LOI CAM ON Sau một thời gian tim hiểu và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Cây nhãn và nghề sản xuất long nhãn ở làng Nễ Châu, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên” Đề hoan
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÓI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
ca.
_ CÂYV NHÃN VÀ NGHỀ SAN XUẤT LONG NHAN
TẠI LÀNG NE CHAU, XÃ HONG NAM
THÀNH PHÔ HUNG VEN
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-201 1-X
HÀ NỘI, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT
ĐOÀN THỊ MINH HÀNG
CÂY NHÃN VÀ NGHÈ SẢN XUẤT LONG NHÃN
TẠI LANG NE CHAU, XÃ HONG NAM
THANH PHO HUNG YEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH VIET NAM HOC
Hệ dao tao: Chính quy Khóa học: QH-2011-X
NGƯỜI HƯỚNG DAN: PGS.TS TRINH THE HIẾN
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan toàn bộ bài khóa luận này là thành quả học tập và nghiên
cứu của riêng tôi không trùng lặp với bat cứ tài liệu nào trước đây Các thông tin
được trình bày trong khóa luận đều trung thực, không sao chép hay lấy nguyên
văn từ công trình nào khác.
Mọi nguồn tham khảo dùng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng,
đầy đủ Đồng thời tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm nếu vi phạm quy chế thực
hiện khóa luận
-Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Trang 4LOI CAM ON
Sau một thời gian tim hiểu và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa luận với
đề tài: “Cây nhãn và nghề sản xuất long nhãn ở làng Nễ Châu, xã Hồng Nam,
thành phố Hưng Yên”
Đề hoan thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, DHQGHN,
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Việt Nam học và
Tiếng Việt đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập tại khoa.
Tôi xin cảm ơn TS Đặng Thị Vân Chị đã có những định hướng bước đầu
cho đề tài khóa luận của tôi |
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Đức Hiển —
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới ông ngoại — người
luôn luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu khảo sát thực tế tại làng
từ những ngày đầu cho tới khi hoàn thành khóa luận; cảm ơn gia đình ông Quỹ, cùng các cô, chú, anh chị làng Nễ Châu; cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè
luôn động viên, ủng hộ tôi hoàn thành dé tài khóa luận của minh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Trang 5MỤC LỤC
1 Lí do chọn để tài ¿-cc+-22 2 th He |
2 Lịch sử nghiên cứu -+5Ă +52 St tttt#t#terrtrtrtrieiehh tt re 2
3 Mục tiêu nghiên CỨU + c5 + +99 191 1 km ri rrrg 3
4 Phạm vi nghiên cứu _— 4
5 Phương pháp nghiên cứu ‹-:c+s+s+>t+rtrtetgthtththhntrh re 4
6 Bố cục của dé tài ` C11021 15183511 prxe 4 NỘI DŨNG -< 5< Sex ng 010803004100040000014340000100001000000000 0n 5
Chương 1: TONG QUAN CHUNG VE LANG NE CHAU - 5
1.1 Vi tri dia lý — cảnh quan tự nhiÊn - - + series 5
1.2 Tên gọi và lịch sử hình thành .- csSc‡tsehhhherrrrrrrrrrririie 6
1.3 Khái quát tình hình kinh tẾ :::c2cccvvSttrtrtttrtkttrrtrtrrrrrrrirrrrrree 7
1.4 Khái quát tình hình văn hóa, xã hội, phong tục tập quán - 8
1.5 Các công trình văn hóa tiêu biểu ¬ ¬ 10
1.5.1 Chùa và đền Nễ Châu c ccccceeerrerrrrrrrrirrrrrrrirrrrirrie 10
1.5.2 Đình làng Nễ Châu ¿2c2Etrtrtiiirrrtrriierrrrrrrrrirrirrie 12
1.5.3 Phủ Vực và nhà văn hóa Nễ Châu -++++cxsrxrtrrrtrrrrrrrrrrre 13
1.5.4 Chùa Hiến và cây nhãn tỔ 52-55c+cctExtrtrrrrrrerirrrrrrrrirrirererre 13
1.6 — Lễ hội làng Nễ Châu ccccccScerrrrerrrrrtrirrrrrrrrrrrrre 15
Tider Kat 01 T8 l6
Chương 2: CÂY NHÃN VÀ NGHE SAN XUẤT LONG NHAN TẠI LANG NE
2.1 Đặc điểm cây nhãn va giống nhãn đặc sản tại làng Nễ Châu 17
2.1.1 Khai quát về đặc điểm cây nhãn và thực trạng cây nhãn tại Hưng Yên 17
2.1.1.1 Đặc điểm chung cây ANG AAPPNaa ¬—. 17
2.1.1.2 Thuc trạng cây nhãn tinh Hưng Yên -. -+ =-+ 22
2.12 Đặc điểm nổi bật và thực trạng cây nhãn đặc sản tại làng Né Châu 23
2.1.2.1 Đặc điểm nồi bật cây nhãn đặc sản tại làng NE Chẩu s- 23 2.1.2.2 Thực trạng cdéy nhãn đặc sản tại Làng NE Châu -:-c+c+c<cc<sss 28
2.2 Nghề sản xuất long nhãn tại làng NE Châu - -cccccccccertrrrrerrrer 31
2.2.1 Nguồn gốc hình thành nghề sản xuất long nhãn -. -© 55+2 322.2.2 Lịch sử nghề sản xuất long nhãn tại làng Né Châu 33
Trang 62.2.3 Quy trình chế biến và tình hình buôn bán long nhãn của làng Né Chau 35
2.2.3.1 Quy trình chế biến long nhấh - c5 cceSetstttettetrerrrrerttrtrrrrre 35
2.2.3.2 Tình hình buôn bán long nhãn của làng NE Chiâu - + - 38 2.2.3.3 Các loại mặt hàng long nhãn duoc sản xuất và buôn bán hiện nay .40
Tiểu kết chương 2 - 2-2222 2E 221122 1222111221112 ri 41
Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÃN VÀ NGHE SAN XUẤT LONG NHAN
TRONG DOI SONG DAN LANG NE CHAU NHUNG TON TAI VA CACH
KET LUẬN -<°-©2-s<©ES++zetrrxetrttrktE 1.1 -AA 4.1.0.0 5.TÀI LIEU THAM KHAO -°-25s<+©2v++eterrrrxtttettrrtrrrrrradirrrrrrrriie 56°PHU LUC VĂN BẢN 1 “
PHU LUC ẢNH -2-eeeseecerrrxettrrE.triiirrrrriiiirirarrrrriiirrree 61
Trang 7PHAN MO DAU
1 Lido chọn dé tai
Nam ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, Hưng Yên xưa được coi là đất văn hiến đô hội và phồn thịnh: “Thu nhất kinh kp thir nhì phố Hiến” Sóng gió thời
gian trôi chảy, Phố Hiến ngày nay đã đổi thay nhiều nhưng những giá trị tinh thần thì
mãi mãi vẫn còn đó, hiện diện qua những danh thắng tuyệt vời, ngỡ ngàng như một
‘vang trăng khuyết, qua những dấu ấn còn lại, qua hàng trăm di tích cổ kính ken day,
hàng trăm bia kí, hàng ngàn cổ vật thư tịch sắc phong Đó là những di sản văn hóa hết
sức quý giá đã tạo nên vóc dáng diện mạo của mảnh đất này.
Người ta nhắc đến Hưng Yên là nhắc đến nhãn lồng Ở miền Bắc nơi nào cũng
có thể trồng nhãn, nhưng riêng đất Hưng Yên được gọi là “đất vua nhãn” bởi trái
nhãn lồng đặc sản ngon hơn hẳn Ai đặt chân tới đây thì không thể bỏ qua mảnh đất
Tiên Lữ có làng Nễ Châu nổi tiếng làm nghề long nhãn.
Cùng với thổ nhưỡng, khí hậu, phù sa màu mỡ của sông Hồng và bàn tay cần cù chịu khó, người dan nơi đây đã tạo ra đặc sản nhãn lồng danh tiếng trong cả nước Ai
đã từng thưởng thức nhãn lồng hắn không thể nào quên những trái nhãn to vỏ mỏng,
hạt nhỏ, vị ngọt và hương thơm đặc trưng riêng biệt mà không có nhãn ở đâu có thể so
sánh được Từ lâu nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nồi tiếng của tinh Hưng Yén Hơn thế nữa, nó đã trở thành một thương hiệu độc quyền với nét đặt trưng, là hơi
thở và niềm tự hào của đất và người Hưng Yên.
Tương truyền thời phong kiến, nhãn được tôn vinh là thứ hoa quả liệt vào hạng
“thời trân” dâng lên vua chúa trong các bữa ngự thiện trước đây Kỳ lạ thay, cũng là
bãi đất sông Hồng dài hàng trăm cây số mà chỉ có nhãn ở Phố Hiến mới được coi là
“tua của loài nhãn” Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt
khác hắn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá điều bí ân đó nhưng nếu đã từng trong đời được ăn trái nhãn lồng, hắn sẽ nhận thấy cùi nhãn trong như hỗ phách, hạt
nhỏ đen nhánh, nước ngọt mát và thơm lạ lùng Nhãn lồng Hưng Yên từ lâu đi vào
trong tiềm thức của người Việt, trong ca dao dân ca: “Du ai buôn Bac bán Đông/ D6
ai quên được nhãn long Hung Yên”, trong lao động hàng ngày có câu: “Hoi cô cắt cỏ
Trang 8Xuất phát từ lao động sản xuất, từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của nhà nông,
người dân Hưng Yên đã sớm phát triển việc sấy khô nhãn thừa trong mỗi vụ nhãn
thành nghề sản xuất long nhãn cổ truyền Với hiệu quả kinh tế mà long nhãn mang lại,
nhân dân làng Né Châu nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hàng trăm ha hồ
sen sang trồng nhãn Tận dụng tốt nguồn lực có sẵn ở chính mảnh đất quê hương,
người dân đã phát triển nghề sản xuất long nhãn một cách khéo léo và nghiêm túc, cho
ra đời những sản phẩm long nhãn sấy khô dat chất lượng cao, đáp ứng nhu cau thị
trường trong nước và ngoài nước.
Nghề sản xuất long nhãn hiện nay phát triển rộng khắp miền Bắc, thậm chí cả ở
miền Nam Những hiệu quả kinh tế mà nghề long nhãn đạt được giúp cải thiện đời
sống của người dân và trong việc xóa đói giảm nghèo, có nhiều người là triệu phú làng
nghề sản xuất long nhãn Như đã nói, Hưng Yên là đất vua nhãn, bởi không ở đâu có
được thứ nhãn ngon như ở đây Trên địa bàn tỉnh, đi đến đâu là nhìn thấy nhãn, nhưng
mạnh nhất là xã Hồng Nam có 3 làng thì cả 3 làng trồng nhãn Trong đó tiêu biểu là
làng Né Châu - một lang điển hình tiến bộ đã mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp nối nghề làm long nhãn truyền thống của ông cha để lại Làng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất, buôn bán long nhãn cung cấp cho các tỉnh trong nước
và thậm chí là thị trường ngoài nước như Trung Quốc, gần đây có dự án xuất sang Mỹ,
Nhật, Nghiên cứu về sản xuất và thị trường tiêu thụ long nhãn đã có nhiều nhưng lại
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về làng Nễ Châu, làng sản xuất và buôn bán long
nhãn từ thủa sơ khai hình thành, cũng như những mặt hàng có mặt trên thị trường và quy trình sản xuất ra chúng hiện nay.
Là một người con của quê hương Né Châu — Hưng Yên, tôi chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp về việc sản xuất long nhãn ở chính làng của mình, mong muốn góp
phần tìm hiểu về vai trò của cây nhãn, quá trình sản xuất và buôn bán long nhãn trong
đời sống người dân Qua đó bước đầu làm rõ thực trạng sử dụng, những vấn đề còn tồn
tại trong việc phát triển làng nghề hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu
Sản xuất long nhãn đem lại nguồn kinh tế lớn, có thời long nhãn được tính bằng
đô la, bằng vàng, dân Phố Hiến Hưng Yên đua nhau làm long nhãn, mua bán, tích trữ,
Trang 9nói chung, làng Nễ Châu nói riêng, long nhãn chủ yếu sản xuất trên diện hẹp, phục vụ
nhu cầu buôn bán trao đổi của nhân dân trong tỉnh Nhãn say không chỉ giúp nhân dân
tiết kiệm, tránh lãng phí trong mỗi mùa vụ, mà còn là một vị thuốc bé âm không thé
thiếu trong các thang thuốc cổ truyền của người dân.
