MỞ BÀI CHO CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ PHẦN ĐẦU THÂN BÀI ÔN THI THPT QG 1) TÂY TIẾN-QUANG DŨNG a) MB: Sinh thời, Hàn Mặc Tử khi nghĩ về thơ cũng đã từng tâm niệm: "Máu đã khô rồi, thơ cũng khô-Tình ta chết yểu tự bao giờ". Nếu như với thi sĩ đau thương, máu là sự sống của thơ ca, của văn chương thì tôi tin những dòng thơ của Quang Dũng trong Tây Tiến sẽ mãi bất tử với thời gian bởi nó được viết nên bằng tình yêu và "máu chảy trong huyết quản" của nhà thơ xứ Đoài. Thơ Quang Dũng luôn nổi bật và trường tồn với thời gian nhờ bút pháp hào hoa, phóng khoáng, hòa quyện giữa bút pháp hiện thực và đôi cánh lãng mạn. Và "Tây Tiến" cũng là một trong những thi phẩm như vậy, những trang thơ như một thước phim tua chậm tái hiện lại nỗi nhớ dạt dào của tác giả với đoàn binh Tây Tiến,.... + VĐNL chính+VĐNL phụ - Nếu Chính Hữu xây dựng nên hình ảnh của những anh lính vệ quốc bằng bút pháp hiện thực, thì hình tượng người lính của Quang Dũng lại mang đậm chất lãng mạn, bay bổng của một thời để nhớ. - Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng từng nhận xét: "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
Trang 1MỞ BÀI CHO CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ PHẦN ĐẦU THÂN BÀI ÔN
THI THPT QG 1) TÂY TIẾN-QUANG DŨNG
a) MB:
Sinh thời, Hàn Mặc Tử khi nghĩ về thơ cũng đã từng tâm niệm: "Máu đã khô rồi, thơ cũng khô-Tình ta chết yểu tự bao giờ" Nếu như với thi sĩ đau thương, máu
là sự sống của thơ ca, của văn chương thì tôi tin những dòng thơ của Quang Dũng trong Tây Tiến sẽ mãi bất tử với thời gian bởi nó được viết nên bằng tình yêu và
"máu chảy trong huyết quản" của nhà thơ xứ Đoài Thơ Quang Dũng luôn nổi bật
và trường tồn với thời gian nhờ bút pháp hào hoa, phóng khoáng, hòa quyện giữa bút pháp hiện thực và đôi cánh lãng mạn Và "Tây Tiến" cũng là một trong những thi phẩm như vậy, những trang thơ như một thước phim tua chậm tái hiện lại nỗi nhớ dạt dào của tác giả với đoàn binh Tây Tiến, + VĐNL chính+VĐNL phụ
- Nếu Chính Hữu xây dựng nên hình ảnh của những anh lính vệ quốc bằng bút pháp hiện thực, thì hình tượng người lính của Quang Dũng lại mang đậm chất lãng mạn, bay bổng của một thời để nhớ
- Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng
từng nhận xét: "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu
đi cái chất lãng mạn, " Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
b) Mở đầu TB:
Platon đã từng nói : "Thơ là thần hứng", thơ chỉ sinh ra trong những giây phút thăng hoa của người nghệ sĩ Và có lẽ Quang Dũng cũng đã có những giây phút thăng hoa nhưu vậy khi viết và nhớ về đoàn binh Tây Tiến năm xưa Là một nhà thơ đa tài, vừa là một thi sĩ đồng thời cũng là một nhạc sĩ,họa sĩ, thơ ông luôn đậm đà pha lẫn cả chất nhạc và chất họa một cách tinh tế Bên cạnh đó, nhà thơ xứ Đoài luôn làm độc giả nhiều thế hệ đắm say vào những vần thơ của mình nhờ sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp hiện thực trong những thi phẩm được ông viết nên từ những trải nghiệm thực tế của mình trong những năm tháng còn đi lính trong chiến tranh bằng đôi mắt " đã nhiều lần nhìn vào cái chết" (Nguyễn Đình Thi) Một trong những sáng tác nổi bật của ông trong thời kì này không thể không nhắc tới bài thơ "Tây Tiến", được viết năm 1948 tại Phù Lưu Chanh bên cạnh dòng sông Đáy hiền hòa và thơ mộng Bài thơ là cả một nỗi nhớ dạt dào về đoàn binh Tây Tiến và những ngày còn hành quân bảo vệ biên giới Việt Lào Chính nỗi niềm nhung nhớ da diết của thi nhân đã khắc họa nên một thi phẩm thấm đẫm xúc cảm, một cuộn phim được xây dựng bằng nỗi nhớ về những kí ức đã qua, vượt qua cả sự băng hoại của thời gian Một bài thơ dù chỉ được làm nên trong vọn vẹn trong vài
Trang 2mươi phút cũng đủ sức gợi, trở thành một bản trường ca của thời đại, tồn tại vĩnh
cử cùng thời gian
2) VIỆT BẮC-TỐ HỮU
a) MB:
Trong cuộc đời làm thơ của mình, Tố Hữu đã từng bộc bạch:"Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy" Thơ ca được sinh ra từ những xúc cảm, rung động mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn người cầm bút, để rồi từ ấy kết tinh thành những vần thơ, con chữ trên trang giấy Chính vì vậy mà có lẽ Tố Hữu cũng
đã có những phút dây dâng trào cảm xúc mãnh liệt khi viết nên thi phẩm Việt Bắc Nhà thơ đã gửi gắm một nỗi nhớ dạt dào trong giờ phút chia tay bịn rịn, một tình cẩm vẹn nguyên không bảo giờ vơi cạn dành cho Việt Bắc và người dân nơi thủ đô gió ngàn trong thi phẩm cùng tên +VĐNL Chính+VĐNL phụ
b) Mở đầu TB
Khi nói về "cánh chim đầu đàn" của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét: " Tố Hữu đã nâng thơ chính trị lên thành rất đỗi trữ tình" Lấy cuộc sống chính trị nước nhà làm đề tài sáng tác chính, thơ Tố Hữu không hề khô khan mà ngược lại còn tràn đầy cảm xúc Thơ vốn là không gian để người cầm bút bày tỏ nỗi lòng của mình bằng con chữ và Tố Hữu cũng không phải ngoại lệ Mặc dù ông tập trung khắc họa những sự kiện lịch sử của đất nước nhưng vẫn không thiếu đi nét ngọt ngào, tha thiết từ chính xúc cảm dạt dào nơi tâm hồn người nghệ sĩ Đúng như nhà thơ xứ Huế đã từng chia sẻ:"Thơ là tấm gương của tâm hồn" Để rồi từ chính những yếu tố kết hợp giữa chính trị và tình cảm ấy đã làm nên một phong cách nghệ thuật rất riêng trong thơ Tố Hữu mang tên "Trữ tình chính trị" Và "Việt Bắc" là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất phog cách sáng tác của Tố Hữu Được sáng tác vào tháng 10/1954, sau khi hiệp định
Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Đông Dương được kí kết, trung ương Đảng và chính phủ đã tạm biệt thủ đô gió ngàn để quay trở lại Hà Nội sau hơn mười lăm năm gắn bó Cũng là một trong những cán bộ quay trở về miền xuôi,
Tố Hữu đã viết nên Việt Bắc vừa là để ghi lại sự kiện lịch sử, vừa là để bộc bạch tấm lòng, nội nhớ nhung da diết của người ra đi với người ở lại Thi phẩm như một bản hùng ca nhìn lại lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai đầy hào hùng và bi tráng của lịch sử dân tộc, cũng như là một khúc hát ân tình ấm áp tình quân dân giữa người dân Việt Bắc và các cán bộ cách mạng ngày ấy
3) ĐẤT NƯỚC-NGUYỄN KHOA ĐIỀM
a) MB
Trang 3Napoleon đã từng bộc bạch: "Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?
Đó là lòng yêu nước?" Đất Nước luôn là một trong những nguồn cảm hứng dồi dào, là cội nguồn của thơ ca để người nghệ sĩ dệt nên những vần thơ đầy da diết, xúc cảm về thứ tình yêu thiêng liêng và cao cả ấy Nếu như ta đã từng bắt gặp một hình ảnh Đất Nước hiện lên đầy kiêu hãnh, oanh liệt qua những tháng năm máu lửa bom đạn thông qua giọng thơ póng khoáng mà sâu lắng của Nguyễn Đình Thi, hay
là Đất Nước được khắc họa một cách đầy vĩ đại, lớn lao sóng đôi cùng hình ảnh những người anh hùng vang danh sử sách trong các bài thơ thời kì trung đại, thì ở đây, trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng của Tổ quốc lại hiện hữu gắn liền với nhân dân, với những gì gần gũi nhất Mang trong mình một tư tưởng mới
mẻ, đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm bắt rễ sâu vào đời sống nhân dân, cội nguồn dân tộc, đặc biệt + VĐNL Chính+VĐNL phụ,
b) Mở đầu TB
Khi nói về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Văn Sỹ đã từng nhận xét:
"Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình đầy chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính" Thơ của ông là những dòng cảm xúc được viết nên bằng chính trải nghiệm của một người lính từng xông pha nơi chiến trường, chính vì vậy mà những trang thơ ấy hiện lên một cách rất đỗi chân thực, giàu tính chiêm nghiệm và đặc biệt mang đậm màu sắc "trữ tình chính luận" Chất trữ tình và những tình cảm trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã hòa quyện một cách đầy tinh tế với những quan niệm, ý kiến mang tính chất chính luận của ông, làm cho những ý kiến ấy không hề khô khan, giáo điều mà trở nên hết sức dịu dàng, đằm thắm Đoạn trích "Đất Nước" nói chung và trường ca "Mặt đường khát vọng" nói riêng là tác phẩm tiêu biểu thể hiện cho phong cách sáng tác của nhà thơ
xứ Huế Được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Bình-Trị-Thiên về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam với non sông Đất Nước, về sự thức tỉnh của thế hệ mình, hòa nhịp cùng cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước Đồng thời đoạn trích đã thể hiện rõ quan niệm "Đất Nước nhân dân" của Nguyễn Khoa Điềm như chính ông đã từng tâm sự:" Đất nước là của nhân dân chứ không phải của các triều đại, của các ông vua Nhân dân xây dựng lên đất nước, đất nước là của nhân dân nên phải chăm lo cho nhân dân."
- Chính nhà thơ cũng đã từng bộc bạch: " Lúc tôi viết bài thơ này tôi là một thanh niên mới trưởng thành Tôi nói ngôn ngữ của thế hệ thanh niên, nên có thể cho đến giờ vẫn phù hợp với tâm tư của nhiều học sinh Khi tôi viết ra những vần thơ
đó, tôi cũng cùng thế hệ trẻ với các em thôi mà.", - Những
dòng thơ xóa mờ khoảng cách thời gian, đi cùng năm tháng
-"Hãy để người trẻ hồn nhiên hiểu về đất nước như họ
nghĩ Khi họ được lựa chọn như vậy, họ sẽ có trách nhiệm
Trang 4về những điều họ nhận thức và suy nghĩ, và có trách
nhiệm lâu dài với đất nước của họ thôi."-Nguyễn Khoa Điềm
- Nhà văn Ilya Grigoryevich Ehrenburg: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ
ra bờ sông"
5) NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ-NGUYỄN TUÂN
a) MB
Nghệ thuật là một lĩnh vực của sự độc đáo, trên hết, nó đòi hỏi chất riêng và
sự sáng tạo hơn bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội Có lẽ chính vì vậy mà văn chương đòi hỏi những người cầm bút phải có cho mình một phong cách sáng tác nổi bật, mới lạ, tạo nên cái "tôi" trong các tác phẩm của mình Và khi nhắc đến nét độc đáo trong văn chương, ta không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân Ông từng muốn mỗi ngày đều có cái "say của rượu tân hôn", kì vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật, ông coi đời như một "trang hoa" luôn mở dưới ánh sáng nghệ thuật mới Và chuyến đi thực tế lên Tây Bắc có lẽ cũng là một trong những "trang hoa" như vậy khi ông đã tìm thấy "chất vàng mười" của thiên nhiên hùng vĩ, cũng như là "chất vàng mười đã qua thử lửa" của người dân lao động trong thời kì mới
Để rồi từ ấy, ông khắc họa vẻ đẹp mà ông đã tận mắt chứng kiến trong chuyến đi của mình trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà" Tác phẩm đã vẽ nên hình ảnh Đà Giang vừa dữ dội, hung bạo vừa nhẹ nhàng, trữ tình, +VĐNL Chính=VĐNL Phụ
b) Mở đầu TB
Được nhận xét là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật" (Nguyễn Đình Thi) , Nguyễn Tuân luôn biết quý trong nghề nghiệp của mình Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc thậm chí là "khổ hạnh", và ông cũng đã lấy sự nghiệp cầm bút hơn nửa thế kỉ của mình để minh chứng cho quan niệm ấy Phong cách nghệ tuật của Nguyễn Tuân có thể được gói gọn trong một chữ "Ngông" thể hiện cho nét riêng, nét độc đáo mang phong cách của chính ông được tạc trên từng con chữ, từng dòng văn Là một người thích "xê dịch" và sau này còn được ông nâng sở thích ấy của mình lên thành "chủ nghĩa xê dịch",
Nguyễn Tuân đã lấy những chuyến đi làm tư liệu đẻ sáng tác , bộc lộ nét tính cách phi thường và tình cảm mãnh liệt trước thiên nhiên tuyệt mĩ của đất nước và con người thông qua ngòi bút đầy nội lực được mệnh danh là "bậc thầy sáng tạo ngôn
từ Tiếng Việt" Và tùy bút "Người lái đò Sông Đà" cũng là một tác phẩm như vậy, được kết tinh từ những trải nghiệm trong chuyến đi thực tế của nhà văn lên Tây Bắc và in trong tập "Sông Đà" (1960) Viết về hình ảnh con Sông Đà vừa dữ dội vừa trữ tình, cũng như tìm ra vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của con người lao động của thời kì mới, tác phẩm đã cho thấy sự thay đổi rõ nét trong lăng kính nghệ thuật của quan của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng Trước cách mạng tháng
Trang 58/1945, ông chênh vênh giữa hiện tại, không có nhiều niềm tin vào tương lai nên thường tìm về những cái đẹp của một thời xưa cũ còn sót lại, viết về những con người "đặc chủng đặc tuyển" mà ông ưu ái gọi với cái tên " Vang bóng một thời" Những sau cách mạng ông tìm thấy cái đẹp ở cả nhân dân đại chúng muôn nơi, tìm thấy mối quan hệ giữa quá khứ-hiện tại-tương lai và có niềm tin hơn
-Nguyễn Tuân cũng chính là một "Đà Giang độc bắc lưu" trong vân đàn Việt Nam khi luôn đi theo một lối riêng mà chính ông đã đặt ra cho mình
- ” Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng
1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
thước Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó Văn phải linh hoạt Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp." -Nguyễn Tuân
4) SÓNG-XUÂN QUỲNH
a) MB:
L.Tôn-xtoi đã từng nhận xét: "Nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu" Tình yêu là ánh sáng, nó soi sáng cho cả người cho đi và nhận về, tình yêu là trọng lực, bởi nó khiến con người ta xích lại gần nhau hơn Đồng thời tình yêu cũng là nỗi nhớ, là cội nguồn cảm hứng cho biết bao sáng tạo nghệ thuật ra đời và có sức ngân vang hàng thập kỉ Nếu như trong các tác phẩm của "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, ta bắt gặp hình tượng tình yêu với đầy đủ các cung bậc, như một khu vườn đầy đủ hương sắc, từ tình yêu ngây thơ e ấp đến đằm thắm dịu dàng và có khi say đắm đến si mê điên dại, hay trong "Chinh phụ ngâm khúc" của Đoàn Thị Điểm là một tình yêu nhuốm màu bi thương bởi chia xa, cách trở, thì trong thơ Xuân
Quỳnh tình yêu lại được khắc họa bằng những trạng thái cảm xúc phức tạp, thầm kín và khát vọng hạnh phúc của người con gái khi yêu "Sóng" là một tác phẩm nổi bật thể hiện rõ nét quan điểm của nữ thi sĩ về tình yêu vĩnh hằng qua hình tượng sóng biển, (đồng thời qua đó thể hiện mong muốn hòa mình vào tình yêu chung của Tổ quốc), một hồn thơ nhạy cảm và đầy duyên dáng, dịu dàng + VĐNL
Chính+VĐNL Phụ
b) Đoạn mở đầu TB
Khi nói về Xuân Quỳnh, Nguyễn Ân đã từng nhận xét :" Từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chẳng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới lại thấy một nữ thi sĩ mà sự thể hiện trong tâm hồn đa dạng đến vậy" Thật vậy, thơ Xuân Quỳnh luôn luôn chứa chan tình cảm với những cung bậc cảm xúc khác nhau, là tiếng lòng của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành
là luôn khao khát một hạnh phúc đời thường Có lẽ bởi những áng thơ ấy được viết
Trang 6với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ, vừa là một người con gái với tâm hồn muốn yêu vàd được yêu mãnh liệt Là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngôn từ trong thơ Xuân Quỳnh là đời sống thực của xã hội và đời sống riêng tư của bà trong những năm dất nước còn nghèo đói, chiến tranh, loạn lạc Thơ của bà là những lo toan cơm nước đời thường của một nười phụ nữ, đồng thời đó cũng là khát khao của một người trẻ mong muốn cống hiến cho Tổ quốc, non sông Điểm khác biệt giữa
bà và những nhà thơ hiện đại cùng thời đó chính là ngòi bút của bà mang tính hướng nội, những dòng thơ nảy sinh từ chính cuộc sông đời thường của bà nhưng không hề xa rời hiện thực, dòng chảy của xã hội Đó là lý do tại sao khi đọc thơ của bà ta cảm nhận được cái riêng tư, đồng thời trong cái riêng tư ấy ta vẫn thấy được cái chung dật dào "Sóng" là một thi phẩm rất tiêu biểu cho tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại của Xuân Quỳnh Là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1967 tại bờ biển Diêm Điền, Thái Bình của Xuân Quỳnh và được in trong tập "Hoa dọc chiến hào", tác phẩm được sáng tác trong thời điểm những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra khốc liệt, thời điểm mà các cuộc chia ly nhuốm màu đỏ thẫm diễn ra trên khắp các con đường, góc phố Ở thời điểm mưa bom bão đạn như vậy nhưng Xuân Quỳnh lại viết về một đề tài hết sức riêng tư đó là tình yêu Chính vì vậy mà thi phẩm được coi như một bông hoa lạ nở dọc chiến hào những năm tháng chống Mĩ ác liệt
5) VỢ CHỒNG A PHỦ-TÔ HOÀI
a) MB
Nhà văn người Nga Xan-tư-khốp Sê-đrin đã từng nhận định: " Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết" Thật vậy, có những tác phẩm vừa ra đời đã vội vàng chìm khất trong sự náo nhiệt, ồn ào của "Phiên chợ văn chương", thế nhưng lại có những tác phẩm sống mãi cùng năm tháng, trường tồn với thời gian và trở thành một "bản trường ca của thời đại" Và một trong những tác phẩm "vượt qua sự băng hoại của thời gian" phải nói tới "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài - một truyện ngắn xuất sắc về số phận của người nông dân nghèo bị áp bức Câu chuyện dưới ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài
đã khắc họa đầy tinh tế hành trình đi từ bóng tối ra ánh sáng, hành trình tìm lại chính mình, chạy thoát khỏi sự đàn áp của thần quyền, cường cuyền của nhân vật Mị.+VĐNL Chính+VĐNL phụ
b) Mở đầu TB
Nói về sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã từng nhận định: " Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đơi lấm láp đời thường Ông ra đi vì tuổi đời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị" Được mệnh danh là con người sinh ra để viết, Tô Hoài nổi bật trong văn đàn hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đồ sộ trải dài ở nhiều thể
Trang 7loại khác nhau Ông là một người yêu con chữ, dùng con chữ để sống và để bộc lộ lòng mình.Trước cách mạng ông hướng ngòi bút của mình về những loài vật và những mảnh đời cơ cực nơi làng quê Việt Nam Sau cách mạng tháng 8, "hạt ngọc" của nền văn học Việt Nam đã biến ngòi bút của mình thành một lưỡi gươm sắc bén phê phán, lên tiếng cho những cuộc đời cơ cực của người nông dân dưới sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân "Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi tham
dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn năm 1952 và được in trong tập
"Truyện Tây Bắc" (1953) Tác phẩm là đặc trưng cho phong cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của Tô Hoài, kể về cuộc đời của Mị-cô con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra Từ một cô gái tươi trẻ, tràn đầy nhựa sống, từ khi làm vợ A Sử, Mị
đã bị bào mòn cả tinh thần lẫn thể xác, cô sống "khong bằng con trâu con ngựa" dưới sự áp bức của thần quyền, cường quyền, TÓM TẮT TIẾP ĐẾN TRƯỚC ĐOẠN TRÍCH ĐỀ CHO Ngay từ nhan đề " Vợ Chồng A Phủ" đã cho thấy tinh thần nhân đạo của "cây đại thụ của nền văn học Việt Nam" Lội ngược dòng thời gian tìm về những tác phẩm nói về số phận con người trước cách mạng như "Lão Hạc" hay "Chí Phèo" của Nam Cao, ngay từ tiêu đề ta đã thấy được sự cô độc, chống chọi một mình trên đường đời cơ cực để rồi không thể giải thoát mình dưới lưỡi dao độc ác của xã hội Trước cách mạng là vậy, dù có cố gắng tìm được một cuộc sống ấm no, một hạnh phúc bình dị thì xung quanh "ôm lấy" họ vấn chỉ là bóng tối mịt mù, nhưng sau cách mạng khi đã có Đảng soi đường mà mở ra một cánh cửa mới cho người dân, họ đã có thể vươn tới một cuộc sông mới hạnh phúc hơn và đặc biệt là cùng nhau thoát khỏi bóng tối trước kia
- Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương Bản chất của nó là chữ tâm đối với
con người (Hoài Chân)
6) CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA-NGUYỄN MINH CHÂU
a) MB
Bàn về một tác phẩm nghệ thuật chân chính nhà văn Aimatov đã từng nhận định: " Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện " Thật vậy, mỗi trang sách cuối cùng khép lại như mở ra một chân trời mới về những chiêm nghiệm, bài học, lẽ sống ở đời, mỗi tác phẩm đi qua trong đời để để lại cho độc giả những rung động, những suy ngẫm
về cuộc sống, về thời đại, đó là giá trị vĩnh hằng, trường tồn với thời gian của văn học Và khi nói đến những tác phẩm mang trong mình khả năng "kể chuyện đến muốn đời" như vậy, sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới chuyện ngắn "Chiếc
thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu Là đứa con tinh thần nơi "cây bút thế sự" gửi gắm những quan điểm của mình về những vấn đề mang tính thời sự của con người và thời đại, câu chuyện xoay quanh lăng kính riêng của Phùng + VĐNL Chính + VĐNL Phụ
Trang 8b) Mở đầu TB
Khi nói về Nguyễn Minh Châu, "cây đại thụ văn chương" Tô Hoài đã từng nhận xét: " Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau." Giữa biển lớn văn học, Nguyễn Minh Châu đã tìm được cho mình một phong cách nghệ thuật riêng, một ngọn hải đăng của riêng ông để soi đường chỉ lối trong suốt hành trình sáng tác Nếu như trước năm 1975 ông là một nhà văn mặc
áo lính với những trang thơ mang đậm thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, thì sau năm 1975, khi chiến tranh đã qua đi, ông hướng ngòi bút của mình về những vấn đề nhân sinh, đạo đức thường nhật những lại mang triết lý sâu sắc Đối với ông nhà văn là "những kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ", ngòi bút nhân đạo luôn hướng về con người của "cây bút thế sự" đã làm nổi bật nên quan niệm của ông về những sự kiện hết sức đời thường những lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa về số phận con người à mối liên hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, làm nên những câu chuyện "không bao giờ hết khả năng kể chuyện" Truyện ngắn
"Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong những tác phẩm nổi bật thể hiện cho quan điểm nghệ thuật và thế sự của nhà văn Được viết vào tháng 8 năm 1983, sau tám năm cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc và cả nước đang đi lên con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa Lúc bây giờ nhiều vấn đề văn hóa, nhân sinh mới được bộc
lộ Câu chuyện kể về Tóm tắt chuyện đến đoạn trích đề cho Tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về số phận con người và sự lựa chọn của họ, cũng như mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật Ngay từ nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" đã khái quát mối liên kết này, khi hình ảnh chiếc thuyền là hình ảnh thực, là "cảnh đất trời cho"
mà Phùng đã tìm kiếm bấy lâu, thế nhưng cảnh đẹp ấy lại ở "ngoài xa", để rồi từ nghệ thuật đi đến gần với cuộc đời, cả độc giả và Phùng lại thấy được hững nghịch
lý, éo le, trớ trêu Có lẽ, qua đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm thông điệp rằng người nghệ sĩ sẽ kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời, nỗ lực phản ánh bản chất thay vì chỉ khắc họa vẻ hào nhoáng bên ngoài
- Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm (Pauxtopxki)
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.(M.Gorki)
7) HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT-LƯU QUANG VŨ
a) MB
Bàn về một tác phẩm nghệ thuật chân chính nhà văn Aimatov đã từng nhận định: " Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện " Thật vậy, mỗi trang sách cuối cùng khép lại như mở ra một chân trời mới về những chiêm nghiệm, bài học, lẽ sống ở đời, mỗi tác phẩm đi qua trong đời để để lại cho độc giả những rung động, những suy ngẫm
về cuộc sống, về thời đại, đó là giá trị vĩnh hằng, trường tồn với thời gian của văn học Và khi nói đến những tác phẩm mang trong mình khả năng "kể chuyện đến muốn đời" như vậy, sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới tác phẩm kịch "Hồn
Trang 9Trương Ba, da hàng thịt" của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ Là đứa con tinh thần nơi người nghệ sĩ tài ba ấy gửi gắm những quan điểm của mình về những vấn đề mang tính thời sự của con người và thời đại, câu chuyện xoay quanh Trương Ba và hành trình nhìn nhận ra nhiều chân lý của cuộc đời + VĐNL Chính + VĐNL Phụ
b) Mở đầu TB
Khi nhận xét về Lưu Quang Vũ, Thái Thụy Lương đã ví ông "như một Shake Speare của Việt Nam, một trăm năm nữa chưa chắc có một người thứ hai như vậy." Được mệnh danh là một người nghệ sĩ đa tài, Lưu Quang Vũ có nhiều đóng góp trong văn học, hội họa và nổi bật nhất là sân khấu kịch Từ năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sân khấu Có thể khẳng định “Sân khấu mới là mảnh đất của người nghệ sĩ tài ba này” Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện, cái tôi hòa tan trong cái ta Ở đó tính thời sự được kết hợp với những vấn đề muôn thuở của nhân loại mà tiêu biểu đó là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” Tác phẩm mang đậm ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về sự hài hòa giữa hồn và xác, đồng thời cũng là cuộc đấu tranh giữa một linh hồn thành cao như Trương Ba với những dục vọng tầm thường của xác hàng thịt Đó là cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, cuộc giao tranh này là muôn đời muôn kiếp từ khi khai sinh cho đến ngày không còn trái đất thì vẫn còn giao tranh thiện ác.+Tóm tắt đến đoạn trích đề cho
8) NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC DÙNG CHUNG CHO CÁC TÁC PHẨM
- Văn học là nhân học (M Gorki)
- Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu
tả, nếu nó không
phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt
ra những câu hỏi
hoặc trả lời những câu hỏi đó (Bêlinxki)
- Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê – Khốp)
- Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp
và cái nhân đạo
của lòng người (Xê – Lê – Khốp)
- Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương Bản chất của nó là chữ tâm đối với
con người (Hoài Chân)
- Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính
nhân đạo (Nguyên Ngọc)
Trang 10- Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái
đẹp (Pautopxki)
- Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ Loại không đáng thờ
là loại chuyên
chú ở văn chương Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người
(Nguyễn Văn Siêu)
- Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm
hồn của con người (Nguyễn Minh Châu)
- Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người
(M Gorki)
- Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại (Banlzac)
- Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ
trụ (Thạch Lam)
- Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại,
mà quan tâm
đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ
một câu trả lời cặn kẽ nào (Ciaudio Magris)
- Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học (Tố Hữu)
- Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là
độc giả (M.
Gorki)