1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Hệ thống quản lý môi trường

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý chất lượng môi trường
Tác giả Nguyễn Phan Mỹ Anh
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 229,68 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3 1.1. Các khái niệm chung 3 1.2. Khái niệm quản lý chất lượng môi trường 4 1.3. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng môi trường 4 II. Quản lý môi trường đô thị 7 2.1. Khái niệm về đô thị 7 2.2. Hiện trạng môi trường ở các đô thị 9 III. Quản lý môi trường đô thị trên cơ sở cộng đồng 13 3.1. Giới thiệu chung 13 3.2. Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) 14 3.3. Trình tự quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 15 3.4. Các mô hình quản lý môi trường đô thị có sự tham gia của cộng đồng 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 1

MỤC LỤC

I KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3

1.1 Các khái niệm chung 3

1.2 Khái niệm quản lý chất lượng môi trường 4

1.3 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng môi trường 4

II Quản lý môi trường đô thị 7

2.1 Khái niệm về đô thị 7

2.2 Hiện trạng môi trường ở các đô thị 9

III Quản lý môi trường đô thị trên cơ sở cộng đồng 13

3.1 Giới thiệu chung 13

3.2 Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) 14

3.3 Trình tự quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 15

3.4 Các mô hình quản lý môi trường đô thị có sự tham gia của cộng đồng 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

I KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1.1 Các khái niệm chung

Môi trường (Environment) là một khái niệm phức tạp, có phạm vi rộng Có thể hiểu môi

trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta, được hình thành do quátrình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả năng tác động đến sự tồn tại vàphát triển của sinh vật Môi trường được chia làm 2 loại là môi trường tự nhiên và môitrường nhân tạo

Quản lý: là quá trình áp dụng các biện pháp mang tính hành chính, pháp chế để đưa đối

tượng vào mục tiêu quản lý

Quá trình quản lý là quá trình thiết lập các hoạt động để thực hiện 5 chức năng cơ bảncủa quản lý bao gồm: (1) chức năng lập kế hoạch (thu thập thông tin, tư duy chiến lược,xây dựng mục tiêu và kế hoạch); (2) chức năng tổ chức thực hiện (phân chia trách nhiệm,quản lý nhân sự và thiết kế công việc); (3) chức năng lãnh đạo; (4) chức năng ra quyếtđịnh; và (5) chức năng kiểm tra giám sát, đánh giá và điều chỉnh

Quản lý môi trường (Environmental Management): là một hoạt động trong lĩnh vực

quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận

hệ thống và các kỹ năng điều phối thòng tin đối với các vấn dề môi trường có liên quanđến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững Quản

lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế,

kỹ thuật, công nghệ, xã hội, vãn hóa, giáo dục nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống

và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia Các biện pháp này đan xen, phối hợp

và tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện

Xét trên phương diện, tính chất quản lý thì quản lý môi trường được chia thành 3 nộidung chính đó là quản lý chất lượng môi trường, quản lý kỹ thuật môi trường và quản lý

kế hoạch môi trường Nhưng trong quá trình thực hiện, các nội dung này phải đan xen,kết hợp lẫn nhau, không thể thực hiện rời rạc từng nội dung Trong bài tiểu luận này chỉ

đi vào phân tích về nội dung “Quản lý chất lượng môi trường”

Trang 3

1.2 Khái niệm quản lý chất lượng môi trường

Quản lý chất lượng môi trường (Environmental Quality Management) là tập hợp các

hoạt động quản lý nhằm đảm bảo chất lượng môi trường theo những mục tiêu đã định.Quản lý chất lượng môi trường bao gồm từ việc thu thập, tổ chức, hệ thống quản lý thôngtin về chất lượng môi trường dựa trên các thông số, chỉ thị, chỉ số đo dạc thực tế để đánhgiá hiện trạng chất lượng môi trường dựa trên các ngưỡng tiêu chuẩn đánh giá hay mụctiêu định sẵn, đồng thời bao gồm việc lập và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách,tiêu chuẩn chất lượng môi trường, các kế hoạch, vận dụng các công cụ quản lý môitrường nhằm đảm bảo chất lượng môi trường theo các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn,ngoài ra, còn bao gồm các hoạt động thanh tra giám sát chất lượng môi trường, giải quyếtcác vấn đề tranh chấp, khiếu tố khiếu nại về môi trường cũng như các hoạt động tuyêntruyền nâng cao nhận thức và hiệu quả của các hành động bảo vệ môi trường