Tinh từ thời điểm thay đổi cơ cấu cây trồng đến nay có nhiều nghiên cứu về hiện
thực trạng sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm long nhãn ở Hưng Yên Nhưng
những dé tài đó đều thuộc phạm vi là những nghiên cứu, tiêu luận nhỏ, tập trung tìm
hiểu về vấn đề thị trường kinh tế và giá cả Ví dụ như tiểu luận của nhóm sinh viên
trường Kinh tế, môn Thị trường và giá cả có đề tài: “Thực trạng và chế biến tiêu thu
long nhãn ở Hưng Yên” Bên cạnh đó, hàng năm báo chí địa phương Hưng Yên liên
tục đưa tin cập nhật tình hình sản xuất long nhãn của tỉnh, quan tâm đến việc năm nay
mat mùa hay được mùa, sản lượng bao nhiêu, địa phương nào có thu nhập cao từ việc
sản xuất long nhãn Một vài trang báo mạng về sức khỏe gia đình quan tâm đến lợi ích
công dụng của long nhãn — một trong những vi thuốc chữa bénh,
Như vậy, cây nhãn và nghề sản xuất long nhãn Hưng Yên đã có từ lâu đời
nhưng không ai rõ ràng được nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của nó theo thời
gian Người ta thường tập trung xem xét hiệu quả sản xuất long nhãn về kinh tế nói
chung của toàn tỉnh chứ chưa tập trung nghiên cứu tại một làng nghề để xem nó đã
phát triển ra sao, thay đổi như thế nào và còn ton tai vấn đề gì Xuất phát từ những lí
do đó, tôi muốn đóng góp nghiên cứu cụ thể về nghề sản xuất long nhãn tại làng Né
“Chau dé trả lời câu hỏi cây nhãn và nghề sản xuất long nhãn ở đây có gì đặc biệt so với
những vùng miền nơi khác Từ đó đưa ra một số đề nghị lên chính quyền địa phương,
cơ quan tỉnh, thành phố về việc giải quyết những mặt hạn chế đồng thời đưa ra ý kiến
trong việc bảo tồn, gìn giữ làng nghề truyền thống.
Tôi hi vọng, đi sâu nghiên cứu cụ thể tại làng sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn
mới toàn cảnh và rõ ràng hơn về sự hình thành và phát triển làng nghề sản xuất long
nhãn ở Hưng Yên.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài của tôi nhằm hướng tới mục tiêu sau:
- Giới thiệu khái quát về làng Nễ Châu: lịch sử, văn hóa, điều kiện để phát triển
và sản xuât nghê long nhãn.
Trang 10- Phan tích một số đặc điểm nổi bật về cây nhãn ở Hung Yên dé từ đó đánh giá
vai trò của cây nhãn và long nhãn trong đời sống nhân dân.
- Tim hiểu các loại mặt hàng long nhãn và quy trình sản xuất long nhãn tại làng
Né Châu cho thấy lịch sử hình thành làng nghề, những van dé còn tồn tại và đóng góp
phương hướng giải quyết.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện dé tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như liên
ngành, đọc và phân tích các nguồn sử liệu kết hợp với nghiên cứu khảo sát ngoài thực
địa, phỏng vấn, ghi chép, quan sát và mô tả
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về làng Nễ ChâuChương 2: Cây nhãn và nghề sản xuất long nhãn tại làng Nễ Châu
Chương 3: Vai trò của nhãn và long nhãn trong đời sống dân làng Những tồn tại
và cách giải quyét.
Trang 11PHẢN NỘI DUNG
Chương 1:
TONG QUAN CHUNG VE LANG NE CHAU
| 1.1 Vi trí địa lý — cảnh quan tự nhiên
Vào thời xa xưa, trang ấp Nễ Châu còn gọi là Nách Nễ thuộc huyện Nam Sang,
phủ Lý Nhân — Duy Tiên, tỉnh Nam Hà Thời phong kiến, xã Nễ Châu thuộc tổng
Phương Trà huyện Tiên Lữ và ngày nay là thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, thành phố
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đi từ phía Đông Hà Nội, theo quốc lộ 5 đến Phố Nói xuôi về đường 39 A đến
quảng trường Nguyễn Văn Linh, cách trung tâm quảng trường thành phố trên 2 km là
đến Bến Đá xưa (đốc Đá), đi tiếp từ phố Hạ (làng Mậu Dương) trên đường Phố Hiến là
đến làng Nễ Châu.
Trải qua vật đổi sao dời, dòng sông bên lở, bên bồi tạo nên mảnh đất nơi đây:
Hưng Yên — Phố Hiến là địa danh Trấn Sơn Nam thượng, từ hữu ngạn sang tả ngạn
sông Hồng Ngày đầu lập trang ấp, dân cư Nễ Châu thưa thớt, có gần 100 nóc nhà ở,
chạy dài trên 3 km đê sông Hồng, nhìn hình thù như một chiếc thuyền rồng Mũi
thuyền phía Bắc là thương điểm Phố Hiến xưa, lui về phía sau là chợ Né Châu nơi sam
uất kẻ bán người mua, trên bến dưới thuyền, nay là đường Phố Hiến, thuộc phường
Hồng Châu Trong dân gian có câu: “Bến Nễ Độ gió Đông thuyền gắm/ Phố Bắc Hòa
nguyệt ngọc dèm tre/ Thú đô hội nơi nào chẳng thức/ Van Lai triều là tiểu Tràng An”.
Vạn Lai triều tức là Phố Hiến xưa, phố Bắc Hòa xưa là phố của người Tàu (còn gọi là
Phố Khách) nay là phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên Mũi thuyền phía Đông
là dốc Vân Tiêu, xã Tân Hưng, xã Hoàng Hanh Phía Nam giáp thôn Bầu, thôn Vông cùng xã Phía Tây giáp chợ hàng dầu, xã Quảng Châu (Thành phó Hưng Yên).
Về mặt cảnh quan tự nhiên, Nễ Châu nằm bên sông Hồng (còn gọi là bên tả sông
Nhị) có con đê cao, chân đê rộng để ngăn dòng nước sông mỗi khi vào mùa lũ (Từ
trước đó đến nay nơi này đã 3 lần vỡ đê) Dat đai ở đây được phù sa bồi đắp, đầm vực
chiếm 1/3 diện tích, đất phì nhiêu, màu mỡ thuận cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt trồng nhãn đặc sản, trồng sen, thả cá, trồng những loại rau củ, hoa màu Ngoài ra
còn nghề nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế lớn hằng năm.
Trang 121.2 Tên gọi và lịch sử hình thành
Khi được hỏi về tên gọi của làng, cụ Lê Thường, 80 tuổi cho biết: “Nói đến làng
Né Châu hay xã Hồng Châu làng thuộc quân thể di tích Phố Hiến, ở đó có Đông Đô
Quảng hội — nơi tụ tập của cư dân tứ xứ sinh cơ, lập nghiệp mở mang giao lưu thương
mại Đây vốn là vùng của sông (còn gọi là hà khẩu thị) Tại văn bia chùa Hiến còn
ghi: Tả phường hữu by/ Ti ién thị hậu giang/ Hạ chí tam hoa Thượng Tam Đằng gom:
Dang Châu, Xích Đằng, Đằng Man Hạ Chí Tam Hoa gồm: Hoa Cái, Hòa Điền, Hoa
Dương Bên trái là phường, bên phải là làng mạc, phía trước là chợ, phía sau là sông
nước” Đề hình dung ra làng Né Châu thời phố Hiến sầm uất tàu thuyền thương lái
qua lại thì chỗ Dốc Đá và chợ Nễ Châu ngày nay dân làng cho rằng đó là chỗ thương
điểm xưa có hiện còn 1 bia đá Người dân làng Nễ luôn nhắc đến cuộc “bội ngộ tri kp”
trong mỗi lần kế lại câu chuyện lich sử của làng Chính tại nơi đây, Lê Hoàn gặp ba
Nguyễn Thị Ngọc Thanh rồi kết đuyên vợ chồng Địa điểm hai người gặp nhau đi từ
đầu đường Phố Hiến qua chùa Né tới ngã ba chính là chợ Nễ xưa |
Nễ Châu hay Nach Né là tên gọi có từ xa xưa của làng Chữ Né có từ thời làng ở
bên hữu ngạn là Phủ Lý, Nam Hà tức Hà Nam ngày nay Do sự chuyển đổi của dòng
chảy sông Hồng, mưa nắng thiên nhiên, bão lũ bên hữu ngạn bị lở sụt, trái lại đất bên
tả ngạn được bồi dap, là đất Hưng Yên bây giờ Ông Quỹ - người làng Nễ cho hay:
“Trước đây khi đi vào làng có một ngõ nhỏ, hai bên cây cối cỏ lau mọc um tim, phải
di lách vào, có lẽ từ đó mà xuất phát của tên Nách Nễ” Làng Nễ Châu trước đây chỉ
có 3 dòng họ: họ Trịnh, họ Bùi, họ Nguyễn Hiện nay làng có 13 đòng họ với trên 400
hộ dân, gần 2000 nhân khẩu.
Nễ Châu qua nhiều cơn biến cực: 3 năm hai lần vỡ đê Năm 2005, trong một
buổi hội làng, cụ Bùi Văn Căn — người dân làng Nễ Châu, khi đó cụ ngót 100 tuổi, cụ
kể lại: “Vào một đêm cuối thang năm At Mão (1915) vỡ dé Né Châu Hồi đó tôi còn
nhỏ đùng một cải nước sông tràn vào nhanh Nhà cửa làng mạc ruộng vườn bị tàn phá
cuốn trôi Nhà tôi ở đúng ngọn nước, khoét sâu một đoạn dê dài thành vực Nễ Bây giờ vực Né có chỗ sâu tới 20m nước Ma thấy la, ẩn chứa khí thiên của trời đất nơi đây.
Đình Hạ chính diện ngọn nước mà đình van tru vững” Các cụ già lang cho hay: đất đình là đất đầu con rồng phục, ao hậu — ao phía sau đình và giếng đình là đôi mắt của
Trang 13đầu rồng Con đường làng qua của đình giờ đã khác, lui về phía sau đình càng làm phủ
vực Nễ như thêm rộng ra, gợi lên người xưa cảnh cũ nơi đây.
Đêm 29/5 năm Át Mão (1915) vỡ đê Nễ Châu Nước vào rất nhanh, nhà cửa,làng mạc ruộng vườn bị tàn phá Ngọn nước Né Châu khoét sâu một đoạn đê dài thànhvực Nễ Vực Né lúc nào cũng day 4m 4p nước chỗ sâu tới 15 — 20m Các cụ trong làngcho biết 3 thôn đều có 3 Phủ thờ bà chúa Vực Phủ giống như 1 đền nhỏ, ở đâu vỡ đê
là ở đó có Phủ Năm 2015, dân làng Né phấn khởi với việc đã đắp được con đường đi
qua chính cửa đình như trước đây Chắc hắn với những người con đi làm ăn xa, giờ
quay trở về làng cũ chến xưa và không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại một tuổi thơ day
kỷ niệm với nắng và gió quê nhà.
