1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )

38 11 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Máy sấy tóc
Tác giả Trần Ngọc Phú, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Phương
Người hướng dẫn Th.S Trần Đình Dũng
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành CNKT Điện – Điện tử
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 39,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY SẤY TÓC (7)
    • 1. GIỚI THIỆU MÁY SẤY TÓC (7)
      • 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY SẤY TÓC (7)
      • 1.2 KHÁI NIỆM (8)
      • 1.3 CÁC LOẠI MÁY SẤY TÓC (9)
      • 1.4 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM (12)
      • 1.5 MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA MÁY SẤY TÓC (12)
      • 1.6 ỨNG DỤNG (13)
    • 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (13)
      • 2.1. CẤU TẠO MÁY SẤY TÓC (13)
      • 2.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (19)
  • CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT MÁY SẤY TÓC PANASONNI (21)
    • 2.1 GIỚI THIỆU MÁY SẤY TÓC PANASONNI (21)
    • 2.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI ) (21)
    • 2.3 CẤU TẠO VÀ THÔNG SỐ TỪNG THIẾT BỊ (22)
    • 2.4 LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH (25)
  • CHƯƠNG 3 THIẾT BỊ RCCB 50 (28)
    • 3.1. TỔNG QUAN VỀ RCCB 50 (28)
    • 3.2. CẤU TẠO RCCB 50 (33)
    • 3.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RCCB 50 (34)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38   I. MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo kỹ thuật đại học, các buổi thực hành không chỉ là cách kiểm tra lý thuyết mà còn là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế. Đặc biệt, việc xây dựng mô hình trong phòng thí nghiệm chính là bước quan trọng, giúp sinh viên hiểu rõ và áp dụng công nghệ vào những ý tưởng sáng tạo, từ đó tạo nên những đột phá mới. Trong ngữ cảnh hiện nay, khi năng lượng mặt trời đang phát triển vượt bậc, nghiên cứu về Tủ ATS đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm đảm bảo sự ổn định và liên tục của nguồn cung điện. Đồng thời, việc tự phát triển phần mềm không chỉ là nguồn hỗ trợ quan trọng cho cộng đồng kỹ sư và sinh viên, giúp họ khám phá sâu sắc về truyền thông công nghiệp, mà còn mang lại tiềm năng tối ưu hóa hiệu suất của các thiết bị điện tử công nghiệp hiện đại. Trên cơ sở các lí do trên, nhóm tác giả đề xuất xây dựng một Tủ ATS trong ngữ cảnh này không chỉ là một sáng tạo có ý nghĩa, mà còn là một bước tiến quan trọng để phục vụ khóa học về Hệ thống Thiết bị lưu trữ điện năng, đặt chúng ta ở trung tâm của sự tiến bộ khoa học và công nghệ.   II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. TỔNG QUAN VỀ TẤM PIN MẶT TRỜI 1.1 KHÁI NIỆM Pin năng lượng mặt trời là một thiết bị chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng sử dụng được. Còn được biết đến với các tên gọi như solar cell hoặc photovoltaic cell, pin năng lượng mặt trời sử dụng hiệu ứng quang điện để tạo ra điện năng từ ánh sáng mặt trời. Hình 1. Pin năng lượng mặt trời 1.2. CẤU TẠO TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Hình 2. Cấu tạo pin năng lượng mặt trời 1. Lớp tế bào quang điện Solar Cells bên trong Tế bào quang điện là thành phần chính hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng. Có Pin Mono và Pin Poly, tùy quy trình sản xuất. Đặc tính kỹ thuật bao gồm kích thước, màu sắc, số lượng tế bào và hiệu suất chuyển đổi. Tế bào Poly phổ biến nhất với hiệu suất 17,6%, tạo ra pin mặt trời 250W với 60 cells, được kết nối bằng dây đồng mỏng phủ hợp kim thìếc. 2. Lớp kính trước của pin mặt trời Phần kính mặt trước của pin mặt trời được xác định là phần nặng nhất và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì độ bền cho toàn bộ tấm pin. Độ dày của lớp này thường là 3,3mm, nhưng có thể dao động từ 2mm đến 4mm tùy thuộc vào loại kính được chọn bởi nhà sản xuất. Các yếu tố như chất lượng độ cứng, độ truyền quang phổ và truyền ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng, với ưu tiên làm cho pin có khả năng hấp thu ánh sáng đi qua tốt hơn và phản xạ ít ánh sáng hơn. 3. Tấm nền của pin Tấm nền mặt sau của pin mặt trời được chế tạo từ một loại vật liệu nhựa có chức năng cách ly điện, nhằm bảo vệ và che chắn các tế bào PV khỏi tác động của thời tiết và độ ẩm. Thường có màu trắng, tấm đặc biệt này được cung cấp dưới dạng cuộn hoặc tấm. Các loại pin từ các hãng khác nhau có thể có độ dày, màu sắc, và sự sử dụng các vật liệu khác nhau để tăng cường khả năng che chắn hoặc cung cấp độ bền cơ học cao hơn. 4. Vật liệu đóng gói hoàn thiện pin mặt trời Chất liệu đóng gói đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc của pin mặt trời, là chất kết dính giữa các lớp khác nhau. Chất đóng gói phổ biến nhất là EVA (Ethylene vinyl acetate), một loại polymer đục mờ được cắt thành tấm và đặt trước và sau các tế bào quang điện. Khi trải qua quá trình nhiệt ẩm của nấu chân không, EVA trở thành keo trong suốt và liên kết các tế bào quang điện. Chất lượng của quá trình này, được gọi là cán màng, không chỉ đảm bảo độ bền cao cho tấm pin mà còn ảnh hưởng đến truyền ánh sáng, tốc độ xử lý, và khả năng chống lại màu vàng do tác động của tia UV. 5. Khung tấm pin mặt trời Phần cuối cùng trong quá trình lắp ráp pin mặt trời là khung, thường làm bằng nhôm để đảm bảo độ bền cho tấm pin. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt, cũng

TỔNG QUAN VỀ MÁY SẤY TÓC

GIỚI THIỆU MÁY SẤY TÓC

1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY SẤY TÓC

Máy sấy tóc đầu tiên được phát minh vào năm 1890 bởi Alexandre Goldefroy, lấy cảm hứng từ máy hút bụi Những máy sấy đầu tiên này to và nặng, không thể di động, người dùng phải ngồi dưới máy Máy sấy tóc nhỏ gọn và cầm tay mới xuất hiện vào những năm 1920 nhờ cải tiến của Công ty Racine Universal Motor Hoa Kỳ và Tập đoàn Hamilton Beach.

Hình 1 Máy sấy tóc mẫu sơ khai

Từ những năm 1920, sự phát triển của máy sấy tóc chủ yếu tập trung vào cải thiện công suất, ngoại hình và vật liệu cấu tạo Thập niên 1960 đánh dấu bước tiến lớn với động cơ điện và cải tiến chất dẻo Năm 1954, GEC thay đổi thiết kế với động cơ nằm sâu trong vỏ.

An toàn trở nên quan trọng, và từ thập niên 1990, có quy tắc an toàn của Ủy ban

An toàn Hàng tiêu dùng Từ năm 1991, mọi máy sấy tóc buộc phải có thiết bị ngắt mạch để ngăn ngừa điện giật Từ năm 2000, số người tử vong do điện giật giảm đáng kể Máy sấy tóc ngày nay cũng được sử dụng để chống chấy rận Kích thước, khối lượng, và vẻ ngoài đã trải qua nhiều thay đổi, từ máy cồng kềnh và ồn ào ở thế kỷ XX đến máy nhỏ gọn và êm dịu hiện nay.

Hình 2 Máy sấy tóc cầm tay do hãng AEG sản xuất năm 1935

Ngoài máy sấy tóc cầm tay thông dụng, có hai loại máy sấy tóc khác: máy sấy tóc có mũ trùm đầu và máy sấy tóc có mũ trùm đầu cố định.mLoại đầu tiên xuất hiện vào năm 1951, sử dụng ống dài kết nối máy sấy với mũ trùm đầu qua một chiếc phễu.

“Chiếc mũ” này đặt trùm lên đầu người dùng, giúp toàn bộ đầu nhận nhiệt lượng từ máy Loại thứ hai, xuất hiện trong thập kỷ 1950, thường thấy ở thẩm mỹ viện, có một

“mũ” lớn bằng chất dẻo đặt trùm lên đầu khách hàng Cả hai loại máy hoạt động tương tự, nhưng máy có mũ trùm đầu cố định có công suất lớn hơn nhiều.

Máy sấy tóc là một thiết bị cơ điện được dùng để thổi luồng hơi nóng hoặc mát vào tóc ẩm Chức năng chính của máy là gia tăng quá trình bốc hơi nước từ tóc, giúp tóc khô nhanh chóng.

Hình 3 Máy sấy tóc

Máy sấy tóc giúp tóc nhanh khô và điều chỉnh kiểu tóc bằng cách kích thích quá trình hình thành liên kết hiđrô trong sợi tóc Tuy nhiên, những liên kết này chỉ tồn tại tạm thời và dễ bị tổn hại khi tiếp xúc với ẩm Kiểu tóc sau khi sấy thường khó giữ được, nhưng có thể cải thiện bằng cách sử dụng sản phẩm tạo kiểu và bàn chải tóc. Máy sấy tóc ra đời vào cuối thế kỷ 19 do Alexander Godefroy và loại máy sấy tóc nhỏ gọn cầm tay xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920 Hiện nay, máy sấy tóc được sử dụng rộng rãi cả ở thẩm mỹ viện và tại nhà.

1.3 CÁC LOẠI MÁY SẤY TÓC

1.3.1 Phân loại theo công suất

Công suất của máy sấy tóc, được đo bằng watt (W), thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng Máy sấy tóc công suất thấp từ 800W đến 1200W, trong khi máy công suất cao có thể lên đến 1800W hoặc hơn Máy sấy tóc công suất cao thường được sử dụng trong salon tóc vì khả năng tạo kiểu tóc nhanh và bền Tuy nhiên, công suất cao có thể tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra nhiệt độ cao, có thể gây hại cho tóc mảnh và ít Công suất máy sấy tóc có thể từ 650W đến 5000W, ảnh hưởng đến tốc độ sấy khô và khả năng tạo kiểu Mặc dù máy sấy tóc công suất lớn thường được coi là chất lượng hơn, nhưng điều này cần được cân nhắc vì có nhược điểm và lợi ích.

Với các công suất này, sẽ tương ứng với các loại máy sấy khác nhau gồm:

 Máy sấy tóc mini: Có công suất được trang bị dưới 1000W Loại máy sấy này phù hợp với những bạn có nhu cầu sấy tóc cơ bản, dễ dàng mang theo bên mình khi di chuyển.

Hình 4 Máy sấy tóc mini

 Máy sấy tóc thông thường: Được trang bị công suất từ 1000 - 1500W Loại máy sấy này bạn có thể sử dụng cho cả gia đình với các nhu cầu sấy cơ bản.

Hình 5 Máy sấy tóc thông thường

 Máy sấy tóc chuyên dụng: Các loại máy sấy tóc với công suất hoạt động trên 1500W thường được sử dụng để tạo kiểu tóc hoặc sấy tóc nhanh chóng Đối với các tiệm làm tóc, việc chọn máy sấy có công suất từ 2200W đến 5000W là lựa chọn thuận tiện, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong các salon.

Hình 6 Máy sấy tóc chuyên dụng

1.3.2 Phân loại theo tính năng và công nghệ

 Máy sấy tóc thông thường

Máy sấy tóc thông thường là một thiết bị cơ điện giúp làm khô tóc bằng cách thổi hơi nóng hoặc hơi lạnh.

Hình 7 Máy sấy tóc thông thường

 Máy sấy tóc có tính năng ion hóa

Máy sấy tóc với tính năng ion hóa được xem như một công nghệ hiện đại, tương tự như một loại "vitamin sống" quan trọng Ion hóa trong máy sấy tóc là quá trình vật lý, tách electron khỏi các nguyên tử hoặc phân tử khí, tạo ra hai hạt có điện tích khác nhau Chức năng ion hóa trong máy sấy tóc giúp bão hòa luồng không khí với nhiều ion tích điện âm, cung cấp ẩm và bảo vệ cho tóc Máy sấy tóc ion giúp rút ngắn thời gian sấy và làm khô tóc nhanh chóng mà không gây hại hoặc tổn thương cho tóc.

Hình 8 Máy sấy tóc có tính năng ion hóa

 Máy sấy tóc có cảm biến

Máy sấy tóc có cảm biến nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ sấy dựa trên tình trạng tóc, giúp tránh làm hỏng tóc Công nghệ này không chỉ tăng cường hiệu suất mà còn mang lại tiện lợi khi sử dụng Cảm biến tự động tạm dừng luồng không khí khi bạn thả tay cầm, giúp tạo kiểu tóc một cách dễ dàng.

Hình 9 Máy sấy tóc có cảm biến

 Máy sấy tóc có tính năng hơi nước

Sử dụng hơi nước để giữ cho tóc đủ độ ẩm trong quá trình sấy, giúp tránh tóc bị khô và hỏng.

Có một số máy sấy tóc có tính năng hơi nước, giúp dưỡng ẩm cho tóc.

Hình 10 Máy sấy tóc có tính năng hơi nước

1.4 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm của máy sấy tóc:

 Tiết kiệm thời gian: Máy sấy tóc giúp làm khô tóc nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc chăm sóc tóc.

 Tạo kiểu tóc: Máy sấy tóc giúp tạo kiểu tóc theo ý muốn, giúp bạn có mái tóc đẹp và thời trang.

 Làm khô tóc hiệu quả: Máy sấy tóc có khả năng làm khô tóc từ trong ra ngoài, giúp tóc không bị ẩm ướt và bết dính.

 Dễ sử dụng: Máy sấy tóc có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng.

Nhược điểm của máy sấy tóc:

 Gây hư tổn tóc: Nếu sử dụng máy sấy tóc không đúng cách, nhiệt độ cao từ máy sấy có thể gây hư tổn tóc, khiến tóc bị khô xơ, chẻ ngọn.

 Gây nguy hiểm: Máy sấy tóc có thể gây bỏng nếu sử dụng không cẩn thận.

 Tốn điện: Máy sấy tóc tiêu tốn nhiều điện năng, có thể gây tốn kém chi phí

1.5 MỘT SỐ TÍNH NĂNG CỦA MÁY SẤY TÓC

1.5.1 Chế độ sấy bảo vệ tóc

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

2.1 CẤU TẠO MÁY SẤY TÓC

Thiết kế của các loại máy sấy tóc thực ra cũng không khác nhau về độ phức tạp, chẳng hạn: vỏ được làm bằng chất liệu nhựa siêu bền, bên trong có một cánh quạt thu nhỏ cùng với động cơ điện mạnh mẽ cũng như các bộ phận làm nóng không khí bằng chất liệu nichrome

Hình 12 Sơ đồ cấu tạo máy sấy tóc

Các mẫu mã sản phẩm máy sấy được sản xuất theo 1 tiêu chuẩn gần như giống nhau, ngoại trừ các chi tiết nhỏ Hình minh họa các bộ phận chính của máy sấy tóc lần lượt như sau:

2 Động cơ điện, motor máy sấy tóc.

3 Vòng nhiệt máy sấy tóc.

5 Nút khởi động và công tắc chế độ.

2.1.1 Cánh quạt máy sấy tóc

Cánh quạt máy sấy tóc là một phần quan trọng của thiết bị này, giúp tạo ra luồng không khí mạnh mẽ để nhanh chóng làm khô tóc Cánh quạt giúp đẩy không khí qua các đối tượng trong máy sấy, như resistor làm nóng hoặc các thành phần khác, và sau đó dùng để thổi không khí ấm đến tóc

Hình 13 Cánh quạt máy sấy tóc

Thiết kế cánh quạt có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình và thương hiệu của máy sấy tóc Một số máy sấy tóc có cánh quạt được thiết kế đặc biệt để giảm tiếng ồn, trong khi các mô hình khác có thể tập trung vào tối đa hóa hiệu suất làm khô.

Thông số kỹ thuật của cánh quạt máy sấy tóc :

- Cánh quạt máy sấy tóc AC 64mm trục 4mm

- Đường kính lỗ trục: 0.4cm

Thân cánh được làm bằng nhựa chất lượng cao, màu trong suôt, sử dụng phù hợp cho các loại máy sấy sử dụng động cơ điện AC có công suất từ 1600W trở lên.

2.1.2 Động cơ máy sấy tóc Động cơ máy sấy tóc là một loại động cơ điện xoay chiều được sử dụng để tạo ra luồng không khí nóng giúp sấy khô tóc Động cơ này thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại và có thể có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào công suất của máy sấy tóc

Hình 14 Động cơ máy sấy tóc Động cơ máy sấy tóc hoạt động bằng cách sử dụng một cuộn dây được quấn quanh một lõi thép Khi cuộn dây này được cấp điện, nó sẽ tạo ra một từ trường Từ trường này sẽ tác động lên các thanh dẫn điện gắn trên lõi thép, khiến chúng quay Sự quay của các thanh dẫn điện này sẽ tạo ra một luồng không khí nóng. Động cơ máy sấy tóc thường được đặt ở phía sau của máy sấy tóc, gần với đầu thổi Nó được kết nối với đầu thổi bằng một ống dẫn Ống dẫn này giúp dẫn luồng không khí nóng từ động cơ đến đầu thổi.

Có hai loại động cơ máy sấy tóc chính: động cơ AC và động cơ DC Động cơ

AC là loại động cơ phổ biến nhất, được sử dụng trong hầu hết các máy sấy tóc Động cơ DC thường được sử dụng trong các máy sấy tóc có chức năng sấy mát.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết:

 Ưu điểm: Motor DC thường nhẹ, nhỏ gọn, và tiết kiệm năng lượng Chúng thường được sử dụng trong các máy sấy tóc di động và những thiết bị cần di động.

 Nhược điểm: Đôi khi có thể không có độ bền cao như motor AC, và giá thành có thể cao hơn.

 Ưu điểm: Motor AC thường mạnh mẽ và ổn định, thích hợp cho việc sử dụng liên tục trong thời gian dài Chúng thường được sử dụng trong các máy sấy tóc chuyên nghiệp hoặc máy sấy tóc dùng tại các salon.

 Nhược điểm: Motor AC có thể nặng và lớn hơn so với motor DC, cũng như tiêu tốn năng lượng hơn.

Các công nghệ và tính năng cụ thể của motor cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình máy sấy tóc cụ thể Một số máy sấy tóc cao cấp có thể tích hợp các công nghệ như motor kín khít, giảm tiếng ồn, và tuổi thọ cao. Động cơ máy sấy tóc là một bộ phận quan trọng của máy sấy tóc Nó chịu trách nhiệm tạo ra luồng không khí nóng giúp sấy khô tóc Nếu động cơ bị hỏng, máy sấy tóc sẽ không thể hoạt động.

Thông số kỹ thuật của động cơ máy sấy tóc :

- Động cơ máy sấy tóc 2000W 220V D-13mm dây đồng

- Điện áp sử dụng 220V – 240VAC

- Tần số điện áp 50/60 Hz

- Thích hợp sử dụng cho máy sấy tóc có công suất 1500W – 2000W

2.1.3 Vòng nhiệt máy sấy tóc

Vòng nhiệt (heat coil) trong máy sấy tóc là một thành phần chính giúp tạo ra nhiệt độ cần thiết để làm khô tóc Khi bạn bật máy sấy tóc, điện năng được chuyển đến vòng nhiệt, nơi nó biến đổi thành nhiệt độ và sau đó được truyền vào không khí được thổi ra để làm khô tóc.

Hình 15 Vòng nhiệt máy sấy tóc

Có một số loại vòng nhiệt được sử dụng trong máy sấy tóc, trong đó có:

1 Vòng nhiệt có resistor (resistance coil): Loại này sử dụng các resistor điện trở để tạo ra nhiệt độ Các resistor được làm từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt cao như dây kim loại kháng nhiệt.

2 Vòng nhiệt ceramica: Một số máy sấy tóc sử dụng vòng nhiệt làm từ chất liệu ceramica, một loại gốm không kim loại Vòng nhiệt ceramica giúp phân phối nhiệt độ đồng đều và giữ cho tóc ít bị tổn thương hơn so với một số loại vòng nhiệt khác.

3 Vòng nhiệt từ hợp kim: Các máy sấy tóc cao cấp có thể sử dụng vòng nhiệt được làm từ hợp kim chất lượng cao, có khả năng tăng hiệu suất và độ bền.

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT MÁY SẤY TÓC PANASONNI

GIỚI THIỆU MÁY SẤY TÓC PANASONNI

Máy Sấy Tóc Panasonic 1500W với kiểu dáng nhỏ gọn, màu sắc trang nhã, là một sản phẩm không thể thiếu trong bộ dụng cụ làm đẹp của các bạn gái Với sản phẩm này, các bạn có thể tự tạo cho mình những kiểu tóc đẹp và quyến rũ trong thời gian ngắn mà không cần phải đến tiệm làm tóc

Thông tin sản phẩm máy sấy tóc panasonic:

– Tên sản phẩm : Máy sấy tóc Panasonic 5528.

– Luồng gió thổi khỏe, chạy êm.

Hình 22 Máy Sấy Tóc Panasonic 1000W

Máy sấy tóc panasoni 3500W với thiết kế chác chắn mang lại cho mái tóc bạn sự chăm sóc thật nhẹ nhàng và hiệu quả để luôn giữ được độ ẩm và sự chắc khỏe như được làm khô tự nhiên, duy trì vẻ óng mượt và mềm mại.

Hoạt động hiệu quả, sấy khô tóc nhanh chóng nhưng lại không gây ra nhiều tiếng.ồn. Đồng thời, với máy sấy tóc panasoni 3500W bạn có thể tự tạo cho mình nhiều kiểu tóc khác nhau, định hình và làm bền các nếp uốn để mái tóc luôn trông thật bồng bềnh và quyến rũ mỗi ngày.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI )

Chúng ta kết nối dây lạnh với cổng đầu vào của công tắc thứ nhất, đồng thời dây nóng được gắn liền với đầu vào của công tắc thứ hai Để điều khiển tốc độ quay, chúng ta liên kết đầu vào của công tắc thứ nhất với motor Đối với đầu ra của cả hai công tắc, chúng ta tiếp tục kết nối chúng với vòng nhiệt Cuối cùng, đầu còn lại của motor sẽ được kết nối với vòng nhiệt để hoàn tất kết nối.

Hình 23 Sơ đồ đấu nối

CẤU TẠO VÀ THÔNG SỐ TỪNG THIẾT BỊ

Hình 24 Cánh quạt máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số kỹ thuật của cánh quạt máy sấy tóc :

- Cánh quạt máy sấy tóc AC 64mm trục 4mm

- Đường kính lỗ trục: 0.4cm

Thân cánh được làm bằng nhựa chất lượng cao, màu trong suôt, sử dụng phù hợp cho các loại máy sấy sử dụng động cơ điện AC có công suất từ 1200W trở lên.

Hình 25 Động cơ điện máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số kỹ thuật của động cơ máy sấy tóc :

- Động cơ máy sấy tóc 1500W 220V D-13mm dây đồng

- Điện áp sử dụng 220V – 240VAC

- Tần số điện áp 50/60 Hz

- Tốc độ quay 11.000 Vòng/ phút

- Thích hợp sử dụng cho máy sấy tóc có công suất 1000W – 1500W

Hình 26 Vòng nhiệt máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số kỹ thuật của vòng nhiệt máy sấy tóc:

 Tốc độ gió: 2 tốc độ

2.3.4 Nút nhấn khởi động và công tắc chế độ

Hình 27 Nút nhấn máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số nút nhấn khởi động và công tắc chế độ

Hình 28 Thông số nút nhấn máy sấy tóc Panasonic 1000W

Hình 29 Dây cung cấp điện máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số dây cung cấp điện Máy Sấy Tóc Panasonic 1000W

 Loại dây: Dây điện xoắn

 Lớp cách điện: Lớp cách điện PVC

Hình 30 Vỏ máy sấy tóc Panasonic 1000W

Thông số vỏ Máy Sấy Tóc Panasonic 1000W

Vỏ máy của Máy Sấy Tóc Panasonic 1000W được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, có khả năng chịu nhiệt tốt, chống bám bẩn, dễ dàng vệ sinh Vỏ máy có màu trắng tinh tế,sang trọng, phù hợp với mọi không gian phòng tắm.

LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH

Hình 31 Bước 1 lắp đặt

Trước tiến lắp vòng nhiệt và motor vào sau đó sẽ là công tắc ( lưu ý cần lắp đúng vị trí các công tắc )

Hình 32 Bước 2 lắp đặt

Tiếp tục sẽ là lắp cánh quạt cho motor

Hình 33 Bước 3 lắp đặt

Cuối cùng là đóng vỏ hộp vào

Kiểm tra máy sấy tóc

Sau khi lắp đặt xong, bạn kiểm tra máy sấy tóc bằng cách bật máy sấy và kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay không.

Lưu ý khi lắp đặt máy sấy tóc Panasonic 1000W

 Cắm phích cắm điện vào ổ cắm điện có điện áp phù hợp với máy sấy tóc.

 Lắp đặt đầu sấy chắc chắn để tránh bị rơi ra trong quá trình sử dụng.

 Không sử dụng máy sấy tóc khi tay ướt.

 Không sử dụng máy sấy tóc để sấy khô tóc khi tóc còn ướt sũng.

Sau khi lắp đặt và kiểm tra máy sấy tóc Panasonic 1000W, tôi nhận Ưu điểm:

 Công suất lớn 1000W, giúp sấy khô tóc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

 Có 2 tốc độ sấy và chế độ sấy nhanh Turbo Dry, giúp người dùng linh hoạt lựa chọn chế độ phù hợp với nhu cầu.

 Đầu sấy được thiết kế đặc biệt có khả năng chắn sức nóng và hướng luồng gió vào tóc, giúp bảo vệ tóc khỏi bị hư tổn.

 Thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, dễ dàng mang theo khi di chuyển.

Máy sấy tóc Panasonic 1000W là một sản phẩm chất lượng, phù hợp với những người có nhu cầu sấy khô tóc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và muốn bảo vệ tóc khỏi hư tổn.

THIẾT BỊ RCCB 50

TỔNG QUAN VỀ RCCB 50

RCCB, hay Residual Current Circuit Breaker, là một thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện, có chức năng ngăn chặn sự cố liên quan đến dòng điện dư và bảo vệ an toàn cho mạch điện RCCB chủ yếu có khả năng chống rò rỉ điện và có kích thước tương đương với MCB.

RCCB được tích hợp vào hệ thống điện để ngăn chặn các vấn đề như cháy nổ do rò điện Nó cũng bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người sử dụng bằng cách ngắt mạch điện khi phát hiện dòng điện dư Thông thường, RCCB được lắp đặt tại mỗi tầng của tòa nhà hoặc trên toàn bộ hệ thống điện.

Nguyên tắc hoạt động của RCCB dựa trên định luật Kirchhoff, nó so sánh giá trị dòng điện giữa dây sống và dây trung tính để phát hiện sự chênh lệch, tạo ra dòng điện dư khi có sự cố Để đảm bảo hiệu quả, hệ thống dây dẫn điện cần được lươn trong ống âm tường.

RCCB được thử nghiệm kèm theo mạch thử nghiệm dòng điện dư để kiểm tra độ tin cậy Khi được kích hoạt, nếu có sự mất cân bằng ở cuộn dây trung tính, RCCB sẽ ngắt kết nối ngay lập tức, bảo vệ mạch điện một cách an toàn.

Sản phẩm RCCB, còn được gọi là Aptomat RCCB, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điện công nghiệp và thương mại để bảo vệ an toàn trong trường hợp dòng rò và các sự cố điện khác nhau như quá tải và ngắn mạch.

RCCB 50 là loại RCCB có giá trị dòng điện rò định mức là 50mA. Đây là loại RCCB được sử dụng phổ biến trong các mạch điện có công suất lớn, như mạch điện chiếu sáng, mạch điện điều hòa, mạch điện máy bơm nước,

RCCB, hay còn gọi là thiết bị cách điện chống rò rỉ dòng điện, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống điện Không chỉ bảo vệ hiệu quả khỏi nguy cơ dòng rò rỉ do chạm đất, RCCB còn là nguồn bảo vệ đáng tin cậy trước các sự cố không mong muốn có thể xảy ra trong mạch điện. Đặc điểm mạnh mẽ của RCCB không chỉ nằm ở khả năng tự động ngắt mạch khi dòng điện vượt quá mức giới hạn, mà còn ở tính linh hoạt cao khi có khả năng kết nối kép cho thanh cái và kết nối cáp Điều này giúp thiết bị thích ứng linh hoạt với nhiều điều kiện lắp đặt khác nhau, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất bảo vệ.

RCCB không chỉ đơn thuần là ngắt mạch khi cần thiết, mà còn giúp bảo vệ mạch điện khỏi sự dao động đột ngột của điện áp, mang lại sự ổn định cho hệ thống và đảm bảo an toàn cho mọi thiết bị kết nối.

Như một chiến binh đảm bảo an toàn trong ngôi nhà hoặc công ty, RCCB không chỉ là một bảo vệ tuyệt vời mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức của thế giới điện năng đầy biến động.

- Thông số của thiết bị RCCB:

 Dòng ngắn mạch có thể chịu được: 4,5kA và 6kA

 Dải dòng điện định mức: lần lượt 25A - 40A - 60A - 100A

 Độ nhạy hay dòng rò: lần lượt 30mA - 100mA - 300mA

 Vị trí lắp đặt: Thường được lắp trước hoặc sau thiết bị MCB tổng trong hệ thống nguồn điện của căn nhà hoặc trong một căn phòng.

Hình 35 Thời gian cắt mạch RCCB

 Tính chất của dòng điện rò

Loại AC: Dòng điện rò xoay chiều dạng sin

- Dòng điện rò xoay chiều dạng sin

- Dòng điện rò 1 chiều dạng xung

- Dòng điện rò 1 chiều dạng xung có thêm thành phần 1 chiều bằng phẳng 0.006A (có hoặc không có điều khiển góc, không phụ thuộc vào cực tính)

 Đặc tính ampe giây của RCCB Đặc tính ampe giây của RCCB là quan hệ giữa dòng điện rò I và thời gian tác động với tham số là độ nhạy

Hình 36 Đặc tính ampe giây của RCCB

Thông số của RCCB LEXIC 2 cực như sau:

Dòng điện định mức In: 16/25/32/40/63/80/100A Độ nhạy: 10/30/100/300/500mA (tác động với dòng rò)

Loại (theo tính chất dòng điện rỏ)

 AC dòng điện rò xoay chiều dạng sin

 A dòng điện xoay chiều có thành phần DC

 AC-G và A-S (có chọn lọc)

 HPC (bảo vệ chống tác động nhầm)

- Điện áp/tần số 230V/50/60Hz

- Độ bền cách điện 2000V 50Hz

- Khả năng cắt dòng rò I = 1000A, theo tiêu chuẩn EN/IEC 61008-1

- Khả năng đóng và cắt định mức

Dòng điện ngắn mạch định mức có điều kiện Inc-10kA theo tiêu chuẩn EN/IEC61008- 1. Điện áp xung có thể chịu được Uimp = 6kV.

Có rất nhiều cách phân loại RCCB, sau đây là cách phân loại phổ biến nhất:

Type AC: Chỉ dành cho dòng điện dư xoay chiền Các thành phần dòn điện một chiều

(DC) có thể sẽ giảm độ nhạy và không tác động (theo IEC/EN 61008).

Type A: Ngoài các đặc điểm loại AC loại A còn phát hiện đồng dư xung DC Các dạng song như vậy có thể do mạch chính lưu diode hoặc thyristor trong các tải điện tử gây ra.

Type F: Ngoài các đặc tính phát hiện dòng rò của loại A loại 1 còn được thiết kế đặc biệt để bảo vệ mạch nơi có thể sử dụng các trình điều khiển tốc độ 1 pha của động cơ. Trong các mạch này, dạng song của dòng điện dư có thể là tổng hợp của nhiều số.

Type B: Loại B có thể phát hiện dòng dư AC hình sin, DC xung, hỗn hợp đa tần số cũng như dòng dư DC Loại B được thiết kế để sử dụng cho các tài có bộ chỉnh lưu ba pha, chẳng hạn như các bộ biến tần, trạm sạc và thiết bị y tế

Phân loại theo số cực: 2 cực, 4 cực.

Phân loại theo giá trị dòng dò: 30mA, 100mA, 300mA.

RCCB có ứng dụng chính là chống giật, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ xảy ra khi có dòng rò rỉ trong mạch điện, bảo vệ an toàn cho thiết bị và người dùng Trong ngành xây dựng, RCCB sử dụng để bảo vệ các hệ thống điện trong các tòa nhà, nhà ở, văn phòng, khách sạn,

RCCB cũng có thể được sử dụng trong các môi trường công nghiệp, hệ thống phát điện dự phòng để không gây ra nguy cơ cho người và tài sản RCCB tích hợp sẵn trong các thiết bị điện như: ổ cắm, đầu nối, bộ chia điện, giúp tăng cường khả năng bảo vệ an toàn.

CẤU TẠO RCCB 50

Hình 39 Cấu tạo RCCB 50 Đa số các RCCB đều được cấu tạo từ 2 bộ phận chính như sau:

 Bộ phận đóng cắt mạch: Có chức năng bảo vệ chống quá tải, chống ngắn mạch được tạo thành từ coil, tiếp điểm, dập hồ quang,

 Bộ chức năng đóng dòng điện rò: Gồm có cơ cấu phát hiện dòng rò điện (biến dòng) và cơ cấu so sánh hoặc khuếch đại dòng điện rò.

Hình 40 Bộ chức năng đóng dòng điện rò

Ngoài ra, RCCB còn có các bộ phận phụ khác như: nút nhấn kiểm tra, cài đặt thông số và đèn báo lỗi sự cố.

Hình 41 cấu tạo mô phỏng RCCB

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RCCB 50

Nguyên tắc bảo vệ các thiết bị điện

Hoạt động của RCCB chính là để bảo vệ các thiết bị điện dựa trên việc so sánh chênh lệch của dòng điện đi với dòng điện về dựa trên hoạt động chính của dây dẫn điện. Nguyên tắc cụ thể như sau:

 Trường hợp dòng điện đi và dòng điện về bằng nhau nghĩa là không xảy ra các sự cố hay hiện tường rò dòng điện.

 Ngược lại, nếu có bất cứ sự chênh lệch giữa các dòng điện đi và về nghĩa là lúc đó đã xuất hiện hiện tượng, sự cố rò rỉ dòng điện trong toàn hệ thống điện.

Hình 42 Nguyên lý hoạt dộng RCCB50

Khi đó chính nhờ có thiết bị RCCB sẽ giúp ngắt mạch này ra khỏi toàn bộ mạng lưới điện để bảo vệ con người và các thiết bị điện khác.

 Về nguyên tắc hoạt động của RCBO có thể hiệu là được dựa trên điện áp của dòng điện.

 Là dòng cầu dao chống giật với khả năng ngắt điện tự động một cách nhanh chóng và chính xác nhất trong các trường hợp không may xảy ra sự cố quá tải hay ngắn mạch Đồng thời cũng ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa được tác hại tới dây dẫn điện và thiết bị tải điện trong quá trình sử dụng.

 Nguyên lý hoạt động của RCBO cũng dựa trên sự hoạt động của dòng điện đi với dòng điện về trên dây dẫn Tác dụng đó là giúp kiểm soát dòng điện đi và về nếu bằng nhau, nghĩa là thiết bị điện hoạt động bình thường và ổn định Khi dòng điện áp chênh lệch giữa hai dòng đi và về, RCBO sẽ phát hiện và cắt mạch điện rò rỉ để bảo vệ người sử dụng.

 Trong trường hợp khi dòng điện áp quá tải hay, khi xảy ra sự cố dòng điện áp lên cao, aptomat có thể ngay lập tức ngắt điện Tuy nhiên, trong một số trường hợp không may xảy ra chập cháy gây hỏa hoạn mà loại RCBO chưa thể phát hiện được

Hình 43 RCCB hoạt động theo nguyên lý số sánh dòng điện đi và về trên dây dẫn

Ví dụ, các trường hợp cháy dây điện hay động cơ điện, các thiết bị điện khác trong gia đình, dù dòng điện rất nhỏ nhưng lại vẫn gây cháy Trong trường hợp này rất khó để át tô mát RCBO có thể bảo vệ được.

Ngày đăng: 25/06/2024, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Giáo trình KHÍ CỤ ĐIỆN – Ths. PHẠM XUÂN HỒ - TS. HỒ XUÂN THANH Khác
[2] Giáo trình lí thuyết điều khiển tự động hệ tuyến tính / PGS.TS Nguyễn Hoa Lư, ThS Lê Văn Chương, Nghệ An : Đại học Vinh, 2017 Khác
[3] Giáo trình Đồ án chi tiết máy. Nguyễn Tiến Dũng Tập 1 / Hà Nội : Khoa học và kĩ thuật, 2012 Khác
[4] Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống phân loại sản phẩm theo kích thước/ Ng.h.d. KS Trần Đình Dũng Đại học Vinh, 2018 [5] Thiết kế chế tạo module thí nghiêm đo tần số và đo điện áp/Ng.h.d. ThS Phạm Mạnh Toàn Đại học Vinh, 2016 Khác
[6] Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn cách có cánh : Luận văn tốt nghiệp Đại học / Đinh Thị Hằng; Ng.hd.:ThS. Lưu Văn Phúc Nghệ An : Đại học Vinh, 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 12. Sơ đồ cấu tạo máy sấy tóc - Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )
i ̀nh 12. Sơ đồ cấu tạo máy sấy tóc (Trang 13)
Hình 21. Sơ đồ cấu tạo máy sấy tóc - Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )
i ̀nh 21. Sơ đồ cấu tạo máy sấy tóc (Trang 20)
Hình 23. Sơ đồ đấu nối - Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )
i ̀nh 23. Sơ đồ đấu nối (Trang 22)
Hình 27. Nút nhấn máy sấy tóc Panasonic 1000W - Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )
Hình 27. Nút nhấn máy sấy tóc Panasonic 1000W (Trang 24)
Hình 37. Phân loại RCCB - Máy sấy tóc ( Đồ Án thiết bị Điện )
Hình 37. Phân loại RCCB (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w