Nghiên cứu những khái niệm cơ bản của blockchain và ứng dụng của blockchain trong mô hình tiền mã hóa: I. MỞ ĐẦU: 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài: 3 1.2. Lý do chọn đề tài: 4 1.3. Mục tiêu của đề tài: 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: 5 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: 5 II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 6 2.1. Nghiên cứu chung: 6 2.1.1. Khái niệm về blockchain: 6 2.1.2. Cách thức hoạt động của blockchain: 7 2.1.3. Đặc điểm của blockchain: 9 2.1.4. Các công nghệ blockchain và các Ứng dụng của nó: 10 2.1.5. Lợi ích và rủi ro: 11 2.2. Nghiên cứu chi tiết: 12 2.2.1. Hàm băm (hash function) 12 2.2.2. Chữ ký số (digital signature) 13 2.2.3. Cấu trúc của Block 14 2.2.4. Bằng chứng công việc (Proof of Work) 15 2.2.5. Tính chất của Blockchain 15 2.2.6. Ứng dụng của Blockchain trong tiền số 16 2.3. Chương trình demo: 17 2.3.1. Tổng quan về chương trình: 17 2.3.2. Giao diện chính của chương trình: 18 2.3.3. Chạy demo: 18 2.3.4. Code của chương trình: 21 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 23 3.1. Kết luận: 23 3.1.1. Những nghiên cứu đã đạt được: 23 3.1.2. Ưu điểm: 25 3.1.3. Nhược điểm: 25 3.2. Kiến nghị: 26 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 26 V. PHỤ LỤC: 27
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
-000 -
ĐỀ TÀI: BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG TIỀN MÃ HÓA
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1_64CNT3
1 Vương Việt Cường - 2251061732
2 Nguyễn Bảo Danh - 2251061736
3 Dương Hùng Phong - 2251061857
Lớp: 64CNTT3
Khoa: Công nghệ thông tin
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Ngọc Quỳnh Châu
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU: 3
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài: 3
1.2 Lý do chọn đề tài: 4
1.3 Mục tiêu của đề tài: 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: 5
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: 5
II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 6
2.1 Nghiên cứu chung: 6
2.1.1 Khái niệm về blockchain: 6
2.1.2 Cách thức hoạt động của blockchain: 7
2.1.3 Đặc điểm của blockchain: 9
2.1.4 Các công nghệ blockchain và các Ứng dụng của nó: 10
2.1.5 Lợi ích và rủi ro: 11
2.2 Nghiên cứu chi tiết: 12
2.2.1 Hàm băm (hash function) 12
2.2.2 Chữ ký số (digital signature) 13
2.2.3 Cấu trúc của Block 14
2.2.4 Bằng chứng công việc (Proof of Work) 15
2.2.5 Tính chất của Blockchain 15
2.2.6 Ứng dụng của Blockchain trong tiền số 16
2.3 Chương trình demo: 17
2.3.1 Tổng quan về chương trình: 17
2.3.2 Giao diện chính của chương trình: 18
2.3.3 Chạy demo: 18
2.3.4 Code của chương trình: 21
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 23
3.1 Kết luận: 23
3.1.1 Những nghiên cứu đã đạt được: 23
3.1.2 Ưu điểm: 25
3.1.3 Nhược điểm: 25
Trang 33.2 Kiến nghị: 26
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 26
V PHỤ LỤC: 27
Trang 4I MỞ ĐẦU:
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:
- Blockchain là một công nghệ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, và ứng dụng của nó trong tiền mã hóa cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và An toàn thông tin Việc sử dụng Blockchain trong tiền mã hóa mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm tính bảo mật, tính toàn vẹn và khả năng chống lại các cuộc tấn công giả mạo
- Một khía cạnh quan trọng của ứng dụng Blockchain trong tiền mã hóa là việc tạo và quản lý chữ ký thông qua một mạng lưới Blockchain Các phương pháp này sử dụng tính phân tán của Blockchain để giảm thiểu nguy cơ một người dùng độc chiếm toàn bộ mạng và thay đổi dữ liệu Bằng cách lưu trữ thông tin chữ ký trên nhiều nút mạng khác nhau, Blockchain đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và ngăn chặn việc thay đổi dữ liệu giao dịch một cách trái phép
- Ngoài ra, Blockchain cũng cung cấp cơ chế để cải tiến độ bảo mật của các giao dịch trong tiền mã hóa, đó là chữ ký số Một số nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng Blockchain để tăng cường tính bảo mật của chữ ký số bằng cách áp dụng các tính năng như đối xứng, không thể phủ nhận và chống lại các cuộc tấn công giả mạo Với việc sử dụng công nghệ mã hóa mạnh mẽ và quản lý phân tán, Blockchain tạo ra một môi trường
an toàn để xác thực tính toàn vẹn của thông tin
- Bằng cách sử dụng tính phân tán của Blockchain, thông tin giao dịch sẽ được lưu trữ đúng cách và không thể bị thay đổi một khi đã được ghi vào Blockchain Điều này đảm bảo rằng các giao dịch có thể được kiểm tra và xác nhận một cách tin cậy, giúp ngăn chặn việc sửa đổi trái phép của dữ liệu
- Ngoài các khía cạnh kỹ thuật và ứng dụng, các nghiên cứu cũng tập trung vào đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Blockchain trong ứng dụng tiền mã hóa và tìm kiếm cách triển khai các hệ thống này trên các nền tảng khác nhau Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết, bao gồm khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc xử lý giao dịch và tính bảo mật của hệ thống
Trang 5- Trong tương lai, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển ứng dụng của Blockchain trong tiền mã hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến và tăng cường tính toàn vẹn của thông tin trong môi trường kỹ thuật số
và tập trung vào sự thành công và ưu điểm của việc sử dụng Blockchain để tăng cường
an ninh, tăng cường tính minh bạch và cải thiện hiệu suất giao dịch
1.3 Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu và hiểu cơ bản về công nghệ Blockchain và chữ ký số: Tìm hiểu về cách hoạt động của công nghệ Blockchain và cách chữ ký số được sử dụng để xác nhận tính toàn vẹn và sự chính xác của dữ liệu trên mạng
- Xác định các vấn đề hiện tại trong giao dịch tiền mã hóa: Phân tích các vấn đề về tính toàn vẹn và sự chính xác trong giao dịch tiền mã hóa hiện tại và những khó khăn mà Blockchain có thể giải quyết
- Đánh giá các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư: Xem xét các vấn đề liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư trong ứng dụng Blockchain trong tiền mã hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp phân tích đặc điểm, tìm hiểu các công nghệ Blockchain phổ biến và thiết kế kiến trúc Blockchain trong tiền mã hóa
Trang 61.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của “Ứng dụng Blockchain trong tiền mã hóa” là người dùng tiền mã hóa hoặc các tổ chức tài chính Với người dùng tiền mã hóa, nó được dùng để giao dịch trực tuyến, đầu tư hoặc bảo lãnh các giao dịch; với các tổ chức tài chính, nó được dùng để cải thiện quy trình giao dịch, xác thực và bảo mật, quản lý tài sản số và phân phối dịch vụ tài chính
- Nghiên cứu này có thể đi sâu vào cơ chế hoạt động của Blockchain và các thức áp dụng nó trong việc tạo ra, quản lý và xác thực tiền mã hóa Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các tính năng của Blockchain như tính bất tiến, tính phân tán và tính minh bạch để đánh giá khả năng ứng dụng nó vào việc xây dựng và bảo mật hệ thống tiền mã hóa
- Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu có thể bao gồm các chuyên gia về Blockchain, chuyên gia về an ninh mạng, các nhà phát triển phần mềm và các chuyên gia về quản lý rủi ro
và an ninh thông tin
- Các phương pháp tạo ra, quản lý và xác thực tiền mã hóa trong Blockchain, bao gồm
cả việc tạo ra Blockchain đơn giản và Blockchain phức tạp
- Các ứng dụng thực tế của Blockchain và tiền mã hóa, bao gồm việc sử dụng chúng trong các giao dịch tài chính, chứng nhận điện tử, hợp đồng thông minh và quản lý tài sản số
- Vận dụng khái niệm và cơ chế Blockchain để mô phỏng hệ thống tiền mã hóa
Trang 7II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
2.1 Nghiên cứu chung:
- Blockchain có thể được áp dụng để tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong quá trình giao dịch tiền mã hóa Với tính chất phi tập trung và khả năng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, Blockchain là một giải pháp lý tưởng cho việc tạo ra các giao dịch tiền mã hóa an toàn và bảo mật hơn
- Việc sử dụng Blockchain có thể giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong quá trình xác thực giao dịch tiền mã hóa Blockchain cho phép lưu trữ thông tin về giao dịch tiền
mã hóa một cách tập trung, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của thông tin
- Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng Blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả và giảm chi phí trong việc xác thực giao dịch tiền mã hóa Blockchain cho phép các bên liên quan tiếp tục xác minh giao dịch tiền mã hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên thứ ba để thực hiện quá trình này
- Nghiên cứu về việc ứng dụng Blockchain trong tiền mã hóa cũng đã tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp và tổ chức trong việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới Blockchain đã được sử dụng để tạo ra các nền tảng tiền mã hóa mới, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho việc ký kết các giao dịch điện tử và hợp đồng
- Việc ứng dụng Blockchain vào tiền mã hóa đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của công nghệ và cung cấp các giải pháp an toàn, hiệu quả và minh bạch cho việc xác thực giao dịch điện tử và hợp đồng
2.1.1 Khái niệm về blockchain:
Blockchain (Chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu (CSDL) phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế
để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì
sẽ không có cách nào thay đổi được nó Theo khía cạnh chức năng, có thể coi Blockchain
là một sổ cái kỹ thuật số (digital ledger) phân tán (tức là không có kho lưu trữ trung tâm)
Trang 8và thường không cần một đơn vị đáng tin cậy chứng thực (như ngân hàng, công ty, chính phủ), sổ cái này là một “chuỗi” (chain) của các “khối” (block) theo thời gian, trong đó mỗi “khối” chứa một bản ghi về hoạt động mạng hợp lệ kể từ khi “khối” cuối cùng được thêm vào Ở mức độ cơ bản, nó cho phép một cộng đồng người dùng ghi các giao dịch vào cuốn sổ cái chia sẻ, mà trong đó, với sự điều hành bình thường của mạng Blockchain thì không giao dịch nào có thể bị thay đổi sau khi xuất bản Mỗi khối được liên kết mã hóa với khối trước nó sau khi được xác thực thì đều phải trải qua một quyết định đồng thuận Khi một khối mới thêm vào, khối cũ hơn trở nên khó bị chỉnh sửa Cuốn sổ cái sau đó được sao chép đến toàn bộ mạng và bất kỳ xung đột nào được giải quyết tự động thông qua các quy tắc được thiết lập
2.1.2 Cách thức hoạt động của blockchain:
Blockchain là một loại danh sách liên kết đặc biệt Mỗi mục danh sách chứa thông tin riêng và một con trỏ đến mục tiếp theo trong danh sách Khi tìm kiếm một mục trong danh sách được liên kết, bạn duyệt qua nó từng mục một, sử dụng thông tin của mục đó
để tìm kiếm mục tiếp theo, sau đó lặp lại quy trình Quá trình này là một cách hữu ích
để cấu trúc dữ liệu, một phần vì bạn có thể nối hai danh sách lại với nhau bằng cách thay đổi một con trỏ duy nhất
Hình 1 Sơ đồ các bước cơ bản của công nghệ Blockchain
Trang 9Hình 2 Cấu trúc của 1 blockchain (Nguồn: Hoàng Mạnh Thắng và cộng sự, 2017)
- Các Blockchain hơi khác một chút vì chúng liên kết ngược lại thay vì chuyển tiếp Khi một khối mới được tạo, nó trỏ đến khối trước đó
- Một khối chứa một tập hợp các giao dịch “Giao dịch” là một sự thay đổi dữ liệu đã được thỏa thuận từ trạng thái này sang trạng thái khác Dữ liệu có thể là dữ liệu tệp thông thường hoặc dữ liệu chuyên biệt như quyền sở hữu tiền tệ
- Các giao dịch trong một khối là “nguyên tử”, có nghĩa là chúng không thể được chia thành các tập hợp nhỏ hơn Tất cả các giao dịch đã xảy ra, hoặc không có gì cả
- Khối đầu tiên được tạo ra gọi là khối genesis Khối genesis là khối duy nhất không có tiền thân - mọi khối khác cuối cùng đều liên kết trở lại khối genesis Khoảng cách của một khối so với khối gốc được gọi là “chiều cao khối”, bởi vì các blockchain thường được hình dung là được xây dựng theo chiều dọc, từ dưới lên
- Mọi khối sau khối genesis đều chứa một con trỏ tới khối (“cha”) trước đó của nó và một hàm băm của tiêu đề khối đó Hàm băm này có các thuộc tính mật mã làm cho nó không thể đoán trước và duy nhất Chất lượng toán học của nó là những gì làm cho blockchain
an toàn khỏi giả mạo
- Để đi qua chuỗi, bạn phải bắt đầu ở khối mới nhất, được gọi là “đầu” hoặc “đỉnh” của chuỗi Sau đó, bạn đi ngược lại, “xuống” chuỗi, từng khối một
Trang 10- Một khối chỉ có thể trỏ đến một khối “mẹ” trước đó Tuy nhiên, nhiều khối có thể trỏ đến cùng một khối cha, điều này tạo ra một nhánh trong chuỗi, được gọi là một nhánh
rẽ
- Các khối mới được thêm vào đầu chuỗi hoặc đầu nĩa
2.1.3 Đặc điểm của blockchain:
- Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ
sở dữ liệu Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work) Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán
- Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (hay còn gọi là cơ chế đồng thuận phân quyền)
(Distributed): Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung, nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực giao dịch Một sơ đồ phân tán đồng đẳng chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng lưới phân tán đồng đẳng và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối (blockchain) Mỗi khối kế tiếp chứa một "hash" (một dấu tay độc nhất) của mã trước đó;
vì thế, mã hóa (thông qua hàm hash) được sử dụng để đảm bảo tính xác thực của nguồn giao dịch và loại bỏ sự cần thiết phải có một trung gian tập trung Sự kết hợp của mã hóa và công nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch được lưu trữ lại hai lần
- Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối: Một chuỗi khối giống như một nơi
để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong một không gian chứa hẹp (khối) Bất cứ ai cũng
có thể xác nhận việc bạn nhập thông tin vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ
có bạn (hoặc một chương trình) có thể thay đổi được dữ liệu của khối đó vì chỉ có bạn cầm khóa bí mật cho dữ liệu đó
Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở dữ liệu, ngoại trừ một phần của thông tin được lưu trữ - header của nó là công khai
Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa Một chuỗi khối hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không một cá nhân hay tổ chức
Trang 11bên thứ ba nào có thể thay đổi được nó (vì quá trình lưu trữ dữ liệu đã được mã hóa)
Nó dựa trên quyền công khai và bí mật, nhìn công khai nhưng kiểm soát bí mật
- Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh: Hợp đồng thông minh
là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị
và quản lý giá trị đó Ý tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một trung gian cụ thể Sao phải dựa vào một cá nhân hay tổ chức cụ thể trong khi hai hay nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được chuyển tự động khi điều kiện được đáp ứng
- Tính toán tin cậy (trusted computing): Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau mỗi
chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu
Vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi khối ngang hàng
có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật tin tưởng tuyệt đối của công nghệ
- Bằng chứng công việc (Proof of work): Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái
niệm then chốt của "bằng chứng công việc", một phần tầm nhìn được tích hợp sẵn của Satoshi Nakamoto cho vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch Nó được biểu hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng công việc
Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể
"sửa lại" và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa
2.1.4 Các công nghệ blockchain và các Ứng dụng của nó:
Trang 12● Mật mã học: Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính
minh bạch, toàn vẹn và riêng tư
● Mạng ngang hàng (Peer to peer): Mỗi một nút trong mạng được xem như một client
và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng
● Lý thuyết trò chơi: Các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân theo giao thức đồng
thuận (PoS, PoW,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế
● Tiền điện tử: Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên được tạo ra nền tảng blockchain Nó cho phép các giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không cần thông qua các tổ chức tài chính trung gian
● Chứng khoán và tài sản kỹ thuật số: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý và chuyển đổi các chứng khoán và tài sản kỹ thuật số một cách an toàn và đáng tin cậy
● Định danh số: Blockchain có thể được sử dụng để xác thực và quản lý thông tin định danh số người dùng
● Bảo mật thông tin: Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin một cách an toàn và đáng tin cậy Các ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực bảo mật thông tin bao gồm bảo vệ quyền riêng tư và chống lại các cuộc tấn công mạng
● Quản lý chuỗi cung ứng: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng và theo dõi các sản phẩm từ nguồn gốc đến người tiêu dùng
● Bỏ phiếu điện tử: Blockchain có thể được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của quy trình bỏ phiếu điện tử và chống lại các cuộc tấn công gian lận
● Hợp đồng thông minh: Blockchain có thể được sử dụng để triển khai các hợp đồng thông minh, cho phép các bên thực hiện các giao dịch một cách tự động và an toàn
2.1.5 Lợi ích và rủi ro:
Trang 13● Độ bảo mật dữ liệu cao
● Thiếu niềm tin, quy định
2.2 Nghiên cứu chi tiết:
2.2.1 Hàm băm (hash function)
- Khái niệm:
Hàm băm là một giải thuật dùng để ánh xạ dữ liệu nhằm sinh ra các giá trị băm có kích thước cố định
Trong Blockchain, hàm băm sử dụng nhằm tạo một mã số đặc trưng đại diện cho khối
dữ liệu nào đó Và vì mỗi mã số là duy nhất cho từng khối dữ liệu nên tính bảo mật là rất cao
Hàm băm là “một chiều”, dữ liệu đầu vào khi được băm thành giá trị băm thì nội dung của dữ liệu đó sẽ rất “khó” để có thể suy ngược lại
- Đặc tính:
Hàm băm là hàm một chiều với các đặc tính:
- Với mỗi một dữ liệu đầu vào, chỉ nhận được một giá trị băm duy nhất
- Nếu dữ liệu đầu vào bị xóa hoặc thay đổi thì giá trị băm cũng sẽ thay đổi
- Nội dung của một dữ liệu ban đầu có thể rất dễ để tính ra giá trị băm nhưng lại “khó” để tính ngược lại ra nội dung của dữ liệu ban đầu ngay cả khi biết được hàm băm
- Ứng dụng:
Hàm băm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, nổi bật là:
Trang 14- Đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn: Tức dữ liệu, thông tin khi nó gửi không bị thay đổi
và dữ liệu nhận được sẽ chính xác như ban đầu
- Nâng cao, hỗ trợ cải thiện chữ ký số: Hàm băm sẽ tạo ra các thuật toán ký số thay thế cho việc ký trên tài liệu ban đầu có dung lượng lớn
- Phát triển, xây dựng cấu trúc dữ liệu bảng băm: Là một loại cấu trúc dữ liệu giúp người dùng truy xuất một phần tử qua khóa nhờ ánh xạ vào thông qua hàm băm
2.2.2 Chữ ký số (digital signature)
- Khái niệm:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách biển đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác thông điệp của dữ liệu gửi
Về quá trình ký và xác nhận:
- Người gửi sử dụng hàm băm để băm dữ liệu cần gửi thành một thông điệp đại diện (Message Digest)
- Người gửi sử dụng khóa cá nhân để mã hóa bản tóm tắt thông điệp tạo thành một chữ
ký số, sau đó dùng chữ ký số này để gắn kèm với dữ liệu ban đầu và gửi đi
- Khi nhận được, người nhận sử dụng khóa công khai của người gửi để mã hóa chữ ký số thành bản tóm tắt thông điệp Đồng thời sử dụng hàm băm của người gửi để biến đổi thông điệp nhận được thành thông điệp tóm tắt Nếu thông điệp tóm tắt trùng khớp tức chữ ký số đó xác thực, thông điệp vẫn được giữ nguyên