1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Chiến Dịch Điện Biên Phủ 1954.Pdf

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Thị Bích Yên, Trần Thị Quỳnh Trang, Lê Thị Minh Tuyền, Phạm Lê Thùy Trang, Lê Thị Hương, Khà Thị Mai Phương, Trần Thị Mỹ Duyên, Nông Thị Minh Huyền, Lê Phương Linh, Đỗ Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Phương Trang
Người hướng dẫn Bùi Thọ Quang
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Lý luận Chính trị
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • 1. VÕ NGUYÊN GIÁP - Vị anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam (5)
    • 1.1 Tiểu sử về Võ Nguyên Giáp (5)
    • 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp (5)
      • 1.1.1 Cuộc đời (5)
      • 1.1.2 Sự nghiệp và chiến tích (7)
  • 2. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (9)
    • 2.1 Hoàn c nh l ch s ả ị ử (0)
    • 2.2 Diễn biến (10)
    • 2.3 Kết quả (13)
    • 2.4 Ý nghĩa (14)
  • 3. VAI TRÒ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP (15)
    • 3.1 Vị trí của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (15)
    • 3.2 Vai trò (16)
      • 3.2.1 Là Tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ huy chiến dịch (16)
      • 3.2.2 Là một người anh, người cha, người đồng chí thân thiết gần gũi (21)
  • 4. Nghệ thuật quân sự (22)
  • 5. Liên hệ sinh viên (27)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUChiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và đã đi vào lịch sử thế giới.Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi chung của cả dân

VÕ NGUYÊN GIÁP - Vị anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam

Tiểu sử về Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.

Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.

Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở

Hu và mất trong tù (sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy).

Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện BiênPhủ Sau 1954, gia đình chỉ còn 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và VõThuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, và người em gái là bà Võ ThịLai.

Cuộc đời và sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào) Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm

1924 ở miền Trung Việt Nam Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.

Thời thanh niên Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ NguyênGiáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit) Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc

Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.

1.1.2 Sự nghiệp và chiến tích

- Bắt đầu sự nghiệp quân sự

Ngày 3/5/1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên Trung quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội.

Ngày 22/12/1944, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo.

Ngày 25/12/1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng BộNội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng

7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945- 1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên phủ

Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia:

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:

Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)

Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)

Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)

Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)

Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)

Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)

Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)

Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)

Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Diễn biến

Để tiến công, quân ta chia chiến dịch Điện Biên Phủ thành 3 đợt Cuộc chiến kéo dài gần 2 tháng từ 13/3 đến 7/5/1954: Đợt 1: (13 - 17/3/1954): Tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải đầu hàng.

– Ngày 13/3/1954: Lúc 17 giờ 05 phút, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh mở chiến dịch Điện Biên Phủ Mục tiêu của trận đấu đầu tiên là Him Lam Vào

20 giờ 30, Đại đoàn 312 báo cáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Ngày 15/3/1954: 3 giờ 30 phút, cuộc tấn công vào đồi Độc Lập bắt đầu. Đến 6 giờ30 phút, lá cờ Quyết Chiến Quyết Thắng tung bay trên đỉnh đồi. – Ngày 17/3/1954: Rạng sáng địch tháo chạy khỏi đồi Bản Kéo Địch mất Him Lam, đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo, bộ phận phía Bắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch đã được hoàn thành Ta bố trí lực lượng chia cắt Hồng Cẩm ra khỏi trung tâm và bắt đầu xây dựng giao thông hào để tiến công khu trung tâm. Đợt 2: (30/3 đến 26/4/1954):

- Ngày 30/3/1954: đúng 18 giờ, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

– Ngày 31/3/1954: Địch phản công chiếm lại C1, D1, E1 nhưng thất bại hoàn toàn Trên đồi A1, trung đoàn 102 của đại đoàn 308 thay trung đoàn 174 của binh đoàn 316, khoảng 18 giờ, đánh vào đỉnh đồi, đánh suốt đêm nhưng không thành công.

– Ngày 1/4/1954: 5 giờ, địch tăng quân đến đồi A1 cùng lực lượng đóng quân còn lại trên đỉnh đồi mở cuộc phản công Đến đêm, quân ta đánh lên đỉnh đồi nhưng không thành công.

– Ngày 2/4/1954: Địch tiếp tục phản kích Đồi A1 Ta vẫn giữ được phần đồi đã chiếm được, nhưng tạm dừng tấn công trên đỉnh để bảo toàn lực lượng Cùng ngày, ở căn cứ điểm 311, phần lớn quân địch đầu hàng, một số bỏ chạy, ta đánh chiếm gọn.

- Ngày 6/4/1954: Hội nghị sơ bộ lần thứ 2 quyết định ta tiếp tục tiêu diệt các điểm cao phía đông, tăng cường bao vây, tiếp tục đánh chiếm sân bay trung tâm để tiêu hao sinh lực địch và khủng bố tinh thần họ.

– Ngày 10/4/1954: Khoảng 6 giờ sáng, địch mở cuộc tấn công có hỏa lực mạnh nhằm chiếm lại Đồi C1.

– Ngày 11/4/1954: Khoảng 2 giờ sáng, sau gần một ngày đêm chiến đấu vô cùng ác liệt, quân ta tiến lên sườn đông Đồi C1 tổ chức phòng ngự.

- Ngày 15-18/4/1954: trung đoàn 165 tiêu diệt cứ điểm 105 bảo vệ phía Bắc Sân bay Mường Thanh.

- Ngày 19 - 22/4/1954: Buổi sáng, Trung đoàn 36 đánh cứ điểm 206 bảo vệ phía Tây sân bay Mường Thanh Ngày 23 tháng 4, Đô Kít đưa bộ binh có xe tăng đánh phá giao thông hào của ta nhưng bị chống trả quyết liệt buộc phải rút lui.

– Trưa 23/4/1954: Địch triển khai 12 máy bay ném bom và 4 máy bay ném bom B26 bắt đầu đánh phá khu vực Đồn 206.

– Ngày 27/4/1954: Pháp tiến hành “Chim kền kền cổ khoang”, đưa quân từ Lào sang dỡ bỏ vòng vây Điện Biên Phủ Lực lượng tiếp viện của địch vừa đến Mường Hoa thì bị phục kích, hoảng sợ tháo chạy sang Lào.

- Ngày 29/4/1954: Do không thuyết phục được đồng minh, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao-ơ quyết định ngừng kế hoạch “Chim kền kền” bằng cách thả bom nguyên tử xuống quân đội ở Điện Biên Phủ. Đợt 3: (từ 1/5 đến 7/5/1954):

– Ngày 1/5/1954: 17 giờ 00, đợt tiến công thứ ba vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

– Ngày 2/5/1954: 2 giờ sáng, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) tiêu diệt hoàn toàn 2 cứ điểm 505 và 505A phía đông sông Nậm Rốm Cùng ngày, ở Hồng Cúm, trung đoàn 57 (Tiểu đoàn 304) đã buộc địch phải rút chạy khỏi Khu C. – Ngày 4/5/1954: Đờ Cát gặp gỡ các sĩ quan cao cấp dưới quyền, phổ biến kế hoạch “Hải âu lớn” Đến đêm, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tiêu diệt cứ điểm 311B.

– Ngày 06/05/1954: 8 giờ tối, pháo binh ta bắn A1, C2 ở phía đông, 506 quả ở phía bắc, 310 quả ở phía tây Ở hướng tây, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) tiêu diệt cứ điểm 310.

– Ngày 7/5/1954: Rạng đông, Trung đoàn 174 (316) làm chủ Đồi A1 9 giờ

30, Trung đoàn 98 (316) chiếm Đồi C2 Vào 14 giờ, trung đoàn 209 (312) lại mở đợt tiến công đồn 507 Lần này, quân địch nhanh chóng tan rã, phân tán.

Trung đoàn 209 tiếp tục đánh đến căn cứ 508, rồi căn cứ 509 Vào 15 giờ, Sở chỉ huy hành quân phát lệnh tổng tiến công Mường Thanh Vào 17 giờ 30, đại đoàn 312 báo cáo đã toàn bộ lực lượng địch trong khu vực trung tâm đã bị đánh bại Cuộc kháng chiến dành thắng lợi.

Kết quả

7-5-1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm.

- Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược được thế cờ Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị Việt Minh tiêu diệt Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương.

- Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc bị bắn rơi,

21 chiếc bị phá hủy khi đậu trên sân bay), trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, ngoài ra còn có 2 trực thăng cũng bị phá hủy Ngoài số máy bay bị phá hủy, còn có 186 phi cơ khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau Phía Mỹ có 1 vận tải cơ hạng nặng C-119 bị bắn rơi Về vũ khí, Pháp mất toàn bộ trang bị vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ Phía QĐNDVN thu giữ 2 chiếc xe tăng M24 Chaffee, 28 khẩu đại bác và súng cối các loại, 5.915 khẩu súng bộ binh các loại (súng cá nhân và súng cộng đồng), 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng khác.

- Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của ViệtNam là 4.020 người chết,9.691 người bị thương, và 792 mất tích.

Ý nghĩa

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 thắng lợi đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta Chiến thắng này đã ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại. Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam:

+ Cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ Ne Vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Chiến thắng này đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.

+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới: + Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới Báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

+ Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh Đồng thời đã chứng minh một chân lý thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

VAI TRÒ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP

Vị trí của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đứng trên cương vị là Chỉ huy kiêm Bí thư đảng ủy chiến dịch lại được chủ tịch nước cho toàn quyền quyết định với yêu cầu bắt buộc “phải thắng” thì đây thưc sự là một vinh dự to lớn đồng thời cũng là khó khăn khi phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Vai trò

3.2.1 Là Tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thể hiện qua nhiều đóng góp:

3.2.1.1 Những quyết định chính xác từ những ngày đầu khi Nava cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ từ chỗ chỉ là sự lựa chọn bị động đối phó với hoạt động chủ lực của ta đã nhanh chóng được Nava biến thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava ngay từ Đông Xuân 1953-1954 Để phá tan kế hoạch Na-va, ta chủ động mở các cuộc tiến công lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, lấy Tây Bắc làm hướng chính

Ngày 21/11/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lập tức thành lập bộ phận tiền trạm lên Tây Bắc lập Sở chỉ huy Tiền phương với “nhiệm vụ giải phóng Lai Châu và chuẩn bị chiến trường Điện Biên Phủ, đề phòng địch rút chạy qua Tây Trang sang Lào nắm vững tình hình đồng thời chuẩn bị phương án đánh Điện Biên Phủ đệ trình Tổng quân ủy” Ngay trong ngày 21/11/1953, Đại tướng đã thông báo cho các Đại đoàn chủ lực sẵn sàng lên đường chiến đấu Riêng đại đoàn 304 đang ở Thanh Hóa được lệnh hành quân ngay lên Tây Bắc làm nhiệm vụ nghi binh rồi bí mật luồn rừng về Phú Thọ đề phòng địch tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc.

Ngày 26/11/1953, bộ phận Tiền trạm qua Sở chỉ huy Tiền phương lên đường đi chiến dịch.

Ngày 6/12/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi tờ trình của Tổng Quân ủy lên Bộ Chính trị dự kiến kế hoạch tác chiến ở Tây Bắc gồm hai bước:bước đầu là giải phóng Lai Châu, tiếp đó sẽ đánh chiếm Điện Biên Phủ.

Ngày 10/12/2953, quân ta tiến đánh Lai Châu, một bộ phận khác di chuyển xuống bao vây Điện Biên Phủ Qua 10 ngày chiến đấu, quân ta giải phóng toàn bộ Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ Trước tình hình đó Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ và chấp nhận một cuộc tổng giao chiến với chủ lực ta ở đó như dự định.

3.2.1.2 Những quyết định quan trọng tại chiến trường: a Thay đổi phương châm tác chiến Đầu tháng 1/1954, vừa đến chiến trường, Đại tướng lập tức họp Đảng ủy mặt trận để nghe báo cáo tình hình thực tế và kế hoạch tác chiến mà cơ quan tham mưu và cố vấn Trung Quốc Mai Gia Sinh dự kiến Sau khi phân tích tình hình mọi người đều thống nhất lựa chọn phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”. Ngày 14/1/1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến tới các đơn vị tham chiến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Púa, các đơn vị tranh thủ triển khai chuẩn bị chiến đấu theo phương châm "đánh nhanh thắng nhanh", ngày nổ súng là 17 giờ ngày 25/1/1954 Hoàn cảnh đó đã đặt Đại tướng vào tình thế vô cùng khó khăn khi quan điểm của ông trở thành thiểu số rằng việc tấn công theo phương án ấy rất mạo hiểm

Là Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch nhưng Đại tượng lại bị đặt vào nghịch cảnh là phương châm tác chiến đã được hoạch định sẵn “việc đã rồi” Với thực tế đó, nếu không có tinh thần trách nhiệm cao cả, thiếu đi một bản lĩnh vững vàng, một tư duy khoa học thì có lẽ bất kì ai cũng đều chấp nhận phương châm đã định sẵn theo quan điểm đa số áp đảo mà không phải một mình chịu trách nhiệm về thành bại của chiến dịch.

Sau hơn 20 ngày đêm suy nghĩ cho đến trước giờ nổ súng không đầy 10 tiếng đồng hồ, Đại tướng đã đưa ra quyết định đó là hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra khỏi trận địa, chuẩn bị lại chiến trường để chuyển phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định lịch sử, tạo bước ngoặt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi hoàn toàn 56 ngày đêm của chiến dịch (13/3/1954 - 7/5/1954 với 3 đợt tiến công) quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn tại Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), hòa bình lập lại tại Đông Dương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. b Công tác hậu cần và chuẩn bị cho phương châm tác chiến mới

Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến Tình hình cung cấp khẩn trương từng ngày, từng giờ, không kém tình hình chiến đấu” Henri Navarre - Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp, khi đó đã đắc chí tuyên bố: “Việt Minh không thể giải quyết được các khó khăn để bảo đảm cho khối chủ lực đánh lớn, đánh dài ngày trên chiến trường rừng núi, xa hậu phương này”

Nói về công tác hậu cần của quân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ,Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúc kết: “Quân địch không bao giờ tưởng tượng được rằng chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này Đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân Sức mạnh đó có thể khắc phục tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù” Để nối liền hậu phương với tiền tuyến, đưa sức mạnh của hậu phương tới mặt trận, công tác bảo đảm hậu cần được tổ chức rất chặt chẽ, phù hợp với tình hình cụ thể, tạo nên thế trận hậu cần vững chắc Do địa bàn Chiến dịch ở xa hậu phương, nên ta đã tổ chức cung cấp thành hai tuyến: tuyến hậu phương do Tổng cục Cung cấp và Hội đồng Cung cấp mặt trận các liên khu: Việt Bắc, 3, 4 đảm nhiệm; tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp tiền phương, Hội đồng Cung cấp mặt trận Liên khu Tây Bắc phụ trách và được tổ chức thành 04 binh trạm, mỗi binh trạm gồm đủ các lực lượng vận tải, kho, quân y, để bảo đảm tốt nhất cho bộ đội. Đồng thời, các tuyến được linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể Khi thay đổi phương châm tác chiến Chiến dịch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, tuyến hậu phương từ Ba Khe, Suối Rút đã vươn xa tới Sơn La để giảm bớt khó khăn cho tuyến sau; tuyến chiến dịch được bố trí từ Sơn La đến Điện Biên và các binh trạm cũng được điều chỉnh cho phù hợp Đây là cách tổ chức rất khoa học, các tuyến được phân định rõ ràng, hình thành mạng lưới cung cấp rộng khắp, tạo nên thế trận hậu cần vừa vững chắc vừa liên hoàn; công tác chỉ huy, hiệp đồng nhịp nhàng, thống nhất, kịp thời bảo đảm cho các lực lượng tham gia Chiến dịch Thắng lợi ủa Chiến dị h Điện ᴄ ᴄ Biên Phủ đánh dấu bướ phát triển đỉnh ao ủa nghệ thuật quân ѕự Việt Nam ᴄ ᴄ ᴄ trong uộ kháng hiến hống thự dân Pháp, trong đó, điểm nổi bật trướ khi ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ diễn ra hiến dị h là thaу đổi phương hâm tá hiến từ “đánh nhanh, giải ᴄ ᴄ ᴄ ᴄᴄ quуết nhanh” ѕang “đánh hắ , tiến hắ ” Đâу là ѕự thaу đổi táo bạo theo ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ phương hâm hiến lượ “tí h ự , hủ động, ơ động, linh hoạt”, trở thành ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ ᴄ nguуên tắ hỉ đạo ao nhất, đem lại niềm tin, nguồn ѕứ mạnh hính trị, tinh ᴄᴄ ᴄ ᴄ ᴄ thần to lớn ho quân à dân ta, bảo đảm hiến dị h đi đến thắng lợi hoàn toàn.ᴄ ᴠ ᴄ ᴄ c Sáng tạo cách đánh độc đáo

Cách đánh là sự biểu hiện tập trung nhất tính sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch, phản ánh khả năng tư duy và tài nghệ chỉ huy và điều hành chiến dịch, quyết định đến thắng lợi của chiến dịch Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta luôn phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh", bằng sự mưu trí, sáng tạo ta đã lựa được những cách đánh chiến dịch phù hợp, mang lại hiệu quả, đưa chiến dịch đến thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, từ đặc điểm phòng ngự kiên cố vững chắc của tập đoàn cứ điểm, trên khu vực địa hình có lợi cho địch, bất lợi đối với ta Mặt khác địch lại có khả năng chi viện, tiếp tế bằng cầu hàng không cho tập đoàn cứ điểm Trong khi đó, so sánh tương quan lực lượng ta không hơn địch, vũ khí trang bị lạc hậu hơn của chúng, đặc biệt là trình độ tác chiến của bộ đội của ta còn có hạn, chủ yếu lấy đánh địch ngoài công sự là chính, cách đánh "đánh điểm, diệt viện" và tiến công địch phòng ngự trong cứ điểm và cụm cứ điểm, riêng đánh tập đoàn cứ điểm bộ đội ta chưa kinh nghiệm, ít kinh nghiệm đánh hiệp đồng lớn Trước hiện thực khách quan trên và yêu cầu đặt ra đối với chiến dịch Để giành được thắng lợi quyết định, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", sáng tạo vận dụng cách đánh chiến dịch, với nội dung cốt lõi là: Vây hãm kết hợp với đột phá lần lượt có trọng điểm từ ngoài vào trong, tiêu diệt từng bộ phận, làm suy yếu địch, tiến tới tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Những nét sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói chung, cách đánh chiến dịch nói riêng là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, có giá trị nghiên cứu, vận dụng vào hoạt động thực tiễn quân sự, bổ sung phát triển nghệ thuật chiến dịch trong chiến tranh bảo vệ Tổ, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự quốc gia, ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng thực hiện thắng lợi các chiến dịch khi có chiến tranh xảy ra Thực hiện thành công quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa.

3.2.2 Là một người anh, người cha, người đồng chí thân thiết gần gũi

Tại mặt trận Điện Biên Phủ, rõ ràng Võ Nguyên Giáp trên cương vị là một Đại tướng, Tư lệnh chiến dịch nhưng ông lại giống như một người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi của bộ đội Ông là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực cho dù người đó giữ cương vị to hay bé, quân hàm cao hay thấp và biết quý từng giọt máu của bộ đội. Trước nhiều trận đánh lớn, bao giờ Võ Nguyên Giáp cũng viết thư thăm hỏi, động viên bộ đội và dân công Ngày Xuân trên chiến hào, những tình cảm chân tình của vị Tư lệnh chiến dịch đã tiếp thêm sức mạnh cho các mũi, các hướng sẵn sàng xung trận

Dù phải đứng trước bao điều kiện khó khăn của mặt trận, song Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội trong điều kiện tối đa có thể; đặc biệt là hết mực thương yêu, quý trọng cấp dưới và biết trọng dụng những người có đức - tài Dưới ông, nhiều trí thức xuất thân từ các thành phần khác nhau đã có cơ hội cống hiến hết mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ và không ít trong số đó về sau đã trở thành những vị tướng lĩnh tài ba của quân đội

Võ Nguyên Giáp còn là một con người luôn coi trọng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể Ông luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới Trước khi quyết bất cứ vấn đề hệ trọng nào vị Đại tướng đều không tự mình quyết định mà phải đưa ra thảo luận tập thể Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” - một phương châm đã góp phần đưa Võ Nguyên Giáp lên hàng

Nghệ thuật quân sự

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954, chiến dịch đã đi vào lịch sử thế giới, tạo nên một sự kiện làm chấn động địa cầu lúc bấy giờ, đã có vô vàn câu hỏi, sự bàng hoàng của người dân trên nhiều quốc gia như: “Tại sao một người chưa từng ngồi trên ghế các nhà trường quân sự lại đối đầu thắng lợi với

15 sĩ quan cấp cao, có nhiều kinh nghiệm nhất, được đào tạo bài bản tại các trường quân sự nổi tiếng nhất phương Tây?” hay “Do đâu mà một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu lại đương đầu được với vũ khí hiện đại?”,

Và đúng là như vậy, không phải ngẫu nhiên hay hay ngay lập tức mà Võ Nguyên Giáp được phong danh hiệu đại tướng với tên gọi lừng danh là “Tướng Giáp” mà trước đó ông chỉ là một nhà giáo dạy lịch sử, nhà báo bình thường, sau đó ngài đã trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936-

1939, khoảng thời gian mà Đảng Cộng sản ta còn chưa giành được chính quyền. Những năm sau đó, ông trở thành học trò cũng như đồng chí cán bộ gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh Sát cánh cùng nhân dân, đồng đội chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, dần dần có kinh nghiệm chỉ huy các chiến dịch lớn như Biên Giới, Hòa Bình, Càng ngày, tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp cũng được bộc lộ, khẳng định, vai trò của ông đối với Việt Nam trở nên không thể thay thế. Với tài chỉ huy, thao lược tài tình như vậy, ta không thể không nhắc đến năm nghệ thuật quân sự mà Võ Nguyên Giáp đã thực hiện trong trận Điện Biên Phủ. Đầu tiên, là nghệ thuật chiến tranh toàn dân hay là về phong cách xây dựng lực lượng quân đội.

Trận Điện Biên Phủ là cuộc chiến giữa quân đội và nhân dân có trình độ trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu chống lại những đội quân hùng mạnh, trình độ vũ khí hiện đại Bị áp đảo về mọi mặt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người lãnh đạo trực tiếp, đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm của cha ông mà xây dựng nên lực lượng vũ trang cách Mạng Việt Nam làm ba bộ phận là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích Sâu hơn là việc dù coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực thì “vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong địa phương”- coi đây

“là một bức tường sắt của Tổ quốc” bởi ngài biết rằng người địa phương chắc chắn sẽ hiểu và nắm rõ địa hình cũng như khí hậu nơi đây Tư tưởng lớn mà không thoát ra khỏi truyền thống quân sự đã góp phần tạo nên chiến thắng của ta. Đây là cuộc chiến tranh toàn dân tham gia, toàn diện trên các mặt trận, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng hành cùng với bộ đội chủ lực, chúng ta còn huy động khoảng 20 vạn dân công, 2 triệu dân quân, du kích Điều này đã khiến người Pháp không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên chở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết đáp ứng nhu cầu của Chiến dịch Cho nên, khi được hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tự hào khẳng định đó là chiến thắng của cả một dân tộc chống lại một đội quân xâm lược. Thứ hai, nghệ thuật quân sự đậm chất nhân văn

Thượng tướng, GS.Hoàng Minh Thảo đã đánh giá rằng: “Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa bảo đảm thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho tướng sĩ Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất ” Điều này cho thấy cách cầm quân của vị đại tướng ấy là luôn hướng đến dân quân Phong cách quân sự đậm tính nhân văn ấy cụ thể là ông biết đau thương, biết tiếc từng giọt máu của binh lính đổ ra trên chiến trường để mà luôn phải nghĩ ra những chiến lược hạn chế “đổ máu” nhất có thể.

Thứ ba, nghệ thuật “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” Ở bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, đất nước ta thực sự nghèo và lạc hậu, nhìn tổng thể thì vấn đề chạy đua vũ trang cùng các học thuyết quân sự sẽ là rất khó cho Việt Nam ta giành thắng lợi nhưng lý do ta lại giành được chiến thắng to lớn ấy, Đại tướng đã từng trả lời rằng: “Chúng ta không bao giờ chủ quan khinh địch, luôn coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự, phát triển học thuyết quân sự VN lên những bước mới Và chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, học thuyết quân sự VN trong thời đại Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược bất cứ từ đâu tới”

Ban đầu, chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” nhưng sau khi phân tích, nhận định tình hình quân ta với quân địch, Đại tướng đã biết rằng ta không thể chủ quan, nóng vội nên đã chuyển sang cách “đánh chắc, tiến chắc” trong khi đã bố trí xong trận địa, pháo lớn đã kéo lên vị trí chiến đấu với biết bao công sức và xương máu bởi ngài biết rằng nếu “xông xáo” lao vào đánh một kẻ thù với đầy đủ trang bị hiện đại hơn, quân ta chắc chắn sẽ thua, hơn nữa, đây sẽ là cứ điểm cuối cùng để giành được chiến thắng tổng nên càng không thể lơ là Và chiến thắng sau 56 ngày đêm anh dũng là minh chứng cho thấy việc thay đổi chiến lược thực sự đúng đắn, hợp thời, trở thành bước ngoặt lịch sử cho ta khi đánh đuổi được quân Pháp ra khỏi Đông Dương.

Thứ tư, nghệ thuật quân sự theo tư tưởng “người trước súng sau”,

“chính trị trọng hơn quân sự”

Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra tính chất hoạt động của quân đội là: “Chính trị trọng hơn quân sự” cùng quan điểm trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang là: “Người trước, súng sau”,đồng thời cũng nhận định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” Và để có thể tuân theo tư tưởng ấy của Bác vào trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp đã luôn xác định coi trọng yếu tố con người bởi chính những người quân nhân cách mạng là nền tảng cốt lõi của sự nghiệp xây dựng quân đội Cụ thể, Đại tướng xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội luôn chú trọng phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lý tưởng cách mạng, đạo đức và những nhân tố chính trị tinh thần của người lính; luôn đặt yếu tố con người lên trên sức mạnh của vũ khí trang bị Nhân tố chính trị tinh thần đã biến những người lính nông dân thành những chiến sĩ quả cảm, đã nhân lên sức mạnh của các loại vũ khí, là khởi nguồn cho những sáng tạo bất tận trong chiến đấu lúc bấy giờ và sau này.

Ngoài ra để có thể thực hiện được tư tưởng “Người trước, súng sau”, “Chính trị trọng hơn quân sự” theo lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã đặc biệt quan tâm việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng cũng như các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội theo phương châm “ở đâu có bộ đội, ở đó có sự lãnh đạo của Đảng”, thứ mà đã không ngừng cổ vũ và nâng cao tinh thần chiến đấu cho cán bộ và chiến sĩ trong toàn quân, toàn dân.

Ngoài ra, còn có nhiều những ý kiến, đánh giá khác về nghệ thuật quân sự cũng như con người của Võ Nguyên Giáp như:

“Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự Mác xít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp” (G.Bonnet, Từ điển bách khoa toàn thư Pháp)

“Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao… Sức mạnh hơn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử” (Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, 1993)

“Ông Giáp có tất cả đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh.” (Đại tướng Mỹ W.Westmoreland)

“Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu trong thế vô cùng yếu Thiếu trang bị Thiếu nguồn tài chính Dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân” (Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B.Curry).

Liên hệ sinh viên

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng Với Đại Tướng

Võ Nguyên Giáp người là chiến sĩ cộng sản trung kiên, hiến dâng trọn đời cho cách mạng,vì mục tiêu độc lập dân tộc Hay để có được Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đó là nhờ sự chiến đấu không ngừng nghỉ, quên thân mình để bảo vệ Tổ quốc của những người chiến sỹ Trong thời bình, đặc biệt là đối với thanh niên thì trách nhiệm đối với đất nước là vô cùng quan trọng Trên cương vị là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường tôi cần có quyết tâm thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, Tuổi trẻ bao giờ cũng ngập tràn năng lượng, cũng nông nổi, làm gì cũng muốn xông vào làm ngay rồi rút nhanh Ít có người suy kỹ tính sau, vì vậy làm việc gì cũng không thành công đại tướng Voc nguyên Giáp đã cho ta cái nhìn lối suy nghĩ đúng đắn: quyết đoán và nhẫn nại luôn phải song hành cùng nhau Với kẻ thù phải kiên quyết, nhưng với bạn bè phải nhẫn nại Khi địch hơn ta thì phải kiên trì chuẩn bị, rèn luyện Khi ta hơn địch thì phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ.

Thứ hai, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, luôn trung thành với tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Xác định mục tiêu rõ ràng, không hoang mang dao động trước những khó khăn thách thức Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, Đồng thời mỗi sinh viên cần biết đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, bác bỏ có cơ sở khoa học.

Thứ ba, Sự sáng tạo là điều cần thiết sinh viên hiện nay không được quá ép mình vào một khuôn khổ đã được định sẵn mà phải phá cách, sống đặc biệt.trong học tập học phải đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn Trong làm việc cũng như học tập, rất cần sự sáng tạo Do đó, tuổi trẻ nhất định phải sáng tạo, phải dám nói những điều không ai nói, dám làm những điều không ai làm, dám nghĩ những điều chưa ai nghĩ Chỉ có vậy mới có thể trở thành vĩ nhân, mới có thể đạt được những điều to lớn trong cuộc đời.

Thứ tư, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân Noi gương Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ những người đã hy sinh để dành hòa bình cho Tổ quốc Vai trò trách nhiệm cần được đẩy lên cao, nói phải đi đôi với làm, học phải đi đôi với hành Có đủ đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Mỗi sinh viên phải tích cực, tự giác, có nếp sống giản dị, giàu lòng nhân ái ,ý thức tổ chức kỷ luật; có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống, văn hoá ứng xử, giao tiếp.

Thứ năm, Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh Đồng thời, cổ vũ, động viên sinh viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ sáu, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng hòa bình của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc, đậm nét trong các cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ Phải đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu cùng đưa đất nước phát triển

Thắng lợi Điện Biên Phủ là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó không thể kể không kể đến đó là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và đặc biệt là vai trò, trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ông đã đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn; phương pháp cách mạng khoa học, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù Đại tướng

Võ Nguyên Giáp luôn tỏ rõ là một vị tướng tài đức song toàn, có uy tín cao và tròn vẹn Ngoài ra, ý chí và quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và nhân dân ta nhân lên gấp bội, tạo thành sức mạnh có ý nghĩa quyết định.Thời gian không ngừng trôi, lịch sử dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục đi lên trên những hành trình mới, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử này vẫn mãi là một biểu hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; trở thành bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, rất cần được chắt lọc và vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh.

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN