1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làng nghề chè truyền thống (Làng Lầy, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HOC VÀ TIENG VIET |

ĐÓ THỊ HOA

| TÌM HIẾU VE LANG NGHỆ CHE TRUYÊN THONG | | (LANG LAY, XÃ MINH ĐỨC, HUYỆN PHO YEN,

TINH THAI NGUYEN)

KHOA LUAN TOT NGHIEP BAI HOC

NGANH VIET NAM HOCHệ dao tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

Ha Nội - 2014

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHQGHN

DO THỊ HOA

TÌM HIỂU VE LANG NGHE CHE TRUYEN THONG |

(LANG LAY, XA MINH DUC, HUYEN PHO YEN,TINH THAI NGUYEN)

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH VIỆT NAM HỌC

'Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

Người hướng dẫn: ThS Lê Nguyễn Lê

Hà Nội — 2014

Trang 3

an LOI CAM DOAN

Đề tài khóa luận của tôi là: “Tìm hiểu về làng nghé chè truyền thống

(làng Lầy, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)” Để hoàn thành

bài nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có sự kế thừa những tưliệu và tài liệu từ nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề truyền thống củacác tác gia khác Nguồn tư liệu trích dẫn trong khóa luận đều được chú thíchrõ ràng đảm bảo tính khách quan và tôn trọng bản quyền của tác giả Vì vậy,

tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các vấn đề trìnhbày trong bài nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kìcông trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014

Tác gia khóa luận

` Đỗ Thị Hoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

: Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tan tình của Th§ Lê

Nguyễn Lê Xin gửi đến cô sự tri ân sâu sắc.

Khóa luận đánh dấu sự hoàn thành một quá trình hoc tập của bản thân,

-_ vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thay, Cô của

khoa, trong trường và ngoài trường đã tham gia giảng dạy cho lớp K55 - Việt

Nam học, khóa 2010 - 2014 trong suốt 4 năm qua.

Trong quá trình làm bài khóa luận của mình, tôi nhận được sự giúp đỡ

từ lãnh đạo các cấp chính quyền xã Minh Đức, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ tận

tình của trưởng xóm và các hộ nông dân làm chè tại làng nghề Xin được gửi

lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến UBND xã Minh Đức, bác Ngô Quang

Bộ, anh Nguyễn Văn Sơn và những người dân trong làng nghề với lời cảm ơn

và biết ơn chân thành nhất.

Trong suốt quá trình học tập và làm bài nghiên cứu này, tôi luôn nhận

được sự đóng góp và tin tưởng rat lớn từ gia đình, người thân và bạn bè Đó là

nguồn động lực vô cùng quý giá giúp tôi có thể vượt qua những khó khăn và

hoàn thành nghiên cứu của mình Xin gửi đến gia đình và bạn bè của tôi

những lời cảm ơn chân thành nhất! |

Mặc dù cũng đã rất cố gắng, nhưng do hạn chế về khả năng, trình độ,thời gian bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình

nghiên cứu Kính mong sự góp ý của thầy, cô, gia đình, bạn bè giúp tôi khắc

phục những hạn chế, để tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài của mình

trong những công trình nghiên cứu sau này.

Trang 5

MỤC LUC

MỞ ĐẦU 222 2< S214 112112117111112112 111111171111 T1 TT T1 1 g1 g1 1tr 11 Lý do chọn đề taie.c.cceccceccescsscssssscssssscsscssessseessesseseessessuesussessusssessessecsesssesateatsaneees 1

2 Mục đích nghiên cỨu «+-cscsceexse MẢ ÔÔÔ ¬ 3

3 Lịch sử nghiên cỨu - - ¿- - + ©++S++Et2Et£x£xEEkEEEEkEEEEEEEEEEEEEELEEEEEEEEEErkrkerrrrrrree 4

4 Đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU - - -G- 5 S3 xnxx ng re 7

5 Phương pháp nghiÊn CỨU 5 54x 1T TH TH gà HH ng rư7

6 Bố cục của bài khóa luận - ¿+ +s+tk£tE£EEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEkorkerkrrree 8| | NỘI DUNG

CHUONG 1: KHÁI QUAT VE LANG NGHE CHE TRUYEN THONG

LAY (x4 Minh Đức, huyện Phố Yên, tỉnh Thái Nguyên) - 9

1.1 Lich sử làng nghề chè truyền thống LÂy - 2 2 2+ ©52 22ES2£E+zx+ceee 9

1.1.1 Lich sử hình thành làng LAY cccssccccsessscssseesesssssssssssesssssusssssesssssnssssseeeeee 91.1.2 Lich sử phát triển nghề chè truyền thong ở làng Lây 12

1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .2- ©¿ +e+EEEeSEkeeEkerrrxrrrkerree 17

U50 7 17

1.2.2 Điều kiện tự nhiên -. "— 171.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 265cc treo 241.3 Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên của làng Lầy ảnh hưởng đến việc phát triểnlàng nghề chè - 2 s2 +s+xetxeEtzrxrez ma 26

Ti6u két Chung 8n -34 ÔỎ 27

CHUONG 2: VAI TRO CUA NGHE CHE TRUYEN THÓNG 28

VỚI ĐỜI SONG KINH TE THON LAY oo cceccccecscesssesssesssesessseessseessseessseesnsees 28

2.1 Quy mô sản xuất của nghề Che cecccecceecscecseessesssessessessecsesssecsesssesseesstenveass 28

Trang 6

CHƯƠNG 3: THỰC TRANG BIEN DOI VE VĂN HÓA - XÃ HỘI CUA

LANG NGHE CHE TRUYEN THONG LAY ccccccccccccei 43

3.1 Thực trang những biến đổi văn hóa - xã hội .2- 2-5 szxz+cseee 43

3.1.1 Những biến đổi về văn hóa -+-e-©©+e+©+e©tevEExeeEkerrkerverrrerrved 433.1.2 Những biến đổi về xã hội - -5+ csScseccect2tEEE tt 45

3.2 Định hướng phát triển làng nghề chè truyền thống "— 47

3.2.1 Giải pháp về vốn, quy mô sản xuất, cơ sở hạ tẳng - - 47

3.2.2 Đổi mới công nghệ và bảo vệ môi tường -s©cs©czcsscesreecxee 483.2.3 Quảng bá thương hiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 49

3.2.4 Giải pháp nâng cao nhận thức bảo ton giá trị văn hóa làng nghê 51

8< 790.1 52

4180007 0 53

TÀI LIEU THAM KHAO oooieeccccccccssessssessssssssssesssecssscsssecsssesssecsssessseesecssecsesesnsense 55PHU LUC 90 59

Trang 7

DANH MỤC CÁC Ki HIỆU VA CHU VIET TAT

_ SXCNSXKDTS

TNHH

UBNDVNĐ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bang 1: Diện tích cây trồng của làng Lay giai đoạn 2000 - 2013 (ha)

Bảng 2: Dân số, số hộ và số lao động của xóm Lầy 5 và xóm Lầy 6 năm 2013

(Đơn vị: người)

Bang 3: Tổng hợp kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề chè

năm 2011

Bảng 4: Số lao động tham gia sản xuất và chế biến chè tại trang trại Vạn Tài

năm 2001 - 2013 (đơn vi: người)

Bảng 5: Tổng sản lượng sản phẩm chè khô tại trang trại chè của công ty CP

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢN BO, HÌNH VEHình 1: Bản đồ diện tích sử đụng đất tại làng Lay năm 2009

Hình 2: Sự chuyên dịch cơ cấu sử dụng diện tích đất nông nghiệp của làng

Lầy (năm 2000 - 2013) đơn vị: % |

Hình 3: Doanh thu của làng nghề làm chè truyền thống Lầy qua các năm(2000 - 2013) (đơn vị: triệu đồng) -

Hình 4: Vùng trồng chè tập trung của xóm Lầy 5.

Hình 5: Khu chăn nuôi và khu sản xuất nông nghiệp tập trung của làng Lay.