_Chùa Nễ Châu, đền Nễ Châu - là di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia
vào năm 1992 Năm 1999 làng được công nhận là làng văn hóa Làng Nễ có ngôi đình
Thượng còn có tên gọi khác là đình Thánh Chay và đình Hạ ở cuối vực Né; phủ Vực,
Cống Tuyền (miếu âm hồn) Trong mỗi xóm đều có miếu thờ; chùa Nễ, đền Nễ nằm
trong quan thé di tích Phé Hién phén thinh vao thé ky 16 đều thờ những người có công
lao, vai trò xây dựng phát triển làng, thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh — chính thất phu
nhân của Lê Hoàn Ở thời kỳ này phải kế đến công lao to lớn, văn võ song toàn của 3
vị thần hoàng làng: Trung Quốc đại vương, Linh Lang đại vương và Cao Sơn đại
vương đã cùng Lê Hoàn dẹp giặc Tống Đặc biệt, 3 vị được nhà vua giao trấn ải vùng
Nam Sang, ban sắc phong Thành hoàng làng Né
1.3 Khdaiquattinhhinhkinhté
-Sau trận hồng Thủy, Né Châu qua nhiều bước thăng tram Dat chật người đông,
từ đầu thế kỷ thứ 16 người làng Nễ đi kiếm sống từ trong Nam ngoài Bắc, song con
người làng Nễ vẫn giữ tính cần cù, căn cơ và năng động
Nói đến nhãn lồng Hưng Yên, một tờ báo ví Hưng Yên là “Vương quốc nhãn ” thì lang Nễ Châu là: “ng tam vương quốc ấy” Sau nhãn, nghề nuôi ong lấy mật
cũng một thời nổi tiếng Làng có diện tích hơn 80 ha đất canh tác Nễ Châu là đầm hồ
chạy dài trên 3 km đê sông Hồng, đầm nơi đây là đầm lầy thụt, tầng lớp phù sa dày
thuận trồng sen, thả cá Vì thế Nễ Châu còn có nhiều triệu phú sen Từ lâu, làng Né học nghề chặt sen của làng Ninh Hiệp (huyện Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh) Hiện tại
Trang 14Ngay từ đầu thập kỷ 70, làng Nễ Châu là điểm sáng của huyện Tiên Lữ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cấy lúa sang hàng nhãn đặc sản chủ yếu là nhãn lồng
với diện tích trên 40% Từ năm 2000 đến nay, 100% diện tích đất canh tác nông
nghiệp, ao hồ trồng sen của làng chuyển sang trồng nhãn Đến thời điểm này, một nhà
báo đã viết bài đăng tải trên báo Hưng Yên: “Qué ta đâu còn những dam sen”; “Sự
đánh đổi từ việc trong sen sang trong nhấn đặc sản” minh chứng cho sự đổi thay của
một miền quê Nễ Châu.
Nghề sinh sống của làng Né Châu có liên quan đến một người con gái làng Nễ
mà trong dân gian còn truyền tung: Bánh đúc chợ Chư Bánh da chợ Nữ Che cành
đường Bé/ Chàng rẻ Nễ Châu Sau khi Ngọc Thanh trở thành chính thất phu nhân của
vua Lê Hoàn, câu ca dao được đổi là: Bánh đúc chợ Chu/ bánh da chợ Nỡ Che cành
đường bé/ Dan bà Nễ Châu Nghề của làng Nễ xưa, con trai say bột, con gái tráng
_ bánh đa, bánh trôi Bánh da Nễ Châu sợi bánh trong suốt, nước trong, ăn ngon nỗi
tiếng thời bấy giờ.
_Ai có dip dén Né Châu mà chưa được nghe kể về 3 đặc sản: Nhãn, ong, sen thì
coi như chưa đến đất Nễ Châu Ngày nay, kinh tế làng Nễ phát triển ở đây có nhiều
triệu phú nhãn Nhờ có hoạt động làm nghề long nhãn giúp làng Nễ có sức bật lớn về
mặt kinh tế Long nhãn đem lại hiệu quả kinh té cao, tạo công ăn việc làm cho hang
trăm người dân trong làng Long nhãn, hạt sen, mật ong không chỉ là những món qua ©
quê đáng quý mà còn là mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn Thu nhập bình
quân của làng khoảng 30 triệu đồng/người/năm, các mặt hàng sấy khô như long nhãn,
hạt sen xuất đi khắp nơi trên cả nước.
1.4 Khai quát tinh hình văn hóa, xã hội, phong tục tập quán
Làng Nễ Châu hình thành trên sự chuyển đổi của dòng sông, được tầng phù sa
bồi đắp dày tới mức độ tại ruộng lúc nào cũng thấy trũng lún Dat đai màu mỡ, trù phú,
làng Né nằm trong khu vực Phố Hiến xưa — địa danh nổi tiếng một thời, vừa là đô thị
_ lớn, vừa là trung tâm văn hóa của Hưng Yên, nên làng có bê dày truyền thông văn hóa
lịch sử.
Theo cuốn “Dat Hưng Yên” của Pham Như Tiên vào năm 980, câu chuyện tình
sử thời Tiền Lê kể lại rằng: làng Né Châu có nhà họ Nguyễn, ông là Nguyễn Tín, vợ là
Trang 15riêng sinh được một cô con gái, lớn lên sắc đẹp nghiêng thành, dung nghỉ tuyệt thế,
cha mẹ đặt tên cô là Thanh Nương Thanh Nương năm 19 tuổi cá đắm nhạn xa, hoa
nhường nguyệt then Thời ấy tướng nhà Dinh là Lê Công (Tức Lê Hoàn) dem quân
lính về mảnh đất Nam Sang làm lễ tân quan Trẻ già, trai gái nô nức tray hội, người
con gái trang ấp là Thanh Nương cũng ra xem hội Lê Công thấy gái đẹp lạ kỳ trong lòng vui mừng lấy nàng làm vợ, truyền lại một danh phủ ở hội trợ lấy làm chính thức
phu nhân năm tháng tướng công đi về.
Đất nước đang trong buổi loạn, Lê Công để phu nhân ở lại nương tựa nhà ngoại,
đem lại cơm áo cho dân, cấp đất dạy dân trồng dâu nuôi tầm, dệt cửi Dân trong làng
coi Thanh Nương là bà mẹ mẫu mực Thắm thoắt đã 8 năm vua tôi của 12 xứ quân đãthống nhất sơn hà, dựng kinh đô lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn được phong làm Nguyên
Soái cả nước Lúc ấy Lê Hoàn đã có đệ nhị phu nhân sinh được một con trai là Lê
Long Kính Bà chính thất phu nhân Thanh Nương chưa có chửa Lê Hoàn bèn đem xe
giá đón về điện phủ Da hai ba lần Lê Hoàn khuyên nhủ, song hoàng hậu Nguyễn Thị
Ngọc Thanh vẫn xin ở lại gia phủ phần vì nuôi cha mẹ tuổi già, phần đã gắn bó với
nhân dân những năm tháng xa chồng Lê Công thuận theo cho gia nhân, thị nữ hầu hạ
áo khăn, gương lược cùng nhân dân quê ngoại đề là thần tử Ngoài 30 tuổi, ở tuổi xanh
đang độ, sau buổi tắm gội sạch sẽ bà lên giường nằm và thanh thản quy tiên Bà sinh
hôm rằm mat cũng ngày rằm Nghe được tin ấy Lê Hoàn truyền cho đệ nhị Hoàng tử
làm con thừa kế của phu nhân Hoàng tử cùng cung tần thị nữ đến thing nơi phủ điện |
làm lễ an táng, sửa sang đền thờ Việc xong cung phi hồi triều, hoàng tử ở lại Thủ
Hiến 3 năm phụng dưỡng ông bà Nguyễn Tín Sau ba năm, ông bà Nguyễn Công đồng
quy ấn Hoàng tử có chiếu hồi triều Thời gian ấy quân nhà Tống đem quân xâm lượcnước ta, Lê Hoàn phong hoàng tử làm thống lĩnh tiền quân trấn ải phủ Nam-Sang Một
lần Lê Hoàn và Hoàng tử cùng quân sĩ hành quân qua xã Nễ Châu được nhân dân ra
nhập đoàn quân xông ra mặt trận chém được nhiều quân Tống, đánh đuổi quân Tống
về nước Lê Hoàn cùng Hoàng tử lại trở về quê ngoại Nễ Châu thăm viếng dinh sở và
phần mộ Hoàng Hậu, mở hội khao quân Vào một đêm trăng rằm tháng tám nằm ở
Tôn Các, Hoàng tử hóa thành con rồng vàng Nhà vua thương sót ban phong Thượng
Trang 16hoàng làng Lê Hoàn còn cử Quốc Công về Nễ Châu dựng đền thờ hoàng hậu Ngọc
Thanh đối diện chùa Né Châu.
Cho đến ngày nay, người dân trong làng vẫn luôn nhắc đến câu chuyện tình sử
và công lao to lớn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh như một niềm tự hào, tôn kính và
thiêng liêng Qua đó chúng ta thấy được đời sống tín ngưỡng của người Việt đó là:
Thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng và thờ Mau, hay người có công xây dựng làng
Về mặt xã hội, quan hệ dòng họ và gia đình khá bền chặt, mặc dù làng đi đầu
trong công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt nhạy bén vấn đề phát triển của xã
hội nhưng kiểu gia đình “Tam đại đồng đường” hay “Tứ đại đồng đường”, 3 đến 4 thế
hệ vẫn chung sống cho đến nay Trong làng ngoài những dòng họ lớn như: họ Nguyễn,
họ Bùi, có nhà thờ họ, bên cạnh đó còn có nhiều họ khác cũng đến sinh sống như họ
Vũ, họ Đặng nay là họ Trịnh, họ Lê, họ Phạm |
Về mặt văn hóa, làng Né Châu luôn chú trọng giáo dục Từ trước đến nay, làng
đã xây dựng được 3 ngôi trường, với hi vọng con cháu có trình độ học vấn cao hơn,
tiếp thu và nắm bắt kịp thời theo sự phát triển của xã hội Xưa nay, làng đã có nhiều
người đỗ đạt và truyền thống hiếu học vẫn được duy trì Nhà văn hóa làng được xây
dung lên từ chính 1 trong ba ngôi trường làng xây Tất cả những công việc họp hành
chi bộ, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí cộng đồng đều được tổ chức tại đây Có thé nói, lang Né có truyền thống văn hóa đậm sắc được hình thành từ sớm và có kết cầu xã
hội hoàn chỉnh bền chặt, sự đoàn kết của nhân dân làng Nễ chính là điều kiện để giúp
làng trở thành tam gương sáng tiêu biểu cho việc tiên phong trong thời kỳ chuyển dich
cơ cấu kinh tế.
1.5 Các công trình văn hóa tiêu biểu
1.5.1 Chùa và đền Nễ Châu
Tương truyền, chùa Nễ Châu được khởi dựng từ thời Tiền Lê, quy mô ban đầu
còn nhỏ Khi Lê Hoàn đi qua đây đã cho khởi công xây dựng một ngôi chùa mới trên
đất làng Phương Cái (ngày nay là thôn Nễ Châu), thay thế cho ngôi chùa cũ đã đỗ nát Khi chùa xây xong, dân làng Phương Cái không đủ tiền trả công thợ Lê Hoàn truyền
rằng: “Nếu làng nào đủ tiền trả công thợ thì chùa thuộc về lang đó” Bay giờ, dân
làng Nễ Châu nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh nên đã trả
Trang 17được công cho thợ nên chùa thuộc vé làng Né Châu từ đó Vì thế dân gian có câu ca
rằng:
"Bao giờ Phương Cái có Chùa
Hương Giang có giếng thì Vua lại về"
Chùa Nễ Châu còn có tên gọi là Thụy Ứng Tự xây dựng thời Tiền Lê vào thế kỷ
X Chùa Nễ nằm trên đường Phố Hiến Bố cục của chùa được thiết kế theo kiểu “nội công ngoại quốc ” gồm nhiều hạng mục: Tam quan gác, chuông gác trống, tiền đường
chính diện, tả hữu hành lang Đặc điểm khá rõ nét là bộ tượng Tam thé, di đà Tam tôn,
Thích ca sơ sinh, 3 gian tiền đường phía ngoài xà dọc trên và đưới được khắc 3 bức lá gió, được trạm khắc hình Lưỡng long khá tinh vi, nỗi bật râu và tóc rồng thân hình uốn
lượn biểu hiện điêu khắc thời Lê Ở hàng cột Tam bảo có hai câu đối chữ Hán Phíatrên chính diện là bức dai tự ghi 3 chữ: Vô thượng tôn
Ngoài phần tiền đường và chính điện như các chùa khác, chùa Nễ Châu còn có
hai dãy hành lang được đặt hàng trăm pho tượng với đầy đủ các sự tích của nhà Phật.
Trong hệ thống tượng tại chùa, bộ tượng Tam Thế và tượng Tuyết Sơn có giá trị nghệ
thuật điêu khắc cao, tượng cao 1m tac bằng gỗ, ngồi trên toà sen, khuôn mặt đôn hậu
nhân từ, miệng mỉm cười Tượng ngồi trong tư thế thiền xếp bằng hai chân, hai bàn tay đặt giữa long đùi Toà sen phan trên có bốn lớp cánh sen, phần dưới ba lớp Cả ba mặt của toà sen đều được trạm trổ tích của nhà Phật và hoa lá Điều gây chú ý cho du
khách là ba vị Tam thế đều dựa lưng vào một lá gỗ giống như bài vị Còn theo các nhà
chuyên môn, pho tượng Tuyết Sơn ở chùa Nễ Châu là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật
rất quý, có một không hai hiện nay
Đối diện với chùa Nễ là đền Nễ Châu thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh Đền kiến
trúc theo kiểu chữ Đinh gồm 3 gian Tiền tế và 2 gian Hậu cung Khi bà Ngọc Thanh
qua đời nhà vua cho lập đền thờ bà ngay trước cửa chùa Khi Hoàng tử mat ông được
phong thành hoàng làng và được thờ tại đền ở giữa gian trung tâm Phía trên bàn thờ
có bức Cửa Võng sơn son thiếp vàng theo Long — Ly — Quy — Phượng Trong gian
cung cấm có tượng bà Ngọc Thanh đặt trong kham băng kính chùm khăn liễu đỏ với
nét mặt hiền từ, đôn hậu, thanh tú tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
Chùa Nễ Châu, hiện tại là một điểm nhấn trong quần thể di tích Phố Hiến.
Những năm gần đây chùa thu hút nhiều khách địa phương và du khách thập phương về
Trang 18dâng hương cầu may, thưởng ngoạn Chùa còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị trong
đó có nhiều pho tượng quý Năm 1992 chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công
nhận di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, là một trong những công trình điêu khắc
nghệ thuật có giá trị thuộc quan thé di tích Phố Hiến
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lich cho
biết: Chùa Nễ Châu được xây dựng vào thế kỷ thứ X, trải qua thăng trầm của thời
gian, di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng Đến năm 2004, Bộ Văn hoá - Thông tin đã
có quyết định trùng tu tôn tạo di tích cổ Phố Hiến giai đoạn II Đây là dự án lớn, có
nhiều hạng mục cần tu sửa, nguồn kinh phí cấp theo kế hoạch hàng năm thông qua
chương trình mục tiêu quốc gia Trên cơ sở kinh phí được cấp, cuối năm 2005 di tích
được khởi công tôn tạo, tu sửa các hạng mục như: Tam quan, gác chuông, hành lang
tả, hữu, nhà tiền đường, nhà tăng, tháp sư, nhà tổ, sân chùa và đường ra tháp với tổng
số tiền trên 5 tỷ đồng Đến cuối năm 2007 các hạng mục công trình kể trên đã hoàn
thành và bàn giao cho ban quản lý di tích chùa Cuối năm 2008, lễ khánh thành công
trình trùng tu tôn tao đi tích chùa Né Châu đã được tô chức trang trọng.
Việc trùng tu tôn tạo di tích chùa Nễ Châu theo đúng nguyên bản của nó đã đáp
ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong vùng trong việc lưu giữ giá trị
truyền thống.
1.5.2 Đình làng Nễ Châu
Làng Nễ Châu có hai ngôi đình: Đình Thượng và Đình Hạ Đình Thượng còn
gọi là Đình Thánh Chay Đình Thánh Chay và Đình Hạ kiến trúc theo kiểu chữ Đinh.
Đình Thánh Chay (đình Thượng) tọa lạc trung tâm làng, đình Hạ tọa lạc đầu con rồngphục nằm sát với phủ vực bây giờ Đình làng có bức hoành phi Từ - Hồ - Như - Tại -
Thượng có nghĩa là ngôi đình xây dựng từ thời Tiền Lê đến thời nhà Hồ được trùng tu
tôn tạo Hai câu đối về trái và phải: Văn vii vô song Dinh bắc Hồ nam kinh Bắc Điện/
Thao lược độc nhất Lê tiền ly hậu tran Nam thiên Tam cùng thân thánh uy linh lâm/
Nhat tòa lâu đài phụng trang nghiêm.
Cum di tích chùa Né Châu va đền Né Châu là một trong số Ít cụm di tích có từ
thời phố Hiến phén thịnh Cum di tích này không những có giá trị lịch sử kiến trúc
nghệ thuật đã được Nhà nước xếp hạng văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1999 mà còn
gan liền với những sự kiện lịch sử sau này Từ năm 1949 — 1953 chùa là nơi tập hợp
Trang 19lực lượng du kích xã tập trung trước khi đánh bốt Hà Đầu năm 1952, một đêm phá hai
bét cửa đình làng và bốt cống Viên Tiêu Những ngày đầu thập kỷ 60, đình lang Né
Châu là địa điểm có lớp học dược tá đầu tiên của tỉnh Hưng Yên.
Để tưởng nhớ công lao bà Ngọc Thanh và ba vị thành hoàng làng: Cao Sơn đại
vương, Linh Lang đại vương và Trung Quốc đại vương, nhân dân làng Nễ mở hội
chồng kiệu và tế lễ Hàng năm tổ chức vào ngày sinh ngày mất của Hoàng hậu và hoàng tử Từ khi được công nhận làng văn hóa việc tổ chức rước kiệu được tổ chức 5
năm 1 lần vào ngày 14 tháng riêng Năm 2005 làng tổ chức rước kiệu, lễ rước kiệu với
hình thức rước từ đền Hạ sang đền Thượng, rước lên đền và chùa Nễ Châu Ngày “Đại
18” làng có tổ chức các trò chơi truyền thống như tổ tôm, cờ tướng, chọi gà, đi cầu
kiều, bắt vịt, thả diều Có năm tổ chức bói danh hoặc thi bơi cho nam nữ tại phủ Vực trước đình Hạ và tổ chức giao lưu văn nghệ với các xã phường phụ cận.
1.5.3 Phú Vực và nhà văn hóa Nễ Châu
Nễ Châu 3 lần vỡ đê, từ chỗ vực khoét sâu hơn 20 m, thiên tai bão lũ gây thiệt hai nặng nề, nước lũ nhắn chìm đường di lối xóm, mùa màng Với tín ngưỡng tâm linh, người dân làng Nễ luôn tin và hi vọng than linh che chở vì vay dân lang thờ ba
chúa Vực, xây dựng ở mỗi thôn xóm đều có phủ thờ Hệ thống làng Né Châu gồm:
thôn Trần Phú, Xóm Bãi, Lê Hồng Phong, thôn nào cũng có phủ Vực, nơi thờ cúng
thần linh, phục vụ tín ngưỡng tâm linh của người dân.
Từ thời kháng chiến chống Pháp (1952) làng đã xây dựng được 4 gian nhà tiểu
học sau này trở thành khu sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa làng Nễ Châu ngay trước
cửa đình Hạ.
1.5.4 Chùa Hiến và cây nhãn tổ
Nằm trong trung tâm địa phận Phế Hiến Hạ, nay là đường phố Hiến, phường
Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, khu di tích đình, chùa Hiến là một trong những di
tích nỗi tiếng, hàng năm thu hút được hàng vạn lượt du khách về tham quan, chiêm
bái Chùa Hiến có tên gọi "Thiên Ứng" là niên hiệu của vua Trần Thái Tông 1250) Tương truyền chùa được khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần Trải qua
(1232-nhiều lần tu sửa, ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê đan xen kiến trúc thời Nguyễn Chùa Hiến được xây dựng ở hướng Nam, là hướng "bát
nhã", trí tuệ của nhà Phật, có bô cục kiên trúc kiêu “nôi công ngoại quốc”, gdm tiên
Trang 20đường, thiêu hương, thượng điện và ba mặt là hành lang Giữa thượng điện là tượng
Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối Đầu tượng đội mũ chạm
hoa cúc, sen, phù dung Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt
đầy đặn, trang nghiêm Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19 Việc thượng điện
đặt ban thờ nỗi bật trong Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển và cũng là điểm khác biệt về tâm linh
thờ Phật của chùa Hiến với những ngôi chùa nằm trong tổng thé di tích trên địa bàn
tỉnh.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tắm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lich sử nói lên
quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến Tắm bia “Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu kí
thạch bi” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp
chùa vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý Bia ghi nhận “Phó Hiến nồi tiếng
là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát Trấn Sơn Nam
đóng ở đất Hoa Duong Tam bia “Thiên ứng tự - bị ký công đức tùy hy” dựng năm
Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa Qua đó chúng ta có thể hình
dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân người Việt vàkiều dân nước ngoài (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán
Bên cạnh chùa Hiến là đình Hiến tôn thờ vị thành hoàng làng Mậu Dương là
quan thái giám họ Du thời nhà Tống Ông là người từng phục vụ nhiều năm trong triềuđình nhà Tống, có công trong việc khởi sự việc phụng thờ bà Dương Quý Phi (Đền
Mẫu, Quang Trung, thành phố Hưng Yên) Đặc biệt, ông đã có công lao hướng dẫnnhân đân trong làng làm nghề buôn bán, canh nông, trồng trọt, đánh cá, nhân dân nhờ
vậy mà sống ấm no, hạnh phúc.
Đình Hiến được xây dung vào cuối thé kỷ 13, mang đậm phong cách nghệ thuật
hậu Lê với kiểu kiến trúc chữ Đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian Hậu cung Lễ hội
hàng năm được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân và du khách thập
phương đến vãn cảnh chùa và đình Hiến thể hiện tín ngưỡng tâm linh.
Mot điều thú vị nữa, trong sân chính của khu di tích có "bộ đuệ” cây nhãn tổ có
niên đại hơn 300 năm tuổi Xưa kia, thân cây nhãn chính có chu vi vòng tay 3 người lớn ôm không xué, sau trận bão năm 1947 cây nhãn chính đã bị mục ruỗng, còn lại
một nhánh nhỏ, được người dân vun trồng, chăm bón Đây là sản vật quý, cũng là linh
14
Trang 21hồn của Phố Hiến vì nhãn lồng Hưng Yên nức tiếng xa, gan với giống nhãn lồng, mã
lụa, quả to, cùi mọng, hạt nhỏ Nhà bác học Lê Quý Đôn từng thưởng thức và miêu tả:
“Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh
trời cho" Nhãn được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng bén duyên với mảnh đất
Hưng Yên và là đặc sản tiến vua Loại nhãn cho quả sai trĩu, khi chín cho hương thơm
lan tỏa khắp dat trời Doi, chim chóc từ mọi nơi bay đến ăn nhãn, vì vậy, người dân
' phải đan lồng tre dé bảo vệ, tên gọi nhãn lồng ra đời từ đấy Nhưng cũng có cách lý
giải khác, khi ta bóc một quả nhãn, thấy cùi nhãn màu hanh vàng đường phèn xếp lồng
vào nhau, hương thơm dịu nhẹ, cũng là cách để gọi tên nhãn lồng Năm 1992, HộiLàm vườn Việt Nam đã công nhận kỷ luc Guinness ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên
ở Việt Nam.
1.6 Lễ hội làng Nễ Châu
Từ thời phong kiến, lễ hội làng Né Châu được tổ chức hang năm vào ngày 14
-15 tháng Giêng âm lịch Tính từ thời điểm lần đầu tiên làng được công nhận là làng văn hóa năm 1999 cho tới nay, cứ 3 năm một lần làng lại được vinh danh là làng văn hóa Từ đó trở đi lễ hội làng tổ chức 5 năm một lần Lễ hội làng Nễ là lễ hội dân gian, qua nghi thức tổ chức để người dân làng Nễ tôn vinh những người xưa, người có công
với mảnh đất, các vị thần hoàng làng Lễ hội nào cũng có hai phần: phần lễ và phần
hội Trong phần lễ, nhân dân làng Nễ thực hiện nghỉ thức rước kiệu Long đình, Tước.thần hoàng làng, tượng bà Ngọc Thanh từ đình Hạ, qua chùa Hiến, Đền Nễ Châu rồi ra
lấy nước sông Hồng khu vực bến Lẻ đưa về cửa đình Thượng.
Lịch trình của lễ hội được tổ chức như sau:
- Ngày 12, 13 rước Long đình từ đền bà Ngọc Thanh về đình Hạ để dọn rửa vệ
sinh.
- Sáng 14 rước Long đình quan sứ giả di trước, sau là kiệu thành hoàng làng và
bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, đi sau kiệu là Tiên chỉ, lí trưởng (hiện giờ gọi là trưởng
thôn) trong làng và dân chúng Rước từ đình Hạ đi qua chùa và đền Hiến ra tới sông
Hồng khu vực bến Lẻ Tiên chỉ thay mặt dân làng dùng gáo múc nước sông rồi rước
nước về để ở của đình Hạ (hay còn gọi là đình Thánh Chay).
