1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HONG DIỆP

CÁC GIẢI PHAP DAY MANH PHAT TRIEN DU LICH

MICE TAI TP HO CHI MINH

LUAN VAN THAC Si DU LICH

HA NỘI, 2013

XXXIV

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HONG DIỆP

CÁC GIẢI PHAP DAY MANH PHAT TRIEN DU LICH

MICE TAI TP HO CHÍ MINH

CHUYEN NGANH: DU LICH

(CHUONG TRÌNH ĐÀO TẠO THI DIEM)

LUAN VAN THAC Si DU LICH

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN THI MINH HÒA

HA NOI, 2013

XXXV

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MUC CAC CHU CAI VIET TAT TRONG LUAN VAN 4DANH MUC BANG BIEU TRONG LUAN VAN 5MO DAU 91 Ly do chon dé tai 92 Lich sử nghiên cứu van dé 10

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 103.1 Mục tiêu nghiên cứu 103.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc luận văn 127 Những đóng góp của Đề tài 12Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LICH MICE 14

1.1 Khái nệm 141.2 Cac phân khúc thị trường du lịch MICE 151.2.1 Hội nghị tập đoàn 17

1.2.2 Hội nghị của các hiệp hội 19

1.4.1 Vai trò tích cực 301.4.2 Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch MICE 34

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số thành phố ChâuÁ 36

1.5.1 Singapore 36

1.5.2 Đài Loan, Trung Quốc 371.5.3 Xơ-un, Hàn Quốc 381.5.4 Hồng Kông, Trung Quốc 38

XXXVI

Trang 4

Khai quat vé tinh hinh phat trién Du lich tai Tp H6 Chi Minh

2.1.1 Luong khach va doanh thu

2.1.2 Sản phẩm du lịch tiêu biểu

Các điều kiện dé phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh

2.2.1 Môi trường chính trị, xã hội2.2.2 Vi trí địa ly và địa hình

2.2.3 Giao thông, vận chuyển

2.2.4 Cơ sở hạ tang và các dich vụ xã hội2.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.6 Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng

2.2.7 Cảnh quan môi trưởng2.2.8 Tham quan du lịch

2.2.9 Đội ngũ lao động phục vu du lịch MICE

2.2.10 Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE

2.2.11 Chính sách hỗ trợ du lich MICE của chính quyền Thành phoCác kết quả đạt được của Du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh

2.3.1 Lượng khách MICE

2.3.2 Thu nhập du lịch MICE

2.3.3 Các phân khúc chính của Du lịch MICE

Những tồn tại, hạn chế của Du lịch MICE tại Tp Hồ Chí MinhTiểu kết Chương 2

DE XUẤT GIẢI PHAP DAY MANH PHAT TRIÊN DU LICHMICE TAI TP HO CHI MINH

Xu hướng phat triển du lich MICE trên thé giới, khu vực3.1.1 Xu hướng phát triển du lich MICE trên thé giới

3.1.2 Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu A-Thdi Binh

XXXVI

Trang 5

Phân tích SWOT về du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh

Các giải pháp đây mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí

3.5.1 Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch3.5.2 Đối với UBND Thành phố, các Sở, Ban, Ngành hữu quan

Tiểu kết Chương 3KÉT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

XXXVUI

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ CAI VIET TAT TRONG LUẬN VAN

MICE Du lịch hội nghị - khen thưởng - hội thảo - triển lãmTp Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

International Congress and Convention AssociationICCA fg

Hiệp hội hội nghị va đại hội quốc têUnion of International Associations

UIA fg

Liên hiệp các hiệp hội quốc tế

World Travel and Tourism CouncilWTTC : ,

Công ty tô chức hội thảo chuyên nghiệp

Destination Management CompanyDMC > oy

Công ty quan lý diém đến

Destination Marketing Organization

Tổ chức marketing điểm đến

XXXIX

Trang 7

0 œ AN Dn + WO t3 =10

Sơ đồ 1.3: Mô hình mới về phát triển du lich MICE

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Tp Hồ Chí Minh từ 2000-2012Bảng 2.2: Khách du lịch nội địa đến Tp Hồ Chí Minh từ 2007-2012Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Tp Hồ Chí Minh từ 2005-2012

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch so với GDP Thành phố 2005-2012

Bảng 2.5: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tại Tp HCM 2009-2010

Bảng 2.6: Số lượng khách sạn 5 sao tại Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà

Bang 2.9: Cơ cau phòng khách sạn từ 3-5 sao chia theo quận

Bảng 2.10: Giá thuê phòng khách sạn từ 3-5 sao tại Tp Hồ Chí Minh

Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng phòng hội nghị tại Thành phố năm 2010Bảng 2.12: So sánh số phòng họp và sức chứa phòng họp chính củakhách sạn 5 sao của Tp.Hồ Chí Minh với các Thành phố khác

Bảng 2.13: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp.Hồ Chí MinhBảng 2.14: Tình hình tăng trưởng khách MICE đến Tp Hồ Chí Minh

Biểu đồ 2.15: Khách MICE đến Tp Hồ Chí Minh từ 2000-2009

Biểu đồ 2.16: Khách MICE đến Tp Hồ Chí Minh so với Việt Nam (%)Bảng 2.17: Thu nhập du lịch MICE ước tính tại Tp Hồ Chí Minh từ

XL

Trang 8

XLI

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh trên cơ sở tổ chức hội nghị, hội thảo, triển

lãm và khen thưởng Đây là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trong những năm gầnđây ở nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Du lịch MICE đem lại hiệu quả tích cực đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội đặcbiệt là kinh tế Vì du lịch MICE tập trung vào đối tượng khách đông, có khả năng chỉ trả cao và

thời gian lưu trú dài ngày như các doanh nhân, nhà khoa hoc, nhà hoạt động chính trị — xã

hội nên đóng góp thu nhập du lịch MICE thường cao hơn các loại hình du lịch khác Du lịch

MICE có thé phát triển quanh năm cả trong mùa thấp điểm du lịch Hơn thế nữa, du lich MICEcòn đóng vai trò là nhân t6 xúc tác, kích thích, bố trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

Tuy có vai trò tích cực như vậy nhưng không phải địa phương nào muốn phát triển du lịchMICE cũng được Địa điểm phát triển du lịch MICE phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vịtrí địa lý, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch.

Tp Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều điều kiện dé phát triển du lịch MICE thành công tai

Việt Nam: cửa ngõ quốc tế vào Việt Nam, đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam,là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính năng động nhất, là trung tâm vănhóa, giáo dục lớn, là nơi giải trí, mua săm, âm thực hàng đầu tại Việt Nam với số lượng kháchdu lịch quốc tế và doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước Thời gian qua, dulịch MICE đã phát triển nhanh, mạnh tại Tp Hồ Chí Minh đem lại nguồn thu lớn nhưng cònthiếu tính chuyên nghiệp, bài bản, phát triển chưa có tính định hướng và tương xứng với tiềm

Là một người công tác trong ngành du lịch, học viên lựa chọn đề tài “Các giải pháp đây

mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh” cho luận văn của mình vì những lý do sau:

Thứ nhất, Đề tài có vị trí quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có thé đi vào cuộc sống.Thứ hai, hướng nghiên cứu là phù hợp với xu hướng thế giới vì việc phát triển du lịchMICE đang được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các nướctại Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia trong thời gian gần đây.

Thứ ba, vấn đề du lịch MICE tuy không còn mới nhưng cũng chưa được nghiên cứunhiều, đầy đủ và hệ thống tại Việt Nam.

XLIV

Trang 10

Cuối cùng, do du lịch MICE có liên quan đến thương mại, phát triển kinh tế là những yếutố động nên các thông tin luôn thay đổi, biến chuyên không ngừng đòi hỏi phải có sự nghiên

cứu và cập nhật những thông tin mới.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO đã có những nghiên cứu về xu hướng,đặc điểm thị trường du lich MICE, Tổ chức Hiệp hội Hội thảo và Đại hội quốc tế - ICCA đã cónhững báo cáo về số liệu và đặc tính thị trường hội nghị các tô chức quốc tế Các nước có dulịch MICE phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có những nghiêncứu và chính sách ưu tiên phát triển du lịch MICE.

Tại Việt Nam, năm 2007, Tổng cục Du lịch đã triển khai đề tài khoa học về “Kinh nghiệmquốc tế về phát triển du lịch MICE và khả năng áp dụng tại Việt Nam” Tuy nhiên, đề tài chỉ lànhững nghiên cứu mang tính tổng thể, chung chung, các thông tin và số liệu so với hiện nayđều đã cũ và chưa được cập nhật.

Đối với Tp Hồ Chí Minh, năm 2004, UNWTO đã cử chuyên gia vào khảo sát tại Tp HồChí Minh và có báo cáo ngắn đánh giá và đề ra những giải pháp về phát triển du lịch MICE tạiThành phố Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp Hồ Chí Minh (Phòng Khách sạn)cũng đã có những nghiên cứu sơ bộ về việc đây mạnh phát triển du lịch MICE tại Thành phó.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang tính nhỏ lẻ, số liệu đã cũ, chưa được hệ thống và

mang tính chuyên sâu và đặc biệt chưa đề ra các giải pháp cụ thé dé phát triển du lich MICE tạiTp Hồ Chí Minh.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nhằm đây mạnh phát triển du lịch MICE tạiTp Hồ Chí Minh.

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ

sau đây:

- Nghiên cứu tông quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống cơ sở lý luận và bài học kinhnghiệm về phát triển du lịch MICE của các thành phố tại Châu Á.

- Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các giải pháp đây mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

XLV

Trang 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về du lịch MICE

- Hoạt động du lich MICE tại Tp Hồ Chi Minh bao gồm thực trạng và các giải pháp nhằmthúc đây phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

nghiên cứu trong Luận văn này.

- Phạm vi không gian: Tp Hồ Chí Minh.