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước có nên kinh tê nông nghiệp trông lúa nước lâu

_ đời, có lịch sử hình thành các làng nghề từ rất sớm với số lượng các làng nghềnhiều Do nhu cầu hiểu biết về làng xã cũng rất đa dang và phong phú, vi thé

nghiên cứu làng xã Việt Nam từ lâu đã luôn là một đề tài được sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam tập

trung chủ yếu dưới góc độ của các chuyên nghành như: lịch sử, văn hóa, xã

hội học, nhân học Làng nghề Việt Nam đã hình thành và phát triển qua

nhiều thế kỉ Làng nghề Việt Nam đã và đang có những đóng góp không nhỏtrong đời sống người dân nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, làng nghề truyền thống đóng góp không

nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước Trong những năm gần đây, cùng vớiviệc ban hành các chính sách xây dựng nông thôn mới, các chính sách khuyến

khích phát triển làng nghé, làng nghề truyền thống cũng được Đảng và Nhànước quan tâm chú trọng Do vậy, không thể phủ nhận vai trò và những đónggóp quan trọng mà làng nghề truyền thống Việt Nam đem lại Nhận định đượcnhững vai trò quan trọng đó, những nghiên cứu về làng nghề truyền thốngtrong giai đoạn hiện nay đang được giới nghiên cứu rất quan tâm.

Làng nghề với những hoạt động và phát triển có những tác động lớnđến nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân Theo thống kê của Hiệp hộilàng nghề, Việt Nam có khoảng 2.017 làng nghề với hàng trăm nghành nghềkhác nhau, mỗi nghành nghề lại có phương thức sản xuất đa dạng và khácnhau [21; 4] Khi nhắc đến làng nghé, người ta nghĩ ngay đến những làngnghề có bề dày phát triển rất lâu đời ở Bắc Bộ như làng Bát Tràng, làng Ngũ

Xã, làng Kiêu Ky Các làng nghề thường làm những nghề chính nhự: Sơn

mài, thêu ren, mây tre đan, cói, gốm my nghệ, chạm khắc gỗ, đá, dệt, gốm

Các làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc Miền Nam và miềnTrung cũng có các làng nghề nhưng với số lượng ít chỉ khoảng gần 30% số

Trang 11

lượng các làng nghề trong cả nước Các làng nghề tuy phân bố rộng trên khắpcả nước nhưng không đồng đều, rải rác ở các tỉnh thành, mật độ tập trung

đông nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, với nhiều các làng nghề làm nhữngnghành nghề khác nhau Các làng nghề đã và đang đóng một vai trò quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinhtế nông thôn Các làng nghề mang lại thu nhập cho một bộ phận không nhỏ

cho người dân nông thôn, góp phan cai thiện đáng kể nâng cao chất lượng

cuộc sống cho người dân nơi đây Việc giữ gìn và phát triển các làng nghề

truyền thống không chỉ là động lực thúc day lang nghề phát triển mà còn góp

phần vào mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Tỉnh Thái Nguyên được thiên nhiên ưu ái về vị trí địa lý, điều kiện tự

nhiên cùng với lịch sử hình thành có những điều kiện thuận lợi để nghề làm

chè phát triển mà khi nhắc đến xứ Thái là người ta nhắc đến chè Thái Qua 2

festival trà - liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất năm 2011 và liên hoan Trà

quốc tế lần thứ hai năm 2013 được tô chức thành công tại tỉnh Thái Nguyên

-vừa qua nhằm tôn vinh cây chè, các sản phẩm, văn hóa Trà, quảng bá hình

ảnh cây chè thì thương hiệu chè Thái lại càng trở lên thân thuộc hơn với

người dân trong và ngoài nước Để tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đệ nhấtdanh trà” với du khách trong nước và quôc té cùng với mục tiêu phát triển

ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người dân, tăng giá tri

sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, chú trọng phát triển hơn nữa các nghề

sản xuất và chế biến chè của các làng nghề trong tỉnh UBND tỉnh Thái

Nguyên đã ban hành Quyết định số 38/2012/QD - UBND ngày 31 tháng 10năm 2012 về “Quy chế xét công nhận làng nghé, làng nghề truyền thống trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên” Tính đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có khoảng 90

làng nghề và làng nghề truyền thống, trong đó có gần 70 làng nghề làm nghề

chè Việc các làng nghề chè được công nhận sẽ giúp người làm chè có điềukiện để quảng bá, giới thiệu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm với dukhách gần xa Mỗi làng nghề tuy có chung những đặc điểm và đáp ứng đủ

Trang 12

những yêu cầu, tiêu chí của một làng nghề truyền thống nhưng mỗi làng nghề

lại có những đặc trưng riêng của làng nghề truyền thống đó Nghé làm chè có

vị trí quan trọng trong đời sống của người dân lao động trong làng nghề chè.

Mặt khác, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam là pháttriển các làng nghề và nghành nghé ở nông thôn Phát triển các làng nghé vànghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoáđói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Việc hình thành và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống ở nông thôn

có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định

chính trị xã hội.

Do đó, việc triên khai đê tài “Tim hiệu về làng nghê chè truyén thông

(làng Lay, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tinh Thái Nguyên)” nhằm tìm hiểu

và đánh giá thực trạng của một làng nghề làm nghề chè trong tỉnh TháiNguyên Sự ảnh hưởng của nghề làm chè truyền thống đến các yếu tố môi

trường tự nhiên, hoạt động kinh tế, sản xuất, sinh hoạt văn hóa tại làng

nghề làm chè truyền thống Từ đó, đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằmphát triển nghề va làng nghề chè truyền thống Lay của tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu có vai trò quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp

phan phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên Cũng như những nghiên cứuvề làng nghề truyền thống khác, nghiên cứu về làng nghé chè truyền thốngLầy góp phần vào những nghiên cứu về làng nghề truyền thống của Việt Namnói chung và làng nghề chè truyền thống nói riêng Đặc biệt, dưới cách tiếpcận của chuyên ngành Việt Nam học kết quả của nghiên cứu là cơ sở để phân

tích, đánh giá, đưa ra cái nhìn tong quan vé làng nghề chè truyền thống ở Thái

Nguyên hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về làng nghé chè truyền thống, quá

trình hình thành và những đặc trưng của làng nghé chè truyền thống, đánh giá

Trang 13

thực trạng và tiềm năng phát triển nghé và làng nghé, những yếu tố tác động và

ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển làng nghề chè truyền thống Bên

cạnh đó, thấy được những biển đổi về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của làng

nghề chè truyền thống, phát triển làng nghề chè nhằm thúc đây chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỉ trọng làng nghề nói chung và làng nghề chè

truyền thống trong cơ cấu kinh tế làng xã, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải

thiện cuộc sống của người dân nông thôn trong làng Từ đó nhận thấy vị trí và

tam quan trọng của làng nghề chè truyền thống trong việc phát triển nghề sảnxuất, chế biến chè và đưa thương hiệu: “đệ nhất danh trà” của chè Thái nói

riêng và chè Việt nói chung lên tầm quốc tế.

Bài nghiên cứu ngoài tổng hợp nghiên cứu về những đặc trưng làng

nghề chè, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề chè, những

biến đổi về phong tục tập quán, văn hóa, xã hội của làng nghề dưới tác động

của nghề chè truyền thống thì đồng thời dé tài còn thực hiện một số mục tiêu

cơ bản sau: kiến nghị, định hướng, và đề xuất các giải pháp phát triển làngnghề chè.