- Ngày 15, trưởng thôn thông tin báo cáo kết quả, lịch sử trong làng từ xưa đến
nay và một số chương trình giao lưu ngày hội.
Trang 22Nhân dân trong làng lấy ngày 14 là ngày chính của lễ hội, phần hội được tổ
chức từ ngày 13, có phường hát trống quân, ca trù từ Khoái Châu, Văn Giang đến Bên
cạnh đó còn có những trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, thả diều, bắt vịt ở vực
Nễ Mỗi lần tổ chức lễ rước nước, làng thu hút hằng trăm khách thập phương về dự
Trong phan lễ luôn có các hội, đoàn thé cùng tham gia đủ mọi lứa tuổi Từ cụ gia lão
làng, thanh niên trai gái cho đến các em nhỏ đều tham gia vào ngày lễ Thanh niên trai :
tráng khỏe mạnh khiêng kiệu, nữ thanh niên dâng hoa, làm lễ trong đình Lễ hội thu
hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia Mỗi khi nghe thấy tiếng trống chiêng
của đội bát âm, nhân dân trong làng nô nức, rạo rực dù ai có đang dở công việc cũng
phải ra xem hội.
Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của nhân dân trong làng mà còn là
nơi thể hiện mối quan hệ liên làng với các làng trong khu vực.
Tiểu kết chương 1
Cuộc sống người dân Hưng Yên ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, đời sống hiện đại tiên tiến ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh tế,
văn hóa xã hội Làng Nễ Châu nằm ngay trung tâm Phố Hiến chứng kiến thời Phố
Hiến thịnh vượng cho đến suy tàn Làng nhanh nhẹn nắm bat thời cuộc trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, diện mạo đời sống của làng thay déi nhưng vẫn giữ được yếu tố
truyền thống.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cuộc sống có nền kinh tế
phát triển, đời sống tỉnh thần phong phú dân làng Nễ Châu đã đóng góp hàng trăm
triệu đồng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh như điện, đường, trường, trạm.
Đường làng được bê tông hóa, hệ thống điện thắp sáng đến từng ngõ xóm Dé điều dapcao vững chắc và được chính quyền xã quan tâm thường xuyên dé dam bảo cuộc sốngbình yên cho dân làng, giảm thiệt hại về người và của mỗi khi lũ về Nhà trẻ, trường
học được xây dựng khang trang Đình chùa được gìn giữ và tôn tạo hàng năm Đời
sống nhân dân ổn định, hộ đói giảm, hộ giàu tăng nhanh Làng có truyền thống hiểu
học, hằng năm có nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Các cụ cao tuổi trong làng luôn có tâm niệm gìn giữ và lưu truyền câu chuyện
dân gian, lễ hội truyền thống, cũng như tín ngưỡng tâm linh Vì vậy mà họ đã tự viết
kịch bản, lên nội dung chương trình để ghi lại hình ảnh cùng lễ hội có tên: “Nét đẹp
văn hóa lang Né Châu” — tự hào một vùng qué.
Trang 23Chương 2
CAY NHAN VA NGHE SAN XUAT LONG NHAN TAI LANG NE CHAU
2.1 Đặc điểm cây nhãn và giống nhãn đặc sản tai làng Nễ Châu
2.1.1 Khái quát về đặc điểm cây nhãn và thực trạng cây nhãn tại Hưng Yên
2.1.1.1 Đặc điểm chung cây nhãn
Tham khảo tài liệu từ Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, thống kê những
đặc điểm chung của cây nhãn Cụ thé:
Tiéu chi
Tên thường gọi
Nội dung
Nhãn
Lệ chi nô, may ngận, mác nhan (Tay), quế viên (#£[@]) (Trung
Quốc), lengkeng (Indonesia), mata kucing (Mã Lai) Tên tiếng
` „ Anh: Longan.
Tén khác
Tên khoa học: Dimocarpus longan Lout.
Thuộc họ Bồ hòn — Sapindaceae, tại Việt Nam: nhãn cùng họ với |
cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đới và nhiệt đới.
Nhãn có nguôn gôc ở An Độ, được trông ở miễn Nam Trung
Nguồn gốc „ ; ; ;
Quéc, Thái Lan, An Độ, Indonesia, Việt Nam.
: ` OK 2 ~ F °K R ~ Ầ
Một sô nhóm | Nhãn tro cùi (cùi rat mỏng); nhãn nước (nhiêu nước); nhãn lông;
giông phô biên | nhãn tà, nhãn cám.
Là loại cây dé trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi
có lớp đất canh tác sâu Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hayghép cây Độ 4-5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu
Đặc tính Thu hoạch vào khoảng tháng 6-8, khi Nhãn chín, thu về, phơi nắng
hay sấy cho cùi vàng đều thì lột cùi, phơi tiếp đến khô thì dùng
Hạt dùng phơi khô Rễ và lá thu hái quanh năm Tại Việt Nam,
nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản nổi tiếng.
Trang 24Mô tả
Cây cao 5-10 m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp, cành non có lông.
Vỏ cây xù xì, có màu xám Thân nhiều cành, lá um tim xanh tươi
quanh năm Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét
hẹp, nhẫn, mặt dưới màu thẫm hơn mặt trên, dài 7-20 cm, rộng
2,5-5 cm Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt,
xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt, đài
5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô Quả tròn có vỏ ngoài màuvàng xám, hầu như nhẫn Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao
- chat tan trong nước 79,77
- chất không tan trong nước 19,39, tro 3,36 Trong phan tan trong nước có
- glucose 26,91%
- saccharose 0,22%
- acid tartric 1,26%
- chất có nitrogen 6,309%.
Hat nhãn chứa: tinh bột, saponin, chất béo và tanin Lá chứa
quercetrin, quercetin, tanin.
Thanh phan dinh
Trang 25- Hydrat cacbon: 25,2g - Vitamin BI: 0,04 mg.
- Chất xơ: 0,4 - Vitamin PH: 0,6 mg.
- Canxi: 2,0 mg - Vitamin C: 8,0 mg.
Cong dung
An tươi, đông lạnh, đồ hộp, say khô, nước giải khát, làm rượu
Nhãn sấy khô làm long nhãn là thuốc bổ, thuốc an thần, điều trị
suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mat ngủ hay hoảng
hốt Hạt nhãn, vỏ quả nhãn dùng làm thuốc trong Đông y Nhãn là cây nguồn mật quan trọng có chất lượng cao Gỗ nhãn non có thé
làm thức ăn gia súc, hạt nhãn có thê làm hồ, chê rượu
Tinh vi, tác
dung:
: ~ a r H rae A 4A DN “A `
Cùi nhãn có vị ngọt, tính âm; có tác dụng bô tâm, an thân, kiện tỳ, |
làm tăng cơ nhục Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm
chỉ huyết Lá có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm Rễ có tác dụng lợi
tiểu và hoạt huyết.
Các bộ phận
khác nhau của
nhãn được dùng
như sau:
Cùi nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tư lự quá độ
mắt ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp,
hoảng hốt, gan kém, tỳ kém, huyết hư, rong kinh, 6m yếu sau
khi bị bệnh Dùng 9-15g Trong tiếng Trung, cùi nhãn khô được gọi là viên nhục (AJA), nghĩa là "cục thịt tròn".
Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong Dùng 15
-30g.
Lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột Dùng
10-15g Lá nấu nước tắm trị eczema bìu dái.
Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt và bỏng, vết
thương chảy máu Dùng 10-15g dạng thuốc sắc Đồng thời tán
bột, hoà với đầu dừa dùng bôi vào chỗ đau.
Vỏ cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng Đốt, tán bột
hay nâu cao bôi.
Trang 26Kỹ thuật nhân
giống
- Gieo hạt (chủ yếu để làm gốc ghép):
Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm
vào nước vôi trong, sau 2 - 3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2 - 4
ngày Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.
- Chiết cành:
Đường kính gốc cành chiết 1,0 - 1,5 cm, dài 40 - 60cm Sau khi
hạ cành, nên tháo bỏ giấy PE, quấn thêm ra ngoài bầu chiết một
lớp bùn rơm, để cho đến khi rễ nhú ra ngoài lớp bùn rơm này mới
đem trồng.
- Ghép:
Chọn giống nhãn tốt, quả to, cùi dày, hạt bé, ra quả đều lấy làm
mắt ghép Ghép vào tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 - 10 (cần
| thời tiết khô ráo, mát mẻ) Chọn cành ghép 1 - 2 tuổi Sau 2 - 3
năm trên đất tốt đã cho quả; 4 - 5 năm cho thu hoạch tốt Đất: Đất
phù sa (thích hợp nhất), đất cát ven biển, đất gò đồi trung du hay
thời gian nhiệt độ thấp để phân hoá mam hoa.
Giông: Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước,
Khoảng cách và mật độ trồng: 8 m x 8.m (160 cây/ha) hoặc 7 m x
7 m; hoặc 4 m x 4 m hoặc 5 mx 5 m (khi cây giao tán thì tia bớt di
Miễn Nam: Dau và cuôi mùa mưa
- Bón phân: Mỗi năm bón thúc cho cây 3 lan (kg/cây)
- Tưới nước: Là cây chịu hạn, thích 4m, sợ đọng nước Thang đầu
tiên sau trồng tưới 1 - 2 ngày/lần; 2-3 ngày/1 lần ở tháng thứ 2.
Trang 27Sau đó chỉ quá khô hạn mới cân tưới cho cây.
- Tia cành tạo tán: Cắt tỉa tạo hình sao cho cây thấp để dễ chăm
sóc Tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch quả muộn hơn - cắt vỏ
những cành yêu, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán.
Phòng trừ sâu
bệnh
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của
từng loại thuốc |
+ Bọ xít: Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex
0,015 - 0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).
+ Sâu tiện vỏ nhãn: Dùng thuốc bơm vào lễ đục hoặc dùng gai mây dé bắt Dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây.
+ Rệp sáp: Dùng Dimecron, BI58 (0,15 - 0,28%).
+ Doi, Réc: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo
cau, túi PE để bảo vệ quả.
+ Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.
+ Ray hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 - 0,2%.
+ Doi đục cành hoa: Phun bang Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.
+ Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc
Ridomil
MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hop Ridomil
-MZ 0,2% + Anvil 0,2% Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra gid; lần 2:
khi giò hoa nở 5 - 7 ngày).
Thu hoạch
Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh màu nâu sáng, vỏ quả hơi
su si hơi dày chuyển sang mong và nhẫn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch Nên thu hoạch quả vào ngày
tanh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều Không cắt trụi hết cành lá
của cây vì có thê ảnh hưởng đên khả năng nảy lộc vụ sau.
Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam
http:/www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=774
Trang 282.1.1.2 Thực trang cây nhãn tinh Hưng Yên
Hiện nay cây nhãn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên Diện
tích nhãn toàn tỉnh Hưng Yên đạt trên 5 nghìn 5 trăm ha, trong đó có 3500 ha trồng tập
trung, đang cho thu hoạch, diện tích này được phân bố chủ yếu ở thị xã Hưng Yên,
Huyên Tiên Lữ, Khoái Châu và Kim Động Hàng năm sản lượng nhãn đạt khoảng 20 —
30 nghìn tấn, trong đó 60 % là bán quả tươi còn lại chế biến long nhãn khô, doanh thu
- từ 150 — 300 tỷ đồng chiếm 12 — 13 % thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Xác định cây nhãn là một trong những cây trồng đặc trưng đem lại hiệu quả
kinh tế cao, nên ngay từ 1997 khi tái lập tỉnh, Hưng Yên đã có chủ chương phát triển cây ăn quả Hưng Yên giai đoạn 2002 — 2005, trong đó tập trung-sản xuất giống nhãn Năm 2002, quy hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2010 đã
được tỉnh phê duyệt với diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là trên 11 nghìn ha, trong đó cây
nhãn là 6 nghìn ha Năm 2007 tỉnh tiếp tục có đề án “Xây dung và phát triển vùng
nhãn hàng hoá giải đoạn 2007 ~ 2015” với kinh phí 9,5 tỷ đồng |
Để làm được vấn đề này việc trồng mới và cải tạo vườn nhãn hiện có theo
hướng sản xuất hàng hoá được các địa phương và các hộ nông dân tích cực thực hiện, mỗi năm toàn tỉnh trồng cải tạo và trồng mới được 150 — 200 ha Ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, ngành Khoa học công nghệ tiến hành tuyển chọn bộ giống
nhãn (Qua hội thi bình tuyển được 39 cây, trong đó có 11 cây được Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn công nhận là giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng quốc gia bao gồm
3 trà (Trà sớm, trà chính vụ, trà muộn).
Những giống nhãn được bình tuyển có trọng lượng quả từ 14 — 20g va đạt từ 49
đến 72 quả/ kg, tỷ lệ cùi chiếm 65 %, hàm lượng đường từ 18 — 23% Năm 2000 —
2001 tỉnh xây dựng và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng với quy mô 1 ha,
chiết 369 canh chủ yếu từ 11 cây ưu tú xuất sắc về trồng Vườn bảo tồn và nhân giống
nhãn lồng đặc sản đầu dòng tỉnh Hưng Yên là cơ sở sản xuất giống nhãn của tỉnh có
các cây mẹ cung cấp nguồn mắt ghép được quy tụ từ tất cả các cây nhãn lồng đặc sảnđầu dòng đã qua bình tuyển Đến nay những cây nhãn trồng tại vườn bảo tồn và nhângiống nhãn lồng đặc sản đầu dòng được chăm sóc đúng kỹ thuật cho năng suất cao,quả to, tỷ lệ cùi cao và chat lượng tốt mỗi năm có thể cung cấp hàng vạn mắt để ghép
sản xuất cây nhãn lông chat lượng cao.
Trang 29Về kỹ thuật thâm canh, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn, ngành khoa học công nghệ đã nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và
chăm sóc thâm canh nhãn bao gồm các biện pháp tỉa cành tạo tán, biện pháp bón phân
và phòng trừ sâu bệnh cho từng giai đoạn trong năm, kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế
biến sản phẩm Đồng thời họ xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp thâm canh
đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn ứng dụng và tiếp tục đúc rút kinh nghiệm
hoàn thiện quy trình kỹ thuật Đầu tư kinh phí khoa học công nghệ, thuê chuyên gia
của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương chuyển giao những tiễn bộ khoa học kỹ thuật
mới nhằm khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm wv
Bên cạnh nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trực tiếp chuyển giao đến các hộ nông dân, qua đó nâng cao trình độ kỹ thuật cho các chủ vườn góp phần nâng
cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
2.1.2 Đặc điểm nỗi bật và thực trạng cây nhãn đặc san tại lang N ễ Châu
2.1.2.1 Đặc điểm nỗi bật cây nhãn đặc sản tại làng Né ChauNgười Phố Hiến có câu: vương giả chỉ quả, vương hậu chỉ hoa Đặc sản xếp hạng nhất của người Hưng Yên là nhãn sau đó là sen Nhãn ở Hưng Yên được trồng
nhiều từ ven đê Đằng Châu, Xích Đăng đến cống Vân Tiêu cho tới gần cửa Luộc (tức
sông Luộc) Nhãn ở Nễ Châu lại càng nhiều, với 100% diện tích đất trồng nhãn Đi từ
đầu làng tới cuối làng đâu đâu cũng là nhãn, đến nỗi, khi chúng ta đi vào làng chỉ
muốn ngồi mãi dưới tán cây bởi mùi hương thanh mát, dịu nhẹ gợi sự yên bình của
mảnh đất này.
Theo Trung tâm nghiên cứu thực vật, người ta xác định xã Hồng Nam nằm trên
vị trí có tọa độ địa lý là 20°04°49,7?? đến 20°38°58,6'? vĩ độ bắc và 106°04°002?? đến 106°04’16,3”’ kinh độ đông, ở độ cao dao động từ 8 đến 20m so với mặt nước biển.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 360 ha, trong đó trên 200 ha trồng nhãn Xã có 3 thôn: thôn Lê Như Hồ, thôn Né Châu và thôn Điện Biên với 4000 nhân khẩu, 1000 hộ.
Đây là khu vực trồng nhãn lâu đời, với tỷ lệ hộ trồng nhãn trong xã là 100% Riêng
thôn Né Châu có tới gần 100 ha diện tích đất gồm đất ruộng, đất lấp đầm hd, bãi để
trồng nhãn, chiếm 2/3 diện tích đất trên toàn xã.
Với vị trí, tọa độ như trên cho thấy làng Né Châu nằm ở trung tâm xã Hồng
Nam tức là trung tâm Phô Hiên, các cụ trong làng dùng từ của giáo sư Trân Quôc
Trang 30Vượng nói Phố Hiến là “đinh ”! Hưng Yên, họ tin tưởng rằng Nễ Châu chính là nơi
tiếp nối “đinh” ấy phát triển Từ câu chuyện đầu con rồng phục mang day yếu tố tâm linh thì mọi yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, thuận lợi giúp mảnh đất phén thịnh.
Các cụ cho rằng làng chính là trung tâm Phố Hiến, du Phố Hiến xưa nay chi còn vang
bóng nhưng khí thiêng luôn tồn tại nơi này Ba lần vỡ đê, nước lũ quét sạch cả con
đường, nhà cửa, vườn tược, nhưng riêng Đình Hạ vẫn trụ vững Không ai giải thích được điều này cũng như việc tại sao nhãn Hưng Yên lại có vị đặc trưng riêng mà
không nơi nào có được ngoài lý giải rằng mảnh đất này là “dat thiêng trời cho”
Nhãn làng Nễ xuất phát từ câu chuyện về “cây nhấn tổ” hiện nay đang được lưu giữ, bảo tồn tại chùa Hiến Cây nhãn gắn bó với người dân làng Nễ từ buổi đầu
hình thành và phát triển làng Nhãn không chỉ là nguồn sản xuất đem lại kinh tế mà
còn là người bạn, người chứng kiến sự đổi thay hằng ngày của người dân
Ông Trịnh Văn Quỹ - người làng Nễ cho hay: không biết từ bao giờ chỉ nghe
các cụ truyền lại rằng, làng có trồng 3 cây nhãn, một cây ở Chùa Hiến tức cây nhãn tổ,
một cây ở đền Nễ và một cây ở chùa Nễ Ba cây trồng ở nơi khác nhau nhưng cùng
một giống các cụ ươm ra, riêng cây ở chùa Nễ khác hai cây kia bởi quả nhỏ hơn, vị
ngọt hơn Hiện nay, làng còn duy nhất một nhánh cây nhãn tổ ở chùa Hiến Cây nhãn
này không chỉ là cây nhãn đặc biệt của làng Nễ mà là biểu tượng nhãn tổ, đại diện cho
nhãn lồng Hưng Yên.
“Giống nhãn ở làng Nễ đa dạng bao gồm: nhãn cùi, nhãn Hương Chi, nhãn
đường phèn, nhãn muộn, nhãn thóc, Vậy nhãn đặc sản của làng là loại nhãn nào? Đó
chính là cây nhãn cùi? hay có tên gọi nhãn lồng
! Trích: “Phố Hiến — Hưng Yên sản phẩm của sông Nhị — Hồng”, Hội thảo khoa học quốc tế về Phố Hiến năm
1992, giáo sư Trần Quốc Vượng tra lời câu hỏi của học giả người Hà Lan: “Phố Hiến là gì? Và nó ở vị thế địa lý
nào?: “Sông Nhị - Hồng là kết quả đứt gãy về địa chất, tạo thành một vùng địa võng với hai rìa là khối nui Tam Đảo Nham Bién (trái) và khối núi Tan Viên (phải), “đều 99 ngọn”, ở giữa là một “địa hào” hình tam giác Cái
tam giác ấy - do tác dụng bồi phù sa — bởi sông Hồng bóc mòn xâm thực ở phía ngọn nguồn (trên cao nguyên
Vân (Nam) Quý (Châu) mà tạo thành một vùng châu thể Bắc Bộ Nó có 3 đỉnh với ba vùng: Thượng châu thổ (cổ) với đỉnh Việt Trì (đất tổ), trung châu thổ với đỉnh Dâu — Canh (Cé loa — trước sau công nguyên, thời Âu
Lạc) và hạn châu thổ (châu thổ trẻ) với cái đỉnh Hưng Yên.” “Đỉnh "là nơi mở đầu của “nón phóng vat” cũng là
nơi sông cái chia nhánh thành nhiều sông như sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện,
? Nhấn cùi: Gọi theo đặc điểm quả nhãn, quả màu vàng thâm, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước
3 Nhãn léng: Vùng Hưng Yên, thời phong kiến vào mùa nhãn ngon Hằng nằm nhân dân dâng nhãn lên cho vua
gọi là "nhãn tiến" Nhiều nơi ở nước ta cũng có những sản vật ngon dùng để tiến vua như: Chuối ngự tiến, hồng
tiến, v.v Vì vậy, "Nhãn tiến" nhằm chỉ những cây nhãn có phẩm chất thơm ngon.
Về "Nhãn lồng" thì một số cách lý giải sau:
Trang 31Để duy trì nguồn gen nhãn tốt, làng đã cắt, phép cành từ nhánh của cây nhãn tổ
300 năm tuổi, nhân giống, lai tạo ra nhiều loại nhãn Cùng một giống nhãn cùi nhưng
tên gọi, năm tuổi và năng suất cho ra khác nhau Quá trình gìn giữ, bảo tồn gen giống
nhãn quý, tốt ở xã Hồng Nam nói chung, làng Nễ Châu nói riêng được quan tâm từ sau
năm 2003 — thời điểm cơ quan chính quyền đồng ý cho xã chuyển dịch cơ cấu cây
trong’ Trước đây, giống nhãn cùi tai làng Né Châu chỉ chiếm 4%, chủ yếu trồng trong
vườn các hộ gia đình Họ trồng nhiều loại cây củ, hoa màu, nhưng riêng trồng nhãn lại
đem tới hiệu quả kinh tế lớn Năm 2003, ban đầu toàn xã Hồng Nam gồm ba thôn
được nhận 80 ha để trồng nhãn, tuy nhiên một số thôn chưa thực sự muốn chuyển đổi thì riêng làng Né trao đổi nhận tat việc trồng nhãn Làng tiên phong trong việc chuyên
đổi từ trồng rau màu sang trồng nhãn, làm gương để các thôn xóm trong xã noi theo
Với những lợi thế riêng về vị trí, đất đai, và những nét đặc trưng đã nói trên, việc trồngcây nhãn lồng tại làng thuận lợi hơn rất nhiều, chất lượng và năng suất nhãn cao hơn
han so với các thôn lân cận |
Nhãn lồng có nhiều loại nhưng riêng cây nhãn Hương Chi? là cây nhãn ngoan,
dễ trồng, dễ thích ứng điều kiện tự nhiên được trồng đại trà Cây thường cao từ 3 - 4m
Bản thân cây nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng
nước ngọt quanh năm Tuy nhiên, nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cán và đất
phù sa ven sông Nhãn là cây ưa nắng, vì vậy nếu bị rợp cây sẽ cho quả ít Chỉ những
cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho quả tốt.
- Gọi là "nhãn lồng" vì khi quả nhãn gần chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa (có nơi dùng cả mo cau đục
lỗ hoặc bao cói) để bọc chùm nhãn lại, giữ cho chín và dơi khỏi š ăn, loại này cùi day và mong Cho đến nay tập
quán lồng nhãn vẫn có ở các vườn nhãn từ miễn Bắc đến miền Nam.
- Gọi là "nhãn lồng" vì áo hat ("tử y") - cùi quả phát triển đến độ nhất định, bọc kín lấy hạt rồi hai đầu lồng lên
nhau khoảng 1 cm nên có tên gọi là " nhãn lồng"
* Chuyển dịch cơ cấu cây trong: Trước đây, tỷ lệ trồng nhãn tại làng Nễ nói riêng chỉ chiếm 4% chủ yếu trồng trong vườn, nhà nào trồng nhiều vài ba sào, hẹp thì một, hai sào Thời điểm hợp tác xã nông nghiệp quản lý toàn
bộ ruộng đất và sản lượng thu được Năm 1986, Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư, thực hiện chính sách chia
ruộng đất lại cho bà con nông dân, từ khoán 10 chuyển sang việc chia ruộng đất, bà con được sử dụng đất 20
năm Tình hình sản xuất nông nghiệp tại làng bap bênh, bà con cấy một mùa vụ chiêm không ăn chắc, một số cá nhân trong làng tự vận động mua đất 6 ở bãi dư đê sông Hồng về dé đất trồng nhãn và một số cây ngắn ngày Tuy
nhiên, ban đầu nhà nước, chính quyền chưa cho phép, sau một thời gian theo dõi hiệu quả kinh tế từ việc trồng
nhãn đem lại, cây nhãn có lợi cho dân Vào năm 2003 chính quyền nhà nước chính thức ký, thực hiện chính sách
chuyển đổi cơ cầu cây trồng.
° Huong Chỉ: Tên gọi khác của nhãn lồng đồng thời là tên phổ biến hiện nay Cụ Hương Chỉ (đã mắt) sinh ra và
lớn lên tại làng Nễ, cụ là một trong những người đầu tiên chiết được giông nhãn ngon, năm nao cũng ra quả Theo gia đình con cái, cụ chuyến tới làng Mậu Duong, giống nhãn của cụ trồng được nhân rộng ra phát triển
rộng khắp toàn xã Hiện nay, nhãn Hương Chỉ có mặt từ Bắc vào Nam.
25
Trang 32Nhãn ra hoa từng chùm to, thường là hoa đực và hoa lưỡng tính Trong đó, hoa
nhãn có năm cánh, có màu trắng vàng Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây
ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%) Bên cạnh đó
cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm
sau cây thường không ra hoa Chính vì vậy, người dân nơi đây có tác động kỹ thuật để
cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm.
Cần định ra các chế độ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây
và tùy vào tudi của cây.
Với kinh nghiệm trồng nhãn, ông Quỹ — người làng Né kế lại: trước kia trồng cây nhãn Hương Chỉ thấy năm nào cũng ra quả Trong quá trình theo dõi sư phát triển
của cây nhãn này, người dân làng Nễ đã thử tỉa bớt cành lá đi và thấy sự thay đổi rõ
rệt Việc sử dụng kỹ thuật tỉa cành, làng cũng tiên phong làm trước, cây ra hoa đều
đặn, hoa thành từng chùm đầy như mâm xôi, chùm nhãn thưa hơn nhưng trái quả to và
cho năng suất cao hơn Những năm trở lại đây, với việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật mới như: Trà sớm, trà trung và trà muộn đã giúp cho một số giống nhãn ra hoa
cho quả 2 vụ/năm, nhất là giống nhãn lồng.
- Pac thù quả nhãn lồng làng Nễ - Hồng Nam: quả to đều, màu sắc vàng nhạt
hoặc thẫm, nhãn thành chùm sờ vào vỏ mềm, không có gai Trọng lượng từ 11
-12g/quả Nhận biết cảm quan khi bóc quả nhãn ra thấy cùi giòn, dày, khô; hạt nhỏ,
đen; độ đường gồm hai loại: bình thường và ngọt sắc, hương thơm dịu nhẹ khó tả.
- Đặc điểm kỹ thuật thu hoạch nhãn: Trong việc thu hoạch nhãn cũng cần có
kỹ thuật, cần quan sát, không thể bẻ tất cả Giá nhãn đầu mùa, nhãn làm qua biéu nam
2011, 25 -30 ngàn/ cân Cho đến nay, giá tăng giao động 45 — 50 ngàn/cân.
Việc rải vụ nhãn với 3 trà giúp người nông dân không phải đối mặt với tình
trạng “được mùa rot gid" Qua đó, các nhà vườn đã từng bước nâng cao năng suất,
chất lượng của cây nhãn Tuy nhiên, áp dụng khoa học kỹ thuật thế nào để nhãn thu
hoạch theo 3 trà không phải là điều đơn giản Với trà nhãn sớm, ngay sau khi thu hoạch phải tiến hành tuyển chọn những cây thích hợp và có biện pháp chăm bón riêng.
Trang 33Thu hoạch đến đâu nhanh chóng dọn vườn, chăm bón cho cây để sẵn sàng cho vụ sau.
Việc chăm bón trong giai đoạn này quyết định đến "đô khỏe" của cây và chất lượng quả sau này Sau khi tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ phải lựa thời tiết trước và sau
thanh minh để tưới dung dịch KCIO3 nhằm thúc cây bật chổi, ra hoa, rồi trước khi raquả Trong quá trình làm vườn, người dân phải linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp phối
hợp như khi trời rét thì bỗ sung lân, kali, trời nóng thì tưới dưỡng
, Lang Né Châu xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) là một địa phương có
"thâm niên" trồng nhãn với trình độ thâm canh cao Chị Bùi Thị Hằng (thôn Nễ Châu,
xã Hồng Nam) cho biết: “Để nâng cao hiệu quả kinh té trong việc thâm canh nhãn,
gia đình tôi đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vừa dé nâng cao năng suất
vừa để rải vụ, tránh tình trạng “được mùa rót giá” Vụ nhãn năm 2012 gia đình tôi thu
được gan 8 tạ nhãn trà sớm Nhãn chín sớm có chất lượng quả ngon, giá bán gap 2 - 3lần nhãn chính vụ Giá trị kinh tế từ nhãn chín sớm đã thấy rõ nhưng sang vụ này sản
lượng nhãn sớm trong vườn nhà chỉ đạt khoảng vài tạ Gia đình tôi đã thu hoạch nhãn
trà sớm từ nửa tháng trước Trà nhãn sớm sẽ được thu hoạch kéo dài đến khoảng đầu
tháng 8".
Ông Trịnh Văn Thinh, chủ nhiệm Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam cho biết:
“Năm nay, diện tích nhãn của toàn xã khoảng 250 ha, trong đó điện tích nhãn trà sớm
chỉ đạt khoảng hơn 1 mẫu Sản lượng nhãn trà sớm giảm trên 80% so với năm 2012,
đạt khoảng trên 1 tan qua tuoi Do su bất lợi của yếu t6 thời tiết nên nhiều nhà vườn
dù đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhưng năng suất vẫn không cao Thêm vào đó, vài năm
trở lại đây nhãn đều được mùa nên năm nay nhiều chủ vườn tập trung khai thác nhẫn
trà chính để cây có thời gian nghỉ dài hơn Từ giữa tháng 6, một số hộ gia đình đã bắt
đầu thu hoạch nhãn sớm dé bán cho khách mua lam quà biếu với giá từ 45 — 50 nghìn
đồng/kg quả tươi bán tại vườn ”
Để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải chú ý có những biện
pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt Hàng năm cây
nhãn cần một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa và nuôi quả Nếu
không được bé sung phân bón thường xuyên thì cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra qua Vi vậy, việc bổ sung đỉnh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là
rat cân thiết Việc chăm bón cho cây can dựa vào các yêu tô sau:
Trang 34- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây;
- Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng;
- Mục đích sử dụng phân bón.
2.1.2.2 Thực trạng cây nhãn đặc sản tại Làng Nễ Châu
Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn cùng với
UBND tỉnh Hưng Yên tiến hành hội chợ đặc sản nhãn lồng Hưng Yên nhằm bước đầu
xây dựng thương hiệu và chọn ra một số giống nhãn lồng Hưng yên chuẩn để phục vụ: cho ngành trồng cây ăn quả Một số giống nhãn lồng mới có chất lượng cao được giới.
thiệu trong hội chợ:
1 Nhóm chín sớm: Có thé sử dụng giỗng PHS-99-1-1 (Phố Hiến sớm) Năng suất
trung bình đạt 175 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chín sớm là 56,6%
Khối lượng trung bình quả đạt 80 quả/kg, cùi quả dày, giòn dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt
64,2%, ăn ngọt đậm và thơm, độ Brix đạt 19,1% Thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ
- - hộp Thời gian cho thu hoạch từ 15 đến 22/7 _
2 Nhóm chín chính vụ: Có thé sử dụng giống PHT-99-1-1 (Phố Hiến chính vụ)
cho năng suất 95 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chính vụ 39,2% Quả
to, trung bình 64 quả/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 66,9%, độ Brix cao:
21,1%, ăn ngọt đậm, thơm, được nhiều người ưa chuộng, có thể ăn tươi và chế biến.
Thời gian cho thu hoạch từ 22/7 đến 5/8.
3 Nhóm chín muộn: Nên sử dung giống PHM- 99-1-1 (Phố Hiến muộn): Năng
suất đạt 200kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 193,2% Khối lượng quá
trung bình đạt 85 qua/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả khá cao: 74,8% Tuy ít
thơm nhưng ăn ngọt đậm, độ Brix cao: 20,1%, thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ
hộp Thời gian cho thu hoạch kéo đài từ 15/8 đến 15/9
Tất cả các nhóm giống nhãn nói trên được tuyển chọn từ các cá thể đầu dòng
của nhãn lồng làng Nễ - xã Hồng Nam, bồi dục và trồng thử nghiệm nhiều năm ở Viện
nghiên cứu rau quả và nhiều vùng sinh thái khác nhau của vùng đồng bằng sông Hồng
(PBSH) và các tỉnh phía Bắc đạt kết quả tốt và ôn định.
Hiện nay, các giống tuyển chọn ở cả ba nhém chín sớm, chín chính vụ và chín
muộn được đem di trồng 6 khap mọi noi trên cả nước nhưng bố trí tập trung ĐBSH,
vùng thấp của một số tỉnh Trung du miền núi (Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú
28
Trang 35Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh ) và một phần nhỏ ở các tỉnh Bắc trung bộ (Thanh Hoá,
Nghệ An).
Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam thành phố Hưng Yên là một trong những hợp
tác xã đầu tiên của tỉnh với khoảng 15 ha nhãn chất lượng cao Năm 2011, hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam ước thu khoảng gần 300 tan nhãn Cũng như các nơi khác Hồng
Nam trồng nhiều loại nhãn Mỗi loại nhãn đề có đặc trưng riêng, mỗi loại mang dư vị
khác nhau song tất cả loại đều có vị đậm đà khó quên, đó chính là ưu điểm vượt trội so
với nhãn ở những nơi khác.
Với sự năng động, cùng sự chăm sóc truyền thống, người dân xã Hưng Yên nói
chung làng Nễ - Hồng Nam nói riêng đã áp dụng khoa học kỹ thuật để lai tạo ra nhiều
giống nhãn mới, đã chuyển đổi nhiều vùng đất thành những vùng thâm canh nhãn
Năm 2008, được sự hỗ trợ và phát triển sản phẩm bởi tổ chức hợp tác Đức GTZ với
quy trình canh tác theo hướng VIETGAPŠ trồng chăm sóc nhãn theo hướng hoa quả
sạch Sản phẩm được kiểm tra chất lượng chặt chẽ đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hội nhãn lồng Hưng Yén’ đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm với tên gọi: Nhấnlồng Hưng Yên — hương vị tiến vua Không chỉ là đặc sản truyền thống nhãn đã đem lại
cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình với nguồn thu hàng tỷ đồng tiền nhãn mỗi năm.
Đây còn là nơi có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch sinh thái
7 Hợp tác xã nhãn Hồng Nam: thành lập cuối năm 2004 Nhằm mục đích nâng cao giá trị cho cây nhãn lồng — một loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh Hưng Yên, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) phối hợp với các ngành chức năng và UBND xã Hồng Nam (thị xã Hưng Yên) từng bước khảo sát thị trường, tìm hiểu tình hình sản xuất và nhu cầu của các hộ trồng nhãn để thành lập Hợp tác xã
nhãn lồng Hồng Nam Đây là hợp tác xã đầu tiên trong tỉnh hoạt động về ngành hàng sản phẩm nhãn lồng Hưng
Yên.
8 VIETGAP: la viết tắt của cum từ tiếng Anh Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008 dựa trên
4 tiêu chí:
+ Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn.
+ Tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm
vật lý khi thu hoạch.
+ Tiêu chí về môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân
ˆ + Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
? Hội nhãn lông Hưng Yên: Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng "Vườn bảo tôn gen giống nhãn lông", nhân
và cung cấp cây gidng đạt tiêu chuẩn cho nông dan, tổ chức các cuộc vận động cải tạo vườn nhãn tạp, chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất giống, chăm sóc, điều tiết cho nhãn ra hoa đậu quả Giám đốc Sở Khoa học và
Công nghệ khi đó, Ngô Hùng Mạnh đã thành lập Hội nhãn lồng Hưng Yên vào năm 2004 Hội bắt tay vào việc
xây dựng nhãn hiệu tập thể nhãn lồng Hưng Yên, xây dựng các quy chế, quy trình sản xuất, tiêu chí về trọng
lượng quả, độ đường, an toàn vệ sinh thực phẩm Sau hai năm, Hội nhãn lồng Hưng Yên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể nhãn lồng Mục đích thànhlập để giữ bản quyền nhãn lồng Hưng Yên
và quảng bá rộng rãi hình ảnh cũng như chất lượng quả ngon Nhãn lồng Hưng Yên phát triền ôn định, trở thành
biểu tượng của ngành nông nghiệp Hưng Yên.
