1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Vợ chồng a phủ

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

I/ GIỚI THIỆU CHUNG 1/ Tác giả Tên tuổi của nhà văn Tô Hoài trước Cách mạng Tháng Tám gắn liền với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau hơn 50 năm lao động nghệ thuật, nhà văn đã để lại cho đời hơn 100 tác phẩm, chủ yếu là văn xuôi. 2/ Xuất xứ Truyện “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài. Ông rất gắn bó và tình nghĩa với đồng bào các dân tộc miền núi. Nội dung của tập truyện thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến. Trong cảnh đau thương tột cùng, cách mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh. 3/ Phong cách nghệ thuật Tác phẩm in dấu ấn phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài, đó là màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ, chất trữ tình và ngôn ngữ, lời văn giàu tính tạo hình. 4/ Chủ đề tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện trữ tình, cảm động về cuộc đời của đôi thanh niên nam nữ người Mèo từ lúc còn ở trong bóng tối của cuộc đời cũ dến khi bước ra ánh sáng của cuộc đời mới hạnh phúc tự do.

Trang 1

2/ Xuất xứ

Truyện “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc” Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài Ông rất gắn bó và tình nghĩa với đồng bào các dân tộc miền núi Nội dung của tập truyện thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến Trong cảnh đau thương tột cùng, cách mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh

II/ TÁC PHẨM 1/ Nhân vật Mị

“Vợ chồng A Phủ” không phải là truyện của tính cách, mục đích của Tô Hoài viết “Vợ chồng A Phủ” là dành sự quan tâm đến số phận con người Mị từ một cô gái tài hoa, trẻ trung, xinh đẹp vì cuộc sống làm dâu cùng khổ mà bị biến thành “lầm lũi như con rùa trong xó cửa” nhưng với sức sống tiềm tàng mãnh liệt và nhờ ánh sáng của cách mạng mà cuộc đời Mị đã được giải thoát

a/ Mị thời con gái: trẻ trung – tài hoa – xinh đẹp

Khi nói đến những cô gái miền núi, người ta thường nghĩ đến cái gì đó hoang dại và huyền bí Cô Mị của Tô Hoài không như thế, trong trái tim và tâm trí của nhà văn, Mị là một cô gái rất đáng yêu vừa trẻ trung, xinh đẹp lại vừa tài hoa, hiếu thảo Mị mang những nét đẹp thân thuộc của người phụ nữ truyền thống

Nhà văn không miêu tả vẻ đẹp của Mị như thế nào mà chỉ miêu tả sự thu hút của vẻ đẹp ấy

“Những đêm tình mùa xuân trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” Đó là bằng chứng

hùng hồn của sự xinh đẹp

Tiếng sáo của Mị đã làm say đắm biết bao nhiêu chàng trai “đi theo Mị hết quả đồi này đến

quả đồi khác” Đó là dấu hiệu của một đời sống nội tâm phong phú, bởi lẽ những rung động của

tâm hồn con người được kí thác nhiều nhất ở âm nhạc

Mị là người con gái rất hiếu thảo và chăm lao động “Con nay đã biết làm nương làm ngô,

con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố Bố đừng bán con cho nhà giàu” Khi mới về làm

Trang 2

dâu nhà thống lí quá cực khổ đêm nào Mị cũng khóc Mị quay về nhà với nắm lá ngón nhưng vì thương bố mà Mị không nỡ chết vì bố già yếu quá rồi

Mị là cô gái vẹn toàn trên nhiều phương diện vừa trẻ trung, xinh đẹp vừa tài hoa, hiếu thảo Mị là niềm mơ ước của biết bao chàng trai, cứ ngỡ cánh cửa cuộc đời đang mở rộng đón chào Mị nhưng cánh cửa ấy bỗng đóng sầm lại khi Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra

b/ Mị lúc làm dâu – Số phận bất hạnh Nguyên nhân

Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí là vì món nợ của bố mẹ Mị Bố mẹ Mị vì nghèo quá mà phải vay nợ nhà thống lí Pá Tra lúc cưới nhau, mỗi năm phải trả một nương ngô đến khi vợ chết, con gái đến tuổi lấy chồng mà món nợ ấy vẫn còn Món nợ oan nghiệt, sự bóc lột tinh vi, thủ đoạn gian trá của giai cấp thống trị và bọn thống lí ở vùng cao

Sự đày đọa

• Nỗi đau thể xác : phải làm việc suốt ngày suốt đêm không lúc nào ngừng nghỉ “con

ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp, lên núi lấy củi, hát thuốc phiện, đi bung ngô, đi cõng nước…thậm chí phải làm một lúc hai ba việc, phải lao động ngay cả khi đang lao động “dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” – thủ đoạn rất tàn nhẫn nhằm bóc lột đến kiệt cùng sức lực của con người

• Đọa đày về mặt tinh thần : Mị bị xem như một con rùa lầm lũi trong xó cửa, một vật

nuôi ở xó nhà, góc bếp bị người ta lãng quên, cuộc sống âm thầm, lặng lẽ hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài Căn buồng Mị nằm có một ô cửa vuông bằng bàn tay, đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá bởi đó không phải là cửa sổ mà là lỗ thông hơi của nhà tù Căn phòng ấy chính là phòng giam Mị, nơi đó đã giam hãm thể xác của Mị và cầm tù tuổi xuân của Mị, vắt kiệt nhựa sống của Mị và biến Mị từ một cô gái trẻ trung, xinh đẹp thành một cái bóng vật vờ Từ ngày về làm dâu nhà thống lí, Mị không được đi chơi Có một lần Mị muốn đi chơi đã bị A Sử trói đứng suốt ngày đêm A Sử trói Mị như trói một đồ vật, lạnh lùng, vô cảm, thản nhiên đến đáng sợ Trói vợ đối với A Sử giống như hành động “thắt nốt cái thắt lưng xanh, tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại” Khi thân thể còn đau nhức vì bị trói, Mị phải đắp thuốc cho A Sử, thức trắng đêm mệt mỏi Mị thiếp đi liền bị A Sử đạp ngay vào mặt Không ở đâu thân phận con người bị rẻ rúng, chà đạp đến như thế

Hậu quả

Ở lâu trong sự đọa đày như thế, Mị từ một cô gái trẻ trung, phơi phới, yêu đời trở thành một

cô gái lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” Trước đây

vì cha mà Mị không dám chết còn bây giờ Mị không để ý đến cái chết nữa , Mị hoàn toàn buông

xuôi, Mị rơi vào trạng thái sống phi thời gian “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không

biết là sương hay là nắng” Khi một con người không còn quan tâm đến thời gian thì có nghĩa

cuốc sống đã bắt đầu đặt dấu chấm hết Từ sự thay đổi của Mị ở một tầng sâu hơn, Tô Hoài

muốn nêu lên một sự thật đau lòng: “Con người bị áp bức nếu cứ chịu đựng, nhẫn nhịn kéo dài

đến một lúc nào đó sẽ bị tê liệt cả tinh thần phản kháng” Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng

sâu sắc: con người trong xã hội phong kiến, trong tay bọn thống trị giống như một vật vô tri gắn

Trang 3

liền với thân phận trâu ngựa Bởi vậy, ngay từ đầu tác phẩm, Tô Hoài đã cho Mị xuất hiện với

hình ảnh “Cô gái ngồi bên tản đá cạnh tàu ngựa”

c/ Mị khi cởi trói cho A Phủ - tiềm tàng sức phản kháng

Ở Mị có những nét tính cách đối lập cùng tồn tại song song “Ở lâu trong cái khổ” đã làm cho Mị cam chịu, nhẫn nhục nhưng mặt khác trong Mị cũng tiềm tàng ẩn chứa một sức sống mãnh liệt như một hòn than hồng ủ kín trong tro tàn Khi gặp cơ hội nó sẽ được khơi dậy và bùng cháy và ở trong Mị không chỉ một lần mà có đến 3 lần ngọn lửa phản kháng bùng cháy ở trong Mị

Ăn nắm lá ngón

• Tình cảnh: Khi mới về làm dâu nhà thống lí, đêm nào Mị cũng khóc, Mị tìm đến nắm lá

ngón để tìm đến cái chết Chết thường là biểu hiện của sự bất lực, bế tắc nhưng đối với Mị lúc bấy giờ không còn con đường nào khác, đi đâu cũng là gầm trời của cha con nhà thống lí chưa

kể sợi dây thần quyền trói buộc Mị “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì

chỉ có biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” và cũng chẳng có ai dám giúp đỡ Mị, bênh vực Mị vì

họ sợ uy quyền và sự tàn bạo của nhà thống lí

• Ý nghĩa: Như vậy tìm đến cái chết là một sự phản kháng, phản kháng lại cuộc sống

không ra sống, muốn chấm dứt nó nhưng đau đớn thay, Mị không được chết và không dám chết vì Mị thương bố Mị chết bố Mị còn khổ hơn rất nhiều nên Mị đành quay về nhà thống lí tiếp tục làm phận trâu ngựa

Mị muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân

• Tình cảnh : Những năm làm dâu nhà thống lí đã biến Mị từ một cô gái xinh đẹp, trẻ

trung, yêu đời thành một cái bóng vật vờ, lùi lũi như con rùa ở trong xó cửa Làm sao một cô Mị như vậy lại muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân ? Tô Hoài đã thành công trong việc mô tả sự cam chịu, nhẫn nhục của Mị bao nhiêu thì càng khó khăn trong việc thể hiện sự hồi sinh trong tâm hồn Mị bấy nhiêu vì nếu không khéo thì sẽ rơi vào gượng ép, nhân vật thiếu sức sống nội tại Tô Hoài đã vượt qua sợi dây mong manh đó bằng ngòi bút tài hoa, khéo léo của mình một cách rất thuyết phục và bằng những tác nhân hết sức hợp lý

• Tác nhân :

Bức tranh xuân ngày Tết của Hồng Ngài vào năm ấy có sức say đắm lòng người “Hồng

Ngài năm ấy ăn Tết vào lúc giỏ thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội” Mùa xuân

đến mang cho lòng người niềm vui sống và tạo vật dường như bừng tỉnh “Trong các làng Mèo

Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên các mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ” Bức tranh

xuân ấy còn được góp phần bởi “đám trẻ chơi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”

“trai gái thổi sáo, thổi khèn và nhảy” Khung cảnh ấy khơi dậy trong Mị niềm vui và lòng ham

sống

Hơi rượu : năm ấy Mị lén uống rượu “uống ừng ực từng bát”, cách uống của sự nổi loạn,

uống như trút giận, trút hận vào trong lòng, uống đến say khướt Lúc say người ta thường sống rất thật với chính mình, làm những điều mà bình thường người ta không dám làm Rượu đã giúp Mị đi từ cõi quên về cõi nhớ Mị quên hiện tại và nhớ về quá khứ cho nên “ người về, người đi chơi đã vãng cả nhưng Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà”

Tiếng sáo: đây là tác nhân lớn nhất có tác động nhiều nhất đến sự hồi sinh trong tâm hồn

Mị, tiếng sáo là biểu tượng của tình yêu và lòng ham sống Tô Hoài rất dụng công trong việc

Trang 4

miêu tả tiếng sáo làm sống lại từ từ tâm hồn của Mị Tiếng sáo được miêu tả có sự thay đổi về không gian và điệu hồn Về không gian: ban đầu tiếng sáo ở ngoài đầu núi sau đó tiếng sáo tiến lên đầu làng rồi tiếng sáo lơ lửng ở ngoài đường và cuối cùng tiếng sáo ở trong đầu Mị Không gian ngày càng gần càng thu hẹp và càng cụ thể Về điệu hồn: khi ở ngoài đầu núi, tiếng sáo chỉ mới “lấp ló” như sức sống trong tâm hồn Mị mới bắt đầu trỗi dậy khi tiếng sáo đến đầu làng nó trở nên văng vẳng, thiết tha nghe rõ từng âm thanh giục giã rồi tiếng sáo lơ lửng bay ngoài đường như tìm chỗ đậu Từ gọi bạn nó trở thành tiếng sáo gọi bạn yêu, đến lúc tiếng sáo ở trong đầu

thiếu phụ nó trở thành tiếng lòng thổn thức như “tình ai không thể tan, lòng ai đợi chờ oán

trách” (Chu Văn Sơn)

Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi

• Diễn biến của sự hồi sinh

Trong nhận thức: Mị nhận thức được giá trị bản thân “Mị còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi”

Câu nói thể hiện sự tức tưởi về thân phận, là tiếng lòng của Mị đồng thời là sự đồng cảm của tác giả Mị ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình mà từ lâu Mị đã quên nó, Mị quen với nó Sự

bất hạnh trong cuộc hôn nhân với A Sử “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” Mị

lại muốn tìm đến nắm lá ngón nhưng lúc này là sự phản kháng với hoàn cảnh và ý thức được cuộc sống của mình Mị đã vượt qua trạng thái sống phi thời gian

Trong hành động : hành động đầu tiên của Mị rất có ý nghĩa “Mị đến góc nhà lấy ống mỡ,

xắn một miếng thêm vào đĩa đèn cho sáng” Như vậy Mị đã thắp lên ánh sáng soi rọi cuộc đời

tối tăm của mình, thắp ánh sáng cho cuộc đời thêm hi vọng Lúc bấy giờ trong đầu Mị chỉ có

ám ảnh của tiếng sáo đến thời điểm đó Mị mới bắt đầu có hành động thứ hai “quấn lại tóc, lấy

cái váy hoa giắt ở phía trong vách” Nếu lúc đó A Sử không trở về thì Mị đã đi chơi nhưng giữa

lúc khát vọng sống đang trỗi dậy ở trong Mị thì nó lại bị vùi dập một cách tàn bạo, lạnh lùng A Sử trói vợ cũng dễ dàng, bình thản như hành động thắt nốt cái thắt lưng A Sử hỏi Mị không trả lời, A Sử trói Mị không phản kháng vì tâm hồn Mị lúc bấy giờ đang sống trong quá khứ, Mị giống như người mộng du sống trong cõi mộng mà quên đi cõi thực

• Diễn biến tâm trạng khi trở về thực tại

Nếu quá trình say diễn ra từ từ thì quá trình từ cõi mộng về cõi thực cũng thế, Mị đã sống một giai đoạn chập chờn nửa tỉnh nửa mê trong hơi rượu và tiếng sáo, sự đau nhức của sợi dây trói Trong lúc khát khao mãnh liệt Mị bước theo tiếng sáo mà chân tay không cựa quậy được cho đến lúc Mị không còn nghe thấy tiếng sáo nữa Âm thanh đầu tiên mà Mị nghe được khi từ cõi mộng về cõi thực là tiếng chân ngựa đạp vào vách, một âm thanh đầy ý nghĩa Mị trở về với thực tế phũ phàng, trở về với thân phận trâu ngựa của mình Sau lần nổi loạn ấy Mị lại trở về cuộc sống của một con rùa câm lặng và còn câm lặng hơn trước

Cởi trói cho A Phủ

• Tình cảnh : lúc A Phủ rơi vào những ngày bi đát nhất của cuộc đời cũng là lúc Mị đang

trong trạng thái vô cảm nhất Nếu A Phủ là “cái xác chết đứng đấy cũng thế mà thôi” thì Mị lại

vô cảm với sinh mạng của người khác và vô cảm với sinh mạng của chính mình

• Tác nhân : điều gì đã khiến cho Mị từ vô cảm trở thành hữu cảm, từ dửng dưng lạnh

lùng đến xót thương Ở đây không có tiếng sáo tha thiết, không có hơi rượu nồng nàn, không có

bức tranh xuân say đắm lòng người mà chỉ có dòng nước mắt của A Phủ “một dòng nước mắt

Trang 5

lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” Vì sao giọt nước mắt của A Phủ lại có sức mạnh

ghê gớm đến như vậy ? Bởi đây là giọt nước mắt của những người cùng cảnh ngộ Họ đều là nạn nhân của nhà thống lí, cùng bị trói đứng suốt ngày đêm chỉ khác ở chỗ, đàn bà bị trói trong nhà với dây đay còn đàn ông thì bị trói ngoài trời với những vòng dây thừng thít chặt Hơn nữa, A Phủ còn là một chàng trai rất gan lì, từng bị nhà thống lí đánh suốt ngày đêm mà không kêu khóc thế mà bây giờ A Phủ lại khóc Đó là giọt nước mắt tuyệt vọng khi thấy mình đang chết

dần mà không thể tự cứu mình Điều Mị nghĩ cũng là điều mà A Phủ nghĩ đến “Cơ chừng này

đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” Phải là giọt nước mắt như

thế mới có đủ sức mạnh làm sống lại tâm hồn Mị, mới làm tràn ly nước vốn đã đầy ắp nỗi khổ đau của Mị

• Quá trình

Diễn biến trong nhận thức: Mị nhận thấy bản chất độc ác của cha con nhà thống lí, của giai

cấp thống trị “Chúng nó thật độc ác” Hơn nữa, Mị còn thấy sự bất công vô lý, số phận đáng thương của những con người bị áp bức “Người kia việc gì phải chết” Chính giọt nước mắt ấy

đã làm cho tình thương người và thương mình nảy sinh trong Mị và một khi tình thương người

đã nảy sinh thì nó sẽ lớn hơn tình thương mình “Lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói

cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy…Mị cũng không thấy sợ”

Diễn biến trong hành động : đến lúc ấy Mị mới nghĩ đến việc cắt sợi dây trói cho A Phủ

“Mị rón rén bước lại” nhưng tâm hồn thì thật mạnh mẽ, hành động cắt dây trói cho A Phủ là hành động đẹp nhất trong cuộc đời Mị

• Diễn biến tâm trạng sau khi cởi trói

Sau khi cắt sợi dây trói cho A Phủ, Mị cảm thấy hốt hoảng, chỉ thì thào được một tiếng rồi nghẹn lại Tại sao lại như vậy ? Cởi trói cho A Phủ là một hành động thương người, bây giờ đến lượt thương mình Bấy giờ, ý thức về sự sống đã trở về nên Mị sợ bị trói bị chết là điều tất nhiên

và A Phủ bỏ đi thì Mị chỉ còn một mình trơ trọi, đơn độc “Mị đứng lặng trong bóng tối” là

đỉnh cao của diễn biến tâm trạng Đó là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Mị, bên ngoài thì Mị đứng lặng nhưng bên trong lại đang cuồn cuộn giông bão đang diễn ra sự đấu trang quyết liệt giữa sự sống và cái chết, tự do và nô lệ, can đảm và yếu đuối Cái đứng lặng đó chỉ diễn ra trong vài tích tắc nhưng có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời và Mị đã có hành động vô cùng sáng suốt

“chạy vụt theo A Phủ” Hành động đó đã thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị Cởi dây

trói cho A Phủ, Mị đã cắt sợi dây trói cuộc đời mình vào nhà thống lí Mị đã tự cứu lấy mình trước khi được trời cứu Mị là nhân vật đẹp nhất của nền văn xuôi sau cách mạng

2/ Nhân vật A Phủ

Cả vợ và chồng đều là nhân vật chính của câu chuyện thế nhưng ở mỗi phần của tác phẩm lại có vị thế khác nhau Phần đầu, chàng ở Hồng Ngài, vị thế trung tâm thuộc về Mị Phần sau ở Phiềng Sa, vị thế trung tâm lại là A Phủ Phần đầu A Phủ chỉ là một nốt trầm nhưng lại là nốt trầm xao xuyến

a/ A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, lao động giỏi

Trước hết, A Phủ gây ấn tượng cho người đọc bởi vóc dáng to lớn của mình Vóc dáng đó biểu hiện cho sự mạnh mẽ, cường tráng, một sức vóc mà không phải chàng trai nào cũng có

được A Phủ thành thạo rất nhiều công việc “đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, săn bò tót rất bạo và chạy

Trang 6

nhanh như ngựa” Sức lao động của A Phủ được ví như một gia sản lớn, một con trâu tốt trong

nhà A Phủ còn là một chàng trai trẻ trung, yêu đời mặc dù rất nghèo (chỉ có cái vòng vía ở cổ) thế nhưng A Phủ vẫn đi chơi trong đêm tình mùa xuân một cách sôi nổi, đem sáo, khèn, quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng

b/ A Phủ là chàng trai có số phận bất hạnh

Thân phận mồ côi : Bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời A Phủ là thân phận mồ côi lại còn

kèm theo sự đau đớn khủng khiếp bởi A Phủ phải chứng kiến những người thân của mình lần

lượt ra đi “anh A Phủ chết, em A Phủ chết, bố mẹ A Phủ cũng chết” còn lại một mình A Phủ trơ

trọi giữa cuộc đời, không người bảo vệ và bị dân làng đem xuống cánh đồng để đổi lấy thóc

Nghèo khổ : từ thân phận mồ côi dẫn đến cái nghèo của A Phủ như một sự tất yếu, mặc dù

khỏe mạnh, chăm chỉ nhưng A Phủ sẽ chẳng bao giờ lấy được vợ Đó là sự bất công của số phận con người trong xã hội phong kiến

Trở thành nạn nhân của nhà thống lí : A Phủ bị đánh, bị trói đứng suốt ngày đêm ngoài

trời lạnh giá, chịu đói, chịu rét và nếu không có Mị cứu thì A Phủ đã chết A Phủ trở thành nạn nhân của nhà thống lý Pá Tra do đánh nhau với A Sử Nếu không đánh nhau với A Sử thì sớm muộn gì A Phủ cũng trở thành nạn nhân của nhà thống lí vì một chàng trai nghèo khổ như A Phủ không thể lấy được vợ mà muốn lấy vợ thì A Phủ phải đi theo con đường mà bố mẹ Mị đã đi và trở thành con nợ mãn kiếp Hơn nữa, bản thân A Phủ cũng là con mồi mà nhà thống lí luôn thèm muốn bởi có được A Phủ thì chẳng mấy chốc mà giàu Số phận của A Phủ nói riêng và những người lao động trong xã hội phong kiến nói chung : họ có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị Thân phận của họ cũng giống

Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra leo vào

Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra

c/ A Phủ là một chàng trai can trường, nghĩa khí

Đây là đặc điểm nổi bật nhất của A Phủ, tính cách này được biểu hiện từ nhỏ, lúc 10 tuổi bị bán xuống đồng thấp, A Phủ lại bỏ trốn lên núi cao Nhưng có lẽ mạnh mẽ nhất là hành động đánh A Sử “nắm cái vòng cổ có những sợi chỉ xanh đỏ, dấu hiệu của con nhà quan kéo dập đầu xuống, đánh tới tấp” Cách đánh đó không phải là tình cờ mà là đánh có ý thức, thể hiện sự chống đối, phản kháng lại cường quyền, áp bức Mặc dù biết đánh A Sử sẽ bị phạt vạ nhưng A Phủ vẫn đánh, dám làm dám chịu và mấy ai dám hành động như thế ? Sự can trường của A Phủ còn thể hiện khi chạy trốn khỏi nhà thống lí mà dám mang theo cả Mị Ở đây có một phần là do tri ân người đã cứu mình và sự can đảm của A Phủ là dám nên vợ nên chồng với Mị ở Phiềng Sa, cướp dâu nhà có thế lực nhất, bất chấp cái chết, bất chấp quyền lực ghê gớm của nhà thống lí luôn đe dọa A Phủ và Mị

Tiểu kết

Nhân vật Mị và A Phủ được xây dựng vừa có nét tương đồng lại vừa có nét khác biệt Họ cùng là nạn nhân của nhà thống lí, đều là những con người trẻ trung, tài hoa, chăm lao động và tiềm tàng sức sống mãnh liệt Mị có vẻ cam chịu, nhẫn nhục hơn A Phủ còn A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc và phản kháng cường quyền mãnh liệt hơn Mị

Trang 7

3/ Ý nghĩa

a/ Giá trị hiện thực

Nói lên những nỗi tủi nhục, thống khổ của Mị và A Phủ trong nhà thống lí Pá Tra Từ những thanh niên trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sức sống và mơ ước, họ trở thành những kẻ tôi tớ, nô lệ đến mãn kiếp

Nhân vật vạch trần những hành vi và việc làm bạo ngược, dã man của nhà thống lí: cho vay nặng lãi, bóc lột sức lao động của con người, biến người lao động thành nô lệ mãi không ngóc đầu lên được

b/ Giá trị nhân đạo

Ngợi ca những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của Mị và A Phủ: trẻ trung, yêu đời, tài hoa và tiềm tàng sức sống mãnh liệt Chính những phẩm chất và tính cách mạnh mẽ ấy đã giúp cho Mị và A Phủ có đủ nghị lực nổi dậy để phá bỏ gông cùm, xiềng xích

Cảm thương, thấu hiểu tình cảnh của những con người khốn khổ với khát vọng sống, khát vọng được tự do tiềm tàng, ẩn chứa trong họ Kết thúc tác phẩm, Mị và A Phủ trở thành du kích ở Phiềng Sa Đó là nét mới của chủ nghĩa nhân đạo của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám: tác phẩm không chỉ giải thích hiện thực mà còn góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đường giải phóng cho nhân dân

III/ NGHỆ THUẬT 1/ Tình huống truyện

Tô Hoài đã tạo dựng nhiều tình huống truyện đặc sắc để bộc lộ tính cách nhân vật : tình huống Mị làm dâu nhà thống lí, tình huống Mị muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân, Mị cởi trói cứu A Phủ làm nổi bật những nét tính cách đối lập của nhân vật, rất logic và hợp lý

2/ Phân tích tâm lý nhân vật

Diễn biến tâm lí nhân vật không phải là sở trường của Tô Hoài, thế nhưng ở tác phẩm này, Tô Hoài đã có những trang viết thật xuất sắc Đó là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm Tâm lý nhân vật được phát triển theo chiều hướng chuyển hóa từ mặt này sang mặt kia, từ dửng dung đến xót thương, từ lãng quên đến nhớ, từ không sợ chết đến hoảng hốt Ở trong tác phẩm có hai đoạn mà Tô Hoài đã tung hứng ngòi bút của mình một cách rất tài hoa Đó là đoạn phân tích sự nổi dậy trong tâm hồn của Mị trong đêm tình mùa xuân và đoạn chuyển hóa từ nhận thức đến hành động cởi trói cho A Phủ

3/ Bút pháp miêu tả

Đây là sở trường của Tô Hoài Ông là cây bút rất sành về tả thiên nhiên và tả cảnh sinh hoạt của con người Cảnh vật của ông rất sống động, có hồn và đầy khêu gợi Trong tác phẩm này chủ yếu là tả cảnh sinh hoạt, cảnh thiên nhiên chỉ vài nét chấm phá nhưng đã thể hiện được sự tinh tế của ngòi bút Tô Hoài Đó là đoạn tả bức tranh xuân của Hồng Ngài

Sự am hiểu tường tận những tập quán của xứ sở xa lạ có nhiều cây thuốc phiện và tập tục khấn trình ma đã giúp Tô Hoài đưa vào văn chương một thứ “của độc” cho riêng mình Nhờ đó mà sự bất công của tục lệ, sự tàn bạo của kẻ xét xử và nỗi oan khiên của người bị xử dưới ngòi bút Tô Hoài hiện lên với vẻ ghê rợn rất riêng : cảnh phạt vạ A Phủ, cảnh đánh người lộn xộn

Trang 8

của đám thanh niên vừa đánh, vừa chửi, vừa khóc, vừa quỳ lạy, cảnh bắt cóc người về làm dâu, và cảnh trai gái đi chơi xuân…tất cả đều mới mẻ, độc đáo

4/ Ngôn ngữ hình ảnh

Các chi tiết nghệ thuật đưa vào tác phẩm được nhà văn lựa chọn rất công phu, rất giàu sức gợi Các chi tiết này đan cài vào nhau, cái này gợi ra cái kia : cô gái bên tảng đá cạnh tàu ngựa, tiếng sáo gợi lên tâm tư của nhân vật, hình ảnh bếp lửa gợi lên sức sống dai dẳng bên trong tâm hồn nhân vật không dễ dàng bị dập tắt

5/ Giọng văn

Nét tiêu biểu trong phong cách của Tô Hoài là giọng văn đậm đà tính dân tộc, chất thơ và chất trữ tình thấm đượm Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình Trong tác phẩm “Vợ chồng A

Phủ” theo đánh giá của Đỗ Kim Hồi “Đó là sự mở đầu rất xứng đáng với giọng kể đẹp như

mơ” Giọng kể đó đã mở ra một thế giới xa xăm, diệu kì như truyện cổ tích Tác phẩm là một

câu chuyện hiện thực nhưng ta vẫn cảm thấy tính trữ tình mượt mà, lắng đọng vào hồn người

IV/ KẾT LUẬN

“Vợ chồng A Phủ” là một tuyệt bút của Tô Hoài đồng thời cũng là một trong bốn tác phẩm

xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam đương đại Chính vì vậy mà nó đã được trao giải nhất về “truyện và kí” của Hội văn học nghệ thuật và hoàn toàn xứng đáng Đó là tác phẩm mà trong cuộc đời cầm bút nhà văn nào cũng phải ao ước

Ngày đăng: 27/06/2024, 14:26

Xem thêm:

w