- Phạm vi thời gian: 2000 — thắng 5/2013.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứusau đây:

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Phương pháp nay cho phép kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ Day là phương phápđược sử dụng hầu như xuyên suốt trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lýtài liệu Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, các vănbản pháp luật, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trung ương và địaphương, một số đề tài khoa học, luận văn, tài liệu nghiên cứu của các tô chức nước ngoài, cáctrang website trong nước và nước ngoài Kết quả của quá trình thu thập và xử lý tài liệu sẽ

ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nghiên cứu, tính chính xác và tính khoa học của đề tài.- Phương pháp phóng van chuyên sâu các chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu 03chuyên gia du lịch tại Tp Hồ Chí Minh bao gồm:

+ 01 đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp Hồ Chí Minh

+ 01 đại diện khách san 5 sao chuyên khai thác du lịch MICE

XLVI

Trang 12

+ 01 đại diện công ty lữ hành chuyên khai thác du lich MICE

Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành phỏng van chuyên sâu 02 chuyên gia tại Hà Nội bao

+01 đại diện Tổng cục Du lịch

+ 01 đại diện Viện Nghiên cứu Phat triển du lịch

Và 01 chuyên gia nước ngoài là TS Dietmar Kielnhofer, nguyên Tổng giám đốc Khách

sạn Sheraton tại Sài Gòn, hiện đang công tác tại Tokyo, Nhật Bản.

Chương 1: Những lý luận cơ bản về du lịch MICE

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh

Chương 3: Đề xuất giải pháp day mạnh phát triển du lich MICE tại Tp Hồ Chi Minh.Kết luận

7 Những đóng góp của đề tài

Những giải pháp, kiến nghị sẽ là cơ sở để Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch, Tổng cục Dulịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp Hồ Chi Minh xây dựng, bé sung và hoàn chỉnh cácchính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, có định hướng trong việc đầu tư cơ sởhạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch cũng như quảng bá, xúc tiếndu lịch MICE hiệu quả Đề tài sẽ giúp các công ty lữ hành, khách sạn trong việc định hướng thị

trường khách và nâng cao chất lượng dịch vụ nhăm thu hút khách du lịch MICE Bên cạnh đó,

đề tài sẽ giúp các nhà đầu tư cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư vào du lịch MICE hiệu quả,

mang lại lợi nhuận cao.

XLVII

Trang 13

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BAN VE DU LICH MICE

1.1 Khái niệm

Theo quy luật phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, khu vựchóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thé giới dẫn đến việc trao đồi, giao lưu kinh tế, chínhtrị, văn hóa, thương mại, đầu tư ngày càng phát triển Điều này kéo theo những hoạt động liên

quan như tô chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện diễn ra ngảy một nhiều, từ đó

nảy sinh những dịch vụ phục vụ những hoạt động này bao gồm cơ sở lưu trú, địa điểm tô chứchội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện, ăn, uống, vui chơi, đi lại, thiết bị phục vụ phòng họp Vàkhi dịch vụ này phát triển đến mức trở thành phô biển và chuyên nghiệp thì một loại hình du

lịch mới ra đời: Du lịch MICE.

- Dé tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục Du lich năm 2007 [11] đưa ra khái niệm về

du lịch MICE như sau:

MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện đặc biệt,được tổ chức trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia.

Như vậy, MICE không phải là một loại hình du lịch đơn nhất, nhỏ lẻ mả là loại hình dulịch kết hợp giữa việc tô chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm) với dịch

vụ du lịch (ăn, lưu trú, đi lại ) va/hoac đi du lịch (tham quan, giải trí, mua sắm ) trên quy

mô rộng cả về không gian và số lượng người tham dự.

- Trang website Wikipedia đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau:

Đây là một loại hình du lịch di thành những đoàn lớn, thường được lập kế hoạch từ trướcvà nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt

Bên cạnh đó, MICE là chữ viết tắt chữ cái đầu của:

+ M (Meetings-hội họp, họp mặt, gặp gỡ),

+ I (Incentives-khen thưởng, động viên),

+ C (Conferences/ Conventions/ Congress-hội thảo, hội nghị, đại hội),

+ E (Exhibitions/ Events-trién lãm, sự kiện).

Phan lớn các nhân tố cấu thành MICE được hiểu rất rõ trừ du lịch khen thưởng Du lịchkhen thưởng thường được sử dụng như một phần thưởng của chủ một doanh nghiệp hoặc tôchức nhăm thúc day nhân viên làm tốt hơn công việc của mình Không như các phân khúc kháccủa du lịch MICE, du lịch khen thưởng đơn thuần được tổ chức nhằm mục đích giải trí hơn làmục đích nghề và giáo dục.

- Trang website www.onecaribbean.org đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau:

XLVII

Trang 14

MICE là một loại hình du lịch liên quan đến việc thúc đây kinh doanh, thương mại Theođó, việc đi lại, du lịch trước hết là nhằm thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ Riêng du lịch khenthưởng có sự khác biệt với các phân khúc khác năm trong du lịch MICE vì mặc dù liên quanđến kinh doanh nhưng du lịch khen thưởng được tổ chức cho nhân viên, nhà môi giới, phânphối như là phần thưởng và được xây dựng trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng.

Từ những khái niệm trên, ta có thé hiểu:

Khách du lịch MICE thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước, nhằm thực hiệnmột mục đích riêng biệt MICE là loại hình du lịch kết hợp trên quy mô rộng cả về không gian

và lượng người tham gia.

Các phân đoạn của Du lịch MICE bao gồm hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt yếu tốcông việc, nhiệm vụ lên đầu tiên Chỉ riêng du lịch khen thưởng là khác vì mặc dù có liên quanđến kinh doanh nhưng được xây dựng trên cơ sở tập trung vào yếu tổ giải trí, nghỉ dưỡng Gầnđây có sáng kiến sử dụng thuật ngữ “ngành hội nghị” bao hàm tat cả các nhân tố trên Tuynhiên, thuật ngữ MICE hiện nay vẫn được sử dụng phổ cập và phô biến.

1.2 Các phân khúc thị trường du lịch MICE

e Theo tài liệu “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” (Ngành Du lịch MICE-Triénvọng tại Châu A Thái Binh Dương) của Tổ chức Du lịch thế giới-UNWTO năm 2012 [29] thì

UNWTO chia du lịch MICE thành 04 phân khúc chính:

- Coprorate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tô chức.

- Incentives: du lịch khen thưởng, động viên.

- Conventions (hội nghị): Theo UNWTO, các hiệp hội (associations) là những cơ quan

tổ chức hội nghị (convention) và đại hội (congress) Do vậy, UNWTO sử dụng khái niệm“conventions” dé dé cập đến “association meetings” (hội nghị của các hiệp hội) Hiệp hội ở đâybao gồm các tổ chức thuộc chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

- Exhibitions and Trade Shows: Triển lãm và hội chợ thương mại

e Theo tài liệu “Statistic report 2002-2011” (Số liệu thống kê 2002-2011) của tô chứcInternational Congress and Covention Association (Hiệp hội hội thao và đại hội quốc tế) [22I-ICCA (ICCA cùng với UIA là một trong hai tổ chức có uy tín nhất trên thế giới về du lịch hộinghị quốc tế) thì “International meetings” (Hội nghị quốc tế) được chia thành 02 loại:

+ Corporate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tô chức

+ Non-corporate meetings: những hội nghị không do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp

đứng ra chủ tri mà do các hội hoặc hiệp hội chủ trì Các hội và hiệp hội bao gồm tô chức thuộc

XLIX

Trang 15

chính phủ và tô chức phi chính phủ, hay còn được gọi dưới cái tên khác là “association

e Theo tai liéu “2011 MICE Statistic” (Số liệu thong kê MICE năm 2011) cua ThailandConvention and Exhibition Bureau (Cục Triển lam và Hội nghị Thai Lan-TCEB) [23] thìTCEB chia số liệu thống kê về Du lich MICE của Thai Lan như sau:

- M: Corporate meetings (hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra chủ trì).- I: Incentives (du lịch khen thưởng).

- C: Non-corporate meetings (hội nghị do các hội hoặc hiệp hội chủ trì).

MICE được chia thành 04 phân khúc chính:

- M: Corporate meetings (hội nghị của tập đoàn)- I: Incentives (du lịch khen thưởng)

- C: Convention hay Non-corporate meetings hay Association meetings (hội nghị của

hiệp hội)

- E: Exhibitions, trade shows (du lịch triển lãm, hội chợ thương mại)

Cũng theo cách chia của UNWTO và ICCA thì các thị trường hội nghị tập đoàn và hội

nghị hiệp hội (M và C) có thé thống kê được là thi trường hội nghị quốc tế Riêng thị trườnghội nghị nội địa bao gồm hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập(trường đại học, bệnh viện ) cũng đóng vai trò quan trọng nhưng rất khó thống kê trên thựctiễn nên không năm trong phạm vi nghiên cứu này.

Sau đây, học viên sẽ tập trung lãm rõ các đặc tính riêng biệt của 04 phân khúc chính của

thị trường du lịch MICE theo cach chia của UNWTO và ICCA cụ thể như sau:

1.2.1 Hội nghị tập đoàn (Corporate meetings)

a) Khái niệm

Hội nghị của các tập đoàn bao gồm 2 loại:

e Hội nghị nội bộ thường tập trung vào van đề tô chức bộ máy hoặc nội bộ Do vậy,những hội nghị nội bộ hầu như luôn luôn được tổ chức gần nơi tập đoản, công ty đặt trụ sở vàdo vậy có rất it cơ hội cho các nhà tô chức du lich MICE xúc tiến điểm đến.

Trang 16

e Hội nghị bên ngoài bao gồm 2 loại:

- Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào quản lý quan hệ chuỗi Cung hoặc phát triểnkhách hàng Ví dụ: Một công ty sản xuất tổ chức hội nghị tại một địa điểm nơi công ty layđược nguồn nguyên liệu thô như một phần của hoạt động quản lý chuỗi cung, hoặc tổ chức hộinghị tại 1 địa điểm nơi các nhà lắp ráp là khách hàng của những sản phẩm mà công ty sản xuất.Do vậy, những hội nghị dạng này sẽ được tô chức tại một nơi cụ thé vì một lý do cụ thể, ví dụtại một địa điểm-nơi là thị trường lớn cho những sản phẩm của công ty hoặc là nguồn cungchính Đối với những hội nghị bên ngoài tập đoàn dạng này, các công ty thường quyết định nơitổ chức hội nghị mà cũng không thực sự liên quan đến việc “bán điểm đến”.

- Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào đầu ra (kích Cầu) nhằm tìm kiếm cơ hộikhuyến khích người mua từ những khu vực địa lý lớn Những hội nghị này là những “hội nghịxúc tiễn thị trường” Liên quan đến van dé này, công ty tập trung hơn vào điểm đến, nhưng tậptrung vào việc chọn một điểm đến mà đáp ứng được mục đích của công ty — tức là thu hút một

số lượng lớn khách hàng tiềm năng đến hội nghị Tuy nhiên phần lớn những hội nghị xúc tiến“thị trường” sẽ vẫn tô chức tại những địa điểm có sự tiếp cận bằng đường hàng không tốt nhấtvà là những thị trường tiềm năng nhất Đây là dạng hội nghị mà các công ty khai thác du lịchMICE có thé “bán được điểm đến”.

b) Đặc tính

- Quan tâm đến giá cả và tập trung vào giá trị.

- Muốn nhiều sự lựa chọn và những gói hội nghị linh hoạt phù hợp với nhu cầu và ngân

- Mặc dù “hội nghị xanh” vẫn đóng vai trò quan trọng và vẫn có những nhà lập kế hoạchhội nghị tập đoàn tìm kiếm các địa điểm có những sáng kiến như vậy dé tổ chức nhưng nếuđược lựa chọn giữa bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phi thì van dé chi phí vẫn được ưu tiên

- Bảo hiểm, tài chính, tư vẫn, công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe và giáo dục vẫn là những

ngành chính tô chức các hội nghị tập đoàn.

LI

Trang 17

- Việc sử dụng internet-website, tạp chí mạng, tap chí điểm đến đóng vai trò nôi trội

trong việc tìm kiếm điểm đến.

- Mặc dù thời gian rút ngắn lại nhưng các hội nghị vẫn tăng về số lượng chứ không phải

kích cỡ.

- Các lĩnh vực thường xuyên tô chức hội nghị tập đoàn: Dược pham/y tế, Dich vu tai

chính/ngân hàng, Công nghệ thông tin/vién thông/điện tử, Hóa học/năng lượng/môi trường,

Truyền thông/quan hệ công chúng/quảng cáo, Ô tô, Dao tạo, huấn luyện, Bảo hiểm, Bat độngsan, Sản phẩm xa xi, Bán hàng trực tiếp.

- Những người đưa ra quyết định về chọn lựa điểm đến thường xuyên thay đôi công việctrong tập đoàn hoặc chuyền đến công ty khác, do vậy việc duy tri dữ liệu liên lạc cho các hộinghị tập đoàn là một nhiệm vụ khó khăn Các tập đoàn thường xây dựng kế hoạch hội nghịtrong khoảng thời gian ngắn nhưng chỉ tiêu rất cao, ở phân đoạn xa xi của thị trường.

Hội nghị tập đoàn nội bộ thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tập đoàn đặt trụ sở Hộinghị tập đoàn tập trung vào chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng thường được tô chức tại địađiểm cung cấp đầu vao và nơi đầu ra cho sản phẩm của tập đoàn Những hội nghị xúc tiễn thịtrường thường được tổ chức tại những thành phó, đô thị có nền kinh tế mạnh, hoạt động kinhdoanh thương mại và hệ thống bán lẻ phát triển, cư dân đông đúc, sức mua của người dân cao.Như vậy, những địa điểm có nhiều trụ sở của các tập đoàn, công ty lớn, có nền kinh tế và hoạtđộng giao thương phát triển sẽ là nơi phát trién mạnh du lịch MICE Chi phí tổ chức hội nghịcó xu hướng cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay Bên cạnh đó, việc khaithác sử dụng các tiện ích công nghệ viễn thông để phục vụ hội nghị như hình thức trực tuyến,các mạng xã hội có xu hướng pho biến nhằm tối đa hóa hiệu qua và giảm chi phí Các nhà tôchức hội nghị cũng coi trọng yếu tố môi trường, “hội nghị xanh” nhưng đây không phải nhân tốưu tiên hàng đầu.

1.2.2 Hội nghị của các hiệp hội (association meetings)a) Khai niệm

Theo ICCA, một hội nghị được gọi là “international association meeting”-hội nghị cua

hiệp hội quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải được tô chức bởi một tô chức, hiệp hội quốc tế hoặc khu vực- Phải có ít nhất 50 đại biểu

- Phải được tô chức theo định kỳ

- Phải được t6 chức luân phiên giữa ít nhất 3 nước

LH

Trang 18

b) Theo ICCA, hội nghị cua hiệp hội quốc tế có các đặc tính sau

- Các hội nghị được tô chức nhiều nhất là về y tế, khoa học, chủ dé học thuật, tổ chức

thương mại, tô chức nghé, tô chức xã hội.

- Việc đăng cai tổ chức thường đến từ đối tác địa phương, là tổ chức quốc gia thuộc

- Tổng đại biểu tham dự các hội nghị năm 2011 là 5.520.722 đại biểu.

- Phần lớn hội nghị được tô chức hàng năm (59,8% năm 2011), 2 năm tổ chức 1 lần

- Tháng nhiều hội nghị tô chức nhất là tháng 9, tiếp theo là tháng 6, tháng 10 và tháng 5.

- Năm 2011, thời gian trung bình của 1 hội nghị là 3,78 ngày, giảm so với 5,1 ngày năm

- Địa điểm tổ chức hội nghị theo thứ tự ưu tiên là khách sạn (45,4%), tiếp theo là Trungtâm hội thảo/triển lam, đại học.

- Chỉ tiêu trung bình cho 1 đại biểu năm 2010 là 736 đô la Mỹ

- Tổng số đại biểu tại các hội nghị quốc tế tại Châu Á năm 2010 là 1.017.473 nguoi,chiếm 19% số dai biểu trên toàn cầu

c) Điều kiện đăng cai tổ chức hội nghị

- Phải có nhiều khách sạn chất lượng (3-5 sao)

- Trung tâm hội thảo có không gian có thê sử dụng linh động và sức chứa lớn- Tiếp cận bằng đường hàng không thuận tiện

- Cung cấp dịch vụ đi lại mặt đất có chất lượng

LIU

Trang 19

- Khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ cao của các nhà tô chức hội thảo chuyên nghiệpvà công ty quản lý điểm đến

- Điểm đến có sức hấp dẫn

- Có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương đăng cai

- An toàn và an ninh.

Hội nghị của các hiệp hội quốc tế thường được tô chức gần hoặc tại nơi tổ chức quốc tế

đặt trụ sở Như vậy, địa điểm có nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế đặt trụ sở sẽ có nhiều cơ hội tôchức hội nghị này Điều này lý giải việc hội nghị này được tô chức nhiều nhất tại Châu Âu,Bắc Mỹ do phan lớn các tổ chức quốc tế trên thế giới đặt trụ sở tại đây Hơn nữa, các nước

Châu Âu và Bắc Mỹ là các nước phát triển, là những cường quốc về kinh tế và trung tâm chínhtrị, văn hóa trên thế giới, sự hợp tác, liên kết giữa các nước rất cao và chặt chẽ nên các tổ chức,hiệp hội rat phát triển bao gồm cả các hiệp hội ngành, nghề.

Số lượng đại biểu tham dự có xu hướng giảm, các hội nghị có kích cỡ nhỏ hoặc trung

bình tăng so với hội nghị có kích cỡ lớn Thời gian trung bình của hội nghị giảm so với những

năm trước Chủ đề ưa thích số 1 tại các hội nghị là lĩnh vực y tế, tiếp theo là khoa học.

1.2.3 Du lịch khen thưởng

a) Khải niệm

- Incentive tour (IT) có số lượng khách trong đoàn khoảng từ 100 đến 200 khách, thườngtồn tại một seri booking (đặt chỗ hàng loạt) trong một khoảng thời gian xác định, sử dụng cácphương tiện nguyên chuyến như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ nhằm chủ động về mặt thời gian vàcó thé giảm chi phí vận chuyền, còn phương tiện vận chuyên tại điểm du lich chủ yếu là xe 6 tôvới số lượng chỗ ngồi mỗi xe từ 45 chỗ đến 50 chỗ và có khoang đựng đồ riêng IT thường cóđộ dài trung bình từ 4 đến 5 ngày hoặc từ 8 đến 9 ngày với những hoạt động mang tính tập théđịnh hướng theo hãng và tham quan danh lam thắng cảnh.

- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, IT thường đi đôi với Meetings và Events.IT được xem như là một cách thức khuyến khích, động viên chính trong một Chương trìnhmang tính chất thúc đây kinh doanh (Motivation Programmes) của một công ty, xí nghiệp ở

một ngành kinh doanh nao đó, với các mục tiêu như : khuyến khích các nhà bán buôn, nhàphân phối, đại lý đặt ra và thực hiện các mục tiêu bán hàng cao hơn, gia tăng doanh số bán ra.

Có thê nói IT chính là phần thưởng phát cho những người thắng cuộc trong các chương trìnhthúc day kinh doanh này Kinh phí dành cho IT chiếm khoảng 80% trong toàn bộ ngân sáchcủa Chương trình Các đơn vị xem dau tư cho IT phải là dang dau tư có hiệu qua (return on

LIV

Trang 20

investment) nên rất quan tâm đến hình thức IT và kinh phí dành cho IT được cân đối = tỷ lệ %trên mục tiêu lợi nhuận (profit goal) mà công ty/xí nghiệp dự kiến phải đạt trong Chương trình.

- Trong các chuyên đi, yếu tố công việc luôn được lồng ghép như thảo luận về chiến lượcvà hướng phát triển của tập đoàn.

- Các chương trình du lịch khen thưởng thường có ý nghĩa giải trí cao Do vậy, các nhà

xây dựng kế hoạch thường tìm kiếm các điểm đến có những sự chọn lựa giải trí cao về kháchsạn và tiện nghi nhằm cung cấp dịch vụ ở những mức cao.

- Trong các chuyến di, yeu tố Trách nhiệm xã hội của từng người trong đoàn được coi

trọng ví dụ như dự án team-building (xây dựng nhóm) nhăm ủng hộ cộng đồng và từ thiệncộng dong.