Trang 36Hằng năm, mỗi đợt vào vụ nhãn chín, người dân nhanh chóng đưa nhãn từ vườnnhà ra chợ Trong không khí của buổi sớm mai, chợ nhãn tấp nập đông vui trên triển
đê dọc làng Né nối liền Quảng Châu Với đặc thù chỉ họp vào mùa nhãn, chợ có tên
gọi là chợ Dầu, không giàn quán, không ki ốt bán hàng, rat din dã chợ bán nhãn được
họp từ rất sớm lúc phố phương vương vấp khói sương, dau vết của một đêm cũ còn
chưa hết Thời gian trôi qua, chợ nơi này đã tồn tại với bao mùa nhãn, chủ vườn từ các
vùng lân cận bẻ nhãn từ khuya đem ra chợ bán, dân buôn đem di các tỉnh tiêu thụ Chợ
phải hop sớm để việc trao đổi nhãn diễn ra thuận lợi, nhãn phải thật tươi mới ngon,
mới giữ được nước, bẻ sớm để thương nhân kịp đưa về các tỉnh thành phố và khi nhãn
đến tay người dùng vẫn còn hơi sương.
Cây nhãn Hương Chỉ là cây nhãn đặc sản được làng tập trung trồng chủ yếu.
Với đặc tính là cây nhãn ngoan, dễ trồng, đem lại sản lượng cao, hiệu quả nguồn kinh
_ tế lớn Diện tích nhãn Hương Chỉ tại làng chiếm 70%, với kinh nghiệm chăm sóc thâm
niên đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh, nếu cây nhãn 100% ra ©
- quả, người dân làng Né ước tính hằng năm thu về 10 — 20 triệu đồng/cây, khoảng 35—
45 ngàn/cân Giá mua tươi phụ thuộc chất lượng nhãn Có những năm mat mùa, thời
tiết xấu, giá dao động 25 — 30 ngan/kg.
Bên cạnh trồng giống nhãn Hương Chỉ, làng còn trồng một số loại nhãn đặc sản
khác như: Nhãn đường phèn, quả nâu, cùi dày hạt màu hanh đỏ, múi có vân, trọng
lượng từ 7 — 8g, độ BRIX”? > 20, ăn ngọt đậm, hương thơm, nhãn này thường dùng
làm quả biếu chất lượng cao, giá bán cao 35 — 45/ngàn/cân, sản lượng thấp do đặc tính
cây tốn nhiều công chăm sóc, Nhãn nước, quả tròn, nhỏ, trọng lượng 0,8 — 1,1 kg/100
quả, màu vàng nâu, cùi trung bình, nhiều nước, rất ngọt và thơm, hạt hình trứng, đen,
loại này làm long nhãn ăn rất ngon Nhãn thóc, quả rất nhỏ, trọng lượng 0,5 —
0,6kg/100 qua, thơm, ngọt, đầu nước,
TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam
cho biết: Các chuyên gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đến viện làm việc và đặt vấn đề:
Sau trái thanh long, Hoa Kỳ đang muốn nhập nhãn và chôm chôm của Việt Nam Tuy
Trang 37nhiên, để vào thị trường Hoa Kỳ, hai loại trái cây này phải đạt chứng nhận Global
GAP"
TS Châu nói: “Ngay bây giờ, các dia phương va HTX phải chủ động liên hệ
với viện, đề nghị hỗ trợ thực hiện quy trình Global GAP Việc đưa hai loại trái cây này
vào Hoa Kỳ nhanh hay chậm là do nông dân quyết định Đây là cơ hội “vàng” không
phải lúc nào cũng có, nên cần nắm bắt ngay mới được”.
Nắm bắt cơ hội kinh tế xuất khẩu nhãn sang Mỹ, làng Nễ Châu là địa phận quan
trọng thiết yếu của xã Hồng Nam về việc cung cấp giống nhãn Hương Chi đặc sản.
Với ưu thế diện tích trồng nhãn đặc sản chiếm 60% toàn xã, làng được chọn là một
trong những làng đi đầu xuất khẩu nhãn sang Mỹ Quá trình kiểm tra chất lượng hoa
quả của nhãn rất kỹ lưỡng, họ đòi hỏi phải kiểm tra độ an toàn thực phẩm trong vùng
dự án xuất khẩu.
Nễ Châu có hơn 32 hộ nằm trong danh sách cấp mã số vùng trồng nhãn đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ Quá trình rà soát, kiểm tra, cung cấp thông tin, số liệu về vùng
trồng nhãn trong dự án xuất khẩu làng Nễ Châu nói riêng, xã Hồng Nam nói chung
đang dần hoàn thiện Tương lai không xa, nhãn lồng làng Nễ Châu, Hồng Nam, Hưng Yên sẽ có mặt trên thị trường Châu Âu Đó là tin vui cho ngành nông nghiệp xuất khẩu
hoa quả của Việt Nam và đồng thời là niềm tự hào của người dân Hưng Yên.
2.2 Nghề sản xuất long nhãn tại làng Nễ Châu
Nhãn là cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao Nhãn Hưng Yên, ngoài là hoa quả tươi, người dân nơi đây còn chế biến nhãn tươi thành long nhãn, có thé để được quanh năm mà không mất chất Bởi qua
nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thé ăn tươi, sdy khô hay đóng hộp.
Từ xa xưa người dân nơi đây đã có nghề truyền thống chế biến long nhãn, qua
nhiều công đoạn, những quả nhãn tươi trở thành những múi long nhãn nhỏ xíu, giòn
thơm Điều đặc biệt trong sản xuất long nhãn là mọi công đoạn, được làm thủ công rất
tỷ mi.
!! Global GAP: chứng nhận toàn cầu về quy trình sản xuất an toàn và truy nguyên được nguồn
Trang 382.2.1 Nguồn gốc hinh thành nghề sản xuất long nhãn
Các cụ già trong làng kể lại rằng, nghề sản xuất long nhãn có từ rất lâu, có thé
bắt nguồn từ nghề thuốc của Trung Quốc Trong bài thuốc các nhà lang hay dùng có
nhãn là một vị thuốc quan trọng tên thường gọi: “long nhãn nhục” Theo sách “Ti han
nông bản thảo kinh”’? gọi nhãn là “ich tri quả” vi đó là thứ qua có tác dụng dưỡng
huyết ích trí thần hiệu Nhãn chín vào tháng 8 âm lịch (thời xưa gọi là “Quế nguyệt”)
quả nhãn hình tròn nên còn có tên là “Quế Viên” (viên là tròn) Mùa nhãn tiếp sau mùa
vải nên còn có tên là Lệ chi nô (lệ chỉ là quả vải, nô là kẻ theo hau) Ngoài ra nhãn còn
những tên khác như “Long mục”, “Viên nhãn”, “Mật bì”,.
Theo Đông y, Long nhãn nhục có vị cam, tính ôn; vào 2 kinh Tâm và Tỳ Có
tác dụng bổ ích Tâm Ty, đưỡng huyết an thần; Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn
nhịp (kinh quý chính xung), mat ngủ hay quên (thất miên kiện vong), kém ăn mệt mỏi
(thực thiểu thể quyện), đại tiện ra máu, phụ nữ băng lậu (tiện huyết băng lậu).
“ “Thân nông bản thảo kinh”: Cuốn sách y dược cổ truyền về thực liệu (là phương pháp căn cứ theo lý luận của ©
y học cỗ truyền tiến hành lựa chọn các thực phẩm phù hợp để gia công chế biến thành các dé a ăn thức tống, lý
nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe) Theo quan điểm của y học cé truyền, lương thực và thực phẩm không chỉ có tác dụng chủ yếu là nuôi đưỡng cơ thể mà còn có công dụng chữa bệnh Sách cô
viết: "Thực vat, bệnh nhân phục chỉ, bat dan liệu bệnh, tính khả sung cơ Bat dẫn sung cơ, cánh khả thích khẩu.
Dung chỉ đối chứng, bệnh tự tiệm du, tức bat đối chứng, diệc vô tha hoạn" (Đồ ăn thức uống không chỉ để ăn
cho no mà còn dùng để chữa bệnh, dùng đúng thì bệnh tự khỏi dần).
Thực liệu cổ truyền phương Đông đã có một lịch sử rất lâu đời Ở Trung Quốc, truyền thuyết xa xưa đã kể
chuyện Thần Nông, người phát minh ra nông nghiệp và Đông dược, từng nêm hàng trăm cây cỏ làm thuốc và làm thức ăn để biết được tính vị của chúng "Thân nông bản thảo kinh", cuốn sách thuốc cổ nhất còn lưu lại đến nay đã ghi lại 365 vị thuốc, được phân ra làm ba loại thượng, trung và hạ phẩm, trong đó đại bộ phận thượng
phẩm chính là các loại lương thực, rau quả và thịt cá thường dùng làm thức ăn hàng ngày Đời Đường, trong
sách "Thiên kim yếu phương", y gia trứ danh Tôn Tư Mao cũng đã dành một chương "Thực trị Thiên" để bàn về thực liệu và cuốn "Thực liệu bản thảo” của Mạnh San với nội dung tổng kết những thành tựu về thực trị trước đó
đã được coi là tác phẩm viết về thực liệu sớm nhất còn lưu đến ngày nay Đời Tống, Trần Trực đã bàn đến việc
dùng dược thiện trị bệnh cho người cao tuổi trong sách "Dưỡng lão thân thân thu" Đời Nguyên, cuốn "Am thực chính yếu" của thái y cung đình Hốt Tư Tuệ là một tác phẩm ni tiếng đề cập đến các vấn đề như 4m thực đưỡng
sinh, dinh dưỡng liệu pháp, vệ sinh ăn uống, ngộ độc thực phẩm, kiêng kị khi có thai Rồi theo dòng chảy của
lịch sử, các tác giả và tác phẩm bàn về thực liệu lần lượt ra đời như Chu Đệ với "Cầu hoang bản thảo", Lý Thời
Trân với "Bản thảo cương mục" (đời Minh), Cao Liêm với "Tuân sinh bát tiên", Vương Mạnh Anh với "Tùy tức
cư ẩm thực phổ" (đời Thanh)
Ở Việt Nam, ngay từ thời Hồng Bàng (2.900 năm trước Công nguyên), cha ông ta đã biết dùng thức ăn để làm thuốc Tác dụng của củ gừng, củ tỏi đã được phát hiện với mục đích làm cho các món ăn hết tanh, có mùi
vị thơm ngon, ấm bụng và dễ tiêu, đã biết ăn trầu để chống lạnh và giữ cho răng bên chắc Trong các tác phẩm
của mình, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lan Ông đã ghi lại nhiều loại ngũ cốc, thực phẩm dùng làm thuốc và có
những kiến giải hết sức độc đáo về thực trị Hai cuôn "Vệ sinh yếu quyết" và "Nữ công thắng lãm" của cụ Hải
Thượng có thể coi là những tác phẩm nỗi tiếng viết về thực dưỡng và thực trị Nhãn vừa là trái quả vừa là thực
phẩm có độ dinh dưỡng cao Vị thuốc “long nhãn nhục” hay “long nhãn” trong Đông y là áo hạt phơi hay say
khô nửa chừng của quả nhãn Trong sách thuốc Đông y “Long nhãn nhục” được xếp trong nhóm thuốc Bồ huyết, cùng Thục địa hoàng, Hà thủ ô, Đương quy, Bạch thược Theo sách “Trung được thú thoại”: Thời xưa, người ta còn phân loại nhãn theo kích thước: Loại to gọi là “Hồ nhãn” (mắt hổ), quả kích thước trung bình gọi là “Long
nhãn” (mắt rồng), loại quả nhỏ hơn là “Nhân nhãn” (mắt người), còn loại nhỏ nhất có tên là “Quỷ nhãn” (mắt quỷ) Đề làm thuốc, chế long nhãn nhục, chỉ sử dụng loại kích thước trung bình.
Neguén: http://ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_258.htm