3 Lịch sử nghiên cứu |

Khi Việt Nam tiến hành CNH - HĐH đối với kinh tế nông nghiệp thì

phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là vấn đề quan trọng Trongđó, những nghiên cứu về làng nghề, làng nghề truyền thống: lại ngày càngđược quan tâm nhiều hơn Vì vậy, vấn đề phát triển nghề, làng nghề, và nhấtlà làng nghè truyền thống ở nông thôn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đượcnhiều tác giả, nhiều nhà khoa học chính quyền các cấp đề cập đến và đã đạtđược những kết quả nhất định Sau đây là tong quan tình hình nghiên cứu liên

quan đến dé tài như sau:

Cuốn sách đầu tiên đề cập đến làng nghề là cuốn Du dia chí củaNguyễn Trãi ra đời vào thế kỉ XV Cuốn sách không chuyên khảo về làng

nghề nhưng trong những phần viết về vùng miền của đất nước có bao gồm

những ghi chép về nghề nghiệp hay sản phẩm đặc trưng của vùng.

Trang 14

Năm 1957, hai cuốn sách viết về nghề thủ công lần lượt xuất ban là

cuốn So thảo lịch sử công nghiệp Việt Nam của Phan Gia Bén và cuỗn Tinh

hình công thương nghiệp Việt Nam thời Lê Mạt của Vương Hoàng Tuyên.

Công trình nghiên cứu của Phan Gia Bên đã phác thảo lịch sử thủ công nghiệptrong hàng ngàn năm, và những tư liệu về nghề thủ công dưới thời Pháp thuộc

được đưa ra có ý nghĩa với các nhà nghiên cứu sau này Cuốn sách như một

công trình khảo cứu về lich sử các nghề thủ công.

Năm 1986, công trình: nghiên cứu về làng nghề của Nguyễn Quang

Ngọc trong luận án tiến sĩ với đề tài “Về một số làng buôn ở Bắc Bộ thé ki

XVII XIX” Tac giả đã cho thấy diện mạo của thương nghiệp làng xã ở việt

Nam trước thế kỉ XX Công trình thuộc lĩnh vực sử học có thể coi là nghiên

cứu có tầm cỡ đầu tiên về làng nghề Bắc Bộ.

Cuốn sách Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề của

Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo (1996) cũng giới thiệu sơ lược về nghề thủ

công truyền thống Việt Nam và nhấn mạnh đến các vị tổ nghề, đưa ra một số

vấn dé lớn trong việc giữ gìn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống.

Cuốn Làng nghề - phố nghề Thăng Long Hà Nội của Trần Quốc Vượng và Đỗ

Thị Hảo (2000), trong cuốn sách tác giả đã nêu lên những đặc trưng của làngnghề và phố nghề ở Thăng Long Hà Nội Nhưng chỉ là cuốn sách tác giả viếtchuyên sâu về làng nghề trong phạm vi Hà Nội chưa được mở rộng ra cáclàng nghề ở nơi khác.

Nghiên cứu của Bùi Văn Vượng (2002) về “Làng nghệ thủ công

truyền thong Việt Nam”, trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra

những đặc điểm nổi bật và riêng biệt của làng nghề làm nghề thủ công

truyền thống Việt Nam.

Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005) đã phân tích vai trò

của làng nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề.Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng trong thời

kỳ đôi mới từ 1986 đến nay.

Trang 15

Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà (2005), các

tác giả đã nêu một cách tổng quan những xu hướng phát triển của các nghề

phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam Phân tích các đặc

điểm và tác động của sự phát triển làng nghề phi nông nghiệp và các làngnghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường “Lang nghề

Việt Nam và môi trường ” của Đặng Kim Chi năm 2005, sự tác động của làng

nghề Việt Nam đến môi trường sống của con người.

Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS

Hoàng Văn Châu (2006) đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cầnthiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Trong những năm gần đây, nghề và làng nghé cũng là dé tài hấp dan

cho nhiều luận văn Tiến sĩ, ThS của các chuyên nghành dân tộc học, văn hóa- dân gian, văn hóa học, sử học, việt nam học Một số dé tài nghiên cứu trong

những năm gần đây như “Làng nghề chạm bạc Đồng Sâm ở Thái Bình” của

Đỗ Tuyết Nhung, “Làng nghề sơn quang Cát Dang” của Nguyễn Lan Huong ,

“Nghề dệt cổ truyền ở Đồng bang Bắc Bộ” của Lâm Bá Nam.

Đánh giá chung:

Tat cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghé,

làng nghề truyền thống tập trung ở các mặt chính sau:

Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp

Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về

thực trạng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thốngtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nhất là nghiên cứu về làng nghề chè truyền

Trang 16

thống của tỉnh Thái Nguyên Về quá trình hình thành, đặc trưng của làng nghềchè truyền thống, những ảnh hưởng của nghề làm truyền thống đến sự chuyên

dịch cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của làng nghề chè và định hướng phát

triển nghề làm chè truyền thống.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề trồng chè truyền thống

làng Lầy bao gồm hai xóm Lay đó là: xóm Lay 5 và xóm Lay 6 của xã Minh

Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: _

Không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trong làng nghềLay làm nghề chè truyền thống: xóm Lay 5 và xóm Lầy 6, xã Minh Đức,

huyện Phổ Yên, tinh Thái Nguyên.

Thời gian: Nghiên cứu về nghề làm chè trong những năm gần đây của

làng đây của làng nghề chè truyền thống Lầy bao gồm hai xóm: xóm Lay 5 và

xóm LẦy6 _

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp định lượng và phương pháp định tính,

phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau:

Trong quá trình thực hiện đề tài này ngoài việc sưu tầm sử dụng những

lý thuyết nghiên cứu trước đây về làng, làng nghề, những tư liệu viết về làng

nghề chè truyền thống, bài nghiên cứu này còn điều tra, khảo sát thực tế và

đến làng nghề chè truyền thống lang Lay bao gồm cả 2 xóm: Lay 5, và Lay 6,xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) dé có thé lẫy được những tư

liệu chính xác và đầy đủ nhất từ những người dân lao động sản xuất đến

những nguồn tư liệu từ báo cáo, thống kê, bảng biểu của UBND xã Minh

Đức, của những người lãnh đạo chính quyền địa phương nơi đây để phục vụ

bài nghiên cứu của mình Nhiều những tư liệu không được ghi chép lại vì vậy

phải căn cứ vào những tư liệu thực địa, tư liệu vật chất và tư liệu truyền

miệng của người dân trong làng.

Trang 17

Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình viết bài nghiên cứu còn sửdung các phương pháp: Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp.

6 Bố cục của bài khóa luận |

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo và phụ lục ảnh bài

khóa luận gồm 3 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Khái quát về làng nghề chè truyền thống Lay (xã Minh Đức,

huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) - |

Chương 2: Vai trò của nghề chè truyền thống với đời sống kinh tế

làng Lầy.

Chương 3: Thực trạng biến đối về văn hóa - xã hội của làng Lay.

Trang 18

NOI DUNG

CHUONG 1: KHAI QUAT VE LANG NGHE CHE TRUYEN

THONG LAY (xã Minh Đức, huyện Phố Yên, tinh Thái Nguyên)

1.1 Lịch sử làng nghề chè truyền thống Lầy1.1.1 Lịch sử hình thành lang Lay

Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông

thôn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng lãnh thổ xác

định Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt Vietlex, trung tâm từ điển học,NXB Đà Nẵng, “Làng là đơn vị dân cư nhỏ nhất ở nông thôn ở vùng đồng

bằng và trung du Việt Nam thường có đời sống riêng về nhiều mặt” [38; 698].Như vậy ta có thé hiểu làng là một khối người quây quan ở một nơi nhất định

trong nông thôn Làng là một tế bào của xã hội của người Việt, là một tập hợp

dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng Đó là một không gian lãnh thổ nhất

định, ở đó tập hợp những người dân quan tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.

Ở nước ta làng xã được chia làm 4 loại chính: Làng thuần nông, làng

buôn bán, làng nghề và làng chài Làng Lầy thuộc xã Minh Đức huyện Phổ

Yên tỉnh Thái Nguyên là làng thuần nông nghiệp Thời xa xưa người dân nơi

đây chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng lúa nước là chính, nhưng sau này do

vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho việc trồng và phát triển cây

chè, lang đã chuyển dan từ nền nông nghiệp canh tác độc canh cây lúa sang

trồng sản xuất cây chè Hiện nay, làng Lầy thuần nông nghiệp đã trở thành

làng nghề trồng cây chè truyền thống, lấy cây chè làm cây chủ lực trong nền

kinh tế của người dân nơi đây.