- Về cách thức marketing điểm đến, các tin tức e-mail, chuyến fam-trip, email trực tiếpđược xếp là những phương tiện hiệu quả nhất, theo sau là sự tham dự tại các hội chợ thươngmại Các trang web điểm đến, các cuộc gọi điện thoại được xếp là những phương tiện kém hiệuquả hơn nhằm xúc tiến các điểm đến du lịch khen thưởng.

c) Các địa điểm đáp ứng được nhu cau của các nhà lập kế hoạch du lịch khen thưởng- Các diém đến thời thượng

Trang 21

- Thường tổ chức tại những khách sạn/khu nghỉ mát 4-5 sao có chất lượng nhưng giá cả

cạnh tranh

- Có những địa điểm độc đáo dành cho những sự kiện chuyên đề- Dịch vụ và thức ăn có chất lượng cao

- Có những hoạt động và trải nghiệm độc đáo, ví dụ hoạt động nhóm, mạo hiểm

- Các nha cung cấp dịch vụ mặt đất có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường du lịch khenthưởng (ví dụ các công ty quản lý điểm đến, công ty vận tải)

- Nhận được sự ủng hộ của địa phương (vi dụ các buổi biểu diễn văn hóa, quà, túi tài liệu,biểu ngữ chào mừng)

- Sáng tạo và linh hoạt nhằm cung cấp những trải nghiệm độc đáo, chân thực với chỉ phíhợp lý nhất

Tuy Du lịch khen thưởng nhằm mục đích thúc day kinh doanh nhưng trong nội dungchương trình yếu tố giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng phải đặt lên hàng đầu Do vậy, những điểmdu lịch có thương hiệu, thời thượng thường được ưu tiên lựa chọn Những địa điểm với vị trícửa ngõ, trung tâm giao thông, từ đó lan tỏa đi các điểm này cũng được hưởng lợi vì du kháchthường tiêu một phan chi phí đi lại, lưu trú, mua sam tại đây.

Hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, các công ty thường có xu hướng cắt giảm chỉ phí và tốiđa hóa hiệu quả kinh phí bỏ ra Vì vậy, du lịch khen thưởng hiện nay thường được kết hợp,lồng ghép với việc tô chức hội nghị, hội thảo như bàn về chiến lược hoạt động của tập đoàn, kế

hoạch marketing, phát trién khách hàng hay các hoạt động xây dựng nhóm và văn hóa công ty.

Du lịch khen thưởng thường đi đoàn đông, khoảng vài trăm khách, có đoàn lên đến hàngnghìn khách Các hoạt động của du lịch khen thưởng thường trọn gói từ A đến Z, trong chương

trình thường có hoạt động dạ tiệc (gala dinner), xây dựng nhóm (team building) Các sự kiện

chuyên đề này phải độc đáo, có tính sáng tạo và để lại những dấu ấn khó quên đối với dukhách Đội ngũ cán bộ, nhân viên tô chức sự kiện phải có khả năng ứng phó nhanh với nhữngtình huống bat ngờ, có tính độc lập và sáng tạo cao Hướng dẫn viên yêu cầu phải có kinhnghiệm, giỏi nghề Do vậy, các công ty lữ hành tô chức du lịch khen thưởng thường là những

công ty lớn, chuyên nghiệp.

1.2.4 Triển lãm, hội chợ

a) Khai niệm

- Public Show - Hội chợ công cộng: Mục tiêu tô chức hội chợ là dành cho người tiêu dùng,

- Trade Show — Hội chợ thương mại: Mục tiêu tô chức hội chợ là dành cho các công ty thương mại.

LVI

Trang 22

- Public and Trade show - Hội chợ thương mại và Công cộng: Mục tiêu tô chức hội chợ là

dành cho cả người tiêu dùng và công ty thương mại.

Ba lĩnh vực tổ chức hội chợ nhiều nhất tại Châu A là: Công trình, công nghiệp, sản xuấtvà máy móc, Không chuyên sâu vào chủ dé, Thiết kế nội that và đồ đạc.

b) Nhu cau của các nhà tổ chức triển lam

Khi lựa chọn một địa điểm, những nhà sản xuất hội chợ sẽ tìm kiếm các vấn đề sau:

- Những thị trường chính hoặc gần các nhà sản xuất- Hấp dẫn với người mua

- Nơi các hội chợ tương tự không được tô chức hoặc tô chức tại những thành phố gần đấy- Dễ tiếp cận bằng đường hàng không

- Nhiều phòng khách sạn gần địa điểm- Ung hộ của các nha tài trợ

- Việc dựng gian hàng hiệu quả- Chi phí thuê không gian.

Trong hội chợ, triển lãm thường lồng ghép tô chức các hội nghị, hội thảo nhỏ về giới

thiệu sản phẩm, xúc tiễn thương mại, gặp gỡ khách hàng Những địa điểm tô chức hội chợ,

triển lãm phải là những trung tâm thương mại lớn, nơi giao thương có đông khách hang với sức

mua lớn Đặc biệt, nơi đây phải có trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp Vìcác nhà tổ chức triển lãm thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên họ phải tô chức ở nơithu hút được nhiều người bán (seller) và người mua (buyer) hay nhiều công ty trưng bày triển

lãm và người tiêu dùng tham dự triển lãm.1.3 Phát triển du lịch MICE

1.3.1 So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE

Bang 1.1: So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICEDu lịch thuần túy Du lịch MICE

Người tiêu dùng/cộng đồng nói

Đối tượng | chung, ưu tiên các thị trường và

khách hàng | những cá nhân có thiên hướng

muốn đi du lịch

Các hiệp hội, tô chức và tập đoàn,

ưu tiên các địa diém đặt trụ sở,trung tâm thương mại

- Các nhà bán buôn - PCO

- Đại lý lữ hành - DMC

Đầu cung |” Hệ thống đặt chỗ qua mạng - Các công ty tô chức triển lãm

- Các công ty du lịch - Các công ty tô chức sự kiện- Các đại lý tập đoàn

- Các công ty tô chức Du lịch

LVII

Trang 23

khen thưởng và công ty PR

“ban” - Cửa hang Bán lẻ - Tiện ích công nghệ

- Cơ sở lưu trú - Năng lực của tô chức đăng cai

và năng lực của ngành thuộc lĩnh

vực đăng cai tại địa phương

- Sự hap dan của điểm đến - Cơ sở hạ tầng tốt

- Sự giải trí - Năng lực con người tại địa

cạnh tranh - Gói sản phẩm và xúc tiến - Vận động và xúc tiến

cốt yếu - Chất lượng dịch vụ - Đàm phán

- Khách du lịch/khách nghỉ - Đại biểu

dưỡng - Nhà triển lam

Người tham - Khách tham quan thương mại

dự - Người hoạch định chính sách

của công ty

- Doanh nhân và chuyên gia

- Quảng cáo - Bán hàng trực tiếp- PR (quan hệ công chúng) - Bỏ thầu

Phương - Marketing điện tử - Truyền thông và PRpháp tiếp thị | - Tờ rơi - Xúc tiễn sự kiện

- Giới thiệu sản phẩm với công

(Nguôn: Gaining Edge Analysis, thang 9/2011)

Bên cạnh những sự khác nhau như bảng trên, du lich MICE khác du lịch thuần tay Ở

những điêm sau:

- Đoàn khách MICE thường rất đông, thấp nhất là từ vài chục người lên đến vài nghìn,

thậm chí hàng chục nghìn khách.

- Khách du lịch MICE phan nhiều là những chính khách, doanh nhân, nhà khoa hoc

thuộc giai tầng trí thức, tinh hoa của xã hội nên chi tiêu nhiều hon, cao hơn nhưng đồng thờicũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, chuyên nghiệp hơn loại hình du lịch thông thường.

LVII

Trang 24

- Khách du lịch MICE thường yêu cầu các sự kiện chuyên đề kèm theo phải có tính độcđáo, sáng tạo, mang tính bản sắc của địa phương Thông tin lịch trình luôn được cập nhật đầyđủ, chính xác và thé hiện khả năng ứng phó tình huống đột biến cao.

- Khách du lịch MICE thường kỹ tính, kỹ càng về chỉ tiết nên phải đảm bảo không xảy rasai sót trong suốt quá trình phục vụ từ lúc khách đến tới lúc khách rời đi.

1.3.2 Các điều kiện để phát triển du lịch MICE

Trên cơ sở sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE, ta có thể khang định mộtđịa điểm phát triển du lịch MICE vừa phải đáp ứng những điều kiện dé phát triển thành mộtđiểm du lịch thông thường vừa phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt để phát triển thành mộtđiểm du lịch MICE Dựa trên các thông tin thứ cấp thu thập được, học viên đã tong hop, héthống hoá và b6 sung các điều kiện dé phát triển du lich MICE, cụ thé như sau :

1.3.2.1 Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện

Kinh doanh loại hình du lịch MICE cần phải có một môi trường ồn định về chính trị cũngnhư sự 6n định về giá trị của đồng tiền Đồng thời, môi trường đó phải năng động, độc lập,đáng tin cậy và đa dạng về văn hoá Ngoài ra, cộng đồng dân cư phải có thái độ, cử chỉ, thânthiện và có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp Bên cạnh đó, các cuộc họp, hội nghị và sự kiệncần được tô chức với yêu cầu an ninh, an toàn cao, đặc biệt là các cuộc họp của các nguyên thủquốc gia và các cuộc họp có tính quốc tế.

1.3.2.2 Vi trí địa ly thuận lợi, có khi hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu

Địa điểm phát triển du lịch MICE thường ở vị trí cửa ngõ, trung tâm, từ đó có thể lan tỏara các vùng khác trong quốc gia hoặc trong khu vực và trên thế giới Những địa điểm có điềukiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt cũng không phù hợp để phát triển loại hình du

lịch này.

1.3.2.3 Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển

Có sân bay quốc tế và nội địa hiện đại, có đủ khả năng đón các đoàn khách lớn, thủ tụcxuất nhập cảnh và hải quan nhanh chóng, có nhiều hãng hàng không quốc tế lớn hoạt động détừ đó bay trực tiếp hoặc nối chuyến đến các vùng trong quốc gia và các khu vực trên khắp thếgiới Việc tiếp cận điểm du lịch MICE bằng đường bộ, đường biên cũng là những yêu cầu quantrọng trong việc thu hút khách MICE vì du khách có thé lựa chọn phương tiện di lại phù hợpvới mình hoặc sử dụng phương tiện này để tham quan các điểm du lịch lân cận.

LIX

Trang 25

1.3.2.4 Yêu cấu cao về cơ sở hạ táng và các dich vụ xã hội

Các điểm phát triển du lịch MICE phải có cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thong đường bộthông thoáng, sạch sẽ, tránh hiện tượng kẹt xe, tắc đường và có hệ thong điện, nước đầy đủ.

Các dịch vụ về bưu chính viễn thông như điện thoại, mạng Internet, dịch vụ ngân hàng, hàngkhông, bảo hiểm, nơi đậu xe là rất cần thiết và không thể thiếu khi tổ chức loại hình du lịchMICE bởi khác với khách du lịch thông thường, yêu cầu đối với các dịch vụ này của khách du

lịch MICE là rất cao.

