1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vhdn

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Văn hóa doanh nghiệpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VÀ NGƯỜIPHƯƠNG ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Cúc PhươngMôn: Văn hóa doanh nghiệp

Mã học phần: 01010012314 Lớp: 22ĐHQTC

Nhóm: 2

Thành viên

1 Nguyễn Quỳnh Như Ý: 2253410119 4 Trần Văn Phương: 22313103662 Phan Thị Ngọc Giàu: 2331310587 5 Nguyễn Văn Khoa: 22534103413 Lê Thị Lưu Ly: 2253410315 6 Lưu Thanh Tú: 2331310501

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

I Khái niệm

1 Khái niệm chung

- Sự xuất hiện của văn hóa gắn liền với sự ra đời của loài người, nhưng mãi đến thế kỉ XVII_XIX trở đi, các nhà khoa học mới nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạovà tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội của mình.

- Tùy vào cách tiếp cận về đối tượng, tính chất, và hình thức biểu hiện ở mỗi vùng mà văn hóa có những khái niệm khác nhau Nhưng nếu tóm gọn lại thì có 2 nền văn hóa lớn nhất và chung nhất đó là văn hóa Phương Tây và văn hóa Phương Đông.

2 Khái niệm về văn hóa Phương Tây

-Văn hóa phương Tây là một truyền thống văn hóa hay một hệ thống văn hóa do người Hy Lạp sáng tạo ra và được người La Mã truyền bá, trở thành nguồn gốc và động lực phát triển của văn hóa phương Tây hiện đại với những hình mẫu và sự khai sáng mẫu mực của nó Trong đó, đạo Kito giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, và là mối liên kết giữa các nước Châu Âu với nhau.

-Theo nghĩa gốc của từ: văn hoá - “culture” (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay “kultur” (Tiếng Đức) đều xuất xứ từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng Sau đó từ cultus được mỏ rộngnghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trổng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người.

- Theo quan điểm của người Phương Tây:

 Văn hóa phương Tây vốn được dựa trên nền tảng các giá trị “Châu Âu cổ đại”, thể hiện ở các mặt của đời sống bao gồm các quy tắc xã hội, tục lệ truyền thống, niềm tin tôn giáo, và hệ thống chính trị.Thông qua những chuẩn mực xã hội và giá trị đạo đức, tôn giáo, truyền thống, phong tục và chế độ chính trị cho thấy văn hóa phương Tây là một nền văn hóa có sự bình đẳng giữa nam và nữ, thoải mái trong cách giao tiếp, không bị gò bó bởi những định kiến xã hội Văn hóa của họ thường được xem xét dưới góc độ cá nhân, tự do và đa dạng Họ thường coi trọng quyền cá nhân và quyền tự do, đồng thời đề cao công lý và công bằng xã hội Ngoài ra, văn hóa phương tây cũng chú trọng vào sự tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, và có xu hướng theo đuổi sự tiến bộ về mặt kinh tế và xãhội.

3 Khái niệm về văn hóa Phương Đông

- Các nền văn hóa Phương Đông sớm nhất xuất hiện từ năm 4000 đến năm 3000 trước Công nguyên, thường gắn liền với các lưu vực sông lớn ở Châu Á như : Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ (Tigre) và Ơphơrat (Euphrate) ; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn (Hindus) và sông Hằng (Gangga); và

Trang 4

lưu vực hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang) tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.

- Vì địa thế hiểm trở cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời đó đã làm cho các nền văn hoá cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một cách tương đối độc lập, vì vậy mỗi nền văn hoá có tính chất độc đáo riêng và mang dấu ấn dân tộc đậm đà Các tôn giáo ở Phương Đông cũng đa dạng hơn, nhưng ngày nay chủ yếu là đạo Phật.

- Văn hóa phương Đông được coi là một dạng liên kết, một thuật ngữ bao gồm nhiều quốc gia, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa xã hội.

- Theo nghĩa gốc của từ: ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt đượcbằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền Còn chữ hóa trong văn hoả là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống Vậy, văn hoá chính là nhân hoá hay nhân văn hoá Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hoá (văn hoá là văn trị giáo hoá, là giáo dục, cảm hoá bằng điển chương, lễ nhạc, không dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).

- Theo quan điểm của người Phương Đông:

Có những quan điểm khác nhau về văn hóa tại châu Á, châu Phi, hay Ấn Độ.

+ Tại Ấn độ, người Ấn Độ coi trọng những gắn kết truyền thống, cảm xúc con người vàduy trì những mối quan hệ dài lâu trong cộng đồng như những giá trị về gia đình, sự khiêm nhường, tôn trọng lẽ phải và kính trọng những người lớn tuổi, sự hài hòa về tinh thần, ít ganh đua, tinh thần hợp tác… Ngoài ra, họ quan niệm bản chất công việc là để phục vụ cho “thượng đế” để tăng trưởng những giá trị về tinh thần Trong môi trường làm việc, người Ấn Độ quan tâm tới sự đồng cảm, cảm xúc hơn là năng suất công việc Đối với họ, tầm quan trọng của tổ chức là để đáp ứng nhu cầu xã hội và bày tỏ sự tự tôntrọng giữa các cá nhân với nhau.

+ Quan điểm “đạo Khổng” của người Trung Quốc chia sẻ nhiều điểm tương đồng với người Ấn Độ, họ đề cao lễ nghĩa, các giá trị thuộc về gia đình, cách đối nhân xử thế trong cộng đồng “Một người muốn nhận được sự tôn trọng của mọi người, trước hết phải biết tôn trọng người khác”.

+ Châu Phi có câu nói “Umuntu ungumuntu ngabantu” được tạm dịch là “con người chỉthực sự trở thành con người đầy đủ thông qua những người xung quanh” có nghĩa là sự tồn tại của một con người phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội của người đó với cộng đồng Dưới ảnh hưởng những quan điểm như vậy, người châu Phi không quan niệm làm việc chỉ vì đồng tiền, mà chân giá trị, lòng tự trọng, bổn phận và tự do là những giátrị cần phải được thỏa mãn trước tiên.

Tóm lại, những giá trị cốt lõi của văn hóa phương Đông hay phần còn lại của thế giới dựa trên yếu tố tinh thần, những phương diện thuộc về con người và gắn với cộng đồng.

II Đặc điểm, quan niệm của văn hoá phương Tây?1 Khái niệm

Trang 5

- Văn hóa phương Tây là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau của các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand Tuy nhiên, vẫn có một sốđặc điểm chung có thể được nhận thấy trong các nền văn hóa này.

2 Quan niệm

_Quan niệm của văn hóa phương Tây được thể hiện qua các giá trị, niềm tin, chuẩn mực và hành vi của người phương Tây Các quan niệm này được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của các nền văn hóa phương Tây, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tôn giáo, triết học, chính trị, kinh tế và xã hội.

3 Đặc điểm và quan niệm

+Chủ nghĩa cá nhân là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa phương Tây.Người phương Tây thường coi trọng sự độc lập và tự chủ của cá nhân Họ tin rằng mỗi người đều có quyền được tự do suy nghĩ, hành động và thể hiện bản thân

+Tính thực dụng cũng là một giá trị quan trọng trong văn hóa phương Tây Người phương Tây thường quan tâm đến những gì thực tế và hữu ích Họ thường đánh giá cao những thành tựu vật chất và coi trọng sự thành công trong cuộc sống

+Tư duy duy lý là một đặc điểm khác của văn hóa phương Tây Người phương Tây thường có xu hướng suy nghĩ logic và phân tích Họ thường đặt câu hỏi và tìm kiếm sự thật.

+Tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa phương Tây Tuy nhiên, có sự đa dạng về tôn giáo trong văn hóa phương Tây Các tôn giáo chính ở phương Tây bao gồm Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo.

4 Các mặc khác

+Về mặt nghệ thuật: văn hóa phương Tây có một bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời Các nền nghệ thuật nổi bật của phương Tây bao gồm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, văn học và điện ảnh

+Về mặt chính trị: văn hóa phương Tây thường đề cao dân chủ, tự do và bình đẳng Cácquốc gia phương Tây thường có hệ thống chính trị dân chủ đại nghị

+Về mặt xã hội: văn hóa phương Tây thường coi trọng gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội Người phương Tây thường có xu hướng sống độc lập và tự lập, nhưng họ cũng coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ thân thiết

=>>Các đặc điểm của văn hóa phương Tây đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới hiện đại Nó đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học kỹ thuật đến văn hóa nghệ thuật.

 Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các quan niệm của văn hóa phương Tây: Trong giao tiếp, người phương Tây thường thẳng thắn và trực tiếp Họ thường

nói những gì họ nghĩ và không ngại thể hiện ý kiến của mình.

 Trong ăn mặc, người phương Tây thường chú trọng đến sự thoải mái và tiện lợi Họ thường mặc những bộ quần áo đơn giản và dễ dàng vận động.

III So sánh văn hóa phương đông và văn hóa phương tây

Trang 6

1 Điểm giống nhau1.1 Tự do và dân chủ:

- Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều coi trọng giá trị của tự do cá nhân vàdân chủ Mặc dù cách thức thực hiện và hiểu biết về hai khái niệm này có thể khácnhau, nhưng chúng vẫn là những giá trị quan trọng trong cả hai văn hóa.

1.2 Truyền thống và hiện đại:

- Văn hóa phương Đông thường được gắn liền với truyền thống, trong khi văn hóaphương Tây thường được liên kết với sự hiện đại Tuy nhiên, cả hai văn hóa đều có sựkết hợp giữa truyền thống và hiện đại Ví dụ, văn hóa phương Đông đang ngày càngtiếp nhận nhiều yếu tố hiện đại, trong khi văn hóa phương Tây vẫn giữ và tôn trọngnhiều truyền thống lâu đời.

1.5 Về kinh tế

- Mục tiêu phát triển kinh tế: Cả hai văn hóa đều tập trung vào việc phát triển kinh tế vàcải thiện đời sống của người dân Mục tiêu chung là tạo ra sự thịnh vượng và phát triểnbền vững cho cộng đồng.

- Quan trọng của thương mại: Cả hai văn hóa đều coi trọng hoạt động thương mại vàgiao thương quốc tế để tăng cường tương tác với các quốc gia khác Sự hợp tác kinh tếvà thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong việc mở rộng kinh tế và tạo ra cơhội cho cả hai văn hóa.

2 Điểm khác nhau

2.1 Về chính trị, tôn giáo, xã hội

- Văn hóa phương Tây dạy người ta các sống tự lập, phân tác trong khi người phươngĐông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết.

- Tại phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp Trong khitại phương Đông, tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay.- Trong giao tiếp, người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm vàthẳng thắn trong suy nghĩ Người phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nóigiảm để không làm mất lòng người khác.

- Cái tôi của người phương Tây rất lớn, văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêmnhường, thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội.

Trang 7

- Khi thể hiện bản thân, văn hóa phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ và đứng lên nói điềumình muốn trong khi người phương Đông thường né tránh, thể hiện bản thân một cáchkhiêm nhường.

- Mọi thứ tại phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thờigian, các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lênđiều mình muốn Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc, không thể hiệnquá nhiều quan điểm cá nhân, thường có khá nhiều mối quan hệ phức tạp.

- Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêuchí kính trên nhường dưới, ngôi xưng tương đồng, thái độ lịch sự như nhau đều được.Văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý, phảo biết tôn trọngngười lớn tuổi, người có địa vị.

- Văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm.Văn hóa phương Đông bất quy tắc, không biết xếp hàng, ít khi tuân thủ nội quy.

- Văn hóa ẩm thực phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe.Văn hóa ẩm thực phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách thức chếbiến.

- Văn hóa phương Tây đề cao vẻ đẹp khỏe khắn, rám nắng, khiêu gợi, văn hóa phươngĐông tôn trọng phụ nữ có nhân phẩm, biết ý tư nơi công cộng, da trắng, môi đỏ, tócđen, nét đẹp dịu dàng, tinh tế.

- Người phương Tây luôn tôn trọng giờ giấc, đả bảo đúng giờ hẹn Người phương Đôngthường trễ giờ.

2.2 Về kinh tế:

- Quan điểm về quản lý kinh doanh: Văn hóa phương Tây thường khích lệ sự đổi mới,

sáng tạo và quản lý doanh nghiệp theo mô hình tập trung và hiệu quả Trong khi đó, vănhóa phương Đông thường coi trọng sự ổn định, sự đồng thuận và quản lý doanh nghiệptheo mô hình gia đình hoặc cộng đồng.

- Sự ưu tiên trong quan hệ kinh doanh: Văn hóa phương Tây thường đặt sự chuyên

nghiệp và hiệu suất lên hàng đầu trong quan hệ kinh doanh, trong khi văn hóa phươngĐông coi trọng mối quan hệ cá nhân và sự tin cậy.

- Quan điểm về rủi ro và cơ hội: Văn hóa phương Tây thường khích lệ sự mạo hiểm và

chấp nhận rủi ro để tận dụng cơ hội kinh doanh, trong khi văn hóa phương Đông có xuhướng tránh xa rủi ro và tập trung vào sự ổn định.

- Trong giáo dục, người phương Đông đề cao tư tưởng “tôn sư trọng đạo” Người thầy có một vị thế quan trọng đến mức thiêng liêng Người ta chỉ có thể lập ra một tư tưởng, một lý thuyết mới, chứ ít khi cải cách lý thuyết của thầy Trong khi đó, ở phương Tây, khái niệm người thầy không có ý nghĩa “thần thánh” như ở phương Đông Ngay từ thời xa xưa, Xôcrát đã không dạy học trò bằng cách áp đặt quan điểm của mình, mà ông đưara các câu hỏi để học trò chủ động trả lời Arixtốt, bằng các công trình học thuật của mình, đã dám phản bác lại quan điểm duy tâm của thầy mình là Platôn Các Mác đã kiên quyết “lật ngược” phép biện chứng duy tâm của Hêghen để lập ra một học thuyết mới V.I.Lê nin cũng sửa đổi học thuyết Mác về cách mạng vô sản để thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

- Khi nói về văn minh đô thị thì phải nói tới cái nôi đầu tiên của nó là khu vực Lưỡng Hà (Tiểu Á), khoảng thế kỷ thứ VIII TCN Nhưng sau đó, sự phát triển của văn minh đô thị lại hướng về phía Tây Còn ở vùng viễn Đông xa xôi, văn minh đô thị phát triển

Trang 8

chậm hơn Trong bối cảnh đó, nền y học phương Tây là một nền y học chủ yếu dựa vàokhả năng lý tính chế tác của con người và ít cầu viện đến thiên nhiên, không giống như y thuật phương Đông chủ yếu dựa vào chiêm nghiệm, trực giác Mặt khác, ý thức chinhphục thiên nhiên và giao thương phát triển sớm làm cho người phương Tây sẵn sàng rờixứ sở đi tìm miền đất mới để định cư Tất nhiên, việc mở mang bờ cõi diễn ra ở cả phương Tây lẫn phương Đông Nhưng ở phương Tây, sau khi định cư ở miền đất mới, người bản quốc sẵn sàng lập ra một quốc gia mới để khẳng định mình và cạnh tranh vớibản quốc Chẳng hạn, sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người Tây Âu đã ồ ạt di cư sang Tân Thế giới này để lập ra một loạt quốc gia độc lập hẳn với chính quốc của họ Tuy nhiên, trong thời đại thế giới đang phát triển như vũ bão ngày nay, khi con người đang có nguy cơ huỷ diệt thiên nhiên và vì thế sẽ dẫn đến huỷ diệt chính mình,cái bản chất truyền thống của văn hoá phương Đông nặng về cảm tính và tình nghĩa, tôn thờ đất mẹ thiên nhiên lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sự hoà hợp con người với thiên nhiên, rất phù hợp với quan điểm phát triển bền vững của liên hợp quốc Trong khi đó, cái tư duy thiên về lý tính của phương Tây có mặt mạnh là luôn đổi mới và thúc đẩy sự phát triển lại tiềm ẩn những nguy cơ huỷ hoại môi trường, như làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, v.v Chính vì thế, ở phương Tây đang có một xu hướng tìm đến phương Đông Song, trong khi phương này tìm đến phương Đông để học tập cái hay trong văn hoá mang tính hoà nhập với thiên nhiên của phương Đông thì nhiều nước đang phát triển của phương Đông, vì nôn nóng bắt chước xu hướng phát triển nhanh của phương Tây, lại đang góp phần đắc lực vào việc hủy hoại môi trường sống của chính mình Chẳng hạn, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo rằng, Trung Quốc hiện đang là nước gây ô nhiễm và huỷ hoại thiên nhiên vào loại bậc nhất thế giới (5) Mặt trái của tư duy cảm tính khiến cho người ta học tập sự phát triển của phương Tây một cách không suy xét và sao chép.

- Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của phương Đông và phương Tây cũng có những sự khác nhau rất cơ bản Tư tưởng tôn trọng gốc gác nơi đất mẹ thiên nhiên của người phương Đông đã dẫn đến một ý thức thuần phục gần như tuyệt đối đối với tôn ti trật tự đã được thiết lập trong tôn giáo Đạo Phật của phương Đông về cơ bản là nhất quán, thông suốt, hầu như không có những “kẻ phản nghịch” Trong khi đó, ở phương Tây, đạo Cơ Đốc luôn được sửa đổi, cải cách, thậm chí ly giáo.

- Hơn nữa, Tư tưởng Tây phương thiên về phân biệt, phân tích, tính toán, lý luận hình thức, duy lý, hướng ra các sự vật cụ thể của thế giới bên ngoài Tư tưởng Đông phương thiên về trực quan, vô phân biệt, vượt lên lý luận hình thức, hướng vào thế giới bên trong Tây phương nghiêng về khoa học vật lý, hình nhi hạ học Đông phương thiên về khoa học tâm lý, hình nhi thượng học Chúng ta thấy trong lãnh vực hội họa, một họa sĩTây phương như Léonard de Vinci đồng thời là một nhà khoa học Trong khi đó, hội họa Đông phương không chú trọng chi tiết, hình thể mà thiên về cái thần, cái khí, cái tâm của bức họa.

2.3 Cách chào hỏi

- Văn hóa ở mỗi nơi sẽ có những đặc điểm không giống nhu và ở mỗi quốc gia thì sựkhác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây được thể hiện rất rõ ràng trong

Trang 9

cách họ chào hỏi Các nước phương Tây rất tôn trọng sự bình đẳng nên cách chào hỏicủa họ khá thoải mái Họ thường bắt tay nhau bình thường giữa nam và nữ Đối vớingười thân, bạn bè thì họ sẽ trao nhau nụ hôn lên má hoặc phớt qua trên môi.

- Khác với sự cởi mở của phương tây thì văn hóa chào hỏi ở phương Đông thì khá quytắc nề nếp trong việc chào hỏi, trước đây, đàn ông và phụ nữ gặp nhau thì vái chào,nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn, hành động ôm hôn chỉ dànhcho những người đang yêu nhau hoặc vợ chồng.

2.4 Quan niệm về ăn mặc

- Không cần phải tìm hiểu qua sách báo quá nhiều trên thực tế cũng có thể thấy ngườiphương Tây ăn mặc khá thoải mái, thậm chí những hình ảnh khỏa thân vẽ tranh, tạctượng là để mọi người cùng chiêm ngưỡng cái đẹp.

- Bên cạnh đó thì người dân có một đặc điểm mà đã ăn sâu vào văn hóa đó là ở phươngĐông thì ăn mặc kín đáo, những trang phục thiếu vải, hoặc khỏa thân được xem là xúcphạm đến thuần phong mỹ tục và giá trị con người, đặc biệt là phụ nữ.

2.5 Quan niệm về ăn uống

- Về quan điểm này thì phương Tây thường nếu có dịp nào đó khi rủ nhau đi ăn thì mỗingười sẽ tự động trả tiền cho phần ăn của mình, còn đối với các bữa tiệc thì sẽ đượcchia đều cho cả nhóm.

- Ngược lại thì văn hóa phương Đông thì khi mời người ta đi ăn thường sẽ trả tiền chocả hai bên, mời qua mời lại.

2.6 Quan niệm về giáo dục con cái

- Người phương Tây luôn dạy con tính tự lập cao, khuyến khích việc chúng vừa họcvừa làm để có tiền tiêu xài và biết quý trọng tiền bạc.

- Còn cha mẹ phương Đông thì không khuyến khích việc con cái đi làm thêm vì chorằng nó ảnh hưởng đến việc học và khiến họ bị người ngoài sỉ nhục không thể lo chocon thật đầy đủ.

2.7 Trách nhiệm đối với con cái

- Phương Tây thì khi con cái đến độ tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ hết trách nhiệmnuôi nấng và chu cấp.

- Ngược lại, người phương Đông thì lại luôn lo cho con cái, thậm chí là cháu chắt, tráchnhiệm tự nguyện lâu dài.

2.8 Giao tiếp ngôn ngữ

- Văn hóa phương Tây thường giao tiếp thoải mái, khi nói họ nhìn vào mắt nhau để thểhiện sự bình đẳng, họ thẳng thắn đi vào vấn đề với những câu nói và nhận xét của mình.

Trang 10

- Ở phương Đông lại có chút e dè, vòng vo, không trực tiếp đi vào vấn đề mà sẽ đi theolối vòng quanh.

2.10 Sự tự do

- Ở phương Tây, quyền tự do hơn được ủng hộ và phổ biến Còn ở phương Đông,quyền tự do cá nhân có thể bị hạn chế do liên kết chặt chẽ với các mối quan hệ tronggia đình.

2.11 Lên kế hoạch

- Mọi thứ của người phương Tây dường như đều được lên kế hoạch một cách chặt chẽ,đặc biệt là việc đi thăm ai đó họ sẽ báo trước Người phương Đông làm việc theo cảmtính là đa phần, thích là làm và thường làm theo hứng thú của bản thân.

- Người phương Tây tính đúng giờ luôn rất cao, cả trong công việc và các cuộc hẹn cònngười phương Đông lại thường ít khi tuân thủ nguyên tắc giờ giấc nghiêm ngặt.

2.12 Sự riêng tư của con cái

- Trong văn hóa phương Tây thì cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của con cái một cáchcao nhất, họ không mở những thư từ riêng của con.

- Còn cha mẹ phương Đông lại có thể tự nhiên mở thư của con cái trước rồi sau đó mớiđưa lại.

2.13 Chuyện yêu đương, kết hôn của con cái

- Ở phương Tây, người ta thoải mái trong việc yêu đương của con cái, miễn không ảnhhưởng đến việc học tập và trưởng thành của chúng Khi con cái trưởng thành thì tự doyêu đương và kết hôn, cha mẹ không can thiệp quá nhiều, chỉ đưa ra lời khuyên.

- Còn phương Đông, cha mẹ lại khá nghiêm khắc trong chuyện yêu đương của con cái,đặc biệt là khi còn học sinh Họ luôn muốn sắp xếp hôn nhân khi con cái lớn với cáclựa chọn môn đăng hộ đối hay can thiệp quá sâu vào việc lựa chọn.

2.14 Tình yêu và hôn nhân

- Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây thể hiện rất rõ ở quan niệmvề tình yêu và hôn nhân Ở phương Tây, hôn nhân dựa trên tình yêu là chủ yếu.

Trang 11

- Trong khi đó, ở nhiều nước phương Đông, hôn nhân sắp đặt lại phổ biến hơn Thậmchí, một vài quốc gia lạc hậu, vấn đề hôn nhân bị sắp đặt rất nặng nề.

2.15 Giao tiếp với sếp

- Phương Tây thì dù là sếp với nhân viên vẫn luôn thể hiện sự bình đẳng rõ rệt Nhânviên họ sẽ lên tiếng nếu thấy sếp đang bất công với quyền lợi trong công việc cũng nhưgóp ý kiến thẳng thắn.

- Còn người phương Đông lại sợ mất lòng sếp nên không dám trực tiếp bày tỏ ý kiến dùgặp nhiều vấn đề không thỏa đáng.

2.16 Cách xử lý khi gặp vấn đề

- Nếu người phương Tây luôn đối diện trực tiếp với vấn đề để giải quyết và tìm kiếmgiải pháp nhanh chóng thì người phương Đông lại có biểu hiện né tránh, họ cảm thấy sợhãi khi có rắc rối nào đó xảy ra.

2.17 Văn hóa giao tiếp ở nơi công cộng

- Người phương Tây luôn tuân thủ những văn hóa nơi đông người như không hút thuốc,nói năng lịch sự, nhã nhặn.

- Còn người phương Đông lại thường ít khi tuân thủ những quy tắc này, một số ngườicòn cố tình nói to ở chốn đông người để thể hiện uy quyền.

2.18 Quan niệm về cái đẹp

- Nếu phương Tây thích vẻ đẹp tự do, khỏe khoắn với làn da rám nắm thì người phươngĐông lại tỏ ra yêu thích sự dịu dàng, mong manh, làn da trắng.

- Phương Tây thích vẻ đẹp độc đáo và khác biệt còn ngược lại người phương Đôngthích nét cổ điển, kín đáo.

2.19 Cá nhân với gia đình

- Người phương Tây luôn ưu tiên cho cá nhân, đặt bản thân lên đầu tiên Trong khi đó, người phương Đông lại ưu tiên nhiều hơn cho gia đình và đặc biệt là người lớn tuổi.

- Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây rất nhiều Nó xuất phát từ trong tư tưởng về mọi hành động, lời ăn tiếng nói và phương thức giao tiếp Vì vậy, cần

Trang 12

nắm rõ những quan điểm trên để có thể hiểu và hòa nhập vào những môi trường sống khác nhau giữa hai nền văn hóa.

Trang 13

Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giớiphương Tây Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

Ngày đăng: 25/06/2024, 21:38

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w