1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố hà nội

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác trợ giúp pháp lý nói chung và cho người dưới 18 tuổi nói riêng ở Hà Nội, nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học s

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI QUA THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mã số: NNPL.2024.09

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Đỗ Thúy Anh

Lớp/Khoa: 2205LHOB/ Khoa Nhà nước và Pháp luật Cán bộ hướng dẫn: TS Trần Thị Hải Yến

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI QUA THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài “Trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của các tác giả Tất cả các câu hỏi, số liệu thống kê trong bài đều là kết quả công trình nghiên cứu của nhóm tác giả và thu thập được có trích nguồn cụ thể Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo đúng quy định của Học viện

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu và tính sáng tạo của đề tài 6

6 Bố cục của đề tài 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 9

1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 9

1.1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý 9

1.1.2 Khái niệm trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 9

1.2 Nội dung trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 10

1.2.1 Lĩnh vực hình sự 10

1.2.2 Lĩnh vực dân sự 12

1.3 Đặc trưng trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 13

1.4 Chủ thể thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 14

1.4.1 Chủ thể là tổ chức 14

1.4.2 Chủ thể là cá nhân 17

1.5 Quy trình, thủ tục tiến hành trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 18

1.5.1 Quy trình, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý 19

1.5.2 Quy trình, thủ tục cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý 20

1.6 Vai trò của công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi 21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 22

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI QUA THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 23

2.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm địa bàn Thành phố Hà Nội 23

2.2 Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi tại Thành phố Hà Nội 24

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 42

CHO NGƯỜI 18 TUỔI 42

3.1 Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý 42

3.2 Ban hành chính sách phổ biến rộng rãi công tác trợ giúp pháp lý tới các vùng ngoại thành 44

3.3 Huấn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cộng tác viên trợ giúp pháp lý 47

3.4 Giải quyết nguồn lực trong công tác trợ giúp pháp lý 50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 53

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý Người cung cấp các dịch vụ pháp lý, theo quy định của pháp luật họ có hoặc không thu phí, tuy nhiên, đối với việc trợ giúp pháp lý của người cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí – đó là một trong những chính sách nhân văn của Nhà nước ta đối với những người dễ bị tổn thương trong xã hội

Trẻ em thuộc một trong những đối tượng người dễ bị tổn thương Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Ở độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi có tính chất một phát, thiếu sự điều khiển của lý trí, có thể dẫn đến hành vi phạm tội Khi tham gia tố tụng, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng thường có tâm lý sợ hãi, e dè, không dám bộc lộ hết suy nghĩ và mong muốn của bản thân Về phía người bị buộc tội, một số người dưới 18 tuổi cố tỏ ra bất chấp, bất cần, coi thường người tiến hành tố tụng để che dấu sự sợ hãi bên trong, do kiến thức xã hội hạn chế, kinh nghiệm sống chưa nhiều, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng chưa có nhận thức về các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, chưa có nhận thức thực hiện các quyền của bản thân và yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp mà người dưới 18 tuổi được hưởng Người dưới 18 tuổi cũng chưa biết cách bảo vệ mình trước những tác động mà quá trình tố tụng hình sự đưa lại Do đó, cần phải có sự trợ giúp pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của những người dưới 18 tuổi [18]1

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và nhiều văn bản hướng dẫn liên quan được ban hành tạo cơ sở pháp lý toàn diện, nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý, nhất là trẻ em Trong những năm qua, cùng với

1 Nguyễn Văn Lai, Đặc điểm tâm lý tư pháp của người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng là người dưới 18

tuổi, chung-la-nguoi-duoi-18-tuoi

Trang 8

https://vpluatsutranluat.vn/phap-ly/dac-diem-tam-ly-tu-phap-cua-nguoi-bi-buoc-toi-bi-hai-nguoi-lam-sự quan tâm của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tự quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng có hiệu quả quyền con người Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất đầu tư và quy mô công tác trợ giúp pháp lý nên công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi chưa thực sự đảm bảo phát huy tốt

Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác trợ giúp pháp lý nói chung và cho người dưới 18 tuổi nói riêng ở Hà Nội, nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên

cứu khoa học sinh viên: “Công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi theo pháp

luật Việt Nam hiện hành từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hà Nội” để giải quyết

các vấn đề hạn chế về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tác giả Hoàng Thị Hồng Nhạn (2019), Quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý ở thành

phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn

nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý và thực trạng quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thành phố Hà Nội, từ đó nêu lên những vấn đề còn hạn chế và đề xuất mục tiêu, yêu cầu, giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới [22]2

Tác giả Nguyễn Việt Khoa (2019), Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt

Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học

viện Khoa học Xã hội Luận án góp phần chuẩn hóa nhận thức lý luận về hoạt động TGPL, tạo nền tảng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về TGPL, nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong thực hiện dịch vụ pháp lý, thúc đẩy các hoạt động TGPL, qua đó củng cố những giá trị nhân văn của xã hội Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được áp dụng trong xây dựng các phương án lập pháp liên quan đến TGPL ở Việt Nam, ứng dụng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức TGPL ở Việt Nam từ trung ương đến địa phương Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham

2 Hoàng Thị Hồng Nhạn (2019), Quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn

thạc sĩ chính trị học, Bộ GD&ĐT Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 9

khảo trong nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý và khoa học quyền con người [17]3

Tác giả Phan Hoài Trọng (2021), Hoạt động trợ giúp pháp lý - thực trạng pháp luật

và thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh Trợ giúp pháp lý (TGPL) theo pháp luật Việt Nam hiện hành được hiểu là trách nhiệm của Nhà nước về việc cung cấp miễn phí dịch vụ pháp lý cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội nhằm hỗ trợ họ bình đẳng trước pháp luật, tiếp cận công lý, qua đó bảo đảm quyền con người, quyền công dân [29]4 Qua nghiên cứu thực tế áp dụng pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Bình Thuận, tác giả nhận thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập Bằng phương pháp phân tích và so sánh luật kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, tác giả sẽ làm sáng tỏ những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật về Trợ giúp pháp lý Trong luận văn, tác giả kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện như: ban hành Thông tư liên tịch về phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng; Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức và biên chế của Trung tâm TGPL Nhà nước; Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ TGPL; các giải pháp nâng cao chất lượng TGPL, xã hội hóa công tác TGPL

Nguyễn Thị Thúy Vi (2021), Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng

yếu thế trên địa bàn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh An Giang, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế trong thời gian tới [31]5