Quản lý chất lượng môi trường là một ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về quản lýmôi trường trên cơ sở đánh giá chất lượng thực tế 3 thành phần chủ yếu của môi trường

là đất, nước, không khí Từ đó xây dựng và thực hiện hệ thống các giải pháp, chiến lượcđảm bảo giải quyết các vấn đề về chất lượng môi trường trong mối quan hệ thống nhấtcủa môi trường và phát triển đảm bảo phát triển bền vững Quản lý chất lượng môi truờngcùng phối hợp với quản lý kế hoạch môi trường và quản lý kỹ thuật môi trường trong hệthống quản lý môi trường

1.3 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng môi trường

Trong hoàn cảnh diễn biến môi trường bắt đầu phức tạp, những hoạt động của con ngườiđang gây ra các tác động vượt khả năng chịu tải của trái đất thì hậu quả của những hànhđộng đó cũng chính con người phải gánh chịu Yêu cầu bức thiết phải có các hoạt độngđiều chỉnh để phát triển bền vững, duy trì sự sống cho trái đất Quản lý môi trường ra đời

mà cụ thể hơn là quản lý chất lượng môi trường đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu này Vớivai trò chính là giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, cải thiệnchất lượng môi trường cho cộng đồng và phòng tránh các sự cố môi trường xảy ra, quản

Trang 4

lý chất lượng môi trường giúp cho con người được hưởng một cuộc sống trong lành trongmột xã hội tiến bộ, văn minh, thỏa mãn quyền con người.

Thông qua hoạt động quản lý chất lượng môi trường, nhận thức của con người cũng cónhiều thay đổi, tạo cho con người một lối sống mới - lối sống hòa nhập với tự nhiên Đãđến lúc cần phải thay đổi quan niệm "môi trường chạy theo phát triển và xử lý các hậuquả của phát triển một cách bị động, tốn kém hoặc không thể dược khi ảnh hưởng tácđộng môi trường đã trở thành không thể đảo ngược"

Theo quan niệm của các nhà triết học, tính thống nhất vật chất của thế giới gần tự nhiên,con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn: "Tự nhiên - Con người – Xã hội", trong

đó yếu tố con người giữ vị trí quan trọng Các mâu thuẫn nảy sinh trong nội hàm hệthống có được giải quyết hay không phụ thuộc vào con người thông qua các hoạt độngquản lý mà quản lý chất lượng mói trường là một phạm trù cụ thể Khoa học quản lý chấtlượng môi trường xây dựng các giải pháp tổng thể giúp cân bằng và giữ vững tính thốngnhất của hệ thống, đưa sản xuất của xã hội (con người) trở thành một mắt xích của chutrình tự nhiên - con người - xã hội và lúc đó sinh quyển có thể chấp nhận xã hội

Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu về môi trường, xã hội cũng như nhu cầu và sự vận độngphát triển của xã hội, quản lý môi trường đám nhận vai trò là một ngành quản lý xã hội đểgiải quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra, cùng với một số ngànhkhác thực hiện vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật

Ngoài ra, việc tích cực trong công tác tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quảcủa hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu củacác lĩnh vực hóa học, sinh học, vật lý học, địa học, toán học, tin học, v.v đã làm choquản lý chất lượng môi trường trở thành một ngành khoa học nắm giữ vai trò kết nốikhoa học môi trường với các khoa học khác và trở thành một khoa học ứng dụng liênngành

Tóm lại, có thể kết luận rằng sự ra đời của quản lý chất lượng môi trường là sự ra đời củamột ngành khoa học môi trường với vai trò quản lý tổng thể các hoạt động của con người,đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người cùng các sinh vật

Trang 5

khác trên trái đất ở hiện tại cũna như trong tương lai, chấm dứt giai đoạn của các quanniệm lệch lạc, sai lầm.

Tầm quan trọng của quản lý chất lượng môi trường ở Việt Nam

Sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xãhội từ một xuất phát điểm quá thấp Bên cạnh đó, môi trường đã bị chiến tranh tàn phánặng nề Chính phủ và nhân dân đã có nhiều nỗ lực để khắc phục hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế Kết quả của sự nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đángbằng các chỉ số tăng trưởng kinh tế, xã hội của đất nước Đặc biệt từ sau năm 1986, khiĐảng và Nhà nước quyết định chuyển hướng nền kinh tế sang cơ chế thị trường Số hộnghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 37% năm 1998 và đến năm 2002 là 29%; tăngtrưởng kinh tế hàng năm rất cao, từ 8 - 10%; tỷ lệ lạm phát bị đẩy lùi xuống một con số;mức thâm hụt ngân sách đã giảm nhiều; đời sống văn hóa xã hội của nhân dân được nângcao; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đạt được nhiều thắng lợi Tuynhiên, đánh đổi lại sự thành công đó, môi trường nước ta đã có nhiều biến động theochiều hướng xấu cả về chất và lượng ở nhiều khu vực, các bệnh về môi trường xuất hiệnnhiều hơn trong nhân dân

Nhìn nhận được thực tế đó, từ những năm 70, 80 Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề nàythông qua các công tác liên quan đến tài nguyên, môi trường Đáng chú ý nhất là chươngtrình "Sử dụng hợp lý lài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường" năm 1981; "Dự thảochiến lược quốc gia về bảo tồn" năm 1985 và một số văn kiện quan trọng ban hành trongnăm 1988 Cho đến ngày 27/12/1993, Luật Môi trường đã được Quốc hội thông qua -đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam Từ đây,nước ta đã có đạo luật riêng cho bào vệ môi trường thông qua những quy định, nguyêntắc và một số hướng dẫn kèm theo Bên cạnh Luật Môi trường, những năm 90 còn ra đờinhiều đạo luật khác liên quan đến môi trường, hỗ trợ cho công tác quản lý môi trườngchung (như luật rừng, luật biển, luật dầu khí, )

Mặc dù vậy với sự tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế, công tác quản lý môi trườnggẩn như không bắt nhịp kịp, không gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế nên hàng loạtcác vấn đề môi trường đã bắt đầu xảy ra mạnh mẽ, trên diện rộng và thường xuyên hơn,

Trang 6

tác động lớn hơn đến con người, xã hội Yêu cầu đặt ra cho Đảng và Nhà nước cần nângcao hơn nữa mối quan tâm đến chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường bằng công tácquản lý môi trường thì mới có thể đảm bảo phát triển nền kinh tế một cách bền vững, lâudài.

Quản lý chất lượng môi trường ra đời chú trọng hơn công tác quản lý môi trường Vớicương vị là một khoa học quản lý Quán lý chất lượng môi trường cụ thể hóa hơn nữa cácđường lối của Đảng và Nhà nước bằng tất cả những hành động giúp giải quyết các tháchthức đối với môi trường trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia do Thủ tướngChính phủ phê duyệt ngày 03/12/2004

II Quản lý môi trường đô thị

2.1 Khái niệm về đô thị

Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, mà hoạt động của họ là phi nông

- lâm nghiệp (chủ yếu sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, chính trị, văn hóa, khoa học, du lịch…), là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm của xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so với trị số trung bình của quốc gia; là nơi phát sinh nhiều loại chất thải, làm ô nhiễm các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) đối với bản thân nó cũng như đối với cả vùng rộng lớn xung quanh nó Ở Việt Nam thì các đô thị lớn được gọi là các thành phố, thể chế thành phố được xác định theo quyết định của Chính phủ dựa trên một số tiêu chí nhất định như diện tích, dân số, tình trạng cơ

sở hạ tầng hay mức độ quan trọng về kinh tế, chính trị Thông thường các đô thị loại 3 ở nước ta được gọi là thành phố Một số thành phố ở nước ta được xếp ngang với cấp tỉnh - gọi là thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố còn lại chỉ tương đương với cấp

huyện được gọi là các thành phố trực thuộc tỉnh

Hiện nay việc phân loại các đô thị ở nước ta được tiến hành theo Nghị định số42/2009/NĐ - CP ban hành ngày 7/5/2009 Theo Nghị định này nước ta có các loại đô thịsau:

Trang 7

Đô thị đặc biệt: là những thành phố giữ vai trò trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số nội thành từ 1,5 triệu người

trở lên; có mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000/km2 trở lên

Xét theo các tiêu chí kể trên thì hiện nay ở nước ta chỉ có hai thành phố được xếp vào loại

đô thị đặc biệt đó là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đây cũng chính là hai

trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội đầu não của cả nước

Đô thị loại 1: là những thành phố giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng

lãnh thổ liên tỉnh Các tiêu chí để xác định đô thị loại 1 bao gồm: đô thị có chức năng làtrung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giaothông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củamột vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong

tổng số lao động ở khu vực nội đô lớn hơn 85%; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; có quy mô dân số nội đô từ 50 vạn người trở lên; có mật độ dân cư bình quân từ 12.000/km2 trở lên

Đô thị loại 2: là các đô thị bảo đảm được các tiêu chí sau: có chức năng là trung tâm kinh

tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã

hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; có tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng

được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; có quy mô dân số nội

đô từ 25 vạn người trở lên; có mật độ dân số nội đô từ 10.000 người/km2

Đô thị loại 3: là các đô thị đáp ứng được các tiêu chí sau: có chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số

lĩnh vực của vùng liên tỉnh; có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội

đô từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; có quy mô

Trang 8

ân số nội đô từ 10 - 35 vạn người trỏ lên hoặc có mật độ dân cư trung bình từ 10.000người/km2 trở lên.

Tính đến thời điểm tháng 07/2010 thì nước ta hiện có tổng cộng 33 đô thị loại 3 phân bố trên khắp các vùng miền của Tổ quốc Bên dưới đô thị loại 3 chúng ta còn có các đô thị loại 4 và loại 5 đây chủ yếu là các thị trấn, thị xã có quy mô nhỏ thuộc các tỉnh thành

trong cả nước

2.2 Hiện trạng môi trường ở các đô thị

Hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm bụi Mức độ ô nhiễm giữa các đô

thị có sự khác biệt, phụ thuộc vào quy mô đô thị, mật độ dân số, đặc biệt là mật độ giaothông và tốc độ xây dựng Mức độ ô nhiễm biểu hiện rõ nhất ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh, tiếp đến là các đô thị loại 1 Nhóm các đô thị còn lại có mức độ ônhiễm thấp hơn

Ô nhiễm bụi tại các đô thị cũng tập trung chủ yếu ở các nút, trục giao thông, nơi cólưu lượng phương tiện lớn hoặc khu vực có hoạt động công nghiệp Trong giai đoạn vừaqua, môi trường không khí đô thị còn chịu tác động bởi hoạt hoạt động cải tạo, xây dựngmới các tuyến quốc lộ, hệ thống đường giao thông nội thành, nội thị, việc xây dựng mớihàng loại các khu đô thị Các hoạt động này đã phát tán một lượng bụi lớn vào môitrường, gây ô nhiễm nhiều khu vực lân cận Tại các khu vực nội thành, nội thị các đô thịlớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, số ngày trong năm có nồng độ bụi PM10, PM2,5 vượtngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng sốngày trong năm Đối với các đô thị khu vực miền Bắc, số ngày có nồng độ bụi caothường tập trung vào các tháng mùa đông Trong đó, thành phần bụi mịn (PM2,5) chiếm

tỷ trọng tương đối cao Theo nghiên cứu, các hạt bụi này thường mang tính axit, tồn tạilâu trong khí quyển, khả năng phát tán xa và đi sâu vào phổi, gây ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe con người

Trang 9

Hình 2.1 Diễn biến nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại một số trạm quan trắc tự động

Ô nhiễm môi trường nước tại các sông hồ, kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến phức tạp Môi trường nước tại các sông, hồ khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn từ

các nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát triển kinh

tế - xã hội Mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng lớn, điển hình tại 2

đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ở các đô thị khác, sức ép từ các nguồnnước thải cũng đang đặt ra nhiều thách thức Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lýcòn rất thấp mới chỉ đạt khoảng 11%, chỉ có 42 đô thị trên tổng số 787 đô thị có côngtrình xử lý nước thải tập trung Điều này đã tác động rất lớn đến chất lượng nước của cácnguồn tiếp nhận

Nước mặt ở các hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm Tại nhiều

đô thị, các kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải của các khu vựcxung quanh Ô nhiễm nước mặt trong khu vực nội thành xảy ra không chỉ ở các TP lớn

mà còn xảy ra ở cả các đô thị nhỏ Cục bộ tại một số khu vực, mức độ ô nhiễm đã khánghiêm trọng Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh.Phần lớn các thông số đặc trưng cho ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đều vượtQCVN 08-MT:2015/BTNMT Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là những đô thị có mức độ ô

Trang 10

nhiễm sông, hồ, kênh rạch nội thành nghiêm trọng nhất Tại các đô thị nhỏ hơn, tìnhtrạng ô nhiễm nước hồ nội thành cũng đang là vấn đề nổi cộm; chất lượng nước sông,kênh mương nội thành cũng bị suy giảm; cục bộ tại một số khu vực, mức độ ô nhiễm đã

ở mức khá nghiêm trọng như sông Phú Lộc (TP Đà Nẵng), kênh Bến Đình (TP VũngTàu)…

Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo, mức độ ô nhiễm tạimột số sông, hồ, kênh mương nội thành đã giảm, song thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm

có xu hướng tăng trở lại Tình trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thànhvấn đề nổi cộm, cần quan tâm giải quyết tại hầu hết các đô thị hiện nay

Vấn đề úng ngập tại các đô thị có xu hướng mở rộng và gia tăng Trong thời gian

qua, tình trạng úng ngập tại nhiều đô thị không được cải thiện mà còn có xu hướng mởrộng và gia tăng Nguyên nhân chính là do các khu vực nội thị cũ đều được xây dựngthêm nhiều nhà cao tầng trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũ ngày càng xuống cấpnhưng chưa được đầu tư, nâng cấp cải thiện tương xứng với yêu cầu phát triển; các khuvực đô thị mới, mở rộng với những quy hoạch không tính toán đầu đủ việc tiêu thoátnước tổng thể cho cả vùng, dẫn đến các khu đô thị mới ngăn cản hoặc làm chậm tốc độthoát nước của các khu đô thị cũ Cộng thêm những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễnbiến bất thường của thiên tai, thời tiết khiến tình trạng úng ngập tại các đô thị diễn rathường xuyên hơn với mức độ ngày càng trầm trọng Đặc biệt, tại các đô thị ven biển, dochịu thêm tác động của triều cường nên tình trạng úng ngập không chỉ phổ biến mà cònkéo dài hơn các đô thị khác Điển hình như tại TP Hồ Chí Minh, trong thời gian gần đây,úng ngập do triều cường diễn ra nhiều hơn, phạm vi úng ngập cũng mở rộng hơn với mức

độ nghiêm trọng cũng có xu hướng tăng lên

Suy giảm mực nước dưới đất tại các đô thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển đang trở nên phổ biến Do khai thác sử dụng chưa hợp lý, tài

nguyên nước dưới đất đang có xu hướng suy giảm về trữ lượng với mực nước xuốngthấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều khu vực đô thị Vấn đề này tập trung tại cáckhu vực đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ (một số khu vực nội thành Hà Nội,thị trấn Thanh Miện - Hải Dương, Quận 12 - TP Hồ Chí Minh, TP Sóc Trăng - Sóc

Trang 11

Trăng) Chính vì mực nước ngầm suy giảm cũng đã gây ra tình trạng sụt lún tại một sốkhu vực đô thị.

Tại các đô thị ven biển, do chịu tác động của diễn biến biến đổi khí hậu, do vấn đềxâm nhập mặn diễn ra ngày càng phổ biến và mở rộng phạm vi vào sâu trong đất liền,môi trường nước (nước mặt, nước dưới đất) môi trường đất tại các đô thị ven biển đã bịnhiễm mặn tại nhiều khu vực, tập trung ở vùng duyên hải miền Trung, hạ lưu sông ĐồngNai và các đô thị ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn thấp, công nghệ xử lý còn lạc hậu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế Tại hầu hết

các khu vực đô thị, tỷ lệ thu gom chất thải rắn (CTR) luôn đạt khá cao và tăng hàng năm

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị trung bình là 85% Tuy nhiên, tỷ lệ CTR được xử lýđúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn khá thấp Tính đến hết năm 2015, cả nước cókhoảng 35 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt đô thị được xây dựng và đưa vào hoạt động Côngnghệ xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là chôn lấp và đốt Tại khu vực đôthị, tỷ lệ CTR sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ CTR sinh hoạt đượctái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng CTR còn lại là bã thải của quá trình

xử lý được chôn lấp chiếm khoảng 24%

Một điểm đáng lưu ý là hiện nay, chất thải nguy hại lẫn trong CTR sinh hoạt chưađược thu gom và xử lý riêng dẫn đến những hệ quả đối với người tiếp xúc với rác, quátrình phân hủy và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác.Phần lớn các bãi chôn lấp tiếpnhận CTR đô thị đều chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, rất nhiều trong số đó làcác bãi rác tạm, lộ thiên, thường trong tình trạng quá tải, không có hệ thống thu gom, xử

lý nước rỉ rác đang là nguồn gây ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí các khuvực lân cận, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống cộng đồng dân

cư xung quanh Một số địa phương đầu tư các lò đốt CTR công suất nhỏ, do chưa đượckiểm soát chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật vận hành nên đây cũng là nguồn nguy cơ gây

ô nhiễm môi trường thứ cấp do khí thải độc hại trong quá trình đốt, vận hành lò

Có thể thấy rằng, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những thànhtựu kinh tế - xã hội đạt được, môi trường đô thị nước ta vẫn đang tiếp tục chịu sức ép lớn,

Ngày đăng: 26/06/2024, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w