1.3.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lich phù hợp dé tổ chức du lịch MICE

Do yêu cầu thoả mãn các dịch vụ phục vụ cho hoạt động hội họp, hội thảo, tô chức các sựkiện nên yêu cầu quan trọng đầu tiên là nơi tiến hành du lịch MICE phải có cơ sở vật chất kỹthuật du lịch tốt bao gồm:

- Số lượng cơ sở lưu trú du lịch nhiều, đa dạng, đặc biệt là hệ thong khách sạn từ 3-5 saovới chất lượng dịch vụ tốt có thể đáp ứng những đoàn khách lớn lên đến hàng nghìn người.

- Số lượng phòng hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế Các phòng hội nghị, hội thảophải có không gian rộng, vừa sức chứa khách, trang bị những thiết bi cần thiết dé tổ chức hoạt

động hội nghị như màn hình, máy chiếu, đường truyền internet, hệ thống míc, tai nghe

Hiện nay, phòng tổ chức hội nghị, hội thảo được phân bồ như sau:

e Các phòng hội nghị, hội thảo tại các khách sạn cao cấp: hiện nay tất cả các khách sạn từ3-5 sao đều có hệ thống phòng hội nghị, hội thảo trong khách sạn có thé dap ứng nhu cầu hộihọp kết hợp với lưu trú của du khách.

e Các trung tâm hội nghị, triển lam: các trung tâm hội nghị, triển 1am lớn, mang tầm cỡquốc gia hoặc khu vực, thế giới đều có hệ thống phòng hop đa dạng, có thé tổ chức những hộinghị khác nhau về quy mô, từ nhỏ đến lớn với số khách từ vài chục lên đến hàng nghìn người.Bên cạnh đó, các trung tâm này thường có khu triển lãm trong nhà và không gian ngoài trời cóthé tổ chức những triển lam, hội cho và sự kiện khác nhau Những trung tâm này thường ở vitrí giao thông thuận lợi, gần các cơ sở lưu trú du lịch (hoặc bên trong trung tâm có cơ sở lưu trúdu lịch), trung tâm mua săm, giải trí, nhà hàng, nơi đậu xe và các dịch vụ phục vụ hội nghị,triển lãm như dịch vụ ngân hàng, điện thoại, internet

1.3.2.6 Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú

LX

Trang 26

Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhucầu vui chơi, giải trí dé thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hanglưu niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình dulịch này Những nơi không có các khu vui chơi giải trí cao cấp và khu thương mại với các hànglưu niệm chất lượng cao thường không thích hợp dé tô chức loại hình du lịch này Điều này lýgiải tại sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các trung tâm đô thị lớn, hiện đại.Ngoài ra, việc có các nhà hàng đa dạng, cao cấp với âm thực của nhiều nước khác nhau cũng là

một yếu tô thu hút khách MICE vì họ cũng có nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon dé phụcvụ sở thích, giải trí hoặc gặp gỡ đối tác sau những giờ họp, triển lãm căng thắng, mệt mỏi.

1.3.2.7 Yêu cdu cao về cảnh quan môi trường

Là những khách du lịch cao cấp, khách du lịch MICE luôn có yêu cầu cao về cảnh quan

môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch đặc thù này Chính vì vậy những địa điểm đạt yêu cầucơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh, an toàn song có cảnh quan và môi trường thiếu hapdẫn, không đảm bảo thường không nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn Thực tế cho thấynhững khu du lịch/khách sạn cao cấp ở những nơi có cảnh quan đẹp, môi trường trong lànhluôn được chọn dé tổ chức hoạt động MICE, đặc biệt trong trường hợp các hoạt động có tínhquốc tế Bên cạnh môi trường tự nhiên, khách du lịch MICE còn có yêu cầu cao về môi trườngxã hội như thái độ ứng xử thân thiện, văn minh của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch.

1.3.2.6 Dịch vụ tham quan du lịch da dạng

Vị trí của điểm tô chức hoạt động hội nghị hội thảo, triển lãm gần với các địa điểm thamquan du lịch là rất quan trọng Các sản phẩm du lịch tại các địa điểm phụ cận (thường cókhoảng cách đi lại trong ngày) có vai trò bổ sung và không thé thiếu trong một sản pham dulịch MICE trọn gói Đối với du lịch hội nghị, triển lãm, Ban tô chức thường sắp xếp 1-2 buổitham quan sau khi kết thúc hội nghị nên nhu cầu tham quan các điểm du lịch gần là rất cầnthiết Bên cạnh đó, khách du lịch MICE thường có người thân đi cùng nên họ thường lựa chọnnhững địa điểm có hoặc gần những địa danh du lịch nổi tiếng dé người thân có thé đi du lịchtrong thời gian ho bận họp hoặc dự triển lãm.

1.3.2.9 Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao

Là loại hình du lịch với đối tượng khách cao cap, du khách MICE đòi hỏi chất lượng dichvụ rất cao và có những yêu cầu khó tính Đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch

LXI

Trang 27

MICE từ nhân viên quản lý đến nhân viên phục vụ trực tiếp như hướng dẫn viên, lái xe, lễ

tân phải có trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp Nhân viên quản lý, xây dựng

chương trình MICE trọn gói phải có kinh nghiệm, kiến thức và nhanh nhạy trong việc xử lýtình huống, đảm bảo quá trình phục vụ không xảy ra sai sót Đội ngũ phục vụ trực tiếp tại

khách sạn, hội nghị, hội thảo cũng phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

và ngoại ngữ tốt bởi khách hàng MICE thường kỹ tính và không cho phép xảy ra sơ sót trongquá trình tô chức, đặc biệt là những hoạt động có tính quốc tế Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫnviên, phiên dịch viên phải có trình độ chuyên nghiệp, giỏi nghề.

1.3.2.10 Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE chuyên nghiệp

- Công ty tổ chức hội thảo chuyên nghiệp (Professional Coference Organizer-PCO): Cungcấp dịch vụ tô chức hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp từ A đến Z phù hợp với quy mô, chi phí,tính chất hội thảo và yêu cầu của khách hàng.

- Công ty quản lý điểm đến (Destination Management Company-DMC): là đơn vị chuyênmôn tô chức và phục vụ các hội họp, sự kiện và chương trình du lịch kết hợp tại các điểm đến.Thông thường DMC tô chức theo yêu cầu của khách hàng, tìm ra giải pháp gây ngạc nhiên độcđáo dé phục vụ khách hàng Bên cạnh việc tô chức các buổi họp, chương trình du lịch, sự kiện,DMC còn có thê cung ứng các chương trình mang tính chất hướng về cộng đồng, tô chức chiêu

đãi, giải trí.

- Tổ chức marketing điểm đến (Destination Marketing Organizations-DMO): Các Tổchức marketing điểm đến đại diện cho nhà tô chức hội thảo, hội nghị, giúp tìm kiếm các đốitượng khách hang phù hợp Ngoài ra, những tổ chức này còn giúp các nhà tổ chức hội nghị

phát triển sản phẩm, tìm và khắc phục những điểm yếu, nâng cao chất lượng dịch vụ hội thảo,

hội nghị.

- Nhà tổ chức triển lãm, hội chợ (Professional Exibition Organizer-PEO): là đơn vi

chuyên môn tô chức các triên lãm, hội chợ thương mai và các sự kiện liên quan.

- Các công ty vận chuyền khách du lịch: có đoàn xe nhiều, hiện đại có thể phục vụ nhữngđoàn khách khác nhau, kê cả những đoàn khách lớn.

1.3.2.11 Có các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch MICE

Một trong những điều kiện quan trọng giúp một địa điểm phát triển du lịch MICE là chínhquyền trung ương và địa phương có ưu tiên định hướng phát triển du lịch MICE trong các

LXH

Trang 28

chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch hoặc phát triển kinh tế của địa phương Ngoài ra, một số

chính sách cũng phải thi hành bao gồm chính sách hỗ trợ thị thực, hoàn thuế cho người nước

ngoài mua hàng hóa tại địa phương khi xuất cảnh qua sân bay, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng,

đào tạo, giáo dục

Điều kiện cốt yếu để một địa điểm phát triển du lịch MICE là phải có cơ sở hạ tầng tốt, cơsở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ khách MICE đầy đủ, hiện đại và đội ngũ nhân lực phục vụkhách MICE chuyên nghiệp Ngoài ra, những điều kiện không kém phan quan trọng là ôn định

về chính trị, an ninh, an toàn, thân thiện, hiếu khách, gần các điểm du lịch nồi tiếng, có các khu

giải trí, mua săm

Nếu như ở mảng hội nghị, hội thảo, địa điểm phát triển du lịch MICE ưu tiên có cáckhách sạn cao sao với chất lượng dịch vụ cao cấp thì ở du lịch triển lam, các nhà tổ chức sẽ ưutiên lựa chọn các địa điểm là các trung tâm, đô thị lớn có nên kinh tế phát triển, nhộn nhịp, sôiđộng, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, dân số đông, có mặt bằng sống tương đối cao vàđặc biệt phải có các trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp với quy mô triểnlãm Ở du lịch khen thưởng, các địa điểm được ưu tiên sẽ là nơi sở hữu hoặc gần các di sảnthiên nhiên, văn hóa nồi tiếng để phục vụ nhu cầu chính là giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

1.4 Vai trò của Du lịch MICE đối với kinh tế xã hội

1.4.1 Vai trò tích cực

1.4.1.1 Đóng góp về kinh tế

Du lịch MICE có tác động lan tỏa đến 3 nhóm lợi ích:

- Nhóm loi ích thứ nhất: Lợi ích trực tiếp thu được từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo,

du lịch khen thưởng và hội chợ Các chủ thể nhận lợi ích trực tiếp là các nơi tổ chức sự kiện,nhà tô chức, PCO, PEO, DMC và các khách sạn.

- Nhóm lợi ích thứ hai: Các lợi ích liên quan từ việc tô chức các hội nghị, hội thảo, du lịchkhen thưởng và hội chợ Các chủ thê có lợi ích gián tiếp là các nhà thầu, chuyên chở hàng hóa,người tham gia triển lãm, các nhà hàng và dịch vụ giải trí, đại lý lữ hành, các cửa hàng mua

sắm, công ty vận tải và viễn thông, các ngân hàng và các lao động thời vụ.

- Nhóm lợi ích thứ 3: Là những lợi ích từ việc tô chức hội nghị, hội thảo quốc tế, du lịchkhen thưởng và hội chợ thương mại mà không thẻ tính chính xác bằng tiền Các chủ thể nhậnđược lợi ích là chuyên giao công nghệ, thương mại quốc tế và nâng cao hình ảnh quốc gia

Hiện nay, quan điểm về những giá trị, lợi ích và đóng góp về kinh tế của du lịch MICE

LXM.

