KHOA HÀNH CHÍNH HỌC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Mã s
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu là sự tổng hợp của rất nhiều các chính sách của Đảng và nhà nước ta, từ những chính sách của tỉnh và huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả chính sách dựa theo những số liệu đã được báo cáo của huyện, từ đó đánh tìm ra được những ưu nhược điểm của chính sách, giúp phần nào vào việc cải thiện chính sách nhằm cải thiện cuộc sống cho những người nghèo ở huyện.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay, qua đó đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
+ Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo
+ Khảo sát thực tế về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay
+ Phân tích, đánh giá các thông tin thu được từ thực tế.( kết quả đạt được và những mặt hạn chế) về việc thực hiện các chính sách chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo được tốt hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài sử du ̣ng các phương pháp phân tích, so sánh, điều tra và khảo sát số liê ̣u để làm rõ kết quả nghiên cứu.
Đóng góp mới của đề tài
Góp phần chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay Báo cáo này có giá trị tham khảo cho tỉnh trong công tác quản lý và thực hiện chính sách đối với người nghèo sát thực, hiệu quả
7 Các sản phẩm dự kiến của đề tài
- Tên sản phẩm (ghi cụ thể): Thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
- Địa chỉ có thể ứng dụng (ghi cụ thể): huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN ĐIỆN
BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Chính sách là những quy chuẩn pháp tắc cụ thể để nhằm thực hiện chính sách, đường lối, nhiệm vụ, trên những lĩnh vực cụ thể trong một thời gian nhất định nào đó (theo từ điển Bách khoa Việt Nam)
Có quan niệm cho rằng “chính sách là những hoạt động có tính toán, có chủ thể đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng thuận hay phản đối.”
Như vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách Các chính sách đôi khi có thể nhận thấy dưới các hình thức, quy định
Theo đó, ta có thể hiểu một cách đơn giản khái niệm chính trị là kết quả của ý chí nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quy định có liên quan đến nhau do nhà nước ban hành, bao hàm trong đó được định hướng các mục tiêu, giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó trong xã hội nhằm thức đẩy sự phát triển của xã hội theo một định hướng nhất định
1.1.1.2 Khái niệm chính sách hỗ trợ
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách được đưa ra Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình”
Một số quan điểm khác lại cho rằng chính sách là những hoạt động có tính toán, có chủ thể để đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng thuận hay phản đối
Như vậy ta khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách Các chính sách còn có thể được nhìn thấy dưới các hình thức, các quy đinh hoặc ta có thể hiểu một cách đơn giản chính sách như một công cụ tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm mục đích thực hiện các lợi ích, mục tiêu và nhiệm vụ của các tập đoàn xã hội đó
Hỗ trợ là một hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đó là sự giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lúc, mọi nơi, trong tình trạng khó khăn cần đến sự giúp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển, học hỏi và tiến bộ Điều đó còn thể hiện được những giá trị nhân văn giữa con người với con người
Chính sách hỗ trợ là các chương trình và biện pháp, quy định được đề ra áp dụng để cung cấp hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật, đào tạo hoặc nguồn lực khác của xã hội nhằm thúc đẩy hoặc phát triển một lĩnh vực cụ thể
Người nghèo là có thu nhập thấp so với mức thu nhập của xã hội ; mức sống khó khăn dưới trung bình của xã hội (không được đáp ứng nhu cầu tối thiểu, cơ bản được xã hội)
Hay nói một cách dễ hiểu họ là những người có mức sống thấp, không đủ các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cuộc sống
1.1.1.4 Khái niệm nhà đại đoàn kết Đoàn kết là sự kết hợp, đồng lòng đóng góp nỗ lực để tạo ra một cộng đồng thống nhấ, bao gồm tư tưởng và hành động, hướng đến mục tiêu chung, phục vụ lợi ích của cộng đồng đoàn kết khi đó mọi người cùng chung sức lực, tinh thần và ý chí để đạt được một mục tiêu chung Đoàn kết tạo ra một cộng đồng đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất mạnh mẽ, cùng chung lí tưởng,có sự hợp tác chặt chẽ và sự tôn trọng lẫn nhau để tạo ra một nguồn sức mạnh to lớn , đem lại hiệu quả cao hơn và giải quyết các vấn đề khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả
Bản chất, mục tiêu của đoàn kết được thể hiện qua sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong khó khăn và hợp sức để thực hiện nhiệm vụ, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng một cộng đồng mạnh mẽ và thành công trong đời giúp đỡ nhau vượt qua khó khắn để tiến lên phía trước
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO NGƯỜI NGHÈO
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Chính sách là những quy chuẩn pháp tắc cụ thể để nhằm thực hiện chính sách, đường lối, nhiệm vụ, trên những lĩnh vực cụ thể trong một thời gian nhất định nào đó (theo từ điển Bách khoa Việt Nam)
Có quan niệm cho rằng “chính sách là những hoạt động có tính toán, có chủ thể đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng thuận hay phản đối.”
Như vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách Các chính sách đôi khi có thể nhận thấy dưới các hình thức, quy định
Theo đó, ta có thể hiểu một cách đơn giản khái niệm chính trị là kết quả của ý chí nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quy định có liên quan đến nhau do nhà nước ban hành, bao hàm trong đó được định hướng các mục tiêu, giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó trong xã hội nhằm thức đẩy sự phát triển của xã hội theo một định hướng nhất định
1.1.1.2 Khái niệm chính sách hỗ trợ
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách được đưa ra Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình”
Một số quan điểm khác lại cho rằng chính sách là những hoạt động có tính toán, có chủ thể để đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng thuận hay phản đối
Như vậy ta khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách Các chính sách còn có thể được nhìn thấy dưới các hình thức, các quy đinh hoặc ta có thể hiểu một cách đơn giản chính sách như một công cụ tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm mục đích thực hiện các lợi ích, mục tiêu và nhiệm vụ của các tập đoàn xã hội đó
Hỗ trợ là một hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đó là sự giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lúc, mọi nơi, trong tình trạng khó khăn cần đến sự giúp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển, học hỏi và tiến bộ Điều đó còn thể hiện được những giá trị nhân văn giữa con người với con người
Chính sách hỗ trợ là các chương trình và biện pháp, quy định được đề ra áp dụng để cung cấp hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật, đào tạo hoặc nguồn lực khác của xã hội nhằm thúc đẩy hoặc phát triển một lĩnh vực cụ thể
Người nghèo là có thu nhập thấp so với mức thu nhập của xã hội ; mức sống khó khăn dưới trung bình của xã hội (không được đáp ứng nhu cầu tối thiểu, cơ bản được xã hội)
Hay nói một cách dễ hiểu họ là những người có mức sống thấp, không đủ các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cuộc sống
1.1.1.4 Khái niệm nhà đại đoàn kết Đoàn kết là sự kết hợp, đồng lòng đóng góp nỗ lực để tạo ra một cộng đồng thống nhấ, bao gồm tư tưởng và hành động, hướng đến mục tiêu chung, phục vụ lợi ích của cộng đồng đoàn kết khi đó mọi người cùng chung sức lực, tinh thần và ý chí để đạt được một mục tiêu chung Đoàn kết tạo ra một cộng đồng đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất mạnh mẽ, cùng chung lí tưởng,có sự hợp tác chặt chẽ và sự tôn trọng lẫn nhau để tạo ra một nguồn sức mạnh to lớn , đem lại hiệu quả cao hơn và giải quyết các vấn đề khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả
Bản chất, mục tiêu của đoàn kết được thể hiện qua sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong khó khăn và hợp sức để thực hiện nhiệm vụ, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng một cộng đồng mạnh mẽ và thành công trong đời giúp đỡ nhau vượt qua khó khắn để tiến lên phía trước
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết
Xây dựng nhà đại đoàn kết là những hành động mang tính thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của cộng đông chung tay vì người nghèo Những ngôi nhà đại đoàn kết là cơ sở, động lực để các hộ góp kinh phí để xây dựng ngôi nhà khang trang, đàng hoàng hơn Đại đoàn kết mang ý nghĩa là sự đoàn kết rộng rãi, tức muốn nhấn mạnh tới thành phần tầng lớp của khối đại đoàn kết Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng của chủ tịnh Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các giai tầng, các dân tộc, các lứa tuổi ở mọi vùng của đất nước
1.1.1.5 Thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
Khái quát chung về Huyện Điện Biên Đông
2.1.1.Vị trí Địa Lý, Điều kiện tự nhiên
(Nguồn : WIKIPEDIA, GOOGLE MAP ) Điện Biên Đông là một huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị định 59-NĐ/CP, ngày 07/10/1995 của Chính phủ
Từ huyện đến thành phố Điện Biên Phủ hơn 50 km, trước năm 1995 huyện Điện Biên Đông ngày nay thuộc về huyện Điện Biên nhưng sau năm
1995 thì tác ra làm 2 huyện là huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông
Huyện có vị trí địa lí nằm ở phía đông nam tỉnh Điện Biên, toạ độ địa lí: từ 20 0 59 ’ B - 21 0 30 ’ B và 103 0 Đ - 103 0 32 ’ Đ,phía bắc giáp huyện Mường Ẳng, phía tây giáp huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ, phía nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La, phía Đông giáp huyện Thuận Châu và huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La
Với diện tích tự nhiên trên 120.898 ha; huyện có địa hình phức tạp, 90% là đồi núi bị chia cắt bởi nhiều vực sâu, núi cao, khe suối phức tạp Đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên của huyện Điều kiện tự nhiên: Điện Biên Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới , hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: không khí phía Bắc khô, lạnh và không khí phía Nam (các tháng 3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) nóng ẩm, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt:
- Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô, nhiệt độ giảm thấp và lượng nước bốc hơi thấp, mưa ít
- Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao
Lượng mưa bình quân từ 1600-1700 mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm
- Nhiệt độ bình quân năm 22 0 C, bình quân tháng nóng nhất 35,5 0 C, nhiệt độ cao nhất lên tới 38 0 C; bình quân tháng thấp nhất 15,1 0 C, nhiệt độ thấp nhất âm 0,4 0 C; biên độ chênh lệch ngày và đêm từ 10 0 C đến 15 0 C
- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng
5 gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp
Hướng gió chủ đạo trong mùa nóng là gió Tây Nam và Đông Nam Hướng gió chủ đạo trong mùa lạnh là gió Đông và Đông Bắc Thời gian xuất hiện gió khoảng 110 ngày/năm
Tác động của các yếu tố khí hậu đối với nhà ở về đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc trên địa bàn huyện:
Huyện Điện Biên Đông là tỉnh miền núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng Tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh, khí hậu rất khắc nghiệt, thường xảy ra mưa to, mưa đá kèm theo lốc xoáy, gió giật mạnh; mùa đông thường xuất hiện sương muối, rét đậm, rét hại, do vậy nhà ở của các hộ nghèo có kết cấu tạm bợ, trống trải không đảm bảo an toàn khi xảy ra khi xảy ra bão, tố, lốc
2.1.2 Đặc điểm, tình hình điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Điện Biên Đông có 13 xã và 1 thị trấn với 198 bản, tổ dân cư Dân số toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2023 là 71.880 người, với 06 thành phần dân tộc chủ yếu sinh sống là: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun (trong đó: Dân tộc Mông chiếm 53,79%, dân tộc Thái chiếm 30,96%, dân tộc Lào chiếm 2,5%, dân tộc Khơ Mú chiếm 5,27%, dân tộc Xinh Mun chiếm 3,19%, dân tộc Kinh chiếm 4,12%, dân tộc khác chiếm 0,17%) Là một trong 74 huyện nghèo nhất cả nước Tính đến cuối năm 2023, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-
2025 toàn huyện có 5.972/14.362 hộ, chiến 41,58%; hộ cận nghèo là 1.716 hộ, chiếm tỉ lệ 11,95% so với tổng số dân cư Điều kiện tự nhiên, xã hội không thuận lợi, địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa
2 1.2.2 Hoạt động kinh tế - xã hội
Kinh tế huyện Điện Biên Đông vẫn phát triển theo hướng đã xác định và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực ước đạt trên 14.400 ha đạt 104% so với kế hoạch tỉnh giao, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt gần 30 nghìn tấn
Trong đó, diện tích lúa chiêm xuân là trên 710 ha, sản lượng trên 3.200 tấn; diện tích lúa mùa gần 2.000 ha, sản lượng trên 7.600 tấn Về chăn nuôi, huyện thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo tốc độ tăng đàn theo kế hoạch Tổng đàn gia súc bao gồm cả số đã giết mổ, bán ra thị trường của huyện đạt trên 100 nghìn con đạt 113% kế hoạch tỉnh giao Trong đó, đàn trâu gần 16 nghìn con, tăng trên 2300 con, đàn bò gần 25 nghìn con tăng 5.500 con
Song song với lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ của huyện cũng chuyển dịch theo hướng đã xác định Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 147 tỷ đồng, tăng gần 30%; Bên cạnh những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện cũng có nhiều chuyển biến tích cực Lĩnh vực giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên Về lĩnh vực y tế, công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, trong năm trên địa bàn huyện xảy ra dịch sởi nhưng đã kịp thời khống chế, dập tắt; nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của đồng bào các dân tộc trên địa bàn cơ bản được đáp ứng Trong năm, huyện đã đào tạo nghề cho gần 400 lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 600 lao động, đưa trên
1300 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động được 11 người tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc
Bên cạnh đó giao thông đi lại giữa các bản trên địa bàn xã trong huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ; một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong các hộ gia đình nghèo Quy mô hoạt động của các thành phần kinh tế trên địa bàn còn nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh thấp, giá cả nông sản thấp Hiện nay, huyện Điện Biên Đông vẫn là một địa phương rất khó khăn, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vẫn trong tình trạng lạc hậu, tự cung, tự cấp, có mức sống thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 41,58% (giảm 6,15% so với năm 2022; năm 2022:
Huyện có 14 đơn vị hành chính gồ m 13 xã và 1 thị trấn với 198 bản, tổ dân cư Dân số toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2023 là 71.880 người, với 06 thành phần dân tộc chủ yếu sinh sống là: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun (trong đó: Dân tộc Mông chiếm 53,79%, dân tộc Thái chiếm 30,96%, dân tộc Lào chiếm 2,5%, dân tộc Khơ Mú chiếm 5,27%, dân tộc Xinh Mun chiếm 3,19%, dân tộc Kinh chiếm 4,12%, dân tộc khác chiếm 0,17%)
Thực trạng thực hiện chính sách làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở huyện Điện Biên Đông
2.2.1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4 tr 250, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội)
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS, với 14,123 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước Quy mô dân số không đồng đều, có 06 dân tộc trên 01 triệu người, 14 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 05 dân tộc dưới 1.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo và Si La) Hầu hết các hộ nghèo sinh sống ở miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa và tập trung chủ yếu ở một số tỉnh khu vực miền Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nam bộ Cùng với việc hoạch phát triển và định chính sách chung cho cả nước, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng đời sống ổn định cho người nghèo đặc biệt là miền núi, luôn xác định ổn định đời sống người nghèo là một trong những mục tiêu hang đầu có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng chủ trương nhanh chóng phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đối với vùng DTTS và miền núi, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi có hoàn cảnh khó khăn phát triển cải thiện đời sống; nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, để từng bước phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Trên tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, nhằm hỗ trợ các đồng bào khó khăn Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành đề án 09 ngày 25/04/2023 nhằm xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền Đại hộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X nhiệm kì 2024-2029 Đây là một trong những hoạt động quan trong, có ý nghĩa to lớn phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, cũng như tham gia phòng chống tham những và tiêu cực, góp phần xây dựng đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh
Sau khi đề án được ban hành đi vào công tác thực hiện, nhiều chương trình, các buổi lễ, phong trào kêu gọi được phát động đồng thời nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Để các công tác thực hiện được triển khai dễ dàng, tránh những sai sót không đáng có và một số tệ nạn Đảng, nhà nước chủ trương ban hành những chính sách, quy định pháp luật có liên quan nhằm hỗ trợ các công tác thực hiện
2.2.1.2.Các chính sách cơ bản đối với chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo theo quy định hiện hành
Hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện thuộc mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2025 theo thông tư 01/2022/TT-BXD do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành ngày 30/06/2022 để thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Theo đó các hộ nghèo, cận nghèo phải thuộc danh sách huyện nghèo, đặc biệt khó khăn Vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại quyết định số 353 QĐ/TTg ngày 15/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ
Các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ nhà ở phải đáp ứng các điều kiện chuẩn nghèo đa chiều 2021-2025 theo nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng
01 năm 2021 Trong đó, chuẩn nghèo 2022-2025 phải đáp ứng ba tiêu chí: Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/ người/ tháng, khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/ người/ tháng; Tiêu chí mức độ dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dich vụ xã hội cơ bản: Việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin; Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội và ngưỡng thiếu hụt được quy định tại Phụ lục bạn hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP
UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý danh sách các hộ dân nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Các hộ đã từng được hỗ trợ trong các chương trình, đề án, chính sách sẽ không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ ngay cả khi đã tách hộ được 3 năm sau khi chính sách mới có hiệu lực
Các hộ nghèo, cận nghèo chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng quá nhỏ không đủ chỗ để người trong gia đình sinh hoạt, không còn chắc chắn, sập sệ, dễ sụp đổ và chưa được nhận sự hỗ trợ từ bất cứ chương trình, chính sách hay tổ chức nào
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững Việc đầu tư vào chính sách giảm nghèo và hạn chế tái nghèo, đồng nghĩa với việc cung cấp cơ hội cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào nền kinh tế, tạo ra nguồn lực lao động mới và tăng cường sức mạnh lao động, tăng thu nhập trung bình của người dân giúp cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện biên, góp phần cho đất nước thêm giàu đẹp Điều 15 nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định: Hộ nghèo có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trọ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/ hộ; Hộ nghèo có nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì xem xét hỗ trọ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/ hộ
Ngoài ra còn có rất nhiều các chế độ chính sách ưu đãi khác như miễn giảm học phí; Trợ cấp xã hội hàng tháng; Cấp thẻ báo hiểm y tế miễn phí; TRợ giúp pháp lý miễn phí; Ưu đãi vay vốn ngân hàng; Ưu đãi vay vốn trợ đất ở; Ưu đãi vay vốn trọ nhà ở; Ưu đãi vay vốn trọ đất xản xuât, chuyển đổi nghề
2.2.1.3 Văn bản của địa phương Huyện Điện Biên Đông về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Điện Biên Đông đã có một số văn bản liên quan đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo Mục tiêu để cuộc vận động làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo trên địa bàn tỉnh được đi sâu, tập trung vào việc giair quyết các vấn đề cơ bản về nhà ở cho người dân Các đề án, chính sách hỗ trọ của nhà nước, của các tổ chức xã hội được đi vào thưc hiện một cách có tổ chức, bài bản, mang lại hiệu quả cao
Dưới đây là một số thông tin về quy hoạch và phát triển của tỉnh Điện Biên:
+ Kế hoạch số 81/KH-UBND, ngày 21/4/2020 của UBND huyện kiểm tra về nhà ở hộ gia đình người có công với cách mạng đề nghị bổ sung vào Đề án hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của thủ tướng chính phủ;
+ Quyết định số 586/QĐ-UBND, ngày 23/4/2020 của UBND huyện về việc thành lập Tổ kiểm tra về nhà ở hộ gia đình người có công với cách mạng dề nghị bổ sung vào Đề án hỗ trợ về nhà ở người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Điện Biên Đông;
+ Quyết định số 630/QĐ-UBND, ngày 12/5/2020 của UBND huyện về việc phê duyệt danh sách người có công với cách mạng đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở bổ sung Đề án hỗ trợ về nhà ở người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg trên địa bàn huyện;
Đánh giá chung
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Chủ trương hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo huyện Điện Biên Đông khi triển khai đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên Đông, UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, được đại bộ phận Nhân dân trên địa bàn huyện đồng tỉnh ủng hộ và tích cực tham gia Chủ trương hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền của tỉnh đối với Nhân dân trên địa bàn huyện Điện Biên Đông Giải quyết được chủ trương lớn của tỉnh, của huyện về xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cơ bản giải quyết được tiêu chí số 9 về nhà ở trong xây dựng nông thôn mới, góp phần giúp huyện Điện Biên Đông trong công tác giảm tỷ lệ hộ nghèo.Trong quá trình tổ chức làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện đã thể hiện được sự thống nhất, phối hợp giữa cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; chỉ đạo đồng bộ các giáp pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, trong đó có huyện Điện Biên Đông Từ các Chương trình hỗ trợ, trong 3 năm (2021 - 2023), toàn huyện đã triển khai làm mới 745 nhà, sửa chữa 165 nhà ở cho hộ nghèo và các gia đình chính sách Việc triển khai, thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo có điều kiện “an cư” để “lạc nghiệp”, ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi và từng bước hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư trong tiến trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Chương trình với nhiều ngôi nhà Đại đoàn kết khang trang, kiên cố, bên cạnh sự quán triệt của cấp ủy đảng, của Ban Chỉ đạo làm nhà từ huyện đến cơ sở, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền, vận động nguồn lực hỗ trợ các hộ làm nhà đã được các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể và Nhân dân đồng tình và tích cực tham gia Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức Lễ phát động ủng hộ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo huyện Điện Biên Đông hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), đã tiếp nhận ủng hộ, tổng số tiền 263,490 triệu đồng
Mặc dù Điện Biên Đông là huyện vùng cao, địa hình đồi núi phức tạp, giao thông, thời tiết không được thuận lợi, song với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiến độ triển khai làm nhà Đại đoàn kết của huyện Điện Biên Đông hoàn thành trước 03 tháng so với kế hoạch đề ra: thời điểm ngày 15/10/2023, toàn huyện đã có 380/380 hộ triển khai làm nhà, đạt 100%; đến 31/12/2023, có 14/14 Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn đã tiến hành nghiệm thu, bàn giao, gắn biển trao tặng 380/380 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thuộc đối tượng làm nhà, đạt 100% Về quy cách, diện tích nhà ở gồm: nhà gỗ truyền thống, nhà khung sắt, nhà xây đều có diện tích từ 40m 2 trở lên và có giá trị cao gấp 2 lần so với kinh phí được hỗ trợ, nhiều hộ đã huy động nguồn lực, kinh phí hỗ trợ, xây dựng nhà khang trang, kiên cố, có những ngôi nhà trị giá hàng trăm triệu đồng, với diện tích diện tích trên 100m 2
* Một số cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trên địa bàn huyện:
- Một là, trong quá trình triển khai làm nhà, Ban Chỉ đạo huyện đã quan tâm, định hướng Ban Chỉ đạo các xã thị trấn vận động các hộ tiến hành triển khai trước các hạng mục chưa cần đến kinh phí như: san nền, đào móng, tập kết nguyên vật liệu sẵn có của gia đình để tiến độ triển khai được sớm hoàn thành
- Hai là, Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn đã chủ động, chuẩn bị đồng bộ các nguồn lực trợ giúp, trong đó coi trọng trợ giúp từ xã hội hoá, năng động, sáng tạo chọn được những cách làm hay, phù hợp, hiệu quả như: phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách theo dõi, đôn đốc từng hộ gia đình xây dựng nhà ở; nắm bắt khó khăn, vướng mắc cũng như tâm tư, nguyện vọng của người dân để có sự chỉ đạo điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời; phát huy được vai trò của Tổ Dân vận thôn, bản tham gia triển khai vận động, hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Ba là, đối với các hộ không có khả năng chủ động trong việc triển khai làm nhà, Ban Chỉ đạo cấp xã phân đồng chí Đảng ủy viên phụ trách các bản, chịu trách nhiệm kết nối với tổ chức đảng, Trưởng bản và các đoàn thể cơ sở, kết hợp với người thân của hộ gia đình đó đứng ra kêu gọi, vận động hỗ trợ vật liệu, liên hệ các nhóm thợ giúp các hộ làm nhà, đồng thời hỗ trợ, giúp các hộ hoàn thiện các thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ sau khi hoàn thành, bàn giao nhà ở cho các hộ
- Bốn là, khi các hộ dân khởi công, Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn đã vận động Nhân dân, các đoàn thể trong bản, anh em họ hàng đến giúp đỡ dỡ nhà, đào móng, làm sân, đổ nền, dựng lán ở tạm cho các hộ, do vậy tiến độ làm nhà của huyện được đẩy nhanh
- Năm là, Ban Chỉ đạo cấp xã chủ động liên hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, đồng thời làm trung gian đứng ra bảo lãnh cho các hộ khó khăn vay nguyên vật liệu để đảm bảo nguyên vật liệu làm nhà đảm bảo tiến độ
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các chính sách
Là một huyện đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn; trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán ở một số nơi còn lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện khá cao; các công trình phúc lợi cung cấp dịch vụ cho đối tượng người có công trên địa bàn huyện không có; phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhận đỡ đầu các thương binh, bệnh binh và các gia đình chính sách người có công trên địa bàn huyện hầu hết không có
Từ những thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động nguồn lực hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn
Thời gian triển khai Đề án kéo dài, chậm tiến độ do nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính sách chưa kịp thời nên một số hộ lúc khảo sát thuộc diện sửa chữa, nhưng đến nay nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng nặng cột, mái không đảm bảo để tiếp tục sửa chữa nên cần phải xây dựng mới, một số đối tượng đã được phê duyệt bị chết dẫn đến việc phải điều chỉnh đối tượng từ đó, phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án, ảnh hưởng đến quá trình bình xét, lập danh sách Nguồn kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công còn hạn hẹp, mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước quá ít không đáp ứng nhu cầu thực tiễn và chưa kịp thời, còn rất nhiều đối tượng khó khăn về nhà ở vẫn chưa được hỗ trợ Do vậy dẫn đến bức xúc đối với các gia đình chính sách, nhiều đối tượng chính sách đã được phê duyệt do ốm đau, bệnh tật đã chết mà vẫn chưa được hỗ trợ kinh phí
Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đôi khi chưa kịp thời; các thành viên Ban chỉ đạo đều kiêm nhiệm, thời gian thực hiện Đề án được tiến hành trong nhiều năm nên công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, chủ yếu là cơ quan thường trực thực hiện Giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, khả năng nội lực của các hộ gia đình trong diện được hỗ trợ không có, nhiều gia đình thuộc hộ nghèo nên quá trình triển khai gặp khó khăn do không có nguồn đối ứng dẫn đến tiến độ kéo dài
Qua quá trình triển khai thực hiện còn có một số tồn tại, hạn chế tại địa phương như:
Công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách, công tác rà soát lập danh sách ngay từ đầu của một số xã trên địa bàn chưa đảm bảo dẫn đến còn có một số đối tượng người có công thuộc diện hỗ trợ bị bỏ sót đối tượng
Việc thực hiện đề án kéo dài trong nhiều năm đã ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng nhà ở của đối tượng chính sách, có nhiều nhà ở khi triển khai rà soát năm 2018 là ở mức sửa chữa nhà ở, tuy nhiên sau 5 năm mới thực hiện hỗ trợ thì nhà ở đã xuống cấp cần phải xây dựng mới nhưng nguồn kinh phí lại chưa đáp ứng
2.3.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
Nguyên nhân của những thành tựu
Chủ trương hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo huyện Điện Biên Đông khi triển khai đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên Đông, UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, được đại bộ phận Nhân dân trên địa bàn huyện đồng tỉnh ủng hộ và tích cực tham gia
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo năm 2023 ở huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên
- Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Điện Biên thuộc Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được xây dựng trên cơ sở các chính sách ban hành theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vôn đôi ứng của ngân sách địa phương đê thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 353/QĐ- TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025, đồng thời kết hợp với thực trạng và nhu cầu về nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương
- Hệ thống giải pháp được xây dựng cùng với đề án, cơ chế chính sách đông bộ, ngân sách trung ương giữ vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kết hợp với sự hỗ trợ của cộng đồng và bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhằm tạo cơ hội cho các hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở an toàn, ốn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững
Giải pháp thực hiện thành công vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, hộ nghèo Điện Biên Đông nói riêng, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh kết - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh và huyện Tập trung huy động mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong triển khai, thực hiện Đề án
Tạo không khí thi đua sôi nổi, khơi dậy khát vọng vượt khó, thoát nghèo của những hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện; là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.