầu như người lúc còn

sống Hồn vẫn ăn, mặc, có nhà ở, cần tiền tiêu xài, tiền hối lộ, lót tay, ở những

nơi cần đến ở thế giới của hồn.

Quan niệm như vậy về thế giới của người chết, người Việt có tục bỏ gạo

(nếp) và tiền vào miệng người chết, nhà giàu có khi dùng vàng hoặc 9 viên

ngọc trai Tục này có người cho là dé tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để

tiễn vong hôn đi đường xa được siêu thoát; có người cho là đê người chet có

tiền lộ phí đi đò về nơi chín sudi Nhiều nước cũng có câu ngạn ngữ cô đại ý

là: “Không có tiền thì đến chết cũng chẳng xong” để nói về đồng tiền lệ phí

cho người chết đi đò về thế giới của họ.

Tóm lại, quan niệm chung là con người khi còn sống có nhu cầu gì, ăn,

ở ra sao thì sau khi về “thế giới bên kia” cũng có nhu cầu như vậy, cũng

phải ăn ở như thế Tức là “trần / dương sao âm vậy” Từ nhận thức đó, khi

người xấu số vừa nằm xuống, thân nhân đã chia tiền, chia của, chia đồ vậtcho Những đồ đạc này được chôn theo người chết với hi vọng người chết có

cái mà ăn, mà tiêu trong những ngày bỡ ngỡ ban đâu ở thê giới mới.

! Vị đụ như người Hy Lạp có tục nhét 1 đồng bac Obol vào miệng người chết, coi đó là lệ phí cho người chếtqua sông Styx Người Triều Tiên thì bỏ tiền và gạo vào miệng người chết Người Nhật Bản cũng có tục đồngtiền lệ phi để đưa người chết sang thế giới bên kia (rokudosen), thể hiện trong tập quán chôn tiền cùng vớingười chết, số lượng 3, 6,7 hoặc 49 đồng, được bỏ vào chiếc túi của những người ăn xin (Zudabukuro) vatreo vào cỗ người chết khi đặt họ vào quan tài Những tiền này cũng được quan niệm là để người chết đùng

để trả lệ phí khi vượt song Zan Zu đến quê hương của những người đã chết

Trang 14

Ở Việt Nam, lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn và linh hồn chỉ là sự

tiếp nối của con người sau khi chết đi ở một thế giới khác là nguồn gốc hình

thành tục thờ cúng tổ tiên và thần thánh nói chung Trong việc thờ phụng ay

thì cúng lễ là điều quan trọng Không có cúng lễ, không có sự thờ phụng.

Cúng bằng cả đồ ăn (hoa quả “mùa nào thức ấy”, đồ chay, cỗ mặn, to nhỏ tùy

trường hợp, đợi tô tiên, thần thánh “xơi trước” rồi gia chủ và con cháu mới_ được ăn), cúng ca đồ mặc, đồ dùng, tiền nong Cùng với các thứ đó là

hương, hoa, trà, rượu

Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dan dần mới sinh ra lễ đốt vàng mã, tức là

thay thế đồ thật bằng các đồ vật làm bằng tre, gỗ, rơm, rạ, đất sét hoặc giấy

tượng trưng, nhưng kích thước thu nhỏ lại để người cõi âm mang đi, nhờ có

"Phép thiêng biến ít thành nhiều", áo quần của người chết mặc khi còn sống,

để lại nhà mồ sau ba năm mục nát, không nỡ dùng vào việc khác, người ta đốt

đi dần dần được thay thé bằng quan áo giấy.Vì vậy có câu "Đi theo ma mặc

áo giấy" Sau này người ta đã sử dụng vàng mã đốt đi cho người âm, như vậy

vẫn có thể có đồ đạc cho người âm sử dụng và bót lãng phí hơn.

1.2 Nguồn gốc của việc đốt vàng mã

Về tục đốt vàng mã ở Việt Nam, theo Phan Kế Bính “Tục đốt mã do tự

bên Tau, đời xưa thường dùng đồ ngọc bạch để cúng tế Đời sau dùng tiền để

thế cho ngọc bạch Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy dùng tiền phí

lắm, mới truyền cho làm tiền giấy mà thay cho tiền thực Đến đời Đường Túc

Tôn dùng bằng tiền giấy để cúng rồi đốt đi Đời ngũ đại lại chế thêm ra áo

giấy, mũ giấy mà cúng cấp thủy thần” [9, 239].

Theo lịch sử Trung Quốc, thoạt kỳ thủy, người Trung Hoa thời cô chôn

người chết không có quan tài, phan mộ Thời vua Hoàng dé (Thế ki

XXVI-XXI TCN) [12, 1240] cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc

mai táng câu thả như thé là thiếu bốn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế

ra quan, quách dé chôn cất Đến thời nhà Hạ (Thế ki XXI- XVII TCN) [12,1240], người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre

Trang 15

gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v để chôn theo người chết.

Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thếlà người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết Đối

với các bậc hoàng dé, quan lại tục “tuẫn tiết” quy định khi họ chết, từ vợ con

đến bộ hạ của họ, các đồ yêu quý của họ khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống

để làm đồ dùng khi đã chết Đến thời nhà Hán, tục lệ dùng người sống chôntheo người chết, được bãi bỏ Tuy nhiên, mặc dù không dùng người sốngchôn theo với người chết nữa, nhưng họ lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con,

tôi, tớ người đã chết ra đó “Ap mộ”, còn các đồ dùng của người chết sử dụngkhi còn sống được đem chôn hết theo người chết Để ngôi nhà mồ có phan oai

vệ, người ta lại đục phéng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ.

Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) [12, 1241],

ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây đó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy.

Khi có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v đều bằng đồ

giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong tang

ma, tế lễ Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuậtquỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc

chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ Chúng ta có thê liệt Vương Dũ

vào hàng thủy tô nghề vàng mã được" [19]

Sau này, Toan Ánh cũng khang định, dân ta theo người Trung Hoa bắt

chước tục đốt vàng mã và truyền tới nay Ông cho rằng sở di người ta đốt đồ

mã mà không đốt đồ thật là bởi những đồ thật đem đốt đi thật là phí tổn Từphong tục đó mà đâu đâu trong nước ta cũng sử dụng hàng mã, có nhiều địa

phương đã có nghề làm mã như làng Cót (Yên Phụ), làng Đông Hồ (Bắc

Những người làm hàng giỏi thường là những người ở Đông Hồ, nơi ven

sông Đuống thuộc Bắc Ninh Làng Đông Hồ là quên hương của làng làm

vàng mã và tranh Đông Hồ nỗi tiếng Hai phần ba người dân trong làng làm

vàng mã và một phan ba làm nghề vẽ, in tranh Tết Nhiều gia đình làm cả hai

Trang 16

mặt hàng Chính họ là những người đầu tiên ra mở cửa hàng bán vàng mã ở

phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân Họ sản xuất ở làng Đông Hồ rồi đem hàng

ra bán và nhận đặt hàng ở phố Hang Mã.

Một trong những làng nghề mã nỗi tiếng “đệ nhất” hiện nay là làng VănHội - một làng ven đô Hà Nội- có nghề làm mã ước chừng vài trăm năm.

1.3 Các tín ngưỡng, tôn giáo sử dụng hàng mã.

1.3.1 Khái niệm Dé/Hang mã và Vàng mã

Đồ mã: là khái niệm chỉ chung những đồ làm bằng giấy, tre nan và cóthể đốt đi được Nó liên quan đến quan niệm, muốn người âm nhận được thì

dé lễ phải được đốt (hóa) sau khi dang cúng, vì thế, đồ mã không thé làm

bằng gỗ hay vật liệu khác Đồ mã chính là những thứ vật dụng như nhà, xe,VOI, ngựa, đồ đạc, hình nhân bằng giấy.

Vàng mã: là những thỏi vàng, bạc hay tiền địa phủ dung để đốt/ hóathay cho tiền, vàng bạc thật (sau này người ta in giống như tiền thật) _

Bên cạnh đó khái niệm hàng mã và vàng mã nhiều nơi sử dụng đồng

nhất cách gọi tên được hiểu là các đồ đạc dâng cúng trong các nghỉ lễ Nói

một cách hợp lí hơn thì vàng mã thường được gọi tên khi đưa ra sử dụng, đốt,

dâng cúng, “hóa vàng” Còn hàng mã được hiểu là khái niệm, cách gọi tên

bao gồm tất cả, chỉ sự đa dạng của mã nhưng thường dé sử dụng lúc sản xuất,

-_và buôn bán chứ không thấy ai nói “hóa hàng mã” hay “đốt hàng mã” bao giờ.

1.3.2 Các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam sử dụng vàng ma

1.3.2.1 Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên

-Do ảnh hưởng của Nho giáo, người Việt đề cao chữ hiếu, vì vậy rất

trọng lễ nghĩa đối với Tổ tiên là các bậc sinh ra ông bà, cha mẹ mình Người

_con hiểu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiểu với cha mẹ

thì phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là ngu6n gốc của mình.

Theo Đạo Hiếu, lúc ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng

dưỡng, phải tuân theo những lời dạy bảo của các người, phải lựa ý chiều

chuộng ăn ở sao cho các bậc sinh thành được hài lòng Khi các dang sinh

Trang 17

thành trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất, con cháu phải thờ cúng các

người, cũng như thờ cúng các tổ tiên về trước Thờ cúng tổ tiên nghĩa là lập

bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng gid Tết.

Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông

sâu, thì con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình được Chính vì vậy,

người Việt Nam luôn coi trọng đạo lí “tống nước nhớ nguồn”, thờ kính tổtiên đã sinh thành ra mình.

Khác với người phương Tây coi trọng ngày sinh, người Phương Đông

mà cụ thé là người Việt Nam coi trọng hơn cả là việc cúng gid vào ngày mat

(ki nhật), bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.

Ngoài ngày gid thi Ram, dịp lễ Tết va bat kì khi nào có việc người Việt Nam

Qua việc thờ phụng tô tiên, tại Việt Nam, người khuât và người còn:

sống luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết Sự thờ cúng chính là môi

- trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vụ trụ thần linh [1 24].

Đối với người Việt Nam, chết chưa phải là chết han, thể xác tuy chết

nhưng linh hồn thì vẫn còn và vẫn hang lui tới với gia đình Thể xác tiêu tan

nhưng linh hồn thì bat diệt Tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy và cũng có

một “cuộc sống” ở cõi âm như ở dương thế Nói cách khác đi thì người chết

cũng cần ăn uống, tiêu pha, có nhà ở như người sống Ngoài các đồ cúng lễ

chay, mặn, rượu, hương, hoa thì còn có đồ mã.

1.3.2.2.Tin ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu)

Người Việt và các dân tộc khác ở nước ta vốn là cư dân nông nghiệp,

quan niệm của họ vẫn là âm dương tương khắc, tương sinh Việc tôn thờ cácThần Đất, Thần Nước, Thần Lúa đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành nữ

Trang 18

tính Hơn thế nữa, nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên cũng được người Việt

gan cho nữ tính, mà thuộc tính của nó là bảo tri, sinh sôi, sáng tạo Trong

quá trình sản xuất thì đất va nước là các yếu tố hàng đầu tạo nên sự sinh

trưởng cho cây lúa, sinh ra thóc gạo nuôi sống con người Đặc biệt trong quá

trình lao động, sản xuất có vai trò to lớn của người phụ nữ, người Mẹ Sự kết

hợp của các yếu tố tự nhiên; xã hội cũng như tâm linh mà sinh ra tục thờ Mẫu

Về cội nguồn và bản chất thì việc thờ Ni than và Mau thần đều thuộc

tín ngưỡng thờ thần của người Việt Từ việc thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu

Tam phủ, Tứ phủ là một bước phát triển về nhiều mặt, đó là sự ảnh hưởng của

Đạo giáo Trung Quốc, trở thành Đạo Mẫu của Việt Nam.

Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của Đạogiáo Trung Quốc về nhiều phương diện Đó là các quan niệm về tự nhién,đồng nhất con người với tự nhiên, về quan niệm Tam phủ, Tứ phủ, một SỐ VỊ

Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào Điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Thái

Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đâu [11, 62] |

Như vậy, trên cơ sở tín ngưỡng Mẫu Thần đân gian, với ảnh hưởng của

Đạo giáo Trung Quốc đã hình thành đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam tòa

Thánh Mẫu) một thứ Đạo giáo đặc thù của Việt Nam, có thể nói ngắn gọn hơn

và thực chất hơn là Dao Mẫu

-Dân gian quan niệm lễ Mẫu — Than tứ phủ dé cầu có nhiều tiền, nhiều

của và có phúc, nghĩa là có đủ phú, quý, thọ, khang, ninh Các mâm lễ từ hoa

quả, bánh trái, bia rượu đều rất day, chat cao hinh tượng như núi để được

tươm tat, thịnh soạn thé hiện sự thành tâm, nhưng cũng là ước muốn được tài

lộc chứa chan, đầy đặn như vậy Tất nhiên cũng do hoàn cảnh nên không phải

lễ nào cũng như vậy, câu “con giàu một bó, con khó một nén” để nói lên điều

Tam tòa Thánh Mẫu gồm ba ngôi vị (bài trí có 3 bức tượng), công chúaLiễu Hạnh đại diện cho Thiên Phủ, Thụy Nương là em dâu Mẫu, còn gọi là

Trang 19

Thụy Hoa công chúa đại diện cho Nhạc phủ, Quế Hoa đại diện cho Thoải

phủ, tuy phân quyền cai quản nhưng ba vị đều được thờ trong cung đệ nhất,

ngồi ngang hàng nhau nhưng màu sắc khăn hầu khác nhau Màu đỏ thuộc

Thiên phủ, màu xanh thuộc Nhạc phủ, màu trắng thuộc Thoải phủ Mặc dù

Tam tòa Thánh Mẫu tức chỉ có ba vị, nhưng dân gian còn quan niệm phải có

_ thêm Mẫu Địa, tức Mẫu trên thế gian và phân đa cho Mẫu Địa cũng là công

chúa Liễu Hạnh vừa là Mẫu Thượng Thiên, vừa là Mẫu Địa dé thế gian có đủThiên phủ, Nhạc Phủ, Thoai phủ, Dia phủ thành Tứ phủ Do vậy mà dân gianthường khấn cửa miệng: “Tam toa Thánh Mẫu — Tứ phú vạn linh” [5, 198].

Tại điện Mẫu người ta tién hành những nghi thức thờ cúng đức ThánhMẫu, cùng các chư vị thần thánh để cầu mong lấy Phúc, Lộc, Sức khỏe, Tiền

tài Các đắng thần thánh trong điện Mẫu, là các quân gia thị than của Mẫu,

mỗi người đều có sự tích: đã có công giúp vua đánh giặc giữ làng, giúp dân

sinh nở làm ăn, vui chơi

-Từ quan niệm trên nên hầu bóng trong các địp tiệc Mẫu, tiệc Thánh, các

ngày tạ, mở phủ sắm lễ không phải ít tiền Ngay việc “Tién mã” dé đốt đi

cũng ngày một nhiều, tốn kém không ít tiền của để mong được chứng tâm,

cầu được ước thấy theo tư đuy nội đạo hiện sinh Cầu dé đạt được yêu cầu cho

hôm nay, cuộc sống hiện tại Không phải là đợi chờ để mai sau, sang kiếp

khác mới được báo ứng.1.3.2.3 Phật giáo

Trong đạo Phật không có kinh sách nào dạy đốt vàng mã để cúng gia

tiên cũng như rải vàng bạc khi đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhưng từ lâu việc đốt vàng mã trong Phật tử nói riêng và những người có tín

ngưỡng nói chung ngày càng có chiều hướng phát triển.

Đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên nhưng

vào ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, mà một số tín đồ

nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã dé kính biếu gia tiên xuất phát từ sự kiện: Vào

thời vua Đại Tông nhà Đường (762) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực

Trang 20

thịnh, một vi sư tên là Dao Tang muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi

dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng

Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội phúc thăng tram, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy

-nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng Vua Đạt Tôn vì

muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho

thiên hạ Từ đó, người dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào

ngày rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên Việc đốt vàng mã, bị giới Phật giáophản đối, phần lớn đân chúng cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà

chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất làngười Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, ông tổ của nghề làm đồ vàngmã |

Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm

mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã Một người giả cách ốm mấy hôm,

rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vàoquan tài, đã có lỗ héng và sẵn sàng thức ăn, nước uống Đương khi xóm làng

đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem

cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người

chết Họ bay đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ "Cha! Cha!

Phép quỷ thần mau nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ!" - khi mọi người

đương suýt xoa khan khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm

rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, người giả cách chết kia

cũng lò đò ngồi day, bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi

sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam,

tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nênmới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế" Công chúng

lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thé thế mệnh được và thành

thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm

Trang 21

tudi thọ Từ đây các nghề hàng mã lại được phục hung một cách nhanh chóng

vì không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả thiên, địa, quỷ,

thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng đồ, thì nhiên là vàng mã phải đắt hàng

[19] |

Tiểu kết chương 1

Hiện nay trên thực tế cũng như trong các sách, báo đang tồn tại rất

nhiều khái niệm để chỉ một lĩnh vực hoạt động văn hóa tín ngưỡng của con

người — lĩnh vực tam linh Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ngay từthời thượng cổ, người Việt Nam dù là thuộc dân tộc Kinh, Tày, Nùng hay Êđê, Giarai, Bana đã có tín ngưỡng Và trong tiến trình lịch sử của mình,người Việt Nam đã sáng tạo và thực hành rất nhiều loại hình tín ngưỡng.

Trong các tín ngưỡng ấy, người Việt có xu hướng Nữ tính hóa các hiện

tượng tự nhiên, biến các vị thần tự nhiên trở thành các nữ thần và tôn phong

nhiều vị nữ thần là Mẹ/ Mẫu.

Trong vũ trụ bao la và huyền bí, người Việt có xu hướng dé cao, tônvinh con người ở vị trí trung tâm (“người ta là hoa của đất”) Sự sùng bái con

người, con người thực và con người huyền thoại đã làm nên một tín ngưỡng

có nhiều điểm đặc biệt của người Việt Nam Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

giống noi dân tộc, đó là sợi dây cé kết cộng đồng dân tộc luôn vững vàng và

chiến thắng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc.Trong mỗi gia đình, dòng họ người Việt lại có tục thờ cúng tổ tiên gầngũi: ông, bà, cha, mẹ - những người đã sinh thành ra mình Như vậy, mỗi con

người Việt Nam ngoài mái ấm gia đình với những người thân yêu ruột thịt

còn có một gia đình lớn hơn đó là Tổ quốc- Dat nước Với lòng tin tưởng vào

thế giới tam linh người Việt luôn sử đụng nhiều vàng mã để dâng cúng các vị |

Tổ tiên, Thánh Mẫu.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu công nguyên, Đạo Phật đã được du nhập vào

Việt Nam và có thời kì được coi như Quốc giáo của người Việt Đây cũng là

một tôn giáo đang được nhân dân dùng vàng mã để lễ bái, cầu cúng.

Trang 22

Tóm lại, tín ngưỡng, phong tục Việt Nam là sản phẩm văn hóa của

a người Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội Trải qua trườngkì lịch sử, bao biến thiên của xã hội, bao lần tiếp xúc và giao lưu văn hóacùng dâu bề cuộc đời, các tín ngưỡng của người Việt nói chung cũng luôn vậnđộng, bám sát cuộc sống, phát triển cùng cuộc sống Nhiều lớp văn hóa khác

nhau đã tích hợp hoặc chéng/lap lên nhau trong một loại tín ngưỡng và do

đó-có sức sông bên bỉ trong đời sông của người dân.

16

Trang 23

Chương 2

TONG QUAN VE LANG VĂN HOI

2.1 Vị trí địa lí - Cảnh quan tự nhiên

Làng Văn Hội thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội (có 3

làng: Văn Hội, Văn Giáp và Bình Vọng) Theo quốc lộ 1A xuống phía Nam,đến km số 18, rẽ tay trái qua làng Văn Giáp là đến làng Văn Hội Phía Đông,

giáp xã Liên Phương; phía Tây, giáp làng Văn Giáp; phía Nam, giáp làng

Bình Vọng; phía Bắc, giáp xã Duyên Thái Tổng diện tích của làng là 145,8

ha trong đó đất canh tác 88,8 ha.

Về mặt dân cư, cả làng có 1005 hộ, gần 4000 người thuộc 9 dòng họ 26

chỉ hợp thành, tất cả đều sống đoàn kết thương yêu nhau.

Chạy dọc quốc lộ 1A cũ, qua địa phận Thanh Trì hỏi thăm làng Văn

Hội, chẳng mấy ai không biết Người ta biết đến Văn Hội nhiều cũng bởi

tiếng tăm “có một không hai” của ngôi làng này Người gọi Văn Hội bằng cáitên “làng vàng ma”, kẻ khác gọi “công xưởng chế tác đồ cúng” thế nhưng,

dù “biệt danh” có được đặt như thế nao thì tựu trung, đây vẫn là ngôi làng

chuyên làm các vật dụng phục vụ cho cõi người âm.

Theo như lời kể của các cụ già nhất trong làng thì làng Văn Hội xưa làmột vùng đất đồng bằng bằng phẳng, có địa thế tương đối đẹp, nằm ở bêntrong nên ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt thuận lợi về giao thông giữa các vùng.Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ trong vùng có cây cối tốt tươi và

cũng có nhiều ao, đầm

Văn Hội nằm trong khí hậu nhiệt đới âm gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh

của gió mùa đông Bắc như thủ đô Hà Nội Nằm cách chợ huyện 3km (chợVồi), có con đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Gié chạy qua cánh đồng làng VănHội là nơi thuận lợi để buôn bán, giao thông với Các đầu mối trung tâm Vì

hoàn toàn nằm sâu bên trong nên Văn Hội không bị ảnh hưởng của quá trình

đô thị hóa, giải tỏa hành lang giao thông như hai làng Văn Giáp, Bình Vọng.Làng có một không gian yên tĩnh, không khí trong lành, thanh bình như vẻ

Trang 24

vốn có của một làng quê Việt Nam Bên cạnh đó Văn Hội cũng không chịu sự

ảnh hưởng của thiên tai hay lũ lụt nên việc lao động sản xuất gặp nhiều thuận

2.2 Tên gọi và lịch sử hình thành làng

Văn Hội là ngôi làng nam ở vị trí trung tâm của Xã Văn Bình, cả xã có10 xóm thì Văn Hội-có 4 xóm số thứ tự cũng là ở giữa: 4, 5, 6, 7 Trước đây

Văn Hội có tên là Văn Nội là vì ở bên trong (nội là trong) Văn Nội: “Văn” là

vẻ đẹp, “Nội” là bên trong — là vẻ đẹp nằm ở bên trong Tuy nhiên vào những

giai đoạn sau, “Văn Nội” được đổi tên thành “Văn Hội”- Hội tụ tinh hoa văn

hóa cũng như sự hội tụ của nhiều đòng họ tới Văn Hội sinh sống.

Hiện nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép cụ thể về lịch sử hình thành

của làng Văn Hội Nhưng câu chuyện được các cụ già truyền lại cho con cháuvề nguồn gốc hình thành làng, những cư dân đầu tiên đến sinh sống ở mảnh

đất này là “Vào một ngày, có một anh nông dân nghèo họ Đào, mồ côi cha mẹ

phải làm nghề đơm đó quanh vùng kiếm ăn Men theo dong nước sông changquên cả trời đã xế bóng mà chưa quay về Đang lúc lo lắng, anh ngắm nhìn

nơi đây thấy cảnh vật tốt tươi, lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà lại chưacó bóng người sinh sống Anh nông dân đi thăm thú một vòng và nghĩ đây là

một vùng đất có địa thế dé có thé sinh cơ lập nghiệp Vậy là anh ngủ lại trên

ven bờ và nướng cá ăn nghỉ lại qua đêm Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh

dựng túp lều làm nhà và lấy vợ sinh con đẻ cái Từ đó mà có người sinh sống

trên đất này”.

Một thời gian ngắn sau lại có một người họ Trần đến sinh cơ lập nghiệp

trên đất này Vì người họ Trần vốn là người giàu có, và dòng họ làm quannhiều đời nên họ Trần là dòng họ góp nhiều công sức trong việc xây dựng vàphát triển đất Văn Hội.