Trịnh Thị Thanh (2022), Nâng cao chất lượng dịch vụ công trợ giúp pháp đáp ứng

yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tạp

chí Lý luận Chính trị - số 543 (8/202) Trợ giúp pháp lý được xác định là dịch vụ công thiết yếu, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và

3 Nguyễn Việt Khoa (2019), Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật

học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội

4 Phan Hoài Trọng (2021), Hoạt động trợ giúp pháp lý - thực trạng pháp luật và thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận,

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

5 Nguyễn Thị Thuý Vi (2021), Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh An

Giang, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã

hội

Trang 10

bình đẳng trước pháp luật Bài viết phân tích vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động trợ giúp pháp lý; kinh nghiệm nước ngoài và thực trạng công tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và đổi mới tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [27]6

Hoàng Thị Tuyết Mai (2023), Hiệu quả trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang, Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023) Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắ c, có 53 dân tộc chung sống, với quy mô dân số trên 78 va ̣n người, trong đó số hộ nghèo là 14.080 hộ (chiếm 6,6%), hộ cận nghèo là 24.749 hộ (chiếm 11,60%) Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57% vớ i trên 41% là hộ nghèo, cận nghèo; 12,8% người trên 15 tuổi không biết chữ; tình tra ̣ng tảo hôn trên 20% (cao nhất là dân tộc Mông 51%, dân tộc Dao 31%) Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về pháp luật và nâng cao hiệu quả TGPL cho người dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng là yêu cầu tất yếu trên đi ̣a bàn tỉnh Tuyên Quang [20]7

Tác giả Khả Hân (2023), Thực trạng dịch vụ trợ giúp pháp lý và quản lý dịch vụ

công trợ giúp pháp lý ở Việt Nam Bài viết đã phân tích khá kỹ về thực trạng dịch vụ trợ

giúp pháp lý ở nước ta hiện nay như tổ chức trợ giúp pháp lý, số lượng và chất lượng dịch vụ công trợ giúp pháp lý, Một số kết quả đáng chú ý mà tác giả đã nghiên cứu được là từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, với 14 diện người được quy định thì số lượng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tăng hơn nhiều so với trước kia (khoảng 45% dân số), như vậy dự báo trợ giúp pháp lý đang và sẽ triển khai đồng bộ, trong thời gian tới sẽ có nhiều người thuộc diện trợ giúp pháp lý sẽ biết đến quyền được trợ giúp pháp lý và sẽ tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [12]8

Trịnh Thị Thanh (2022), Nâng cao chất lượng dịch vụ công trợ giúp pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn

thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Lý luận Chính trị - số 543 (8/202)

7 Hoàng Thị Tuyết Mai (2023), Hiệu quả trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Quản lý nhà

Nước - Số 327 (4/2023)

8 Khả Hân (2023), Thực trạng dịch vụ trợ giúp pháp lý và quản lý dịch vụ công trợ giúp pháp lý ở Việt Nam,

https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-trien.aspx?ItemID=1922&l=Nghiencuutraodoi

Trang 11

Bạch Dương (2024), Hà Nội: Đẩy mạnh công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý

Bài viết đã đưa ra thống kê hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm TGPL Nhà nước thành phố Hà Nội những năm gần đây Trong năm 2023, đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 2.446 lượt người tăng 55,8% so với cùng kỳ Tổng số vụ việc tham gia tố tụng thực hiện, bao gồm số vụ việc thụ lý trong kỳ và số vụ việc từ năm trước chuyển sang là 3.475 vụ việc Tiến hành thẩm định 1.774 hồ sơ vụ việc trợ giúp, trong đó có 1.366 vụ việc đạt chất lượng tốt, 406 vụ việc đạt chất lượng khá, 02 hồ sơ đạt chất lượng Tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý được đánh giá là tham gia tố tụng thành công là 957 vụ việc, chiếm tỷ lệ 53,9% trên tổng số vụ việc được thẩm định, đánh giá Đặc biệt trong công tác thông tin truyền thông, đã tổ chức 381 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP Hà Nội (tăng 4,09% so với cùng kỳ năm 2022), thu hút được 36.508 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 4.734 lượt người với 4.734 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, môi trường, lao động việc làm, bảo hiểm, khiếu nại, tố cáo, hành chính, chính sách ưu đãi, lĩnh vực pháp luật khác [7]9

Trợ giúp pháp lý được nhiều tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về trợ giúp pháp lý nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện hành từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hà Nội Vì vậy nghiên cứu vấn đề sử dụng trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện hành từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hà Nội là nội dung mới cần được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục tiêu của đề tài

Đề xuất một số giải pháp bảo đảm công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, dựa trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận

9 Bạch Dương (2024), Hà Nội: Đẩy mạnh công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý,

https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn//ha-noi-day-manh-cong-tac-truyen-thong-ve-tro-giup-phap-ly-370068.html

Trang 12

và thực tiễn về công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi, làm rõ nhu cầu và mức độ cần thiết của trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp bảo đảm công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2024 - Phạm vi nội dung: Pháp luật hình sự, Pháp luật dân sự

5 Phương pháp nghiên cứu và tính sáng tạo của đề tài

5.1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: nhóm nghiên cứu so sánh các nguồn dữ liệu thông tin qua các năm và thực hiện so sánh nguồn thông tin giữa các nguồn cung cấp khác nhau về thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội để phân tích, đánh giá

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu tìm được thành hệ thống cơ sở lý luận, hệ thống cơ sở thực tiễn logic

Trang 13

- Phương pháp phân tích: phân tích các công trình nghiên cứu đi trước, phân tích hệ thống cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng dữa trên các số liệu có được liên quan tới công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - Phương pháp đánh giá: từ các thông tin lý thuyết và số liệu thực tế tìm được, nhóm nghiên cứu rút ra các kết luận khách quan, khái quát về công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhóm nghiên cứu tiến hành trao đổi với luật sư có kinh nghiệm nhiều năm trên địa bàn về công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi tại thành phố Hà Nội

5.2 Điểm mới của đề tài

Đề tài có một số đóng góp mới về khoa học sau đây:

- Làm rõ phương pháp tiếp cận nghiên cứu vấn đề công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra cách lý giải về nguyên nhân, thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

- Nghiên cứu được những nội dung cơ bản về lý luận công tác trợ giúp pháp lý và đề xuất các phương pháp giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi có thể áp dụng vào thực tế

