Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học tự nhiên - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ LÊN CÂY CỦ CẢ I (Raphanus sativus) Sinh viên thực hiện: SIMONE XOUIPHASITH MSSV: 2115012769 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hướng dẫn ThS. NGUYỄN HOÀNG LAN ANH MSCB: T34 - 15111 - 26635 Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn củ a Th.S Nguyễn Hoàng Lan Anh. Các số liệu và kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng đượ c công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Simone Xouiphasith LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bả n thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Nguyễ n Hoàng Lan Anh – người cô tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, các cán bộ giả ng viên Khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suố t quá trình học tập nghiên cứu. Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của tôi. Những người thân yêu trong g ia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyế t, luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tậ p, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 CT4 : Công thức 4 CTĐC : Công thức đối chứng HC : Hữu cơ VSV : Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu củ a bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần hoá học trong 100g củ cải trắng tươi 3 2.1 Liều lượng phân bón cho những công thức ở các giai đoạn 17 3.1 Tỉ lệ mọc ở các công thức thí nghiệm sau khi gieo 19 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cải củ ở các công thức 20 3.3 Số lá trên cây cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 22 3.4 Chiều dài lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 23 3.5 Chiều rộng lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 24 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của cây cải củ 26 3.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức 27 3.8 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ để trồng cải củ 29 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệ u hìnhbiểu đồ Tên hình biểu đồ Trang 3.1 Tỉ lệ mọc ở các công thức thí nghiệm sau khi gieo 19 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cải củ ở các công thức 20 3.3 Số lá trên cây cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 22 3.4 Chiều dài lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 23 3.5 Chiều rộng lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn 24 3.6 Khối lượng củ cải ở các công thức khi thu hoạch 26 3.7 Chiều dài và đường kính củ cải ở các công thức khi thu hoạch 26 3.8 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức 28 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3 1.1. Sơ lược về cây củ cải ...........................................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc phân loại .......................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây củ cải ..................................................................3 1.1.3. Giá trị của cây củ cải ......................................................................................4 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải ..............................................................6 1.2.1. Giống và thời vụ .............................................................................................6 1.2.2. Kĩ thuật trồng chăm sóc cây củ cải ................................................................6 1.2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây củ cải .................................................................8 1.2.4. Thu hoạch và bảo quản...................................................................................8 1.3. Khái quát về phân hữu cơ ..................................................................................8 1.3.1. Phân loại và thành phần dinh dưỡng .............................................................8 1.3.2. Vai trò ...........................................................................................................12 1.3. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ ............................................................13 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ trên thế giới......................................13 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ ở Việt Nam .......................................15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....16 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................16 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................16 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................16 2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................16 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...............................................................16 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .....................................................................16 2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ..............................................................17 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................18 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN.........................................19 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu sinh trưở ng và phát triển của cây củ cải ...................................................................................................19 3.1.1. Chỉ tiêu tỉ lệ mọc ...........................................................................................19 3.1.2. Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng phát triển ......................................................20 3.1.3. Chỉ tiêu về sự ra lá, chiều dài và chiều rộng lá............................................21 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về năng suất củ a cây củ cải ..........................................................................................................................25 3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của cải củ ..................................................25 3.2.2. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu ....................................................27 3.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mỗi loại phân hữu cơ..............................29 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................31 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................32 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, việc sử dụng hơn 11 triệu tấ n phân bón hóa học các loại hằng năm đã góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất nhiều loại cây trồng thuộc loại cao trên thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón vô cơ, hóa chất đã và đang làm giảm chất lượng nông sản, thoái hóa đấ t, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ... Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuấ t nông nghiệp thân thiện với môi trường và góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì, bảo dưỡng hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng đang đón đầu xu hướng này. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 1092018NĐ-CP về nông nghiệp h ữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong nền nông nghiệp hữu cơ bên cạnh các nhân tố đất đai, giống, biệ n pháp phòng trừ sâu bệnh,...thì phân bón là nhân tố quan trọng. Hiện nay, trên thị trườ ng có rất nhiều loại phân bón hữu cơ nhưng tác dụng và hiệu quả thật sự của các loạ i phân bón này trong canh tác hữu cơ chưa được kiểm tra, đánh giá cụ thể. Do đó, cầ n có những nghiên cứu về tác dụng của các loại phân hữu cơ để có thể đánh giá được hiệ u quả của các loại phân này. Trong các loại rau trồng phổ biến vào vụ Đông thì củ cải là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao được ví là “nhân sâm mùa đông”. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụ ng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, ... Theo Y học hiện đại cứ mỗ i 100g củ cải trắ ng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho; 1.1mg sắ t; 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C, … Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, trồng củ cải vào vụ đông còn đem lại hiệ u quả về kinh tế cho nông dân. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tác dụng của một số loại phân hữu cơ lên cây củ cải (Raphanus sativus)” nhằm đánh giá tác dụng và hiệu quả của một số loạ i phân hữu cơ phổ biến trên thị trường hiện nay, từ đó lựa chọn được loại phân hữu cơ phù hợp cho cây củ cải và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của cây củ cải. - Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến năng suất của cây từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bốn loại phân hữu cơ: 1. Phân chuồng tự ủ 2. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 3. Phân trùn quế 4. Phân hữu cơ khoáng 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ này lên cây củ cải trồng trong vụ Xuân -Hè 2019 tại thành phố Tam Kỳ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp bố thí nghiệm - Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu - Phương pháp xử lí số liệu 3 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược về cây củ cải 1.1.1. Nguồn gốc phân loại Nguồn gốc của củ cải có thể ở khu vực giữa Địa Trung Hải và Biể n Caspi (Crisp 1995). Củ cải hiện nay có thể bắt nguồn từ củ cải hoang dã ở phía tây nam Trung Quốc (Cheo và cs 1987). Cũng có thể là củ cải đã được thuần hoá ở cả châu Á và châu Âu. Theo Herodotus (khoảng 484 - 424 trước Công nguyên), củ cải là một trong nhữ ng cây trồng quan trọng ở Ai Cập cổ đại, vì củ cải được mô tả trên các bức tường của Kim tự tháp khoảng 4000 năm trước. Việc trồng trọt và công dụng của củ cải cũng đượ c ghi nhận ở Trung Quốc gần 2000 năm trước (Li 1989) và ở Nhật Bản, củ cải cũng đượ c biết đến khoảng 1000 năm trước (Crisp 1995). Dựa trên các nghiên cứu gần đây sử dụng các trình tự đơn lặp lại trong lục lạ p (cpSSR), Yamane và cộng sự (2009) cho rằng củ cải được thuần hoá từ ba nguồn độ c lập bao gồm củ cải đen Tây Ban Nha và hai nhóm mẫu đơn cpSSR riêng biệt. Mộ t trong hai nhóm mẫu đơn này bị giới hạn về mặt địa lý ở Châu Á, có sự đa dạng cpSSR cao hơn so với củ cải được trồng từ khu vực Địa Trung Hải hoặc các loại củ cả i hoang dã. Điều này cho thấy củ cải được trồng ở châu Á không có họ hàng với các loài trồng ở châu Âu nhưng có thể có nguồn gốc từ một loài hoang dã khác vẫn chưa được biết đến (Yamane và cs 2009) 13 . 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây củ cải Củ cải (Raphanus sativus L.) thuộc ngành ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Brassicales, họ Brassicaceae, chi Raphanus. Củ cải có chiều cao khoảng 30 - 120cm. Lá đơn, mọc chụm ở dưới. Phiế n lá có hình dạng thay đổi tuỳ theo vị trí, ở phần dưới phiến có khía sâu gần đế n gân chính, còn ở phần ngọn phiến hình đàn hoặc hình mác. Lá có cuống, có lớp lông tơ mỏng láng bề mặt, rìa lá có răng cưa. Lá non thường không phân nhánh và có răng cưa 9. Cụm hoa dạng chùm, ở đỉnh, mang nhiều hoa màu trắng. Bên trong hoa còn có chỉ nhị mảnh, bao phấn hình mũi tên nằm trong vòi nhụy và đầu nhụy. Quả cải thuộc loại quả không nẻ, có dạng hình thoi phình to ở giữa và nhọn dần về hai đầu, khi bóp nhẹ quả cải sẽ thấy m ột đường nứt xuất hiện và bên trong đó là các 4 hạt cải. Một quả cải cho được từ 2 đến 4 hạt cải. Hạt cải có dạng hình cầu hoặc hình trứng, kích thước hạt khoảng 2,5 - 4 mm 9. Củ do rễ phân hoá thành ăn sâu xuống đất, có nhiều thịt chứa chất dự trữ, vị nồ ng cay. Củ cải có nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ hoặc đen. Hình dạng và kích thướ c của củ biến đổi theo các giống trồng có thể thuôn dài hoặc có dạng hình cầu. Độ dài củ trung bình 18 - 20cm, đường kính củ 3 - 5 cm Củ cải sinh trưỏng thích hợp ở vùng khí hậu rét lạnh, ở nhiệt độ 15 – 280C, tố t nhất là 17 – 180C, trên 300C sự ra củ bị ức chế. Các giống củ cải cho năng suất cao thường trồng vào mùa đông và những vùng đất có độ cao 200 – 700m. Nhiệt độ thấp (dưới 15°C) và thời gian chiếu sáng kéo dài sẽ hình thành và phát triển ngồng hoa. Các giống củ cải trắng có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn ở vùng thấp; giống củ cải đỏ chỉ ra hoa trong điểu kiện ngày dài và ở độ cao trên 1000 mét. Đất thích hợp cho cải củ phát triển là đất nhẹ , tiêu nước tốt, tầng canh tác dầy và độ pH 5,5- 6,5 15. 1.1.3. Giá trị của cây củ cải Các thành phần hóa học cơ bản của 100 g củ cải trắng được nêu ở bảng 1. Trong củ cải trắng, ngoài thành phần nước chiếm tỉ lệ cao thì protein chiếm tới 1,5 khối lượng. Củ cải có chứa nhiều acid amin thiết yếu như lysine, methionine , tryptophan, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, histidine,... cũng như các acid béo như acid palmitic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic 5. Trong củ cải, glucid chiếm hàm lượng cao. Sucrose là một loại carbohydrate dự trữ quan trọng trong thực vật, đặc bi ệt trong các cơ quan lưu trữ như củ, rễ và hạt. Kích thước củ cải càng lớn thì hàm lượng sucrose và glucose càng cao. Glucid trong củ cải trắng bao gồm đường, tinh bột, pectin và xơ. Đường trong củ cải trắng chủ yếu là glucose, m ột lượng nhỏ fructose, sucrose và pentosan. Tinh bột thay đổi tùy theo giống, chiếm từ 0,2 - 0,5. Xơ chiếm một l ượng khoảng 1,5 gồm chủ yếu là cellulose và hemicellulose có trong phần vỏ, mô nâng đỡ và thành tế bào của củ cải trắng, đóng vai trò tạo cấu trúc, chống lại các va chạm cơ học. Pectin chiếm khoảng 0,3, chủ yếu tham gia vào cấu tạo của thành tế bào, tồn tại chủ yếu dưới dạng calcium pectate. Ngoài ra, củ cải trắng còn nổi bật với hàm lượng lipid thấp, hàm lượng vitamin và khoáng cao. Lipid trong củ cải giúp tạo vị ngon cho củ. Một số khoáng vi lượng 5 cũng được tìm thấy trong củ cải trắng như nhôm, bari, liti, mangan, silic, titan, flo và iod với hàm lượng tổng lên đến 18 pg100g 11, 12. Bảng 1.1. Thành phần hóa học trong 100g củ cải trắng tươi STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng 1 Nước g 92.1 2 Năng lượng Kcal 21 3 Protein g 1.5 4 Lipid g 0.1 5 Glucid g 3.6 6 Chất xơ g 1.5 7 Tro g 1.2 8 Đường tổng g 2.5 9 Canxi mg 40 10 Sắt mg 1.1 11 Magie mg 15 12 Phospho mg 41 13 Kali mg 242 14 Natri mg 10 15 Đồng μg 150 16 Viatmin C mg 30 17 Vitamin B1 mg 0.06 18 Vitamin B2 mg 0.06 19 Vitamin PP mg 0.5 20 Vitamin B5 mg 0.138 21 Vitamin B6 mg 0.046 (Nguồn: National Nutrient Databasefor Standard). Củ cải có tính chất khai vị giúp ăn ngon miệng, dùng để chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận, làm long đờm. Củ cải còn có tác dụ ng chống vi rút, chống ung thư. Trong củ cải chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu độ ng, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết 6 tràng và ung thư trực tràng. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ . Trong củ cải còn chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiề u loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt 19. 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải 1.2.1. Giống và thời vụ Giống Hiện nay, trên thị trường có các giống cải củ sau: giống cải củ Hà Nội BM, cải củ Thái Bình BM131, cải củ Lệ Chi, cải củ Trung Quốc, cải củ Thái Lan, cải củ 45 ngày… Để có năng suất cao, vụ muộn nên trồng cải củ lai F1, giống này cho củ rấ t to, trọng lượng củ đạt 300 - 500 g, chịu thâm canh. Thời vụ Cải củ có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8 - 9; vụ muộn gieo hạt tháng 10-11; vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4. Cải củ trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25-35 ngày) nhưng cho năng suất thấp 17. 1.2.2. Kĩ thuật trồng chăm sóc cây củ cải Chuẩn bị đất và gieo hạt Cải củ trắng phần thu hoạch chính là củ, vì vậy để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiề u mùn hoặc đất phù sa, thoát nước tốt. Đất cày và phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại. Lên luố ng: mặt luống rộng 1,2 m; rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Gieo hạt: có thể gieo theo luống sau khi đã bón lót hoặc rạ ch hàng bón lót, vùi phân rồi gieo theo hàng dễ chăm sóc hơn. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏ ng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75 - 80) để hạt nảy mầm tốt. Bón phân Lượng phân bón cho 1 ha trồng cải củ trắng như sau: 12 - 15 tấn phân chuồ ng hoai mục, 300 kg lân, 100 - 110 kg đạm urê, 80 kg kali. Không dùng phân chuồng 7 chưa ủ kỹ để bón cho cây cải củ vì phân chưa hoai gây độc cho cây hoặc sức khỏe người sử dụng, củ không được sáng mã. + Cách bón phân: - Bón lót: Bón lót 100 phân chuồng hoai mục, 100 phân lân, 20 phân đạm và 30 phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1 - 2 ngày. Cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều lân) để bón lót thay cho phân đơn. - Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất rồi bón thúc. Lượng bón: 30 đạm + 30 kali. Cách bón: hòa tan phân với nước rồi tưới đề u lên mặt luống. - Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 7 ngày, tỉa cây để lại khoả ng cách cây cách cây 15 - 20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30 đạm +30 kali). Rắc đều phân lên mặ t luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây. - Bón thúc lần 3: Khi củ đang sinh trưởng mạnh, sau lần 2 từ 7 - 10 ngày, bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2. Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạ ch. Ngoài ra, có thể dùng các loại phân bón vi sinh, phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡ ng cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Chăm sóc + Tưới nước: Cải củ trắng ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Sau gieo hạ t luôn giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh và đều, sau đó tùy theo độ ẩm đất mà tưới nướ c cho phù hợp, tưới bằng nước sạch không bị ô nhiễm. + Vun xới: Để cây cải củ trắng có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp với các lần bón thúc cho cây. - Lần 1: khi cây 3 - 4 lá thật, xới nhẹ , nhặt sạch cỏ, kết hợp tỉa cây. - Lần 2: khi cây bắt đầu phình củ, tỉa định cây kết hợp với vun cao. Không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết 18. 8 1.2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây củ cải Cây cải củ rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kị p thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh họ c và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ. Nếu ruộng trồng cải củ kém thoát nước, bón thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Ngoài ra, cây cải củ thường bị các bệnh lở cổ rễ, phấn trắng và cháy lá gây hại. Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, cần chú ý: Không nên gieo 2- 3 đợt cả i củ và các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích; Ưu tiên sử dụng các loạ i thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới để phòng trừ; Nồng độ, liều lượng, thờ i gian cách ly thuốc dùng đúng hướng dẫn trên bao bì gói thuốc 17. 1.2.4. Thu hoạch và bảo quản Vụ chính sau khi gieo 60 - 70 ngày cho thu hoạch, năng suất trung bình. Vụ muộn phải 80 - 100 ngày mới được thu hoạch, năng suất thân, lá, củ cao nhất. Vụ hè chỉ 25 - 35 ngày đã cho thu hoạch nhưng năng suất thấp, củ bé có vị hăng gắt. Cải củ vụ này thường ăn cả lá và củ. Tránh thu hoạch quá muộn củ sẽ bị bấc làm giảm chất lượng. Khi thu hoạ ch xong rửa sạch, để ráo nước, bó bằng dây mềm hoặc đóng vào bao bì sạch để tiêu thụ 18. 1.3. Khái quát về phân hữu cơ 1.3.1. Phân loại và thành phầ n dinh dư ỡng Phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính: Phân hữu cơ nhà nông (truyền thống) và phân hữu cơ công nghiệp (hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, phân vi sinh và hữu cơ vi sinh) 2. 1.3.1.1. Phân hữu cơ truyền thống Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của người, độ ng vật ho ặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống. Có thể chia phân hữu cơ truyền thống ra làm 4 nhóm: phân chuồ ng, phân rác, than bùn và phân xanh. Phân chuồng Phân chuồng c ó ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được. Ngoài ra, phân chuồng cung cấp 9 chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, xói mòn. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyển cao, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng. Phân rác Loại phân này làm từ rơm, rạ; thân lá các cây ngô, đậu, đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía, v.v... chặt thành đoạn ngắn 20 - 30 cm, có thể ngâm nước vôi loãng 2 - 3 ngày trước khi ủ. Tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật ủ, thành phần trung bình của phân rác là : 0.5 - 0.6 N; 0.4 - 0.6 P2O5; 0.5 - 0.8 K2O; 3 - 6 CaO. Than bùn Trong quá trình cấu tạo địa chất, một số rừng cây bị phù sa vùi lấp lâu ngày, phân giải yếm khí, tạo thành than bùn. Dùng than bùn đã được phơi khô để độn chuồng, ho ặc có thể dùng để chế biến phân rác, làm chất đốt, chất cải tạo đất. Than bùn thượng thành không dùng trực tiếp làm phân bón, chỉ để ủ phân rác hoặc độn chuồng; than bùn hạ thành có độ phân giải cao (>50) và pH từ 5,5 trở lên có thể bón trực tiếp, nhất là dùng để làm chất cải tạo lý tính đất; than bùn chuyển tiếp là loại trung gian. Phân xanh Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng. Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất và làm cây che bóng. Trong quá trình phân giải của cây phân xanh (vùi trong đất) nhất là ở điều kiện ng ập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2 S, axit butiric, CH4, C2H2, v.v... do đó, cần bón vôi, lân kèm theo để hạn chế. Các loại phân hữu cơ khác Phân bắc có chất lượng cao, nhưng cần ủ kỹ hoặc sát trùng trước khi dùng. Bình quân một người lớn thải ra trong 24 giờ là 133g phân tươi, gồm có 25g chất khô, 2 g N, 4.5g tro, 1.35g P2O5 và 0.64g K2O. Phân gia cầm có thể là phân gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu. Tỷ l ệ trong phân tươi của các gia cầm biến động như sau: Nước: 56.0 - 77.5; N: 0.55 - 1.76; P2O5 : 0.54- 1.78; K2O: 0.62 - 1.00; CaO: 0.84 - 2.40; MgO: 0.20 - 0.74. 10 Khô dầu: là bã còn lại sau khi hạt đã ép lấy dầu. Tùy theo thành phần của mỗi loại khô dầu mà nông dân đã sử dụng như loại phân bón hữu cơ bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tro: là chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết và thường có màu xám. Trong nông nghiệp m ột số nguyên liệu thực vật như cây: sắn, bông, ngô, lá dừa, mạt cưa, v.v... sau khi bị đốt có tỷ l ệ tro và chất dinh dưỡng khá cao 16. 1.3.1.2. Phân hữu cơ công nghiệp Phân hữu cơ công nghiệp là m ột loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban đầu. Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là: phân hữu cơ, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ chế biến L à loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ với tiêu chuẩn như sau: ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25; hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22; hàm lượng đạm tổng số (Nts) không thấp hơn 2. 5; pHH2O (đối với phân hữu cơ bón qua lá) trong khoảng từ 5 - 7. Phân hữu cơ khoáng Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn thêm một ho ặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghi ệp...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ tự nhiên. Sau một thời gian đưa phối trộn với phân khoáng ở các tỷ l ệ khác nhau. Tiêu chuẩn bắt buộc của loại phân này như sau: Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15; ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25; hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh; Nts + P2O5hh; Nts + K2Ohh; P2O5hh + K2Ohh không thấp hơn 8. Phân hữu cơ sinh học L à loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghi ệp...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với vi sinh vật có tuyển chọn. 11 Tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học như sau: Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22; Ẩ m đ ộ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25; hàm lượng Nts không thấp hơn 2,5; hàm lượng axit humic (đối với phân chế biến từ than bùn) không thấp hơn 2,5 hoặc tổng hàm lượng các chất sinh học (đối với phân chế biến từ nguồn hữu cơ khác) không thấp hơn 2,0 hoặc pHH2 O (đối với phân hữu cơ sinh học bón qua lá) trong khoảng từ 5- 7. Nếu phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì tổng hàm lượng các chất này không vượt quá 0,5. Phân vi sinh L à loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh v ật có ích khác với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành là mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 108 CFUg (ml). Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành hai loại: - Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ tế bào vi sinh hữu ích >109 VSVg (ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 11.000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1 - 1,5 kg (lít)ha canh tác. - Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng nhằm tiêu diệt cá c VSV có sẵn trong cơ chất. Phân bón dạng này có m ật độ VSV hữu ích >106 VSVg (ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)ha. Trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón VSV còn được gọi dưới các tên: - Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh, nitragin) chứa các VSV sống cộng sinh với cây bộ đậu, h ội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nước có khả năng sử dụng nitơ (N) từ không khí tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng. - Phân VSV phân giải hợp chất phốt pho khó tan (phân lân vi sinh, photphobacterin) sản xuất từ các VSV có khả năng chuyển hóa các hợp chất phốt pho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. 12 - Phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật chứa các VSV có khả năng sản sinh hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa, kích thích quá trình trao đổi chất của cây. - Phân VSV có chứa các chủng VSV đối kháng vi khuẩnvi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn. - Phân VSV đa chủng, phân VSV chức năng có chứa hỗn hợp các VSV có khả năng cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan, sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và đối kháng vi khuẩnvi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng, đồng thời có khả năng hạn chế bệnh vùng rễ cây trồng do vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra, qua đó nâng cao năng suất nông sản và hiệu quả kinh tế. Phân hữu cơ vi sinh Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh v ật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể như sau: hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15; ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 30; mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 106 CFUg (ml). Đối với tất cả các loại phân hữu cơ công nghiệp, các chỉ tiêu định lượng bắt buộc trong phân bón như sau: asen (As) không vượt quá 3,0 mgkg (lit) hoặc ppm; cadmi (Cd) không vượt quá 2,5 mgkg (lit) hoặc ppm; chì (Pb) không vượt quá 300,0 mgkg (lit) hoặc ppm; thủy ngân (Hg) không vượt quá 2,0 mgkg (lit) hoặc ppm; m ật độ tế bào vi khuẩn Salmonella không phát hiện trong 25 g hoặc 25 ml mẫu kiểm tra (CFU) 16. 1.3.2. Vai trò Các hợp chất hữu cơ trong đất quyết định tính ổn định độ phì nhiêu đất. Mất chất hữu cơ, đất sẽ mất khả năng canh tác và nếu muốn canh tác phải có đầu tư lớn. Vì vậ y, việc sử dụng phân hữu cơ sẽ có những tác dụng sau: Bón phân hữu cơ sẽ cải thi ện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định lân trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy. 13 Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân đạm của lúa có thể tăng lên 30 - 40 trên nền bón phân hữu cơ so với nền không bón. Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khoa học trong rất nhiều năm của các viện, trường, cũng như kết quả điều tra kinh nghiệm của các hộ nông dân cho thấy, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ l ệ N hữu cơ và N vô cơ cân đối với tỷ l ệ N tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25 - 30 tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10 - 20. Nếu tính riêng về thóc do bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2.5 - 3.0 triệu tấn thócnăm. Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón do phân hữu cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồngha có thể giảm bớt được 40 - 50 lượng phân kali cần bón. Bón phân hữu cơ làm bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ củ a cây, góp phần hạn chế xói mòn, rửa trôi. Phân hữu cơ còn giúp tăng khả năng chịu hạn củ a cây trồng do tăng sức chứa ẩm tối đa của đất nên tăng lượng nước hữu hiệu. Phân hữu có còn tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật và động vật đấ t phát triển tạo thành hệ sinh thái đất hoàn thiện. Chất hữu cơ...