Trước năm 1945, xóm Lay 5 có tên là thôn Vườn Tràm vi ở đây nhiều

cây Tràm, xóm Lay 6 có tên là thôn Ấp Đồi vì dan cư ở đây sinh sống quanhmột cái đổi nên gọi là Ấp Đồi, 2 thôn Vườn Tràm và Ấp Đồi về mặt hành

chính thuộc xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Sau năm 1945tên gọi thôn Ấp Đồi và thôn Vườn Tràm không còn nữa mà thay vào đó là tên

gọi làng Lay Tên gọi lang là làng “Lay” do:

Trang 19

Thứ nhất, nghe các cụ ở làng kể lại, trước đây, khoảng 2/3 diện tích

canh tác của làng là đầm lầy, hay còn gọi là “ruộng thụt”, chỉ duy nhất ở làngnày là diện tích ruộng lay, thụt lớn Gọi là “ruộng thụt” là do ruộng lầy đến

mức người dân cấy lúa đất ruộng lầy và người bị thụt xuống ngập quá đầu

gối, có nơi ngập cả 1⁄2 người Ở làng có mấy cánh đồng đều bị lầy như vậy,như đồng Ao Chu, đồng Cộc Mốc, đồng Nếp, đồng Thụt hay đồng Na Năng,đồng Cửa Đình, đồng Dốc Đá Các cánh đồng trên rất lầy nên người lao

động muốn canh tác trồng lúa ở những cánh đồng này hầu hết sử dụng quốc

để làm đất cấy chứ không sử dụng được sức kéo của trâu, bò hay làm bằng

máy cày, máy bừa được Thứ hai, do đường làng trước đây chưa được sửa

sang và nâng cấp, do vậy cứ trời mưa là đường lại rat ban và lay, lầy đến mức.không đi xe được, hoặc đi bộ cũng lo bị trượt chân Vì hai lý do đó nên làng

mới có tên gọi là làng Lầy Từ đó thôn Vườn Tràm có tên gọi là xóm Lay trên

và thôn Ấp Đồi là xóm Lay dưới.

Năm 1954, do phân chia lại hành chính, xã Minh Đức được thành lập,

xóm Lay trên và xóm Lay đưới tách khỏi xã Phúc Thuận trở thành 2 xóm thuộc

-xã Minh Đức Năm 1960, lang Lay cùng sản xuất và sinh hoạt văn hóa làng

chung tại nhà kho của Hợp tác xã Lầy hay còn gọi là “sân đập lúa của làng”.

Gọi là hai xóm Lay trên và xóm Lay dưới nhưng hai xóm đều dưới một bộ máy

quản lí: một trưởng xóm, công an viên của xóm, cùng chung các đoàn thể như

Hội Phụ Nữ, hội Cựu Chiến Binh, hội Nông dân, đoàn Thanh Niên Hai xóm

tuy hai mà là một đều thuộc làng Lầy, chưa tách riêng biệt về mặt hành chính.Những năm đó xã Minh Đức có bao nhiều làng là có bấy nhiêu hợp tác xã, mỗi

làng là một hợp tác xã, làng Lay là thuộc hợp tác xã Lay.

Năm 1964, hợp tác xã Lầy cũng không còn tồn tại nữa mà sáp nhập với

hợp tác xã Thuận Đức và hợp tác xã Hồ thành một hợp tác xã lấy tên là hợp

tác xã Thuận Đức Hợp tác xã Thuận Đức này là một trong 3 hợp tác xã của

xã Minh Đức lúc bấy giờ, hai hợp tác xã còn lại là hợp tác xã Đầm Mương vàhợp tác xã Hợp Thịnh Làng Hồ có xóm Hồ 1 và xóm Hồ 2, làng Thuận Đức

Trang 20

có xóm Thuận Đức 3 và xóm Thuận Đức 4, làng Lay có xóm Lay 5 và xóm

Lay 6 Vì vậy, gọi xóm Lay 5 và xóm Lay 6 cũng hình thành từ năm 1964 đếnthời điểm hiện tại Hai xóm Lay 5 và xóm Lay 6 vẫn cùng chung một trưởngxóm, chung một nhà văn hóa, chung về mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt,

cùng có những nét văn hóa tương đồng.

Cuối năm 1976, trong xã Minh Đức không còn tồn tại 3 hợp tác xãThuận Đức, hợp tác xã Dam Mương va hợp tác xã Hợp Thịnh hoạt động riêng

biệt ở từng khu vực nữa mà tất cả 03 hợp tác xã này hợp nhất thành một hợp

tac xã nông nghiệp toàn xã duy nhất đó là hợp tác xã Minh Đức, làng Lay khiấy cũng thuộc hợp tác xã toàn xã Minh Đức Năm 1989, sau khi hợp tác xãMinh Đức tan rã, chế độ hợp tác xã bị phá bỏ do sản xuất đình trệ, làm ăn tậpthể không tạo ra thu nhập, đời sống của người dân khổ cực Lãnh đạo chínhquyền địa phương tiến hành đo đạc và phân chia lại ruộng đất Xóm Lầy 5 và

xóm Lay 6 cũng thời điểm đó chính thức tách ra thành 2 xóm thuộc làng Lay.

Hai xóm chính thức riêng biệt về mặt hành chính và cả về sinh hoạt văn hóa.

Ngày nay, tuy là 2 xóm riêng biệt nhau, nhưng chính vì lí do trên nên những

điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của hai làng không có nhiều sự khác biệt.

Hơn nữa, cả hai xóm về vị trí địa lý nằm cạnh nhau và cùng được công nhận

là làng nghề chè truyền thống vì vậy trong bài nghiên cứu sẽ đề cập đến cả hai

xóm Lay, thuộc làng Lay.

Theo lời của các cụ bô lão trong làng ké lại thì những cư dân đầu tiênđến lập làng Lầy từ cách đây khoảng hơn một trăm năm là các cụ Tổ của Ba

dòng họ: Nguyễn, Đỗ, Ngô Phổ Yên là quê hương của dòng họ Đỗ, tại xãTân Lập có đền thờ của danh nhân cụ Đỗ Cận, người được ghi danh ở văn

miéu Quốc Tử Giám Ba dòng họ Nguyễn, Đỗ, Ngô chiếm gần 1/3 tổng số cư

dân trong làng (xóm Lay 5) Sau 3 dong họ đó đã có nhiều dòng họ khác cũng

đến nhập cư như họ Cao, họ Đặng, họ Lưu, họ Vũ, họ Phạm, họ Đoàn Các |

dòng họ này cũng đến làng sau đó chỉ là những dòng họ nhỏ, ít người nhưng

cũng có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa trong làng Hiện nay, làng

Trang 21

không có một dòng họ nào có nhà thờ dòng họ hay gia pha nao còn lại, kể ca

các đòng họ lớn trong làng Các tư liệu hầu hết chỉ là truyền miệng hay từnhững cụ cao tuổi còn sống trong làng.

1.1.2 Lịch sử phát triển nghề chè truyền thông ở làng Lay

a) Truyén thống là thuật ngữ dùng dé chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm

của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thếhệ này qua thế hệ khác.

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn giải thích khái niệm: “Nghề truyền thống là

nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính

riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai

một, thất truyền.”

Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một

dòng họ, một làng, một vùng Trong những làng nghề truyền thống, đa số người

dân đều hành nghề truyền thống đó Ngoài ra, họ còn có thể phát triển những

nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghé truyền thống.

b) Nghề truyền thống (theo Thông tư 116/2006/TT - BNN ngày

18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giải thích rằng nghềtruyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩmđộc đáo, có tính riêng biệt và được lưu truyền và phát triển ngày này hoặc cónguy cơ bị mai một, thất truyền [9; 52] và phải đạt 03 tiêu chí sau:

Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề

nghị công nhận.

Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.

Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của

làng nghề.

Các tiêu chí xác định làng nghề

Làng nghề được công nhận (theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:

Trang 22

Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo Vũ Từ Trang: “ làng nghề, phường nghề là nơi lưu giữ nghề thủ

công lâu đời Nghề thủ công đó, đã thu hút hầu hết lao động chính ở vùng đó

tham gia và tạo ra giá trị kinh tế chính cho khu vực nơi đó” [45; 1 1].

Theo nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS Hoàng Ngọc Hòa, PGS TS Vũ

Văn Phúc cho rằng: “làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn

(làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuấtkinh doanh độc lập Thu nhập từ cái nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị

sản phẩm của toàn làng” [23; 13].

Làng nghề theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt Vietlex, trung tâm từđiển học, NXB Đà Nẵng thì “làng nghề là làng làm một nghề thủ công truyềnthống” [38; 698].

Như vậy theo những tiêu chí xác định làng nghề qua thông tư trên của

BNN và những quan niệm trên ta có thể những điểm tương đồng trong các

khái niệm về làng nghề: “Làng nghề được cấu thành bởi hai yếu tố làng vànghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộgia đình sinh sống bằng nghé thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt

chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.

Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) Theo Thông tư

116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề

truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.

Theo nhóm tác giả Mai Thế Hon, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc “

LNTT là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống đượctách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập

chiếm thành phan chủ yếu trong năm Những nghé thủ công đó được truyền từ

13

Trang 23

đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ Cùng với thử thách của thời gian,các làng nghề thủ công này trở thành một nghề nỗi trội, một nghè cố truyền,tỉnh sảo Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị

trường” [23; 15]

Như vậy LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời

gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác Trongcác LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghé cổ truyền hoặc một vài dòng

họ chuyên làm nghề và duy trì nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc

dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.

Làng nghề làm chè truyền thống Lầy từ bao đời nay cây chè gắn bó vớingười dân nơi đây, cây chè góp phân vào việc phát triển kinh tế xã hội của địaphương cũng như góp phần vào sự nghiệp CNH - HDH đất nước Từ nhữngnăm 50 của thế ki XX, người dân nơi đây đã trồng, chăm sóc, chế biến chè khô

để bán ra thị trường và đóng gói sản phẩm cho nông trường chè Bắc Sơn làm

thành chè đen để phục vụ cho xuất khẩu Nông trường chè Bắc Sơn thành lậptừ năm 1957 chuyên sản xuất chế biến chè, xả và chăn nuôi Năm 1994, Nông

trường chè Bắc Sơn đổi tên thành xí nghiệp chè Bắc Sơn chuyên chế biến và

xuất khẩu chè đen Theo lời của ông Hoang Phục Hưng Đội trưởng đội sảnxuất tại Tổng công ty chè Việt Nam đã nghỉ hưu cho biết: “Thời bấy giờ do

công nghệ chế biến chè ở các hộ trồng chè còn thô sơ, lạc hậu, người dân:

nghèo không có đủ tiền để đầu tư nhà sao chè và máy móc chế biến chè vì vậyngười dân chỉ trồng và thu hoạch chè tươi rồi mang thành phẩm chè tươi đi bán

lại cho xí nghiệp chè Bắc Sơn dé xí nghiệp sản xuất sản phẩm chè khô” Nhưng

khoảng 10 năm trở lại đây, người dân không còn bán theo hình thức chè tươi

nữa, họ đầu tư nhà sao chè cùng với hệ thống máy móc chế biến tại nhà thành

sản phẩm chè khô.

Trước đây, chè được coi là sản phẩm phụ sau cây lúa nhưng khoảng 20năm trở lại đây, chè là cây chủ lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã MinhĐức nói chung và làng Lay nói riêng Trong đó có 18 xóm chuyên thâm canh

Trang 24

cây chè, 12 xóm tập trung sản xuất chè theo hướng kinh doanh hàng hóa chấtlượng cao Trong đó, 3 làng nghề chè truyền thống xóm 1, xóm Lay 5, xómLay 6 có tổng diện tích trên 165 ha, với 210 hộ dân chuyên sản xuất chè theohướng thâm canh trên diện tích 80 ha Những làng tham gia sản xuất chè trongxã tuy nhiều chưa đáp ứng đủ tiêu chí của một làng nghề chè truyền thống nên

chưa được công nhận làng nghề chè truyền thống.

Những diện tích đồi núi trống không canh tác, bỏ hoang, và những diện

tích đất bạc màu tại các làng trong xã Minh Đức Dưới sự chỉ đạo sát sao vànhững chính sách của Dang ủy HĐND - UBND, các ban nghành đoàn thé xã,

chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hàng

loạt các diện tích ấy đã được trồng chè cảnh, chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên,

TRI 777, PHI, chè Bát Tiên Những loại chè cho năng suất và sản lượng cao

đã được thay thế cho giống chè hạt cũ mà cha ông đã trồng từ những năm

trước đây cho năng suất và chất lượng thấp hơn rất nhiều so với giống mới.

Từ những giá trị đích thực do cây chè mang lại, cây chè đã giúp người dân

-trong làng nghề có công ăn, việc làm ôn định, giá trị cây chè được xác định là

sản phẩm hàng hóa, giao lưu và trao đổi mang lại thu nhập chính cho người

dân nơi đây |

Vi vậy trưởng xóm Lay 5 Ngô Quang Bộ và trưởng xóm Lầy 6 NguyễnVăn Sơn, quyết định họp những hộ làm nghề chè trong làng lại để lấy ý kiến

thống nhất về việc xây dựng hồ sơ trình lên UBND xã yêu cầu xét nhận làng

nghề chè truyền thống cho làng Ngày 02/12/2012 tại hội trường UBND xãMinh Đức, họp xét và đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương

Thái Nguyên xem xét hồ sơ dé nghị công nhận làng nghề chè truyền thống

của 3 xóm trong xã Minh Đức đó là 3 xóm: xóm Lay 5, xóm Lay 6 và xóm 1.Ngày 14/01/2013, UBND xã Minh Đức gửi tờ trình về việc đề nghị công nhận

làng nghề chè truyền thống cho 3 làng đến UBND huyện, UBND huyện gửi

hé sơ trình UBND cấp tỉnh xét duyệt công nhận làng nghề chè truyền thống

của các xã gửi Qua xét duyệt hô sơ cùng các tờ trình của các đơn vi ngày

15

Trang 25

11/09/2013, UBND tinh Thái Nguyên, ban hành quyết định công nhận 10

làng nghề, 13 làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2013 của tỉnh Thái

Nguyên Các làng nghề chè đều đạt các tiêu chí theo quy định tại quyết địnhsố 38/2012/QD - UBND ngày 31/10/2012 của tỉnh Thái Nguyên Làng nghề

chè truyền thống Lầy bao gồm xóm Lay 5 và xóm Lay 6 cũng đều đạt những

yêu cầu, chỉ tiêu đó.

Theo khái niệm LNTT Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề

truyền thống được hình thành từ lâu đời” Và những tiêu chí xác định làng nghề

ở phía trên xóm Lay 5 và xóm Lay 6 có đầy đủ và hơn cả những tiêu chí của

một làng nghề truyền thống:

Tên nghé của làng: trồng và chế biến chèSố hộ tham gia làm nghề: trên 90%

Số năm hình thành nghề tại làng: trên 52 năm.

Các tiêu chí về sản xuất công nghiệp năm 2011 là:

| Tổng doanh thu đạt: 6.000 - 6.700 triệu đồng

Giá trị SXCN năm 2011 đạt: 5.500 - 6.000 triệu đồng

Thu nhập bình quân lao động làm nghé: 2,0 đến 2,5 triệu đồng.

Các tiêu chí về môi trường: Đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường và

an toàn lao động theo quy định hiện hành

Các tiêu chí về quy định của địa phương, pháp luật của nhà nước: Chấp

hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

các quy định của địa phương.