- So sánh đối chiếu và nghiên cứu sự thay đổi trước và sau khi có luật sửa đổi, đề xuất bổ sung, sửa đổi 1 số điều luật liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 14

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm về trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi qua thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 15

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

1.1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý

Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, “trợ giúp pháp lý” là sự kết hợp của hai từ

“giúp đỡ” và “pháp lý” Trong Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý xuất

bản năm 1999 tại nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, giải thích “trợ giúp” được hiểu là “giúp đỡ, tài trợ, hỗ trợ, giúp đỡ ai đó làm việc gì, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn cần được trợ giúp” [32]10 Trong Từ điển Từ ngữ Việt Nam do Giáo sư Nguyễn

Lân, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn năm 2000, “giúp đỡ” được giải thích là “đóng góp sức lực, tiền bạc cho ai đó hoặc một công việc chung, giúp đỡ ai đó làm một việc gì đó mà không lấy tiền công”

Cụm từ “trợ giúp” dù ở nghĩa nào cũng cần được hiểu theo nghĩa tích cực là hỗ trợ làm cho ai một việc gì đó để làm giảm bớt khó khăn hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần Cái cần trong hoạt động trợ giúp này là dịch vụ pháp lý Hiểu về nội hàm của thuật ngữ này, một số tài liệu khác còn gọi là “hỗ trợ pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hay “hỗ trợ tư pháp”

Như vậy, hiện nay với tầm quan trọng và có nhiều cách hiểu, các định nghĩa khác nhau về trợ giúp pháp lý, trong khuôn khổ đề tài này, nhóm tác giả lựa chọn khái niệm

trợ giúp pháp lý trong Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: “Trợ giúp pháp lý là việc

cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”

Nhóm tác giả đề tài nghiên cứu khoa học có quan niệm đồng thuận với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017

1.1.2 Khái niệm trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

Người chưa thành niên là người đang học phổ thông, giáo dục cơ bản có nhận thức, nhận thức, đạo đức, trong đó có ý thức chấp hành luật Tuổi vị thành niên là giai đoạn

10 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, https://s.net.vn/Tj1Z

Trang 16

phát triển thể chất nhanh chóng, nhưng tinh thần chưa thực sự ổn định, thậm chí nổi loạn, thiếu kiểm soát cảm xúc có thể dẫn đến hành vi tự phát, thiếu kiểm soát có thể dẫn đến hành vi phạm tội Khi phạm tội phần lớn họ đều là chủ quan hoặc không biết mình sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự Ngoài ra, yếu tố gia đình, môi trường sống cũng có tác động rất lớn đến tâm sinh lý của đối tượng này Tại khoản 3, khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý là “trẻ em” và “người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” Đây là cơ sở pháp lý đã tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để cho nhóm đối tượng này được tiếp cận dịch vụ pháp lý Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; Khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Trợ giúp viên pháp lý thực hiện công tác trợ giúp cho người dưới 18 tuổi Công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi được hiểu là các cơ quan, nhà nước cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dưới 18 tuổi trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, nhằm đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật của họ

1.2 Nội dung trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

1.2.1 Lĩnh vực hình sự

Trợ giúp pháp lý là chính sách được nhiều nước quan tâm, coi đây là một thành tố

cơ bản của một hệ thống tư pháp hình sự hoạt động hiệu quả dựa trên nguyên tắc pháp

quyền Ngày 20/12/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản “Các Nguyên

tắc và hướng dẫn tiếp cận TGPL trong tư pháp hình sự”, với 14 nguyên tắc và 18 hướng

dẫn Theo đó, TGPL được thừa nhận là thành tố cơ bản trong hệ thống tư pháp hình sự dựa trên nguyên tắc pháp quyền, là cơ sở cho việc thụ hưởng các quyền khác, bao gồm quyền có phiên tòa xét xử công bằng và là một sự bảo đảm quan trọng để bảo đảm sự công bằng cơ bản và niềm tin của công chúng đối với tiến bộ của hệ thống tư pháp hình sự

Luật TGPL năm 2017 chỉ đưa ra khái niệm chung về TGPL chứ không có khái niệm riêng cho TGPL trong lĩnh vực hình sự Theo quy định của Liên hợp quốc, TGPL trong lĩnh vực tư pháp hình sự “bao gồm tư vấn pháp lý, hỗ trợ và đại diện cho người bị tạm giam, bị bắt hoặc bị tù giam, bị tình nghi hay bị cáo buộc, hoặc bị buộc tội và cho các

Trang 17

nạn nhân, nhân chứng trong quá trình tố tụng hình sự, được cung cấp miễn phí cho những người không có đủ điều kiện hoặc khi lợi ích của công lý đòi hỏi như vậy Hơn nữa, “trợ giúp pháp lý” cũng có chủ đích bao hàm các khái niệm về giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp lý và các dịch vụ khác được cung cấp cho các đối tượng thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp và quá trình tư pháp phục hồi” Khái niệm này đã đề cập khá chi tiết về các hình thức TGPL, đối tượng đưuọc TGPL và mục đích của TGPL trong hình sự TGPL đề cập nhiều nhất đến lĩnh vực TTHS, nhóm tác giả làm rõ hơn về TTHS Thực hiện TGPL trong hoạt động TTHS được thực hiện thông qua quá trình người thực hiện TGPL phối hợp với người tiến hành tố tụng, vì vậy nó luôn được đặt trong mối quan hệ giữa người thực hiện TGPL – đối tượng được TGPL – Cơ quan tiến hành tố tụng Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo tất cả các nguyên tắc của hoạt động TGPL, TGPL rtong hoạt động tố tụng cần phải chú trọng cả những nguyên tắc đối với cả đội ngũ người tiến hành tố tụng đó chính là đảm bảo những nguyên tắc trong tố tụng hình sự Thứ nhất, cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là: Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Thứ hai, xuất phát từ chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân, chính sách xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước

Hoạt động TGPL trong TTHS được thực hiện thông qua 3 hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng (khoản 2 Điều 27 Luật TGPL 2017) Đây là những hình thức chủ yếu được thực hiện xuyên suốt chính sách TGPL Hình thức tham gia tố tụng là hình thức TGPL cơ bản nhất và được thực hiện nhiều nhất Theo đó, người TGPL đóng vai trò là đại diện chính thức cho người cần TGPL (người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thụ hưởng sự TGPL) Hình thức này đặc biệt là hình thức tham gia tranh tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án là hình thức chủ yếu và là hình thức đang được chú trọng đầu tư về kinh phí, con người và chất lượng dịch vụ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của các đối tượng được TGPL trong TTHS Bên cạnh hình thức tham gia tố tụng, hình thức tư vấn pháp luật do người thực hiện TGPL tiến hành, với những hoạt động như “hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên đi đến hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc” Đây là hình

Trang 18

thức thể hiện rõ tính thường xuyên của TGPL Tư vấn pháp luật được tiến hành khi xuất hiện các vụ việc pháp luật cụ thể và có yêu cầu của người được TGPL Cuối cùng, đại diện ngoài tố tụng là hình thức TGPL do luật sư và TGVPL tiến hành, thông qua các văn bản cử đại diện ngoài đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng được thụ hưởng TGPL trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phạm vị đại diện chỉ trong yêu cầu của những đối tượng trên Theo đó, khi đảm nhận việc đại diện ngoài tố tụng, luật sư, TGVPL sẽ thay mặt các đối tượng được thụ hưởng TGPL tham gia, thực hiện các hoạt động, giao dịch dân sự, thương mại, hành chính với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác[19] [10]

1112

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rõ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi: Người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong một số tội danh Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Ngoài ra, Bộ luật hình sự có chính sách hình sự riêng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ người dưới 18 tuổi khi họ là đối tượng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định trách nhiệm hình sự nhưng theo hướng giảm nhẹ đối với người dưới 18 tuổi khi họ chính là người thực hiện tội phạm Bộ Luật tố tụng hình sự có quy định cụ thể về việc chỉ định người bào chữa trong trường hợp Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi; quy định thủ tục tố tụng riêng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, bảo vệ lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi [3]13

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Tro-giup-phap-12 Phan Thị Thu Hà, Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đề xuất hoàn thiện quy

định về tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm, Cục Trợ giúp pháp lý Việt Nam,

https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-trien.aspx?ItemID=1900&l=Nghiencuutraodoi

13 Cục trợ giúp pháp lý Việt Nam (2020), Quy trình trợ giúp pháp lý thân thiện cho người dưới 18 tuổi thuộc

diện được trợ giúp pháp lý, trien.aspx?ItemID=200&l=Thongtindieuhanh

Trang 19

https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-người trực tiếp liên quan với tư cách là https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-người có quyền lợi và nghĩa vụ trong các vụ tranh chấp quyền thừa kế đất đai Trong các vụ khiếu kiện, trẻ em là người chưa thành niên sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy trình, thủ tục mà pháp luật đã quy định Trường hợp này, cha/mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của các em sẽ là những người đại diện cho các em thực hiện các giấy tờ (đơn yêu cầu TGPL, tài liệu liên quan đến vụ án, các thủ tục khác có liên quan, ) và chuẩn bị các căn cứ pháp lý dưới sự hướng dẫn của trợ giúp viên pháp lý

Ngoài ra, Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định các quyền về nhân thân của người chưa thành niên như quyền được giám hộ, quyền có nơi cư trú, quyền thừa kế Bộ Luật dân sự cũng thừa nhận Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em

Bộ Luật Tố tụng dân sự bảo vệ quyền trẻ em thông qua các quy định riêng đối với người dưới 18 tuổi khi tham gia các quan hệ tố tụng dân sự Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án [4]14

1.3 Đặc trưng trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

Đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí là người nghèo; người có công với cách mạng;

người dân tộc thiểu số ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; người

Cục trợ giúp pháp lý Việt Nam (2020), Quy trình trợ giúp pháp lý thân thiện cho người dưới 18 tuổi thuộc

diện được trợ giúp pháp lý, trien.aspx?ItemID=200&l=Thongtindieuhanh

Trang 20

https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-già neo đơn, người khuyết tật, người nhiễm HIV, nhiễm chất độc hóa học, và trẻ em không nơi nương tựa

Lĩnh vực trợ giúp pháp lý hầu hết nằm trong tất cả các lĩnh vực mà pháp luật điều

chỉnh, loại trừ các vụ việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại

Hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm một số hình thức như tư vấn pháp luật, bảo vệ

quyền và lợi ích trong tố tụng, bào chữa trong tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hoà giải tranh chấp hay hướng dẫn thủ tục hành chính

Kinh phí trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật là hoàn toàn miễn phí Riêng

kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý của chủ thể thực hiện TGPL sẽ do ngân sách Nhà nước chi trả và được sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác ở trong và ngoài nước Đối với người hành nghề Luật sư, TGPL được coi là chỉ tiêu phải thực hiện trong năm Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam có quy định như sau: “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao”

Mục đích trợ giúp pháp lý của hoạt động TGPL là hỗ trợ người được TGPL bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao nhận thức về pháp luật, bảo vệ công lý, bảo

đảm lẽ phải cho xã hội đồng thời giảm thiểu mâu thuẫn và hành vi vi phạm pháp luật giúp cho mọi người, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật [14]15

1.4 Chủ thể thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

1.4.1 Chủ thể là tổ chức

Căn cứ theo Chương 3, từ Điều 10 đến Điều 12 Luật TGPL 2017, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý quốc gia và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, và danh sách các tổ chức thực hiện tại các địa phương được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp

1.4.1.1 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

15 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010), Đặc điểm trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91ac-%C4%91iem-tro-giup-phap-ly-o-viet-nam-15435-2.html

Trang 21

https://vwu.vn/web/guest/tin-Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, được thành lập bởi Ủy ban nhân dân tỉnh và có tư cách pháp nhân [2]16 Mỗi địa

phương có một trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước riêng VD: Trung tâm trợ

giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Sóc Trăng, Cả nước có tổng cộng 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tương ứng với 63 tỉnh thành, ngoài ra tùy theo đánh giá hiệu quả hoạt động và nguồn nhân lực thì mỗi trụ sở có thể thành lập thêm các chi nhánh

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước có nhiệm vụ cơ bản là cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức khác nhau Từ năm 2016 đến năm 2021, cả nước giải quyết 310.081 vụ việc, trong đó có 123.399 vụ việc khiếu kiện; 216.551 hồ sơ tư vấn pháp luật; 3.017 trường hợp đại diện ngoài tư pháp; 3.652 trường hợp được trợ giúp pháp lý khác, các vụ việc được thành lập hồ sơ cụ thể Bên cạnh đó, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cũng giải đáp những vấn đề, thắc mắc đơn giản của người dân (không lập hồ sơ) hoặc nếu không xác định rõ ràng loại hình trợ giúp pháp lý thì vụ việc sẽ không được tính [9]17

Theo quy định của Luật TGPL 2017, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước có thêm nhiệm vụ mới là thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý Mỗi trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trang thông tin điện tử riêng để đăng tải thông tin pháp lý và cập nhật dữ liệu chung Đặc biệt, với nhóm người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc thù nhóm người dưới 18 tuổi chuộng sử dụng công nghệ thông tin, các Trung tâm trợ giúp pháp lý đã có sự linh hoạt, sáng tạo, đổi mới trong công

tác truyền thông trợ giúp pháp lý VD: Phát giấy tuyên truyền ở các điểm công cộng,

thành lập trang mạng xã hội, làm phóng sự truyền hình, tổ chức các cuộc thi tuyên truyền pháp luật trên địa phương,

1.4.1.2 Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

16Cục Trợ giúp pháp lý Việt Nam (2022), Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đề

xuất hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm,

2.html

https://vwu.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91ac-%C4%91iem-tro-giup-phap-ly-o-viet-nam-15435-17 Thanh Hà (2023), Trợ giúp viên pháp lý và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý trong

thời gian tới, Cục Trợ giúp pháp lý Việt Nam, https://s.net.vn/Y802

Trang 22

Theo Điều 12 Luật TGPL 2017, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

Tổ chức hành nghề luật sư là những tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh đặc biệt theo quy định của Luật Luật sư Tổ chức hành nghề luật sư có thể tồn tại dưới hình thức Công ty luật và Văn phòng luật sư Công ty luật và Văn phòng luật sư về cơ bản đều được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật với các chức năng chính: tư vấn pháp luật; tham gia hoạt động tố tụng tại Tòa án; đại diện pháp luật ngoài tố tụng và thực hiện một số các dịch vụ pháp lý khác Tuy nhiên, vì cả 2 tổ chức đều thuộc loại hình doanh nghiệp với nhiều chức năng nên không tập trung vào lĩnh vực trợ giúp pháp lý mang tính miễn phí

Tổ chức tư vấn pháp luật là tổ chức tập trung thực hiện chức năng tư vấn - một hình thức trợ giúp pháp lý mà trong đó người thực hiện tư vấn pháp luật hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản mang tính pháp lý trong tranh chấp, khiếu nại; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc Như vậy, tư vấn pháp luật trong trợ giúp pháp lý được hiểu là hướng dẫn các bên thỏa thuận hòa giải, thương lượng giải quyết vụ việc trong nhiều lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai và nhà ở, Ngoại trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại Như vậy tổ chức tư vấn pháp luật cũng chỉ tập trung thực hiện một nhiệm vụ trong trợ giúp pháp lý đó là tư vấn pháp luật và không thể tham gia vào hoạt động tố tụng như Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước

1.4.1.3 Trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật là đơn vị trực thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật nhằm tư vấn pháp luật cho thành viên nội bộ tổ chức và thành viên khác

Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP, phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm: hướng dẫn, giải đáp luật; tư vấn ý kiến pháp lý; soạn thảo một số văn bản bao gồm đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác; cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật; đại diện ngoài tố tụng

Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận, tiến hành vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, tuy nhiên phần lớn chỉ dành cho đối tượng là thành viên nội bộ tổ chức chủ

Trang 23

quản hoặc tổ chức khác, vì vậy với các tổ chức khác nhau sẽ có trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc khác nhau

1.4.2 Chủ thể là cá nhân

Căn cứ Điều 17 Luật TGPL 2017, người thực hiện công tác trợ giúp pháp lý bao gồm: trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên trợ giúp pháp lý

1.4.2.1 Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là viên chức làm trong trụ sở, chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước hoặc được bổ nhiệm bởi cơ quan có thẩm quyền làm trợ giúp viên pháp lý theo yêu cầu của Sở Tư pháp Các yêu cầu, điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 19 Luật TGPL 2017 bao gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn, sức khỏe,

Trợ giúp viên pháp lý là lực lượng chính trong đội ngũ nhân lực trợ giúp pháp lý Với quyền được tham gia trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức, trợ giúp viên pháp lý không chỉ hướng dẫn, phổ biến pháp luật cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, mà còn đóng góp không nhỏ trong hoạt động tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia Theo thống kê của Cục Trợ giúp pháp lý Việt Nam, trong 05 năm vừa qua, trợ giúp viên pháp lý thực hiện thành công trên 130.000 vụ việc, chiếm 80% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý Đây là đóng góp rất lớn trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật, phát triển nền kinh tế - xã hội bền vững Bên cạnh đó, việc trợ giúp viên pháp lý thực hiện hỗ trợ pháp lý miễn phí đã giúp tiết kiệm tiền bạc, công sức của người được trợ giúp pháp lý

1.4.2.2 Luật sư

Căn cứ Luật Luật sư 2012, luật sư là những người có đủ điều kiện theo luật định, cung cấp và thực hiện các dịch vụ pháp lý có phí cho khách hàng, bao gồm tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ khác Theo Khoản 1, Điều 7 Luật TGPL 2017, luật sư được tham gia trợ giúp pháp lý dựa trên 2 điều kiện là có ký kết hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước hoặc có sự phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

Trang 24

Điểm d, Khoản 2, Điều 21 của Luật Luật sư 2007 có quy định nghĩa vụ của luật sư là thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí Tuy nhiên quy định này đã được sửa đổi trong Luật Luật sư 2012: luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý Như vậy, trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, không thu nhận bất kì thù lao nào, còn luật sư thực hiện trợ pháp pháp lý theo luật định có thể nhận hoặc không nhận thù lao và không được phép từ chối nghĩa vụ trợ giúp pháp lý trừ khi có lý do chính đáng Luật sư phải thực hiện tối thiểu 4 giờ trợ giúp pháp lý trên 1 năm, theo sự phân công của Liên đoàn và Đoàn Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật

1.4.2.4 Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Căn cứ theo Điều 24 Luật TGPL 2017, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là những người đã nghỉ hưu, có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, từng đảm nhiệm các chức vụ pháp lý bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; điều tra viên; thẩm phán, thẩm tra viên Tòa án, chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan hành chính nhà nước Đồng thời người này phải có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Khi có mong muốn, người có mong muốn làm cộng tác viên cần nộp hồ sơ tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để xem xét cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý Khi đã trở thành cộng tác viên họ sẽ được thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được bàn giao trong hợp đồng với Trung tâm

1.5 Quy trình, thủ tục tiến hành trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua dựa trên cơ sở Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017; Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều Luật trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; Quyết định 2434/QĐ-BTP ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp nêu rõ quy trình, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý và quy trình thủ tục cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

Trang 25

1.5.1 Quy trình, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý là thủ tục yêu cầu về việc cung cấp các dịch vụ pháp lý một cách “miễn phí” cho người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp đảm bảo thực hiện quyền trước pháp luật

Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay bao gồm: ở Trung ương có Cục trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp; ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp Ở cấp huyện có các Chi nhánh trợ giúp pháp lý của Trung tâm và cấp xã có các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Trình tự thực hiện gồm 3 bước:

Bước 1: Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý)

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan

Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc), cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết

Bước 3: Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trang 26

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật; + Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý

1.5.2 Quy trình, thủ tục cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

Căn cứ theo Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về cộng tác viên trợ giúp pháp lý Theo đó, cộng tác viên pháp lý là những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên pháp lý, bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý

- Thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án

- Kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên - Chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự

Trang 27

- Chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý

Sau khi được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, cộng tác viên có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến Sở Tư pháp nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký tham gia đủ điều kiện Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương

1.6 Vai trò của công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi

Công tác trợ giúp pháp lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện

tiến bộ và công bằng trước pháp luật của mọi công dân, bảo đảm trong việc xây dựng Nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm tốt nhất quyền con người được thực thi Trợ giúp pháp lý là cánh tay đắc lực trong mọi lĩnh vực của pháp luật Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền bào chữa, tranh tụng và công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính Đối với người được trợ giúp pháp lý dưới 18 tuổi việc hỗ trợ pháp lý không chỉ giúp trẻ em trong giải quyết các vụ việc cụ thể mà còn giúp trẻ em nâng cao hiểu biết pháp luật qua đó góp phần trang bị cho trẻ em những kiến thức cần thiết để phòng ngừa trước những sự đe dọa của các tệ nạn xã hội, các hành vi xâm hại đến tính mạng, danh sự, sức khỏe của mình, Bên cạnh đó,

Trang 28

công tác trợ giúp pháp lý chính là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để người dưới 18 tuổi tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý một cách dễ dàng, kịp thời và cụ thể Hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL dễ dàng tiếp cận với dịch vụ TGPL, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc địa điểm khác ngoài trụ sở của tổ chức bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 12/2018/TT-BTP quy định “Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý Trong trường hợp nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý cần được giữ bí mật thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí địa điểm phù hợp” Các quy định trên đây là cơ sở pháp lý để các tổ chức thực hiện TGPL bố trí nơi tiếp phù hợp đối với trẻ em Đối với các tổ chức có trụ sở rộng có thể bố trí 01 phòng làm việc riêng tại tầng 1 để tiếp trẻ em Việc này vừa tạo cảm giác an toàn cho trẻ em, vừa bảo đảm bảo mật sự riêng tư, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn trong những vụ việc người được trợ giúp pháp lý là trẻ em bị xâm hại Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền được TGPL cho trẻ em là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi tổ chức TGPL được thành lập và đi vào hoạt động đến nay

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích một số nội dung mang tính cơ sở pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý, từ đó khoanh vùng, lựa chọn hai nội dung lĩnh vực trong công tác TGPL để tiến hành phân tích: lĩnh vực hình sự và lĩnh vực dân sự Nhóm tác giả nhận thấy đây là các nội dung ít được đề cập đến trong hoạt động TGPL cho người dưới 18 tuổi Nội dung chương 1 chính là cơ sở để tác giả phân tích cụ thể từng vụ việc cụ thể đại diện cho các lĩnh vực được đề cập tại chương 2

Trang 29

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI QUA THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ

NỘI HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm địa bàn Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thành phố có diện tích rộng, một đô thị lớn về phát triển kinh tế, là điểm đến du lịch của nhiều du khách, vậy nên thành phần cư dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội vô cùng đa dạng và phức tạp Người dưới 18 tuổi là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lí, tâm lý và ý thức Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng có thể là yếu tố gây nên các hành vi lệch chuẩn Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn quá ít ỏi, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế Một phần không nhỏ người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không đúng đắn của cá nhân, không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội Chỉ khi được giải thích, phân tích thì các em mới hiểu rằng hành vi của mình là phạm tội Với mật độ dân số cao như vậy Hà Nội là nơi giao thoa văn hóa giữa các vùng, trẻ em là đối tượng chưa có đầy đủ kiến thức và nhân sinh quan về môi trường sống nên dễ tiếp thu những quan điểm tiêu cực dẫn đến lối sống lệch lạc và thậm chí còn có những hành vi vi phạm pháp luật

Về công tác thực hiện TGPL, Trung tâm TGPL Nhà nước Thành phố Hà Nội là cơ quan nhà nước chuyên thực hiện công tác TGPL, có trách nhiệm tuyên truyền và phổ biến TGPL được thành lập theo quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 30/10/2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV quy định việc thực hiện, hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm TGPL nhà nước, Trung tâm có 01 phòng Hành chính - Tổng hợp và 03 phòng nghiệp vụ: Hình sự - Hành chính, Dân sự - Đất đai, Lao động - Xã hội tổ chức theo các lĩnh vực của pháp luật: hình sự, hành chính, dân sự và lao động Hiện nay, đội ngũ viên chức TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước Thành phố Hà Nội có số lượng lớn nhất cả nước với 47 trợ giúp viên

Trang 30

pháp lý, trong đó tới 10 người có trình độ thạc sỹ luật Trung tâm có 01 trợ giúp viên pháp lý hạng II và 46 trợ giúp viên pháp lý hạng III Đặc biệt, 70% số lượng trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm có kinh nghiệm công tác trên 05 năm Trung tâm còn có 14 chuyên viên pháp lý (có 08 chuyên viên đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư) [24]18

Nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số các vụ việc TGPL cho người dưới 18 tuổi tại Hà Nội được thực hiện trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự Chủ yếu các đối tượng được TGPL là các thiếu niên trong khoảng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi với các tội danh: gây rối mất trật tự, an toàn công cộng, trộm cướp tài sản, cố ý gây thương tích hay thậm chí là tội giết người [16]19

2.2 Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi tại Thành phố Hà Nội

2.2.2 Lĩnh vực hình sự

Theo kết quả phỏng vấn sâu năm 2024 của nhóm tác giả với Luật sư N.L với câu

hỏi “Trong thời gian hoạt động công tác trợ giúp pháp lý, Ông/Bà thực hiện trợ giúp

pháp lý cho người dưới 18 tuổi trong lĩnh vực nào?” Luật sư N.L cho biết: “ Hầu hết

các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi mà luật sư đã thực hiện chủ yếu thuộc lĩnh vực hình sự với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho nghĩa vụ liên quan hoặc bào chữa cho bị cáo”

Theo thống kê từ Công an Thành phố Hà Nội, trong năm 2022 và sáu tháng đầu năm 2023, các lực lượng cơ quan chức năng đã điều tra và xử lý 99 vụ gồm 1458 đối tượng Trong đó có xử lý hình sự với 19 đối tượng Một con số gây sự chú ý khi có 34,8% đối tượng vi phạm dưới 16 tuổi, 46% từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; đối tượng chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông; có 23,5% trong số đó là học sinh đã bỏ học; hơn 96% đối tượng chưa có tiền án tiền sự [15]20 Cũng theo báo cáo của ban pháp chế

18 Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2022), Vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, vien-phap-ly-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-thuc-trang-va-giai-phap

https://danchuphapluat.vn/vi-tri-vai-tro-cua-tro-giup-19 Vân Khánh (2024), Báo động tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, Báo Dân trí,

20240330222125207.htm

https://dansinh.dantri.com.vn/vi-tre-em/bao-dong-tinh-trang-thanh-thieu-nien-vi-pham-phap-luat-20 Thu Hương (2023), Báo động tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, Báo Nhân dân,

https://nhandan.vn/bao-dong-tinh-trang-thanh-thieu-nien-vi-pham-phap-luat-post767026.html

Trang 31

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội từ ngày 1/1/2018 đến hết 31/12/2023, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 858 vụ vi phạm phát luật của trẻ vị thành niên, với hơn 3.150 đối tượng, trong đó có 170 vụ gây rối trật tự công cộng, với hơn 1.500 đối tượng [31]21 Hầu hết các vụ án đều xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân hay có những hành vi vi phạm pháp luật như điều khiển xe máy lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, mang theo hung khí đánh nhau gây rối trật tự công cộng, gây ảnh hưởng tới an toàn xã hội

Trong hoạt động xét xử cụ thể từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn Hệ thống toà án thụ lý 8.129 vụ với 10.923 bị cáo là người dưới 18 tuổi (năm 2016 là 2653 vụ với 3494 bị cáo; 2017 là 2119 vụ với 2688 bị cáo; 2018 là 2265 vụ với 3176 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 1092 vụ với 1565 bị cáo Đã xét xử được 7014 vụ với 9188 bị cáo (năm 2016, 2424 vụ với 3169 bị cáo; năm 2017, 1878 vụ với 2374 bị cáo; 2018, 1800 vụ với 2483 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 912 vụ với 1262 bị cáo) Nếu dựa trên số liệu xét xử hàng năm như trên thì chúng ta thấy số vụ án và số bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội có chiều hướng giảm Đây chính là hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý từ khi Luật Trợ giúp pháp lý 2017 ra đời, đã góp phần giúp tỷ lệ tội phạm dưới 18 tuổi có xu hướng giảm mạnh từ 2016 là 3169 đã giảm xuống chỉ còn 2374 bị cáo vào năm 2017 Năm 2018 tuy có tăng nhẹ nhưng so với năm 2016 khi chưa có Luật TGPL 2017 vẫn giảm tới 24,8% [30]22

Từ số liệu thực tế trên cho thấy, tình trạng gia tăng tội phạm là người dưới 18 tuổi đang ở con số đáng báo động trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đây là thử thách cũng chính là điều kiện để Luật TGPL tập trung TGPL vào nhóm đối tượng này, góp phần giảm tỉ lệ tội phạm là người dưới 18 tuổi trên địa bàn Thành phố TGPL cho người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự trong tố tụng hình sự, trợ giúp viên pháp lý khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án cần nắm rõ các quy định của pháp về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi Các quy định nhằm mục giáo dục, răn đe giúp đỡ cho người dưới 18 tuổi nhận thức được sai lầm, giúp đỡ họ sửa chữa, hoàn thiện bản thân về đạo đức và năng lực trở thành công dân có ích cho xã hội Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần áp dụng hình phạt theo từng trường hợp căn cứ ở độ tuổi, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, tính chất nguy hiểm

Trang 32

Như vậy, theo căn cứ tại Điều 98 tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi bao gồm:

1 Cảnh cáo: là hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa được miễn hình phạt

2 Phạt tiền: không áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ; phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó thu nhập hoặc tài sản riêng, chính vì vậy trong trường hợp người này không có thu nhập và cũng không có tài sản riêng thì không được áp dụng phạt tiền là hình phạt chính; mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định

3 Cải tạo không giam giữ: hình phạt này được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng; thời hạn cải tạo không giam giữ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định

4 Tù có thời hạn: không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người phạm tội dưới 18 tuổi; điều luật quy định mức hình phạt là tù chung thân, tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm; nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định Đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều luật quy định mức hình phạt tù chung thân, tử hình thì mức hình phạt cao nhất không quá 12 năm tù; nếu có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá một phần hai mức phạt tù mà điều quy định

* TGPL trong vụ việc xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người

Tiêu biểu là vụ việc TGPL cho người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong vụ án “Cố ý gây thương tích”: Khoảng 21h ngày 27/05/2020, N.G.M sinh ngày 28/11/2002 cùng H đứng nói chuyện ở ngã 3 đê Thọ An thì thấy T đang ngồi chơi cùng với B và một vài bạn khác H bảo N.G.M chở sang chỗ T và B ngồi và H rút 01 con dao ra Nhóm T chạy N.G.M và H đuổi theo T nhưng không đuổi được thì quay lại chỗ B và nhóm bạn đang đứng nhìn H nhìn B và nói “nhìn cái đ gì” thì nhóm của B bỏ chạy N.G.M đuổi theo dùng tay phải đâm liên tiếp và dùng đầu gối thúc vào mặt anh B Anh B được đưa vào viện và được xác định bị gãy xương mũi và thành trước xoang hàm trái Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh B và gia đình có đơn yêu cầu khởi tố đối với N.G.M Ngày 03/7/2020, Cơ quan điều tra huyện đã ra Quyết định trưng cầu giám định thương

Trang 33

tích của anh B, kết quả tỷ lệ thương tổn 7% Cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đ.P đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với N.G.M về tội “Cố ý gây thương tích” Anh B và gia đình yêu cầu N.G.M phải bồi thường thiệt hại 60 triệu đồng Vụ việc được Trợ giúp viên pháp lý củ a Trung tâm TGPL nhà nước Thành phố Hà Nội thực hiện TGPL cho N.G.M Ngay khi được cử tham gia vụ án, Trợ giúp viên pháp lý đã gặp bị can và người giám hộ tìm hiểu nội dung sự việc, hoàn cảnh nhân thân của bị can N.G.M, tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng để bảo đảm quyền của bị can trong vụ án Trợ giúp viên pháp lý hòa giải giữa gia đình bị can và gia đình bị hại, thuyết phục gia đình bị hại chấp nhận số tiền bồi thường và rút yêu cầu khởi tố Tuy nhiên, tại giai đoạn điều tra và truy tố, phía gia đình bị hại không đồng ý làm việc với gia đình bị can và giữ nguyên mức yêu cầu bồi thường thiệt hại Đến giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, qua thời gian dài thuyết phục, Trợ giúp viên pháp lý đã hòa giải được giữa hai gia đình và phía bị hại đồng ý rút đơn và nhất trí mức tiền bồi thường là 15.000.000đ (thấp hơn so với yêu cầu trước đó) Quyết định của Tòa án, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm, xét thấy bị hại B và người đại diện theo pháp luật của anh B là bà H (mẹ đẻ) có đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án, đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án Việc rút đơn của anh B và bà H là hoàn toàn tự nguyện, Tòa án nhân dân đã ra Quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị can N.G.M bị Viện kiểm sát nhân dân truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự Tính thành công của vụ việc, khi vụ án hình sự được đình chỉ đã tạo điều kiện cho N.G.M không phải chịu trách nhiệm hình sự, việc không bị xét xử trước tòa án đã giúp cho nhân thân của người được TGPL không bị ảnh hưởng [13]23

Một vụ việc TGPL thành công khác đó chính là TGPL cho em N.Đ.B.T sinh ngày 17/05/2015 cư trú tại phường N, quận C, Hà Nội Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 02/12/2021, Đỗ Văn B ăn uống xong tại quán bún bò số A14 phương N, quận C, Hà Nội thì nảy sinh ý định thủ dâm nên đi bộ đến ngõ khu nhà A20 phường N để thủ dâm Khi đi đến trước số nhà 17A20 phường N, quận C, Hà Nội thì gặp cháu Nguyễn Đảm bảo T (Sinh ngày 17/05/2015; Nơi cư trú: Phường N, quận C, Hà Nội) đi xe đạp từ chiều ngược lại đến Đỗ Văn B đã thực hiện có nhiều hành động nhạy cảm với em N.Đ.B.T Trong quá trình xét xử, trợ giúp viên pháp lý đã hỗ trợ động viên tinh thần cho em N.Đ.B.T và bảo vệ quyền, lợi ích của em tại phiên toà Qua quá trình điều tra, truy tố Toà án nhân

23 Khả Hân (2024), Trợ giúp pháp lý cho người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội trong một số vụ việc, Cục

Trợ giúp pháp lý Việt Nam, https://s.net.vn/p0ge

Trang 34

dân quận Cầu Giấy đã tuyên bố bị cáo Đỗ Văn B phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” xử phạt bị cáo 15 tháng tù, thời hạn chấp hành phạt tù tính từ ngày 04/12/2021 [1]24

Có thể kể đến vụ việc nhóm 06 thiếu niên thực hiện hàng loạt vụ cướp vào ban đêm ở Hà Nội trong tháng 3 năm nay Theo Công an quận Hoàng Mai thuộc Thành phố Hà Nội, những đối tượng trong bị khởi tố trong các vụ cướp này đều là thanh thiếu niên trong khoảng từ 16 đến 18 tuổi, bao gồm: Đ.T.K (Sinh năm 2008, ở quận Hai Bà Trưng), T.G.B (Sinh năm 2008, ở quận Hoàng Mai); Đ.L.G.V, C.N.H.T, P.C.Đ, L.T.T (Cùng sinh năm 2009, ở quận Hoàng Mai) Qua quá trình xác minh và điều tra, công an xác định đối tượng cầm đầu nhóm cướp “trẻ” này là Đ và V Hai bạn trẻ này đã móc nối, câu kết các đối tượng khác cũng có cùng độ tuổi, bỏ học, thiếu sự theo dõi, quan tâm, chăm sóc của gia đình tham gia vào vụ việc Hàng đêm, nhóm đối tượng sử dụng dao phóng lợn thực hiện các vụ đe dọa người đi đường để cướp tài sản và xe máy Người bị hại bị nhắm đến cũng là những người cùng độ tuổi, đi xe máy không có biển kiểm soát và chở từ trên 2 người Chúng cho rằng các phương tiện không có biển kiểm soát rất có thể có được do hành vi vi phạm pháp luật khác nên nạn nhân sẽ không trình báo sự việc đến cơ quan công an Nhóm này di chuyển khắp các khu vực trên địa bàn Hà Nội với mục đích gặp bất kì nạn nhân nào có sơ hở sẽ cướp tài sản Đối với vụ việc này, Trung tâm TGPL Nhà nước Thành phố Hà Nội đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia từ khâu thụ lý vụ việc ngay sau khi thông tin được công bố [6]25

Trong buổi phỏng vấn, với câu hỏi “ Vụ việc Ông/Bà đã thực hiện trợ giúp pháp lý

thành công nhất là gì? Sau vụ việc đó Ông/Bà có rút được bài học kinh nghiệm như thế nào?” Luật sư N.L cho biết “ Vụ việc TGPL cho người dưới 18 tuổi để lại ấn tượng sâu

sắc nhất với Luật sư là 1 vụ việc Luật sư đã thực hiện trong khoảng năm 2016 - 2017 Đó là vụ việc trẻ 3 tuổi bị xâm hại tình dục Người thực hiện hành vi là một thanh niên 15 tuổi Với tội danh hiếp dâm, theo quy định của pháp luật thì người dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên luật sư đã nói chuyện với gia đình người bị

24 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 48/2022/HS-ST của Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Thành

phố Hà Nội, 482022hsst-247546

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-dam-o-doi-voi-nguoi-duoi-16-tuoi-so-25 Chu Dũng (2024), Khởi tố 6 đối tượng gây ra nhiều vụ cướp ở Hà Nội, Báo Hà Nội mới, https://hanoimoi.vn/khoi-to-6-doi-tuong-gay-ra-nhieu-vu-cuop-o-ha-noi-661502.html

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:19

w