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nguồn gốc của củ cải có thể ở khu vực giữa Địa Trung Hải và Biển Caspi (Crisp 1995) Củ cải hiện nay có thể bắt nguồn từ củ cải hoang dã ở phía tây nam Trung Quốc (Cheo và cs 1987) Cũng có thể là củ cải đã được thuần hoá ở cả châu Á và châu Âu Theo Herodotus (khoảng 484 - 424 trước Công nguyên), củ cải là một trong những cây trồng quan trọng ở Ai Cập cổ đại, vì củ cải được mô tả trên các bức tường của Kim tự tháp khoảng 4000 năm trước Việc trồng trọt và công dụng của củ cải cũng được ghi nhận ở Trung Quốc gần 2000 năm trước (Li 1989) và ở Nhật Bản, củ cải cũng được biết đến khoảng 1000 năm trước (Crisp 1995)
Dựa trên các nghiên cứu gần đây sử dụng các trình tự đơn lặp lại trong lục lạp (cpSSR), Yamane và cộng sự (2009) cho rằng củ cải được thuần hoá từ ba nguồn độc lập bao gồm củ cải đen Tây Ban Nha và hai nhóm mẫu đơn cpSSR riêng biệt Một trong hai nhóm mẫu đơn này bị giới hạn về mặt địa lý ở Châu Á, có sự đa dạng cpSSR cao hơn so với củ cải được trồng từ khu vực Địa Trung Hải hoặc các loại củ cải hoang dã Điều này cho thấy củ cải được trồng ở châu Á không có họ hàng với các loài trồng ở châu Âu nhưng có thể có nguồn gốc từ một loài hoang dã khác vẫn chưa được biết đến (Yamane và cs 2009) [13]
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây củ cải
Củ cải (Raphanus sativus L.) thuộc ngành ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Brassicales, họ Brassicaceae, chi Raphanus
Củ cải có chiều cao khoảng 30 - 120cm Lá đơn, mọc chụm ở dưới Phiến lá có hình dạng thay đổi tuỳ theo vị trí, ở phần dưới phiến có khía sâu gần đến gân chính, còn ở phần ngọn phiến hình đàn hoặc hình mác Lá có cuống, có lớp lông tơ mỏng láng bề mặt, rìa lá có răng cưa Lá non thường không phân nhánh và có răng cưa [9] Cụm hoa dạng chùm, ở đỉnh, mang nhiều hoa màu trắng Bên trong hoa còn có chỉ nhị mảnh, bao phấn hình mũi tên nằm trong vòi nhụy và đầu nhụy
Quả cải thuộc loại quả không nẻ, có dạng hình thoi phình to ở giữa và nhọn dần về hai đầu, khi bóp nhẹ quả cải sẽ thấy một đường nứt xuất hiện và bên trong đó là các
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bốn loại phân hữu cơ:
2 Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Cải củ được trồng vào vụ muộn từ tháng 2 - 4/2019
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây cải củ
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến năng suất của cây cải củ Qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng mỗi loại phân hữu cơ.
Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tìm hiểu tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến các loại cây trồng, thông tin trên mạng…
2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD) với 4 công thức và 3 lần nhắc lại
Tổng số ô thí nghiệm: 4 x 3 = 12 ô Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 1.04m 2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
+ CT1( đối chứng): Phân chuồng ủ hoai
+ CT2: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh của công ty
+ CT3: Phân trùn quế Cánh buồm vàng của công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Nga + CT4: Phân hữu cơ - khoáng - Trichoderma Tribi của công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Nga
Liều lượng và cách bón phân cho mỗi công thức được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Liều lượng phân bón cho mỗi công thức ở các giai đoạn
Công thức (loại phân bón) Tổng lượng phân bón (kg/m2)
CT2 - phân hữu cơ vi sinh 0.30 0.20 0.10
CT4 - phân hữu cơ khoáng 0.15 0.10 0.05
Trong đó: Bón lót khi gieo hạt, bón thúc sau khi gieo 15 ngày
2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu a Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây củ cải
Gieo 100 hạt/ô thí nghiệm Theo dõi thời gian nảy mầm và số lượng cây mầm trên mỗi ô
Tỉ lệ mọc (%) = số cây mầm/số hạt gieo x 100
Ghi lại thời gian sinh trưởng vào các thời điểm sinh trưởng của cây:
- Gieo đến khi cây mọc
- Cây bắt đầu phình củ
- Củ to có thể thu hoạch
Thời gian được tính khi có trên 50% cây trên mỗi ô đạt mốc sinh trưởng, phát triển trên
* Sự ra lá của cây
Dùng phương pháp đếm thông thường để xác định số lá trên cây vào các khoảng thời gian 15, 30 và 45 ngày sau gieo
* Chiều dài lá và chiều rộng lá
Dùng thước đo chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất trên cây khi cây được 15, 30 và 45 ngày sau khi gieo b Các chỉ tiêu về năng suất
Dùng thước đo từ đầu đến mút củ khi thu hoạch
Dùng thước đo đường kính phần phình to nhất của củ khi thu hoạch
Dùng cân để cân khối lượng củ khi thu hoạch và tính khối lượng trung bình
Năng suất lí thuyết = khối lượng củ trung bình x số cây/m 2
Năng suất thực thu = tổng khối lượng củ cải thu được ở mỗi công thức c Hiệu quả kinh tế
Tính tổng chi phí để trồng củ cải bao gồm: giống, phân bón, …
Tính tổng tiền thu được khi bán củ cải thu hoạch được theo giá thị trường tại thời điểm bán
Hiệu quả kinh tế = tổng thu - tổng chi
2.4.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel với các thông số:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây củ cải
3.1.1 Chỉ tiêu tỉ lệ mọc
Lượng phân bón và chất lượng hạt giống có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ mọc mầm của cải củ Chất lượng hạt giống tốt thì tỉ lệ mọc cao và ngược lại Phân bón có tác dụng thúc đẩy hạt nảy mầm nhưng nếu lượng phân bón quá lớn có thể cản trở sự nảy mầm của hạt
Tỉ lệ nảy mầm của hạt cải củ trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1
Bảng 3.1 Tỉ lệ mọc ở các công thức thí nghiệm sau khi gieo
Công thức Tỉ lệ mọc sau ngày gieo (%)
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ mọc ở các công thức thí nghiệm sau khi gieo
Qua bảng 3.1 và biểu đồ tương ứng có thể thấy giai đoạn 2 và 3 ngày sau gieo cải mọc chậm nhưng sang ngày thứ 4 và thứ 5 cây mọc nhanh Các công thức đều có tỉ lệ
CT1CT2CT3CT4 mọc trên 83% Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn thì tỉ lệ mọc ở các công thức có sự sai khác CT1 có số hạt nảy mầm ít hơn các công thức khác vào những ngày đầu sau gieo nhưng qua ngày thứ 5 thì tỉ lệ mọc lại nhiều hơn so với các công thức còn lại CT3 có tỉ lệ mọc ổn định luôn giữ ở mức cao CT2 và CT4 có tỉ lệ mọc thấp hơn so với CT1 và CT3 tuy nhiên không nhiều
3.1.2 Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng phát triển
Các mốc thời gian đánh dấu sự sinh trưởng và phát triển của cây củ cải gồm: cây ra lá thật, cây được 3 - 4 lá, cây bắt đầu phình củ và củ có thể thu hoạch Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của cây củ cải ở các công thức thu được kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2
Bảng 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng ở các công thức
Công thức Thời gian gieo đến ngày … (ngày)
Ra lá thật 3 - 4 lá Phình củ Thu hoạch
Biểu đồ 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng ở các công thức
Kết quả ở bảng và biểu đồ 3.2 cho thấy thời gian cây ra lá thật dao động ở 6 - 7 ngày Củ cải ở công thức 3 và 4 ra lá thật nhanh hơn so với củ cải ở công thức 1 và 2 là
Ra lá thật 3 - 4 lá Phình củ Thu hoạch
1 ngày.Giai đoạn này cây chưa sử dụng phân bón trong đất nhiều do đó các công thức thí nghiệm không có sự sai khác nhiều
Thời gian từ khi gieo đến khi cây xuất hiện 3 - 4 lá thật là giai đoạn tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển củ của cây cải củ Thời gian này ở các công thức thí nghiệm cũng không có sự dao động chỉ chênh lệch nhau 1 ngày, nằm trong khoảng 13
- 14 ngày sau gieo Công thức 2 và 3 có thời gian ra lá là 13 ngày Công thức 1 và 4 có thời gian có 3 - 4 lá thật chậm hơn vào ngày 14
Thời gian từ khi gieo đến khi phình củ phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và kĩ thuật canh tác Ở nghiên cứu này chỉ sử dụng 1 giống và trồng trong cùng thời điểm do đó kĩ thuật canh tác đặc biệt là lượng phân bón sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành củ của củ cải
Củ cải ở công thức 1 có thời gian phình củ ngắn nhất chỉ 27 ngày sau gieo, tiếp theo là công thức 3 với 28 ngày Công thức 2 và 4 có thời gian phình củ kéo dài hơn lần lượt là 30 và 29 ngày sau gieo Tuy nhiên, thời gian phình củ giữa các công thức chênh lệch không nhiều chỉ 1 - 3 ngày Công thức 1 có thời gian phình củ sớm nhất còn công thức 2 có thời gian phình củ dài nhất trong các công thức Như vậy, phân gia súc ủ hoai có tác dụng thúc đẩy cây phát triển nhanh hơn so với phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng Nhưng điều này cũng có thể do lượng phân bón của hai loại phân này ít hơn so với phân gia súc ủ hoai
Theo nhiều tài liệu thì thời gian thu hoạch củ đối với cải củ trồng vụ muộn dao động từ 30 - 35 ngày Như vậy, các loại phân hữu cơ trong nghiên cứu đều có thời gian thu hoạch tương đối trễ hơn Công thức 1 có thời gian thu hoạch ngắn nhất 40 ngày, tiếp theo là công thức 3 với 42 ngày, công thức 2 và công thức 4 có thời gian thu hoạch gần như nhau vào ngày 43 và 44 sau gieo Do chỉ sử dụng phân hữu cơ để trồng cải củ nên sự sinh trưởng và phát triển của cây chậm hơn nên thời gian thu hoạch cũng kéo dài hơn
3.1.3 Chỉ tiêu về sự ra lá, chiều dài và chiều rộng lá
3.1.3.1 Sự ra lá của cải củ Đối với cây trồng, lá là cơ quan dinh dưỡng cực kì quan trọng Sự ra lá và số lá trên cây liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Kết quả sự ra lá của củ cải ở các công thức được thể hiện ở bảng 3.3 và biểu đồ tương ứng
Bảng 3.3 Số lá trên cây cải củ của các công thức ở từng giai đoạn
Công thức Số lá của cải củ ở các giai đoạn (lá)
Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức = 0.05
Biểu đồ 3.3 Số lá trên cây cải củ của các công thức ở từng giai đoạn
Qua bảng 3.3 có thể thấy số lá trên cây của các công thức ở các giai đoạn không có sự sai khác nhau nhiều Cụ thể, ở giai đoạn 15 ngày số lá ở các công thức dao động từ 5 - 5.33 lá, giai đoạn 30 ngày số lá ở các công thức nằm trong khoảng 11.86 đến 12.64 lá và giai đoạn 45 ngày dao động từ 18.36 - 19.33 lá ở các công thức Hai giai đoạn đầu, công thức 3 có số lá cao nhất so với các công thức còn lại đạt lần lượt là 5.33 lá và 12.64 lá Tuy nhiên vào giai đoạn 45 ngày thì số lá ở công thức 1 lại đạt cao nhất , tiếp theo là công thức 4
3.1.3.2 Chỉ tiêu chiều dài và chiều rộng lá
Lá có chiều dài và chiều rộng lớn sẽ quang hợp tốt hơn do đó sẽ giúp cây tổng hợp và tích luỹ được nhiều chất hữu cơ phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Lượng chất hữu cơ tích luỹ có ảnh hưởng lớn đến năng suất của của cây củ cải
15 ngày 30 ngày 45 ngày lá ngày sau gieo
Kết quả chiều dài và chiều rộng lá của cải củ ở các giai đoạn được trình bày trong bảng 3.4, 3.5 và biểu đồ tương ứng
Bảng 3.4 Chiều dài lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn
Chiều dài lá ở giai đoạn … ngày sau gieo (cm)
Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức =0.05
Biểu đồ 3.4 Chiều dài lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn
Qua bảng 3.4 cho thấy chiều dài lá cải củ tăng dần qua các giai đoạn, nhưng sự gia tăng không giống nhau Giai đoạn 30 ngày so với giai đoạn 15 ngày, chiều dài lá tăng rất nhanh gần như gấp đôi Nhưng từ 30 ngày sang 45 ngày thì chiều dài lá tăng không đáng kể chỉ tăng thêm khoảng 1 - 3 cm Điều này là do khoảng thời gian 30 ngày sau gieo là giai đoạn sinh trưởng mạnh của cây còn từ ngày 30 trở về sau là giai đoạn cây dự trữ chất dinh dưỡng trong củ nên các cơ quan sinh dưỡng như lá không lớn thêm nhiều
15 ngày 30 ngày 45 ngày cm ngày sau gieo
Chiều dài lá ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau Tuy nhiên sự chênh lệch này chỉ thể hiện rõ ở giai đoạn 15 ngày Ở giai đoạn này, giữa công thức 1,
3 và công thức 4 có sự sai khác rõ rệt nhất Chiều dài lá ở công thức 1 và công thức 4 lần lượt là 14.28 và 14.47cm trong khi công thức 4 có chiều dài lá chỉ 12.74cm Ở giai đoạn 30, công thức 1 vẫn có chiều dài lớn nhất đạt 27.77cm và công thức
2 có chiều dài thấp nhất đạt 26.96cm Tuy nhiên, vào giai đoạn 45 ngày thì công thức
3 lại có chiều dài lá thấp nhất chỉ dài 28.68cm, thấp hơn 1.54cm so với chiều dài lá ở công thức 1 (30.22cm)
Bảng 3.5 Chiều rộng lá cải củ của các công thức ở từng giai đoạn
Chiều rộng lá ở giai đoạn … ngày sau gieo (cm)
Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức =0.05
Biểu đồ 3.5 Chiều rộng lá cải củcủa các công thức ở từng giai đoạn
Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về năng suất của cây củ cải
3.2.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của cải củ
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng để khẳng định hiệu quả của quá trình sản xuất Cùng với chất lượng, năng suất là chỉ tiêu quyết định tính kinh tế trong trồng trọt và đánh giá khả năng canh tác của các loại cây trồng Năng suất của cải củ được đánh giá dựa trên các yếu tố như khối lượng củ, đường kính củ, chiều dài củ
Kết quả của các yếu tố khối lượng củ, chiều dài và đường kính củ được thể hiện trong bảng 3.6 và biểu đồ 3.6, 3.7
Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 có thể thấy khối lượng củ ở công thức 3 lớn nhất đạt 103.88gam/củ, tiếp theo là công thức 1 với 102.06gam/củ và thấp nhất là công thức 2 với 85.40 gam/củ Sự chênh lệch thể hiện rõ nhất và có ý nghĩa thống kê giữa công thức
1 , công thức 2 và công thức 3
So sánh chiều dài củ giữa các công thức thì ta thấy có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê Trong đó, công thức 1 có chiều dài củ lớn nhất đạt 16.33cm, tiếp theo là công thức 3 đạt 15.29cm, công thức 4 có chiều dài là 14.89cm và thấp nhất là công thức 2 chỉ có 13.68cm
Bảng 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của cây cải củ Công thức Khối lượng củ (gam) Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm)
Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức =0.05
Biểu đồ 3.6 Khối lượng củ cải ở các công thức khi thu hoạch
Biểu đồ 3.7 Chiều dài và đường kính củ cải ở các công thức khi thu hoạch
CT1 CT2 CT3 CT4 gam
CT1 CT2 CT3 CT4 cm
Chiều dài củ Đường kính củ
Xét đường kính củ ta thấy sự khác biệt giữa các công thức không rõ rệt như ở chiều dài củ Công thức 3 vẫn có đường kính củ lớn nhất đạt 3.46cm và công thức 2 có đường kính củ nhỏ nhất đạt 3.22cm Tuy nhiên, công thức 4 lại có đường kính củ lớn hơn công thức 1 nhưng không nhiều chỉ 0.08cm, cụ thể đường kính củ của công thức 4 và 1 lần lượt là 3.42cm và 3.34cm Giữa công thức 2 và công thức 3 sai khác có ý nghĩa thống kê
Do các công thức được thu hoạch cùng lúc vì vậy củ ở công thức 1 bị xốp hơn do kéo dài thời gian thu hoạch nên khối lượng củ bị ảnh hưởng Như vậy, có thể thấy phân trùn quế và phân gia súc ủ hoai có tác dụng tốt hơn so với phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ khoáng Điều này là do thành phần các chất dinh dưỡng khoáng trong phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ khoáng thấp và lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng thấp nên hiệu quả không cao Một yếu tố khác là do đất cát pha có lượng chất mùn hữu cơ thấp nên phân hữu cơ vi sinh không phát huy tác dụng nhiều
3.2.2 Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu
Thông thường, cải củ khi thu hoạch có thể sử dụng cả phần củ và phần lá để làm thực phẩm Tuy nhiên, kết quả về năng suất của cải củ trong nghiên cứu này chỉ tính dựa trên kết quả thu được là phần củ mà không tính phần lá
Kết quả về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu được thể hiện trong bảng 3.7 và biểu đồ 3.8
Bảng 3.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức
Năng suất lý thuyết (kg/m 2 )
Năng suất thực thu (kg/m 2 )
Số liệu trong bảng 3.7 và biểu đồ 3.8 cho thấy năng suất thực thu thấp hơn năng suất lý thuyết ở tất cả các công thức Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết ở mỗi công thức không giống nhau Công thức 1 và công thức 3 có sự chênh lệch giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết ít lần lượt là 0.7 và 0.67 Công thức 2 và công thức 4 có sự chênh lệch cao hơn lần lượt là 0.76 và 0.8kg
Biểu đồ 3.8 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức
Có sự chênh lệch khá lớn giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu một phần là do ở giai đoạn hình thành củ xuất hiện nhiều sâu ăn lá đặc biệt là rệp bám trên lá hút chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cải củ Các cây có rệp bám nhiều nên củ rất nhỏ không đáng kể nên không tính vào năng suất thực thu trong khi năng suất lý thuyết được tính dựa vào khối lượng củ trung bình và mật độ cây
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến năng suất củ cải là do thời gian thu hoạch muộn nên củ bị xốp làm khối lượng của củ bị giảm Củ cải được trồng trong vụ muộn thường thu hoạch sau 30 - 35 ngày, nhưng trong nghiên cứu này củ cải được thu hoạch vào ngày thứ 45 sau khi gieo
Năng suất thực thu ở công thức 3 đạt cao nhất với 1.49kg/m 2 , tiếp theo là công thức 1 với 1.44kg/m 2 , công thức 2 có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 1.03kg/m 2 Nhưng sự chênh lệch giữa các công thức là không quá lớn dao động trong khoảng 0.05
CT1 CT2 CT3 CT4 kg/m 2
Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu
Có thể thấy năng suất củ cải trong thí nghiệm này không cao, điều này là do nhiều nguyên nhân như đã đề cập ở trên và do thí nghiệm sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ nên thời gian phân huỷ chậm trong khi cải củ là cây ngắn ngày nên cây chưa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển Vì vậy, nếu sử dụng các loại phân hữu cơ trong trồng cải củ thì cần bón lót trước thời điểm gieo trồng một thời gian để phân có thể phân huỷ kịp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và bón thúc cũng cần tiến hành sớm hơn.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mỗi loại phân hữu cơ
Đối với bất cứ loại cây trồng hay biện pháp canh tác nào thì hiệu quả kinh tế cũng là điều được quan tâm đầu tiên khi tiến hành trồng trọt Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng suất, chất lượng nông sản, chi phí đầu tư cho canh tác loại nông sản đó, … đặc biệt là giá cả thị trường của nông sản đó Vì vậy, kết quả về hiệu quả kinh tế khi trồng cải củ trong nghiên cứu này chỉ có tác dụng tham khảo tại thời điểm thực hiện
Hiệu quả kinh tế khi trồng cải củ bằng 4 loại phân hữu cơ được thể hiện trong bảng 3.9
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ để trồng cải củ
Các mục thu chi CT1 CT2 CT3 CT4
Lượng phân bón sử dụng 2.2kg 0.3kg 0.75kg 0.15kg
Giá tiền từng loại phân bón 1.000đ/kg 4.000đ/kg 10.000đ/kg 9.000đ/kg Tổng tiền mua phân bón
Tiền mua hạt giống (VNĐ) 2000 2000 2000 2000
Năng suất thu được 1.44kg 1.03kg 1.49kg 1.32kg
Giá tiền mỗi kg cải củ
Tổng tiền thu được (VNĐ) 21.600 15.450 22.350 19.800 Hiệu quả kinh tế (VNĐ/m 2 ) 17.400 12.250 12.850 16.450 Nhìn vào bảng 3.8 có thể thấy mặc dù năng suất ở công thức 3 là cao nhất nhưng hiệu quả kinh tế (12.850 VNĐ/m 2 ) lại thấp hơn công thức 1 (17.400 VNĐ/m 2 ) Công thức 2 dù có năng suất thấp nhất (12.250 VNĐ/m 2 ) nhưng hiệu quả kinh tế lại gần bằng công thức 3 Công thức 4 có hiệu quả kinh tế cũng ở mức cao (16.450 VNĐ/m 2 ) chỉ thua công thức 1 Nếu như quy đổi ở diện tích rộng hơn thì hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ này dao động trong khoảng từ 122 - 174 triệu VNĐ/ha (chưa trừ các chi phí khác như công lao động, điện, nước cho tưới tiêu, …) Điều này là do, phân trùn quế có tác dụng tốt đến năng suất nhưng giá thành của nó lại cao hơn nhiều so với các loại phân còn lại, giá thành cao gấp 10 lần so với phân gia súc ủ hoai và cao gấp hơn 2 lần so với phân hữu cơ vi sinh Lượng phân trùn quế sử dụng cũng tương đối nhiều chỉ ít hơn so với công thức 1 nhưng nhiều hơn gấp 2 lần so với công thức 2 và nhiều gấp 5 lần so với công thức 4 Phân hữu cơ khoáng mặc dù giá thành cũng cao nhưng lượng phân sử dụng lại rất ít nên chi phí thấp hơn do đó hiệu quả kinh tế thu được cao
Phân gia súc ủ hoai có giá thành thấp nhưng cho năng suất tương đối cao nên hiệu quả kinh tế cao nhất Nên nếu nông hộ nào có sẵn nguồn phân gia súc và ủ đúng kĩ thuật thì việc sử dụng phân gia súc ủ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài ra, hiện nay thị trường cho các loại nông sản sạch thường có giá cao hơn so với nông sản thông thường đặc biệt là nông sản đạt chứng nhận hữu cơ thì giá thành rất cao Vì vậy, nếu sản xuất theo mô hình hữu cơ dù năng suất thấp hơn so với phương thức canh tác thông thường thì hiệu quả kinh tế cũng sẽ cao hơn.