Những tiêu chí trên đủ để xóm Lay 5 và xóm Lầy 6 trở thành làng nghềchè truyền thống cấp tỉnh, được sự quan tâm của địa phương, Đảng ủy, chính

quyền các ban ngành đoàn thể trong xã khuyến khích tạo điều kiện phát triển

thương hiệu chè, các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương vào thu mua

Trang 26

bàn xã Minh Đức giáp với xã Vinh Sơn của thị xã Sông Công ở phía Bắc,

giap với hai phường Phố Cò và Thắng Lợi cùng thuộc thị xã Sông Công ở

phía đông bắc Phần ranh giới còn lại của xã Minh Đức đều giáp với các xã

khác cùng huyện Phổ Yên: phía Đông với xã Đắc Sơn, phía Đông Nam với

xã Vạn Phái, phía Nam với xã Thành Công và phía Tây giáp với xã Phúc

Thuận và thị tran Bắc Sơn.

Xã Minh Đức gồm 20 xóm: xóm Hồ 1, xóm Hồ 2, xóm 3 Thuận Đức,

xóm 4 Thuận Đức, xóm Lay 5, xóm Lay 6, Cham 7A, Cham 7B, Cham 7C,Đậu 8A, Đậu 8B, Cầu Giao 9A, Cầu Bing, Ba Quanh, Thống Thượng, Dam

Muong 1, pam Muong 2, Dam Muong 3, Dam Muong 4, Tan Lap.

Xóm Lay 5 thuộc phía Tây xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên Phía Bắc giáp xóm Lầy 06 xã Minh Đức, phía Nam giáp xóm Hồ 01,xóm Hồ 02, phía Tây giáp với Đội 03, phía Đông giáp với thị tran Bac Sơn.

Xóm Lay 6 cũng nằm ở phía Tay xã Minh Đức cách trung tâm xã 4km,

huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Phía Bắc giáp với xóm Lầy 5, xã Minh

Đức, huyện Phổ Yên, tính Thái Nguyên Phía Nam giáp với xóm Đậu, xã

Minh Đức, phía Đông giáp với xóm Đồng Đông xã Thành Công Phía Tây

giáp với xóm Déo Nira xã Phúc Thuận.

1.2.2 Điều kiện tự nhiênĐịa hình, đất

Về mặt địa hình: Lang Lay thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc

nên cũng có nhiều đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng, diện tích đồi núithấp chiếm phần lớn diện tích của hai làng Bên cạnh đó cùng các cánh đồng

ruộng bậc thang bị chia cắt nhỏ lẻ ở từng khu riêng biệt, tạo thành những cánh

đồng ruộng có những đặc điểm địa chất khác nhau thuận lợi cho việc canh tác

Trang 27

những cây trồng khác nhau vào những mùa vụ khác nhau của năm Từ đó tạo

ra những sản phẩm nông nghiệp đa dang và phong phú Có đồng chỉ có thé

canh tác trồng lúa nước hai vụ như đồng Thụt, đồng Cửa Đình, đồng Lớn

Một vài cánh đồng khác như đồng Na Dưỡng, đồng Trên, đồng Na Nang có

thé trồng được cả cây lương thực cây lúa và cây hoa màu, người dân lao động

cay lúa một vu và vụ còn lại trồng cây ngô, lạc, khoai, đậu tương Vào mùa.

đông, thời tiết khí hậu lạnh, người dân có thể trồng rau vụ đông để phục vụ

nhu cầu ăn uống của nhà mình.

Bên cạnh những vùng đất đôi núi thấp người dân ngoài trồng chè là cây

công nghiệp lâu năm, họ còn sử dụng diện tích đó để trồng các loại cây khác

như: sắn cao sản cho năng suất cao, ngô dé bán cho Hội Nông Dân Các câyngô, khoai lang, cây sắn loại thường cung cấp thức ăn cho đàn gia súc và gia

cầm của gia đình người nông dân Ngày nay, diện tích đất trồng sắn, ngô đãgiảm đi rất nhiều, chỉ còn lại một số hộ chăn nuôi đàn gia súc, dan gia cam

với số lượng nhiều thì mới trồng sản phẩm phụ này với diện tích nhỏ không

đáng kê dé cúng cấp thức ăn cho động vật Các cánh đồng ruộng ở làng đều làruộng bậc thang thuận lợi cho việc tháo và bắt nước vào ruộng Dat đồi núithấp trồng cây chè hầu hết là những nương chè có độ dốc vừa phải để chè có

thê thoát nước vào mùa mưa và giữ nước vào mùa khô.

Trang 28

Hình 1: Ban đồ hiện trang sử dung đất tại làng Lầy năm 2009

19

Trang 29

Chú thích:

LUC: Dat chuyên trồng lúa

LUK: Dat trồng lúa khác

BHK: Dat bằng hàng năm khác

ONT: Dat ở nông thôn

LNC: Dat cây lâu năm ăn quảCLN: Dat trồng cây lâu nămRST: Dat trồng rừng

TSN: Dat nuôi trồng thủy sản ngọt

Hình trên cho ta thấy hiện trạng sử dụng đất của làng LẦy năm 2009.Diện tích đất trồng cây lúa và đất ở chiếm phần lớn diện tích Ngoàidiện tích đất chuyên trồng lúa thì diện tích đất trồng lúa khác (LUK) trên các

cánh đồng có khả năng trồng lúa một vụ cũng chiếm diện tích khá lớn Diện

tích đất trồng rừng trên các đổi núi thấp cũng chiếm phan lớn diện tích của

làng Diện tích đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây lâu năm ăn quả chiếm

diện tích nhỏ hơn Nhưng hiện nay, diện tích trồng rừng của làng đã giảm đi,

người dân phá rừng đi và trồng cây lâu năm đó chính là cây chè cho thu nhập

nhanh hơn và lớn hơn so với rồng rừng, rừng cây nay được người dân thaybằng rừng chè Đồng thời điện tích trồng cây lúa cũng thu hẹp người dân bỏhoang không canh tác lúa cũng rất lớn Do làm nghề chè cho thu nhập caohơn và đỡ vất vả hơn trồng lúa nên người dân trong làng không trồng lúa

nhiều như trước.

Đất làng Lầy phần lớn là diện tích là đất đồi núi, đất feralit trên đá

phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du),

đất pha cát Đất ở đây không phì nhiêu, màu mỡ như ở các vùng đồng bằng,các loại đất này không thật thuận lợi cho việc trồng cây lúa vì vậy sản lượngvà năng suất thấp, ruộng ở làng là ruộng bậc thang Tuy nhiên diện tích lớnđất đồi núi lại thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, đổi núi dốc

có thê thoát nước vào mùa mưa thuận lợi cho việc trông và chăm sóc cây chè.

Trang 30

Diện tích đất nông nghiệp của lang Lay lớn chiếm trên 70% tổng cơ cấu điệntích đất của làng Trong đó đất trồng cây lương thực (cây lúa) và đất trồng cây

_ công nghiệp (cây chè) chiếm diện tích lớn nhất Trong 10 năm trở lại đây,

trong cơ cấu đất canh tác có sự chuyên dich mạnh, diện tích đất trồng cây lúa

giảm mạnh, diện tích đất trồng cây chè tăng nhanh.

Để thấy rõ sự chuyển đổi trong điện tích nghành trồng trọt ta có bảng sau:

Bang 1: Diện tích cây trồng của làng Lay giai đoạn 2000 - 2013 (ha)

Nguồn: 02 trưởng xóm tại làng nghề chè truyền thông Lay

Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp của làng Lầy gần hơn 150 ha.Trong đó diện tích trồng cây công nghiệp chiếm gần 1⁄2 diện tích đất canh tác,sẽ còn tăng trong những năm tới do diện tong diện tích đất trồng cây chè ở

làng Lầy vẫn còn chưa được sử dụng hết Tổng diện tích trồng cây công

nghiệp của làng Lầy trên 80 ha, nhưng hiện tại người dân làm chè ở đây mới

trồng và chăm sóc được hơn 1⁄2 đất trồng cây công nghiệp hiện có trong làng.

Diện tích trồng cây chè ngày càng tăng năm 2000 mới chỉ có 25 ha đến năm

2013 tăng lên gấp đôi 54 ha Hơn 10 năm mà diện tích trồng cây chè tăngnhanh do lợi ích về kinh tế từ việc sản xuất chè đem lại cho người dân nên cáchộ dân ngày càng mở rộng diện tích Diện tích trồng cây lúa giảm đi rõ rệt do

thu nhập không lớn bằng trồng cây chè nên người dân ít cấy lúa hơn Năm

Trang 31

2000 diện tích trồng cây lương thực là 58 ha, đến năm 2013 giảm xuống còn

42 ha Diện tích trồng cây ăn quả và cây trồng khác có xu hướng tăng nhẹ do

nhu cầu tự phục vụ của người dân.

Dưới đây là hình vẽ thê hiện sự chuyển dịch cơ cấu đất ngành trồng trọttại làng Lay:

Hình 2: Sự chuyển dịch cơ cầu sir dụng diện tích đất nông nghiệp

của làng Lầy (năm 2000 - 2013) đơn vị: %

Sự chuyển dịch cơ cấu đất trồng trọt trong ngành nông nghiệp ở làng

Lay Ti trọng đất trồng cây lương thực giảm năm 2000 chiếm 50% đến năm

2013 giảm xuống còn 31% Tỉ trong đất trồng cây công nghiệp tăng nhanh

năm 2000 là 22% đến năm 2013 tăng lên 40% Xu hướng trong một vài năm

tới cơ cấu đất trồng trong ngành trồng trọt vẫn tiếp tục có sự thay đổi Tỉ trọng

đất trồng cây công nghiệp, cây chè vẫn tiếp tục tăng lên do diện tích đất trồng

cây công nghiệp chưa được sử dụng trong làng còn lớn.

Ngoài con sông Đất từ Tam Đảo chảy qua cạnh ven rìa làng, cung cấpnước cho việc trồng chè, các loại cá, tôm, cua cho người dân, thì do địa hình

Trang 32

không bằng phẳng có nhiều chỗ trũng sâu nên làng có hệ thống hồ ao đầm

chang chit Hệ thống mặt nước tự nhiên ấy, cùng các kênh mương của làng

tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho cây lúa vào vụ Chiêm

cùng các loại cây hoa màu và cây trồng khác vào mùa đông.

Bên cạnh đó ven ria làng Lay còn có hồ Núi Ché với diện tích nước mặt

lớn, cũng là đanh giới của xóm Lay 5, xóm Lầy 6 với xóm Đậu cũng là nguồn

nước lớn nhất của làng Hồ được chăn thả cá với số lượng lớn, vừa để khách

du lịch đến làng câu cá làm thú vui vừa cung cấp nước cho sản xuất nông

nghiệp trồng lúa vào những vụ lúa Chiêm ở những cánh đồng dưới thiếu nước

vào mùa đông, cả 2 làng nghề chè ven hồ đều được cung cấp nước tưới cho

trồng và chăm sóc chè Cùng với hệ thống nước ngầm vô cùng phong phú,

người dân đã khai thác, đào giếng, múc ao, đầm tạo thành những ving tring

chứa nước dùng cho sinh hoạt và lao động sản xuất vào mùa khô.

Khí hậu

Do làng Lầy là một làng nằm trong vùng trung du và miền núi phíaBắc, thuộc khu vực Đông Bắc, vì thế cũng mang những đặc trưng của khí hậu

vùng Đông Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới âm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại

chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, tuy địa hình không

cao như Tây Bắc, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa

Đông Bắc, nên có màu đông lạnh nhất nước ta Bởi vậy, có thế mạnh đặc biệt

dé phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (cây chè), vùng trung du

và miền núi phía Bắc là vùng chè lớn nhất cả nước Mùa khô kéo dài từ tháng

10 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa kéo đài từ tháng 5 đến tháng 9 Mùa mưalượng mưa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây

chè, do sản lượng của búp chè chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa, lượngmưa lớn búp chè sinh trưởng tốt cho năng suất và sản lượng búp cao vì vậy

mùa mưa tương ứng với vụ chè mùa của người dân Mùa mưa cho sản lượng

chè lớn, chất lượng chè ngon hơn và nhất là ít phải chăm bón Tuy nhiên, mùakhô thì ngược lại, lượng mưa thấp, khí hậu lạnh giá vì vậy mùa này là mùa

23

Trang 33

nông nhàn của người dân, chè không còn được thu hoạch nhiều nữa, giảm

mạnh về sản lượng và chất lượng chè Nhiệt độ trung bình của thôn vào mùa

hè trung bình khoảng 27°C - 32°C, đây là nhiệt độ thích hợp cho cây chè sinh

trưởng và phát triển Mùa đông, nhiệt độ của thôn thấp trung bình 15°C

-17°C, nhiệt độ này búp chè chậm sinh trưởng, mầm chè tạm ngừng sinh

trưởng, các hoạt động sống của cây chè duy trì ở mức thấp Lượng mưa, nhiệt

độ cùng với độ âm không khí, cường độ ánh sáng của làng Lầy cũng thích

hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, làng Lầy thuộc vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi TamĐảo cao trên dưới 1.000 m so với mực nước biển là điều kiện lý tưởng cho

phẩm chất chè được hoàn thiện Nói một cách hình ảnh thì dãy núi Tam Đảo

là tim bình phong khổng lồ che chắn ánh nắng mặt trời phía Tây, như một

mang lọc tự nhiên của hệ sinh thái, tao ra ánh sáng tan xạ và một bau khí

quyển tương đối mát mẻ phù hợp với sự phát triển của cây chè để ra đời một

sản vật 4m thực quý giá.

1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và nguồn lao động

Theo báo cáo của UBND xã Minh Đức, làng Lay có gần 200 hộ dân,trong đó xóm Lay 5 là trên 90 hộ, xóm Lay 6 là trên 80 hộ (năm 2013), với

tổng số dân là: trên 650 nhân khẩu Cư dân chủ yếu là người Kinh, xóm Lay 5

duy nhất chỉ có hai hộ là người dân tộc nhập cư vào làng là dân tộc Thổ, và

dân tộc San Diu Xóm Lay 6 có nhiều các dân tộc anh em hơn, có 4 dân tộccùng sinh sống với dân tộc Kinh tại làng đó là dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao,

dân tộc Mán, dân tộc Thổ Tuy nhiên, dân tộc Kinh vẫn chiếm số đông nhấttrong cả làng Lay Các hộ dân trong làng nghề chủ yếu làm nông nghiệp làchính Ngoài ra cũng có những cư dân từ nơi khác đến như Nam Định, Hà

Tây, Cao Bằng đến làng sinh sống và lập nghiệp Một vài cư dân trong làng

không phải là dân tộc Kính va cư dân nhập cư đến làng họ mang theo bản sắc

văn hóa riêng của dân tộc họ, và nơi họ đã từng sinh sống đến làng, làm cho

văn hóa làng thêm phong phú hơn, đa dạng hơn.

24

Trang 34

Số lượng người đang trong độ tuổi lao động lớn, của cả 2 xóm chiếm

trên 1⁄2 tông số dân trong làng Vi vậy nguồn lao động dồi dao, tuy nhiên mộtvài năm trước, hầu hết lao động trong độ tuổi từ 17 tuổi — đến 25 tuổi học tốtnghiệp THPT hoặc THCS đều ra ngoài xin việc và làm ở những khu côngnghiệp, làm cho tư nhân, các cơ sở kinh tế nhỏ, hoặc đi học tiếp lên chương

trình học chuyên nghiệp chỉ còn lại những người trung tuổi và đang đi học tại

làng tham gia làm nghề chè Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủcông là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản

thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ

nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa

học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượngnày chiếm một tỉ lệ đáng ké trong tổng số lao động của làng nghề.

