1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Vợ nhặt

9 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vợ Nhặt
Tác giả Kim Lân
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 366,56 KB

Nội dung

I/ GIỚI THIỆU CHUNG 1/ Tác giả: Kim Lân là người con của quê hương Bắc Ninh, vùng quê giàu truyền thống văn hóa, ông gắn bó với cuộc sống lam lũ cực nhọc, vất vả của người nông dân và đó là lí do mà ông đã rất thành công trong các tác phẩm viết về đề tài nông thôn. 2/ Tác phẩm: Kim Lân vừa làm báo vừa viết văn, ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn về làng quê Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ông tạo được sự chú ý với bạn đọc qua các tác phẩm “Đôi chim thành”, “Cô Vịa”…Sau cách mạng tháng Tám, tên tuổi Kim Lân lại gắn với những tác phẩm “Làng”, “Con chó xấu xí”… 3/ Nội dung: các tác phẩm của Kim Lân đã tái hiện một cách sinh động cuộc sống của người nông dân cực nhọc, nghèo khổ nhưng yêu đời, tài hoa với những thú chơi lành mạnh. 4/ Nghệ thuật: “Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng) 5/ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dơ và mất bản thảo, năm 1954 Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ và viết lại truyện ngắn này.

Trang 1

VỢ NHẶT

Kim Lân

I/ GIỚI THIỆU CHUNG

1/ Tác giả: Kim Lân là người con của quê hương Bắc Ninh, vùng quê giàu truyền thống văn

hóa, ông gắn bó với cuộc sống lam lũ cực nhọc, vất vả của người nông dân và đó là lí do mà ông đã rất thành công trong các tác phẩm viết về đề tài nông thôn

2/ Tác phẩm: Kim Lân vừa làm báo vừa viết văn, ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn về

làng quê Việt Nam Trước Cách mạng tháng Tám, ông tạo được sự chú ý với bạn đọc qua các

tác phẩm “Đôi chim thành”, “Cô Vịa”…Sau cách mạng tháng Tám, tên tuổi Kim Lân lại gắn với những tác phẩm “Làng”, “Con chó xấu xí”…

3/ Nội dung: các tác phẩm của Kim Lân đã tái hiện một cách sinh động cuộc sống của người

nông dân cực nhọc, nghèo khổ nhưng yêu đời, tài hoa với những thú chơi lành mạnh

4/ Nghệ thuật: “Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên

thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng)

5/ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ

cư” được viết sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dơ và mất bản thảo,

năm 1954 Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ và viết lại truyện ngắn này

II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN

1/ Tiêu đề

Nhan đề câu chuyện gồm hai từ có ý nghĩa tương phản đặt cạnh nhau “Vợ” là một người quan trọng, cưới vợ là một việc quan trọng trong đời người được đặt đối lập với từ “nhặt” gợi

sự cuốn hút bởi một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

Từ xưa đến nay, cưới vợ là một điều rất thiêng liêng, trọng đại của cả đời người nhưng mà

ở đây, muốn có vợ chỉ cần “nhặt” ngoài đường mang về như một đồ vật bị người ta vứt đi

Sự xót thương cảm thông của nhà văn về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong những năm đói khổ, bần cùng, bế tắc

Tiêu đề hàm chứa giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực một cách sâu sắc, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

2/ Nhân vật Tràng – Tình huống truyện

a/ Diện mạo, gia cảnh

Theo nhan đề câu chuyện, ta nghĩ rằng nhân vật nhặt vợ phải là người “vào trong phong

nhã, ra ngoài hào hoa” nên mới nhặt được vợ một cách dễ dàng như thế Nhưng anh chàng ở

đây lại không dễ nhìn cho lắm “sản phẩm của hóa công đẽo gọt sơ sài” (Trần Đăng Xuyền)

“Hai con mắt gà nhỏ ti hí, quai hàm thì bạnh ra, thân hình thì vập vạp” nhưng may thay đấy là

một con người có bản tính hiền lành đến nỗi trẻ con trêu chọc, bâu vào anh mỗi buổi chiều về

Đã xấu, Tràng còn là dân ngụ cư ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người, ở nông thôn ngày xưa người ngụ cư thường bị khinh rẻ, bị xem như một thứ cỏ rác ở hương thôn, không được tham gia vào việc làng xã, thậm chí sống lâu cũng không được lên lão làng, bị coi khinh đến mức người đời răn dạy :

Trai làng ở góa còn đông

Trang 2

Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư

Nơi ở của mẹ con Tràng là “một căn nhà xiêu vẹo, rúm ró, xung quanh lổm nhổm những búi

cỏ dại” và gia tài là “mớ áo rách như tổ đỉa” Dân ngụ cư ai cũng nghèo nhưng có lẽ mẹ con

Tràng là nghèo nhất, nghèo đến nỗi mà Tràng đã lớn rồi mà chưa lấy được vợ

Tràng lại không có nghề nghiệp ổn định, kiếm ăn bằng nghề kéo xe thuê, nay có mai không, bữa đực bữa cái bấp bênh Như vậy, vừa xấu xí vừa nghèo khổ lại là dân ngụ cư kiếm sống bằng nghề kéo xe thuê, có lẽ Tràng là hạng người cùng đinh trong xã hội

b/ Bối cảnh nhặt vợ

Phương cách nhặt vợ

Một anh chàng như thế bỗng nhặt được vợ một cách hiển hách, oanh liệt như một anh chàng hào hoa tốt số chỉ bằng cách buông vài lời tán tỉnh ỡm ờ và cô nàng đã theo ngay về nhà Đó là một sự lạ

Thời điểm nhặt vợ

Nhưng chưa hết, Tràng nhặt được vợ vào lúc cái đói khủng khiếp chưa từng có xảy ra, hơn hai triệu người chết vì đói Con người bị đẩy đến ranh giới tồn tại và không tồn tại, cảm quan

về cái đói thấm sâu vào cảnh vật và con người thật nặng nề, thê lương, không khí tối sầm lại vì

đói khát, những con người nhợt nhạt mất dần nhân ảnh, xanh xám “như những bóng ma” và nằm ngổn ngang khắp lều chợ “người chết như ngả rạ” Một sự thật thê lương vì ở nông thôn

không ai đếm rạ bao giờ bởi đó là thứ người ta vứt đi sau vụ gặt, mạng người bị coi rẻ như cỏ

rác “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi ngây của xác người”, những âm thanh ghê rợn, não nùng của “tiếng quạ kêu, tiếng khóc hờ tỉ tê lúc to lúc nhỏ” “một cõi dương lởn

vởn cõi âm” (Trần Đăng Xuyền) Khắp nơi như đang diễn ra một đám tang chung khủng khiếp

cho cả làng

Cái nghèo, cái đói của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, cái nghèo cái đói

của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao làm người ta thương cảm đến rơi lệ nhưng

cái nghèo cái đói trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân lại khiến người ta khiếp sợ đến rụng

rời

Hành động nhặt vợ

Trong bối cảnh cái đói cái chết đang rình rập như thế, người như Tràng nuôi thân còn chẳng

xong mà lại dám lấy vợ Rất lạ, rất hiếm nhưng không phải là không có lý “Người ta có gặp

bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có được vợ” Bà

mẹ đã lí giải rất chính xác nguyên nhân nhặt vợ của Tràng, cũng bởi đói quá nên mọi thủ tục cưới xin cũng hết sức đơn giản, tất cả chỉ là bốn bát bánh đúc cho nên tràng mới có khả năng

nhặt vợ “Cái đói cũng có thể se duyên cho một mối tình” (Đỗ Kim Hồ)

Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý tính cách của nhân vật vừa tạo nên sự hấp dẫn, vừa tạo nên tính bi kịch Đó cũng chính là lý do Vợ nhặt được xếp vào một trong bốn tác phẩm tuyệt bút văn xuôi Việt Nam đương đại

c/ Sự thay đổi tâm lý

Nhân vật Tràng

• Trước khi nhặt vợ : ban đầu chỉ là đùa vui, hò một câu cho đỡ mệt rồi nói đùa cho vui,

khi trở thành sự thật thị theo Tràng về nhà, Tràng cảm thấy hơi chợn : thóc gạo này đến cái thân

Trang 3

mình nuôi chẳng xong nhưng anh ta tặc lưỡi mặc kệ Sau cái tặc lưỡi ấy là sự đối đầu, sự lựa chọn giữa sự sống và hạnh phúc, một sự liều mạng mang lại sự may mắn Việc có vợ đối với Tràng thật đột ngột, bất ngờ và quá ư dễ dàng Theo thói thường những gì dễ dàng có được người ta thường ít trân trọng, nâng niu nhưng Tràng vô cùng trân trọng hạnh phúc của mình

“Trước khi về nhà, hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt” Đấy là sính lễ của nhà trai trao cho nhà gái Đó là tấm lòng của Tràng đối với thị, giá

trị của những thứ ấy chẳng đáng là bao nhưng đối với hoàn cảnh của năm đói lúc bấy giờ là cả một vấn đề

• Khi nhặt được vợ : Trên đường đưa vợ về nhà thấy người ta tò mò dòm ngó, cô vợ nhặt

càng ngượng ngùng, lúng túng bao nhiêu, anh chàng nhặt vợ càng thích chí, vênh váo bấy nhiêu

“cái mặt vênh lên tự đắc, phớn phở khác thường, tủm tỉm cười nụ, hai mắt sáng lên lấp lánh”

Một cái gì mới mẻ lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ đó Niềm hạnh phúc dịu ngọt đã thắp lên trong lòng Tràng chứ không chờ tới hai hào dầu mà Tràng đã mua để chuẩn bị

thắp lên cho buổi tối tân hôn của mình

• Sau khi nhặt vợ : Khi đưa vợ về nhà, cuộc sống của Tràng hoàn toàn thay đổi “êm ái lơ

lửng như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” bởi hạnh phúc quá lớn, quá bất ngờ Tràng chưa

dám tin đó là sự thật Điều quan trọng hơn là Tràng thấy mình có trách nhiệm hơn với gia đình

“hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, tình yêu làm con người thấy

gắn bó “Bây giờ mới thấy hắn nên người” phải chăng nhà văn muốn đề cao vị trí của người vợ,

có nhưng chỉ một phần Cái chính là nhà văn muốn đề cao giá trị của hạnh phúc, của mái ấm gia

đình đối với cuộc sống con người Chính vì vậy “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn

ngập trong lòng Tràng” cũng là điều dễ hiểu

Người dân xóm ngụ cư

Chuyện Tràng lấy vợ là một việc kinh thiên động địa đối với xóm ngụ cư nhỏ bé Khi Tràng

dẫn vợ về đến đầu xóm, tất cả dường như đều sống dậy “hai bên dãy phố úp súp, tối om, không

ánh đèn lửa” bỗng rộn ràng hẳn lên Cái đói làm cho bọn trẻ con vốn hiếu động, hay chạy nhảy

nay trở nên buồn bã, ngồi ủ rũ ở góc tường không buồn nhúc nhích Thế nhưng khi Tràng dẫn

thị về chúng nó đứng cả dậy và chạy ra xem còn cong cổ gào lên thật to “chông vợ hài” Đó là

sự thay đổi mang đến niềm vui, xua tan đi không khí u ám của buổi chiều đói khát, xác xơ

Người lớn “họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”, người thì cười rung rúc, kẻ thì chép miêng thở dài, người đoán già kẻ đoán non, tất cả đều xôn xao trước “người đàn bà thèn thẹn

hay đáo để” “Có cái gì lạ lùng, tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” làm

cho “những khuôn mặt hốc hác u tối bỗng dung rạng rỡ hẳn lên”

Bà cụ Tứ

Việc Tràng có vợ đã làm cho khuôn mặt bủng beo, u ám của bà cụ Tứ trở nên rạng rỡ, bà nói nhiều hơn, cười nhiều hơn và nu cười thật đon đả Cảnh sống mẹ góa con côi có sự thay đổi như

có phép màu không phải do bà tiên ông bụt mà là cô dâu mới

Với Thị

Thị là người mang đến niềm vui cho mọi người Thị như có sự lột xác, từ chỗ “chao chát,

chỏng lỏn” trở nên dịu dàng, ý tứ, chăm chỉ, hiền hậu một cách đúng mực và dễ mến

3/ Người vợ nhặt

a/ Người con gái không tên

Trang 4

Trong văn học Việt Nam, rất hiếm khi tác giả không đặt tên cho nhân vật, người vợ nhặt ở

đây cũng là một trường hợp hi hữu ấy Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả “Vợ nhặt” nghe chẳng khác gì một đồ vật bị vứt đi, chẳng phải là Tí, Sửu, Dần gì mà chỉ là “thị” rồi “cô ả,

người đàn bà” Vì sao lại như thế ? Vì cái đói bắt con người ta phải tha phương cầu thực, biết

đâu ngày mai là cái xác còng queo bên đường thì tên tuổi để mà làm gì

Việc không có tên làm tăng thêm tính điển hình hóa của nhân vật bởi lẽ chị là đại diện cho tất cả những người phụ nữ khốn khổ và mọi người trong năm đói đều tìm thấy mình ở nơi thị

b/ Trước khi là vợ nhặt

Nguồn gốc, quê quán : Một con số không to tường bao trùm lên số phận của thị, không quê

quán, không nhà cửa, không nghề nghiệp Thị chỉ là một trong số những người tha phương cầu thực, tìm cách chạy khỏi cơn đói, suốt ngày ngồi lê la ở kho thóc và nhặt thóc rơi, chờ người đến thuê việc, cái đói tàn phá thị một cách nhanh chóng Chỉ có mấy ngày mà Tràng còn không

nhận ra thị “thị gầy sộp hẳn đi, quần áo rách như tổ đỉa, gương mặt xám như lưỡi cày chỉ còn

hai hốc mắt”

Hành động, biểu hiện : nếu Tràng là biểu tượng cho hạnh phúc, bà cụ Tứ là biểu hiện của

tình yêu thương thì thị chính là biểu tượng của khát vọng sống mãnh liệt Để được sinh tồn, thị sẵn sàng vứt bỏ sĩ diện của người con gái miễn là có được cái ăn Chỉ nghe Tràng hò một câu

có chữ “ăn”, ngay lập tức thị đã chạy ra và còn cười một cách rất tình tứ, không ngại gọi “nhà

tôi” với người đàn ông xa lạ lần đầu gặp gỡ Trong năm đói, danh dự và lòng tự trọng trở thành

những thứ xa xỉ, phù phiếm Thị cũng hề giấu diếm mục đích của mình, tìm mọi cách gợi ý

thẳng thừng để có được cái ăn, từ chối hẳn “Ăn gì thì ăn chả ăn giầu” và cách ăn của Mị cũng không mấy thiện cảm “cắm đầu ăn một lúc bốn bát bánh đúc” không hỏi han trò chuyện gì Thế

vẫn chưa hết, khi Tràng đùa có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe cùng về ai ngờ thị về thật Như vậy, thị là người rất biết nắm bắt cơ hội, lăng xả vào Tràng để tìm chỗ bám víu, vì miếng

ăn mà bất chấp tất cả Có phải vì vậy mà nhà văn không muốn cho thị một cái tên ? Suy cho cùng hành động như vậy trong năm đói là một sự tất yếu thậm chí còn là sự khôn ngoan biết biến cơ hội mong manh thành hiện thực

c/ Khi trở thành vợ nhặt

Khi trên đường về : từ khi trở thành vợ nhặt theo bước chân của Tràng trở về nhà thị dần

dần lột xác “cái cúi đầu thèn thẹn với chiếc nón tà nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt” làm

cho thị có dáng vẻ của một cô dâu, ngay cả bước chân cũng đầy ý tứ không dám đi ngang hàng

với Tràng mà “đi sau chừng ba bốn bước, chân ríu cả vào chân kia” trong khi anh chồng thì

vênh vênh một cách tự đắc, cái chao chat, chỏng lỏn lúc trên phố của thị đã biến mắt hẳn

Khi về đến nhà : động lực thúc đẩy thị theo Tràng về nhà là để vượt qua cơn đói thế nhưng

khi về nhà thấy gia cảnh của người ta cũng chẳng khá hơn mình là bao “căn nhà rúm ró trên

mảnh vườn lổn nhổn toàn cỏ dại” Nếu chỉ vì miếng ăn thì có lẽ thị đã nguây nguẩy mông đít

mà qua trở lại nhưng thị đã không làm như vậy, thỉ chỉ nén một tiếng thở dài trên cái ngực khép lẹp và theo Tràng bước vào nhà, một chốn nương thân và một mái ấm gia đình để thị theo Tràng bước tiếp

Với sự chao chát, chỏng lỏn mấy lần gặp Tràng của thị như khi ở trên phố, khi về nhà người

ta cứ nghĩ thị sẽ nhảy tót lên giường mà ngồi nhưng không, thị chỉ “ngồi mớm ở mép giường

một cách đầy ý tứ”, cái ngồi chông chênh với bao nỗi buồn lo về số phận Thị trở nên bần thần

Trang 5

nghĩ ngợi, không bần thần sao được bởi không người con gái nào lại không mong ước ngày cưới của mình phải là một ngày thật trọng đại vui vẻ nhưng đối với thị giờ đây quá ư tội nghiệp Thị không biết mẹ chồng có chấp nhận mình không, người ta sẽ đối xử thế nào đối với người con gái theo không về nhà như thế còn cái đói thì vẫn cứ treo lơ lửng phía trước

Sáng hôm sau : thị lẳng lặng dậy sớm cùng mẹ chồng “dọn dẹp nhà cửa, hong chỗ quần áo

rách như tổ đỉa, đong đầy ang nước” Chính những hành động đó làm cho thị có dáng vẻ của

một cô dâu mới hiền hậu, chăm chỉ, đúng mực Không phải vô tình mà nhà văn Kim Lân khép

lại hình ảnh của thị bằng hành động “ăn bát chè cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ” một cách

điềm nhiên, bình thản, đầy ý tứ hoàn toàn khác với cách ăn nói vô duyên của thị ở đầu truyện Phải chăng Kim Lân muốn minh oan cho thị, trả lại cho thị bản chất hồn hậu giàu nữ tính của mình Cơn đói tàn nhẫn kia mới chính là nguyên nhân khiến thị trở nên chao chát, chỏng lỏn và liều lĩnh như thế

Tiểu kết :

Thị là một trong những nhân vật chính của tác phẩm Ở thị toát lên một sức sống tiềm tàng mãnh liệt Chính thị đã góp phần mang lại sinh khí mới, sức sống mới cho xóm ngụ cư, nhen lên ánh lửa của hạnh phúc

Thị xuất hiện đã mang đến cho anh chàng nông dân “vẻ phớn phở khác thường, tâm tạng êm

ái lơ lửng như đi ra từ giấc mơ”, thấy mình trở nên có trách nhiệm, khiến gương mặt bủng beo

của bà mẹ già rạng rỡ niềm vui

Chẳng có bà tiên nào cả mà chỉ có một cô dâu mới thế nhưng gian lều rúm ró của mẹ con Tràng đã thay đổi như có phép màu kì diệu Mọi cảnh vật từ nhà cửa, sân vườn và cái ang nước vẫn khô cong, đống rác mùn tung bành đầy lối đi, tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, quang đãng Từ một cô dâu nhặt đã lan tỏa sự sống vào gia đình như ánh bình mình ấm áp

Từ chỗ không tên, thị đã có tên – chị Tràng Từ chỗ cô độc bơ vơ thị đã có mái ấm gia đình với những người thân yêu cùng đồng hành vượt qua cơn đói Chính sức sống tiềm tàng của thị

đã giúp thị tự cứu lấy mình

4/ Bà cụ Tứ - người mẹ nghèo

a/ Vị trí, ý nghĩa

Bà cụ Tứ xuất hiện trong tác phẩm chủ yếu là đoạn cuối, rất ít hành động chủ yếu là tâm trạng Dù xuất hiện rất ít nhưng đây là nhân vật không thể thiếu vì những lý do sau Nếu không

có bà cụ Tứ thì đây chỉ đơn giản là câu chuyện về một anh chàng nhặt được vợ trong năm đói, nội dung câu chuyện sẽ không kết thúc như hiện tại và cũng sẽ không có cảnh gia đình hạnh phúc bên nhau, cảnh nồi chè cám gieo vào lòng người đọc niềm tin vào tương lai Nếu không

có bà cụ Tứ thì người đọc sẽ không cảm thấu được tình mẹ con, đặc biệt là tình cảm mẹ chồng dành cho nàng dâu trong năm đói Hơn thế nữa là tình người lúc khó khăn hoạn nạn, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ Như vậy, không có bà cụ Tứ thì giá trị nhân đạo của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều

b/ Diễn biến tâm trạng

Sự xuất hiện : bà cụ Tứ xuất hiện trong tác phẩm lần đầu tiên bằng tiếng ho hung hắng của

người già Tiếp theo là dáng người lọng khọng Từ láy “lọng khọng” giàu tính tạo hình, gợi lên

hình ảnh người mẹ già với tấm lưng còng vì sương gió, vì gánh nặng cuộc đời Đây là dáng hình rất thân thuộc mà ta vẫn bắt gặp ở miền đồng bằng Bắc bộ

Trang 6

Sự phấp phỏng :

Khi thấy sự khác thường của con trai chạy ra tận ngoài ngõ đón, linh tính của người mẹ đã mách bảo cho bà biết có chuyện hệ trọng, làm sao bà lại không phấp phỏng, hồi hộp được Tâm trạng của bà không chỉ thể hiện qua hành động đứng sững giữ sân với bao nhiêu câu hỏi dồn

dập ùa đến cùng một lúc : “Sao có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại

đứng ngay đầu giường của thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Ai thế nhỉ ?”

Nhưng bà không thể giải đáp được Kim Lân đã miêu tả đúng tâm lý của người già qua chi tiết rất thực : bà hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn để nhìn kĩ người đàn bà một lần nữa Từ chỗ không dám tin vào mắt mình đến chỗ không dám tin vào tai mình khi người đàn bà ấy chào mình bằng

u nên thị chào bà hai lần mà bà vẫn không trả lời

Bà càng nóng ruột bao nhiêu thì cậu con trai lại càng dềnh dàng bấy nhiêu “U phải ngồi lên

giường lên giếc cho chĩnh chện” rồi mới chịu thưa chuyện làm cho bà càng lo lắng hơn, lập cập

hơn Cái lập cập của con người đã phải chịu quá nhiều khổ đau trong cuộc đời, không biết

chuyện gì lại xảy ra Năm đói lành ít dữ nhiều Chỉ đến khi nghe Tràng nói “Nhà tôi nó mới về

làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau” thì bà mới hiểu hết cơ sự

Người mẹ già ấy “cúi đầu nín lặng”, cái cúi đầu ấy là bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu “ai oán

xót thương” tuôn trào trong lòng bà Bà vừa thương con vừa tủi phận cho mình : Bà tủi cho cái

phận nghèo của bà, cả cuộc đời cơ cực dài đằng đẵng của mình “Người ta dựng vợ gả chồng

cho con lúc trong nhà ăn nên làm ra”, con bà duyên may mới có được vợ nhưng bà cũng không

có nỗi mâm cơm để mời làng xóm Hơn nữa, bổn phận bà làm mẹ mà cũng không thể lo cho con cái đến nơi đến chốn nên trái tim người mẹ nghèo run lên trong tấm thân còm cõi, nước mắt

cứ chảy xuống ròng ròng Bà thương lo cho tương lai của đôi vợ chồng trẻ “Không biết chúng

nó có nuôi nỗi nhau qua được cơn đói khát này không ?” “Năm nay thì đói đấy Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” Lời nói của người mẹ nghèo chan chứa tình cả, giản dị, chất phác

biết bao nhiêu Càng thương con trai bà lại càng hiểu và cảm thông cho con dâu “Người ta có

gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình” Một cái nhìn nhân hậu, thấm

đẫm tình người quý giá vô cùng Bà còn giục con dâu ngồi xuống cho đỡ mỏi chân với giọng

ôn tồn, thân mật và cái nhìn đầy trìu mến khác xa cới cái nhìn xét nét, cay nghiệt thường có của

mẹ chồng đối với nàng dâu, nhất là đối với người con dâu theo không về nhà như thế

Vun đắp tương lai :

Trong truyện, người mẹ gần đất xa trời lại là người nói đến tương lai nhiều nhất, từ việc dặn con kiếm lấy ít nứa về đan tấm phên mà ngăn ra đến chuyện lúc nào có tiền mua lấy đôi gà về nuôi Đó là những dự tính về tương lai cho con mình chứ bà thì đâu còn sống được bao lâu nữa Trong bữa ăn, bà nói về một tương lai sáng sủa hơn đó là động lực giúp cho các con vượt qua thực tế khắc nghiệt, xua đi hình ảnh thần chết đang lởn vởn trong tâm trì mọi người, giúp cho hai con có niềm tin vào một tương lai tươi sáng, khấm khá hơn

Bà còn khuyên con những điều hay lẽ phải để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cách đối nhân xử

thế trong cuộc đời “Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mà liệu bảo nhau làm ăn Rồi ra

may ông trời cho khá…ai giàu ba họ, ai khó ba đời” Lời khuyên này hoàn toàn có cơ sở, bởi

lẽ anh chị Tràng đã củng trải qua tao đoạn khó khăn nhất của cuộc đời Họ đã thương được nhau lúc gian khó thì chắc chắn sẽ đi được với nhau suốt chặng đường còn lại

Hình ảnh nồi chè khoán :

Trang 7

Sáng hôm sau, bà dậy từ sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng Trước đây cảnh mẹ góa con côi chỉ lo kiếm sống nên nhà cửa bừa bộn, sân vườn cỏ mọc nhưng nay con trai đã có vợ, hạnh phúc đã đến với mái tranh nghèo nên bà muốn cùng con dọn dẹp, sắp xếp cho nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ Đó cũng là một cách thay đổi để làm mới cuộc đời

Cảm động nhất có lẽ là hình ảnh nồi ché khoán – nồi ché cám để mừng ngày vui của hai con, thứ dành cho lợn ăn nay lại dành cho người trong ngày cưới thế nhưng đó là tất cả những gì mà người mẹ nghèo có thể cho con mình trong hoàn cảnh lúc bấy giờ Hình ảnh bà lễ mễ bưng nồi chè nghi ngút khói và nụ cười thật đon đả mới thương làm sao Nụ cười ấy dường như đã xua tan sự ám ảnh của cơn đói, sự tủi hờn đang lởn vởn trong tâm trí mọi người để thắp lên niềm hi vông cho tương lai Vị chè nghẹn bứ, chát xít trong cổ họng nhưng tấm lòng người mẹ thì thơm thảo biết bao nhiêu

Tiểu kết :

Tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng bà cụ Tứ đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của người mẹ nông dân nghèo rất mực thương yêu con như bà mẹ Dần trong “Một đám cưới” hay tình thương con cao cả của lão Hạc…và hơn nữa là tình người thắm thiết trong năm đói Chính vì vậy mà giúp cho câu chuyện ánh lên lòng nhân bản sâu sắc

5/ Ý nghĩa

a/ Giá trị hiện thực

Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã phản ánh nạn đói năm 1945 theo một cách riêng bằng cách dựng lên một đám cưới thê thảm chưa từng có, một đám cưới mà cả hai học chỉ vỏn vẹn có ba người Một đám cưới mà tất cả thủ tục cưới xin chỉ là bốn bát bánh đúc, một cái thúng con Bữa tiệc mừng cô dâu về nhà chồng là một đĩa rau chuối thái rối và một niêu cháo lõng bõng Món quà cưới là nồi chè cám và bản nhạc mừng là tiếng quạ kêu thê thiết cùng tiếng khó

hờ tỉ tê, khí vị lan tỏa trong không gian là mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người Dường như cái chết luôn rình rập, bao trùm lên đám cưới này Đám cưới thê thảm ấy là lời tố cáo sâu sắc, đanh thép bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng với hơn hai triệu người chết vì đói Đó là tội ác dã man mà dâu tộc ta không bao giờ quên

và không được phép quên Nhân loại cần phải ghi nhớ

b/ Giá trị nhân đạo

Tác phẩm làm cho ta cảm động về tình người sâu sắc, thắm thiết Tràng đưa thị về nhà trước hết là vì tình thương người chứ không phải vì tình yêu, vì “bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa và gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ thấy hai con mắt” Đó là sự đồng cảm giữa hai con người cùng cảnh ngộ Bà cụ Tứ cũng đón cô con dâu theo không về nhà bằng cái nhìn vị tha và bao dung

“Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình” Mặc dù gia cảnh

cũng chẳng hơn gì nhưng bà vẫn dang rộng cánh tay để đón cô dâu mới, đồng nghĩa với việc đón thêm một người bạn đồng hành cùng cảnh ngộ Tác phẩm là một minh chứng về tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những con người khốn khổ

Kim Lân đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân trong năm đói, hiểu được nỗi khổ đau của họ cũng như những khát vọng ẩn chứa trong tâm hồn

Điều chủ yếu trong thiên truyện như chính Kim Lân đã nói : “Trong sự túng quẫn đói quay

đói quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên cái chết, vươn lên cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng Lòng ham sống của con người như một thứ

Trang 8

chồi cây mạnh mẽ im lìm nằm trong đất chưa có dịp làm cho nó vươn lên được” Cái đói không

thể ngăn trở khát vọng con người muốn được bên nhau ngay cả khi người ta tưởng rằng không cần gì hơn là miếng ăn thì hạnh phúc vẫn là điều kì diệu nhất của con người

6/ Nghệ thuật

a/ Tình huống truyện

Điểm đặc sắc nhất của tác phẩm là tác giả đã tạo ra một tình huống truyện lạ, độc đáo hấp dẫn người đọc Một hoàn cảnh khác thường khiến người ta không thể sống như bình thường được nữa Một kẻ xấu xí thô kệch làm nghề kéo xe thuê bỗng dưng nhặt được vợ một cách dễ dàng ngay giữa năm đói đang hoành hành Hoàn cảnh đó làm nảy sinh những tình cảm khác thường, những ý nghĩ liều lĩnh táo bạo thể hiện nhu cầu đổi đời tự nhiên của anh chàng cùng dinh Tình huống truyện giàu kịch tính thể hiện sâu sắc tâm lí nhân vật

b/ Miêu tả tâm lí nhân vật

Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, từ chập tối đến sáng hôm sau Tất cả các nhân vật đều có sự biến đổi rất lớn về tâm lí Tràng từ chỗ đùa vui trở thành thật Từ cái phớn phở trên đường về cho đến sự êm ái lơ lửng như vừa ở trong giấc mơ đi ra Bà cụ Tứ mừng đón con dâu mới vào nhà làm cho khuôn mặt u ám, bủng beo trở nên tươi tỉnh, rạng rỡ niềm vui Khuôn mặt bà tỏa rạng nụ cười lấp lánh, làm sáng bừng cả căn nhà rúm ró mờ tối Thị từ chỗ chao chát, chỏng lỏn khi ở ngoài chợ chuyển sang rụt rè, rón rén đầy ý tứ khi trở thành “vợ nhặt” Tất cả đều thay đổi như có sự hồi sinh mới

c/ Bút pháp

Cốt lõi của truyện ngắn “Vợ nhặt” là sự giao tranh giữa sự sống và cái chết, ánh sáng và

bóng tối, hiện thực khắc nghiệt và lãng mạng ấm áp, bi và hài Hai mặt đối lập đan xen hòa lẫn với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật chung và cuối cùng phần thắng thuộc về sự sống và ánh sáng

d/ Ngôn ngữ

Ngôn ngữ sáng tạo, linh động, linh hoạt tự nhiên và gần với khẩu ngữ có giá trị tạo hình cao,

từ ngữ lạ “dãy phố úp súp, khuôn mặt phớn phở, lời nói con cớn”…cách xưng hô giữa các nhân vật “thị, u, tôi” lối xưng hô dân dã, bình dị Những từ ngữ như được viết ra từ thực tế đời sống

“rích bố cu hở, làm đếch gì có vợ, về chỉ ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố, vợ nhặt” Kim Lân đã sáng

tạo cho kho từ vựng Việt Nam những từ mới, ngôn ngữ truyện mang đậm màu sắc của những người dân vùng đồng bằng Bắc bộ

e/ Giọng kể

Truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng và khép lại với ánh nắng mặt trời của một buổi sáng mùa hè với hình ảnh đoàn người cầm lá cờ đỏ Điều đó thể hiện cái nhìn nhân đạo của Kim Lân không dừng lại ở sự tuyệt vọng, ở màu sắc tăm tối bi quan mà mở ra cho nhân vật một

tương lai tươi sáng hơn Có lẽ đó là lí do mà những nhân vật lại cười nhiều đến thế “tủm tỉm

cười, cười đon đả, cười hềnh hệch” – tiếng cười của niềm tin, của sự lạc quan

III/ KẾT LUẬN

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của học ngay trên bờ vực cái chết Họ vẫn hướng về sự sống, khát khao mái ấm gia đình, yêu thương đùm bọc

Trang 9

lẫn nhau Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động được thể hiện qua tình huống truyện độc đáo Cách kể chuyện hấp dẫn miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật và đối thoại sinh động

Qua Vợ nhặt của Kim Lân, ta thấm thía một cách sâu sắc sự đói khát không làm giảm giá trị của tình người, ngay trong hoàn cảnh đói khổ nhất, ngay cả lúc người ta tưởng rằng không cần

gì hơn miếng ăn thì hạnh phúc vẫn là cái khao khát vĩnh hằng của con người

Ngày đăng: 27/06/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w