1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch lịch sử Địa phương tỉnh yên bái

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái quát hệ thống di tích lịch sử - văn hoá của thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) nằm trong cánh đồng Mường Lò - vùng đất có nét nổi bật là các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Tây Bắc; các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa mang tầm khu vực và quốc gia. Đặc biệt, nơi đây được xác định là vùng đất tổ của tộc người Thái đen. Các dân tộc sống lâu đời bên nhau, có tinh thần đoàn kết và những nét văn hoá đặc thù và rất đặc sắc. Đến nay, thị xã có 2 di sản văn hóa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; 3 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp tỉnh; 3 kỷ lục Guinness Việt Nam được xác lập.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊAPHƯƠNG

Nhữ Yến Nhi

Lớp 12A2

Trường THPT Thị xã Nghĩa LộThời gian làm bài: Nghĩa Lộ, tháng 9 năm 2023

Nằm cách thành phố Yên Bái 80km, theo Quốc lộ 32 sẽ đưa chân du khách đến với thung lũng Mường Lò - Nghĩa Lộ, thị xã nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái Nơi đây không chỉ là một trong bốn vựa lúa lớn của vùng Tây Bắc, mà còn nổi tiếng là vùng "gạo trắng, nước trong", là nơi cư ngụ đông đúc và lâu đời của người Thái với nhiều nét văn hóa độc đáo.

Trang 2

BÀI THU HOẠCH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

CÂU 1: Khái quát hệ thống di tích lịch sử - văn hoá của thị xã Nghĩa Lộ.

Thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) nằm trong cánh đồng Mường Lò - vùng đất có nét nổi bật là các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Tây Bắc; các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa mang tầm khu vực và quốcgia Đặc biệt, nơi đây được xác định là vùng đất tổ của tộc người Thái đen Các dân tộc sống lâu đời bên nhau, có tinh thần đoàn kết và những nét văn hoá đặc thù và rất đặc sắc Đến nay, thị xã có 2 di sản văn hóa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; 3 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp tỉnh; 3 kỷ lục Guinness Việt Nam được xác lập

Hệ thống di tích lịch sử-văn hóa của thị xã Nghĩa Lộ bao gồm:

- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Khu di tích lịch sử Căng và Đồn, Vườn quảBác Hồ, đồi chè ở xã Nghĩa Lộ, Phù Nham, Thanh Lương và chùa Trúc Lâm ThiênPhú (xã Phù Nham),

- Di sản văn hóa:

+) Di sản văn hóa vật thể: Nhà sàn của người dân tộc Thái,

+) Di sản văn hóa phi vật thể: Điệu múa Xòe cổ truyền của người dân tộcThái,

Trang 3

1) Khu di tích lịch sử Căng và Đồn:

- Khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóacấp quốc gia năm 1996 Di tích không chỉ là minh chứng lịch sử về truyền thốngcách mạng hào hùng, lòng yêu nước của dân tộc mà còn là địa chỉ đỏ giáo dụctruyền thống cách mạng.

- Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt vàchiến thắng năm 1952, giải phóng Nghĩa Lộ Khu di tích Căng - Đồn nằm trên trụcchính đường Điện Biên (Quốc lộ 32) Đây là điểm trung tâm của thị xã Nghĩa Lộvà vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò.

- Hiện nay, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ bao gồm: Đài tưởng niệm CăngNghĩa Lộ, tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ mang hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ vànhân dân các dân tộc trong chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ tháng 10 năm 1952,cùng với nhà bia ghi tên

các liệt sĩ.

- Công trình gồm ba khu làkhu Tượng đài chiến thắngtừ cổng vào đi theo khoảng97 bậc thang lên đến tượngđài hai bên bậc thang lànhững cây cổ thụ cây hoaban cây phi lao

- Lên đến tượng đài tượngđài cao đế Tượng đài cóhình hộp được lát gạch đỏ

Trang 4

tím bên trên là hình ảnh tượng trưng của khối đoàn kết quân dân giải phóng Nghĩa Lộ năm 1952 ở giữa là anh bộ đội cụ Hồ giơ cao lá cờ chiến thắng, Anh du kích địa phương cầm dao quắm, và cô gái Thái đầu đội khăn đang nâng bó lúa vàng- Hai bên tượng đài là hai bước phù điêu khắc họa thể hiện là hình ảnh của kháng chiến về hình ảnh nhân dân quê mừng chiến thắng

- Bên trái khu tượng đài là một con đường nhỏ dẫn đến khu tiếp theo là nơi mà những lô cốt của chiến tranh năm xưa còn sót lại

- Thế tiếp theo là khu nhà bia kiến trúc kiểu nhà sàn người Thái mái vòm khắc tên 403 vị liệt sĩ đã hi sinh trên tấm bia, ở đó có một lư hương khổng lồ xung quanh là những cây cổ thụ xòe tán râm mát

- Theo con đường nhỏ xung quanh là một rừng thông tiếp đến là khu nghĩa trang và tấm bia lớn khác ghi tên của 9 chiến sĩ đã hy sinh trong một ngôi mộ lớn trong đó có nhạc sĩ Đinh Văn Nhu là tác giả của bài hát cùng nhau đi Hồng Minh

- Ngôi mộ được xây theo hình cánh hoa ban giữa là một lư lớn bên cạnh là hai cây hoa đại cổ thụ xòe tán tỏa ngát hương thơm

- Đặc biệt, các đoàn viên thanhniên thị xã Nghĩa Lộ đã thườngxuyên tổ chức các hoạt động ýnghĩa tại Căng và Đồn Nghĩa Lộ,như vào dịp 27/7 hàng năm đều tổchức đêm thắp nến tri ân các anhhùng liệt sĩ, tặng quà các gia đìnhchính sách, các thương bệnh binhtiêu biểu; tổ chức nhiều hoạt độnglao động vệ sinh, trồng hoa, câycảnh, thể hiện tấm lòng tri ân vớicác anh hùng, liệt sĩ.

Trang 5

- Các thế hệ cựu chiến binh trên địa bàn thị xã, mặc dù không phải là những ngườiđược trực tiếp tham gia vào chiến thắng Nghĩa Lộ nhưng để tưởng nhớ nhữngngười đồng đội, dịp lễ, tết nào cũng tổ chức các đoàn đến dâng hương, dâng hoa 2) Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh

- Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Thị xã Nghĩa Lộ chính là biểu tượng,niềm tin là sức sống mãnh liệt về tinh thần bất khuất của Chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, của lý tưởng cao đẹp màBác Hồ cùng toàn Đảng, toànquân, toàn dân tộc Việt Namđã và đang hun đúc để trườngtồn mãi mãi, nơi đây là một địachỉ đỏ, một điểm đến khôngthể thiếu của cả cán bộ, đảngviên, nhân dân các dân tộc trênđịa bàn cũng như đại biểu, dukhách trong và ngoài nước khicó dịp về thăm Thị xã NghĩaLộ.

- Là một chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu lưu niệmChủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, đồng thời là chi nhánh duy nhất ở khu vựcTây Bắc, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm thị xã Nghĩa Lộcó diện tích 2,1 ha gồm 3 hạng mục chính là nhà sàn, vườn cây ăn quả, ao cá BácHồ cùng các công trình phụ trợ

- Nhà sàn Bác Hồ được xây dựng mô phỏng ngôi nhà sàn nơi Bác đã sống và làmviệc ở thủ đô Hà Nội có 2 gian tầng trên đặt bàn thờ tượng Bác để nhân dân đếndâng hương, tưởng niệm báo công với Bác Ao cá Bác Hồ mở ra không gianthoáng đãng phía trước nhà sàn có diện tích 2.200m vuông Khu tưởng niệm baoquanh là vườn quả Bác Hồ bốn mùa xanh mát hoa thơm trái ngọt

- Đến với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ, ngoài đượcthăm ngôi nhà sàn, vườn cây, ao cá, nhân dân và du khách còn được thăm khu triểnlãm ảnh và tận mắt ngắm nhìn các hiện vật về Bác Nơi đây hiện đang lưu giữ trên1.000 hiện vật, tư liệu gồm tranh ảnh, phim phóng sự về Bác Hồ và được trưng bàytheo từng nội dung, chủ đề và thời gian Với nội dung đa dạng, phòng trưng bày đã

Trang 6

tái hiện khái quát về thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng, tư tưởng, tấmgương đạo đức của Người.

- Là "địa chỉ đỏ" để lớp lớp thế hệ cán bộ đảng viên, nhân dân các dân tộc củahuyện, thị miền Tây của tỉnh cũng như nhân dân khu vực Tây Bắc đến thăm, nhớvề Bác, thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc, giữ gìnkhông gian, các công trình, tư liệu lịch sử về Bác để phát huy hiệu quả giá trị tinhthần to lớn của Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộnói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích hướngtới kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm Yên Bái Việc phát huy giá trị Khu tưởngniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ càng có ý nghĩa quan trọng trongtuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, lan tỏa sâu rộng tư tưởng,phẩm chất đạo đức, lối sống của Bác cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dânđể xây dựng thị xã miền Tây xinh đẹp và tỉnh Yên Bái ngày càng giàu đẹp, đấtnước phồn vinh như lời Bác dạy.

- Ngôi nhà sàn của Bác đượcdựng lên giữa trung tâm Khutưởng niệm, đơn sơ và gầngũi với cuộc sống của đồngbào các dân tộc miền TâyBắc Đồng bào các dân tộcVăn Chấn, Nghĩa Lộ vô cùngcảm động, vui sướng bởi từđây, họ có thể nhìn thấy hìnhảnh của vị lãnh tụ vĩ đại nhấtcủa dân tộc Việt Nam Ðượcsự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ

Chí Minh Trung ương, một bộ quần áo kaki, một chiếc mũ, một đôi dép cao su,một chiếc gậy và hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn ảnh tư liệu, băng catsset, cuốnphim tài liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ được phục chế và cấpcho bảo tàng Hồ Chí Minh Nghĩa Lộ Hiện nay, khu tưởng niệm đang lưu giữ vàbảo quản gần 200 cuốn sách và trên 1000 tranh ảnh, bút tích, các thước phim tưliệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bên cạnh đó,Khu tưởng niệm còn là một kho tàng, một thiết chế văn hoá nằm trong hàng loạtcác thiết chế văn hoá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở thị xã miền tây.

- Ðây là tài sản vô giá giúp nhân dân các dân tộc được xem, học tập, nghiên cứucác tư liệu về Bác, được dâng hoa, thắp hương tưởng niệm vị cha già của dân tộc.Nơi đây đã trở thành trung tâm tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, giới thiệuphong cách sống của Bác Hồ, chính sách, đường lối của Ðảng và Nhà nước chongười dân trong vùng Ðây cũng là nơi hội tụ, giao lưu, kết nối, nâng cao chủ nghĩayêu nước, nơi báo công với Bác về những thành tích đạt được trong công cuộc xâydựng quê hương, công cuộc đổi mới của người dân Yên Bái Cũng tại đây, những

Trang 7

buổi tuyên thệ, lửa trại, rước đuốc nhân các ngày lễ lớn của đồng bào nhân dân cácdân tộc thị xã Nghĩa Lộ được thắp sáng.

3) Di tích văn hóa vật thể: Nhà sàn của người dân tộc Thái

- Cộng đồng người Thái sống thành những bản, mường, ở những thung lũng Cuộcsống hòa với thiên nhiên để tiện cho việc gieo cấy lúa nước, trồng lanh dệt vải nênngôi nhà sàn của người Thái đặc trưng khác biệt với nhà ở của các dân tộc khác.- Từ xa xưa, trong nhận thức

của người Thái là phải làm mộtkiểu nhà an toàn, chịu đựngđược những điều kiện khắcnghiệt của thiên nhiên Vì thế,những ngôi nhà truyền thốngra đời gắn với đồng bào hàngngàn năm, giúp họ tồn tại, pháttriển Để có được ngôi nhà sànvừa ý, người Thái phải chọnnhững loại gỗ tốt làm khungnhà, mái lợp gianh Nhà sànthường cao hơn mặt đất chừng

2 mét, mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ Điều đặc biệt,trong nếp nhà sàn truyền thống là mặc dù được cấu trúc từ các loại cây gỗ và câycó dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông, nhưng không hề dùng đến một mẩu sắtnhỏ nào trong thiết kế xây dựng Tất cả các hệ thống dây chằng buộc, thắt khácông phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên dùng trong

Trang 8

rừng Tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng nhà sàn rất chắc chắn và bền với mưa rừng, giónúi và khí hậu ẩm ướt quanh năm Có những ngôi nhà tồn tại tới hàng trăm nămtuổi.

- Nhà sàn cổ của ngườiThái bao giờ cũng làm sốgian lẻ, hai đầu hồi - "tụpcống" khum khum như mairùa, gắn với truyền thuyếtvề thuở khai thiên lập địa,thần rùa "Pua tấu” dạy chongười Thái biết cách làmnhà theo hình rùa đứng đểtránh được lũ lụt và thú dữ.- Nhà sàn đặc trưng củangười Thái đen luôn cũngcó hai cầu thang: "Tangchan" và "Tang quản" "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lênxuống, có 9 bậc tượng trưng cho 9 vía của người phụ nữ "Chan" là phần sàn nhàđược nối dài ra ngoài trời Đây là nơi các mẹ, các chị, các em thường ngồi chơilúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc,ứng với 9 vía "Tang quản" là cầu thang dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà,thường có 7 bậc ứng với 7 vía Sở dĩ có hai cầu thang là vì trước kia Người tháithường có tục lệ bắt con trai ở rể, trong suốt thời gian ở rể, người con trai chỉ đượcphép đi bên cầu thang có 7 bậc, người phụ nữ cũng vậy họ cũng chỉ được đi bêncầu thang có 9 bậc.

- Ngôi nhà sàn của người Tháivừa trang nhã, vừa chắc chắn.Nhiều hoa văn họa tiết tinh xảotrang trí trên bậu cửa sổ, trên cáctấm ván hình răng cưa làm chấnsong của sổ, trên "khau cút" củanhà người Thái đen "Khau cút"là hai tấm ván đóng chéo nhauhình chữ X trên đòn nóc, dùng đểchắn gió cho mái tranh hai đầuhồi nhà Những gia đình quý tộcxưa còn làm thêm bông sen cáchđiệu ở giao điểm hai tấm ván vàtám hình trăng khuyết hướng vào

nhau so le trên "khau cút" Nó trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn ngườiThái đen Tây Bắc và là biểu tượng của sừng trâu, loài linh trưởng gắn bó với cuộcsống trồng cấy lúa nước và truyền thuyết khai thiên lập địa của người Thái đenMường Lò.

Trang 9

- Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - linh vật làm chủ sông,suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc Trên các chấn song cửa sổchạm các hoa văn, họa tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại.Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban, búp cây guột… Thiên nhiên đượcphản ánh trên ngôi nhà một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ,âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

- Trong nhà sàn Thái có hai cột rất quan trọng, chứa đựng văn hóa tâm linh củađồng bào, đó là cột "sau chảu sửa" và "sau kẹk" Cột "sau chảu sửa" (cột chủ áo) làmột cái cột dựng góc đầu cách gian "hoóng" (gian thờ tổ tiên) với gian ngủ của ôngbà chủ "Chủ áo" là chủ hồn, người Thái quan niệm rằng chiếc áo mặc là vật chứađựng linh hồn người và người ta thường treo thanh gươm thiêng của dòng tộc hoặckhẩu súng kíp, túi đựng thuốc súng, đạn dược và chỉ có chủ nhà (đàn ông) mớiđược treo áo của mình lên đó.

- Cột "sau kẹk" có thể là cột chống cùng quá giang với cột chủ áo hoặc một cái cộtnào đó tùy thuộc vào đặc điểm của dòng họ và các thế hệ cùng chung sống trongngôi nhà Nhưng "sau kẹk" nhất thiết phải là cột phía dưới bên quản "Sau kẹk"được đánh dấu bởi một cái phên tre đan úp lên đầu cột chỗ có khắc chuôi xuyênchống quá giang, bên trong phên tre đan đó buộc vào chiếc cột một gói thuốc vàmột gói hạt giống cây trồng.

- Người Thái rất hòa thuận đầm ấm, thường có 3 thế hệ cùng chung sống trong mộtgia đình người Thái Vào những ngày vui, lễ tết, hội hè hoặc có khách quý, mọingười cùng nhau uống rượu, múa xòe và khắp với nhau.

- Ngày nay, trong những nếp nhà sàn đã có một số thay đổi với những nguyên liệumới phù hợp với kiến trúc hiện đại đảm bảo sinh thái và giữ gìn vệ sinh môi trường

Trang 10

nhưng vẫn có sự chọn lọc, kế thừa để phù hợp với các điều kiện xã hội và nhu cầungày càng cao của con người, đồng thời vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắcvà tiêu biểu của dân tộc.

- Nhà sàn của người Thái biểu trưng tình cảm, lối sống của một tộc người Đượcxem như một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái Mường Lò, ngôi nhà thânthương ấy qua lớp thời gian đã hun đúc và lưu giữ những giá trị tinh thần một tộcngười và là nơi gửi gắm niềm tin của con người với các thần linh.

4) Di sản văn hóa phi vật thể: Điệu múa Xòe cổ của người dân tộc Thái

- Xòe nghĩa là nhảy múa trong tiếng Thái Xòe có ba loại chính là Xòe tín ngưỡng, Xòe giải trí và Xòe biểu diễn Sau này, một số điệu Xòe kết hợp với đạo cụ và mang tên đạo cụ như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy, Xòe chai, Xòe tính tẩu Xòe vòng phổ cập trong các sự kiện văn hóa quan trọng của cộng đồng và gia đình với sự tham gia của đông đảo mọi người Các điệu Xòe có những động tác cơ bản là: vung tay, mở tay, cầm tay, bước chân, nhấc chân, nhún chân, nghiêng phải, nghiêng trái Với Xòe ở Mường So (Phong Thổ, Lai Châu), động tác múa được thể hiện bằng cách nhún năm đầu ngón chân, tay vung cao, các bước chuyển lướt nhanh hơn

- Nhạc cụ đệm cho Xòe gồm trống lớn, trống nhỏ, cồng, chiêng, tính tẩu, quả nhạc,kèn, chũm choẹ Tiết tấu giai điệu khác nhau ở sự nhanh, chậm của động tác múa Âm điệu phổ biến mang tính đặc trưng được thể hiện ở quãng hai trưởng, quãng ba, quãng bốn trưởng và thứ, quãng năm đúng Nhịp điệu thường nhấn mạnh ở khuôn nhạc 2/4, 4/4, phù hợp với động tác bước tiến, ký, bước lùi, ký, tay vung lênxuống đều đặn

- Động tác Xòe và các điệu Xòe hiện nay có đường nét mới do biến hóa của những động tác chủ đạo vốn có trong Xòe truyền thống Một số động tác được cải biên,

Ngày đăng: 23/06/2024, 20:04

Xem thêm:

w