Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất
Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và thành công trong kinh doanh thì phải có tầm nhìn và có một chiến lược kinh doanh phù hợp, phải phân bổ, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của mình như vốn, lao động, thiết bị Các doanh nghiệp ngoài việc đầu tư kinh doanh về chiều sâu thì cũng cần phải tận dụng tối đa mọi nguồn lực để có thể huy động không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của mình Như vậy, vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp trong nước là cần coi trọng việc tập trung quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực đặc biệt là đối với việc sử dụng chi phí nó thường chiếm một vai trò vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh
Tính chuyên môn hóa ngày càng cao của một nền kinh tế hội nhập đã dẫn đến sự thành lập của các công ty vận tải và giao nhận ở Việt Nam với cơ hội và tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường bộ Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh chính là một điển hình cho tính chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo trong quá trình thích ứng với sự chuyển hóa của nền kinh tế với kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Với vị thế và năng lực của công ty trong hoạt động kinh doanh vận tải, giao nhận, vì vậy tôi đã chọn Công ty
Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh để thực hiện luận văn với đề tài “Đánh giá hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022” với mong muốn có thể tìm hiểu và tiếp cận thực tế các quy trình, thủ tục
2 giao nhận hàng hóa quá cảnh, từ những kinh nghiệm học được tôi có để xuất một số kiến nghị giúp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ này trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý thuyết về dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường bộ Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh giai đoạn năm 2021 - 2022 Đánh giá thực trạng hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh Từ đó, đánh giá những điểm hoàn thiện và chương hoàn thiện diễn ra trong nghiệp vụ
Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin thông qua sách, báo, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng, internet, Phương pháp này nhằm cung cấp các thông tin thứ cấp, số liệu cụ thể về Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh ở chương 1 và chương 2
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin Phương pháp này nhằm để làm rõ về thực trạng và một số nguyên nhân về hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh ở chương 2 sau đó khám phá ra một số kiến nghị để tiến hành thực hiện chương 3
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con người giúp chúng ta thực hiện một số phân tích làm sáng tỏ Phương pháp này giúp thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Phương pháp xử lí thông tin : các thông tin cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa để làm bộc lộ các quy luật, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ Phương pháp này để xử lí, chọn lọc được các thông tin thu thập được tại Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Phương pháp thống kê-mô tả: Là phương thức nghiên cứu mà dựa vào đó tổ chức số liệu thu thập được theo những chuẩn mực nhất định, sử dụng các công thức tính toán xu thế, độ lệch, nhằm phân tích các con số thống kê Phương pháp này giúp thống kê các dữ liệu về kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty, kết quả kinh doanh theo sản phẩm, theo thị trường xuất khẩu, Từ đó, mô tả dữ liệu lên các biểu đồ, sơ đồ để tạo thuận lợi cho việc phân tích.
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
4 Ý nghĩa khoa học: Đề tài này nhằm mục đích hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động vận tải hàng hóa nguyên container Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Chương 3: Đánh giá hoạt động vận chuyển hàng nguyên container quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER
Khái niệm và đặc điểm container
Container là một thùng thép có kích thước lớn hình hộp chữ nhật bên trong rỗng và có cửa mở thiết kế chốt để đóng kín Container có khả năng chịu lực cực kỳ tốt và có nhiều kích thước khác nhau Vỏ của thùng container thường có màu xanh hoặc màu đỏ tuy nhiên cũng có thể xuất hiện một số màu sắc khác tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhà sản xuất
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
- Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
- Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
- Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
- Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
- Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối)
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container
Về mặt lịch sử, những chiếc container tiêu chuẩn đang được sử dụng phổ biến hiện nay được cho là bắt đầu xuất hiện trong phiên bản đầu tiên "thô sơ" từ năm
1937 Khi đó một lái xe người Mỹ tên là Malcolm McLean đã nghĩ ra cách thức sử dụng các thùng xe tải làm công cụ chứa hàng đặt trên các tàu biển Sau nhiều năm phát triển, những "chiếc thùng chứa hàng" đó đã được nâng cấp cải tiến, trở nên thông dụng, trở thành 1 công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực vận tải container Đây cũng là một trong những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của ngành vận tải đa phương thức ngày nay
Container có nhiều loại, và kích thước cụ thể theo từng đơn vị sản xuất Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu nên kích thước cũng như ký mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft)
Hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”) Cách gọi container thường, container cao chỉ mang tính tập quán Trước đây, người ta gọi loại cao 8 feet là container thường, nhưng hiện nay loại này không còn được sử dụng nhiều nữa, thay vào đó, container thường có chiều cao 8’6”
Container 40’ được lấy làm chuẩn Các container ngắn hơn có chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
Phân loại container
Container đang được sử dụng hiện nay khá đa dạng tuy nhiên chúng ta có thể phân loại container gồm các loại phổ biến sau:
Loại container này còn được gọi là cont khô và được dùng để chở hàng khô gồm có các loại cont 20, cont 40 hay cont 40 cao Các loại container này chủ yếu được sử dụng trong vận tải hàng hóa đường biển Trong đó:
- Cont 20 phù hợp để chứa các hàng hóa là đồ đạc, thùng giấy, hàng đóng kiện, hàng nặng…
- Cont 40 được biết đến là loại phổ biến nhất được sử dụng cho việc đóng hàng và vận chuyển phù hợp với hàng hóa đóng kiện, đồ đạc, thùng giấy, cồng kềnh,…
- Cont 40 cao có khối lượng lớn hơn 2 loại trên và cũng được phù hợp để đóng hàng giống cont 20 và 40, phù hợp đóng các loại hàng trọng lượng nhẹ, khối lượng lớn
Container lạnh được thiết kế có thiết bị giữ nhiệt bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp hoặc dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước container Loại container này được dùng để chứa các loại hàng hóa, thực phẩm, nông sản, thuốc hay những hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ yêu cầu cần được bảo quản cẩn thận trong quá trình vận chuyển
Container mở nóc là loại container gì? Đây là loại container thiết kế không có phần nóc ở trên nên còn được gọi là container hở mái và để che hàng hóa thì người ta sẽ dùng tấm bạt phủ lên
Container mở nóc phù hợp cho hàng hóa là thiết bị xây dựng, máy móc, gỗ với kích thước chiều cao vượt nóc cont hoặc cồng kềnh không thể xếp được ở trong container Vì vậy thiết kế mở nóc sẽ giúp thuận tiện trong việc lấy hàng qua nóc của container
Loại container hoán cải được thiết kế rất đặc biệt là cắt bỏ 2 vách thép của container bằng bạt nên có thể đóng mở di động giúp cho việc đóng dỡ hàng được tiện lợi Container hoán cải được dùng chủ yếu để chở các loại hàng hóa là ô tô, xe máy, nước uống…
Container bồn được làm từ chất liệu nhôm, thép hoặc inox thiết kế theo tiêu chuẩn ISO với độ bền cao và cực kỳ chắc chắn
Loại container này dùng để chở các loại chất lỏng như xăng, dầu, nước, thủy ngân
Là một loại container chuyên dụng để vận chuyển những kiện hàng có kích thước lớn, máy móc siêu trường, siêu trọng Những loại hàng hóa này không thể vận chuyển bằng xe container thông thường.
Quá trình phát triển của vận tải container
1.3.1 Khái niệm vận tải container
Vận tải container là hoạt động chuyên chở hàng hóa trên các container tới địa điểm nhận hàng hoặc khu vực bốc xếp tùy theo yêu cầu giao nhận Như vậy, những hàng hóa được vận tải bằng Container thường là mặt hàng có khối lượng lớn, hoặc ghép nhiều kiện hàng khác nhau lại
Riêng với vận tải Container, người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng, còn người nhận sẽ dỡ hàng khỏi Container Đóng Container thường là các loại hàng hóa đồng nhất, đủ khối lượng đóng thì hiệu quả kinh tế cao nhất
1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của vận tải container
Ngay từ thời La Mã cổ đại đã có sự xuất hiện của các thùng lớn để chứa hàng hóa giúp cho việc vận chuyển hàng hóa lên tàu một cách dễ dàng và nhanh chóng Mãi cho đến khi trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II thì vận tải bằng container mới thực sự ra đời; và quá trình hình thành và phát triển của nó trải qua 4 giai đoạn
Giai đoạn 1 từ năm 1955 Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc sử dụng container để vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới, nước đầu tiên sử dụng hình thức này có thể nói đến là Hoa Kỳ vào những năm thế chiến lần thứ II, họ đã biết sử dụng và phát triển thùng Conex trong hải quân Hoa Kỳ, đây là loại thùng có tiêu chuẩn 6 foot, và được coi là tiền thân của thùng container bây giờ
Và cho đến cuối thập niên 50 của thế kỷ trước thì có tới hơn 10.000 thùng conex được sử dụng rộng rãi khắp Hoa Kỳ, không chỉ được sử dụng vận tải đường thủy mà nó còn được sử dụng trên đường bộ
Giai đoạn 2 từ năm 1955 – 1966 Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của thùng container trên toàn thế giới Nó đã được áp dụng để chuyên chở các mặt hàng trên đường biển quốc tế và ngày càng có nhiều loại container lớn ra đời chính thuwscc vào năm 1956, tàu chở container đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ sự sáng lập của Malcomb Mclean
Giai đoạn này container được áp dụng các tiêu chuẩn mới ISO, làm cho số lượng container không ngừng tăng lên; nhiều nước hình thành hệ thống vận tải chuyên biệt bằng container và các tuyến hàng buôn bán quốc tế được container hóa cao
Giai đoạn 4 từ 1980 cho tới nay
Với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghiệp hiện đại, Liên Hiệp Quốc đã ban hành công ước quốc tế về vận tải đa phương thức, mở đường cho vận tải container phát triển mạnh mẽ Thời kỳ này tạo lên sự phát triển mạnh mẽ của các hãng vận tải bằng container, khiến nó trở thành loại hình vận tải được sử dụng nhiều nhất hiện nay
1.3.3 Ưu điểm vận tải bằng container
Vận tải container có rất nhiều ưu điểm và lợi ích, đối với chủ lô hàng và người giao nhận hàng Đây cũng là lý do vận tải container nội địa và quốc tế luôn là sự lựa chọn hàng đầu Cụ thể các ưu điểm lợi ích của hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container:
❖ Giảm thiểu chi phí vận chuyển
Vận chuyển hàng bằng container thường áp dụng đối với những lô hàng vận chuyển với số lượng và khối lượng lớn, phải sử dụng nguyên xe Nhưng đơn hàng này thường có mức giá rẻ hơn so với hình thức vận chuyển nhỏ lẻ hoặc ghép đơn hàng Đồng thời, đối với những lô hàng vận chuyển container còn có thể giảm được chi phí bảo hiểm và đóng gói hàng hóa Do container là thiết bị chứa hàng hóa có độ an toàn cao
❖ Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Các thùng container được thiết kế với chất liệu thép chắc chắn, do đó có thể tăng cường đường mức độ an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển Container có 4 góc kín và chỉ để một cửa ra vào, khi vận chuyển các container sẽ được công ty vận tải niêm phong để bảo vệ hàng hóa tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng do tác động của môi trường bên ngoài
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải container còn là hình thức dành cho các khách hàng vận tải hàng hóa riêng cá nhân, không sử dụng chung phương tiên với người gửi khác Vì vậy container hàng của người gửi được độc lập, không bị ghép với các đơn hàng khác, đến quá trình vận chuyển có thể xuyên suốt cả quá trình từ điểm xếp hàng đến điểm giao nhận
Mỗi container đều được vận chuyển bằng phương tiện vận tải container chuyên biệt là các xe đầu kéo container, các xe này vận chuyển tối đa được 2 container loại nhỏ hoặc một container loại lớn trong tuyến vận tải
❖ Vận tải container giúp linh động về thời gian vận chuyển
Với những hình thức vận chuyển hàng hóa ghép chung hiện nay, đơn vị vận tải thường có thời gian giao hàng giãn cách cho những tuyến di chuyển liên tỉnh sau khi đã gom đủ lượng hàng cho một tuyến vận chuyển Do đó, đôi khi thời gian giao hàng cho người nhận sẽ không tương ứng với thời gian người gửi muốn vận chuyển, dẫn đến chậm trễ so với kế hoạch hàng hóa của khách hàng
1.3.4 Các hình thức vận tải bằng container
Hiện nay, hình thức vận tải bằng container đang được áp dụng với hình thức vận tải nội địa và vận tải quốc tế Theo đó, các đơn vị vận chuyển có thể áp dụng 5 hình thức phổ biến nhất bao gồm:
+ Vận chuyển container bằng đường biển (sử dụng tàu thuyền trên biển) + Vận chuyển container bằng đường sông qua các salan
+ Vận chuyển container đường bộ qua các đầu máy kéo
+ Vận tải container bằng máy bay
+ Vận tải container bằng đường sắt.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải container
1.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải container đường biển
Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo Ship)
Chủ yếu chở hàng bách hóa bao gói thông thường, nhưng trong mỗi chuyến có thể nhận chở từ 10 đến 15 containers xếp trên boong, có trọng tải trung bình từ 10,000 đến 20,000 TDW, có trang bị cần cẩu để tự bốc dỡ hàng
Tàu bán container (Semi Container Ship)
Thường được cải tạo từ tàu bách hóa, trên tàu có 1 vài hầm tàu thích ứng để chứa container và một số container được xếp trên boong Số hầm còn lại dùng để chở hàng bao gói thông thường Đại bộ phận loại này có trang bị cẩu trên tàu
Tàu chuyên dụng (Full container Ship)
Loại này có cấu trúc hoàn toàn khác so với các tàu chở hàng thông thường Tùy theo phương pháp xếp dỡ có thể chia thành các loại: a Tàu kiểu LO-LO (Lift On – Lift Off)
Loại này cấu trúc 1 boong và được chia thành nhiều hầm, có nhiều vách ngăn Loại này còn có tên gọi "tàu nhiều buồng" (Cellular Ship) Trong mỗi hầm tàu có thể xếp được từ 7 đến 8 tầng Containers Trên boong cũng có cấu tạo đặc biệt có thể xếp được khoảng 40% tổng số container trên tàu một cách an toàn
Tàu không có công cụ xếp dỡ riêng mà thường dùng cẩu trên bờ của cảng Năng suất trung bình 3 phút/cont Phương pháp xếp dỡ theo phương thẳng đứng (Lift On – Lift Off) b Tàu kiểu RO-RO (Roll On – Roll Off)
Loại tàu này có cấu trúc nhiều boong, giữa các boong có đường dốc nghiêng, được bố trí ở mũi, đuôi hoặc thành tàu có cửa để xếp dỡ container
Phương pháp xếp dỡ theo chiều nằm ngang (phương tiện lăn bánh trên tàu) (Roll On – Roll Off) Theo cách này, container được để trên xe romooc, ôtô hoặc toa xe mặt bằng, … Rồi được đầu máy kéo đưa thẳng vào trong hầm tàu Ở cảng đến, lại dùng máy kéo đưa thẳng container cùng rơmooc, toa xe, … từ hầm tàu lên bờ Phương pháp này năng suất 240T/giờ cho một lao động điều khiển xe Do đó rút ngắn được rất nhiều thời gian đậu tại cảng c Tàu kiểu RORO – LOLO
Loại này kết hợp của hai loại tàu RO-RO và LO-LO d Tàu LASH (Lighter Aboard Ship)
Là loại tàu có cấu trúc đặc biệt, trên tàu có trang bị cần cẩu khung có sức nâng từ 500 đến 1,500 tấn để xếp dỡ sà lan Sức chở của mỗi sà lan từ 100 đến 500 tấn Trên mỗi sà lan có thể xếp hàng hóa thông thường hoặc xếp containers có chứa hàng (gọi là sà lan container - Lighter Container Ship) Các sà lan được xếp lên tàu mẹ, theo các tuyến đường sông đi sâu vào nội địa Loại này mới xuất hiện nhưng đã được rất nhiều nước quan tâm áp dụng vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao Loại tàu này xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, có trọng tải trung bình từ 200,000 – 300,000 TDW, có thể chở từ 1,300 đến 1,500 TEU, tốc độ trung bình 25 hải lý/giờ
1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải container đường bộ
Xe đầu kéo là những loại xe vận chuyển hàng hóa, chở được những vật cồng kềnh và trọng lượng lớn trên sơmi rơ moóc container Với phần đầu kéo gồm 2 đến
4 trục cơ sở kéo dài hoặc hơn tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Xe đầu kéo hoạt động độc lập vì có thể tách rời với phần thùng hàng giúp việc bốc dỡ hàng hóa dễ dàng, thuận tiện hơn.Vì có thể kéo thêm các rơ moóc khác nhau
14 nên có thể chở được thêm các loại hàng hóa khác nhau giúp tăng sự linh động, hiệu quả trong công việc Vì hoạt động riêng biệt nên xe đầu kéo là loại xe chuyên dùng để vận chuyển các loại container xuất nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường sắt (2) Sơ mi Rơ Moóc (Semi-Trailers)
Sơ mi rơ mooc là phương tiện vận tải được thiết kế nhằm mục đích nối với xe ô tô đầu kéo, có nhiệm vụ chở hàng trên chính nó hoặc nâng đỡ các loại thùng hàng container và làm khung nền cho các loại mooc bồn xitec Các semi rơ-moóc có thể được ghép nối và tháo rời một cách nhanh chóng, cho phép vận chuyển nhanh chóng giữa các kho hàng
Trong trường hợp bạn chưa biết thì một chiếc sơ mi rơ mooc sẽ có biển số riêng và xe đầu kéo kéo nó cũng có một biển số riêng
Xe nâng là một loại xe tải công nghiệp dùng để nâng và di chuyển vật liệu, hàng hóa trên một quãng đường ngắn Ngày nay, xe nâng đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong sản xuất và kinh doanh kho bãi Chiều cao nâng của xe nâng thường từ 3m đến 6m, chia thành hai loại khung nâng là loại thông thường và loại chui container
Phân loại xe nâng bằng động cơ sử dụng, bao gồm xe nâng điện và xe nâng dầu, theo xe nâng thông thường hoặc xe nâng chui container
Cấu hình xe nâng rất đa dạng, bao gồm động cơ, chiều cao nâng, bộ công tắc: bộ dịch ngang (side shifter), bộ gật gù, bộ dịch càng (fork positioner)
(4) Cầu cho xe nâng lên container
Cầu dẫn xe nâng lên container là thiết bị tạo độ dốc cho phép xe nâng chạy từ mặt đất lên thùng container khi còn trên rơmooc để bốc xếp hàng Có 2 loại chính là:
Tổ chức vận chuyển hàng nguyên container bằng đường bộ
Theo tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp chì container
Người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí có liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà lại gửi theo phương thức hàng lẻ
Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi, người chuyên chở không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng
Bởi vậy, họ sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải
Mặt khác, trong một quá trình chuyên chở, hàng hoá không được dỡ ra để sắp đặt lại như trong các phương pháp chuyên chở khác Cho nên người gửi hàng phải đặc biệt chú trọng đến việc đóng xếp hàng vào Container nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hoá chuyên chở, đồng thời tận dụng được toàn bộ trọng tải cũng như dung tích Container Đóng và chất xếp hàng vào Container đòi hỏi phải nắm vững:
Chọn container phù hợp với đặc điểm của hàng hóa chuyên chở
Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên chở được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường, container thông gió hoặc container bảo ôn tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa
- Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container Bao gồm: Than, quặng, cao lanh tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng buôn bán lớn Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa)
- Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như: hàng dễ hỏng, hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại… Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: container bảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chở súc vật…
- Nhóm 4: Các loại hàng không phù hợp với vận chuyên chở bằng Container, như: sắt thép, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất phóng xạ…
Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao Container Khi phát hiện Container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải
25 thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi Container khác Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp nhận Container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của Container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh
Nội dung kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên chở
Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt Kiểm tra các đinh tán, rive xem có bị hư hỏng hay nhô lên không Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh…
Kiểm tra cửa container: Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào
Cơ sở lý luận về hàng quá cảnh
1.6.1 Hàng quá cảnh là gì?
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh
Hàng quá cảnh là những loại hàng được vận chuyển hàng hóa từ nước này hay nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định Kể cả các hoạt động khác như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh (Điều 241 Luật thương mại 2005)
1.6.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước
31 ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải
Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định
Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với một số hàng hóa thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép
Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
1.6.4 Những hành vi bị cấm trong quá cảnh
Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh
Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh
1.6.5 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây: a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận; b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây: a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận; b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
33 c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu; d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
1.6.6 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây: a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận; b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa; c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu; d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây: a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận; b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
34 d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ
Chỉ tiêu sản lượng vận chuyển: Nhằm đánh giá về tình hình sản lượng trong năm cùng với đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, từ đó đưa ra biện pháp cải tiến
Chỉ tiêu doanh thu: Đánh giá hoạt động dịch vụ vận chuyển, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu từ đó xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô Công ty trong năm tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
1.8.1 Phương pháp nghiên cứu theo thời gian
Dùng phương pháp nghiên cứu theo thời gian, thường là phân tích theo từng tháng hoặc quý để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thời ụ, lễ, Tết, đến tình hình phát triển kinh doanh của Công ty
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi sử dụng phương pháp so sánh ta cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau:
1.8.2.1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc để so sánh Tuỳ theo mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là :
• Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm phân tích xu hướng phát triển của các chỉ tiêu
• Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức
• Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,
… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện, và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được
1.8.2.2 Điều kiện để so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian
- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian thống nhất trên 3 mặt sau:
• Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế
• Phải cùng một phương pháp tính toán
• Phải cùng một đơn vị đo lường
• Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau
1.8.2.3 Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:
• So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế
• So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế
• So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất
• So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung Công thức:
Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ PT - Chỉ tiêu kỳ gốc × Hệ số điều chỉnh
1.8.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Một phương pháp thay thế xen kẽ các yếu tố theo một thứ tự cụ thể và cố định các yếu tố để xác định tác động chính xác đến chất phân tích (chất phân tích) Một trong những nhiệm vụ của phân tích chu kỳ kinh doanh là xác định mức độ ảnh hưởng của một yếu tố đến số liệu Phân công nối tiếp là một cách để giúp đạt được mục tiêu này Nó được sử dụng khi các yếu tố và chỉ số trong phân tích có liên quan đến sản phẩm, thương số hoặc tổ hợp các sản phẩm, thương số và tổng dấu hiệu Nguyên tắc thay thế kế tiếp chỉ ra rằng khi tính toán ảnh hưởng của một nhân tố cụ
37 thể đến tiêu chí phân tích, sự thay đổi của nhân tố đó được tính đến và các nhân tố khác được giả định là không thay đổi Nội dung phương pháp thay thế liên tiếp:
- Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các yếu tố bằng phương trình kinh tế yêu cầu các yếu tố phải được sắp xếp theo một trình tự cụ thể Nguyên tắc sắp xếp là:
- Theo quan hệ nhân quả: số lượng tạo ra sự khác biệt Yếu tố định lượng có trước yếu tố định tính Các yếu tố nằm kề nhau phải có mối quan hệ với nhau Lần lượt tính các giá trị của từng nhân tố và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến chỉ tiêu
✓ Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn là:
- Với nhân tố thứ nhất: Tính chỉ tiêu với giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc
+ Thay nhân tố thứ nhất bằng trị số kỳ nghiên cứu, tính chỉ tiêu với nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứ, các nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần 1
+ Lấy kế quả thay thế lần 1 trừ đi đi giá trị chỉ tiêu chưa thay thế Hiệu số chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu
+ Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi nhân với 100, kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG - TÂY NINH
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây
2.1.1 Giới thiệu Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Saigon Newport) được thành lập vào ngày15/03/1989 theo quyết định 41/QĐBQP của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Từ tháng 12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Ngày 09/02/2010, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ- BQP chuyển Công ty Tân Cảng Sài Gòn thành Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng biển chuyên nghiệp và hàng đầu tại Việt Nam Saigon Newport bước vào lĩnh vực khai thác dịch vụ cảng biển từ năm 1989 Hệ thống cảng của Saigon Newport phân bổ khắp cả nước, trong đó cụm cảng phát triển chính của Saigon Newport là Cảng Tân Cảng – Cát Lái và Cảng Tân Cảng – Cái Mép tại khu vực phía Nam Việt Nam Song song với việc khai thác và phát triển hệ thống cảng biển, Saigon Newport đă từng bước mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cảng tiêu biểu là ICD Tân Cảng - Sóng Thần, ICD Tân Cảng – Long Bình tập trung vào dịch vụ kho hàng, lưu băi container và trung tâm phân phối hàng hóa Ngoài ra, Saigon Newport còn cung cấp thêm các dịch vụ hoàn chỉnh tới các Hăng tàu quốc tế, từ dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu đến dịch vụ sửa chữa, vệ sinh container…
Hiện nay, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây dựng công trình dân sự, quân sự, và vận tải đa phương thức Là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 85% khu vực phía Nam và gần 50%
43 thị phần cả nước, Saigon Newport đang cung cấp các dịch vụ cảng, dịch vụ và giải pháp logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng, Định hướng chiến lược của Saigon Newport là phát triển sản xuất kinh doanh bền vững trên 03 trụ cột:
Nguồn: Website Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Hình 2.1: Các trụ cột kinh doanh của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn
Saigon Newport quản lý một hệ thống các cơ sở từ Bắc đến Nam với hàng chục công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế Các Cảng của Saigon Newport bao gồm: Cảng Tân Cảng – Phú Hữu, Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước tại TP Hồ Chí Minh, Cảng container nước sâu Tân Cảng - Cái Mép tại Bà Rịa
- Vũng Tàu, Cảng Tân Cảng - Miền Trung tại Quy Nhơn, Cảng Tân Cảng - 189 và Tân Cảng - 128 tại Hải Phòng, các Cảng sông Nội địa Tân Cảng Sa Đéc và Tân Cảng Cao Lãnh tại Đồng Tháp Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng, Saigon Newport rất chú trọng phát triển hệ thống Logistics Tổng công ty hiện có các ICD tại các vị trí trung tâm, các khu công nghiệp lớn như ICD Tân Cảng - Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng - Long Bình (Đồng Nai), ICD Tân Cảng Nhơn Trạch
(Đồng Nai), ICD Tân Cảng - 128 (Hải Phòng), ICD Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh), ICD Tân Cảng Đồng Văn (Hà Nam),
2.1.2 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG - TÂY NINH
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG - TÂY NINH
- Tên tiếng Anh: TAN CANG - TAY NINH JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Thửa đất số 7,8,9,12, Tờ bản đồ số 66, Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tây Ninh
- Văn phòng đại diện: Phòng A215 toà nhà thương vụ, cổng B cảng Cát Lái, đường lê Phụng Hiểu, phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TPHCM
Logo Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
Các mốc lịch sử quan trọng:
- 22/04/2016 Thành lập Công ty TNHH Tân Cảng – Tây Ninh
- 07/06/2019 Chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
- 24/05/2021 Quy hoạch dự án cảng cạn đầu tiên tại Tây Ninh
Vị trí địa lí của ICD Tân Cảng – Tây Ninh:
Nằm tiếp giáp các KCN thuộc Tây Ninh và Bình Dương
Kết nối các tuyến giao thông Đường Xuyên Á, CK quốc tế Mộc Bài
Kết nối tuyến vận chuyển đường bộ với cảng quốc tế Cái Mép, Cát Lái, thị xã Bavet, tỉnh Svay Rieng Campuchia
Chức năng hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ khai thác dịch vụ ICD tại cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh (Cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát,…), Cung cấp dịch vụ logistics bằng đường bộ qua Campuchia, khu vực tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận như: tỉnh Long An, tỉnh Bình Phước, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn,…
- Dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hóa quá cảnh Việt Nam – Campuchia
- Dịch vụ cho thuê kho – bãi, kho ngoại quan, CFS và khai thác ICD
- Dịch vụ khai thuê hải quan, giao nhận hàng hóa
- Khai thác các dịch vụ container
- Cho thuê hạ tầng khu công nghiệp
- Vận tải nội địa và quốc tế, vận chuyển hàng hóa, container bằng đường bộ, đường sắt và thủy nội địa
- Vận tải đa phương thức
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban a Giám đốc:
Quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp phụ trách các công tác tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch đầu tư của Công ty
Ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Tổng Công ty giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được Tổng Công ty giao
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Tổng Công ty phê duyệt Xây dựng phương án phát triển sản xuất trình Tổng Công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó
Xây dựng & tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm và dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và dự án đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, liên kết kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty; Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, vật lực;
Thiết lập chính sách, mục tiêu chất lượng, an toàn chất lượng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ của đơn vị, Tổng Công ty và Nhà nước
Xây dựng, trình Tổng Công ty phê duyệt kế hoạch lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, Quy chế trả lương, thưởng, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành phù hợp với các quy định chung của Tổng Công ty, của Nhà nước b Phó giám đốc kinh doanh
Trực tiếp quản lý, điều hành công tác thương mại
Giúp việc cho Giám đốc trong các công tác thương mại và phát triển dịch vụ bao gồm:
+ Xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới thông tin marketing, chiến lược marketing và tạo quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, đối tác phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
+ Tổ chức, chỉ đạo và giám sát công tác chào giá đấu thầu kinh doanh dịch vụ của Công ty và của Tổng Công ty (khi được phân công) đảm bảo tận dụng tối đa nguồn lực trong và ngoài Công ty với hiệu quả cao nhất
+ Chỉ đạo và giám sát công tác chuẩn bị, đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh dịch vụ với khác hàng, đối tác, theo quy định của Tổng Công ty và của Nhà nước
+ Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các dự án lớn của Công ty và Tổng Công ty
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ dài hạn, hàng năm trên cơ sở nhu cầu và tiềm năng thị trường, sử dụng tối đa nguồn lực trong và ngoài Công ty vv…
+ Tham gia xây dựng và phát triển sự hợp tác, liên danh, liên kết với các đối tác bên ngoài để không ngừng nâng cao năng lực dịch vụ, phát triển sản xuất
+ Tham mưu cho Giám đốc trong công tác đầu tư mua sắm các phương tiện mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty c Phó giám đốc kỹ thuật:
Tham mưu cho Giám đốc về mặt kỹ thuật trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm và dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và phương án liên doanh, phối hợp kinh doanh với các đơn vị trong Công ty, bên ngoài
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm và định mức trong xây dựng chuyên ngành phù hợp với các quy định chung của Công ty và của Nhà nước
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức, phù hợp với tình hình sản xuất của đơn vị, trình Giám đốc xem xét, quyết định
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Công ty ủy quyền
Trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật, cung ứng vật tư, điều độ sản xuất, an toàn lao động, an toàn môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc uỷ quyền
Trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật – vật tư, công tác an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn
Tham mưu cho Giám đốc Công ty sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có của đơn vị d Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự là bộ phận quản lý nhân sự của công ty, có nhiệm vụ thực hiện các công việc như tuyển dụng, bố trí nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách, chế độ bảo hiểm, kỷ luật, khen thưởng và đề bạt
Thực hiện cố vấn cho Giám đốc về cách sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả để mang lại lợi ích cho công ty
Có nhiệm vụ thực thi các chế độ chính sách mà Nhà nước quy định đối với người lao động
Thanh toán tiền lương theo đúng quy định
Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty
Hiện nay Công ty đang cung cấp dịch vụ chính là vận chuyển container hàng và rỗng, xếp dỡ container ở Cảng, đóng và rút container tại bãi.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của doanh nghiệp
2.4.1 Cơ sở vật chất khối văn phòng
Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh có một số tài sản bất động sản như sau:
+ Trụ sở chính: Thửa đất số 7,8,9,12, Tờ bản đồ số 66, Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tây Ninh;
+ Trụ sở văn phòng đại diện: Phòng A215 toà nhà thương vụ, cổng B cảng Cát Lái, đường lê Phụng Hiểu, phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức, TPHCM;
Bảng 2.1: Đội xe của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh Đơn vị tính: Chiếc
STT ĐỘI XE SỐ LƯỢNG
Nguồn: Phòng Kỹ thuật vật tư
Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh có địa bàn hoạt động nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển Đây là trung tâm trung chuyển hàng hoá quá cảnh bằng đường bộ từ Việt Nam sang Campuchia Đội ngũ nhân viên của công ty có trình độ tương đối cao, có tinh thần trách nhiệm và được bố trí sắp xếp các vị trí hợp lý tạo điều kiện phát huy hết năng lực của mình
Công ty luôn giữ lấy chữ tín, nhiệt tình phục vụ do vậy công ty đã tạo mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác và khách hàng trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa
Thế mạnh của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh là công ty thực hiện dịch vụ trọn gói từ khâu nhận đơn hàng của khách hàng, thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc đổi lệnh, khai eport, thông quan…, từ đó tạo cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối đối với dịch vụ của công ty
Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển, tiếp nhận và bàn giao hàng hóa cho khách hàng
Tác động của nền kinh tế thị trường, sự khan hiếm hàng hóa do nhu cầu tiêu dùng giảm và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty
Sự biến động về giá nhiên liệu đang là yếu tố gây “nhức đầu” đối với các doanh nghiệp vận tải nói chung và đặc biệt đối với Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh đề ra mục tiêu phải thấu hiểu hoạt động, mục đích và yêu cầu của khách hàng bằng kinh nghiệm, tính cẩn trọng, năng lực của đội ngũ chuyên viên tư vấn kết hợp với quy trình chuyên nghiệp của một chuỗi cung ứng dịch vụ độc lập
- Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh phấn đấu trở thành thành viên của các tổ chức, hiệp hội như sau:
Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh luôn xác định việc phát triển đội ngũ nhân sự thông qua đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động tuyển dụng để đáp ứng được tất cả các yêu cầu cao, khắt khe của khách hàng với tầm nhìn của một trong những Công ty giao nhận vận tải hàng đầu Việt Nam
2.6 Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Cảng -
Tây Ninh năm 2022 Đơn vị tính: Đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022 So sánh
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 99,467,992,772 121,269,741,124 122 21,801,748,352
2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 99,467,992,772 121,269,741,124 122 21,801,748,352
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,827,346,808 8,726,083,476 111 898,736,668
5 Doanh thu hoạt động tài chính 27,197,786 197,441,444 726 170,243,658
7 - Trong đó: Chi phí lãi vay 259,680,916 123,153,386 47 -136,527,530
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,737,039,410 8,041,012,884 119 1,303,973,474
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 857,691,648 759,358,650 89 -98,332,998
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 824,480,520 734,426,006 89 -90,054,514
14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 325,810,675 134,751,685 41 -191,058,990
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 498,669,845 599,674,321 120 101,004,476
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Năm 2022 là năm ảnh hưởng mạnh mẽ sau đại dịch Covid-10 tại Việt Nam cũng như rất nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng Nhưng điều này không làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh giảm đi mà còn tăng lên, cụ thể năm 2022 tăng 22% và tăng về giá trị là 21,801,748,352 đồng so với năm 2021 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 tăng lên so với năm 2021 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 tăng cao hơn so với năm 2021
Giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 23% và tăng về giá trị là 20,873,011,684 đồng so với năm 2021 Điều này làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 tăng 11% và tăng về giá trị là 898,736,668 đồng so với năm 2021
Hoạt động tài chính của công ty cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 nhìn chung đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với năm 2021 Doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 tăng 626% và tăng về giá trị là 170,243,658 đồng so với năm 2021 trong khi đó chi phí của hoạt động tài chính năm 2022 giảm 53% và giảm giá trị là 136,527,530 đồng Doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 tăng lên trong khi đó chi phí hoạt động tài chính năm 2022 giảm xuống so với năm 2021 là điều tốt, cho thấy ngoài hoạt động kinh doanh, công ty đã có khoản lợi nhuận khác từ hoạt động tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng 19% và tăng về giá trị là 1,303,973,474 đồng so với năm 2021 Nguyên nhân là do sự tăng lên của chi phí cho nhân viên Đây là điều không tốt, công ty cần có sự phân công, bố trí công việc hợp lý nhằm cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Các hoạt động khác năm 2022 có khoản thu giảm mạnh so với năm 2021 là 94% và giảm về giá trị là 22,830,599 đồng Trong khi đó các khoản chi phí khác năm 2022 giảm 54% và giảm về giá trị là 31,109,083 đồng, điều này làm cho công ty lỗ từ các hoạt động khác giá trị là 145.592.491 đồng Điều này cho thấy hoạt động khác ngoài kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 chưa mang lại hiệu quả
Năm 2022, Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh thu lợi nhuận sau thuế giá trị là 599,674,321 đồng, tăng 20% và tăng giá trị là 101,004,476 đồng so với năm
2021 Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2022 công ty tiết kiệm được chi phí tài chính, từ đó tạo ra lợi nhuận cao hơn so với năm 2021 mặc dù tình hình kinh doanh của công ty năm 2022 gặp nhiều khó khăn
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUYÊN CONTAINER QUÁ CẢNH TỪ CẢNG CÁT LÁI SANG
Quy trình vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
3.1.1 Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
3.1.2 Diễn giải quy trình vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ tại Công ty
Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
Bước 1: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng nguyên tắc với khách hàng Campuchia
Khách hàng sẽ cung cấp thông tin đối với lô hàng quá cảnh tại Việt Nam và vận chuyển bằng đường bộ sang cửa khẩu của Campuchia Thông tin đối với lô hàng bao gồm:
• Tên mặt hàng + Số lượng hàng
• Địa chỉ nhận hàng + Số điện thoại
• Các chứng từ cần thiết
Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tiến hành đàm phán, báo giá và kèm theo các điều khoản để đảm bảo quyền lợi của hai bên Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tính toán cân đối chi phí tùy thuộc vào địa điểm nhận hàng tại cửa khẩu và đưa sang khách hàng Khi khách hàng Campuchia đồng ý về báo giá sẽ tiến hành ký kết hợp đồng nguyên tắc với Tân Cảng – Tây Ninh
Hợp đồng nguyên tắc được soạn thảo bao gồm các điều khoản liên quan thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ ở các bên Trong đó, Tân Cảng – Tây Ninh sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lô hàng Hợp đồng nguyên tắc thể hiện quyền và nghĩa vụ của Tân Cảng – Tây Ninh với khách hàng Campuchia như sau:
• Khai báo hải quan cho lô hàng quá cảnh
• Thực hiện làm thủ tục hải quan tại cảng và thông quan cho lô hàng quá cảnh
• Vận chuyển lô hàng quá cảnh đến cửa khẩu đầu Campuchia
• Các chi phí trong quá trình thực hiện giao nhận hàng sẽ được ứng trước và sau khi lô hàng giao đến cửa khẩu Campuchia sẽ thu lại khi có quyết toán của lô hàng quá cảnh
Bước 2: Nhận bộ chứng từ và giấy ủy quyền của khách hàng
Khách hàng sẽ cung cấp các chứng từ cần thiết để khai báo cho lô hàng sang nhân viên kinh doanh Bộ chứng từ bao gồm:
• Hợp đồng thương mại (Sale contract)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list)
• Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Ngoài ra, còn có các chứng từ khách đi kèm cho lô hàng chẳng hạn như là hàng hóa nguy hiểm thì phải có bảng hướng dẫn chi tiết hàng hóa (MSDS),…
Khách hàng cần phải gửi thêm giấy ủy quyền sang nhằm mục đích ủy quyền cho Tân Cảng – Tây Ninh được ủy thác và chịu trách nhiệm cho lô hàng quá cảnh nhập khẩu vào Việt Nam để vận chuyển sang cửa khẩu Campuchia cho khách hàng
Nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành chuyển toàn bộ bộ chứng từ và giấy ủy quyền của khách hàng sang cho phòng kế hoạch kinh doanh để tiến hành chuyển sang phòng kế hoạch kinh doanh
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 3.2: Hóa đơn thương mại lô hàng thép ống mới 100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 3.3: Bảng kê khai chi tiết hàng hóa lô hàng thép ống mới 100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 3.4: Vận đơn đường biển lô hàng thép ống mới 100%
Bước 3: Nhận thông báo hàng đến (A/N) của hãng tàu
Khi lô hàng quá cảnh chuẩn bị cập cảng thì hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến trong vòng 48 giờ để thông báo cho phòng kế hoạch kinh doanh thời gian hàng cập cảng Trên thông báo hàng đến sẽ phải lưu ý đến ô người nhận hàng (Consignee) và bên nhận thông báo (Notify party) sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Ô consignee và ô notify party khác nhau Ô cosignee sẽ thể hiện tên của chủ hàng tại đầu Campuchia và ô Notify party thể hiện tên của Tân Cảng – Tây Ninh Khi này sẽ cần giấy ủy quyền của chủ hàng để nhận được lô hàng quá cảnh tại cảng và không cần phải khai Manifest đối với lô hàng vì đã thể hiện được thông tin của chủ hàng trên lô hàng
Trường hợp 2: Ô consignee và ô notify party giống nhau Ô cosignee và ô notify party thể hiện tên của Tân Cảng – Tây Ninh mà không thể hiện tên của chủ hàng tại đầu Campuchia thì khi này cần phải khai Manifest đưa lên hệ thống thông tin một cửa https://vnsw.gov.vn/ để kê khai cho lô hàng quá cảnh và thể hiện được tên của chủ hàng nhận được lô hàng quá cảnh
Trên thông báo hàng đến (A/N) của hãng tàu sẽ thể hiện thêm phí Local charge ở đầu nhập khẩu tại Việt Nam đi kèm chẳng hạn như là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng nhập khẩu (Terminal handling charge in Destination), phụ phí cân bằng container (Equipment imbalance surcharge), phụ phí vệ sinh container (Equipment cleaning), phí chứng từ (Inbound documentation fee), phí bảo hiểm thiết bị (Equipment maintenance premium) Hoặc trong trường hợp thông báo hàng đến (A/N) không thể hiện phí local charge đầu nhập khẩu thì phòng kế hoạch kinh doanh phải gửi email sang hãng tàu để biết được local charge mà lô hàng quá cảnh này cần phải thanh toán
Tiến hành thanh toán local charge nhập khẩu cho lô hàng, phí cược container (nếu có) cho đại lý, hãng tàu Phí cơ sở hạ tầng cảng biển được áp dụng từ ngày 01/04/2022 đối với hàng hóa quá cảnh cập cảng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, phí cơ sở hạ tầng cảng biển đóng ngay sau khi container out ra khỏi cảng, hạn đóng phí trong vòng 30 để từ ngày lấy container :
• Đối với container 20’: 2.200.000 VND/cont
• Đối với container 40’: 4.400.000 VND/cont
Sau khi hoàn thành các phí local charge và đóng tiền cơ sở hạ tầng sẽ tiến hành khai báo hải quan do nhân viên thủ tục hải quan khai báo sẽ nhận được lệnh giao hàng (D/O) Khi này phòng kế hoạch kinh doanh sẽ gửi lệnh giao hàng (D/O) sang cho phòng điều hành
Bảng 3.1: Phí Local charge ở đầu nhập khẩu tại Việt Nam của lô hàng thép ống mới 100% Đơn vị tính: Đồng
STT LOẠI CHI PHÍ SỐ TIỀN
1 Phụ phí vệ sinh container (Equipment cleaning) 1,680,000
2 Phụ phí cân bằng container (Equipment imbalance surcharge) 16,646,000
3 Phí bảo hiểm thiết bị (Equipment maintenance premium) 3,290,000
4 Phí chứng từ (Inbound documentation fee) 850,000
5 Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng nhập khẩu
(Terminal handling charge in Destination) 29,130,500
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Hình 3.5: Thông báo hàng đến lô hàng thép ống mới 100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 3.6: Lệnh giao hàng lô hàng thép ống mới 100%
Bước 4: Làm thủ tục thông quan tại Cảng
Sau khi chốt kế hoạch, nhân viên thủ tục hải quan phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành khai báo hải quan cho lô hàng quá cảnh trên phần mềm ECUS, khai xong sẽ in các chứng từ và gửi sang cho nhận viên hải quan hàng nhập dưới cảng Hải quan sẽ kiểm tra và xác nhận đúng với hệ thống khai cho lô hàng quá cảnh thì nhân viên hải quan hàng nhập dưới cảng sẽ đi đóng thuế, lệ phí hải quan và tiến hành thông quan cho lô hàng quá cảnh
Sau khi thông quan lô hàng xong, nhân viên thủ tục hải quan hàng nhập dưới cảng sẽ gửi toàn bộ tờ khai sang cho bộ phận điều hành Đối với việc hàng hóa quá cảnh khai hải quan thì cũng sẽ giống như hàng bình thường nhập vào Việt Nam Tờ khai hải quan sẽ phân ra luồng của hải quan gồm 3 loại: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ Đối với tờ khai luồng xanh thì hàng hóa quá cảnh được phép thông quan ra khỏi cảng Đối với tờ khai luồng vàng thì hàng hóa quá cảnh sẽ bị kiểm tra bộ chứng từ thực tế Đối với tờ khai luồng đỏ thì hàng hóa quá cảnh sẽ làm kiểm hóa theo từng mức độ do hải quan quy định 5%, 10% hay 100% Khi này lô hàng sẽ được kiểm hóa theo hình thức là kiểm tra máy soi hay là kiểm tra hàng thực tế Đối với các trường hợp container bị kiểm hóa phải mở container hàng trực tiếp để hải quan kiểm tra Khi đó, làm thủ tục kiểm hóa tại cảng bình thường và sau khi hải quan kiểm tra hàng xong thì sẽ cấp lại seal khác cho container hàng rồi thông quan hàng ra khỏi cảng
Bước 5: Kết hợp với phòng điều hành để vận chuyển hàng sang Campuchia
Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh bao gồm: Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm
76 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm
2022 theo nước xuất khẩu Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm
3.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022 theo mặt hàng
Theo số liệu từ phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh, ta có bảng số liệu kết quả sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 theo mặt hàng như sau:
Bảng 3.2: Kết quả sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty
Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 theo mặt hàng ĐVT: Teu
Mức độ ảnh hưởng Sản lượng Tỷ trọng (%)
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Nhìn chung sản lượng vận chuyển theo mặt hàng của công ty năm 2022 tăng lên so với năm 2021 Tổng sản lượng vận chuyển theo mặt hàng năm 2022 là 4,388 teu, tương ứng tăng 112.89% và tăng về giá trị sản lượng là 501 teu so với năm 2021
2 quý đầu năm 2022, tình hình chung của Thế giới nói chung, cũng như tình hình dịch bệnh tại Việt Nam nói riêng đã được kiểm soát, vì thế lượng hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn, các kho hàng không còn tình trạng phong tỏa, gián đoạn sản xuất Nên sản lượng năm 2022 được cải thiện và nâng cao hơn so với năm 2021 Cụ thể như sau:
Mặt hàng sắt thép là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản lượng theo mặt hàng của Công ty Năm 2022, sản lượng vận chuyển mặt hàng sắt thép chiếm tỷ trọng 30.72% trong cơ cấu tổng sản lượng, tăng 112.33% về tương đối và tăng về giá trị là 148 teu so với năm 2021 Năm 2022, sau đại dịch Cocid-19, các doanh nghiệp mở cửa và cửa khẩu thông quan giữa hai nước Việt Nam – Campuchia không còn gay gắt, các công trình Campuchia hoạt động trở lại và ngày càng xuất hiện thêm nhiều đơn hàng, từ đó như cầu vận chuyển mặt hàng sắt thép tăng lên rất cao làm cho sản lượng vận chuyển mặt hàng của Công ty cũng tăng mạnh
Mặt hàng chiếm tỷ trọng thứ 2 về sản lượng vận chuyển là mặt hàng hạt nhựa năm 2022, mặt hàng này chiếm tỷ trọng 23.52% trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển của công ty, tăng 103.51% về mặt tương đối và tăng về giá trị là 35 teu so với năm 2021 Mặt hàng này chủ yếu được xuất xứ từ Trung Quốc
Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển của
Công ty là mặt hàng Vải, phần lớn mặt hàng này được nhập khẩu từ Campuchia và
1 lượng nhỏ được sản xuất tại Việt Nam So với 6 thăng 2021, thì năm 2022 sản lượng mặt hàng này tăng 105.17% vể tương đối và tăng về giá trị tuyệt đối là 46 teu, chiếm 21.33% tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển
Mặt hàng gia vị chiếm tỷ trọng lớn thứ 4 trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển của công ty, chiếm 16.25% Năm 2022, sản lượng mặt hàng này tăng 109.69% về tương đối, tương ứng tăng 63 teu về mặt giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021
Các mặt hàng khác chiểm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển của công ty, chiếm 8.18%, chủ yếu là các mặt hàng đèn trang trí, vỏ lơn bia, bánh kẹo, sản phẩm ngũ cốc,… Năm 2022, sản lượng các mặt hàng khác tăng 239.33%, tương ứng tăng 209 teu so với cùng kỳ năm 2021
Ngoài nguyên nhân do tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thì cũng không thể phủ nhận sự cố gắng của toàn thể nhân viên của Công ty, đã cố gắng nổ lực không ngừng, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, đa dạng hóa thị trường, từ đó góp phần nâng cao sản lượng của Công ty
3.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022 theo nước xuất khẩu
Theo số liệu từ phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh, ta có bảng số liệu kết quả sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 theo nước xuất khẩu như sau:
Bảng 3.3: kết quả sản lượng vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty
Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh năm 2022 theo nước xuất khẩu Đơn vị tính: Teu
Mức độ ảnh hưởng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%)
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
Thứ nhất, quy trình vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh khá chặt chẽ, các giai đoạn rõ ràng, giúp cho nhân viên dễ dàng theo dõi và thực hiện Và bên cạnh đó
98 công ty đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện lô hàng
Thứ hai, vì nằm ở giao điểm của thành phố nên Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh Vị trí công ty cũng vừa gần cảng, lại vừa nằm ở trung tâm giao dịch mua bán lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh vì vậy nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty
Thứ ba, mang đặc trưng của ngành dịch vụ giao nhận, vận tải, hầu hết nhân viên trong công ty rất năng động và nhiều kinh nghiệm Với môi trường làm việc ổn định, các thành viên không ngừng tiềm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức về xã hội cũng như chuyên môn, họ luôn giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc
Thứ tư, công ty cũng có nhiều chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, luôn tạo nhiều điều kiện để nhân viên tích lũy kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức giúp cho nhân viên ngày càng nhạy bén hơn trong giải quyết côngviệc
Thứ năm, môi trường làm việc của công ty luôn thân thiện, mọi người luôn hòa đồng nên tâm lí của các nhân viên thoải mái và không phải chịu nhiều áp lực trong công việc
Thứ sáu, chất lượng của quy trình được nhiều khách hàng đánh giá cao nên tạo được uy tín cho Công ty
Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển, tiếp nhận và bàn giao hàng hóa cho khách hàng
Tác động của nền kinh tế thị trường, sự khan hiếm hàng hóa do nhu cầu tiêu dùng giảm và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty
Sự biến động về giá nhiên liệu đang là yếu tố gây “nhức đầu” đối với các doanh nghiệp vận tải nói chung và đặc biệt đối với Công ty Cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh
3.4.3 Kết quả khảo sát các khách hàng về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
Qua điều tra chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh bằng phương pháp điều tra từ 45 khách hàng của công ty qua các câu hỏi khảo sát, ta thu được kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát các khách hàng về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh từ Cảng Cát Lái sang Campuchia bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh Đơn vị tính: Người
STT Câu hỏi Thang điểm 1 Thang điểm 2 Thang điểm 3 Thang điểm 4
1 Giá cước dịch vụ hợp lý & linh hoạt 0 0 2 19 24 45
Thời gian giao nhận hàng hóa đúng hạn
3 Độ an toàn hàng hóa được vận chuyển
4 Thủ tục thông quan hàng hóa 0 0 5 12 28 45
Dịch vụ chăm sóc khách hàng & hỗ trợ khách hàng
6 Tạo lòng tin với khách hàng 0 0 0 6 39 45
Nguồn: Sinh viên tự thu thập Ghi chú: Thang điểm được tính như sau:
Từ kết quả điều tra được, ta nhận thấy phần lớn các tiêu chí đánh giá được các khách hàng đánh giá từ mức độ bình thường trở lên
Hiện tại Công ty ký hợp đồng cam kết sản lượng với các Hãng tàu lớn nên được hưởng chính sách cũng như ưu đãi lớn từ phía Hãng tàu nên phần lớn các khách hàng đánh giá giá cước dịch ở mức tốt Đồng thời, các khách hàng có lượng hàng đều đặn và thường xuyên từ đó cũng góp phần giúp Công ty có khả năng giữ mức giá cước dịch vụ tốt hơn những Công ty cùng ngành khác Có 2 trường hợp khách hàng đánh giá giá cước dịch vụ hợp lý & linh hoạt ở thang điểm 3 (Mức bình thường), đây là hai khách hàng từng yêu cầu phía công ty báo giá rất nhiều lô hàng, nhưng cho ký kết được hợp đồng, nguyên nhân là giá cả của Công ty hiện ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh khác Đáng chú ý có 11 trường hợp khách hàng đánh giá thang điểm 3 cho thời gian giao nhận hàng hóa, đây là trường hợp của Khách hàng FU TIAN AN LI, vào tháng
11 năm 2022, do một bạn Customer Service mới đã lơ là và quên không nhập kế hoạch để điều xe trả hàng cho khách và dẫn đến Công ty phải bồi thường thiệt hại
101 chi phí cho việc giao hàng chậm 1 ngày là 3.500.000 VNĐ Ngoài ra, còn 15 lần khác Công ty chậm trễ trong giao nhận hàng hóa là do các lỗi: chậm thanh toán, không sắp xếp được phương tiện, … Độ an toàn hàng hóa trong vận chuyển được các khách hàng đánh giá từ thang điểm 4 (Tốt) trở lên Công ty luôn luôn chú trọng trong việc đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tùy từng loại mặt hàng bên trong sẽ có những phương án vận chuyển khác nhau
Tiêu chí thủ tục thông quan hàng hóa có 5 trường hợp khách hàng đánh giá chất lượng ở mức bình thường là do trong năm 2022 có 3 trường hợp thủ tục xuất khẩu bị sai sót, nguyên nhân là do bộ phận chứng từ kiểm tra bộ chứng từ không kỹ càng, dẫn đến sai sót và phải điều chỉnh làm ảnh hưởng phát sinh chi phí cho những lô hàng này và 2 trường hợp là do cửa khẩu bị tắc nghẽn làm cho thời gian phương tiện qua cửa khẩu bị kéo dài, từ đó đã làm chậm trễ thời gian giao nhận hàng hóa