Bang 2: Dân số, số hộ và số lao động của xóm Lay 5 và xóm Lay 6 năm

Qua bảng ta nhận thấy tổng số lao động của làng nghề tham gia sản

xuất nghé chè lớn chiếm trên % số lao động hiện có trong làng Làng Lay 5 có

100 % số hộ làm nghề chè, làng Lầy 6 có 92% số hộ làm nghề chè Số hộ, số

nhân khẩu của 2 xóm không có sự chênh lệch mấy Năm 2012, một phần dân

số và ruộng đất của Đội 7 sáp nhập về xóm Lay 5 lên số hộ của xóm Lay 5

tăng thêm hơn 10 hộ dân nữa Hai xóm biệt lập mà cùng một làng nên vẫn có

mối quan hệ mật thiết, nhất là khi hai làng cùng có chung một nghề truyền

thống đó là nghề làm chè truyền thống.

Trang 35

Gia đình và dòng họ: Hiện tại trong lang dòng họ Ngô là dong họ lớn

nhất, trưởng xóm Lay 5 cũng là họ Ngô, sau đó là họ Nguyễn, các dong họ

nhỏ khác như họ Phạm, họ Đoàn, họ Cao là các dòng họ nhỏ ít người hơn.

Các dòng họ lớn nhỏ trong làng đều không còn cuốn gia pha nào của dong họcả Dòng họ nào cũng có người tham gia làm nghề chè của làng.

1.3 Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên của làng Lay ảnh hướng đến việcphát triển làng nghề chè

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư xã hội của làng Lay

đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc, và tạo ra những gói chèthơm ngon mang di khắp mọi miền đất nước Với những điều kiện tự nhiênthuận lợi cho việc trồng và chăm sóc chè về đất, nước tưới, khí hậu cùng vớinhững kinh nghiệm trồng và chăm sóc chè bao đời nay của cha ông truyền lạicho các con cháu đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nghề chè.

Làng Lầy nằm ở phía Đông Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nên

cũng có những đặc trưng về đất, khí hậu của vùng này Những điều kiện tựnhiên thuận lợi cho việc trồng và sản xuất cây chè Vùng trung du và miễn núi

Bắc Bộ cũng là nơi trồng chè lớn nhất của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có những mặt khó khăn

của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và mở rộng thị trường chè Khí

hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, vì vậy mùa đông ít mưa, nhiệt độ

thấp, cây chè không phát triển được do thiếu nước và nhiệt độ quá thấp sản

lượng chè giảm xuống mức thấp và đây cũng là mùa nông nhàn của ngườilàm chè Mùa hè, lượng mưa lớn dẫn đến dư thừa lượng nước cần cung cấp

cho cây chè Cây chè trồng ở những vùng không thoát nước dễ bị ngập úng

không thé phát triển được, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chè, một

số vùng do ngập úng nhiều cây chè còn bị chết Mùa hè, lượng ánh nắng mặt

trời quá lớn, nắng và nóng quá, búp chè sắp được thu hoạch còn bị héo và táp,

cũng anh hưởng đến chat lượng chè.

26

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống đã có bề

dày lịch sử và thường gắn với những điều kiện nhất định về vị trí địa lí, điều

kiện tự nhiên, thị trường và nhiều nhân tố khác Đặc biệt yếu tố quyết định

của nghề làm chè truyền thống vẫn là điều kiện tự nhiên, cùng với những kinh

nghiệm làm chè lâu năm của người dân.

Gần 1 thế kỉ qua, cùng với thời gian, cây chè gắn bó với người dân nơi

đây, lặng lẽ len lỏi vào cuộc sống của mỗi gia đình Bằng những kinh nghiệm

trồng và sản xuất chè truyền thống của ông cha ta, cùng với những đổi mới về

công nghệ sản xuất mới vào sản xuất và chế biến chè tạo điều kiện cho người

nông dân nơi đây có công ăn, việc làm én định, phát triển kinh tế của gia

đình Người dân làng nghề chè đã chọn cây chè làm cây chủ lực trong phát

triển kinh tế của gia đình mình.

Sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng là điều kiện thuận lợi cho

các hộ phát triển nghề chè hơn Tinh chỉ đạo áp dụng quy trình thực hànhnông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè sạch và an toànphực phẩm Hội nông dân cũng có những chính sách khuyến kích và tạo điều

kiện cho người lao động về giống cây trồng miễn phí và cung cấp phân lân trả

góp theo giai đoạn, tạo điều kiện cho người lao động sản xuất thuận lợi hơn.

Vị trí địa lí cùng với những điều kiện tự nhiên của làng Lầy thuận lợi

cho việc trồng và sản xuất cây chè Bên cạnh đó yếu tố kinh tế - xã hội của

làng cũng ảnh hưởng một phần đến việc sản xuất cây chè Kinh tế ổn định vàphát triển người lao động cũng mạnh dạn đầu tư vào làm chè nhiều hơn Nhất

là đầu tư về trang thiết bị sản xuất và chế biến chè Đồng thời mở rộng diệntích đất trồng cây chè Nguồn lao động phổ thông, được đào tạo về kĩ thuật

trồng và chăm sóc cây chè tạo điêu kiện thuận lợi cho việc trong chè.

27

Trang 37

CHƯƠNG 2: VAI TRO CUA NGHE CHE TRUYEN THONGVOI DOI SONG KINH TE THON LAY

2.1 Quy mô sản xuất của nghề chè

2.1.1.Hộ gia đình

Theo số liệu tại UBND xã Minh Đức, hiện làng Lầy tổng diện tích

trồng chè là gần 60 ha, sản lượng bình quân ước đạt tấn chè khô, hiện có hơn

150 hộ với trên 300 nhân khẩu tham gia làm nghề chè, trung bình một hộ có 2nhân khẩu tham gia làm nghề chè Năm 2013, cả 2 xóm Lầy đều đã đượcUBND tỉnh công nhận là làng nghề chè, điều này cho thấy sự quan tâm của

tỉnh đến nghề làm chè Tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định công nhận

nghề làm chè truyền thống để từ đó có hướng đầu tư có trọng điểm vào nghề

chè tại các làng nghề trong tỉnh Thái Nguyên Việc được công nhận là Làng

nghề chè truyền thống sẽ giúp cho bà con người dân địa phương trên có cơ

hội quảng bá và từng bước đưa thương hiệu chè của địa phương ngày càng

vang xa, có chỗ đứng trên thị trường.

Các hộ gia đình ở làng nghề chè truyền thống đều có một diện tích nhất

định để trồng và chăm sóc cây chè Năm 1957, Nông trường chè Bắc Sơn tại

thi trấn Bắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, được thành lập với

nhiệm vụ chính là sản xuất chè, trồng xả và chăn nuôi Năm 1994, Nông

trường chè Bắc Sơn chuyển thành Nhà máy chè Bắc Sơn chuyên thu mua chè

tươi của các hộ làm chè để chế biến và xuất khẩu chè khô Các hộ gia đình

làm chè ở các khu vực lân cận vì thế hay mang chè tươi sau khi thu hái mang

lên bán tại nhà máy chè Bắc Sơn Làng nghề khi ấy các hộ cũng thường

xuyên mang chè để bán cho nhà máy chè do giảm công đoạn chế biến chè.

Hiện nay, có gia đình chú Cao Việt Cường (xóm Lay 5) có diện tíchtrồng chè lớn nhất ở làng, trong diện tích trồng chè hạt là: hơn 1.440 m2, trên

4 sào Bắc Bộ, diện tích trồng chè cành giống mới là: trên 5.400 m2 khoảng

1,5 mẫu Bắc Bộ Thu nhập chính của gia đình chú hiện tại từ nghề chè là chủ

yếu, trồng lúa và hoa màu chỉ để cung cấp lương thực cho nhà ăn chứ không

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN