1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thi Cuối Kỳ Truyền Thống Yêu Nước Của Dân Tộc Việt Nam Được Biểu Hiện Như Thế Nào Trong Lịch Sử Và Trong Thời Đại Ngày Nay..pdf

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÀI THI CUỐI KỲHỌC PHẦN CƠ SỞ XÃ

Họ và tên: Dương Thị Thanh YênLớp: ………

Giảng viên: Phan Kiều Thuận

Bình Thuận, 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÀI THI CUỐI KỲHỌC PHẦN CƠ SỞ XÃHọ và tên sinh viên: Dương Thị Thanh Yên

Mã số sinh viên: 2218333Lớp: GD22BA12Ngày thi: ……….

ĐIỂM BÀI THI

Ghi bằng số Ghi bằng chữ Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Đề bài:

Trang 3

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện như thế nàotrong lịch sử và trong thời đại ngày nay.

BÀI LÀM

Truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam chúng ta là một trong những truyềnthống tốt đẹp và được lưu truyền từ đời này sang đời khác được thể hiện cho đến ngàynay.

Truyền thống yêu nước là gì?

Truyền thống yêu nước là truyền thống đạo đức thiêng liêng, là sức mạnh cội nguồngiúp đất nước và cả dân tộc ta vượt qua hàng vạn những khó khăn, thử thách Truyềnthống này giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù để tồn tại và phát triển qua hàng nghìnnăm lịch sử Để có được hòa bình và độc lập tự do, cơm no áo ấm như ngày hôm nay,đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng nghìn năm gian khổ dựng nước và giữ nước HồChí Minh đã khẳng định rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là mộttruyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinhthần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt quamọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Câukhẳng định này đã nói về lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm, to lớn của mỗi người dânViệt Nam luôn được nuôi dưỡng và hiện hữu để bảo vệ tổ quốc, non sông.

Truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam được thể hiện qua cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp Bởi truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh về chính trị,tinh thần, mà cốt lõi là sức mạnh về nhân tố con người Cả người dân Việt Nam chúngta cùng nhau đồng cam cộng khổ, đoàn kết chung tay với nhau vượt qua nạn đói năm1945, người chết như ngả rạ vì đói, ra ngoài đường là thấy xác người nằm tràn lan trênđó Nhưng người dân Việt Nam chúng ta vẫn luôn đứng dậy, kiên quyết vượt qua sửdụng nhiều biện pháp như “một nắm khi đói bằng một gói khi no”, quyết tâm vực lênđể bảo vệ Tổ quốc khỏi tay giặc, quyết tâm giữ nước không một lần từ bỏ cho dù có hysinh Qua đó, ta đã thấy lòng yêu nước của nhân dân là vì quyền tự do, độc lập, tự

Trang 4

quyết của nhân dân; lòng yêu nước vì quyền được sống trong một đất nước hoà bìnhvà hạnh phúc của con người.

Tình yêu quê hương đất nước là gì?

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó thiết tha, chân thành với những thứthân thuộc nơi mình chôn nhau cắt rốn Hơn cả đó là những hành động nỗ lực khôngngừng nghỉ để xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Biểu hiện của lòng yêu nước

Biểu hiện của lòng yêu nước được thể hiện rõ ràng nhất qua từng thời kỳ lịch sử củadân tộc

Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước củadân tộc không ngừng được bồi đắp và phát huy Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưađến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một lànsóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìmtất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây đắp nênnhiều truyền thống quý báu Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần dân tộc làmột bộ phận của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Yêu nước là truyềnthống bao trùm và nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến thắng mọi kẻthù xâm lược.

Yêu nước là cơ sở và biểu hiện thành các truyền thống đoàn kết, lao động cần cù,thông minh sáng tạo, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất, đánh giặc giữ nước,truyền thống kính trọng tổ tiên, ông bà cha mẹ; truyền thống hiếu học, kính thầy yêubạn, quý trọng hiền tài; trọng nghĩa tình, thủy chung, hiếu khách… và nhiều truyềnthống tốt đẹp khác.

Truyềnthống laođộngcầncùvàsángtạo

Cần cù vốn là bản chất của người lao động; là một trong những truyền thống nổi bậtcủa dân tộc Việt Nam, có sắc thái riêng Sinh ra trên một địa bàn đất đai nhỏ hẹp, tàinguyên không giàu có, sản xuất nông nghiệp khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt lại

Trang 5

luôn bị ngoại xâm Để dọa nên nhân dân Việt Nam sớm có bản năng và ý thức cần cù,kiên nhẫn, chăm chỉ lao động, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống.

Trong quá trình lao động, nhân dân ta có tinh thần sáng tạo rất cao; luôn sáng tạo kỹthuật canh tác, dẫn nước, trị thủy; sớm biết nghệ thuật luyện đồng; có nhiều nghề thủcông cổ truyền, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, các công trình đê sông Hồng, kiến trúcVăn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương… là thành quả lao động cần cù, trí tuệthông minh sáng tạo và ý thức tự lực tự cường của con người Việt Nam.

Tính lạc quan, yêu đời là một nét đặc sắc, thể hiện bản lĩnh của tâm hồn Việt Nam.Người Việt Nam tin tưởng vững chắc vào sức lực và trí tuệ của mình, vào sức mạnhchính nghĩa trong đấu tranh chống ngoại xâm Đây là động lực quan trọng để tổ tiên tachịu đựng gian khổ, hy sinh, bền bỉ phấn đấu.

Ngày nay, biết phát huy truyền thống cần cù lao động sáng tạo, thông minh hiếu học,có đầy đủ cơ sở tiếp thu kỹ thuật hiện đại, người Việt Nam chắc chắc chắn sẽ khôngthua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giáo dục vàđộng viên mọi người phát huy truyền thống lao động cần cù, trí thông minh, sáng tạođể tạo ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho mình và cho đất nước.

Truyềnthống đoànkết,nhânnghĩa

Đoàn kết, nhân nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc được hình thành và pháttriển trên cơ sở luôn phải chế ngự thiên nhiên và chống trả các thế lực ngoại xâm mạnhhơn mình để tồn tại.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam sớm nảy sinh ý thức cộngđồng Những câu “Sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau”, “Một cây làm chẳng nênnon Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Thương ngườinhư thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” đã sớm ngấm vào máu thịt của con ngườiViệt Nam và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành tình thương người, sốngcó nhân, có nghĩa.

Ông cha ta từ hàng nghìn năm trước cũng đã biết để có yêu nước thì phải thương dân,“khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”, “Vua tôi đồnglòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao truyền thống đoàn kết dân tộc Người coi đó làmột yếu tố quyết định đến sự sống còn của cả dân tộc trong quá trình dựng nước vàgiữ nước Người chỉ rõ nguồn gốc sức mạnh đoàn kết là phải quan tâm chăm lo đến

Trang 6

dân “Yêu nước thì việc gì có lợi cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳđược Điều gì có hại cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết” Người kháiquát thành chân lý về sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thànhcông, đại thành công”.

Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, đã đềra đường lối đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh thời đại.

Truyềnthống độclậptựchủ,tựcường

Ngay từ rất sớm, nhân dân Việt Nam đã nhận thức đầy đủ rằng dù nhỏ bé, dân tộc tahoàn toàn có quyền độc lập và bình đẳng Đất nước Việt Nam phải do chính chúng talàm chủ Bất kỳ nước nào, dù dù lớn gấp nhiều lần, dù mạnh đến bao nhiêu hễ đếnxâm lược nước ta thì quân giặc nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn Câu thơ của LýThường Kiệt khẳng định “Sông núi nước Nam, vua Nam ở Sách trời đã phân định rõràng Quân giặc cớ sao xâm phạm tới Nhất định sẽ bị đánh tơi bời” được coi như bảnTuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Nguyễn Trãi cũng viết “Như nước Đại Việtta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục BắcNam cũng khác”… Tinh thần đó thể hiện sâu sắc lòng tự tôn dân tộc chính đáng củanhân dân ta.

Độc lập tự do là nội dung cơ bản chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam Đã nhiềuthế kỷ dưới ách thống trị của nước ngoài, hơn ai hết, nhân dân ta ý thức rất sâu sắcrằng mất nước thì sẽ mất tất cả, mất cả quyền sống và đạo lý làm người, mất cả bảnsắc văn hóa của dân tộc Vì vậy đã từ lâu trong tình cảm của nhân dân ta, tình yêu Tổquốc gắn chặt với tình yêu gia đình Yêu nước, thương nhà gắn kết và hòa với nhaulàm một Nước mất thì nhà tan nên cứu nước, cứu nhà là nghĩa vụ thiêng liêng đối vớitất cả mọi người.

Sự gắn bó xóm làng, tình làng nghĩa nước, nước nhà hòa quyện với tình yêu quêhương bắt đầu từ một nền văn minh nông nghiệp hình thành sớm, gắn với làng xóm,mái đình, cây đa, bến nước là cốt lõi văn hóa dân tộc đã trở thành triết lý “trung vớinước, hiếu với dân” – cốt cách của con người Việt Nam.

Vì độc lập, tự do, nhân dân ta đã chiến đấu kiên cường, không sợ khó khăn gia khổ,chấp nhận hy sinh Hai Bà Trưng thà tuẫn tiết không chịu để giặc bắt Tướng Lĩnh nhàTrần đã xin nhà vua quyết tâm chống giặc “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng

Trang 7

lo” Trần Bình Trọng bị giặc bắt, dụ dỗ đã nói thẳng “Ta thà làm ma nước Nam cònhơn làm vương đất Bắc” Lê Lai vì nghĩa lớn, liều mình cứu Lê Lợi và nghĩa quânLam Sơn; Nguyễn Trung Trực trước lưỡi gươm quân giặc đã khẳng định: “Bao giờTây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, anh hùng Nguyễn ViếtXuân Viết Xuân kêu gọi: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn” Các tấm gương anhhùng, liệt sĩ đã tô thắm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, tự cường đã trở thành một sức mạnh, mộtđộng lực tạo nên lợi thế về chính trị, tinh thần và chiến lược chiến tranh để chiến thắngmọi kẻ thù xâm lược Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gìquý hơn độc lập tự do”, đã kết tinh truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc;nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử tư tưởng và tình cảm của dân tộc Việt Nam.Yêu nước phải xây dựng đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu Khắc phục nguy cơtụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, đó là giá trị lớn của bài học phát huy truyềnthống yêu nước.

Truyềnthống đánhgiặcgiữnước

Đánh giặc giữ nước là một trong những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, lịch sử đất nước còn ghi lại hàng trămcuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất kiên cườngđấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng đã mở đầu truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trunghậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam cho đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước thế kỷ XX, Dân tộc ta đã chiến thắng hàng chục cuộc tấn công xâm lượcvới quy mô lớn của kẻ thù bên ngoài.

Những trang sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta đậm khí phách anh hùng Trongđiều kiện đất đai không rộng, người không đông, lại phải luôn đứng trước các đội quânxâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc ta đã có sự nỗ lực phu thường, vàcó mưu trí sáng tạo rất cao Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân đánh giặc chứ khôngphải chỉ có quân đội Nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo là lấy ít đánh nhiều, lấyyếu thắng mạnh, kết hợp khéo léo quân sự với ngoại giao… tài thao lược ngoại giaocủa ông cha ta đã hạn chế mọi cái mạnh, khoét sâu mọi chỗ yếu của địch để chiếnthắng.

Trang 8

Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc được nâng lên tầng cao từ khi giai cấpcông nhân Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đã được tô thêm những trang vàng rực rỡ.Ngoài những truyền thống tiêu biểu nêu trên, dân tộc ta còn những truyền thống tốtđẹp khác Mỗi địa phương, mỗi dòng họ còn nhiều truyền thống tốt đẹp khác.Lịch sử Việt Nam là lịch sử của dân tộc anh hùng Những truyền thống tốt đẹp mà tổtiên ta để lại là tài sản quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc Ôn cũ để biết mới,uống nước nhớ nguồn, hiểu biết về lịch sử dân tộc, chúng ta càng tự hào về dân tộc.Quý trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó là động lực để chúngquyết tâm xây dựng, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, khắc phục nguy cơtụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngàycàng giàu đẹp hơn.

Trong thời kì chiến tranh:

Lòng yêu nước trong thời kì chiến tranh được thể hiện qua một số câu nói nổi tiếngnhư: " Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh" hay "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" vớirất nhiều những tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Bế Văn Đàn, Võ ThịSáu, Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ nói: Lòng yêu nước cóthể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước"

Sẵn sàng lên đường ra trận khi Tổ quốc bị xâm lăng.

Không ngại khó khăn, gian khổ thậm chí hi sinh tính mạng để giành độc lập chodân tộc, thống nhất đất nước.

Hậu phương tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực, thực phẩm chi viện chotiền tuyến.

Sức mạnh của lòng yêu nước thời kì này vô cùng to lớn, có thẻ nhấn chìm bè lũbán nước và xâm lăng.

Những lòng yêu nước nồng nàn được truyền từ đời này sang đời khác, từ đời ông đếncha rồi đến cháu, rồi dần dần tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó làtruyền thống yêu nước Người dân Việt Nam luôn ghi nhớ những lịch sử hào hùng vàtốt đẹp của các thế hệ đi qua trong lịch sử như: Các vị vua Hùng, Hai Bà Trưng, BàTriệu và các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Nguyễn,…Trong mỗi thời kỳ

Trang 9

lịch sử, truyền thống yêu nước luôn có những biểu hiện riêng bởi điều kiện lịch sửkhách quan và hệ tư tưởng nhất định nhưng mục đích duy nhất vẫn là bảo vệ và gìngiữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Truyền thống yêu nước của mối người dân Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong cuộckhánh chiến chống Mỹ Bởi truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh về chính trị -tinh thần, mà cốt lõi là sức mạnh về nhân tố con người Truyền thống yêu nước là cơsở cơ bản để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước Hơn nữa truyền thống yêu nước còn phát huy sựsáng tạo của nhân dân trong kháng chiến, phát huy được sức mạnh thời đại để giànhlấy độc lập tự do Các giá trị về truyền thống yêu nước của dân tộc trong cuộc khángchiến chống mỹ được nâng lên một tầm cao mới, là giá trị công lý được nhân loại thừanhận sự tiến bộ Vì qua đó thì lòng yêu nước của nhân dân là vì quyền tự do, độc lập,tự quyết của nhân dân; lòng yêu nước vì quyền được sống trong một đất nước hoà bìnhvà hạnh phúc của con người;…

Thời kỳ hòa bình:

Khác với thời kì chiến tranh, khi đất nước hòa bình, thì tổ quốc cần xây dựng phát trểnđất nước Thời kỳ hòa bình biểu hiện của lòng yêu nước cũng thay đổi theo thời đại.

Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa

Mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự pháttriển của đất nước.

Trong thời kì đổi mới nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cườngquốc năm châu theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biểu hiện của lòng yêu nước đó làsự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên trường quốc tế Việcyêu nước thời bình là việc sống theo nguyên tắc sự chỉ đạo đường lối lãnh đạocủa Đảng, Nhà nước, không ngừng học tập, xây dựng bảo vệ đất nước.

Lòng yêu nước còn được thể hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu thương giữangười và con người.

Trang 10

Lòng yêu nước là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ được thể hiện quacác tác phẩm thơ ca, nhạc họa, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương.

Yêu nước là truyền thống nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam Truyềnthống ấy là mẫu số chung, là nguồn lực nội sinh của cộng đồng dân tộc Lòngyêu nước của người Việt Nam không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thànhtriết lý, là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động củamỗi con người.

Nhận định về truyền thống yêu nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thốngquý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấylại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọisự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (HồChí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.6, tr.171).

Lòng yêu nước của người Việt Nam được thể hiện ở lòng yêu Tổ quốc, yêuđồng bào; yêu từng tấc đất, núi sông, yêu thiết tha quê hương, làng xóm, yêucon người, yêu văn hoá, phong tục tập quán, lối sống tốt đẹp trọn nghĩa vẹn tình.

Ôiđấtnướcsaubốnnghìnnăm điđâutacũng thấyNhữngcuộcđời đãhóanúisông ta

Lịch sử dân tộc Việt Nam là thiên anh hùng ca về tinh thần quật khởi, ý chí quậtcường bất khuất, xả thân trong các cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa,chống lại sự đô hộ, đồng hóa, âm mưu xâm lược của ngoại bang, đưa dân tộcViệt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, sóng gió để đi đến những thắng lợivinh quang, cũng như tinh thần quyết tâm mạnh mẽ xây dựng đất nước hùngcường trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.

Trong bài Diễn văn kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,ngày 3/2/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cũng nhấnmạnh: “Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng, yêu nướcvà giữ nước, kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và thốngnhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta”.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:Ôi!TổQuốcta yêunhưmáuthịt

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w