Người dân tưởng nhớ công ơn của những người khai làng mở ấp đã tônhọ thành Thành Hoàng làng và lấy ngày 10/3 cùng với ngày giỗ Tổ của cả

nước làm ngày giỗ Thành hoàng làng Văn Hội Mặc dù có sự tranh cãi giữa

Trang 25

hai dòng họ về đòng họ đầu tiên khởi nghiệp nơi đây, và cuộc tranh cãi này

cho đến ngày nay vẫn còn tiếp tục thì dân làng vẫn phải ghi nhận đóng góp

của cá hai dòng họ Đào và Trần trong việc khai phá và phát triển làng Văn

Hội Điều này thể hiện trong việc thờ cúng Thành hoàng làng Thành hoànglàng Văn Hội là người có công mở đất xây dựng xóm làng và việc người dân

chấp nhận cách đọc tên của cả hai họ Đào và Trần trong lời văn khan là “DaoTran tiên tổ” hay “Trần Đào tiên tổ” hoặc “Dao gia tiên té- Trần gia khởi tổ”đã thé hiện sự đóng góp của cả hai dòng họ Đào- Trần đối với làng Văn Hội.

Trước đây, làng Văn Hội gọi là xã Văn Hội thuộc tổng Thượng Cung,

Huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, một phủ lớn của tran Sơn Nam cũ.

“Sắc xã Văn Hội, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông” >.

Tháng 4 năm 1946, hai xã Văn Giáp, Văn Hội sáp nhập thành xã Giáp Hội.

Giữa năm 1948, thành lập xã Cộng Hòa gồm năm thôn (làng): Văn Giáp, VănHội, Bình Vọng, Bạch Liên, Phương Quế Năm 1949, xã Cộng Hòa đổi tên là

Bạch Đằng Cuối năm 1954, xã Cộng Hòa tách thành 2 xã : xã Bạch Đăng

gồm ba thôn : Văn Giáp, Văn Hội, Binh Vong; xã Liên Phương gồm hai thôn:

Bạch Liên, Phương Quế Từ năm 1971 trở đi, xã Bạch Đằng đổi tên là Văn

Bình, như vậy từ năm 1971 thì Văn Hội thuộc xã Văn Bình Nay làng gồm 4

xóm: 4,5,6,7, thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (từ tháng

8/2008 thuộc thành phố Hà Nội).

Trong kháng chiến chống Pháp nhiều gia đình trong làng đào hầm tại

nhà nuôi giấu cán bộ như gia đình cụ Giá, cụ Nhu Đặc biệt có liệt sĩ cảm tử

quân Bùi Văn Vòng ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch giữa đường phố Hà

Trải qua các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tô quốc nhân dân làng Văn

Hội đã tiễn lớp lớp người con lên đường bảo vệ Tổ quốc Làng có 64 liệt sĩ, 2

gia đình cụ Bùi Văn Ve và cụ Lê Trung Bài có 2 con là liệt sĩ 22 Thương

Trang 26

binh, 20 bệnh binh Có 2 mẹ Nguyễn Thị Tĩnh và Chu Thị Sẻ được Nhà nước

truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Văn Hội tích cựctham gia các phong trào thi đua như: chăm sóc, bảo vệ trẻ em được Chủ tịch

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Định về thăm tháng 7 năm 1979.

Văn Hội là một ngôi làng ven đô, do quá trình Công nghiệp hóa, Hiện

đại hóa nông thôn diễn ra nên cảnh quan văn hóa của làng đã có những biến

-đổi nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn giữ được nhiều kết cầu của một làng

Việt cô truyền “cây đa- bến nước- sân đình”.

2.3 Khái quát tình hình kinh tế

Nền kinh tế ở Văn Hội là sự hòa lẫn, kết hợp chặt chẽ của 3 thành phần

kinh tế: công, nông, thương nghiệp Hầu hết người dân trong làng vẫn làm

nông nghiệp trồng lúa Một số gia đình vẫn thâm canh, luân canh trồng đậu

tương vào vụ đông trên ruộng cấy Sản xuất nông nghiệp đã từng bước được

cơ giới hóa, và được áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới Hiện nay,ở Văn Hội không còn hình ảnh “con trâu đi trước- cái cày theo sau” nữa mà

toàn bộ việc cày bừa được giao cho máy cày, máy suốt lúa cũng được sử dụng

trên 15 năm nay Hai năm gần đây, hệ thống máy cắt lúa đã về đến làng khiến

cho việc sản xuất lúa ngày càng trở nên dé dàng hơn Một số ít hộ gia đình

trồng rau xanh, và chăn nuôi gia súc gia cầm để làm kinh tế Nông nghiệp

luôn phát triển thuận lợi vì mưa thuận gió hòa, hệ thống kênh mương thủy lợicủa làng đã được bê tông hóa kiên cố.

Là một ngôi làng ven đô, ngoại thành Hà Nội sau khi thực hiện chính

sách dồn điền, đổi thửa đất canh tác nông nghiệp làng Văn Hội có những nétmới trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đó là sự xuất hiện các hộ gia đình ởđồng sâu đào ao, thả cá và trồng cây ăn quả, cây lâu năm

Về thủ công nghiệp, làng Văn Hội nổi tiếng từ xa xưa về nghề làm hàng

mã Hiện nay hầu hết dân làng sống bằng nghề này, và nghề làm hàng mã

giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sông nhân dân trong làng, xã.

20

Trang 27

Do một năm chỉ làm hai vụ lúa nên người dân Văn Hội có nhiều thời

gian nông nhàn Vốn cần cù chịu khó nên người dân Văn Hội luôn tìm cách

thoát khỏi khó khăn vươn ra khỏi khu vực nông nghiệp, tìm kiếm các nguồn

lợi khác Trước kia người dân Văn Hội bị phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng

nhờ có nghề mã lâu đời, nhân dân Văn Hội đã đầu tư vốn vào làm và buôn

_ bán hàng mã, một nghề-có hiệu quả kinh tế cao.

Nếu như người nông dân trồng lúa, trồng rau chỉ biết “bán mặt cho

đất-bán lưng cho trời” thì người dân Văn Hội dù là nông dân cũng không phải

“đầu tắt mặt tối”, còng lưng ở ngoài đồng ruộng trồng hoa màu mà họ ở nhàlàm hàng mã “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu” Ngoài những lúc làmruộng, người Văn Hội chủ động làm thêm nghé thủ công hàng mã, nhờ có sự

khéo léo, tài hoa mà hầu như không một gia đình nào không biết làm nghề

mã, kinh tế của làng vì thế mỗi lúc một kham khá hơn Dù không quá dư giả

nhưng cứ là người Văn Hội thì chẳng ai phải chịu đói, thiếu ăn vì có nghề làm

hàng mã Điều đáng chú ý hiện nay đó là có những gia đình có quy mô làm

mã lớn, họ không tham gia sản xuất cấy hái mà giao ruộng cho họ hàng làm,

hoặc thuê toàn bộ người khác làm ruộng cho mình.

Về thương nghiệp, cùng với sự phát triển của nghề làm hàng mã,

-thương nghiệp của làng cũng phát triển kinh doanh buôn bán hàng mã Nhiều

hộ làm, sản xuất hàng mã cũng đồng thời buôn bán.

Chợ Văn Hội xuất hiện khá sớm, nằm sau mái đình cô kính, họp tất cả

các ngày trong năm, một phiên chợ hop từ 5h sáng (mùa hè) đến khoảng 10h

là người dân “chạy chợ” sang làng Văn Giáp bán hàng tiếp Chợ làng bán rất

nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân nơi đây Chợ

Văn Hội đã mở rộng hơn, kết cấu hạ tang của chợ cũng được Ban quản lí chợ

quy hoạch lại Hiện nay, không chỉ có người làng bán hàng tại chợ làng mà có

nhiều người ở các làng bên, các xã khác cũng đến buôn bán tại đây Có nhiều

hàng ăn san mới mở, và các mặt hàng cũng da dang hơn trước rat nhiêu.

Trang 28

Ngoài làm nông nghiệp và thủ công nghiệp, một số bộ phận cư dân làm

công nhân ở Khu Công nghiệp Hà Bình Phương trên địa bàn xã Văn Bình, và

người đân còn buôn bán ở các chợ huyện khác, và làm các nghề cơ khí hàn,

nhôm kính, làm mộc

2.4 Khái quát tình hình văn hóa, xã hội, phong tục tập quán.

Làng Văn Hội là một làng được hình thành sớm, ở giữa khu vực đồng

bằng trù phú, gần trung tâm văn hóa của cả nước là Thăng Long —Ha Nội, nêncó bề dày về truyền thống văn hóa lịch sử.

Về mặt xã hội, quan hệ dòng họ, gia đình ở Văn Hội khá bền chặt, mặcdù có cả “gia đình hạt nhân” nhưng kiểu gia đình “Tam đại đồng đường”, “Tứđại đồng đường”, 3-4 thế hệ cùng chung sống vẫn chiếm ưu thế Trong làng,

ngoài những dòng họ lớn như họ Bùi, họ Nguyễn, họ Lê, họ Đào, họ Vũ, họ

Ngô, họ Trần, có nhà thờ họ, còn có nhiều họ khác cũng đến đây sinh sống.

Nhà thờ họ là nơi sinh hoạt tâm linh của con cháu, là nơi tập hợp con cháu

nhớ đến ông bà Tổ tiên, là chất keo gắn kết mọi thành viên trong gia đình một

cách bền chặt.

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thểnhân dân Văn Hội sống đoàn kết, văn minh Trong làng xóm sống hòa thuận,

hàng xóm láng giềng giúp đỡ nhau làm các công việc Mỗi xóm vẫn giữ được

một “quán thờ” (ngày xưa người ta gọi là điểm).

Làng có nhiều đoàn thé như: Hội người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội

Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Quân nhân, Hội Thanh niên, Vào ngày

Hội làng còn có Hội Tế, Hội Cờ, Hội Kiệu.

Làng Văn Hội tồn tại cả 3 loại hình tín ngưỡng của người Việt đó là:

Thờ cúng Tổ tiên, Thờ Thảnh hoàng làng, và Thờ Mẫu 100% dân nơi đây thờ

cúng Tổ tiên, có một số rất nhỏ theo Kito giáo.

Đặc biệt loại hình Tín ngưỡng thờ Mẫu trong làng phát triển rất mạnh,

nhiều dân cư trong làng theo tín ngưỡng này Hiện nay có 5 Điện thờ cả mới

và cũ, đó là: Điện Cụ Từ Chiểu, điện cụ Thống Phú, điện Cụ Ty, điện Cụ

22

Trang 29

Cường, điện Họ Vũ Hầu hết các điện thờ này được “bắc ghế” hàng năm tậptrung vào những tháng Giêng, Hai, tháng Tám và cuối năm, thường xuyên sử

dụng chính hàng mã của nhân dân trong làng sản xuất ra.

Nhân dân Văn Hội có đời sống tâm linh khá sâu sắc, người dân nơi đây

luôn coi trọng chuyện thờ cúng tô tiên và lễ bái ở đình chùa Vì là một làng

sản xuất và buôn bán hàng mã nên hầu hết người dân đều rất coi trọng lễ nghỉ

trong tín ngưỡng, họ luôn đốt mã vào các dịp lễ trong năm và họ thường dànhnhững loại mã đẹp và đắt tiền nhất để cúng, khi đi lễ đình chùa họ cũng luôncó nắm “tiền vàng” cùng với hương hoa Dịp đầu năm, các gia đình trong làngcúng lễ “dang sao giải hạn” và luôn có đầy đủ những loại mã theo quan niệm

dân gian Ngay trong dip giỗ Thành hoàng làng, các cụ trong Ban tổ chứccũng dâng biếu những lễ vật, đồ mã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với công laocủa các Ngài Bên cạnh đó, việc cúng lễ luôn can thận, thể hiện những giá trịnhân văn, lòng nhân ái với những vong hồn bơ vơ, nghèo khổ qua việc cúngvà đốt mã chúng sinh tại các quán thờ của mỗi xóm vào những ngày tuần tiết,

soc vọng.

Thờ Thành hoàng làng là tín ngưỡng của cộng đồng làng xã, làng Văn

Hội thờ vị khởi tổ họ “Đào -Tran” vào ngày 10/3 để tưởng nhớ công lao của

Thành hoàng với dân làng, cầu mong “ấm no, phồn thịnh” Thành hoàng làng

được thờ ở Đình làng: Đình làng vẫn là nơi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, đón

tiếp khách và thờ cúng Thành hoàng làng.

Hiện nay, Văn Hội vẫn còn lưu giữ nhiều dau tích của một làng cótruyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời.

Đến Văn Hội, khách thăm sẽ gặp Công làng Văn Hội mới được xây

dựng lại năm 2004, hướng thẳng ra con đường giao thông chính với làng Văn

Giáp, hai bên cổng làng là hai ao sen tươi mát được kê kè trong những năm

gan đây, tay trái công làng nhìn vào là Dinh Văn Hội nơi thờ Thành hoàng

làng, có bức bình phong trước cửa Đình Đình vẫn giữ nguyên kết cấu cửa“Tam quan” Bên tay phải là chùa Văn Hội — di tích lịch sử Văn hóa đã xếp

Trang 30

hạng, trước sân chùa là bức tượng Phật Bà Quan Âm Nằm trong quần thể

chùa là Đền thờ thần Pháp Lôi, trước cửa Đền là một cái giếng tròn, thường

được nhân dân quen gọi là “giếng chùa” Giéng chùa xưa kia được nhân nhân

lấy nước để ăn, vo gạo, nấu cơm nhưng hiện nay chỉ để làm cảnh quan cho

ngôi chùa thêm phần cô kính, bên cạnh giếng là miéu nhỏ thờ Quan Thổ than.

Dọc hai con đường nối Đình, Chùa VỚI cổng làng là hàng lim, phượng già

xanh ngát che rợp bóng mát (Xem phụ lục, hình 1, 2 tr.68)

-Làng Văn Hội cũng là làng có truyền thống Nho học Từ rất sớm, làng

đã có nhiều người đỗ đạt, Văn chỉ của làng được thành lập muộn nhất thì

cũng là vào thế kỷ 17 Hiện nay vẫn còn nhiều bia ký ghi rõ về tình hình học

hành, thi cử của người làng Trong lịch sử, Văn Hội đã từng là nơi tụ hội củanhiều nho sĩ trong vùng `

Hiện nay, trong làng còn có Thư viện làng nam liền kề với Dinh làng,

nơi lưu giữ các tài liệu, văn thư, các đầu sách phục vụ cho bạn đọc Văn Hội.

Về phong tục tập quán, những yếu tố chung trong lễ cưới và lễ tang

truyền thống vẫn được giữ gìn Bên cạnh đó, có những quan niệm, tập tục

khác của nhân dân trong làng như trong lễ cưới nhân dân kiêng không cho

đám rước dâu đi qua đình, chùa vì cho rằng quanh đình chùa có nhiều vong

hồn, sẽ đi theo đám rước dâu về nhà Khi đưa cô dâu về nhà chồng đưa đi

đường nao phải về bằng đường đó, vì quan niệm tránh cho vợ chồng “chia lyđôi đường” Khi nhà trai đến nhà gái đón dâu phải “đi hơn, về kém” tức làxuất phát luôn là giờ lẻ (ví dụ : 9h 5°, 9h 10°) và từ nhà cô dâu về nhà phải

luôn là giờ kém (ví dụ 10h kém 15’, 10h kém Š`)

Trong lễ tang, nhân dân lại quan niệm “cha đưa mẹ đón” nghĩa là con

trai chống gậy trong tang cha thì đi cùng chiều với toàn đám ma, nhưng nếu là

mẹ mất thì phải đi giật lùi như đang “đón” Đám ma ở đây luôn đi theo hai

con đường khác nhau lúc đi và lúc về, dé tránh các vong hồn nhớ đường theo

về nhà.

2.5 Các công trình văn hóa tiêu biêu

Trang 31

2.5.1 Di tích Văn Chí - khu di tích Văn hóa lịch sử có nguồn gốc từ

thời Hậu Lê (thế ki 17)

Văn Chỉ- thuộc thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà

Tây, tồn tại lâu đời, và cho đến ngày nay, vẫn được nhân dân trân trọng Mặc

dù đã biến đổi phần nào điện mạo, không còn khuôn hình "Nội Công - Ngoại

Quốc" đo nhiều lần tu sửa, nhưng Văn chỉ của làng vẫn còn lưu lại đáng vẻ cé kính với tiền đường và hậu cung khép kín Ở cửa giữa tiền đường Văn Chỉ

-vẫn còn giữ nguyên bức đại tự "Vạn thế văn minh" Nội tự còn giữ được hai

bia trụ hình vuông, cao khoảng 1,5m; rộng 0,5m Mỗi bia trụ đều khắc chữ

Hán vào các mặt của bia; ba bia det (trong đó, một bia còn lẫn trong hậu

tường Hậu của nhà tiền đường) cao 1,5m; rộng 0,65m và đều khắc chữ cả hai

mặt Các bia đều không còn chân đế, đặt thẳng trên sân gạch Nhiều mặt bia

đã mờ, nhiều mặt bị quét lớp xi măng phủ kín.

Khảo sát một số mặt bia vẫn còn thấy nổi rõ chữ trong số trên mười mặt

bia được bảo tồn, Văn Chi bi ký (Ghỉ về Văn Chỉ ) có ghi rõ lai lịch hình

thành, nguyên do dịch chuyển Văn Chỉ về Văn Hội “Văn Chỉ xưa có từ thời

Chính Hòa Triều Lê (cuối thế ki 17) đặt tại Yên Duyên, nhưng nơi day trũng

úng nên sau khoảng gần 2 thế kỷ được di rời tới Văn Hội Sau khi chuyển

dịch Văn Chỉ về Văn Hội (chưa rõ bao nhiêu năm) bia được dựng lên” Đó lànăm Tự Đức thứ 28 (khoảng 1875) cách nay gần 250 năm.

Ở bia có tiêu đề "Danh sách quan chức hội đồng biện xét" (Hội biện

Quan Tính) được dựng năm Tự Đức thứ 2 (1849), có ghi tên các danh nhân có

học vị tú tài, cử nhân, giải nguyên (thủ khoa) đến tiến sĩ Ở đầu bia, sau tiền

đề còn có dòng chữ: "Người hi vọng được hỏi đầu là các bậc tú tài năm Minh

Mệnh, được biết phần đông là người tình nguyện chờ khoa thi",

Phạm vi họat động của Văn Chỉ bao trùm cả trong huyện (Thượng

Phúc- Thường Tín) và ngoại huyện (Thanh Trì, Phú Xuyên, Lý Nhân ).

Riêng trong huyện, có nhiều danh nhân ở Bình Vọng, Nhị Khê, La Phù,Yên Duyên, Duc Trạch đảm nhiệm nhiêu chức vi 6 cap huyện trong nước,

25

Trang 32

như: Thường Tín (Hà Tây), Thanh Trì (Hà Nội), Thiên Trường (Nam Định),

An Lão (Hải Phòng), Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Chan (Yên Bái) ; ở cấp tỉnh

với nhiều chức danh khác như: Đốc học, Tổng đốc (Nam Định, Nghệ An) Lại_ CÓ nhiều danh nhân tỉnh, huyện khác được ghi danh ở đây, như Lê Đình Diên

~ Tiến sĩ Thanh Trì, Lê Duy Trung — Tiến sĩ Thanh Hóa, Dương Bá Cung —

Đại phu tỉnh Biên Hòa s

‘Van Chỉ ngoài việc dành làm nơi tế lễ cho các bậc danh nhân trong dip

lễ hội trọng thể của huyện, mà quan trọng hơn, (bia còn ghi rõ) là nơi hội họp,

hội tụ của các quan chức trong vùng, đồng thời còn là nơi tổ chức nhiều kì

Đại khoa các triều đại.

Chính tắm bia ghi “Danh sách quan chức Hội đồng biện xét” với hơn

hai trăm danh nhân đương thời, có học vị như trên, đã chứng minh rõ ràng,

nhiều hoạt động của Văn Chỉ lúc đương thời rất nhộn nhịp và uy nghi.

Với nền văn hóa nước nhà phát triển thời Hậu Lê, Văn Chỉ có thể được

coi là một trong những chứng tích văn hóa- lịch sử, là nơi hội tụ các bậc danh

nhân đương thời của một vùng miền trên đất Văn Hội, xã Văn Bình, huyện

Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

2.5.2 Di tích Lịch sử Văn hóa Chùa Văn Hội

Thôn Văn Hội xã Văn Bình huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây từ lâu đời

đã có ngôi chùa này Nhân dân địa phương và quanh vùng quen gọi là chùa

Văn Hội Chùa Văn Hội có tên chữ là "Hội Phúc Ty".

Xưa kia Văn Hội và Văn Giáp có chung một ngôi chùa nữa là Chùa HaiBà Nơi đây thờ Pháp Vân và Pháp Lôi Trong kháng chiến chống Pháp, chùa

Pháp Lôi bị phá (năm 1947) Nhân dân thôn Văn Hội đã rước tượng Pháp Lôi

cùng các di vật về chùa Văn Hội và thờ ở chính giữa Thượng điện Chùa.

Chùa Văn Hội được xây dựng ở phía Tây của làng Từ thủ đô Hà Nội, Thị xã

Hà Đông, theo đường quốc lộ số 1 đến km 18, rẽ tay trái vào làng Văn Hội là

đến Chùa.

Trang 33

Chùa Văn Hội được xây dựng từ lâu đời để thờ Phật Như đã nói ở phần

trên, sau khi tiêu thổ kháng chiến năm 1947, chùa được thờ thêm tượng Pháp

Lôi Cũng như hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam, chùa Văn Hội được bài trí

tượng thành nhiều lớp Điều đáng chú ý là các pho tượng ở đây phần lớn đều

được người xưa tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng với một trình độ kỹ thuật cao

- vì nơi đây xa xưa có nghề sơn mài Ba pho Tam thế ở đây đều được tạc bằng

gỗ, sơn son thếp vàng mỗi pho cao 1,10m (cả bệ tòa sen) Bên tay trái là

tượng Quan Thế Âm và bên phải là tượng Đại Thế Chí Lớp tượng này caotrung bình 1,05m cũng được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng Cho đến nayChùa còn giữ được nhiều đạo sắc Trong đó có đạo Khải Định cửu niên thất

nguyệt nhị thập ngũ nhật”.

Chùa Văn Hội kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm tòa Bái Đường và

toà Thượng điện Tòa Bái Đường được chia làm 5 gian Bên ngoài tòa Bái

Đường ở 2 đầu hồi người xưa xây 2 cột trụ vuông vức, đắp vẽ công phu Bên

ngoài có một bia đá được tạc vào năm Đồng Khánh thứ ba Đây là một bia

hậu ghi chép việc tu bổ chùa Van bia viết: “Chùa Phúc Hội có từ xưa, lâungày hư hỏng Nay hướng thôn và trụ trì chùa tấu trình lên Hộ bộ tả tham tri

Trần Liêu Thân mẫu quý quan họ Trần là người thiện trong hương bỏ tiền

của sửa chữa lại Nay dân thôn tôn bầu làm hậu phật, phụng thờ mãi mãi”.Như vậy ít nhất vào thời Nguyễn chùa đã được trùng tu Vào Chùa, gian

chính giữa tòa bái đường treo bức hoành phi “Hội Phúc Tự” Nghĩa là Chùa

Phúc Hội.

Toà Thượng điện là nơi bài trí 5 lớp tượng như đã nói ở phần trên Vềnghệ thuật điêu khắc đáng chú ý là nghệ thuật tạc tượng bằng gỗ, tất cả đều

được sơn son thếp vàng Bệ tượng đặt trên tòa sen cũng được chạm trỗ công

3Toan văn bản dịch như sau:

“Sắc xã Văn Hội, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông phụng thờ như cũ Vị thần

nguyên tặng là Huyền Diệu uy thanh 14m liệt kiên oanh hiển hách túy mục đực bảo trung hưng Pháp Lôi

Phật Thượng đẳng thần — Than giúp nước, giúp dân nhiều lần linh ứng, từng được ban cap sắc phong.

Chuẩn cho phụng thờ Nay gặp tiết lớn, mừng vua tứ tuần, ban chiếu báo ân dày, gia tăng phẩm trật.

Chuẩn phụng thờ như cũ Liệt vào ngày lễ lớn của nước, ghi trong điển lễ phụng thờ! Kính thay”.

Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9

Trang 34

phu tốn bốn tầng cánh sen với những hoa văn tỉnh xảo mang dấu ấn nghệ,

thuật thời Lê Trong hệ thống tượng phật ở đây đáng lưu ý nhất về Lịch sử và

Mỹ thuật là 2 pho Thiên Thủ thiên nhỡn (nghìn mắt nghìn tay) pho tượng

Pháp Lôi và 3 pho tam thế Theo truyền thuyết: theo các văn tự cé đại đã nóiở trên thì tượng Pháp Lôi được tạc bằng gỗ dâu, sơn mài, sơn thếp Từ thờinhà Lý, vua Lý Thần Tông (thế kỷ XI) cho rước tượng qua đây rồi cho xây

chùa Hai Bà Một pho Pháp Vân hiện ở tại chùa thuộc địa phận Văn Giáp,

một pho rước về Văn Hội Nếu như truyền thuyết ấy mà đúng, thì đây là một

đi sản văn hóa có giá trị lớn.

Nhìn tổng thé Chùa Văn Hội tổn tại độc lập như bat cứ một ngôi chùa

lớn nào Đó là sự hiện diện còn đầy đủ các hạng mục kiến trúc khác nhau như:Nhà tổ, nhà khách, nhà ở của tăng ni, vườn Tháp, vườn hoa, cây cổ thụ

Chùa còn giữ được nhiêu di vật quý sẽ nói ở phân sau Các hiện vật trong di

tích còn: đồ giấy, đồ đồng, đồ đá, đồ gỗ, đồ gôm sứ

Đặc biệt, do việc thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” trong

kháng chiến chống Pháp những năm 1946-1954, một trong hai ngôi Chùa ở

trong khu Hai Bà bị phá, Chùa Văn Hội đã là nơi bảo tồn và gìn giữ tượng

Pháp Lôi cùng những di vật của chùa Pháp Lôi xưa kia với 20 đạo sắc từ

tháng 3-1948 chùa Pháp Lôi bị giặc Pháp tàn phá Lý do là vi đây là cơ Sở

kháng chiến Sư cụ là Sư Giá (Pháp danh Đàm Định) là Đảng viên Đảng cộng

sản Việt Nam, đã cùng chi bộ dựa vào Chùa hoạt động Chùa Pháp Lôi bi giặc

tàn phá lấy vật liệu xây bốt Thông Cơ sở lay chùa Văn Hội hoạt động Chùa

Văn Hội, Đình Văn Hội đều có ham nuôi dưỡng cán bộ may còn dau tích Có

thê nói di tích chùa Văn Hội còn là di tích cách mạng.

Di tích được tu bé lớn vào thời Đồng Khánh tam nién, dén nim 1987

nhân dan Văn Hội lại tu bổ nhỏ như: đảo ngói, đắp Lưỡng Long chau nguyệt,

xây bể cảnh tường hoa Hằng năm tổ chức rước tượng lớn, mở hội vào

ngày 8 tháng tư âm lich.

Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994

Trang 35

Năm 2012 chùa Văn Hội đã được xây dựng lại hoàn toàn mới trên nền

chùa cũ |

2.6 Lễ hội làng Văn Hội

Lễ hội làng Văn Hội là Lễ hội chùa, thuộc loại hình Lễ hội tôn giáođược tô chức vào ngày 7, 8, 9 tháng tư âm lịch nhưng ngày mong 8 là ngày

chính Có phần Lễ và phần Hội (hoạt động thé thao) Trong phan lễ nhân dân

tiến hành các nghi lễ thờ Phật (trong Chùa) Sáng ngày mông 7 các cụ (nhândân) rước kiệu nước đi lấy nước sông Hồng ở bến Đam (Đông Mỹ- ThườngTín) để đến tối làm lễ Mộc dục: tắm và thay áo cho tượng ở trong Chùa Văn

Vào dip Lễ hội đông đảo khách thập phương về dự Trong phần lễ luôn

có các hội, đoàn thể cùng tham gia đủ mọi lứa tuổi Các cụ già tham gia vào

đội tế nam, đội tế nữ Các phụ nữ trung tuổi ở đội dâng hoa, dâng hương, cầm

kiếm, đội cờ Thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng kiệu, nữ thanh niên thì

ở đội kiệu nước hoặc đội bát bửu Một lứa thiếu niên thì ở trong đội trống, đội

xinh tiền, hay đội múa bồng Lễ hội thu hút đông đảo mọi tang lớp nhân dân

tham gia Mỗi khi nghe thấy tiếng trống chiêng, đàn cò của đội bát âm khiến

nhân đân trong làng nô nức, rạo rực dù ai có đang dở công việc cũng phải ra

xem hội Bên cạnh đó, một bộ phận nam thanh niên khỏe mạnh nhất làng

tham gia vào tiết mục múa lân đặc sắc.

Lịch trình của lễ hội như sau:

-Sáng mồng 7 khai mạc lễ hội, rước kiệu nước đi lấy nước ở bến Đam.Buổi chiều là phần hội và rước bao từ Đình sang Chùa Tối mồng 7 làm lễ

Mộc dục tắm Thánh, lễ khai quang, lễ dâng hương.

-Sáng mồng 8 đón khách thập phương đến lễ Thánh Budi chiều tiến lễ

đến đền Văn Giáp Budi tối tế nam.

-Sáng mồng 9 tế nữ từ sớm rồi đón kiệu của làng Văn Giáp theo truyền

thống “làng em đón làng chị” Budi chiều ký kiệu hết hội.

Trang 36

Nhân dân trong làng lấy ngày mùng 8 tháng tư làm ngày chính Hội, đó

là ngày sinh của Thánh Mẫu Man Nương, lễ hội cầu mưa thuận gió hòa, cầubình an cho nhân dân Nhân dân rat coi trọng việc lễ Mộc dục tắm tượng và

phải kỳ công đi lấy nước giữa dòng sông Hồng dé về tắm Thánh, nhân dân ~

quan niệm rằng nước giữa dòng sông Hồng sẽ tinh khiết và trong xanh nhất.

Trong ba ngày Hội nếu gia đình nào phát tâm đâng kiệu oản lên Chùa

thi cả ban tổ chức lễ hội sẽ đón rước từ nhà đến Chùa Tuy không phải là một

dịp lễ lớn được nghỉ trong năm nhưng nhân dân Văn Hội luôn dành thời gian

để “ăn hội”, nghỉ ngơi và vui chơi Vào ngày Hội, nhân dân và khách thập

phương sẽ vào Chùa lễ Phật Nhân dân còn đóng góp tiền để ăn uống và chialộc trong ba ngày Hội làng Các hình thức thể thao trong phần Hội bao gồm

các trò chơi dân gian như: đập niéu dat, chọi gà, bắt vịt, di cầu khi, thu hútnhiều người dân tham gia.

Lễ hội không chỉ gắn kết tỉnh thần đoàn kết của nhân dân trong làng mà

còn là nơi thể hiện mối quan hệ liên làng với các làng trong khu vực, như mối

liên hệ với làng Văn Giáp, qua hình thức rước lễ xuống Văn Giáp vào sáng

mùng 8 và đón kiệu Văn Giáp lên Văn Hội vào sáng mùng 9.

Tiểu kết chương 2

Mặc dù quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã diễn ra ở

nhiều nơi trong cả nước, làng Văn Hội — một ngôi lang ven đô, ngoại thành

Hà Nội tuy có chịu tác động của quá trình này, nhưng vẫn giữ được các yếu tố

truyền thống của làng Các di tích lịch sử vẫn tồn tại ghi dấu những nét đặc

trưng về mặt cảnh quan của một ngôi làng Việt là “cây đa-bến nước-sânđình” Những yếu tố truyền thống, gắn kết cộng đồng, hướng về cội nguồn

dân tộc làng- nước vẫn được nhân dân Văn Hội trân trọng qua việc lấy ngày

giỗ Thành hoàng và ngày Hội làng làng là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch Sự

phát triển của loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là nét đặc trưng văn hóa của

nhân dân Văn Hội.

Trang 37

Kinh tế của làng Văn Hội đang dần phát triển theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông thôn Cùng với quá trình phục hồi các nghề thủ công

nghiệp truyền thống, nghề làm hàng mã của làng ngày càng phát triển hơn

trước và hiện nay đang là ngành kinh tế chính của hầu hết các hộ dân sinh

sống nơi đây Nhờ có sự khéo léo, tài hoa cùng với sự học hỏi từ nhiều nơi

khác mà nghề làm mã nơi đây đã trở thành-nghề truyền thống, khá nỗi tiếng ở

khu vực phía Bắc.

Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước xây dựng cuộcsống có nền kinh tế phát triển, đời sống tỉnh thần phong phú dân làng VănHội đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng các công trình phục vụ

dân sinh Dinh, chùa được tôn tạo hàng năm, đời sống nhân dân ổn địnhkhông còn hộ đói, hộ nghèo giảm, hộ khá giàu tăng,đặc biệt làng Văn Hội

không có trẻ em đang ở độ tuổi bỏ học Hang năm, có nhiều em thi đỗ vào các

trường đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp, mọi mâu thuẫn được giải

quyết từ cơ sở, mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đều được

chấp hành nghiêm túc Để phát huy những truyền thống tốt đẹp của làng,nhằm sang lọc những hủ tục không còn phù hợp, bản quy ước làng được xâyđựng và được hội nghị toàn dân thông qua Nhân dân làng Văn Hội quyết tâm

thực hiện tốt những điều đã ghi trong quy ước xây dựng Văn Hội trở thành

31

Trang 38

Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một tài liệu nào viết về sự

xuất hiện của nghề làm hàng mã tại làng Văn Hội Tuy nhiên, theo các cụ già

kể lại thì trước đây nhân dân chủ yếu chi làm ruộng, ngoài ra, người dân cóđan thêm một it rổ, Tá, XảO để trao đổi với nhau, và có một số rất ít học

nghề sơn của làng bên cạnh là làng Bình Vọng.

Theo lời kể của cụ Lê Thìn (75 tuổi) thì nghề làm mã (làm hình nhân,

làm ngựa và quấn vàng) đã có từ lâu đời, ước tính cũng vài trăm năm Khi đó,

các cu trong làng và nhân dân chủ yếu là làm quấn vàng (làm vàng thoi), nghềlàm mã “đàn” thì chỉ có 2 cụ Vun, và cụ Chén biết cách làm nhờ học được từcác nơi khác Trải qua thời gian nghề mã nơi đây đã phát triển và trở thành

nghề truyền thống Điều đặc biệt là hiện nay nghề làm mã “đàn” cũng vẫn

được con cháu 2 cụ tiếp tục nối nghề Đây là hai gia đình có truyền thốngnhiều đời làm nghề mã, chuyên sản xuất ra những loại mã phục vụ trong tín

ngưỡng thờ Mẫu và trong lễ hầu bóng Lượng hàng sản xuất ra cũng chủ yếu

phục vụ cho chính nhân dân trong làng, chứ chưa có nhiều sản phâm được

biết đến, thậm chí việc làm hay sử dụng cũng phải lén lút Bởi vì, có thời gian

hàng mã là loại hàng thủ công không được Nhà nước ủng hộ, trưng dụng,

luôn bị coi là nghề phá hoại tài nguyên (giấy, tre, nứa, ), mang tính mê tín diđoan khi “hóa” là còn lại đống tro tàn, không có ý nghĩa gì.

So với các làng nghề cùng làm vàng mã ở miền Bắc thì Văn Hội cóphần trội hơn cả bởi mẫu mã sản phẩm làm ra khá đa dạng và bắt nhịp cùngvới sự biến thiên của thị trường Chăng hạn, ít năm về trước khi mẫu xe máy,

nhà lầu, nồi cơm điện còn chưa được phổ biến thì ở Văn Hội chúng đã

được thiệt kê và mua bán tap nap Khi ay, người có nhu câu chỉ cân tìm đên

Trang 39

làng là có thể thoải mái sắm sửa được những thứ đồ theo ý muốn Không chỉ

vậy, những thứ đồ phục vụ tâm linh ấy còn được các nghệ nhân trong làngchế tạo khéo léo, sống động như thật.

Hiện nay có khoảng 40% số người trong làng làm nghề với quy mô lớn,

và lượng nhân công trong làng tham gia làm vàng mã ước chừng 70- 80%.

Với nghề làm vàng-thoi các cụ già nhất ở làng vẫn tham gia sản xuất Có mộtthực tế không thể phủ nhận đối với các làng nghề truyền thống đó là chuyện

giữ và sống được với nghề Thế nhưng, ở Văn Hội lại là câu chuyện khác, cái

nghề “phục vụ người cõi âm” mới nghe qua thấy rờn rợn này đã giúp ngườilàng Văn Hội có cuộc sống khẩm khá, con cái ăn học đàng hoàng.

Thời gian từ năm 1954 đến những năm đầu thập niên 1980 miền Bắctiến hành xây dựng XHCN, nền kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được đưa lên

hàng đầu Chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, Văn Hội đã tiến

hành hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất được đưa vào hợp tác

xã, các ban chủ nhiệm HTX được bau ra để chăm lo sản xuất, cơ giới hóa sản

xuất nông nghiệp Tuy nhiên, theo qui luật tự nhiên của kinh tế, hợp tác xã

ngày càng làm ăn kém hiệu quả, kinh tế khó khăn, nông nghiệp bết bat, Co

cấu t6 chức truyền thống của làng xã bị thủ tiêu, những cơ sở văn hóa, tín

ngưỡng cô truyền trong làng xã bị phá bỏ bởi phong trào bài trừ mê tín dị

đoan Đến thời kì hợp tác xã nông nghiệp, nghề làm mã của Văn Hội đã dần

bị mai một do chính sách bài trừ “mê tin di đoan của nhà nước.

Sau hai chính sách “Khoán 100” và “ Khoán 10” ban hành vào các nam

1981 và 1988, nhà nước chủ trương trả lại ruộng đất cho người nông dân vàcho các hộ gia đình để họ tự quyết định trong việc sản xuất (khoán10) Cùng

với việc thực hiện khoán 10 là sự đối mới toàn bộ cơ chế quản lí kinh tế nông

nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn Từ đây chức năng kinh

tế của hộ gia đình được phục hồi trở lại Quá trình đổi mới hình thức và nộidung hoạt động của các Hợp tác xã nhằm khai thác.hiệu quả các tiềm năngkinh tế hộ nông dan và nông nghiệp đã từng bước chuyển nền kinh tế tự cung

33

Trang 40

tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính sách

mới của Nhà nước không chỉ tập trung vào thành phần kinh tế nhà nước mà

còn khuyến khích ca kinh tế nhiều thành phan, kinh tế hộ gia đình Cũng từ

đó, các làng nghề thủ công truyền thống trong nước được phục héi Trong bốicảnh này, nghề làm hàng mã của làng Văn Hội cũng được phục hồi trở lại.

Việc sản xuất được tiến hành công khai và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất.

được mở ra hơn, nhiều mặt hàng mới ra đời, sản phẩm đa dạng, phong phú

hơn Ngành nghề mã lại tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ, họ đầu tư nhiều

vốn và công nghệ máy móc đem lại nguồn kinh tế cao hơn trước rất nhiều bởivì hầu như người dân nơi đây đều “buôn tận gốc- bán tận ngọn” Họ là người

trực tiếp sản xuất và về cơ bản hàng hóa của họ được đem đến tận tay người

tiêu đùng.

Người dân Văn Hội làm mã rầm rộ hơn trước Trong làng hiện nay đã

xuất hiện thêm rất nhiều các gia đình làm mã “đàn” Nếu tính qua cũng phảicó trên dưới 20 gia đình làm mã lớn Trong làng có những gia đình “cả họ làm

ma” và là những gia đình làm mã đẹp nhất trong làng, bởi nghề mã được “gia

truyền” Tuy nhiên, do hàng mã ngày càng đông khách nên các gia đình này

luôn phải thuê công nhân làm mã, đó là những người chăm chỉ, có tay nghề,

và chịu được áp lực công viéc.

3.2 Các mat hang hang mã được san xuất và buôn bán tại Văn Hội

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt, làng sản xuất vàng

mã Văn Hội - Thường Tín luôn cần mẫn, hối hả từng ngày Năm ở phía Nam

của Hà Nội, Thường Tín có nhiều làng nghề sản xuất đồ vàng mã cho người

cõi âm như Văn Hội, Phúc Am, Duyên Trường Nghề làm vàng mã nơi đây

được “học lỏm” từ nhiều nơi khác nhau, qua thời gian, cộng với sự sáng tạo

của người làng, các thê hệ “cha truyền con nôi”, dân dân đã trở thành nghê

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN