1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015

190 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015
Tác giả Tác Giả
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2015
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứuCơ sở lý luậnĐề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, l

Trang 1

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY

DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (2001 - 2009) 30

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng

2.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 44

2.3. Đảng chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 53

Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG LỰC

3.1. Yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng

3.2. Chủ trương xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của Đảng 90

3.3. Sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 99

4.1. Nhận xét Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Dân quân tự vệ Việt Nam là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát

ly sản xuất, một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân, có chứcnăng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân

Trang 3

dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở; là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánhgiặc ở địa phương khi có chiến tranh Dân quân tự vệ có nhiệm vụ SSCĐ,chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương cơ sở; phối hợp với cáclực lượng chức năng trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàndân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh, trật tự, antoàn xã hội; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếmcứu nạn; tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnhtoàn diện và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Lực lượng này được tổchức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự

vệ Nói về vai trò của DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Dân quân, tự

vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là mộtbức tường sắt của Tổ quốc Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vàolực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [129, tr.158]

Thực tiễn các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốccho thấy DQTV không chỉ trực tiếp tham gia lao động sản xuất, trực tiếp bámđất, bám dân, bảo vệ hậu phương mà còn là lực lượng nòng cốt trong thựchiện chiến tranh du kích, phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương, bộ đội chủlực tiến công tiêu diệt kẻ thù Đó cũng là lực lượng hậu bị quan trọng cungcấp nhân lực bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương

Thời kỳ 2001 - 2015, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực cónhiều diễn biến phức tạp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấplãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên, xung đột tôn giáo, can thiệp quân sự… có xuhướng gia tăng Các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trươngxây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp nhằm phát huy vai trò, sứcmạnh của lực lượng tại chỗ tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, đồng thời tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong các khu

Trang 4

vực phòng thủ Theo đó, lực lượng DQTV đã không ngừng được củng cố cả

về tổ chức, biên chế, về chất lượng chính trị, huấn luyện, cũng như khả năngSSCĐ bảo vệ trị an ở các địa bàn cơ sở, góp phần quan trọng trong giữ vững

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quá trình Đảng lãnh đạo xây dựnglực lượng DQTV thời kỳ này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sótnhư: Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền và một bộphận cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ củaDQTV chưa sâu sắc, toàn diện; công tác cụ thể hóa, chỉ đạo xây dựng lựclượng DQTV có mặt chưa tốt; một số chỉ tiêu xây dựng lực lượng DQTVkhông đạt được, năng lực của đội ngũ cán bộ có mặt chưa đáp ứng yêu cầuthực tiễn, chất lượng DQTV không đồng đều, công tác huấn luyện chưa sátthực tiễn… Thực tiễn đó rất cần được nhìn nhận, đánh giá một cách kháchquan cả về ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó rút ra nhữngbài học để vận dụng trong thời gian tới

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua đã cókhá nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng DQTV, được đề cậpdưới các cấp độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Lịch

sử Đảng thì đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cáchđộc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượngDQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015” làm Luận án tiến sĩ

Trang 5

tham khảo vận dụng trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Luận giải, làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạoxây dựng lực lượng DQTV (2001 - 2015)

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về xâydựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015, qua hai giai đoạn 2001 - 2009

và 2009 - 2015

Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựnglực lượng DQTV (2001 - 2015)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng về xây dựng lực lượngDQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng

DQTV từ năm 2001 đến năm 2015 (bao gồm quan điểm, phương hướng, mụctiêu, nhiệm vụ và giải pháp) và quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng lực lượngDQTV trên các mặt: Kiện toàn tổ chức, biên chế; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấncán bộ; huấn luyện chiến sĩ DQTV; bảo đảm chế độ, chính sách đối với DQTV

Về thời gian: Luận án chọn mốc thời gian mở đầu là năm 2001 (gắn với

Đại hội IX của Đảng), mốc kết thúc là năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đạihội XI của Đảng) Luận án chia 2 chương lịch sử, mốc chia chương là năm

2009 (năm Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ra Kết luận số 41-KL/TWngày 31/3/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng khóa IX về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lựclượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới”) Đểbảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một

số nội dung liên quan trong khoảng thời gian trước năm 2001 và sau năm 2015

Trang 6

Về không gian: Trên phạm vi cả nước.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trangcách mạng nói chung và xây dựng lực lượng DQTV nói riêng

Cơ sở thực tiễn

Đề tài dựa vào thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượngDQTV từ năm 2001 đến năm 2015, được thể hiện chủ yếu trong các văn kiện,nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ; các báo cáo tổng kết củaĐUQSTƯ (nay là Quân ủy Trung ương), Đảng bộ Quân đội, Bộ Quốc phòng,

Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ, phòng DQTV các quân khu, banDQTV các tỉnh, thành phố; các công trình nghiên cứu khoa học của các cánhân, tập thể trong những năm 2001 - 2015 về xây dựng lực lượng, công táchuấn luyện và hoạt động SSCĐ của lực lượng DQTV Kết hợp với các số liệucủa tác giả trong quá trình khảo sát thực tế về hoạt động của lực lượng DQTVtrên một số địa bàn cụ thể

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyênngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó, phương pháp lịch sử,phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu; đồng thời, luận

án cũng sử dụng các phương pháp khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, sosánh… để làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu để làm rõ tình hình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án theo trình tự thời gian; bối cảnh, quá trìnhhoạch định chủ trương, chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV từnăm 2001 đến năm 2015, qua hai giai đoạn 2001 - 2009 và 2009 - 2015

Phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu để rút ra giá trị của các côngtrình khoa học đã tổng quan; những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân vàđúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượngDQTV (2001 - 2015)

Trang 7

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được sử dụng đồngthời với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic nhằm làm rõ chủ trương và luậnchứng các mặt chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV (2001 - 2015).

5 Những đóng góp mới của luận án

Cung cấp hệ thống tư liệu khách quan, trung thực về quá trình Đảnglãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Góp phần phục dựng có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lựclượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở về quá trình lãnh đạo xây dựnglực lượng DQTV của Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 trên cả hai bình diện ưuđiểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượngDQTV trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế

Góp thêm luận cứ khoa học, kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc bổsung, phát triển chủ trương, sự chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới

Là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử ngành DQTV

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, nội dung (4 chương), kết luận, danh mục cáccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trang 8

1.1.1 Các nghiên cứu về dân quân du kích của tác giả nước ngoài

Kinh nghiệm phát động dân quân của Đảng Cộng sản Trung Hoa (1946) [113], đã đề cập đến một số kinh nghiệm trong tổ chức và chỉ đạo hoạt

động lực lượng dân quân của Đảng Cộng sản Trung Hoa như: Hoạt động củadân quân bao giờ cũng “Phải đi sát với quyền lợi của dân chúng đó là điều kiệncần thiết cho việc phát triển dân quân trong Tỉnh Ký” [113, tr.3]; phải có sựlãnh đạo chắc chắn của Đảng Cộng sản “không có đảng lãnh đạo không thể nóiđến việc tổ chức dân quân trong miền trung ương Tỉnh Ký được” [113, tr.3];phải quan tâm đến mọi mặt, phải ái mộ dân quân; đội du kích quân chính quyphải phụ trách huấn luyện dân quân Bên cạnh đó, cũng đề cập đến các hìnhthức hoạt động chiến đấu cụ thể của dân quân như: Chiến đấu về quân sự, tranhđấu về giao thông, tranh đấu về kinh tế, tranh đấu về chính trị, tranh đấu bằngmìn và địa lôi, tranh đấu bằng đường hầm Cuốn sách cũng nêu ra quan điểmcủa Mao Trạch Đông về vai trò của chiến tranh du kích, nhấn mạnh sự cần thiếtphải tổ chức lực lượng dân quân “giúp nhân dân tổ chức các đội du kích tràn lanrộng rãi… các huyện, các khu đều có, đó là những đội ngũ nhỏ lan tràn khắp nơi

để đánh úp quân địch, bảo vệ địa phương” [113, tr.22] Cùng với đó là quanđiểm của Đảng Cộng sản Trung Hoa lúc bấy giờ “nhiệm vụ chính của dân binh

và tự vệ không được thoát ly sinh sản mà lo việc giữ nhà, giữ làng” [113, tr.24]

Lionel C McGarr (1961), Đường lối và chiến thuật chống du kích ở miền Nam Việt Nam [126] Trong đó, tác giả đã đưa ra một số luận điểm

nhận xét về sức mạnh của du kích cách mạng miền Nam Việt Nam, tiêu biểunhư: “Du kích là sức mạnh bắt nguồn từ sự huấn luyện lâu dài gian khổ vềquân sự, về thể chất, kỷ luật sắt về tinh thần, và sự nhiệt thành tột độ đối vớimục đích chính nghĩa của họ tin là sẽ thắng” [126, tr.10] Lionel C McGarrcòn nhấn mạnh về sự thành công của du kích Việt cộng chính là áp dụng cácquan niệm và nguyên tắc của đạo quân vô sản đơn giản về vũ khí, hạ thấpyêu cầu về yểm trợ, tiếp tế, tăng cường cơ động tiến công điều kiện địa hìnhđược lựa chọn làm chiến trường du kích đã làm ảnh hưởng tai hại, hay gạt

bỏ xu thế vũ khí và tổ chức chính quy hiện đại

Trang 9

Ngô Giang (1964), “Chiến tranh du kích trong thời đại ngày nay”, Tập san bản thảo nội bộ Trung Quốc [101], đã phân tích vai trò của chiến tranh du

kích thông qua việc trích dẫn quan điểm của Mác, Lênin, Mao Trạch Đông vềchiến tranh du kích Thông qua phân tích thực tiễn chiến tranh giải phóng tạiViệt Nam, chiến tranh du kích tại Cuba, một số nước tại châu Phi, Mỹ latinh,trực tiếp là cách mạng Trung Quốc khi Hồng quân dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Trung Hoa chống lại quân phản cách mạng của Tưởng Giới Thạch

và quan điểm của Mao Trạch Đông là “nông thôn bao vây thành thị”, “xoayquanh chủ lực đó vẫn nên có bộ đội du kích và chiến tranh du kích rộng lớn”[101, tr.37M], qua đó khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của chiếntranh du kích, sự cần thiết phải tổ chức và huấn luyện lực lượng du kích, thựchiện vũ trang cho nông dân, phát triển lực lượng du kích đáp ứng yêu cầunhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng

X.A.Tiuskevich, N.Ia.Xusco, Ia.X.Dodiuba (1976), Chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về chiến tranh và quân đội [157], đã phân tích những quan điểm cơ bản

của C.Mác, V.I.Lênin về chiến tranh và quân đội Trong đó đã nêu ra quanđiểm của Ph.Ăngghen “Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng,những đội du kích hoạt động ở khắp nơi - đó là phương thức duy nhất nhờ đó

mà một dân tộc nhỏ dùng để chiến thắng được một dân tộc lớn , chống lạimột đội quân mạnh hơn mình” [157, tr.177] Từ việc phân tích một số cuộcchiến tranh của nước Nga chống sự xâm lược của quân đội Napoleon năm

1812, nội chiến của Mỹ (1861 - 1866), chiến tranh giữa quân Anh với ngườiBuốc (1802 - 1902), thời kỳ nội chiến và can thiệp quân sự của nước ngoàichống Nhà nước Xô-viết (1918 - 1920) và trong chiến tranh chống phát xítĐức xâm lược (1941 - 1945), thông qua các số liệu về số lượng du kích, sốlượng các đơn vị phát xít phải chia ra để chống lại du kích, cũng như số lượng

sĩ quan, binh sĩ, phương tiện chiến tranh đã bị du kích Liên xô tiêu diệt đểthấy vai trò to lớn của du kích và phong trào du kích trong chiến tranh nóichung và Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nói riêng

Trang 10

A.A.Gre-sco (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô viết

[103], đã bàn đến vai trò to lớn của lực lượng dân quân, du kích trong chiếntranh vệ quốc vĩ đại bằng việc trích dẫn lại lời thú nhận của một viên tướngngười Đức là Ren-du-líc “Lịch sử các cuộc chiến tranh chưa từng biết đếnmột ví dụ nào trong đó phong trào du kích đóng một vai trò to lớn như nó đãđóng trong cuộc chiến tranh thế giới gần đây” [103, tr.217] Tác giả đã chỉ ra

“Phong trào du kích có một ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển cáchoạt động chiến đấu ở các mặt trận Các chiến sĩ du kích đã tiêu diệt hàngchục vạn lính, sĩ quan, quan chức trong bộ máy chiếm đóng của địch, bọnđồng lõa với bọn xâm lược” [103, tr.218], đặc biệt là trong các trận đánh tạiMatxcova, Xtalingrat… ở đó lực lượng dân quân được thành lập đến cấp sưđoàn, trung đoàn, hỗ trợ đắc lực cho Hồng quân và trực tiếp tác chiến độc lập,trên thực tế đến cuối mùa Thu năm 1941 đã có “60 sư đoàn dân quân, 200trung đoàn độc lập” [103, tr.222] Tác giả cũng khẳng định “phong trào dukích và dân quân là một trong nhiều hình thức biểu hiện chủ nghĩa yêu nướcxô-viết, nguyện vọng của quần chúng nhân dân muốn đem hết sức mình ragiúp đỡ quân đội đánh bại bọn xâm lược, bảo vệ những thành quả XHCN Đó

là một bằng chứng rực rỡ và hùng hồn về lòng trung thành vô hạn của nhândân xô-viết đối với những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản” [103, tr.222]

V.Xa-môi-len-cô, V.Pu-xo-cô, V.Gup-chen-cô (1988), Các lực lượng

vũ trang Liên xô [198], đã đề cập đến vai trò to lớn của phong trào du kích

Liên xô trong chiến tranh vệ quốc, từ việc hoạt động ở vùng sau lưng địchvới các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật của phát xít Đứcđến các hoạt động phối hợp giúp Hồng quân Liên xô, nhất là trong trậnCuốc-xcơ Công trình cũng đã nêu lên những thành tích cơ bản của lực lượng

du kích Liên xô trong những năm Chiến tranh vệ quốc Đồng thời, khẳng địnhhoạt động của lực lượng du kích là hoạt động có tổ chức, dưới sự chỉ đạo củaĐảng Cộng sản Liên xô

Philip B Davitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam

[81], trong đó có nhiều nội dung nói về lực lượng du kích và tự vệ của miền

Trang 11

Nam Việt Nam Philip B Davitson đã phân chia lực lượng vũ trang cách mạng

ở miền Nam lúc bấy giờ thành các bộ phận: Quân chủ lực, quân địa phương,lực lượng hành chính, dân quân, du kích, lực lượng tự vệ (SD), lực lượng tự vệ

bí mật (SSD), cùng với những nhận xét cụ thể như: Du kích “là những chiếnbinh không thường xuyên, có vũ khí, không có quân phục, được tổ chức lỏnglẻo trên cở sở một làng hoặc xã… đóng vai trò dẫn đường, nhân viên tình báocho các đơn vị thuộc quân chủ lực… đóng vai trò người khuân vác giúp choquân chủ lực và địa phương” [81, tr.54]; lực lượng tự vệ bí mật (được gọi làSSD) “là những đơn vị không có hình dạng nhất định, cũng lại gồm những “chagià”, phụ nữ và trẻ em hoạt động trong khu vực do GNV kiểm soát Chức năngcủa họ (ít được biết đến) dường như là thu thập tin tình báo về đồng minh, ngoài

ra họ không có khả năng gì về quân sự” [81, tr.55] Tuy nhiên, dưới góc nhìn củamột viên sĩ quan tình báo Mỹ, có tư tưởng chống cộng, những nhận định trên cónhững hạn chế, thiếu sót thậm chí là thiếu chính xác, phiến diện, nhất là đánh giáthấp về vai trò, về tổ chức cũng như ý thức tổ chức kỷ luật của lực lượng du kích

và tự vệ Mặc dù vậy, Philip B Davitson cũng phải thừa nhận lực lượng du kích

và tự vệ đã gây ra những thiệt hại nhất định cho quân Mỹ và quân ngụy Côngtrình đã cung cấp thêm một góc nhìn của những kẻ xâm lược đối với lực lượng

du kích và tự vệ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Từ Khuê (2006), Động viên nhanh dân quân trong chiến tranh cục bộ thông tin hóa [112] Ngay từ đầu tác giả đã nhấn mạnh “dân quân được coi là

lực lượng chiến lược giữ gìn an ninh quốc gia và ổn định xã hội, là nền tảngvững chắc để tiến hành chiến tranh nhân dân” [112, tr.1], “đáp ứng nhu cầu

mở rộng biên chế tổ chức và chi viện tác chiến cho lực lượng tại ngũ là nhiệm

vụ cơ bản của dân quân” [112, tr.1] Từ thực tiễn chiến tranh của Mỹ tại Irắcnăm 2003, tác giả nêu ra sự cần thiết phải tổ chức các phân đội dân quân, bởi

lẽ theo tác giả “dân quân là lực lượng vũ trang trong quần chúng “ngụ binh ưdân”, thời bình tương đối phân tán” [112, tr.5], mục đích là để “lấp vào chỗtrống do lực lượng chủ lực để lại khi ra tiền tuyến” [112, tr.5] Các phân độidân quân có nhiệm vụ phối hợp với công an giữ gìn an ninh trật tự, trấn áp tội

Trang 12

phạm, bảo vệ sản xuất và trật tự đời sống, bảo vệ các mục tiêu quan trọng vềkinh tế, chính trị, đề phòng địch tập kích, phá hoại, giúp ngành dân phòng tổchức phòng không nhân dân Từ đó đã nêu ra sự cần thiết xây dựng lực lượngdân quân của Trung Quốc theo hướng hợp lý về quy mô, tổ chức hợp lý, theohướng tinh, gọn, hiệu quả cao Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến công táchuấn luyện cho dân quân theo nguyên tắc “đánh trận thế nào, lính phải đượchuấn luyện như thế” [112, tr.11], tập trung huấn luyện cho phân đội dân quânứng phó nhanh và dân quân phòng không; thực hiện công tác bảo đảm chínhsách cho dân quân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ của tác giả trong nước

1.1.2.1 Những nghiên cứu chung về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

Võ Nguyên Giáp (1975), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ [102] Trong đó đã đề cập

một số nội dung bàn về vị trí, vai trò của lực lượng DQTV nói chung và vaitrò của DQTV trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miềnBắc nói riêng Tác giả khẳng định “nếu xây dựng được lực lượng tự vệ và dânquân mạnh, thì chẳng những luôn bảo đảm được SSCĐ và chiến đấu tốt màcòn đảm bảo duy trì và đẩy mạnh sản xuất trong mọi tình huống” [102, tr.89],đồng thời “nếu các địa phương lãnh đạo tốt hơn, chỉ huy chặt chẽ hơn, tổ chứchuấn luyện thích hợp hơn thì chắc chắn đây là một lực lượng rất mạnh, đápứng được yêu cầu của địa phương trong thời chiến cũng như trong thời bình”[102, tr.95] Từ đó đặt ra vấn đề “Cần phải nắm chắc vấn đề nâng cao chấtlượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, coi trọng khâu then chốt là đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ chỉ huy” [102, tr.105] Cuốn sách được trình bày theohình thức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, trong đó vai trò của lực lượngDQTV được thể hiện trong một nhiệm vụ cụ thể là tham gia chống chiếntranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn miền Bắc (1954 - 1975)

Trang 13

Văn Tiến Dũng (1979), Sức mạnh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới [82] Trong đó đã đề cập đến nhiều vấn đề về xây

dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, phân tích đúngđắn mối quan hệ dựng nước và giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ XHCN Khi bàn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tác giả nhấn mạnh “đi đôivới việc xây dựng một quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, tinh nhuệ,chúng ta cần ra sức củng cố, phát triển lực lượng dân quân tự vệ mạnh mẽ,rộng khắp và vững chắc, xứng đáng với vị trí chiến lược của nó” [82, tr.33].Đặc biệt nhấn mạnh vai trò “là công cụ sắc bén của nền chuyên chính vô sản,bức tường kiên cố của nền quốc phòng toàn dân và của chiến tranh nhân dân ở

cơ sở, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, kịp thời đánh địch tại chỗ ở khắp nơi, trongmọi lúc” [82, tr.48] Trong các kinh nghiệm rút ra, tác giả đã phân tích vai trò,

vị trí, địa vị và tác dụng của từng thứ quân trong lực lượng vũ trang nhân dân,

từ đó đặt ra một số vấn đề cơ bản về quy mô tổ chức lực lượng DQTV ở hợptác xã, ở các cụm sản xuất của huyện, ở các nhà máy, công trường, ngư trường

Cục Dân quân tự vệ (1995), Sức mạnh dân quân tự vệ Việt Nam [69],

gồm một tập hợp các hình ảnh về các hoạt động chiến đấu, bảo đảm chiếnđấu, thực hiện chiến tranh phá hoại, tham gia lao động sản xuất, các tấmgương điển hình, các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội vềthành tích vẻ vang, những chiến công oanh liệt của DQTV Việt Nam Trong

đó còn trích dẫn một số bài viết của các tác giả nước ngoài như “tôi đã thấykhá nhiều cuộc chiến tranh và chiến tranh du kích, nhưng tôi chưa thấy mộtdân tộc đánh giặc như ở Việt Nam” của Giô-rit-ven (đạo diễn điển ảnh HàLan) [69, tr.43], hay của J.F.Ken-nơ-đi “Chúng ta đã đẩy mạnh việc thực hiệnchương trình ấp chiến lược, tuy nhiên cuộc chiến đấu chống du kích đã gặpkhó khăn lớn: người ta phải bỏ vào cuộc chiến đấu đó 10 hoặc 11 người đểchống lại một du kích Đặc biệt là ở một địa thế hiểm trở như Nam Việt Nam”[69, tr.44], hay lời thú nhận của Đin-ra-xco - Ngoại trưởng Mỹ ngày01/02/1963 “nói chung chưa có một cuộc hành quân nào khó khăn, khó chịu

và đáng chán bằng cuộc hành quân chống du kích ở Việt Nam” [69, tr.39]

Trang 14

Công trình đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về sự ra đời, phát triển, chiếnđấu, trưởng thành và khẳng định vai trò to lớn của DQTV Việt Nam trongchiến tranh giải phóng, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Lê Đình Sỹ (1995), Mấy vấn đề binh chế Đại Việt thế kỷ XI-XV [142],

đã tập trung nghiên cứu về Binh chế của các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ

và Lê Sơ, trong đó phân tích sâu về tổ chức các ngạch quân của Đại Việt (quântriều đình, quân địa phương, quân vương hầu, dân binh làng xã) Đồng thời,làm rõ cách thức tuyển mộ, động viên binh lính, công tác quản lý những ngườitrong độ tuổi tham gia lính; chế độ tuyển dụng võ quan, tướng lĩnh cũng như đềcập đến vũ khí, trang bị, trang phục, công tác nuôi dưỡng, huấn luyện Có thểthấy việc tổ chức quân đội thời kỳ này, ngoài quân chính quy thì các bộ phận từsương quân, quân địa phương, quân vương hầu, dân binh làng xã đều gắn vớichính sách “ngụ binh ư nông”, không tách rời lao động, sản xuất, khi cónhiệm vụ, hoặc khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo

vệ làng xã chức năng, nhiệm vụ tương đồng với DQTV hiện nay

Bộ Tổng Tham mưu (2000), Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích, tự vệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) [57], đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vận

dụng, phổ biến, cũng như tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, không theo khuônmẫu các hình thức tác chiến của DQTV, du kích trong kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), phản ánh phần nào nghệ thuậtquân sự Việt Nam, nghệ thuật chiến tranh nhân dân Từ đó, rút ra những bàihọc kinh nghiệm về chỉ đạo cách đánh của dân quân du kích, tự vệ có giá trịtrong chỉ đạo duy trì, tổ chức hoạt động của DQTV hiện nay Công trình đãcung cấp thêm những thông tin, tư liệu góp phần khẳng định vị trí, vai trò củaDQTV trong chiến tranh giải phóng, trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội ở cơ sở hiện nay, khẳng định tính tất yếu, khách quan phải xâydựng lực lượng DQTV vững mạnh rộng khắp

Xây dựng và hoạt động tác chiến của lực lượng dân quân du kích (tự vệ) pháo binh trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) [199] Trong đó

Trang 15

trình bày về tính chất, đặc điểm, quá trình xây dựng và hoạt động chiến đấu;những bài học kinh nghiệm chủ yếu về chỉ đạo xây dựng lực lượng, hoạt độngchiến đấu và bảo đảm chiến đấu của dân quân du kích, tự vệ pháo binh trongkháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) Trong tổng thể công trình đã có nhậnđịnh: Lực lượng dân quân du kích, tự vệ pháo binh có bước phát triển rộng khắp,với nhiều cách đánh độc đáo, sáng tạo, phong phú, đạt hiệu suất chiến đấu cao,thực sự là bộ phận quan trong của hỏa lực pháo binh ba thứ quân, tạo thànhhỏa lực nhiều tầng, nhiều hướng đánh máy bay, tàu chiến của đế quốc Mỹ ởkhắp mọi nơi, mọi thời gian, làm cho đối phương luôn hoang mang, hoảng sợ.

Lê Văn Thái (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam (2.1930 - 8.1945) [145] Trong đó đã phân tích quá

trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cáchmạng Việt Nam (2.1930 - 8.1945) trên hai vấn đề: Xây dựng lực lượng vũ trang

cơ sở (đội tự vệ, Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc, đội du kích tập trung) vàxây dựng lực lượng chủ lực (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ViệtNam giải phóng quân) Đồng thời, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam (2/1930 - 8/1945) gồm: Xâydựng lực lượng vũ trang cho toàn dân đánh giặc, muốn xây dựng lực lượng vũtrang thì phải xây dựng chính trị trước; lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng

tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, mang bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhândân; tổ chức chặt chẽ, cơ cấu hợp lý, kỷ luật tự giác nghiêm minh, có các mốiquan hệ tốt; xây dựng con người, đào tạo đội ngũ cán bộ, xác định nguồn trang

bị vũ khí và lối đánh giặc của lực lượng vũ trang

Lê Huy Bình (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

(1945 - 1954) [10], đã nghiên cứu một cách có hệ thống những tư tưởng, quanđiểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quântrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), trong đó có lựclượng dân quân, du kích và tự vệ Từ đó đưa ra phương hướng vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong giai

Trang 16

đoạn hiện nay Đồng thời, nêu 3 vấn đề cơ bản vận dụng xây dựng lực lượng

vũ trang ba thứ quân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhấn mạnh sự cầnthiết xây dựng lực lượng DQTV thực sự “vững mạnh, rộng khắp” đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Cục Dân quân tự vệ (2007), Tổng kết làng xã chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975), [74] đã đề cập đến vai

trò nòng cốt của lực lượng dân quân, du kích và tự vệ trong tham gia xây dựng,củng cố và trực tiếp chiến đấu bảo vệ làng, xã trong kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ Các số liệu mà công trình đề cập đến cho thấy số lượngđông đảo dân quân, du kích tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chỉ tínhtrong năm 1946 “lực lượng dân quân, du kích lên đến 10% dân số (khoảng haitriệu người)” [74, tr.27] Từ đó rút ra 6 bài học kinh nghiệm: Tập trung củng

cố, xây dựng lực lượng dân quân ở cơ sở vững mạnh; đội ngũ cán bộ quân sự

ở cơ sở phải được đào tạo, bồi dưỡng kiện toàn có đủ phẩm chất, năng lực cầnthiết; tăng cường chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa DQTV với công an và cáclực lượng vũ trang trên địa bàn trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội ở cơ sở; chú trọng xây dựng lực lượng DQTV cơ động; thườngxuyên chăm lo, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với DQTV

Cục Dân quân tự vệ (2007), Tổng kết công tác tham mưu chiến lược của Cục Dân quân tự vệ (1947 - 2007) [73], trong đó đề cập đến các hoạt

động chính của Cục Dân quân tự vệ theo tiến trình lịch sử từ năm 1947 đếnnăm 2007 Nội dung chủ yếu hướng đến làm rõ vai trò tham mưu, xây dựngcác văn bản giúp Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và hoạt động chỉ đạo thựctiễn phát triển toàn diện lực lượng dân quân du kích, chỉ đạo hoạt động chiếntranh du kích, chiến tranh nhân dân ở các địa phương, công tác quân sự quốcphòng ở các bộ, ngành trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ Mặc dù công trình đã đề cập đến tên của một số nghị quyết, chỉ thị,hướng dẫn của Đảng trong chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV, nhưng mớidừng lại ở việc liệt kê, chưa có sự đánh giá, phân tích, chưa thể hiện rõ vai tròchỉ đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng DQTV

Trang 17

Hùng - Dũng (2011), Xây dựng lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài - vấn đề và giải pháp [108] Từ thực tiễn khảo sát

công tác xây dựng lực lượng DQTV tại các doanh nghiệp liên doanh với nướcngoài tại các địa phương có các cụm, khu công nghiệp lớn như Thành phố HồChí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng…, tập thể tác giả đã chỉ ra một số nguyênnhân chính dẫn đến những hạn chế trong xây dựng lực lượng tự vệ ở cácdoanh nghiệp như: Luật pháp nhà nước chưa có điều khoản quy định tráchnhiệm, nghĩa vụ phải thành lập đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp; cơ quanquân sự của nhiều địa phương chưa chủ động, tích cực phối hợp thực hiện.Đồng thời, đề xuất một số giải pháp như xây dựng hệ thống pháp luật đồng

bộ, phù hợp thực tiễn, phát huy vai trò cơ quan quân sự các cấp và thực hiệnđổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện

Cục Dân quân tự vệ (2012), Lịch sử 65 năm ngành dân quân tự vệ (1947 - 2012) [79], đã trình bày theo tiến trình lịch sử quá trình hình thành,

xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng DQTV Việt Nam (1947 2012) Nội dung được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn 2/1947 - 1954 gắnvới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; giai đoạn 1954 - 1975 gắn vớicuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ; giai đoạn 5/1975 - 1995 là thời kỳ đầuxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giai đoạn 1996 - 2012 là xây dựng lực lượngDQTV trong tình hình mới Trong mỗi giai đoạn đều đề cập đến một số chủtrương và chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng nóichung và lực lượng dân quân, du kích, tự vệ nói riêng

-Đỗ Mạnh Hòa (2013), Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh

về chính trị trong thời kỳ mới [105] Trong đó đã nêu ra sáu vấn đề nội hàm

chính trị của lực lượng DQTV, khẳng định vai trò của chính trị và làm rõ một

số vấn đề cơ bản trong xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh về chính trịtrong thời kỳ mới, từ đó chỉ ra bốn giải pháp trong xây dựng lực lượng DQTV

về chính trị trong giai đoạn hiện nay Đây là một nội dung trong tổng thể cácmặt hoạt động, công tác về chính trị, tư tưởng, tổ chức, huấn luyện, SSCĐ nhằm xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp

Trang 18

Bộ Tổng Tham mưu (2015), Dân quân tự vệ Việt Nam, lực lượng vô địch của dân tộc anh hùng [58], là tập hợp các bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan,

các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội, trong đó đã phản ánh vào 3 vấn đề

lớn: Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về DQTV, khẳng định xây dựng lực

lượng DQTV là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam; hai là, làm rõ vai trò của DQTV trong sự nghiệp giải phóng dân tộc giai đoạn 1945 - 1975; ba là, các

bài viết về DQTV trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, trong đó chủyếu đề cập đến vai trò của lực lượng DQTV trong tham gia giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương cơ sở, vai trò của DQTV trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng như vai trò trong thamgia lao động sản xuất tại địa phương

1.1.2.2 Những nghiên cứu về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương, vùng, miền

Phạm Gia Đức (1988), Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên chiến trường Bình - Trị - Thiên (1946 - 1954) [100] Trong đó, tập trung

làm rõ quá trình phát triển lực lượng vũ trang nhân dân trên chiến trườngBình - Trị - Thiên trong ba giai đoạn 1946 - 1949, 1950 - 1953, 1953 - 1954.Đồng thời, phân tích vai trò của từng thứ quân, mối quan hệ, sự phụ thuộc, hỗtrợ phối hợp trong chiến đấu, phân tích vai trò của nhân tố kinh tế, hậu phương,cùng mối quan hệ mật thiết giữa giải quyết vấn đề tổ chức quân sự, xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân với việc tổ chức hậu phương, phát triển nền kinh

tế kháng chiến Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của làng xã chiến đấu, hoạt độngcủa du kích và tác chiến du kích, sự phối hợp chặt chẽ giữa du kích và bộ độichủ lực, bộ đội địa phương trong xây dựng, củng cố, bảo vệ vùng du kích

Quân khu 2 (1993), Tổ chức và hoạt động tác chiến của lực lượng dân quân - tự vệ trong khu vực phòng thủ tỉnh - huyện [139], đã tập trung

đi sâu phân tích một cách hệ thống về tổ chức và hoạt động tác chiến củalực lượng DQTV trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện Trong đó đã hìnhthành khái niệm, nêu ra những đặc điểm cơ bản, 4 nhiệm vụ chính và tính

Trang 19

chất của DQTV (tính giai cấp, tính quần chúng) Từ đặc điểm, yêu cầu,nhiệm vụ của Quân khu 2, đề tài đã nêu ra phương châm, yêu cầu đối vớiDQTV, nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, cán

bộ chỉ huy DQTV Đồng thời, cũng đề cập đến 5 nhiệm vụ chủ yếu củaDQTV trong chống “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn của địch, nhiệm vụcủa DQTV tại vùng nội địa và đô thị, tại vùng biên giới

Võ Thị Thanh Thảo (1999), Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tại miền Nam Việt Nam (1954 - 1960) [146] Tác giả đã đi sâu phân tích

quá trình hình thành đường lối, những quan điểm, chủ trương, nội dung lãnhđạo trên 4 nội dung: Củng cố, xây dựng Đảng; xây dựng căn cứ; củng cố, giữgìn và xây dựng lực lượng chính trị; củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang.Cùng với đó là kết quả xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân (chủ lực, địaphương tỉnh, huyện và DQTV xã, ấp), đồng thời rút ra ba bài học từ quá trìnhĐảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng từ 1954 đến 1960 Công trình đã

đi sâu phân tích những quan điểm, chủ trương và kết quả xây dựng lực lượngcách mạng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960, trong đó có những chủtrương quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và DQTV nói riêng

Nguyễn Trung Anh (2007), Xây dựng lực lượng dân quân ở xã có nhiều giáo dân vùng đồng bằng Bắc Bộ [1] Trong đó tác giả đã khái quát quan điểm

của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV trong thời kỳ mới thành 5 nội dung:Xây dựng lực lượng DQTV theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, cólực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi; xây dựng DQTV có số lượng hợp lý,chất lượng tổng hợp cao, lấy chất lượng chính trị làm chính; gắn xây dựngDQTV với xây dựng tổ chức cơ sở đảng; bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp về mọimặt của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý của chính quyền, chỉ huy cơ quan quânsự; xây dựng lực lượng DQTV là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cáccấp, các ngành Đồng thời, cũng nêu ra nhưng cơ sở pháp lý, thực trạng xâydựng lực lượng dân quân ở xã có nhiều giáo dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trêncác mặt: Tổ chức, chính trị, huấn luyện quân sự, hoạt động Từ đó, nêu ra bốnnhiệm vụ, năm yêu cầu và tập trung phân tích 4 nội dung: Xây dựng về tổ chức,

Trang 20

chính trị, huấn luyện quân sự, huấn luyện thực hiện các nhiệm vụ khác Đồngthời, đề xuất phương pháp thực hiện theo bốn bước và đưa ra năm giải pháp.

Nguyễn Tiến Chung (2010), Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 hiện nay [67], đã đi sâu làm rõ một số vấn

đề cơ bản về lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng chính trị của lực lượngDQTV trên địa bàn Quân khu 1 Trong đó đưa ra bốn đặc điểm, những vấn đề

lý luận về chính trị và chất lượng chính trị, chỉ ra bốn yếu tố cấu thành và đưa

ra bốn tiêu chí để đánh giá chất lượng chính trị của DQTV Quân khu 1 Côngtrình đã đánh giá khá toàn diện về thực trạng chất lượng chính trị, chỉ ra một

số nguyên nhân, rút ra sáu bài học kinh nghiệm, năm giải pháp nâng cao chấtlượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 trong giai đoạn hiện nay.Đây một công trình nghiên cứu dưới góc độ Chính trị học, các nội dungnghiên cứu trên một lĩnh vực cụ thể là về nâng cao chất lượng chính trị củalực lượng DQTV trên địa bàn Quân khu 1

Phạm Hồng Kỳ (2011), Nghiên cứu về tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển trong tình hình mới [114] Trong đó đã phân tích những đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, chính

trị của Việt Nam, chiến lược của các nước lớn và các nước xung quanh BiểnĐông, thực trạng hoạt động xác lập chủ quyền về quốc phòng - an ninh trênBiển Đông của Việt Nam, thực trạng xây dựng, công tác huấn luyện, hoạtđộng chiến đấu trị an, công tác bảo đảm chính sách cho DQTV biển, từ đó rút

ra một số kinh nghiệm xây dựng lực lượng DQTV biển Đề tài cũng đã nêu ramột số kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng dân quân biển của Trung Quốc,Thái Lan, Mỹ…, đồng thời đưa ra quan điểm của Đảng về phát triển kinh tếgắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Khẳng định vai trò, nhiệm vụ, chức năng

và phân tích những nguyên tắc, phương châm, mục tiêu, yêu cầu trong tổchức, xây dựng và huấn luyện, từ đó đề xuất những giải pháp xây dựng lựclượng DQTV biển đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Vũ Văn Minh (2013), Hoạt động của dân quân tự vệ chống bạo loạn chính trị trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới Tây Nguyên [133], đã đề cập

Trang 21

đến hoạt động xây dựng DQTV ở các tỉnh có biên giới trên địa bàn Tây Nguyên(tổ chức, biên chế, số lượng, chất lượng, thực trạng công tác huấn luyện, côngtác bảo đảm trang bị và phối hợp hoạt động) Đồng thời, làm rõ hoạt động củaDQTV tham gia chống bạo loạn chính trị Từ thực tế hoạt động của DQTV thamgia chống bạo loạn chính trị tại một số địa phương trên địa bàn Tây Nguyêntrong năm 2001 và 2004, đã đưa ra năm yêu cầu, bảy nội dung hoạt động củaDQTV khi tham gia chống bạo loạn chính trị và bốn giải pháp để nâng caochất lượng hoạt động của DQTV trong tham gia chống bạo loạn chính trị.

Lê Thế Tài (2017), Vai trò của lực lượng dân quân du kích ở địa bàn vùng ven Sài Gòn trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975) [143] Trong đó

tập trung phân tích, làm rõ quá trình xây dựng và phát triển lực lượng dânquân, du kích trong hai giai đoạn chính 1945 - 1954 và 1954 - 1975 Tác giả

đã chỉ ra ba vai trò chủ yếu của lực lượng dân quân du kích vùng ven Sài Gòn

từ năm 1945 đến năm 1975 Thứ nhất là trong đấu tranh vũ trang; thứ hai là

hỗ trợ quần chúng nổi dậy và thứ ba là trong xây dựng căn cứ địa, căn cứ cáchmạng của lực lượng dân quân du kích trên địa bàn vùng ven Sài Gòn

Tô Thành Liêm (2018), Một số giải pháp xây dựng lực lượng tự vệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [123], đã

khái quát thực trạng công tác xây dựng lực lượng tự vệ trong các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đồng thời, đềxuất một số giải pháp như ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; chủ động,kiên trì trong tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp; thực hiện tổ chức lựclượng tự vệ phải được tiến hành từng bước, phù hợp với điều kiện cụ thể từngdoanh nghiệp; thực hiện tốt công tác huấn luyện, nâng cao chất lượng hoạtđộng của lực lượng tự vệ trong từng doanh nghiệp

Ngô Hoàng Nam (2019), Lực lượng dân quân tự vệ miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1973)

[134] Công trình gồm 4 chương, ngoài chương tổng quan, Chương 2 đã nêu

ra 5 nhiệm vụ của DQTV, kết quả xây dựng và hoạt động của DQTV miềnBắc (1965 - 1968) Chương 3, trình bày quá trình củng cố, xây dựng và đẩy

Trang 22

mạnh các hoạt động của DQTV miền Bắc (1969 - 1973) Cả hai chương lịch

sử, tác giả trình bày theo diễn tiến lịch sử các sự kiện, gắn với những số liệu

và kết quả đạt được Trong đó đã đề cập đến một số nghị quyết của Đảng,Quân ủy Trung ương, chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu vàCục Dân quân tự vệ liên quan đến xây dựng và chỉ đạo hoạt động của DQTV.Chương 4 đưa ra năm nhận xét (về tổ chức, trang bị, huấn luyện, hoạt độngchiến đấu, phục vụ chiến đấu); chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chếtrong xây dựng, hoạt động của DQTV và rút ra sáu kinh nghiệm từ quá trìnhxây dựng và phát triển DQTV miền Bắc (1965 -1973)

Nguyễn Trọng Vĩnh (2021), Giải pháp xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ biển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ [200], đã khái quát một số nét chính về

thực trạng trong công tác xây dựng lực lượng DQTV biển Từ đó, tác giả đềxuất một số giải pháp cơ bản như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chínhquyền địa phương trong tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển; chútrọng kiện toàn tổ chức, biên chế và đầu tư phương tiện, trang bị đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ; tập trung huấn luyện nâng cao năng lực hoạt động tham giabảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân quân tự vệ biển; quan tâm làm tốt côngtác bảo đảm, công tác chính sách cho dân quân tự vệ biển

Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chínhư: Trần Nam Chuân (2010), “Bàn về xây dựng, huấn luyện lực lượng dânquân tự vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, chủ quyền và an ninh trật tựvùng biển, đảo Việt Nam thời kỳ mới” [66]; Hồ Xuân Thức (2010), “Một sốkinh nghiệm qua xây dựng điểm trung đội dân quân cơ động, tiểu đội dânquân thường trực trên địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh” [153];Nguyễn Xuân Phong (2010), “Kết quả và kinh nghiệm qua một năm xây dựngđiểm dân quân thường trực ở một xã biên giới của tỉnh Gia Lai” [138]; Hà HuyThông (2010), “Quán triệt huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị dânquân toàn quốc vào xây dựng lực lượng dân quân tự vệ thời kỳ mới” [148];Đậu Văn Nậm (2014) “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự xã, phường, thị trấntrên địa bàn Quân khu 7” [135]; Vũ Xuân Hùng (2016), “Kinh nghiệm xây

Trang 23

dựng lực lượng dân quân tự vệ ở tỉnh Thanh Hóa” [109]; Ngô Minh Tiến(2018), “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới”[155]; Phạm Kinh Kha (2022), “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng xây dựnglực lượng dân quân tự vệ biển ngày càng vững mạnh” [111]… Các công trìnhtrên đều đề cập đến việc tổ chức, hoạt động, bồi dưỡng, huấn luyện, kinhnghiệm xây dựng lực lượng DQTV trên một địa bàn, một lĩnh vực cụ thể.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

1.2.1.1 Về tư liệu

Xuất phát từ vị trí, vai trò của lực lượng DQTV đối với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong thời gian qua, nghiên cứu vềDQTV đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cánhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước, với nhiều công trình được công

bố có nội dung đề cập ở các cấp độ và phạm vi khác nhau Sự phong phú, đadạng về thể loại các công trình (sách, đề tài khoa học cấp bộ, bài báo khoahọc, luận án tiến sĩ, ),về phạm vi nghiên cứu (quốc tế, trong nước, vùng, địaphương) vừa chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, vừa cung cấpcho đề tài luận án những “chất liệu” quan trọng để tiến hành khôi phục lịch sử

1.2.1.2 Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã tiếp cận dướinhiều góc độ khác nhau như chính trị học, khoa học quân sự, lịch sử,… và sửdụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch

sử, logic,… tùy vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để luận giải những vấn

đề cơ bản của lực lượng DQTV Sự đa dạng trong cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu giúp cho quá trình thực hiện đề tài luận án có được cách tiếpcận và phương pháp nghiên cứu phù hợp, tăng thêm tính thuyết phục khi luậnchứng, giải quyết các vấn đề có liên quan đến Đảng lãnh đạo xây dựng lựclượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015

Trang 24

1.2.1.3 Về nội dung nghiên cứu

Các công trình đã tổng quan dù cách tiếp cận và phương pháp nghiêncứu có khác nhau, nhưng đều có giá trị đối với đề tài luận án “Đảng lãnh đạoxây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015” Điều đóđược thể hiện trên những vấn đề chính như sau:

Một là, đã làm rõ những vấn đề cơ bản có liên quan đến lý luận chung

xây dựng lực lượng DQTV, như khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm

vụ của lực lượng DQTV cả trong chiến tranh giải phóng dân tộc cũng nhưtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, cả trong chiếntranh vệ quốc của Liên xô và trong chiến tranh chống quân phản cách mạng,xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đó là cơ sởphục vụ cho việc xem xét đánh giá các hoạt động có liên quan đến Đảng lãnhđạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Hai là, phác thảo khá rõ quá trình xây dựng và trưởng thành của lực

lượng DQTV, nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đây là những công trìnhxuất hiện với số lượng lớn, gắn liền với tên tuổi của những vị tướng lừngdanh và đặc biệt là do Cục Dân quân tự vệ trực tiếp nghiên cứu và thực hiện

Vì thế, lịch sử hình thành, phát triển, cũng như các nhận định, đánh giá, các

số liệu có liên quan đến thành tựu, hạn chế từ quá trình xây dựng và trưởngthành của lực lượng DQTV, các kinh nghiệm được đúc kết từ lịch sử… đềuđáng tin cậy, vừa giúp cho quá trình thực hiện luận án có thêm cơ sở để đốichiếu, so sánh, vừa gợi mở nhiều vấn đề khi đúc kết kinh nghiệm từ quá trìnhĐảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Ba là, bước đầu đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng, đề xuất

giải pháp xây dựng lực lượng DQTV nói chung, từng vùng, miền, địa phươngnói riêng Những công trình này cũng rất phong phú, đa dạng, xuất hiện chủyếu trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, được đăng tải chủ yếu trêncác tạp chí chuyên ngành, như Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng,Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Khoa học quân sự… Tuy không trực

Trang 25

tiếp bàn về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, nhưng trước khi đánh giá thựctrạng, đề xuất giải pháp xây dựng lực lượng DQTV ở các vùng, miền, địaphương… các bài viết trong nhóm này đều đề cập trong một chừng mực nhấtđịnh chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng về xây dựnglực lượng DQTV (theo phạm vi nội dung bài viết) Đặc biệt, các bài viết ở nhómcông trình này đều cung cấp một bức tranh khá toàn diện về thực trạng của lựclượng DQTV trên các vùng, miền, địa phương cụ thể, chỉ rõ nhưng nguyên nhâncủa thành tựu cũng như nguyên nhân của hạn chế, yếu kém Đó là cơ sở để làmphong phú, sâu sắc thêm quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV từnăm 2001 đến năm 2015, cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá và đúc kếtkinh nghiệm, bảo đảm tính khách quan, có cơ sở thực tiễn rõ ràng.

Mặc dù kết quả đạt được từ các công trình đã tổng quan là rất quantrọng đối với đề tài luận án, nhưng đến nay có thể khẳng định rằng chưa cócông trình nào trực tiếp nghiên cứu về những yếu tố tác động, chủ trương và

sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV trong khoảng thời gian từnăm 2001 đến năm 2015 Cũng chưa có công trình nào tổng kết, đánh giá làm

rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinhnghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV (2001 - 2015)

Đó là những vấn đề rất cơ bản có liên quan đến “Đảng lãnh đạo xây dựng lựclượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015” cần được tập trung làm rõ

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Qua khảo cứu và đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liênquan, đề tài luận án: “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từnăm 2001 đến năm 2015” sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Một là, những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015

Để làm rõ vấn đề này, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình

đã công bố, luận án đi sâu làm rõ những tác động của tình hình thế giới, khuvực và trong nước đến công tác xây dựng lực lượng DQTV và thực trạng xâydựng lực lượng DQTV trước năm 2001

Trang 26

Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến 2015

Để giải quyết vấn đề này, kế thừa kết quả nghiên cứu của các côngtrình đã công bố, dựa chắc vào hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước,các bộ, ngành, địa phương, luận án tiến hành hệ thống hóa, phân tích làm rõquan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xâydựng lực lượng DQTV từ năm 2001 đến năm 2015 Làm rõ quá trình Đảngchỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV trên các mặt: Kiện toàn tổ chức, biênchế; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ; huấn luyện chiến sĩ DQTV; thựchiện chế độ, chính sách đối với DQTV

Ba là, ưu điểm và hạn chế từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV (2001 - 2015)

Để có được những nhận xét bảo đảm tính khách quan, trung thực luận

án dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 2 và chương 3, đồngthời bám sát các văn kiện, nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ;các báo cáo tổng kết của ĐUQSTƯ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,Cục Dân quân tự vệ, phòng dân quân tự vệ các quân khu; các công trình khoahọc của các tập thể, cá nhân trong những năm 2001 - 2015 về xây dựng, huấnluyện và hoạt động SSCĐ của lực lượng DQTV từ đó tập trung làm rõ ưuđiểm, hạn chế trong hoạch định chủ trương, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kếtquả đạt được trong thực tiễn về xây dựng lực lượng DQTV

Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV (2001 - 2015)

Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đề tài luận án củangành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Vì thế, khi đúc kết kinh nghiệm, sẽchú trọng tính khái quát, tính hệ thống, toàn diện của các kinh nghiệm, đồngthời, đề xuất đường hướng vận dụng kinh nghiệm trong tình hình hiện nay

Trang 27

Thành công của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đềtài luận án là tương đối toàn diện, sâu sắc cả về tư liệu, phương pháp nghiêncứu, đặc biệt là về nội dung: Đã làm rõ những vấn đề cơ bản có liên quan đến

lý luận chung về xây dựng lực lượng DQTV; phác thảo khá rõ quá trình xâydựng và trưởng thành của lực lượng DQTV, nhất là trong kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN; cung cấp một bức tranh khá toàn diện về thực trạng, đề xuất giải phápxây dựng lực lượng DQTV nói chung, từng vùng, miền, địa phương nói riêng

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nghiêncứu sinh đã rút ra giá trị của các công trình đã tổng quan, thể hiện trên ba khíacạnh: Về tư liệu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là về nộidung Tuy các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là phong phú, đa dạng,được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng cho đến nay vẫn chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống và toàndiện về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV trong khoảng thời

gian từ năm 2001 đến năm 2015 Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015” làm

luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 28

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG

LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (2001 - 2009) 2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.1 Những tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước

hệ nhiều mặt ra khỏi phạm vi quốc gia, tăng cường mối liên hệ, hợp tác cùng cólợi Đã hình thành và phát triển các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều tổ chức quốc

tế như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngânhàng Thế giới (WB) có vai trò ngày càng lớn đến sự phát triển chung của cácquốc gia, khu vực Đến năm 2001, đã có hơn 130 nước tham gia WTO và con sốnày tiếp tục gia tăng Đã xuất hiện nhiều thêm các cam kết thành lập khu vựcmậu dịch tự do (FTA) Đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốnngày càng mở rộng Điều này tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tronghội nhập, tham gia ngày càng sâu hơn vào thị trường quốc tế, tham gia các diễnđàn mang tính toàn cầu Nâng tầm, tăng cường các mối quan hệ, hợp tác, nhất làvới các nước lớn, thêm bạn, bớt thù, tránh bị bao vây, cô lập, nâng cao vị thế trêntrường quốc tế Mở ra những cơ hội trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,giáo dục, y tế , xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc XHCN

Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, ngày càng đi vào chiều sâu gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Trang 29

Khoa học và công nghệ, đặc biệt là “công nghệ thông tin và công nghệsinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt” [86, tr.156], ngày càng trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, điều này

đã tạo ra những thuận lợi lớn, những bước phát triển mang tính đột biến,mang tầm thời đại cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế Phân công lao động trên thế giới tiếp tục có sự thay đổi theo hướng ngày càngchuyên sâu, cạnh tranh trong sản xuất, thị trường, sản phẩm ngày càng tăng,đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế ngày càng sâurộng Cùng với đó là việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, côngnghệ vào nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và phát triển các loại vũ khí, trang bị

kỹ thuật hiện đại, nhất là các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí thông minh, có

độ chính xác cao, mức độ hủy diệt lớn phục vụ cho chiến tranh, phục vụ chonhiệm vụ quốc phòng, an ninh của các quốc gia trên thế giới Các nước “đangphát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nướcphát triển, cải thiện vị thế của mình” [86, tr.157], đồng thời, cũng tạo nhữngđiều kiện thuận lợi trong việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Ba là, các nước trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển

Năm 1995, bằng việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN), đã thúc đẩy tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa cácnước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp táctoàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương Các nước trong khốităng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoahọc, công nghệ ), nhiều mối quan hệ, hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu.Cùng với đó là vị thế, vai trò, uy tín của ASEAN trên trường quốc tế và khuvực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao Đây là điều kiệnthuận lợi, là một cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với nhiều nước trên thếgiới, tạo những tiền đề thuận lợi trong việc phá thế bao vây, cấm vận, cô lậpđối với Việt Nam, tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học, công nghệ , mở

Trang 30

rộng quan hệ đối ngoại trong khu vực, tăng cường vị thế của Việt Nam trongkhu vực và thế giới Đồng thời, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định, thuậnlợi cho chúng ta trong hợp tác phát triển kinh tế”, giải quyết các vấn đề của xãhội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN trong tình hình mới.

về kinh tế (sức mạnh mềm) để can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép vềkinh tế, chính trị của các nước lớn ngày càng tinh vi và phức tạp

Hai là, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ xảy ra ở nhiều nơi với xu hướng ngày càng phức tạp

Hoạt động can thiệt lật đổ, khủng bố còn “xảy ra ở nhiều nơi với tínhchất phức tạp ngày càng tăng” [86, tr.14] Những cuộc chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang những

Trang 31

tranh chấp về biên giới, lãnh thổ đã làm cho “tình hình thế giới và khu vựcdiễn biến hết sức phức tạp” [87, tr.55] Lợi dụng chiêu bài “chống khủng bố”,ngăn chặn vũ khí giết người hàng loạt, vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự

do tôn giáo”, Mỹ và các nước đồng minh đã thực hiện chiến lược “đánh đònphủ đầu” can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào các quốc gia có độc lập, chủquyền (Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003) Cùng với đó là việc hậuthuẫn, cung cấp tài chính cho các lực lượng đối lập, nuôi dưỡng các nhóm cơhội chính trị, phản động, các nhóm vũ trang ly khai, kích động mâu thuẫn tôngiáo, sắc tộc, dân tộc ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Điều này đãgây ra sự bất ổn ở nhiều khu vực, làm cho mâu thuẫn sắc tộc, xung đột vũtrang, phong trào ly khai, các hoạt động khủng bố ngày càng phức tạp, giatăng cả về quy mô, tính chất, phạm vi ở nhiều nơi trên thế giới

Ba là, tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển, đảo giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn diễn biến phức tạp

Đông Nam Á được đánh giá là ổn định và phát triển năng động, tuynhiên, “tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biểnđảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ởmột số nước” [87, tr.74], nhất là trong giải quyết vấn đề chủ quyền trên BiểnĐông vẫn tồn tại nhiều bất đồng Một số nước đã tăng cường lực lượng hảiquân, không quân và chấp pháp trên biển cạnh tranh trực tiếp với Việt Namtrong khai thác tài nguyên, hải sản trên Biển Đông Một số nước lớn lợi dụngcác hoạt động dưới dạng tài trợ, viện trợ, trực tiếp đầu tư kinh tế để chi phốiảnh hưởng, nhằm thực hiện các ý đồ chính trị của mình Các thế lực bên ngoài

đã và đang hỗ trợ các thế lực chống Việt Nam ở Campuchia, Lào tăng cườnghoạt động, nhất là cái gọi là “Hiệp hội Khơme tự do”, phá hoại tiến trình kýkết việc cắm mốc biên giới giữa hai nước, đưa người Việt Nam ra nước ngoài,đưa các phần tử cơ hội, phản động vào Việt Nam thực hiện chống phá, pháhoại kinh tế, gây mất trật tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Các hoạtđộng buôn lậu qua biên giới, xâm canh, xâm cư, lấn chiếm trái phép tiếp tục

có những diễn biến phức tạp

Trang 32

Tình hình thế giới, khu vực đề cập ở trên đã tạo ra những thuận lợi choviệc hợp tác, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhândân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, đó là nhữngđiều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng lực lượng DQTV Tuy nhiên, cũngđặt ra những khó khăn, thách thức đối với việc lãnh đạo xây dựng lực lượngDQTV, đó là: Sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tácđộng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho việc huyđộng sức mạnh vật chất cho xây dựng lực lượng DQTV; chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới, tranh chấp về ảnh hưởng, quyềnlực, biên giới, lãnh thổ giữa các nước trong khu vực buộc chúng ta phải tăngcường tiềm lực quốc phòng, an ninh, sức mạnh của lực lượng vũ trang trongkhi đang rất cần nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

“Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bìnhquân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7,51%, đạt mức kế hoạch đề ra” [87, tr.56].Trong những năm 2005 - 2010, “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 nămđạt 7%” [90, tr.151] Giáo dục, đào tạo “phát triển về quy mô và cơ sở vậtchất” [86, tr.69] Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nânglên Khoa học và công nghệ có những chuyển biến tích cực, ngày càng gắn bóvới phát triển kinh tế - xã hội Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin

“từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân”[90, tr.155] Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, ở, mặc, chăm sócsức khỏe được đáp ứng tốt hơn, trong 5 năm, “tạo việc làm cho 7,5 triệu laođộng Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên

Trang 33

10 triệu đồng năm 2005” [87, tr.58], đến cuối năm 2009, GDP bình quân đầungười đạt 1.064 USD (19,278 triệu đồng) [162, tr.129] Đây chính là nhữngđiều kiện thuận lợi để tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, cho phépchăm lo ngày càng tốt hơn cho lực lượng vũ trang nhân dân cả về đời sống vậtchất, tinh thần, trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại và thực hiện các chế

“Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củngcố” [87, tr.59] Tiềm lực quốc phòng, an ninh “được tăng cường, nhất là trêncác địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp” [90, tr.155] Lực lượng vũ trangnhân dân nói chung và lực lượng DQTV nói riêng từng bước được củng cố cả

về tổ chức, nâng cao sức mạnh và khả năng SSCĐ

Ba là, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao

Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trìnhđổi mới được thực hiện theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phươnghóa, đa dạng hóa theo phương châm thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấutranh Nhờ đó, vai trò, vị thế của Việt Nam trong Hiệp hội các nước ĐôngNam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC) không ngừng được phát huy Đến năm 2001, Việt Nam đã “có quan

hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùnglãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài” [86, tr.72]

Trang 34

Ngày 7/11/2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),sau đó một năm, từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thànhviên thứ 150 của WTO Điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong hợp tácquốc tế, tạo những điều kiện thuận lợi trong tiếp thu, chuyển giao nhữngthành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, tranh thủ được nguồn vốn, nguồn laođộng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội,tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.

* Khó khăn

Một là, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, tăng trưởng chưa tương xứng với khả năng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm (1996 - 2001) chậm dần, nhịp độ

“tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và GDP bình quân đầu người,nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, nhậpkhẩu không đạt chỉ tiêu do Đại hội VIII đề ra” [86, tr.73] Nhìn chung, năngsuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao Nhiều sảnphẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả

ở trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh Cơ cấu kinh tếchuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; đầu tư còn phân tán, lãng phí

và thất thoát nhiều Hệ thống tài chính - ngân hàng còn yếu kém và thiếu lànhmạnh Nhiều “nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được được huy động

và khai thác tốt” [87, tr.62] Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoàigiảm, đầu tư của Nhà nước dàn trải, hiệu quả chưa cao, thất thoát nhiều Lãngphí trong chi tiêu ngân sách nhà nước và tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng.Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, chưa cóchuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệpnhà nước, lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm Chất lượng nguồn nhân lực thấp,phần lớn lực lượng lao động chưa qua đào tạo

Hai là, một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết, tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư

Trang 35

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mứccao Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu, “Mục tiêu, nội dung,chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo,trình độ quản lý có nhiều thiếu sót; trong giáo dục và đào tạo có những hiệntượng tiêu cực đáng lo ngại” [86, tr.74] Các hoạt động khoa học và công nghệchưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Công tác quản lý báo chí, văn hoá, xuất bản nhiềumặt buông lỏng, để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh Cơ sởvật chất của ngành y tế còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện và xã.Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp, chính sách tiềnlương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý, sự phân hoá giàu nghèotăng nhanh chóng Tình trạng khiếu kiện ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp,chưa được giải quyết kịp thời Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệthống chính trị, tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến Tình trạng

“suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cánhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, côngchức diễn ra nghiêm trọng” [87, tr.65] Nhiều tổ chức cơ sở đảng thiếu sứcchiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh

Ba là, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường xuyên câu kết, chống phá cách mạng Việt Nam

Các thế lực thù địch “vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòabình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [87, tr.75] Cùng với đó “Ở một

số địa bàn, còn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội” [87, tr.64] Cácthế lực thù địch, phản động lợi dụng các vấn đề “tôn giáo”, “nhân quyền” “dânchủ”, các mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước để đẩy mạnh các hoạtđộng tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, chống phá Tiêu biểu như ngày06/9/2001, ngay trước khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại song phương

Trang 36

(BTA) Việt - Mỹ, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ thuận - chống là 410 - 1,thông qua cái gọi là “Đạo luật Nhân quyền ở Việt Nam (mã số HR 2368)”,trong đó, đã xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, qua đó kêu gọi quốc

tế, kích động chống phá Việt Nam Đồng thời, các hoạt động kích động đồngbào dân tộc ít người gây bạo loạn ở Tây Nguyên trong những năm 2001,2004; vụ việc linh mục Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội liên tụckích động, huy động, phân công các giáo xứ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

tổ chức cho giáo dân tiến hành các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trước khuđất 42 Nhà Chung từ ngày 18/12/2007 đến ngày 08/1/2008

Tình hình trong nước đề cập ở trên đã tác động trực tiếp đến sự lãnh

đạo của Đảng về xây dựng lực lượng DQTV Về thuận lợi, sự tăng trưởng về

kinh tế, ổn định về chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho công tác tổ chức tuyểnchọn, kiện toàn, quản lý, chỉ huy, huấn luyện, bảo đảm cho huấn luyện, thực

hiện chế độ, chính sách đối với DQTV Về khó khăn, mặt trái của cơ chế thị

trường; sức mạnh và tiềm lực quốc phòng còn hạn chế; sự chống phá của các

thế lực thù địch đã gây ra những khó khăn, thách thức đối với công tác

tuyển chọn, quản lý, chỉ huy, nâng cao chất lượng chính trị của DQTV, nhất

là đối với lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; công táchuấn luyện DQTV trước yêu cầu tác chiến của chiến tranh hiện đại và sự mởrộng nhiệm vụ của DQTV; công tác thực hiện chế độ chính sách đối với cán

bộ, chiến sĩ DQTV; sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đối vớicông tác xây dựng lực lượng DQTV

2.1.2 Thực trạng xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ trước năm 2001

Trước năm 2001, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhữngdiễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thùđịch, phản động Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước đã có những chủtrương, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Có thể khái quát thực trạng công tác xâydựng lực lượng DQTV trước năm 2001 như sau:

Trang 37

2.1.2.1 Ưu điểm

Một là, công tác giáo dục tuyên truyền về vị trí, vai trò của lực lượng DQTV ngày càng được coi trọng, đi vào nền nếp

Công tác giáo dục, tuyên truyền vị trí, vai trò của lực lượng DQTV trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong thực hiện nhiệm vụ giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở ngày càng được coi trọng

và đi vào nền nếp Trong đó, đã tập trung vào các đối tượng cán bộ chủ chốt từTrung ương đến địa phương, cơ sở, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hànhchính sự nghiệp, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng qua đó đã “tạo được

sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ các cấp, toàn Đảng, toàndân, tạo cho công tác dân quân tự vệ đi vào chiều sâu chất lượng” [79, tr.744]

Hai là, công tác chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV được chú trọng

Trước những năm 2001, công tác xây dựng lực lượng DQTV đã đượcquan tâm, chỉ đạo thực hiện, cụ thể Chỉ thị 55-CT/TW, ngày 22/9/1989 nhấnmạnh xây dựng lực lượng DQTV “là nội dung quan trọng trong kế hoạch xâydựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, là cốt lõi của nhiệm

vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở cơ sở” [3, tr.1], đồng thời trong lãnhđạo phải nắm vững yêu cầu về chất lượng, phát huy trách nhiệm của chínhquyền, các ngành, các lực lượng Đại hội lần thứ VIII (1996) nhấn mạnh

“nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang” [85, tr 40] Đến năm 1996, sự

ra đời của Pháp lệnh Số 45-L/CTN của Chủ tịch nước về DQTV ban hànhngày 09/01/1996 đã “thể hiện sự pháp luật hóa quan điểm của Đảng, cụ thểhóa nguyên tắc chỉ đạo của Hiến pháp, phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay,làm cơ sở pháp lý bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và hoạtđộng của lực lượng dân quân tự vệ” [79, tr.742, 743] Đây là lần đầu tiên mộtvăn bản có tính pháp lý cao nhất đối với công tác DQTV ra đời, đánh dấu mộtbước ngoặt quan trọng trong việc củng cố tổ chức và tinh gọn lực lượngDQTV trong điều kiện mới Một điều quan trọng là đã quy định rõ hơn, cụ thểhơn về chế độ, chính sách đối với DQTV trong điều kiện kinh tế thị trường,định hướng XHCN Cùng với đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện như Nghị

Trang 38

định 35-CP ngày 14/6/1996, Nghị định 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 củaChính phủ, Thông tư số 1413/TT-QP ngày 13/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng hướng dẫn thi hành pháp lệnh, nghị định của chính phủ về DQTV,Thông tư liên tịch số 473/TTLB ngày 10/3/1997 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tàichính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ chính sách vàbảo đảm kinh phí đối với lực lượng DQTV đã tạo hành lang pháp lý, điềukiện thuận lợi cho các địa phương, cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựnglực lượng DQTV trong tình hình mới.

Sau khi pháp lệnh được ban hành, các địa phương, cơ sở tiếp nhận vớitinh thần phấn khởi, tin tưởng, công tác chỉ đạo xây dựng DQTV của các cấp

ủy, chính quyền địa phương từng bước đi vào nền nếp, thống nhất chungtrong cả nước, nhất là trong công tác triển khai đăng ký người trong độ tuổi

“tham gia dân quân tự vệ, nghiên cứu các tổ chức tự vệ trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, chính sách của dân quân tự vệ tập trung ở biên giới,

đề án tổ chức, trang bị lực lượng phòng không dân quân tự vệ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ mới” [72, tr.84] Cùng với đó là vai trò “tham mưu, chỉ đạothực hiện của cơ quan dân quân tự vệ các cấp phát huy được tính chủ động,sáng tạo” [79, tr.794] Các quân khu và cấp ủy, địa phương trên phạm vi cảnước đã tích cực chỉ đạo DQTV làm tốt công tác vận động quần chúng Bằngnhiều hình thức linh hoạt phù hợp với đặc điểm, tính chất của DQTV Nhiềutỉnh “kết hợp huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ với hoạt động dã ngoạilàm công tác vận động quần chúng” [79, tr.781], góp phần xây dựng cơ sở,làm tốt nhiệm vụ bảo vệ biên giới, vùng biển, giữ vững an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn Công tác huấn luyện SSCĐ cũng có nhữngchuyển biến, trong đó đã tập trung vào lực lượng cơ động và một số binhchủng, nội dung gắn với các tình huống A2, nhiệm vụ chiến đấu trị an, giảiquyết các điểm nóng, bảo vệ mục tiêu chủ yếu Điều này đã đem lại nhữnghiệu quả thiết thực, nhất là trong tham gia bảo vệ trật tự, trị an ở cơ sở, thamgia tuần tra bảo vệ biên giới, chống các hoạt động xâm nhập của các đối

Trang 39

tượng phản động, các hoạt động xâm lấn, buôn lậu, nhất là ở các địa bànQuân khu 2, Quân khu 7.

Ba là, số lượng và chất lượng của lực lượng DQTV cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Sau 15 năm đổi mới (1986 - 2001), dưới sự lãnh đạo của Đảng, lựclượng dân quân “được xây dựng rộng khắp, số lượng phù hợp với yêu cầunhiệm vụ, chất lượng chính trị thường xuyên được củng cố, tăng cường; được

tổ chức và quản lý chặt chẽ; được học tập, huấn luyện chu đáo” [79, tr.790].Đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở được các địa phương chú trọng, củng cố, kiêntoàn, chất lượng cán bộ xã, phường đội trưởng từng bước được nâng lên.Nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức ở cơ sở, DQTV thực sự là lực lượng nòngcốt trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong xâydựng nền quốc phòng toàn dân Cùng với đó “Việc xây dựng chi bộ quân sựcấp xã được triển khai và đạt kết quả tốt ở nhiều nơi, nhiều cơ sở xã, phườngtách chi bộ quốc phòng - an ninh để thành lập chi bộ quân sự riêng để lãnhđạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương ở cơ sở” [79,tr.776], việc tinh giảm lực lượng DQTV được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ

từ 2,5% xuống còn khoảng 1,6% đến dưới 2% so với dân số Lực lượngDQTV biển cũng được quan tâm tổ chức, xây dựng, huấn luyện chặt chẽ Đầunăm 2000, cả nước “có 6.181 tàu, thuyền đánh cá xa bờ, trong đó có 1.876chiếc tổ chức được dân quân tự vệ biển” [79, tr.792] Lực lượng tự vệ trongcác doanh nghiệp quốc doanh cũng có những bước phát triển nhất định, đầunăm 2001, ngày 19/5/2001 “Tiểu đoàn tự vệ Công ty Tân Cảng chính thức ramắt Sự ra đời của Tiểu đoàn tự vệ Công ty Tân Cảng đánh dấu sự chuyểnbiến lớn về nhận thức trong lĩnh vực công tác quân sự, quốc phòng ở cácdoanh nghiệp quốc phòng” [79, tr.791]

2.1.2.2 Hạn chế

Một là, nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở và nhân dân về xây dựng lực lượng DQTV chưa đầy đủ

Trang 40

Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõcấp ủy đảng, chính quyền ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị “chưa nhậnthức đầy đủ về vai trò, vị trí chiến lược của hai lực lượng này và chưa đề caotrách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các lực lượng dân quân tự vệ và dự bịđộng viên trong tình hình mới, gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện”[4, tr.1,2] Một bộ phận công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTVkhông tham gia DQTV Một số DQTV khi rời khỏi địa phương (xuất khẩu laođộng, tham gia lao động tại các địa phương khác, thay đổi nơi cư trú…)không báo cáo, không tham gia huấn luyện Các doanh nghiệp ngoài nhà nướcchưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động là DQTV của địa phương nơidoanh nghiệp đứng chân tham gia huấn luyện, công tác.

Hai là, công tác quản lý nhà nước đối với DQTV có nơi thiếu chặt chẽ, các văn bản quy phạm pháp luật về DQTV chưa đồng

bộ, chưa phù hợp với thực tiễn

Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy chưa được phân định cụ thể.Công tác quản lý về mặt nhà nước, chỉ đạo, điều hành đối với DQTV “có lúc,

có nơi thiếu chặt chẽ Việc bảo đảm kinh phí, bảo đảm các chế độ, chính sáchcho hoạt động của dân quân tự vệ từ ngân sách địa phương còn khó khăn, đặcbiệt là các tỉnh có nguồn thu thấp” [79, tr.788] Việc quy định, phân định chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan đến công tác DQTV chưa cụthể, còn chồng chéo, thiếu sót, nhất là khi chưa có Pháp lệnh Dân quân tự vệnăm 1996 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan DQTV các cấp “chưa được quyđịnh rõ ràng, nên công tác tham mưu, chỉ đạo, cũng như theo dõi, tổng hợpcác mặt công tác được giao làm cơ sở đề xuất với Bộ trong lĩnh vực phụ tráchcủa ngành có nội dung thực hiện chưa tốt” [79, tr.751], (chính vì thế ngày23/6/1998 Bộ Tổng tham mưu đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-TM về bổsung nhiệm vụ cho cơ quan DQTV các cấp) Còn chưa phân định rõ cơ chếphối hợp giữa DQTV với các lực lượng chức năng như công an, kiểm lâm, bộđội biên phòng trong tham gia thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huốngliên quan đến quốc phòng, an ninh, các tình huống mất an ninh trật tự trên địa

Ngày đăng: 27/06/2024, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trung Anh (2007), Xây dựng lực lượng dân quân xã có nhiều giáo dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ Quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trung Anh (2007), "Xây dựng lực lượng dân quân xã có nhiềugiáo dân vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tác giả: Nguyễn Trung Anh
Năm: 2007
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1966), Chỉ thị 127-CT/TW ngày 17/5/1966 về việc tăng cường lãnh đạo công tác dân quân, tự vệ và hậu bị trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư Trung ương Đảng (1966), "Chỉ thị 127-CT/TW ngày17/5/1966 về việc tăng cường lãnh đạo công tác dân quân, tự vệ vàhậu bị trong tình hình mới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1966
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1989), Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 22/9/1989 về tăng cường lãnh đạo xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư Trung ương Đảng (1989), "Chỉ thị số 55-CT/TW ngày22/9/1989 về tăng cường lãnh đạo xây dựng lực lượng dự bị động viênvà dân quân tự vệ trong tình hình mới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1989
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), "Chỉ thị số 16-CT/TW ngày05/10/2002 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lựclượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hìnhmới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2002
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009), Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009)
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2009
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), "Nghị quyết số 09-NQ/TWngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2007
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), "Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày25/10/2013, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2013
8. Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW ngày 15/10/2009 về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tổ chức Trung ương, "Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW ngày15/10/2009 về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường,thị trấn
9. Trần Biển (2010), “Nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng, (số 34), tr.43-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Biển (2010), “Nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dân quân tựvệ huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, "Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáodục quốc phòng
Tác giả: Trần Biển
Năm: 2010
10. Lê Huy Bình (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Huy Bình (2007), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũtrang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược
Tác giả: Lê Huy Bình
Năm: 2007
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 73/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2008 ban hành chương trình về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), "Quyết định 73/2008/QĐ-BGD&ĐTngày 25/12/2008 ban hành chương trình về đào tạo trung cấp chuyênnghiệp ngành quân sự cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
12. Bộ Quốc phòng (1996), Thông tư số 1413/TT-BQP ngày 13/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành pháp lệnh, nghị định của Chính phủ về dân quân tự vệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (1996), "Thông tư số 1413/TT-BQP ngày 13/7/1996 củaBộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành pháp lệnh, nghị địnhcủa Chính phủ về dân quân tự vệ
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 1996
13. Bộ Quốc phòng (2000), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quốc phòng (1954 - 2000), tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2000), "Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành về quốc phòng (1954 - 2000)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2000
15. Bộ Quốc phòng (2002), Quyết định 1960/QĐ-BQP ngày 05/9/2002 về việc đào tạo thí điểm chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2002), "Quyết định 1960/QĐ-BQP ngày 05/9/2002 về việcđào tạo thí điểm chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2002
17. Bộ Quốc phòng (2003), Chỉ thị 34/CT-BQP ngày 09/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn (2004 - 2010), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2003), "Chỉ thị 34/CT-BQP ngày 09/6/2003 của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ đào tạo chỉ huy trưởng quân sựxã, phường, thị trấn (2004 - 2010)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2003
18. Bộ Quốc phòng (2004), Chị thị số 15/2004/CT-BQP ngày 18/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2004), "Chị thị số 15/2004/CT-BQP ngày 18/02/2004của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức lực lượng tự vệ trong cácdoanh nghiệp quốc phòng
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
19. Bộ Quốc phòng (2004), Quyết định số 54/2004/QĐ-BQP ngày 07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn (đào tạo 14 tháng hệ trung cấp quân sự cơ sở), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2004), "Quyết định số 54/2004/QĐ-BQP ngày07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chươngtrình đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn (đào tạo 14 thánghệ trung cấp quân sự cơ sở)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
20. Bộ Quốc phòng (2004), Quyết định số 55/2004/QĐ-BQP ngày 07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn, vùng cao, miền núi (đào tạo 9 tháng hệ trung cấp quân sự cơ sở), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2004), "Quyết định số 55/2004/QĐ-BQP ngày07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chươngtrình đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn, vùng cao, miền núi(đào tạo 9 tháng hệ trung cấp quân sự cơ sở)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
21. Bộ Quốc phòng (2004), Quyết định số 56/2004/QĐ-BQP ngày 07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn vùng cao, miền núi và Tây Nguyên (đào tạo 6 tháng hệ trung cấp quân sự cơ sở), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2004), "Quyết định số 56/2004/QĐ-BQP ngày 07/5/2004của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chương trình đào tạochỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn vùng cao, miền núi và Tây Nguyên(đào tạo 6 tháng hệ trung cấp quân sự cơ sở)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
22. Bộ Quốc phòng (2004), Thông tư 171/2004/TT-BQP ngày 15/12/2004 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ 19/2004/PL-UBTVQH, Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng (2004), "Thông tư 171/2004/TT-BQP ngày 15/12/2004hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ 19/2004/PL-UBTVQH,Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việcthi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2004
w