1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập - Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

50 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có tới 400.000 người chết về vì ma túy. Theo báo cáo tình hình ma túy thế giới của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), ước tính có 271 triệu người, chiếm 5,5 % dân số thế giới độ tuổi từ 15 - 64 đã sử dụng ma tuý trong một vài năm trước đó, tăng 30 % so với năm 2009. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có thống kê toàn quốc về người sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, kết quả điều tra xã hội năm 2017 của Tổng cục Thống kê tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy là khoảng 0,66% dân số trong độ tuổi điều tra (từ 15 tuổi đến 64 tuổi), trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi, 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp ATS đang ngày càng gia tăng. Tại Trung Quốc, có trên 3 triệu người nghiện thì trên 60% có sử dụng ATS; Thái Lan có hơn 500.000 người nghiện thì có tới 94% sử dụng ATS; Lào có khoảng 70.000 người nghiện, trong đó trên 80% có sử dụng ATS; Cambodia có hơn 16.000 người nghiện thì trên 90% có sử dụng ATS; Philippines có 100% người nghiện sử dụng ATS.Còn ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, có trên 222.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó gần 50% có sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) và chất hướng thần. Nhận thấy được mức độ nguy hiểm của ma túy đối với xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh quốc gia, cho nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống chất ma túy. Ngày 26/3/2008 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Luật Phòng, chống ma túy xác định công tác phòng chống ma túy không phải là của riêng lực lượng chức năng mà là “trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội”; “Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý”. [1] Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng). Phía Đông giáp Tp Hạ Long và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh). Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc. Tuy nhiên, nhờ những điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế thuận lợi lên đây cũng là thuận lợi cho việc mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố. Uông Bí nằm trong các thành phố của tỉnh Quảng Ninh có nhiều số than đá nhất tỉnh, mặt khác trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh, Uông Bí đã thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư lớn, từ đó thu hút được nhiều nguồn lao động đến thành phố để làm việc. Tất cả các điều kiện này đã tạo cho tệ nạn phát triển và từ đó tội phạm mua bán trái phép chất ma túy diễn biến rất phúc tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, tính chất, mức độ và quy mô ngày càng lớn. Thực tiễn qua viêc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã thấy được tình hình hành vi mua bán chất ma túy trái phép trên địa bàn thành phố ngày càng tăng về tính chất và mức độ, qua đó có thể thấy công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Chính vì những lý do trên, thúc đẩy tác giả lựa chọn vấn đề “Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài viết báo cáo kiến tập ngành nghề Luật.

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH NGHỀ LUẬT

TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Người hướng dẫn : Thẩm phán - Chánh Văn phòng Vũ Huy Hùng Sinh viên thực hiện : Lưu Hữu Thắng

Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : 2021 - 2025

Mã sinh viên : 2105TTRB055

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH NGHỀ LUẬT

TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Người hướng dẫn : Thẩm phán - Chánh Văn phòng Vũ Huy Hùng Sinh viên thực hiện : Lưu Hữu Thắng

Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : 2021 - 2025

Mã sinh viên : 2105TTRB055

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

Em xin được gửi lời cảm ơn trân thành đến Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, lãnh đạo Khoa Nhà nước và Pháp luật đã tạo điều kiện, giới thiệu em đến Tòa án nhân dân

thành phố Uông Bí để kiến tập ngành nghề Luật, em xin cảm ơn ThS Ngô Văn Linh (giảng viên hướng dẫn) đã định hướng nội dung báo cáo kiến tập ngành nghề chi tiết và khoa học

Về phía đơn vị kiến tập, cháu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí Nguyễn Văn Đồng, đặc biệt là Thẩm phán - Chánh Văn phòng Vũ Huy Hùng, đã tận tình giúp đỡ cháu trong quá trình kiến tập tại cơ quan và hướng dẫn tận tình trong quá trình hoàn thành báo cáo kiến tập

Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, nên trong bài viết không thể tránh được thiếu sót, rất mong được thầy cô đóng góp ý kiến để báo cáo kiến tập ngành nghề Luật của em được hoàn thiện hơn

Em xin gửi lời chức sức khỏe, hạnh phúc và thành công tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, tất cả thầy cô trong Khoa Nhà nước và Pháp luật và Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Uông Bí, ngày 01 tháng 7 năm 2024

SINH VIÊN

Lưu Hữu Thắng

Trang 4

Tôi xin cam đoan báo cáo kiến tập “Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là kết quả kiến tập tập của riêng tôi trong

thời gian qua Các thông tin, số liệu trong báo đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong

báo cáo kiên tập này

Uông Bí, ngày 01 tháng 7 năm 2024

SINH VIÊN

Lưu Hữu Thắng

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do viết báo cáo 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ kiến tập 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Kết cấu của báo cáo 4

Phần I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 5

1.2 Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 5

1.2.1 Vị trí pháp lý 5

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 5

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7

Tiểu kết phần 1 8

Phần II NỘI DUNG 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MUA TÚY 9

1.1 Khái niệm tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy 9

1.2 Quy định pháp luật về về tội mua bán trái phép chất ma túy 11

Tiểu kết chương 1 16

Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 17

2.1 Khái quát chung về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 17

2.2 Thực trạng tình hình của tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 17

2.3 Hạn chế và nguyên nhân thực trạng tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 đến 6/2024 25

Tiểu kết chương 2 32

Trang 6

PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 33

3.1 Tham mưa, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật 33

3.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội 34

3.3 Giải pháp về văn hóa - giáo dục 35

3.4 Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử 35

3.5 Ngăn chặn tội phạm tiềm tàng ra 36

Tiểu kết chương 3 39

KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 8

Danh mục bảng Bảng 2.1 So sánh tình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 18

Bảng 2.2 Bảng thống kê số vụ án của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2022 đến 6/2024 19

Bảng 2.3 Bảng thống kê mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn từ năm 2022 đến 6/2024 19

Bảng 2.4 Đặc điểm nhân thân của các bị cáo phạm tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2022 - 6/2024 21

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Biểu diễn số lượng vụ án các tội phạm và tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2022 - 6/2024 18

Biểu đồ 2.2 Biểu diễn số lượng vụ án các tội phạm và tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2022 - 6/2024 20

Biểu đồ 2.3 Giới tính người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 22

Biểu đồ 2.4 Độ tuổi người phạm mua bán trái phép chất ma túy 23

Biểu đồ 2.5 Nghề nghiệp người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 24

Biểu đồ 2.6 Trình độ văn hóa người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 25

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do viết báo cáo

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có tới 400.000 người chết về vì ma túy Theo báo cáo tình hình ma túy thế giới của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), ước tính có 271 triệu người, chiếm 5,5 % dân số thế giới độ tuổi từ 15 - 64 đã sử dụng ma tuý trong một vài năm trước đó, tăng 30 % so với năm 2009 Tại Việt Nam, hiện nay chưa có thống kê toàn quốc về người sử dụng trái phép chất ma túy Tuy nhiên, kết quả điều tra xã hội năm 2017 của Tổng cục Thống kê tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy là khoảng 0,66% dân số trong độ tuổi điều tra (từ 15 tuổi đến 64 tuổi), trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi, 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp ATS đang ngày càng gia tăng Tại Trung Quốc, có trên 3 triệu người nghiện thì trên 60% có sử dụng ATS; Thái Lan có hơn 500.000 người nghiện thì có tới 94% sử dụng ATS; Lào có khoảng 70.000 người nghiện, trong đó trên 80% có sử dụng ATS; Cambodia có hơn 16.000 người nghiện thì trên 90% có sử dụng ATS; Philippines có 100% người nghiện sử dụng ATS.Còn ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, có trên 222.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó gần 50% có sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) và chất hướng thần

Nhận thấy được mức độ nguy hiểm của ma túy đối với xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh quốc gia, cho nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống chất ma túy Ngày 26/3/2008 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới Luật Phòng, chống ma túy xác định công tác phòng chống ma túy không

phải là của riêng lực lượng chức năng mà là “trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội”; “Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý” [1]

Trang 9

2

Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) Phía Đông giáp Tp Hạ Long và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc Tuy nhiên, nhờ những điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế thuận lợi lên đây cũng là thuận lợi cho việc mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Uông Bí nằm trong các thành phố của tỉnh Quảng Ninh có nhiều số than đá nhất tỉnh, mặt khác trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh, Uông Bí đã thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư lớn, từ đó thu hút được nhiều nguồn lao động đến thành phố để làm việc Tất cả các điều kiện này đã tạo cho tệ nạn phát triển và từ đó tội phạm mua bán trái phép chất ma túy diễn biến rất phúc tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, tính chất, mức độ và quy mô ngày càng lớn

Thực tiễn qua viêc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã thấy được tình hình hành vi mua bán chất ma túy trái phép trên địa bàn thành phố ngày càng tăng về tính chất và mức độ, qua đó có thể thấy công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn

Chính vì những lý do trên, thúc đẩy tác giả lựa chọn vấn đề “Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài viết

báo cáo kiến tập ngành nghề Luật

Trang 10

2 Mục tiêu và nhiệm vụ kiến tập

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

- Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy

- Đánh giá thực trạng tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị cải thiện tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: tội mua bán trái phép chất ma túy 3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi chuyên ngành: báo cáo được nghiên cứu dưới góc độ khoa học tội phạm

học và phòng ngừa tội pham

- Phạm vi về không gian: thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: 2022 - 6/2024

- Phạm vi nội dung: theo số liệu thống kế, Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đã xét

xử sơ thẩm 24 vụ án đối với tội múa bán trái phép chất ma túy Vì vậy, báo cáo tập chung đánh giá thực trạng tình hình của tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Báo cáo nghiên cứu dưới góc nhìn của khoa học tội phạm học, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau:

Phương pháp thu thập tài liệu: được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến

xét xử vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy Các tài liệu thu thập từ các công

Trang 11

4

trình nghiên cứu, văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Phương pháp thống kê hình sự: được sử dụng để hệ thống hóa, phân tích các số liệụ

về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá chính xác, khách quan tình hình phạm tội mua bán trái phép chất ma túy

Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng để đối chiếu, so sánh quy định của pháp

luật với thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy, từ đó thấy được trạng áp dụng pháp luật và những hạn chế khác trong công tác xét xử, đồng thời

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích, tổng hợp các thông

tin, tài liệu, số liệu từ kết quả của việc thu thập tài liệu, tổng kết thực tiễn bảo đảm tính logic, khoa học của các nhận định, đánh giá trong báo cáo

Phương pháp chuyên gia: trong quá trình hoàn thành báo cáo, tác giả đã xin ý kiến

chuyên gia, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xét xử vụ án hình sự, chuyên sâu về mặt lý luận là những người có kinh nghiệm và kiến thức trong hoạt động xét xử vụ án hình sự để làm cơ sở lý luận, xây dựng khung lý thuyết cho báo cáo

5 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo có kết cấu 2 phần:

Phần 1 Giới thiệu khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Phần 2 Nội dung, gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội phạm mua bán trái phép chất mua túy

Chương 2 Thực trạng tình hình của tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Trang 12

có quy định: “Tòa án sơ thẩm nay gọi là Tòa án nhân dân huyện”

Ngày 25/2/2011, thị xã Uông Bí chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh Uông Bí được Chính phủ công nhận là thành phố loại II Ngày 27/2/2011 Tòa án nhân dân thị xã Uông Bí chính thức đổi tên thành Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí căn cứ theo Nghi quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ

1.2 Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

1.2.1 Vị trí pháp lý

Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Căn cứ Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau [2]:

Thứ nhất, Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí là cơ quan xét xử của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp

Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Trang 13

6

Bằng hoạt động của mình, Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

Thứ hai, Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí nhân danh nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành

Thứ ba, khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án nhân dân nhân dân thành

phố Uông Bí có quyền:

Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Trang 14

Thứ tư, Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí xác minh, thu thập tài liệu,

chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng

Thứ năm, xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước

và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

Thứ sáu, ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình

chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính

Thứ bảy, trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Uông Bí

phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án

Thứ tám, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử Thứ chín, thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo đơn vị, Bộ phận văn phòng, cán bộ công chức và người lao động với tổng số là 21 đồng chí Trong đó cán bộ, công chức giữ chức danh Tư pháp: Thẩm phán có 08 đồng chí (trong đó lãnh đạo đơn vị có Chánh án và 02 Phó Chánh án), chức danh tư pháp: Thư ký có 07 đồng chí, 01 Thẩm tra viên, công chức kế toán 01 đồng chí, hợp đồng lao động có 04 người (gồm 01 lái xe, 02 bảo vệ và 01 nhân viên phục vụ) 100% các đồng chí giữ chức danh tư pháp có trình độ cử nhân luật, có 03 đồng chí có trình độ lý luận chính trị

Trang 16

Phần II NỘI DUNG

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Ma túy là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên hoạt động của não”

Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021: “Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.” [1]

Từ những khái niệm có thể nhận định: “Ma túy là các chất từ tự nhiện hoặc nhân

tạo, khi đưa vào cơ thể con người gây kích thích hoặc ức chế thần kinh, làm thay đổi trạng thái sinh lý của con người, dễ gây nghiện đối với người sử dụng.”

Tội mua bán trái phép chất ma túy:

Theo Bộ luật Hình sự 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.” [3]

Theo Phạm Minh Tuyên: “Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện,

Trang 17

Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán chất ma túy trái với quy định của pháp luật” [7]

Từ những khái niệm trên có thể định nghĩa: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là

hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý bằng hành vi trao đổi trái phép chất ma túy xâm phạm đến sự thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy và phải bị xử lý hình sự”

Tình hình tội phạm

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay đổi về mặt hình sự, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [10]

Theo PGS.TS Phạm Văn Tỉnh cho rằng: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể nhất định” [4]

Theo giáo trình Tội phạm học của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự mang tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện bằng tổng thể thống nhất các tội phạm xảy ra trong một không gian, thời gian xác định” [8]

Theo giáo trình Tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.” [9]

Trang 18

Như vậy, từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm: “Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy là thực trạng và diễn biến hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy

định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý trực tiếp bằng hành vi trao đổi chất ma túy trái với quy định pháp luật và phải bị xử lý hình sự, đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định”

1.2 Quy định pháp luật về về tội mua bán trái phép chất ma túy

1.2.1 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy

Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi 4 yếu tố Bất kỳ tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội cũng như mức độ nguy hiểm thì đều được cấu thành bởi 4 yếu tố đó là: Khách thể, Mặt chủ quan, Chủ thể, Mặt chủ quan Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, thì cũng hợp thành bởi 4 yếu tố, cụ thể như sau:

Khách thể: là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại

Khách thể của tội này là sự thống nhất quản lý của Nhà nước về các chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy

Mặt khách quan: là mặt bên ngoài của tội mua bán trái phép chất ma túy, bao gồm

những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi vi phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hình vi, cụ thể:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: hành vi mua bán trái phép chất ma túy, bao gồm

một trong các hành vi sau đây:

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; + Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

Trang 19

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi tội phạm cụ thể Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm

Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Cũng giống như các tội phạm khác, người từ đủ 16 trở lên chịu trách nhiệm về mọi loại tội trong quy định tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trong quy định của tội mua bán trái phép chất ma túy (khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017)

Mặt chủ quan: là hoạt động diễn biến tâm lý biên trong của người mua bán trái phép

chất ma túy, gồm: lỗi, động cơ và mục đích

Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào Lỗi là thái

độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Mọi hành vi mua bán ma tuý không được sự cho phép của Nhà nước đều bị coi là có lỗi Lỗi của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp

Trang 20

Với mục đích kiếm lợi bất chính dựa trên hoạt động mua bán trái phép chất ma túy Tuy nhiên, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này, nhưng lại là dấu hiệu để quyết định hình phạt Động lực bên trong thức đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi mua bán trái phép chất ma túy cũng không là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này

1.2.2 Hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy

1.2.2.1 Hình phạt chính

Theo Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017 thì tội mua bán trái phép chất ma túy có 4 khung hình phạt, bao gồm 1 khung hình phạt cơ bản và 3 khung hình phạt tăng nặng, cụ thể:

Khung hình phạt cơ bản: khoản 1 Điều 251 BLHS 2015, theo đó khoản này chỉ yếu tố định tội “người nào mua bán trái phép chất ma túy”, tức là chỉ cần một người có hành

vi mua bán trái phép chất ma túy thì là bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù

Khung hình phạt tăng nặng 1: khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017 ngoài yếu

tố mua bán trái phép chất ma túy còn có thêm các dấu hiệu tăng nặng khác phản ánh mức tính chất, mức độ rất nguy hiểm cho xã hội, làm cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù Các dậu tăng nặng:

“a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Qua biên giới;

h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

Trang 21

14

k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy hiểm” [3]

Khung hình phạt tăng nặng 2: khoản 3 Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017 ngoài yếu

tố mua bán trái phép chất ma túy còn có thêm các dấu hiệu tăng nặng khác phản ánh mức tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, làm cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 15 năm đến 20 năm tù Các dậu tăng nặng:

“a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.” [3]

Trang 22

Như vậy, ở khung này quy định mức đối thiểu và mức đối đa khối lượng, thể tích các chất ma túy mà người phạm tội mua bán trái phép

Khung hình phạt tăng nặng 3: khoản 4 Điều 251 BLHS 2015 SĐ, BS 2017 ngoài yếu

tố mua bán trái phép chất ma túy còn có thêm các dấu hiệu tăng nặng khác phản ánh mức tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, làm cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Các dậu tăng nặng:

“a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.” [3]

Như vậy, ở khung này chỉ quy định mức tối thiểu của khối lượng, thể tích chất ma túy mà người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy

1.2.2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính tội mua bán trái phép chất ma túy còn quy định hình phạt bổ sung áp dụng đối người phạm tội, theo đó người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

1.2.3 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội phạm ít nguy hiểm, tội phạm nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng Như vậy, Tòa án nhân dân

Trang 23

16

cấp huyện có thẩm quyền xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy ở khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng 1

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: căn cứ khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, tức là Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy khung hình phạt tăng nặng 2 và 3

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận và pháp luật về tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy: khái niệm tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy, trong đó chỉ ra khái niệm ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy và tình hình tội phạm; Các dấu hiệu cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy (mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể), chỉ ra hình phạt (gồm 1 khung cơ bản và 3 khung tăng nặng), thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy Từ những luận cứ khoa học trên làm tiền đề cho sự đánh giá thực trạng tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ở chương 2

Trang 24

Chương 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Khái quát chung về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) Phía Đông giáp Tp Hạ Long và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam

Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc Tuy nhiên, nhờ những điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế thuận lợi lên đây cũng là thuận lợi cho việc mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Uông Bí nằm trong các thành phố của tỉnh Quảng Ninh có nhiều số than đá nhất tỉnh, mặt khác trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh, Uông Bí đã thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư lớn, từ đó thu hút được nhiều nguồn lao động đến thành phố để làm việc

Tất cả các điều kiện này đã tạo cho tệ nạn phát triển và từ đó tội phạm mua bán trái phép chất ma túy diễn biến rất phúc tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, tính chất, mức độ và quy mô ngày càng lớn

2.2 Thực trạng tình hình của tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Theo thống kế của Văn phòng TAND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ 01/01/2022 đến 31/05/2024, TAND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử 220 vụ án hình sự, trong đó tội mua bán trái phép chất ma túy là 24 vụ án (chiếm khoảng 10,9% trên tổng tố các vụ án hình sự đã xét xử) Cụ thể:

Trang 25

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí)

Biểu đồ 2.1 Biểu diễn số lượng vụ án các tội phạm và tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2022 - 6/2024

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1)

Quan bảng so sánh trên, có thể thấy giai từ 2022 đến 6/2024 số lượng tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm chiếm số lượng lớn trong các vụ án hình sự được TAND thành phố Uông Bí xét xử Trong giai đoạn 2022 đến 6/2024 tội phạm mua bán trái phép chất ma túy có chiều hướng gia tăng đỉnh điểm là năm 2023, TAND thành phố Uông Bí xét xử 12 vụ án, chiếm 16,6% các vụ án hình sự Đây là con số tăng nhiều trong năm 2023 cho thấy diễn biến phức tạp khó lường trước được của loại tội phạm này

Ngày đăng: 26/06/2024, 22:47

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w