Trang 29

cũng có sự thay đối cho phù hợp với hoàn cảnh và giai đoạn mới, cụ thé như sau:

Theo quan điểm truyền thống thì vòng tròn đầu tư vào du lịch MICE được hiểu như sau:Chính phủ đầu tư ngân sách marketing thông qua Tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và DMOsẽ đăng cai tổ chức hội thảo Việc tổ chức hội thảo sẽ tao ra công việc cho các đơn vị kinhdoanh du lich MICE Các đơn vi này sẽ đóng thuế trên cơ sở lợi nhuận thu được từ việc tổ chứchội thảo Thuế chính là phần đầu tư ban đầu mà chính phủ thu trở lại cộng với lợi nhuận Tuy

nhiên, mô hình này không thê hiện đầy đủ những giá trị thực sự của du lịch MICE.

Sơ đồ 1.2: Mô hình cũ về phát triển du lịch MICE

(Nguồn: “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” của UNWTO, 2011) ;

Hiện nay, phan lớn các nước trên thê giới đã thay đôi quan diém cho phù hợp với bôi

cảnh và xu hướng hiện tại như sau: Đầu tiên, Chính phủ sẽ xác định các ngành ưu tiên pháttriển trong giai đoạn tới (ví dụ công nghệ cao, y tế, hàng không ), trên cơ sở đó cơ quan quản

lý và các đơn vi kinh doanh du lịch MICE sẽ đại điện di đăng cai những hội thảo thuộc những

ngành ưu tiên đó và tô chức tại địa phương Những chuyên gia làm việc trong những ngành ưutiên đó tại nước sở tại sẽ thu được lợi ích thông qua việc kết nối, giao lưu với các nhà lãnh đạohàng đầu và chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực của họ Điều này sẽ thúc đây sự hợp tác vềthương mại và nghiên cứu, thu hút đầu tư, giúp những ngành ưu tiên này phát triển nhanh hơn,từ đó mang lại những lợi ích kinh tế mà chính phủ mong muốn Bên cạnh đó, việc đăng cai và

LXIV

Trang 30

tô chức hội thảo cũng mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành du lịch, khách sạn Trong mô hình

Sơ đồ 1.3: Mô hình mới về phát triển du lịch MICE

(Nguồn: “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” của UNWTO, 2011)

Với quan niệm hiện dai nay, những lợi ich cua du lich MICE da dạng và lớn hơn nhiềunhững lợi ích của du lịch thuần túy Du lịch MICE không chỉ mang lại những lợi ích kinh tếtrực tiếp như du lịch thuần túy mà còn là nhân tố xúc tác, phát sinh và thúc đây sự phát triểncủa những ngành kinh tế khác với những lợi ích không dé đo đếm ngay lập tức.

1.4.1.2 Tạo công ăn việc lam

Theo WTTC (Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới) năm 2011, việc tăng trưởng du lịchMICE từ năm 2000 - 2007 đã tạo ra 400 triệu việc làm liên quan đến thương mại và sản xuất

trên toàn cầu, chiếm 20% tổng việc làm tạo ra trên toàn cầu Theo nghiên cứu về tác động của

việc tổ chức Hội nghị đối với kinh tế Mỹ thì lĩnh vực hội nghị, hội thảo tạo ra 1,7 triệu côngviệc trực tiếp, 60 tỷ đô la thu nhập lao động trực tiếp Lĩnh vực hội nghị tạo ra công việc trực

LXV

Trang 31

tiếp nhiều hơn các ngành: viễn thông và truyền thông truyền hình (1,3 triệu), vận tải đường sắtvà xe tải (1,5 triệu), thiết kế hệ thống máy tính và dịch vụ liên quan (1,4 triệu).

Cũng như các hoạt động du lịch thông thường, MICE mang lại cơ hội nghề nghiệp, cả

những người có trình độ cao cũng như những người chưa được đào tạo bởi vì đây là ngành

công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào lao động Đặc biệt, du lịch MICE tạo việc làm cho nhiềulao động phụ nữ Hiện nay, số lượng lao động nữ trong ngành du lịch chiếm hơn 50%, từ cácdoanh nghiệp du lịch đến nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán hàng thủ công mỹ nghệ, vảivóc, xưởng sản xuất thủ công Nói khác đi, phụ nữ trực tiếp tham gia và hưởng lợi đáng ké từ

sự phát triển du lịch MICE.

1.4.1.3 Đóng góp về văn hoá, xã hội

Những hoạt động đa dạng của MICE góp phần thu hẹp khoảng cách và những khác biệtvề ngôn ngữ, giảm thiểu những rào cản văn hoá, phong tục tập quán, tầng lớp xã hội, chủngtộc, chính tri và tôn giáo MICE còn có tác dụng dao tạo và xây dựng cộng đồng dân cư địaphương thành một cộng đồng cởi mở, năng động, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, góp

phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ hòa bình trên thế giới.

Việc tô chức cho khách du lich MICE sau khi kết thúc họp đi tham quan địa phương cũngmang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương Sự trải nghiệm, tiếp xúc vớidu khách từ các nước trên thế giới sẽ giúp người dân địa phương mở rộng hiểu biết và kiếnthức Đồng thời, sự khám phá và thưởng thức của du khách đối với các giá trị văn hóa và lịchsử địa phương là động cơ thúc đây người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa.

Bên cạnh đó, người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ tàinguyên du lịch, tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.

1.4.1.4 Tác động về chính trị

MICE góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế MICE đóng góp tích cựcvào hoạt động đối ngoại và quan hệ giữa quốc gia chủ nhà với các nước trên thế giới Thôngqua MICE, nước chủ nhà có thê gia tăng uy tín trên trường quốc tế, thúc đây hợp tác, góp phầngìn giữ môi trường hoà bình, ôn định ở khu vực và trên thế giới Dién hình như việc Việt Namtổ chức thành công Năm APEC 2006 đã góp phan làm nỗi bật vai trò, vi thé của nước ta trêntrường quốc tế cũng như khu vực.

1.4.1.5 Tác động đối với du lịch nói chung

Trong số các loại hình du lịch, MICE là hoạt động ít bị tác động bởi tính mùa vụ trong dulịch Do vậy, MICE là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng mùa vụ trong kinh

LXVI

Trang 32

doanh du lịch Đặc biệt đối với các điểm du lịch có tính thời vụ đo ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên, thời tiết Việc xây dựng kế hoạch đăng cai tô chức các sự kiện MICE vào mùa thấp điểmsẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại điểm đến luôn được điều hòa vào tất cả các thời gian

trong năm.

Như vậy, Du lịch MICE có những vai trò tích cực và đa dạng lên mọi mặt của đời sống xã

hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội đặc biệt là kinh tế Ngoài những lợi ích trực tiếp

đến các chủ thể tham gia, du lịch MICE còn mang lại những lợi ích gián tiếp vì là nhân tố xúctác, phát sinh, kích thích giúp các mặt của đời sống xã hội phát triển Chính vì vai trò quantrọng hơn hăn của du lịch MICE đối với du lịch thuần túy, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa,khu vực hóa hiện nay nên phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều đặt trọng tâm pháttriển du lịch MICE trong chiến lược phát triển du lịch và thậm chí trong chiến lược phát triểnkinh tế Trong trường hợp địa phương có tiềm năng, việc lựa chọn phát triển du lịch MICE làhoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế thị trường và có hiệu quả hơn hắn so với việc pháttriển các loại hình du lịch khác.

1.4.2 Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch MICE

Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE cũng có những tác động tiêucực nhất định đối với điểm đến, cả về kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.4.2.1 Tác động về kinh tế

Loại hình du lịch MICE phát triển thì các chỉ phí dịch vụ, hàng hóa, chỉ phí thuê đất đai,nhà cửa, địa điểm họp tăng cao Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đối vớiloại hình này, rất nhiều ngân sách sẽ được đầu tư vào cơ cở vật chất và dịch vụ dé phục vụkhách Nếu cung không đáp ứng được cầu thì giá các dịch vụ sẽ tăng lên Điều này dẫn tới sựtrục lợi của cá nhân trên nhu cầu của khách du lich MICE.

Việc đón tiếp khách đến địa phương cũng khiến các chi phi cho bảo dưỡng co sở vật chathạ tầng như: giao thông, nước, điện, y tẾ, thông tin liên lạc, hệ thống rác và nước thải gia

tăng và chi phí này do địa phương chịu trách nhiệm.

1.4.2.2 Tác động về văn hóa-xã hội

Việc tiếp đón, giao lưu với khách du lịch có những tác động nhất định đến cuộc sống củacộng đồng dân cư địa phương Sẽ có những hành vi của du khách khiến người dân địa phươngthấy lạ và bắt chước làm theo Sẽ có những hành vi có ảnh hưởng tốt và có những hành vi sẽ

LXVII

Trang 33

gây ảnh hưởng xấu, nhất là đối với tang lớp thanh niên trẻ trong cộng đồng Điều đó có thé dẫn

đến việc ảnh hưởng, xói mòn lối sống truyền thống trong cộng đồng Từ đó, dẫn đến sự biến

đổi của môi trường văn hoá xã hội.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ công ở địa phương có thể không đáp ứng được trước tốc độ

phát triển nhanh du lịch MICE Điều này khiến chất lượng dịch vụ của các dịch vụ công co thể

bị giảm sút do sử dụng quá công suất.

1.4.2.3 Tác động xấu tới môi trường

Ở một số nơi là trung tâm của du lịch MICE, lượng khách đô dồn đến quá đông, dẫn đếntình trạng quá tải đối với hệ thống giao thông, thoát nước, xử lý rác thải và làm ảnh hưởng đếnmôi trường như ô nhiễm không khí, nước, rác thải, gây tiếng ồn Các nguồn tài nguyên tựnhiên có thê bị hủy hoại do sử dụng sai mục đích hoặc bị sử dụng quá nhiều Việc cung cấp cácdich vụ cho khách du lịch MICE cũng có thé là thay đổi diện mạo của vùng đất như việc tầmnhìn bị hạn chế đo sự mọc lên của các biển hiệu quảng cáo, đất đai bị mở rộng để xây dựng nhànghỉ, nơi vui chơi phục vụ du khách Khi du lịch MICE phát triển, thì nhu cầu về đất đai tănglên đặc biệt cho các địa điểm như bãi tắm, khu vui chơi, nghỉ dưỡng Do vậy các khoảngkhông gian trống rộng lớn và các vùng đất tự nhiên đang ngày càng bị xâm hại và khai thác đểphục vụ cho mục đích kinh doanh Việc phát triển nhanh, phát triển quá mức và tình trạng tậptrung quá nhiều người có thể làm các cơ sở hạ tầng hư hỏng nhanh hơn, làm thay đổi môitrường tự nhiên và hệ sinh thái của một khu vực Điều này có thê gây ra những thay đổi theo

chiêu hướng xâu lên sự toàn vẹn của tự nhiên.

Do tính đặc thù của du lịch MICE là thường đi đoàn đông nên du lịch MICE cũng có

những tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên, xã hội do gây ra tình trạng quá tải trong việcsử dụng cơ sở hạ tầng tại địa phương, ô nhiễm môi trường va biến đổi môi trường văn hóa, xãhội Do vậy, trong khi phát triển du lịch MICE phải chú trọng các giải pháp nhằm giảm thiểu

những tác động tiêu cực của du lịch MICE.

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số thành phố tại Châu Á

1.5.1 Singapore

Theo xếp hạng mới nhất của ICCA, Singapore chiếm vị trí thành phố hội thảo hàng đầucủa Châu A gần một thập kỷ Bên cạnh đó, Singapore duy trì vị trí là 1 trong số Top 5 thành

phố hội thảo trên thế giới, bên cạnh Barcelona, Pari, Viên và Berlin Singapore chủ động đặt

mục tiêu coi ngành tô chức hội nghị, hội thảo là một phần của chiến lược phát triển kinh tế

LXVII

Trang 34

trong nhiều năm và có thé là 1 trong những điểm đến đầu tiên trên thế giới kết hợp chặt chẽ

chiến lược phát triển ngành tô chức hội nghị, hội thảo với mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia.

136 sự kiện quay vòng được tổ chức tại Singapore năm 2010, tăng hơn 14% so với các sự kiệnnăm 2009 Năm 2010, Singapore thu hút 3,1 triệu khách du lịch thương mại, chiếm 27% sốlượng khách du lịch tới Singapore, chỉ tiêu khoảng 5,4 tỷ đô la Sing (4,2 tỷ đô la Mỹ) Tốc độtăng trưởng lần lượt là 19,2% và 28,6% so với năm 2009.

Để có thành công này, Singapore đã triển khai Chương trình Đại sứ hội thảo Chươngtrình ra đời năm 2006 Chương trình tặng thưởng và khuyến khích các nhà tô chức hội thảo

không chuyên nghiệp Đây là các chuyên gia và những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong những

lĩnh vực kinh tế chính của Singapore Những “Đại sứ” này đại diện cho Singapore để đăng caicác sự kiện thương mại quốc tế và những sự kiện khác Theo số liệu sơ bộ của ICCA, từ ngày1/1/2012 đến năm 2019, Singapore đã giành quyền đăng cai tổ chức 45 hội nghị của các hiệphội và tổ chức quốc tế Cục tô chức Hội thảo và Triển lãm Singapore (SECB) đóng vai trò quanlý và thúc đây sự phát triển của du lịch MICE tại Singapore.

Bên cạnh đó, SECB xây dựng chương trình phát triển du lịch MICE “BE in Singapore”hoặc “Business Events in Singapore” SECB cam kết rút ra 170 triệu đô la Sing từ Quỹ Pháttriển Du lịch 2 tỷ đô la Sing dé tài trợ cho việc tổ chức các sự kiện thương mại từ năm 2006-

2010 Trong khuôn khổ chương trình “BE in Singapore”, SECB tổ chức những sáng kiến thông

qua Uy ban phát triển kinh tế của Singapore dé khuyến khích các t6 chức quốc tế đặt trụ sở chinhánh Châu Á-Thái Bình Dương của họ tại Singapore Hiện nay ước tính có khoảng 7000 tậpđoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương lớn đang hoạt động và đặt trụ sở tại

Singapore và Hồng Kông, Trung Quốc đang cạnh tranh nhau vị trí thành phố triển lãmChâu Á hàng đầu Chính phủ sẽ hỗ trợ nếu triển lãm có ít nhất 500 khách nước ngoài và có tốcđộ tăng trưởng tiềm năng cao Tuy nhiên, dé có được sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tô chứcphải xây dựng kế hoạch kinh doanh và marketing và chỉ rõ sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ

và hiệp hội ngành Singapore có một chính sách hỗ trợ chặt chẽ, ưu tiên những sự kiện đã từng

diễn ra hơn là những sự kiện mới đề xuất Bậc 1 là “Promising Trade Fair”, đòi hoi tối thiểu1.000 khách quốc tế và tối thiêu 1000 m2 không gian triển lãm với tối thiểu 60 người bán quốctế Mức hỗ trợ cao hơn là Bậc 2- “Approved International Fair” và cuối cùng là bậc 4 - “Mega

Trade Fair”.

LXIX

Trang 35

Gần đây, Singapore đã khánh thành tổ hợp hội thảo Sands Marina Bay là một trong nhữngtrung tâm lớn nhất và hiện đại nhất tại Châu A, với 4000 ghế họp có định, 41.000 m2 khônggian triển lãm và năm tại trung tâm của thành phố với 7700 phòng khách san trong bán kính 1km Singapore có dịch vụ hàng không mạnh thứ hai tại Châu Á, sau Hồng Kông (Trung Quốc).

Sân bay nằm gần thành phố hơn bắt kỳ sân bay nào khác tại Châu Á trừ Macao Thời gian dichuyên ước tinh từ sân bay Changi về thành phố khoảng 20 phút Sản phẩm du lịch MICE củaSingapore là một trong những sản phẩm mạnh nhất trong những điểm đến MICE tại Châu A.Thế mạnh của Singapore là cung cấp những dịch vụ ở mức độ cao, có tính én định cho tất cả

các nhà hoạch định hội thảo.

1.5.2 Dai Loan, Trung Quốc

Số lượng hội thảo tổ chức quốc tế được tổ chức tại Đài Loan năm 2010 là 138, tăng 47 sovới năm 2009 Theo xếp hạng các điểm đến của ICCA, Đài Loan xếp thứ hạng 23, tăng 9 bậc.Trong đó, 99 sự kiện được tổ chức tại thành phố Đài Bắc, so với 64 sự kiện năm 2009 Điềunày đây Đài Bắc từ vị trí 25 năm 2009 lên vị trí thứ 11 năm 2010, xếp thứ 2 tại Châu Á theoxếp hạng thành phố của ICCA.

Việc các hội thảo và sự kiện toản cầu tổ chức ngảy càng nhiều tại Đài Loan là nhờ 2 sángkiến xúc tiến gồm The Taiwan MICE Advancement Program (Chương trình xúc tiến MICEĐài Loan) và Meet Taiwan (Gặp gỡ Đài Loan) Sáng kiến thứ 2 nhằm tăng cường sự hiện diệncủa Đài Loan tại các cuộc họp, sự kiện, hội chợ lớn trên toàn cầu, tổ chức các chuyến khảo sátcho các công ty mua lớn (key buyers) và giới truyền thông vào quay các chương trình và phóngsự đặc biệt và phát trên các kênh đa truyền thông Cục Hội nghị Đài Loan là thành viên của Bộphận Thương mại nước ngoài của ICCA cũng đã tạo ra niềm tin và quảng bá hình ảnh ĐàiLoan cho các nhà lập kế hoạch hội thảo tổ chức quốc tế Dai Loan đã đăng cai tổ chức nhiềuhội thảo quốc tế bao gồm Lion’s Club, Junior Chamber International, Rotary Club, PATA,

American Society of Travel Agencies, ICCA.

Chinh phu Dai Loan đầu tư mạnh mẽ vao co sở ha tầng MICE bao gồm việc xây dựngTWTC Nangang, nâng cấp, mở rộng TWTC Nangang và Trung tâm Triển lãm và hội thảo CaoHùng Bên cạnh đó, chính phủ đưa ra những hỗ trợ rộng rãi đối với các nhà triển lãm quốc tếmà bảo trợ triển lãm tại Đài Loan Từ năm 2005-2007, chính phủ đã hỗ trợ xấp xi 2,6 triệu đô

la Mỹ cho khoảng 250 nhà tổ chức triển lam nước ngoài.1.5.3 Xơ-un, Hàn Quốc

LXX

Trang 36

Xơ-un xếp thứ 5 về việc tổ chức hội nghị quốc tế năm 2010 theo báo cáo của UIA Từnăm 2004, thành phố đã đứng ở tốp 10 Là một phần của chiến dịch khen thưởng nhằm thúcđây du lịch MICE, các tổ chức đăng cai sự kiện quốc tế có thể nhận đến 200 triệu won(179.300 đô la Mỹ) theo chính quyền thành phố Xo-un Thành phố dành ra tông số tiền là 2 tỷwon dé khen thưởng những tổ chức như vậy với phần thưởng từ 2 triệu won đến 200 triệu won,gấp đôi so với ngân sách 1 ty won năm ngoái Đại hội nha khoa thế giới hàng năm của Liênđoàn Nha khoa thế giới được tô chức tại Xơ-un năm 2013 là một trong SỐ những sự kiện nhậnđược lợi ích từ chương trình này Gần đây, Xơ-un là thành phố Châu Á đầu tiên đăng cai GCC(Gulf Cooperation Council-Hội đồng hợp tác vùng Vịnh) Days 2011 Seminars mà trước kia chỉtổ chức tại các thành phố Châu Âu như Pari, Brussels, Berlin và Luân Đôn.

1.5.4 Hong Kông, Trung Quốc

Hong Kong la điểm đến mạnh về các hội nghị tập đoàn, hội nghị khen thưởng và hội thaoquốc tế Năm 2010, Cục Du lịch Hồng Kông (HKTB) ghi nhận sự tăng trưởng của số lượngkhách MICE nghỉ qua đêm với con số đạt 1,4 triệu, tăng 22,8% so với năm ngoái Phần lớnthành công của Hồng Kông là do vị trí hội tụ chiến lược có thé kết nối chặt chẽ với các khu vựclớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc lục địa; cơ sở hạ tầng đạt đăng cấp thế giới và dịch vụ

chuyên nghiệp.

Thông qua Phòng Hội thảo thuộc HKTB, hiện nay được biết dưới cái tên MEHK

(Meetings Exhibition Hong Kong), Hồng Kông đặt ra 6 lĩnh vực ngành ưu tiên — y tế, khoa họcy tế, khoa học xã hội, khoa học vi tính, điện máy và thé thao-nghi dưỡng-văn hóa Hồng Kôngcũng mở rộng danh sách các thị trường chiến lược ưu tiên từ Trung Quốc lục địa, An Độ, NhậtBản, Hàn Quốc tới Mỹ, Anh, Úc, Đài Loan, Malaysia, Singapore HKTB có lịch sử phát triểndu lịch MICE lâu đời nhất và nhiều kinh nghiệm nhất Châu Á Một trong những thế mạnh làHồng Kông có số lượng lớn các chuyên gia và nhà nghiên cứu (đầu mối liên lạc địa phương) cóvị thé nồi bật tại các tô chức quốc tế, người mà “gio tay” dé đăng cai các hội thảo thuộc lĩnhvực chuyên môn của họ và mang các hội thảo này về tổ chức tại Hồng Kông.

Với hơn 900 hiệp hội nghề, nhiều trong số đó là hiệp hội liên kết quốc tế, Hồng Kôngthường xuyên thu hút các chuyên gia trên khắp thế giới Thành phố này đã là nơi tổ chức mộtsố hội chợ lớn nhất thé giới dé đem công nghệ và bí quyết quốc tế mới nhất tới thị trường ChâuÁ rộng lớn Là cánh cửa vào Trung Quốc và những thị trường khu vực rộng lớn khác, đồngthời là điểm hội tụ xuất phát của Châu Á, Hồng Kông hàng năm đăng cai hơn 100 triển lãm lớnthu hút trên 800.000 khách quốc tế và Trung Quốc lục địa, 10 trong số đó là những triển lãm có

LXXI

Trang 37

quy mô lớn nhất trong lĩnh vực đó tại Châu Á Năm 2008, Hồng Kông đón 55.000 công ty triểnlãm và 5,3 triệu lượt khách Danh sách triển lãm của thành phố tiếp tục tăng trưởng và đa danghóa bao gồm những sự kiện quốc tế khu vực và những triển lãm mang tính toàn cầu MEHKcung cấp những dịch vụ hỗ trợ trọn gói và những phần thưởng dành cho những triển lãmthương mại đáp ứng được điều kiện cũng như người tham dự triển lãm MEHK cung cấpnhững chương trình đào tạo chuyên về hội thảo và du lịch khen thưởng online (khóa đảo tạo 6học phần) do Trường Khách sạn và Du lịch, Đại học Bách khoa Hong Kông đào tạo.

Trung tâm Hội thảo và Triển lãm Hồng Koong (HKCEC) đã hoàn thành 2 lần mở rộng

vào năm 1997 và 2009, mở rộng không gian cho thuê từ 26.000 m2 năm 1988 lên 91.500 m2

hiện nay Bên cạnh HKEC, một địa điểm lớn khác của Hồng Kông là Asia World-Expo là địađiểm chỉ có 1 tầng duy nhất, không có cột và kết nối với sân bay Địa điểm này có hội trường

13.500 ghế và nhà hát Asia World Summit 5.000 ghế Với 57.000 phòng từ 150 khách sạn vớihạng sao đa dạng, Hồng Kông có khả năng cung ứng phòng khách sạn rất mạnh, có thế đặt

1.000 phòng dé tô chức hội thao chỉ với 3 khách sạn.

1.5.5 Kuala Lumpur, Malaysia

Gần đây, Malaysia có chính sách tập trung vào du lịch MICE với việc thành lập Cục Hộithảo và Triển lãm Malaysia (MyCEB) Khách du lịch thương nhân đến Malaysia đã tăng từ

1,25 triệu năm 2009 lên 1,28 triệu năm ngoái va Malaysia đã nhảy 3 bậc lên vi trí thứ 28 trong

danh sách xếp hạng của ICCA Bên cạnh đó, số lượng hội thảo đăng cai đã tăng 24% từ 96 hộinghị năm 2009 lên 119 hội nghị năm ngoái Khách du lịch thương nhân quốc tế đã mang lại

khoảng 5,8 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái (năm 2010).Thủ đô Kuala Lumpur đã nhảy 5 bậc lên

vị trí thứ 22 theo xếp hạng thành phố của ICCA với 72 hội nghị tổ chức quốc tế được tổ

chức.Thủ đô này nằm trong tốp 5 các điểm đến hội nghị tại Châu Á Thái Bình Dương sauSingapore, Bắc Kinh, Seoul, Băng cốc.

MyCEB đã đăng cai thành công 28 hội thảo quốc tế với sự cộng tác của các đối tác ngành.Những hội thảo này ước tính thu hút 40.000 đại biểu và tạo ra 142 triệu đô la Mỹ từ nay đến

năm 2016 MyCEB cũng cung cấp hỗ trợ cho 189 sự kiện thương mại, bao gồm 124 hội nghị,hội thảo và 16 hội chợ thương mại Những sự kiện này thu hút tong cộng 71.075 đại biểu.

Nhăm phát triển thương hiệu du lịch MICE của Malaysia trên toàn cầu, MyCEB gần đâyđã thành lập Phòng sự kiện quốc tế (IEU), một đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu là hỗ trợ

việc tìm kiêm và đâu thâu các sự kiện quôc tê, đặc biệt các sự kiện liên quan đên thê thao, nghệ

LXXII

Trang 38

thuật, văn hóa và phong cách sống Phân đoạn này dự kiến đóng góp 141 triệu đô la Mỹ vàothu nhập quốc dân và cung cấp 8.036 cơ hội việc làm cho người Malaysia trước năm 2020.

Một khoản ngân sách lớn đã được phân bé cho chương trình hỗ trợ việc đấu thầu các sựkiện thương mại quốc tế được xác định mang lại giá trị kinh tế cao Từ thông báo vào tháng 11năm ngoái, MyCEB đã thông qua việc hỗ trợ cho 20 hội nghị tô chức quốc tế Sự kiện lớn đầutiên nhân được hỗ trợ từ Chương trình này được tổ chức tại Châu A lần đầu tiên là Hội thảo vềphòng chống và điều trị bệnh HIV năm 2013, dự kiến thu hút 5.000 đến 6000 đại biểu tớiKuala Lumpur và tác động về kinh tế lên đến 25,8 triệu đô là Mỹ.

1.5.6 Tokyo, Nhật Bản

Theo xếp hạng của UIA 2010, Tokyo xếp vị trí thứ 7 trên thế giới và thứ 3 tại Châu Á sauSingapore và Seoul Tokyo thu hút rất nhiều các hội thảo về học thuật, nghiên cứu do có nềntảng về học thuật nhiều và vững chắc Tokyo có 17 trường đại học công, 113 trường đại học tư.Trong số đó, có Dai học Tokyo, xếp thứ 11 trên thế giới về nghiên cứu Bên cạnh đó, Tokyo córất nhiều viện nghiên cứu công và tư liên quan đến nhiều lĩnh vực đa dạng Tokyo nổi tiếng vềsự an toàn và sạch sẽ Thủ đô này có 277 công viên và vườn, nhiều trong số đó rất đáng giá,bao gồm Vườn Đông ở Cung điện Hoàng gia Về giao thông, Tokyo là cửa ngõ đến Nhật Bản.Mỗi tuần có hơn 1.500 chuyến bay từ sân bay Narita, nối chuyến đến 90 thành phố trên thếgiới Sân bay Haneda có 360 chuyến bay mỗi tuần nối 17 thành phố lớn Tokyo có trên 330khách sạn và trung tâm hội thảo, bao gồm Tokyo International Forum với khán phòng 5,000ghế và Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (Tokyo International Exbibition Center) với phòngtriển 1am 80.000 m2 Có 94.000 phòng khách san tại Tokyo Tokyo có một chương trình hỗ trợ

hội thảo lên đến 10 triệu Yên dành cho các nhà tổ chức hội nghị và hội thảo.

Dựa trên kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phó, học viên đã

tổng hợp và hệ thống hoá các bài học kinh nghiệm của các thành phố như sau:

- Các thành phố thành công trong phát triển du lịch MICE đều thành lập MICE Bureau.Đây là bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của du lịch

Trang 39

- Các thành phố đều có đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành du lịch MICE có khả năngchuyên môn cao và các công ty tô chức hội thảo, sự kiện MICE đạt đến độ chuyên nghiệp, đặc

- Du lịch khen thưởng có sự khác biệt so với các phân khúc còn lại do được xây dựng cơ

bản trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng còn hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt mục tiêu côngviệc lên hàng đầu.

- Du lịch MICE có nhiều tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp lên mọi mặt của đời sốngxã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội Đặc biệt, hiện nay, Du lịch MICE được xemnhư nhân tố xúc tác, bố trợ các ngành kinh tế ưu tiên trong nước phát trién.

- Một địa điểm đề phát triển du lịch MICE ngoài việc đáp ứng các điều kiện của một điểmdu lịch thông thường còn phải thỏa mãn những điều kiện của phát triển du lịch MICE đặc biệtvề vị trí địa lý, đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế thương mại

- Hiện nay, Du lịch MICE có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới Nhiều thành phốtrong khu vực Đông Nam Á đã thành công trong việc phát triển du lịch MICE như Singapore,Băng cốc, Kuala Lumpur với nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích.

LXXIV

Trang 40

Chương 2 THUC TRẠNG PHÁT TRIEN DU LICH MICETAI TP HO CHi MINH

2.1 Khát quát về tình hình phát triển du lịch Tp Hồ Chi Minh

2.1.1 Lượng khách và doanh thu

Ngành du lịch thành phố Hồ Chi Minh trong những năm qua đã có những bước phát triểnnhanh chóng, luôn khăng định vị trí đầu tầu, quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam.

Dựa trên số liệu của Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch Tp Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịchvà UBND Tp Hồ Chí Minh, học viên đã tổng hop số lượng khách quốc tế, khách nội địa,doanh thu du lịch, doanh thu du lịch so với GDP của Tp Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

Giai đoạn 2000 — 2012, khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân11,5%, chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khâu.

Giai đoạn 2007-2012, khách du lịch nội địa đến Tp Hồ Chí Minh tăng trung bình 35%,chiếm khoảng 36% lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam.

Giai đoạn 2005-2012, doanh thu du lịch Tp Hồ Chí Minh tăng trung bình 22,14%/năm,chiếm 42% doanh thu du lịch của cả nước Doanh thu du lịch đóng góp trung bình 9,75% GDPcủa Thành phó, trong đó năm 2011, đã đóng góp 11,2% vào GDP của Thành phó.

LXXV

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN