1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN BẰNG CÁC LOÀI CÂY BẢN ĐỊA VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kinh tế - Thương mại - Kiến trúc - Xây dựng ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN BẰNG CÁC LOÀI CÂY BẢN ĐỊA VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ Nguyễn Thị Nhung và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai TÓM TẮT Từ 2005 đến 2009 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai đã thực hiện đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc bộ”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài là góp phần xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng các loài cây: Re gừng (Cinamomum obtusifolium), Kháo vàng (Machilus bonii), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Xoan đào (Pygeum arboreum), Sồi phảng (Pasania cerebrina). Kết quả đề tài đã xây dựng được 25ha mô hình thí nghiệm với 7 mô hình gồm trồng thuần loài (2 mô hình) và hỗn loài (3 mô hình). Ở các mô hình hỗn loài được bố trí theo 3 công thức thí nghiệm: Hỗn giao theo cây, hỗn giao theo hàng và hỗn giao theo băng. Đề tài đã nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng đường kính và chiều cao của các loài cây trong các mô hình. Căn cứ các số liệu đã thu thập và tính toán có thể kết luận các loài cây sử dụng để xây dựng mô hình đều là các loài sinh trưởng tương đối nhanh và đều có thể dùng để gây trồng rừng. Đề tài đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho 5 loài cây: Re gừng, Kháo vàng, Dẻ đỏ, Xoan đào, Sồi phảng. Từ khóa: Trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Trung tâm Bắc Bộ là một trong 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. Diện tích toàn vùng chiếm khoảng 13 diện tích miền núi phía Bắc và khoảng 110 diện tích cả nước với tổng diện tích rừng và đất là 2.267.597ha, trong đó đất có rừng là 1.451.940ha, đất trống đồi núi trọc là 815.657ha. Độ che phủ bình quân 42,35, cao nhất là Tuyên Quang 56,7, thấp nhất là Vĩnh Phúc 20,3. Độ che phủ toàn vùng đạt xấp xỉ tỉ lệ che phủ toàn quốc năm 1943 là 43. Đây là khu vực giàu có, đa dạng về cả thành phần loài động thực vật, kiểu rừng và chất lượng rừng. Rừng tự nhiên của vùng Trung tâm Bắc Bộ đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Sự suy thoái này thể hiện ở sự giảm thiểu khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác cũng như sự giảm thiểu khả năng bảo vệ môi trường sinh thái. Các loài gỗ quí như Đinh, Lát hoa, Lim, Nghiến,…đã bị khai thác cạn kiệt. Nguyên nhân việc mất rừng thì có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của người dân trong việc bảo vệ xây dựng và phát triển rừng. Bên cạnh đó phải kể đến việc kinh doanh rừng không bền vững của các lâm trường. Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về lâm sản công tác trồng rừng đã được Nhà nước quan tâm chú ý. Đến năm 2004 cả nước đã trồng được 2.219.000 ha rừng. Tuy nhiên, đa số cây trồng là cây nhập nội (Bạch đàn, Keo) với phương thức trồng chủ yếu là thuần loài. Việc làm thay đổi một diện tích khá lớn ở vùng Trung tâm Bắc Bộ từ trạng thái rừng mưa thành trạng thái rừng khô đã gây ra các biến đổi về khí hậu và môi trường là điều không thể tránh khỏi. Còn xét về mặt đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thì rừng trồng cây nhập nội có giá trị thấp. Theo Nguyễn Xuân Quát hiện nay chúng ta đã đề xuất được 210 loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao cho 9 vùng sản xuất Lâm nghiệp, trong đó vùng Trung tâm Bắc Bộ có 81 loài. Trong “Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam” các tác giả đã khuyến nghị sử dụng 31 loài trong đó vùng Trung tâm có 16 loài. Từ năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt cho Trung tâm NCTNLS Cầu Hai thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc Bộ”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nguyên cứu Để xây dựng mô hình đã chọn địa điểm 3 ha tại xã Tiêu sơn- huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ và 22 ha tại trạm Lâm sinh Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. Chọn 5 loài cây: Re gừng (Cinamomum obtusifolium), Kháo vàng (Machilus bonii Hlec), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.camus), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Sồi phảng (Pasania cerebrina A.camus). Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sinh thái thực nghiệm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp hỗn hợp (bố trí ngẫu nhiên các công thức thí nghiệm trên hiện trường nghiên cứu). Hỗn giao theo cây Hỗn giao theo hàng: Trồng mỗi loài cây một hàng đan xen nhau. Hỗn giao theo băng: Trồng mỗi loài 3 hàng cây. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Xây dựng mô hình Loài cây, phương thức trồng rừng Lựa chọn loài cây gây trồng - Tiêu chí lựa chọn loài cây: Phân bố rộng, giá trị sử dụng cao, sinh trưởng nhanh, tán lá kín và rộng, nguồn giống dồi dào, dễ gieo ươm, dễ gây trồng. - Các loài cây đề tài đã lựa chọn: Re gừng, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Sồi phảng, Xoan đào. Phương thức và kỹ thuật trồng - Phương thức trồng: + Trồng thuần loài. + Trồng hỗn giao. Tiêu chuẩn cây con trước khi đem trồng - Cây con có bầu, Kích thước bầu 10 x14cm - Tuổi cây con từ 6-8 tháng - Cây xanh tốt, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn - Kích thước cây: Đường kính cổ rễ từ 0,7- 0,8cm; chiều cao từ 35- 50cm Bố trí thí nghiêm: Đề tài đã xây dựng 7 mô hình gồm trồng thuần loài và hỗn loài. Mỗi mô hình hỗn loài bố trí theo 3 công thức: Hỗn giao theo cây, hỗn giao theo hàng và hỗn giao theo băng. Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Đánh giá bước đầu về sinh trưởng của cây trồng Sinh trưởng chiều cao trong các mô hình hỗn loài Sinh trưởng về chiều cao của cây rừng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá sinh trưởng của cây trồng. Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ đến trữ lượng rừng mà ít chịu ảnh hưởng của các biện pháp kinh doanh. Theo Eichhorn (1904) thì trữ lựơng rừng là hàm số của chiều cao lâm phần, tất cả các lâm phần trên các điều kiện lập địa khác nhau có cùng trữ lượng khi có cùng chiều cao bình quân. Thông thường người ta dùng chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao để đánh giḠcây sinh trưởng nhanh và cây sinh trưởng chậm hay cây sinh trưởng trung bình đối với rừng trồng ở giai đoạn đầu. Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao thể hiện ở Bảng 1: Bảng 1. Các chỉ tiêu về chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong các mô hình hỗn loài Công thức thí nghiệm Loài cây Hmax (m) Hmin (m) H (m) Biến động về chiều cao () Sồi phảng 5,7 2,67 4,41 20,13 Re gừng 4,50 2,17 3,55 19,14 Kháo vàng 4,93 2,20 3,75 21,68 Xoan đào 5,27 2,00 3,86 22,14 Hỗn giao 5 loài Dẻ đỏ 5,90 2,67 4,32 22,68 Re gừng 5,82 2,75 4,09 19,72 Kháo vàng 4,82 2,30 3,67 20,98 Xoan đào 5,20 2,33 3,83 20,45 Hỗn giao 4 loài Dẻ đỏ 6,20 2,75 4,56 19,62 Re gừng 5,17 2,23 3,98 18,09 Kháo vàng 4,40 2,1 3,31 18,75Hỗn giao 3 loài Xoan đào 5,53 2,6 4,42 17,89 Sồi phảng 5,78 2,6 4,27 20,22 Re gừng 5,60 2,03 4,02 22,47 Dẻ đỏ 5,80 2,85 4,34 19,29 Sồi phảng 5,25 2,50 3,85 20,08 Hỗn giao 2 loài Dẻ đỏ 5,05 2,30 3,80 19,30 Re gừng 4,85 2,15 3,62 19,97 Xoan đào 4,60 2,70 3,62 18,79 Thảo luận: - Trong các công thức hỗn loài Dẻ đỏ là loài cây trồng luôn có sinh trưởng chiều cao tốt nhất (trừ ở công thức hỗn giao hai loài Sồi phảng và Dẻ đỏ). - Về chiều cao Xoan đào thấp nhất ở công thức hỗn giao 3, 4, 5, ở công thức hỗn giao 3 loài Sồi phảng + Re gừng + Dẻ đỏ thì Re gừng là thấp nhất. - Hệ số biến động về sinh trưởng chiều cao khá lớn. Biến động chung của các loài ở các công thức xấp xỉ 20. Cao nhất là loài Dẻ đỏ ở công thức hỗn giao 5 loài (22,68), thấp nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 3 loài Re gừng + Kháo vàng + Xoan đào (17,89). Điều này cho thấy ngay từ đầu các loài cây trồng rừng đã bắt đầu bị phân hóa về sinh trưởng chiều cao. Có 3 nguyên nhân là địa hình trong khu vực có biến động lớn, Cây rừng đang trong giai đoạn phát triển và phân hóa mạnh trong khi tuyển chọn cây đem trồng ta mới chọn được đồng đều về kiểu hình chứ chưa có sự đồng đều về kiểu gen. Đây là thực tại phải chấp nhận khi sử dụng cây con từ hạt để trồng rừng. Sinh trưởng đường kính trong các mô hình hỗn loài Cùng với sinh trưởng về chiều cao, sinh trưởng về đường kính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến tăng trưởng về thể tích cây rừng và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản l- ượng rừng. Trên cơ sở sinh trưởng về đường kính có thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đúng lúc và có hiệu quả nhằm điều khiển quá trình sinh trưởng của rừng đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Để đánh giá tốc độ sinh trưởng về đường kính, đề tài sử dụng phân ...

Trang 1

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN BẰNG CÁC LOÀI CÂY BẢN ĐỊA VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ

Nguyễn Thị Nhung và cộng sự

Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai

TÓM TẮT

Từ 2005 đến 2009 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai đã thực hiện đề

tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa

vùng Trung tâm Bắc bộ” Mục tiêu chủ yếu của đề tài là góp phần xác định các biện pháp kỹ

thuật lâm sinh trồng rừng các loài cây: Re gừng (Cinamomum obtusifolium), Kháo vàng (Machilus bonii), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Xoan đào (Pygeum arboreum), Sồi phảng

(Pasania cerebrina)

Kết quả đề tài đã xây dựng được 25ha mô hình thí nghiệm với 7 mô hình gồm trồng thuần loài (2 mô hình) và hỗn loài (3 mô hình) Ở các mô hình hỗn loài được bố trí theo 3 công thức thí nghiệm: Hỗn giao theo cây, hỗn giao theo hàng và hỗn giao theo băng Đề tài đã nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng đường kính và chiều cao của các loài cây trong các mô hình Căn cứ các số liệu đã thu thập và tính toán có thể kết luận các loài cây sử dụng để xây dựng mô hình đều là các loài sinh trưởng tương đối nhanh và đều có thể dùng để gây trồng rừng Đề tài đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho 5 loài cây: Re gừng, Kháo vàng, Dẻ đỏ, Xoan đào, Sồi phảng

Từ khóa: Trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Trung tâm Bắc Bộ là một trong 9 vùng sinh thái lâm nghiệp Diện tích toàn vùng chiếm khoảng 1/3 diện tích miền núi phía Bắc và khoảng 1/10 diện tích cả nước với tổng diện tích rừng và đất là 2.267.597ha, trong đó đất có rừng là 1.451.940ha, đất trống đồi núi trọc là 815.657ha Độ che phủ bình quân 42,35%, cao nhất là Tuyên Quang 56,7%, thấp nhất là Vĩnh Phúc 20,3% Độ che phủ toàn vùng đạt xấp xỉ tỉ lệ che phủ toàn quốc năm 1943 là 43% Đây là khu vực giàu có, đa dạng về cả thành phần loài động thực vật, kiểu rừng và chất lượng rừng Rừng tự nhiên của vùng Trung tâm Bắc Bộ đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng Sự suy thoái này thể hiện ở sự giảm thiểu khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác cũng như sự giảm thiểu khả năng bảo vệ môi trường sinh thái Các loài gỗ quí như Đinh, Lát hoa, Lim, Nghiến,…đã bị khai thác cạn kiệt Nguyên nhân việc mất rừng thì có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của người dân trong việc bảo vệ xây dựng và phát triển rừng Bên cạnh đó phải kể đến việc kinh doanh rừng không bền vững của các lâm trường Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về lâm sản công tác trồng rừng đã được Nhà nước quan tâm chú ý Đến năm 2004 cả nước đã trồng được 2.219.000 ha rừng Tuy nhiên, đa số cây trồng là cây nhập nội (Bạch đàn, Keo) với phương thức trồng chủ yếu là thuần loài Việc làm thay đổi một diện tích khá lớn ở vùng Trung tâm Bắc Bộ từ trạng thái rừng mưa thành trạng thái rừng khô đã gây ra các biến đổi về khí hậu và môi trường là điều không thể tránh khỏi Còn xét về mặt đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thì rừng trồng cây nhập nội có giá trị thấp

Theo Nguyễn Xuân Quát hiện nay chúng ta đã đề xuất được 210 loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao cho 9 vùng sản xuất Lâm nghiệp, trong đó vùng Trung tâm Bắc Bộ có 81 loài Trong “Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam” các tác giả đã khuyến nghị sử dụng 31 loài trong đó vùng Trung tâm có 16 loài

Trang 2

Từ năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt cho Trung tâm NCTNLS Cầu Hai thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ

lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc Bộ” VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nguyên cứu

Để xây dựng mô hình đã chọn địa điểm 3 ha tại xã Tiêu sơn- huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ và 22 ha tại trạm Lâm sinh Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái

Chọn 5 loài cây: Re gừng (Cinamomum obtusifolium), Kháo vàng (Machilus bonii Hlec), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.camus), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Sồi phảng

(Pasania cerebrina A.camus)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sinh thái thực nghiệm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp hỗn hợp (bố trí ngẫu nhiên các công thức thí nghiệm trên hiện trường nghiên cứu)

* Hỗn giao theo cây

* Hỗn giao theo hàng: Trồng mỗi loài cây một hàng đan xen nhau * Hỗn giao theo băng: Trồng mỗi loài 3 hàng cây

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Xây dựng mô hình

Loài cây, phương thức trồng rừng

* Lựa chọn loài cây gây trồng

- Tiêu chí lựa chọn loài cây: Phân bố rộng, giá trị sử dụng cao, sinh trưởng nhanh, tán lá kín và rộng, nguồn giống dồi dào, dễ gieo ươm, dễ gây trồng

- Các loài cây đề tài đã lựa chọn: Re gừng, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Sồi phảng, Xoan đào

* Phương thức và kỹ thuật trồng

- Phương thức trồng: + Trồng thuần loài + Trồng hỗn giao

* Tiêu chuẩn cây con trước khi đem trồng

- Cây con có bầu, Kích thước bầu 10 x14cm - Tuổi cây con từ 6-8 tháng

- Cây xanh tốt, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn

- Kích thước cây: Đường kính cổ rễ từ 0,7- 0,8cm; chiều cao từ 35- 50cm

* Bố trí thí nghiêm:

Đề tài đã xây dựng 7 mô hình gồm trồng thuần loài và hỗn loài Mỗi mô hình hỗn loài bố trí theo 3 công thức: Hỗn giao theo cây, hỗn giao theo hàng và hỗn giao theo băng Mỗi công thức được lặp lại 3 lần

Đánh giá bước đầu về sinh trưởng của cây trồng

Trang 3

Sinh trưởng chiều cao trong các mô hình hỗn loài

Sinh trưởng về chiều cao của cây rừng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá sinh trưởng của cây trồng Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ đến trữ lượng rừng mà ít chịu ảnh hưởng của các biện pháp kinh doanh Theo Eichhorn (1904) thì trữ lựơng rừng là hàm số của chiều cao lâm phần, tất cả các lâm phần trên các điều kiện lập địa khác nhau có cùng trữ lượng khi có cùng chiều cao bình quân Thông thường người ta dùng chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao để đánh giḠcây sinh trưởng nhanh và cây sinh trưởng chậm hay cây sinh trưởng trung bình đối với rừng trồng ở giai đoạn đầu

Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao thể hiện ở Bảng 1:

Bảng 1 Các chỉ tiêu về chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong các mô hình hỗn loài

Công thức thí

nghiệm Loài cây Hmax (m) Hmin (m) H(m)

Biến động về chiều cao

Trang 4

Sinh trưởng đường kính trong các mô hình hỗn loài

Cùng với sinh trưởng về chiều cao, sinh trưởng về đường kính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến tăng trưởng về thể tích cây rừng và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản l-ượng rừng Trên cơ sở sinh trưởng về đường kính có thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đúng lúc và có hiệu quả nhằm điều khiển quá trình sinh trưởng của rừng đáp ứng mục tiêu kinh doanh Để đánh giá tốc độ sinh trưởng về đường kính, đề tài sử dụng phân cấp tăng trưởng đường kính của Đỗ Đình Sâm (2001):

Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh trưởng đường kính thể hiện ở bảng 2

Bảng 2 Các chỉ tiêu về đường kính của các loài cây 3 tuổi trong các mô hình

Công thức thí

nghiệm Loài cây

D1.3max (cm)

D1.3mim

(cm) D (cm)

Biên về đường kính

Trang 5

+ Về sinh trưởng đường kính cực đại:

Công thức hỗn giao 5 loài thì Sồi phảng đạt giá trị D1.3 max cao nhất, mô hình 4 loài thì Dẻ đỏ đạt giá trị D1.3 max cao nhất Ở mô hình hỗn giao 3 loài (Re gừng + Xoan đào+ Kháo vàng) thì Xoan đào đạt giá trị D1.3 max cao nhất Ở mô hình hỗn giao 3 loài (Re gừng + Sồi phảng + Dẻ đỏ) thì Dẻ đỏ đạt giá trị D1.3 max cao nhất Ở mô hình hỗn giao 2 loài (Re gừng + Xoan đào) thì Re gừng đạt giá trị D1.3 max cao nhất Ở mô hình hỗn giao 2 loài (Sồi phảng + Dẻ đỏ) thì Sồi phảng đạt giá trị D1.3 max cao nhất

+ Về sinh trưởng đường kính cực tiểu:

Công thức hỗn giao 5 loài thì Re gừng; Xoan đào; Kháo vàng đạt giá trị D1.3 min thấp nhất Mô hình 4 loài thì Kháo vàng đạt giá trị D1.3 min thấp nhất Ở mô hình 3 loài (Re gừng + Xoan đào + Kháo vàng) thì Kháo vàng đạt giá trịD1.3 min thấp nhất Ở mô hình 3 loài (Re gừng + Sồi phảng + Dẻ đỏ) thì Re gừng đạt giá trị D1.3 min thấp nhất Ở mô hình 2 loài (Sồi phảng + Dẻ đỏ) thì Sồi phảng đạt giá trị D1.3 min thấp nhất Ở mô hình 2 loài (Re gừng + Xoan đào) thì Re gừng đạt giá trị D1.3 min thấp nhất

Cũng như biến động về sinh trưởng chiều cao, biến động về sinh trưởng đường kính khá lớn Hệ số biến động chung của các loài ở các công thức xấp xỉ 20% Cao nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 5 loài (22,49%), thấp nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 2 loài Re gừng + Xoan đào (16,37%) Điều này cho thấy ngay từ đầu các loài cây trồng rừng đã bắt đầu bị phân hóa về sinh trưởng đường kính chứ không nhất thiết là khi rừng khép tán mới có sự phân

hóa Nguyên nhân có thể giống như nguyên nhân phân hóa về chiều cao đã nêu ở trên

Tăng trưởng về đường kính và chiều cao trong các mô hình hỗn loài:

Đề tài chọn chỉ tiêu tăng trưởng bình quân chung (t) để đánh giá tăng trưởng của các loài cây trồng

Trang 6

+ Tăng trưởng về đường kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong mô hình

Bảng 3 Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổi trong mô hình 5 loài

Tăng trưởng về đường kính Do(cm/năm)

Tăng trưởng về chiều cao H (m/năm)

Loài Cây

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

D (cm/năm)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

H (m/năm)

Tăng trưởng về chiều cao của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh trưởng nhanh (>1m/năm) Trong đó nhanh nhất là Sồi phảng (1,47m/năm), chậm nhất là Kháo vàng (1,1m/năm)

+ Tăng trưởng về đường kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong mô hình:

Bảng 4 Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổi trong mô hình 4 loài

Tăng trưởng về đường kính Do (cm/năm)

Tăng trưởng về chiều cao H (m/năm)

Loài Cây

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

D (cm/năm)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

H (m/năm)

+ Tăng trưởng về đường kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong mô hình:

Bảng 5 Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổi trong mô hình 3 loài

Trang 7

Tăng trưởng về đường kính D1.3(cm/năm)

Tăng trưởng về chiều cao H (m/năm)

Loài Cây

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

D (cm/năm)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3

H (m/năm)

Mô hình hỗn giao Xoan đào - Re gừng tại Tiêu Sơn Mô hình hỗn loài trồng tại trạm Lương Thịnh

Mô hình hỗn giao hai loài Sồi phảng + Dẻ đỏ tại Tiêu Sơn

3 Các loài sử dụng đều là các loài cây sinh trưởng khá nhanh, tán rậm thường xanh Về công dụng các loài đều cho sản phẩm gỗ tốt, được nhân dân sử dụng từ lâu đời Hiện nay chúng được

Trang 8

dùng để sản xuất đồ mộc cao cấp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu Ngoài ra một số loài như Re gừng, Kháo vàng,… còn cho sản phẩm phụ (tinh dầu, nhựa) làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh

4 Các loài cây trong các mô hình đều có tỷ lệ sống cao Cây Dẻ đỏ, Sồi phảng, Xoan đào, Re gừng sinh trưởng nhanh và ổn định Cây Kháo vàng sinh trưởng chậm hơn 4 loài trên nhưng cũng là loài sinh trưởng nhanh và tương đối ổn định Đề tài đã xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng 5 loài cây Các loài cây này có thể đầu tư để tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trình diễn và phát triển trên diện rộng trong sản xuất gỗ lớn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Bá Chất , Hoàng Văn Thắng (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn giao bằng một số loài cây bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh miền bắc, Báo cáo tổng kết đề tài

2 Hà Thị Mừng (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý - sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng”, Báo cáo tổng kết đề tài

3 Nguyễn Hoàng Nghĩa, Sử dụng cây bản địa trong trồng rừng

4 Nguyễn Xuân Quát (1985), Bước đầu xác định cây trồng cho vùng kinh tế Lâm nghiệp 5 Nguyễn Văn Thông (2001), Kết quả phục hồi rừng tại Trung tâm Nghiên cúu thực nghiệm

Lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê Hà Nội

ESTABLISHMENT OPTIONS FOR INDIGENOUS TREE SPECIES IN THE NORTHERN REGION

Nguyen Thi Nhung

Cau Hai Silviculture and Experimentation Research Centre, FSIV

SUMMARY

A program to determine optimum methods for establishing and expanding forest tree plantations

of Cinamomum obtusifolium, Machilus bonii, Lithocarpus ducampii, Pygeum arboreum, Pasania cerebrina in the Northern regions commenced in 2005

To date 25 ha of research and demonstration models have been established These models incorporate single species and mixed species plantation arrangements The latter consisting of combinations of two of more tree species planted in a traditional plantation layout, or planted rows or strips In all cases the tree species tested are considered to be fast growing in terms of height and diameter and therefore suitable for afforestation

Technical documentation for this study had been developed

Keywords: Timber plantation, indigenous trees

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w