Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Không gian nghiên cứu chủ yếu là ởViệt Nam và không gian thuộc các đối tác quan hệ: hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các tô chức
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ngô Thị Thúy Hiền
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT NAM
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ
CỦA HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học
luận án tiến sĩ
GS.TS Hoàng Khắc Nam GS.TS Dương Xuân Ngọc
Hà Nội — 2023
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, tên dé tài luận án không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố Nội dung, kết quả nghiên cứu trong đề tài hoàn toàn trung thực và khách quan Những số liệu phục
lục phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận án được tác giả thu thập
từ nhiều nguồn tài liệu có uy tín, được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ trong danh mục tài
liệu tham khảo.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thúy Hiền
Trang 3Lời cảm ơn
Sau bước trưởng thành của mỗi cá nhân đều không thể thiếu sự giúp đỡ tận tâm,
tận tình của Thay, Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Quá trình học tập, nghiên cứu
luận án em may mắn có được điều đó Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Dương Xuân Ngọc, người đã truyền cảm hứng, gợi mở ý tưởng, theo sát động viên,
tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận án này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Khắc Nam, PGS.TS TrầnThiện Thanh cùng các nhà khoa học, Thầy Cô giáo của Khoa Quốc tế học, TrườngĐại Học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoạigiao, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhữngngười đã đào tạo, hướng dẫn và động viên Những bài học, sự chỉ dẫn thiết thực, kinhnghiệm quý giá, bổ ích về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học củaThay, Cô đã giúp em có động lực hoàn thiện nghiên cứu
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trường Đại học khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nôi, phòng Dao tạo Sau đại Học, Trung
tâm Truyền thông và công nghệ thông tin, Lãnh đạo, Cán bộ, giảng viên khoa Quan
hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về sự giúp đỡ, góp ý cũng như sự quan
tâm, khích lệ, chia sẻ, động viên trong quá trình tác giả làm nghiên cứu sinh.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp ở các cơ quan, đoàn thé đã giúpgiúp đỡ, về tư liệu, thông tin, góp ý, hỗ trợ động viên, giúp đỡ tác giả làm nghiên cứu
Đặc biệt, Luận án xin được dành tặng gia đình, Bé me, chéng va các con những
người đã chịu nhiều hy sinh, vat vả, yêu thương chia sẻ trong suốt thời gian tác giả
làm luận án!
Tác giả luận án
Ngô Thị Thúy Hiền
Trang 42 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - - + 5 + + +x+k#ESEEkeEerkrkexsrrkrkerrrkrkrrsre 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - -2+++2VEE++++++2EEEEE+2et2E2E 22EE2xerrrrrrrree 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - +6 5+ St+k‡EsEexexrxeverrxersrrxrk 4 b2 08⁄0 00vì 00 5
6 Nguồn tài liệu tham khảo -+++£©222EEEEEEE2222+EE2272721222122211111122 1 1 6
7 Kết cấu của luận ánn s 2 +++92E+++EEEE115271111122111E111271111211112171111111 E1 7
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE ĐỀ TÀI
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao nhân dân của các nước trên
¡55:00 9
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận -. -zz©++zc+cze- 9 1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu đánh giá, tổng kết hoạt động thực tiễn 21
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về ngoại giao nhân dân của Việt Nam 26
1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu đường lối, chính sách ngoại giao nhân dân 26
1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu, đánh giá tổng kết hoạt động ngoại giao
nhân dân Việt Nam - -. G212 1121112111211 1211 191118111011 01110111011 kg Hư 30
I69010 6 1 32Chương 2 CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT
NAM (2011-2018)
2.1 Cơ sở lý luận chung về ngoại giao nhân dân -. ccc+z+++2rrczvzxex 37
2.1.1 Lý luận về ngoại giao nhân dân -¿- ++2+++c+++txxverrxesrrxesrkx 37 2.1.2 Một số khái niệm
2.2 Cơ sở chính trị, pháp lý của ngoại giao nhân dan
2.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao nhân dân 48
2.2.2 Van ban pháp lý của Nha nước về hoạt động ngoại giao nhân dan 52 2.2.3 Chủ thé, đối tác, đối tượng, vai trò và nguyên tắc phối hợp hoạt động 54 2.3 Cơ sở thực tiễn ca 58
2.3.1 Khái quát thành tựu ngoại giao nhân dân Việt Nam trước năm 201 l
2.3.2 Những nhân tổ tac động đến hoạt động ngoại giao nhân dân
2.4 Mục tiêu, nội dung hoạt động ngoại giao nhân dân giai đoạn (2011-2018)
Trang 5Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT
NAM (2011-2018)
3.1 Thực tiễn triển khai hoạt động ngoại giao nhân dân trên các lĩnh vực 71
BLD CHINN trio .
3.1.2 Kah
3.1.3 Van hóa-xã hội
3.1.4 Quéc phOng - an MMA ng n6 d1 91
3.1.5 Thông tin đối ngoại 3.2 Thành công và hạn chế của hoạt động ngoại giao nhân dân 95
3.2.1 Thành công và nguyên nhân thành công - - ¿+ +++©+++<©++ 953.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 101Tiểu kết chương 3 v.eccceccccssssssesssesssesssessseessesssesssecsseease lỮ7
Chương 4 NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM VA KHUYEN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.1 Một số nhận xét về hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam từ năm 2011-2018 109
4.1.1 Đặc điểm của hoạt động ngoại giao nhân dân từ năm 201 1-2018 109
4.1.2 Vai trò của hoạt động ngoại giao nhân dân từ năm 2011-2018 "
C20 ván a
4.2.1 Kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý -«- «<«+s<++
4.2.2 Kinh nghiệm triển khai hoạt h0
4.2.3 Kinh nghiệm trong phối hợp hoạt động
4.3 Một số khuyến nghị chính sách
4.3.1 Đồi mới sự lãnh dao Đảng, quan lý của Nhà nước -:-5cc++ 129
4.3.2 Đổi mới về cơ chế, chính sách 2-2-2 2£+2£+2x£+£x+vzxevrxeerxesrxs 133
4.3.3 Dau tư phát triển nguồn lực -¿-+¿+++++2++t2EkEtSEkxrrrkrrrrkerrrki 135
4.3.4 Đầu tư xây dựng nội dung, phương thức hoạt động ‹- 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN
145
Trang 6Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
AAAS American Association for the Hiệp hội vì Sự tiên bộ Khoa
Advancement of Science học Hoa KỳAAPASO Afro-Asian Peoples Solidarity Tổ chức đoàn kết nhân dân
Organization A- Phi
ACCS ASEAN Civil Society Conference | Hội nghị xã hội dân sự
ASEAN
AEPE Asia- Europe People Forum Diễn đàn nhân dân A- Au
APF ASEAN Peoples’ Forum Diễn đàn nhân dan ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quôc gia Đông
Nations Nam A
ASF Asia Social Forum Diễn dan xã hội châu A
CNDQ Imperialism Chu nghia để quốc
CSDN Foreign policy Chính sách đôi ngoại
ESF The European Social Fund Diễn dan xã hội chau Au
EUNIC European Union of National Liên minh các tô chức van
Institutes for Culture hóa Châu Âu
INGO International non-governmental Tổ chức phi chính phủ quốc
Organization tế
MTTQVN Mặt trận tổ quốc Việt Nam
MTTQVN Vietnam Fatherland Front Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NGCC Public diplomacy Ngoại giao công chúng
NGND People to people diplomacy Ngoại giao nhân dân
NGVH Culture diplomacy Ngoại giao văn hóa
NVNONN Người Việt Nam ở nước
ngoài
PACCOM People's Aid Coordination Ban điều phối viện trợ nhân
Committee dân
QHỌT Quan hệ quốc tế
TCCTXH Socio-political organizations Tô chức chính tri xã hội
TCH Globalization Toàn cầu hóa
TTDN Thông tin đối ngoại
UNESCO United Nations Educational Tô chức Giáo dục, Khoa học
Scientific and Cultural và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Organization VUFO Vietnam Union of Friendship Liên hiệp các Tô chức Hữu
Trang 7Danh mục các hình vẽ, đồ thị
1 Hình 1.2 Ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam
2 Hình 2.3 Viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam từ năm 201 I— 2020
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Từ thời cổ đại, các chính trị gia, nhà ngoại giao đã biết cách tốt nhất đề chinh
phục một quốc gia đó là thông qua chinh phục lòng người đề đạt được mục đích mới
là thượng sách Các hoạt động ngoại giao nhằm thu phục nhân tâm xuất hiện sớmnhưng đến thế kỷ XX các hoạt động này mới thu hút sự quan tâm nghiên cứu Từ Đại
hội XI năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương chủ động, tích cực hợp tác,
hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bùng né truyềnthông mạng xã hội toàn cầu đang làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động ngoại giao vàquan hệ quốc tế (QHQT), việc nghiên cứu hoạt động ngoại giao nhân dân (NGND)Việt Nam là quan trọng, cần thiết vì những lý do sau đây:
Trước tiên, hoạt động NGND Việt Nam phát triển gắn liền với sự kết hợp sáng
tạo giữa chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và kinh nghiệm
đấu tranh ngoại giao bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc trong lich sử NGND góp phanquan trọng vào thắng lợi của dân tộc và trở thành một trong ba trụ cột của ngoại giao
Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH), Việt Nam mở rộng hợp tác, hội nhập quốc
tế hoạt động ngoại giao thay đổi mạnh mẽ Các hoạt động hướng đến nhân dân, côngchúng nước ngoài, ngoại giao công chúng (NGCC) nhằm tăng sức cạnh tranh của quốcgia trên thế giới ngày càng đa dạng tác động đến công luận và chính phủ các nước, tìmkiếm sự đồng thuận, hậu thuẫn cho chính sách đối ngoại, gia tăng lợi ích và vị thế quốcgia Việt Nam kiên định con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) là mục tiêu, đối tượng của
NGCC các nước, NGND cần có sự thích ứng, bé sung, phát triển do vậy nghiên cứu NGND là quan trọng và cần thiết.
Thứ hai, từ thực trạng hoạt động NGND Việt Nam trước năm 2011 được đề cập
trong Báo cáo đánh giá thực hiện Chỉ thị số 44-CT 20/9/1994 của Ban Bí thư về "Mở
rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân" cho thay bên cạnh những thành công
cũng bộc lộ những hạn chế cần được nghiên cứu, khắc phục Hoạt động NGND cònthụ động, thiếu linh hoạt, hiệu quả chưa cao, phối hợp giữa cơ quan chuyên tráchNGND với đối ngoại của Đảng và Nhà nước chưa chặt chẽ Một số cấp uỷ, chính
quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của NGND, triển khai hoạt động thiếu đồng
Trang 9nghiên cứu chưa được đầu tư đúng mức Thực tiễn này đòi hỏi nghiên cứu NGNDnhằm góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh QHQT thay đổi nhanh
chóng, phức tạp hiện nay.
Thứ ba, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình TCH đã
thúc day phân công lao động toàn cầu phát triển, làm gia tăng các quan hệ dan sựxuyên biên giới Truyền thông và internet kết nối toàn cầu là công cụ tập hợp lựclượng, thu thập dữ liệu đầu vào trong nền kinh tế tri thức Quá trình lưu chuyển củacác dòng tài chính, hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng mạng xã hội đã thúc đây quan hệnhân dân phát triển mạnh mẽ, sâu sắc Những tiện ich từ truyền thông kết hợp với ưu
thé không bi gò bó vào khuôn khổ, quy định như ngoại giao chính thức đã thúc day
các nước phát trién NGCC, NGND nhằm gia tăng lợi ích và sức cạnh tranh QHQTthay đổi với các chiều hướng đan xen phức tap: quan hệ song phương giữa các nước
(chiều ngang), các quốc gia và các cơ chế, tổ chức đa phương, liên chính phủ (chiều lên), các quốc gia và các chủ thê phi nhà nước (chiều xuống) làm đa dạng các hoạt
động ngoại giao Ngoại giao Nhà nước với các nghỉ lễ khuôn phép, những nguyên tắc
có đi có lại khó có thể bao quát hết các lĩnh vực ngoại giao Năm 2011, Đại hội Đảng
lần thứ XI chủ trương Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, điều này tạo cơ hội và thách thức cho NGND trong hồ trợ cho đối ngoại
của Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu chính sách đối ngoại (CSDN) Nghiên cứu
hoạt động NGND là việc làm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn nhằm cụ thê hóa, làm sáng
tỏ các quan điểm, phương thức, nguồn lực, định hướng phát triển NGND Việt Nam
Thứ tư, sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia độc lập tách ra từ Liên xô phát triển quan
hệ với Việt Nam trong đó có NGND nhằm giành được sự ủng hộ cho các mục tiêu đối nội,
đối ngoại Các cơ chế, tô chức hợp tác nhân dan từng ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam đứng trướcnhiều khó khăn như Những vấn đề mặt trái của TCH, kinh tế thị trường đã thúc đây các cơchế hợp tác nhân dân ra đời, phát triển có tác động đến các quốc gia và QHQT như: Diễnđàn nhân đân Á-Âu (1996), Diễn đàn nhân đân ASEAN (2006), Phong trào chống mặt tráiTCH Việc nghiên cứu NGND Việt Nam trong quan hệ với các cơ chế hợp tác nhân dânhiện nay là quan trọng và cần thiết nhằm định vị vai trò của NGND Việt Nam, qua đó vận
động ủng hộ Việt Nam, tìm ra các bên có chung lợi ích đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, hạn chế tác động của mặt trái kinh tế thị trường toàn cầu.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động NGND Việt
Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống hoạt động NGND
Trang 10Việt Nam từ năm 201 1 đến năm 2018 dưới góc nhìn QHQT vẫn còn là khoảng trống.
Đây là giai đoạn có sự thay đổi trong đường lối CSDN trong đó có NGND Sau 17
năm thực hiện Chỉ thị số 44 về "Mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dan",
Ban Bi thư tiếp tục ra Chi thị 04-CT/TW ngày 06/07/2011 về “Tiếp tục đổi mới và
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” Việc nghiêncứu quá trình hoạt động NGND Việt Nam trong tổng thể mối quan hệ với đối ngoạicủa Đảng và ngoại giao Nhà nước từ năm 2011 đến năm 2018 sẽ tạo nền tảng, cơ sởcho việc nhận xét, bản chất, đặc điểm hoạt động NGND Việt Nam Từ nhận thức vànhững lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Hoat động ngoại giao nhân dân Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2018” làm đề tài luận án tiễn sỹ ngành Quan hệ quốc tế.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Làm rõ thực trạng sự chuyền biến của hoạt động NGND Việt Nam từ năm 201 1
đến năm 2018, trên cơ sở đó chỉ ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách
nâng cao hiệu quả NGND trong thời kỳ mới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ cơ sở của hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam: cơ sở lý
luận, chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn.
Phân tích thực trạng hoạt động NGND Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh và thông tinđối ngoại
Làm rõ đặc điểm, vai trò của hoạt động ngoại giao nhân dân từ năm 2011 đếnnăm 2018, chỉ ra bài học kinh nghiệm và đề xuất khuyến nghị chính sách góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động NGND trong thời kỳ mới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động NGND của Việt Nam từ
năm 2011 - 2018: hoạt động NGND của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam,các tổ chức chính trị-xã hội tham gia hoạt động NGND, hoạt động NGND hỗ trợ,phối hợp với đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước thực hiện mục tiêu CSĐN
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu về nội dung: Luận án nghiên cứu hoạt động NGND Việt
Trang 11phòng-an ninh và thông tin đối ngoại (TTDN) trong giai đoạn từ năm 2011-2018;
tập trung chủ yếu vào hoạt động NGND của các tô chức chính trị-xã hội đại diệncho các tầng lớp nhân dân, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO) là
cơ quan đầu mối điều phối hoạt động NGND
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Không gian nghiên cứu chủ yếu là ởViệt Nam và không gian thuộc các đối tác quan hệ: hoạt động của người Việt Nam
ở nước ngoài thông qua các tô chức hội: Hội hữu nghị với nhân dân các nước, Hội
sinh viên, luật gia, nông dân, hội phụ nữ, công đoàn và cá nhân cũng được tác giả
chọn lọc nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng NGND Việt Nam trong quan hệ vớinhân dân các nước.
Pham vi nghiên cứu về thời gian, tác giả chọn năm 2011 vì: Thứ nhất năm 2011Việt Nam đánh giá toàn diện công tác ngoại giao sau 25 năm đổi mới đất nước, nhận
thức về vai trò vị trí của ngoại giao và tư duy đối ngoại ngoại có sự thay đổi: Đại hội
XI chuyên từ chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động tích cực hội
nhập quốc tế, chỉ rõ nhiệm vụ của ngoại giao phải bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc
và định hướng đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, NGND Thi? hai, năm 2011
Ban Bí thư tổng kết sau 17 năm thực hiện Chi thị số 44 về "Mo rộng và đổi mới hoạt
động đối ngoại nhân dân", ra Chỉ thị 04-CT/TW 06/7/2011 về “Tiếp tục đổi mới vànâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” Thứ ba, trongChiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011—2020 chỉ rõ cần kết hợp chặt chẽđối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và NGND Cương lĩnh phát triểnCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bồ sung, phát triển
năm 2011) đặt ra yêu cầu ủng hộ, mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền, tăng cường hiểu biết hữu nghị nhân dan Tuy nhiên dé dam bảo tính logic, kế
thừa nhất quán, hoạt động NGND Việt Nam giai đoạn trước năm 2011 cũng đượcnghiên cứu khái quát, hệ thống trong luận án
Năm 2018 được chọn vì VUFO tổng kết 10 năm thực hiện Chi thị số 28-CT/TW ngày 2/12/2008 Về tiép tục đổi mới và nâng cao kết quả hoạt động của VUFO, tổng
kết 20 năm hoạt động của Ủy ban công tác về các tô chức phi chính phủ nước ngoài
tạ Việt Nam Kết quả từ các hoạt động này là cơ sở giúp cho tác giả phân tích, đánh
giá hoạt động NGND.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 12Cơ sở lý luận: Trên cơ sở nền tang lý luận, khoa học chủ nghĩa Mac-Lénin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về hoạt
động NGND, QHOQT tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm căn cứ phân tích, chỉ rõ cơ sở hoạt động NGND Việt
Nam từ năm 201 1-2018 Kết quả nghiên cứu của các công trình đề cập đến NGND
Việt Nam cũng là sơ sở cho nghiên cứu sinh tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện luận án.
Bồ trợ cho cơ sở lý luận chính trị nêu trên, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế, phương pháp nghiên cứu lịch sử, các quan điểm của trường phái lý thuyết QHQT như
chủ nghĩa Tự do, chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa Kiến tạo, lí thuyết về hợp tác và hội
nhập, các quan điểm về chủ thé, công cụ trong QHQT cũng được tác giả vận dụng nhằmlàm rõ đặc điểm, vai trò, hoạt động NGND
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo
như: phương pháp lôgic-lịch sử, phân tích chính sách, phương pháp hệ thống-cấu trúc
nhằm phân tích, lý giải cơ sở hoạt động NGND, làm rõ những nhân tố tác động đếnhoạt động NGND Việt Nam từ năm 201 1-2018; phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu; phân tích tài liệu, thống kê, quan sát, mô tả, nhằm lý giải nguyên
nhân, chỉ ra sự tương đồng, khác biệt của NGND trong mỗi giai đoạn, làm rõ thựctrạng, kết quả hoạt động NGND
Hoạt động NGND trên các lĩnh vực khác nhau, do vậy phương pháp nghiên cứu liên
ngành được sử dụng nhằm chỉ ra mối quan hệ của hoạt động NGND với đối ngoại của
Đảng và ngoại giao Nhà nước Những phương pháp nghiên cứu kể trên được kết hợp, vận
dụng linh hoạt trong nghiên cứu giúp tác giả xem xét hoạt động NGND từ năm 2011
-2018 trong tổng thê với nhiều nhân té tác động theo tuyến tính thời gian có nhiều biến đổi
từ yếu tố nội tại, môi trường khu vực và quốc tế Điều này giúp tác giả nhận biết nguyênnhân, diễn biến, vai trò và kết quả các tương tác của NGND Việt Nam trong thực hiện
CSĐN, cơ sở dé đưa ra nhận xét va khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động NGND.
5 Đóng góp của luận án
Trước hết, tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá chỉ ra cơ sở hoạt động, nhân tốchủ quan, khách quan tác động đến hoạt động NGND trong thực hiện mục tiêu CSĐN,trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, TTDN từ năm
2011-2018.
Trang 13Thứ hai, luận án đóng góp hệ thông hóa các yếu tổ là cơ sở của hoạt động NGND,xác định vai trò, mục tiêu nhiệm vụ NGND của Việt Nam trong bối cảnh quan hệ NGND
có nhiều thay đổi về đối tượng, chủ thể, mục tiêu, phương thức, môi trường hoạt động
Luận án tiếp cận nghiên cứu từ chủ thé của hoạt động ngoại giao trong QHQT, tiếp cận
lịch sử và tiếp cận đa ngành nhằm phân tích, đánh giá hoạt động NGND Việt Nam trongbối cảnh các chủ thé QHQT phi quốc gia ngày càng phát triển, trên nhiều lĩnh vực, cótiếng nói ngày càng quan trọng tại các điễn đàn khu vực, quốc tế Điều này thể hiện quaphân tích hoạt động NGND Việt Nam theo các mốc lịch sử, trên các lĩnh vực với các đốitác song phương, đa phương của VUFO và các tổ chức thành viên
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng, kết quả hoạt động NGND Việt Nam, NGND
hỗ trợ, phối hợp với đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước thực hiện mục tiêu CSDN
từ năm 2011-2018 Qua đó cho thay tổng thể quá trình hoạt động NGND trong thực hiện
mục tiêu CSĐN, cơ sở cho việc đánh giá thành công, hạn chế hoạt động NGND, chỉ rõ vai trò, đặc điểm NGND, kinh nghiệm va đề xuất khuyến nghị.
Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý tài liệu tham khảo của cáctác giả trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động NGND Việt Nam trên các lĩnh
vực chính tri, kinh tẾ, văn hóa-xã hội, an ninh-quéc phòng, TTDN từ năm 2011-2018
để nghiên cứu, phân tích Nguồn tư liệu cùng với kết quả nghiên cứu của luận án là
cơ sở chỉ ra vai trò, đặc điểm của hoạt động NGND Việt Nam từ năm 2011-2018.Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng day lich sử
ngoại giao, NGND Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc hoạch định và triển khai hoạt động NGND của Đảng, Nhà nước, VUFO, các tô chức đại diện cho nhân dân, cơ quan đoàn thể và công dân.
6 Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án gồm hai nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Các văn kiện, đường lỗi chính sách, chỉ thị, công văn, nghị định,
quy định, của Đảng, Nhà nước Việt Nam về NGND được in ấn phát hành rộng rãi vàđăng tải trên website của Đảng, Nhà nước và các cơ quan đơn vị tổ chức hoạt độngNGND Đây là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp thông tin về chủ trương đường lốiCSĐN, vai trò, vị trí, chủ thể, mục tiêu, đối tượng, phương thức hoạt động NGND
của Việt Nam.
Nhóm thứ hai: Các báo cáo tổng hop, tài liệu, bài viết, đánh giá của các bộ, ban
ngành, các cơ quan, tô chức đoàn thé chịu trách nhiệm, thực hiện, tham gia phối hợp
Trang 14tổ chức hoạt động NGND Việt Nam, đặc biệt nguồn tư liệu của các TCCTXH, VUFO
và các hội hữu nghị song phương, đa phương với nhân dân các nước.
Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam và nước ngoài về lý luận, thựctiễn liên quan đến NGCC, NGND Việt Nam được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt
và tiếng Anh; Các công trình sách chuyên khảo, bài viết nghiên cứu, ki yếu hội thaoquốc tế của các học giả Việt Nam có liên quan đến đề tài
Nguồn tài liệu nhóm thứ hai cung cấp các khái niệm, đặc điểm hoạt động, số liệu thống kê về NGND Việt Nam giúp nghiên cứu sinh tiếp thu, hiểu được quan hệ phối hợp NGND với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước NGND Việt Nam trong
quan hệ với nhân dân các nước, các cơ chế hợp tác nhân dân Các quan điểm, nhậnđịnh, đánh giá của các tác giả về hoạt động NGND, cơ chế hợp tác nhân dân đã cungcấp thông tin, luận điểm, cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu Đây lànguồn tài liệu tham khảo quan trọng, hữu ích, giúp nghiên cứu sinh kế thừa, bổ sung,tham chiếu đánh giá và đề xuất định hướng phát triển hoạt động NGND Việt Nam
7 Kết cấu cúa luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án được kết cầu thành 4 chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tàiTrong chương đầu tiên, tác giả chọn lọc, điểm qua những công trình nghiên cứuliên quan đến NGND của nước ngoài và hoạt động NGND Việt Nam của các nhànghiên cứu trong và ngoài nước phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án Trên cơ
sở đó rút ra nhận xét, xác định được các vấn đề, luận điểm có giá trị cho nghiên cứu,
đồng thời xác định những “khoảng trống” trong nghiên cứu mà luận án có thé góp phần giải quyết vấn đề.
Chương 2 Cơ sở của hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam (2011-2018)
Trong chương này, nghiên cứu sinh chỉ ra cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và
những cơ sở thực tiễn (chính là những nhân tố) chỉ phối, tác động đến hoạt động
NGND Việt Nam từ năm 2011-2018: quan điểm về vai trò của nhân dân đối với sựphát triển của quốc gia, dân tộc và QHQT của một số lý thuyết QHQT; tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về NGND; nhân tố tác động
đến NGND từ năm 2011-2018 Các khái niệm liên quan đến hoạt động NGND Việt
Trang 15Nam, mối quan hệ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và NGND; Chỉ ra mục
tiêu hoạt động NGND từ năm 2011-2018 trên các lĩnh vực.
Chương 3 Thực trạng hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam (2011-2018) Đây là chương trọng tâm của luận án, tập trung làm rõ mục tiêu, phân tích quá
trình hoạt động NGND trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốcphòng-an ninh và TTĐN của các TCCTXH đại diện nòng cốt cho các tang lớp nhândân, VUFO là đầu mối Trên cơ sở đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của hoạt động NGND.
Chương 4 Nhận xét, kinh nghiệm và khuyến nghị chính sáchTrên cơ sở nội dung ở ba chương nêu trên, nghiên cứu sinh đưa ra nhận xét tổngthể về vai trò, đặc điểm NGND Việt Nam từ năm 2011-2018, chỉ ra kinh nghiệm hoạtđộng NGND, qua đó đề xuất kiến nghị góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động NGND
Trang 16Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE DE TÀI
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao nhân dân cúa cácnước trên thế giới
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận
Lich sử nhân loại cho thay mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc chủ yếu dựa
trên mục tiêu tìm kiếm lợi ích, các nguồn lực bên ngoài dé phát triển đất nước, ngoại
giao là công cu quan trọng thực hiện mục tiêu CSĐN Cùng với QHQT ngày càng
mở rộng trên nhiều lĩnh vực, khoa học công nghệ phát triển đang định hình lại thế
giới trong đó có phương thức giao tiếp giữa các quốc gia, dân tộc, ngoại giao luônđược đổi mới, phát triển mở rộng Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, nộihàm của ngoại giao thay đổi, quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ với các nghỉ lễ,quy định chặt chẽ khó có thé bao quát hết các lĩnh vực của ngoại giao Trong QHQT,
những khả năng, nguồn lực, công cụ được các quốc gia sử dụng nhằm đạt được sự
hậu thuẫn cho việc đạt được mục tiêu CSĐN Do đó vai trò của hoạt động ngoại giao
không mang tính chính thức, hướng đến nhân dân, công chúng nước khác được nghiên cứu ở nhiều nước với những luận điểm liên quan đến NGND.
Ở phương Tây, thời kỳ cận dai Emanuel Kant (1724-1804) trong bài luậnHướng về một nên hòa bình vĩnh cửu công bỗ năm 1795 đã chi ra động lực phát triển
xã hội Kant quan niệm an ninh chính là sự tự do của nhân dân, tự do làm bộc lộ lòng
yêu hoà bình và dần hình thành ý nguyện hoà bình của quốc gia, đây là cơ sở thiếtlập nền hoà bình quốc tế Nhân dân có vai trò quan trọng với hòa bình của quốc gia
và QHQT Quan hệ nhân dân giữa cộng đồng này với cộng đồng khác phát triển dựa
trên nên tảng quyền tự do của người dân Kant nhân mạnh đến nguyên tắc thượng tôn
pháp luật, bảo vệ các quyền tự do dân sự, quyền sở hữu tư nhân đề cao vai trò cá
nhân, nhân dân, hạn chế vai trò của nhà nước [25, tr 72-73].
Năm 1843, trong tác phẩm Góp phân phê phán triết học pháp quyền của
Héghen, C Mác chỉ ra vai trò của nhân dân: “Chủ quyền của nhân dân không phải làcái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựatrên chủ quyền của nhân dân”, “không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhândân tạo ra chế độ nhà nước” [63] Để phát huy tối đa sức mạnh và vai trò sáng tạo
Trang 17của nhân dân cần có một chính đảng vững chắc lãnh đạo và phải xuất phát từ lợi ích,nhu cầu, thống nhất lợi ích của nhân dân.
Trong công trình Lý thuyết quan hệ quốc tế do giáo sư Hoàng Khắc Nam biênsoạn năm 2017 đề cập tổng thé, hệ thống các vấn đề lý thuyết và thực tiễn QHQTtrong đó nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận dụng về mặt lý luận trong nghiên cứu
về quan hệ ngoại giao giữa các chủ thé QHQT phi nhà nước Các quan điểm lý thuyết
của trường phái Mác-Lênin, trường phái Tự do, trường phái Kiến tạo về vai trò của chủ thê phi nhà nước, yếu tố cầu thành quyền lực, sức mạnh quốc gia trong đó những
luận điểm về vai trò đặc điểm của ngoại giao phi nhà nước là cơ sở giúp tác giả nhận
diện bản chất các khái niệm liên quan đến hoạt động NGND.
Các quan điểm này đã chỉ ra vai trò của nhân dân đối với chính quyền nhà nước,đối với quá thúc đây quan hệ hòa bình giữa các cộng đồng, quốc gia, dân tộc sớmđược nghiên cứu và thừa nhận Trong chính trị quốc tế ngày nay, không chỉ nhà nước
mà các cá nhân, TCPCP đều là tác nhân có vai trò quan trọng, thúc đây hợp tác đểcùng đạt được lợi ích thay vì đối đầu Thế giới là một hệ thống phụ thuộc lẫn nhauđược thúc đây bởi những thỏa thuận giữa các lực lượng bắt nguồn từ nội tại mỗi quốc
gia và một trong những yếu tố quan trọng của chính trị đối nội, đối ngoại đó là mối quan hệ giữa chính thể và nhân dân Những quan điểm đánh giá về vai trò của nhân dân, tổ chức, cơ chế hợp tác nhân dân đã thúc day các nước phát triển các hoạt động
hướng đến nhân dân, công chúng các nước nhằm tăng hiểu biết, tác động đến côngluận quốc tế Đây cũng là môi trường tương tác, cơ sở xác định mục tiêu, phươngthức hoạt động của NGND, nhân dân Việt Nam vừa là chủ thể hoạt động NGNDđồng thời là đối tượng của hoạt động NGND, NGCC của các nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về NGCC của Nga: Công trình “Russian public
diplomacy in the 21st century: Structure, means and message” (Ngoại giao công
chúng Nga trong thé kỷ XXI: Cdu trúc, phương tiện và thông điệp) của Simons Greg,
Thụy Điển (2014), trên cơ sở nghiên cứu NGCC của Mỹ và một số nước châu Âu
ông cho rằng Nga cần xem xét các phương thức NGCC khác biệt, thực dụng nhằmthu hút công chúng, định vị quốc gia [190]
Công trình “The limits of Russia’s ‘soft power” (Giới hạn của sức mạnh mém' củaNga) của Peter Rutland & Andrei Kazantsev (2016) [183] đã chỉ ra quyền lực mềm là công
Trang 18cụ khôi phục vi thế cường quốc Với di sản văn hóa đồ sé, tài nguyên giàu có, Nga có lợithé phát huy quyền lực mềm qua các hoạt động NGCC, TTĐN quảng bá hình ảnh tích cực
trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật công nghệ quân sự,
viện trợ và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (TCPCP) quốc tế của Nga Cơquan thực hiện NGCC gồm: Cơ quan Liên bang Cộng đồng các quốc gia độc lập,người Nga sống ở nước ngoài, Chương trình hợp tác nhân đạo quốc tế, Quỹ
Gorchakov (FPDS), Hội đồng quan hệ quốc tế Nga (RIAC), Quỹ thé giới Nga (RWF), Câu lạc bộ Valdai, Hội đồng kết nối văn hóa-nghệ thuật và hệ thống cơ quan truyền thông quốc tế, mạng xã hội, đã định hình cơ cấu té chức hoạt động NGCC Bat lợi
của Nga trong NGCC là những di sản phức tạp từ thời Liên Xô, quan hệ với láng
giéng, tìm kiếm mô hình phát triển quyền lực mềm, sự đình trệ kinh tế
Công trình “Soft power, Russia and the former Soviet states: a case study of
Russian language and education in Armenia” (Sức mạnh mém, Nga và các quốc giathuộc Liên Xô cũ: nghiên cứu trường hop về ngôn ngữ và giáo duc Nga ở Armenia) củaAnna Mikhoyan Đại học Geneva, trên tạp chí Chính sách Văn hóa Quốc tế số 6/2017,tác giả cho rằng quyền lực mềm của Nga dưới thời V Putin bắt nguồn từ các yếu tố hợp
tác giáo dục, phổ biến ngôn ngữ, văn hóa Do vậy Nga cần phát triển dạy tiếng Nga ở các khu vực Nga có lợi ích chiến lược và địa-chính trị quan trọng như các nước trong
không gian hậu Xô Viết, Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á, Mỹ Latinh và châu Âu
Đây mạnh quảng bá tiếng Nga trong môi trường đa văn hóa bằng tiếng Anh, Pháp, Đức,
Trung Quốc, coi trọng NGCC qua việc hợp tác hiệu quả với các cộng đồng địa phương
Trong công trình “The Role of Russian NGOs in New Public Diplomacy” (Vai
tro cua cac TCPCP cua Nga trong NGCC, tap chi Journal of Political Marketing tap
17, số 2 năm 2018, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử NGCC, Simons Greg lý giải nguyên
nhân các quốc gia đều coi trọng NGCC do cá nhân, tổ chức đều muốn cạnh tranh ảnh
hưởng, xây dựng môi trường giao tiếp hòa bình, tìm kiếm khách hàng, thị trường,
khán thính giả, nhà đầu tư qua đó tác động đến QHQT Nước Nga cần phát triển
NGCC thông qua truyền thông, hoạt động phi chính phủ nước ngoài nhằm tác độngđến công luận và chính trị quốc tế do vị thế, ảnh hưởng của Nga bị suy giảm sau năm
1991, thông tin về Nga bị sai lệch trên truyền thông của Mỹ, phương Tây Nga coi
trọng các hoạt động NGCC thông qua hỗ trợ kỹ thuật quân sự, thông tin, tạo môi
Trang 19trường thuận lợi hợp tác phát triển văn hóa, viện trợ phi chính phủ, diễn đàn trao đổi
thảo luận về các vấn đề nước Nga đương đại, vấn đề quốc tế, quảng bá CSĐN
Mặc dù các công trình không đề cập trực tiếp đến những vấn đề lý luận về hoạtđộng NGND Việt Nam song những quan điểm về NGCC của Nga hướng đến côngchúng quốc tế trong đó có nhân dân Việt Nam giúp tác giả hiểu được môi trường
tương tác, đối tượng của hoạt động NGND Việt Nam.
Ở Pháp, các công trình nghiên cứu về lý luận nội hàm khái niệm, vai trò, bản chất của hoạt động hướng đến nhân dân thế giới khá đa dạng, tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến những vấn đề lý luận về NGND Việt Nam Các công
trình đề cập đến những vấn đề lý thuyết về NGCC, quan hệ với nhân dân nước khác
có thể kế đến: cuốn sách “French Scientific and Cultural Diplomacy (Ngoại giaoKhoa học và Văn hóa Pháp) của Philippe Lane (2003) [185] đề cập đến hoạt độngvăn hóa và khoa học của Pháp thông qua mạng lưới hệ thống tổ chức văn hóa, giáodục, Cộng đồng Pháp ngữ, các cơ quan thông tin, tập đoàn truyền thông, xuất khâu
chương trình truyền hình, điện ảnh, hoạt động của các viện nghiên cứu, hỗ trợ kỹ
thuật, viện trợ, trên các lĩnh vực khác nhau NGCC là bộ phận trong tổng thé ngoai giao cua Phap nhằm bao đảm sự hậu thuẫn, môi trường thuận lợi cho thực thi CSĐN, tìm kiếm lợi ích, phát huy ảnh hưởng quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
Cuốn sách “Public Relations Theory IT” (Lý thuyết quan hệ công chúng ID
(2006) của Carl H.Botan và Vincent Hazleton do Nxb Routledge [151] đề cập đếnnhững thay đổi của lý thuyết quan hệ công chúng từ sau năm 1989 theo hướng kếthợp các lĩnh vực truyền thông ứng dụng, quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp,quan hệ giữa chính phủ với công chúng Những vấn đề lý thuyết về quan hệ côngchúng giúp cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, địa phương, quốc gia vận dung tim
kiếm đối tác, khách hàng, thị trường, quan hệ với nhân dân, định vị tổ chức, quốc gia
trong các tương tác xuyên biên giới.
Công trình: “Public Relations and Diplomacy in a Globalized World: An Issue
of Public Communication” (Quan hệ công chúng và ngoại giao trong một thé giớitoàn cầu hóa: Van đề của truyền thông công chúng) (2019) của Jacquie L'Etang [164]
đã phân tích các vấn đề lý thuyết, khái niệm, mối quan hệ giữa ngoại giao và quan hệcông chúng, vai trò của quan hệ công chúng và INGO trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trang 20(TCH), tính chất đa văn hóa biểu hiện ở cấp độ tổ chức, dân tộc và nhà nước Các lĩnh vực quan hệ công chúng, QHQT, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu truyền
thông, nghiên cứu hòa bình, nghiên cứu quản lý, nghiên cứu văn hóa và nhân chủng
học đều có thể liên kết với nhau một cách hữu ích với quyền lực, tuy nhiên điều nàythường dé bị bỏ qua do cách tiếp cận tô chức-quản lý chi phối các chủ thé này
Các công trình nêu trên chỉ ra luận điểm về chủ thể, đặc điểm, vai trò của hoạt
động NGCC của Pháp Chính phủ, doanh nghiệp, các nhà khoa học, công dân là chủ
thể của NGCC trong đó chính phủ và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia giữ vai trò
chủ đạo Pháp coi trọng hoạt động NGCC thông qua NGVH, khoa học, viện trợ, hỗ
trợ kỹ thuật trên các lĩnh vực khác nhau nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triểnkinh tế, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường, quan hệ với khách hàng Lý thuyết vềquan hệ công chúng được vận dụng trong NGCC tác động đến công luận từ cấp độ
cá nhân, doanh nghiệp, địa phương, quốc gia và quốc tế Hoạt động NGCC Phápnhằm mục tiêu giành được uy tín, sự đồng tình của công luận, đảm bảo sức cạnhtranh, nâng cao sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hóa Pháp Những vấn đề
lý thuyết, định hướng trong quan hệ với nhân dân, công chúng quốc tế của Pháp là
cơ sở cho định hướng quan diém NGND Việt Nam trong quan hệ với nhân dan Pháp
và nhân dan các nước thành viên của Té chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Mỹ là cường quốc có phạm vi hoạt động NGCC quy mô toàn cầu, quan hệ nhân dân với Việt Nam bị chỉ phối bởi nhiều nhân tố trong lịch sử, tuy nhiên ít có công
trình nghiên cứu đề cập đến lý luận về hoạt động NGND Việt Nam Những công trìnhnghiên cứu về mặt lý luận NGCC Mỹ tác động đến nhân dân, công chúng quốc tế
trong đó có Việt Nam đáng chú ý như: công trình “Communicating with the World:
U S Public Diplomacy Overseas” (Kết giao với thé giới, NGCC Hoa Kỳ ở nước
ngoài) của Hans N Tuch (1990) đề cập đến quan điểm, quá trình hình thành, phát
triển chính sách và vai trò hoạt động NGCC của Mỹ Theo đó, NGCC là tiến trình
mở khi chính phủ tiếp xúc với công chúng nước ngoài nhằm làm cho họ hiểu được
quan điểm, mục tiêu CSĐN, ý tưởng, thé chế, văn hóa quốc gia, xử lý van dé tác độngcủa công luận đối với quá trình hoạch định, triển khai CSĐN Có hai nhóm công cụthực hiện NGCC: các chương trình dài hạn gồm NGVH, hỗ trợ, viện trợ, xây dựngtrung tâm văn hóa, trao đổi chuyên gia, quỹ thúc đây văn hóa, tự do, dân chủ, nhân
Trang 21quyền, khai thác đòng chảy thông tin tự do, nguồn lực công chúng cho ngoại giao vàcác chương trình ngắn hạn phục vụ mục tiêu trước mat của chính quyền như cácchương trình truyền thông quốc tế Các chương trình NGCC dài hạn tuân thủ Đạoluật về Thông tin và Trao đổi giáo dục (USIEEA) ban hành từ năm 1948 Theo quiđịnh của USIEEA, mục đích của NGCC là nhằm “tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹthúc day sự hiểu biết tốt hơn giữa Mỹ và các nước, tăng cường hiểu biết chung giữa
nhân dân Mỹ và nhân dân các nước” Với các chương trình NGCC ngắn hạn trong nhiều trường hợp không cần tuân thủ Đạo luật này như Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Đài
Châu Âu tự đo, Đài Châu Á tự do, Đài phát thanh và truyền hình Marti, Trung tâmthông tin quốc tế của quân đội Mỹ Chăng hạn như thời kỳ Mỹ đưa quân vào ViệtNam, các chương trình NGCC ngắn hạn trở thành công cụ tâm lý chiến, thông tin sailệch đến dư luận quốc tế về bản chất, sự thật cuộc chiến tranh xâm lược [159]
Công trình “Media diplomacy: Conceptual divergence and applications” (Ngoại
giao truyền thông: Phân kỳ khái niệm và ứng dụng) của giáo su Eytan Gilboa, dai họcHarvard công bố năm 1998 Ông đưa ra 3 mô hình ngoại giao truyền thông nhằm thúcđây nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng truyền thông là công cụ chính trong hoạt
động ngoại giao: Ngoại giao truyền thông là việc nhà nước, các quan chức ngoại giao
và chủ thé phi nhà nước thực hiện thông qua các phương tiện, công cụ truyền thông dé giao tiếp với các chủ thể QHQT; NGCC sử dụng các kênh, chương trình truyền thông
tác động đến công chúng, du luận quốc tế, thúc day giải quyết xung đột; /ruyên thông
ngoại giao môi giới là việc các nhà báo tạm thời đảm nhận vai trò của nhà ngoại giao,
làm trung gian trong các cuộc đàm phán quốc tế, đây là mô hình mới trong ngoại giao
Alan K Henrikson, Giáo sư trường Dai hoc Tufts, trong công trình “What Can
Public Diplomacy Achieve” (NGCC có thé đạt được gì) công bố năm 2006 cho rằng:
NGCC phân biệt với phần còn lại của ngoại giao chỉ ở chỗ ảnh hưởng được thực hiện
đối với các nước khác, các chính phủ gián tiếp thực hiện đối với nước khác thông qua
các kênh khác với ngoại giao chính thức: thông qua báo chí, truyền thông đại chúng,
internet và các mạng lưới chuyên biệt như kết nối kinh doanh, công đoàn, hiệp hộihọc giả, quan hệ các tô chức tôn giáo và các tổ chức khác [146]
John W va McDonald, trong cuốn sách “Multi-Track Diplomacy: A SystemsApproach to Peace” (Ngoại giao da tuyến: phương pháp tiếp cận hệ thong dé hướng đến
Trang 22hòa bình) xuất bản năm 2008 [175] cho rằng cần kết hợp ngoại giao tuyến 1 (ngoại giao
chính phủ) và ngoại giao tuyến 2 (ngoại giao phi chính phủ) do nhân đân đấu tranh nhằm
giải quyết xung đột, tạo ra sự hiểu biết, hợp tác giữa các quốc gia thông qua tiếp xúc trựctiếp giữa các cá nhân Các hoạt động ngoại giao tuyến 2 bổ sung, làm thay đổi các quyếtsách của ngoại giao của tuyến 1, từ 2 tuyến trong ngoại giao ông phát triển thành đa tuyến.Ngoại giao tuyến 1 có mục tiêu rộng lớn nhằm thiết lập hòa bình, tìm giải pháp cho các
vân đề toàn cầu, thực hiện các hiệp định hợp tác giữa các chính phủ Ngoại giao đa tuyến gồm chính phủ và các tuyến phi chính phủ như chuyên gia giải quyết xung đột; doanh
nhân, công dan, các hoạt động trao đồi nghiên cứu - dao tạo và giáo dục; tuyên truyền tíchcực; tôn giáo; tài trợ; công luận và truyền thông Ngoại giao được tiếp cận đồng bộ quacác tuyến nhằm kiến thiết hòa bình về mặt chính trị thông qua ngoại giao tuyến 1, về mặtkinh tế thông qua nền ngoại giao đa tuyến nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng và các thể chế quốc
tế, kiến thiết hòa bình về mặt xã hội thông qua văn hóa, các yếu tố cá nhân, cảm xúc tâm
lý có ảnh hưởng đến quá trình giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình
Công trình NGND trong quan hệ đối ngoại của Mỹ của tác giả Nguyễn Thi
Thanh Thủy (2010) khái quát quá trình phát triển, vai trò hoạt động NGND to-people relations) của Mỹ trong “vận động” sự đồng tình quốc tế đối với CSĐN, đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao ảnh hưởng, vị thế của
(people-Mỹ Công trình “Đặc ưng NGVH My" (2011) của PGS, TS Nguyễn Thị Thanh
Thủy chỉ rõ việc sử dung các yếu tố văn hóa trong ngoại giao đề chinh phục trái tim,
khối óc các chính phủ, nhân dân nước khác dựa trên quảng bá, giới thiệu, thúc đây
giá trị văn hóa quốc gia, nghiên cứu, giao lưu, trao đổi văn hóa để nhân dân cùng cáccộng đồng hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, góp phần xây dựng hòa bình
Cuốn sách “Soft Power: The Means To Success In World Politics” (Sức mạnh
mém: Công cu thành công trong Chính trị thé giới) của Joseph Nye xuất bản năm
2012, ông cho rằng sức mạnh mềm là khả năng đạt được điều mà quốc gia mong
muốn trong quan hệ đối ngoại thông qua sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị
và các chính sách của một quốc gia chứ không phải thông qua ép buộc hay mua chuộc[171] Sức mạnh mềm của Mỹ dựa trên các điều kiện thuận lợi: kinh tế phát triểnthịnh vượng, văn hóa đại chúng, hệ giá trị và sức hấp dẫn của danh tiếng quốc gia
Để tạo ra “sức mạnh thông minh” trong QHQT cần thúc đây sức mạnh mém thông
Trang 23qua hoạt động văn hóa, truyền thông, nhân đạo, sử dung các nguồn lực từ công chúng,tạo thiện cảm, sự tin cậy kết hợp với sức mạnh cứng như kinh tế, quân sự nhằm pháthuy ảnh hưởng, khẳng định uy tín và quyền lực quốc gia.
Công trình “Cultural Diplomacy 2.0: Citizen Diplomaey ”(NGỰH 2.0: ngoại giao
công đân ) (2018) của Kevin Cottrell cho rằng ngoại giao công dân (NGCD) đang địnhhình lại quan hệ xuyên Đại Tây Dương, tương lai mối quan hệ này nằm trong tay các
nhà NGCD thông qua các chương trình hợp tác kinh tế, giáo dục, truyền thông, mạng xã hội Sự bing né truyền thông và các nền tang thay thé đã tạo cơ hội cho công dan không cần ra khỏi nhà vẫn có thể đảm nhận nhiệm vụ mà trước đây đo các nhà ngoại giao,
chuyên gia đại diện cho quốc gia ở nước ngoai phụ trách Công dan, doanh nhân, sinhviên, vận động viên, nhà văn, nghệ sĩ đều có thé hoạt động NGCD với mục đích đại diệncho quốc gia, dân tộc Chính phủ Mỹ cần làm rõ cách thức, mô hình hoạt động ngoạigiao cho công dân dựa trên những luận điểm về chủ thé phi quốc gia, vai trò của yếu tốđối nội, tính duy lý của chủ thé, tinh đa dạng của lợi ích quốc gia và tính đa lĩnh vực củaQHỌT, khuyến khích mỗi người dân Mỹ đều có thé trở thành nhà NGCD [173]
Những công trình nghiên cứu liên quan đến NGCC Mỹ của các tác giả nêu trên đã
chỉ ra NGCC là tiến trình mở của chính phủ tiếp xúc với công chúng nước ngoài nhằm hậu thuẫn cho chính trị trong đó huy động chủ thé, nguồn lực từ chính phủ và nhân dân NGCC có vai tré làm cho nhân dan thé giới hiéu được quan điểm, ý tưởng, thể chế, văn
hóa, mục tiêu chính sách và đạt được sự ủng hộ của công luận quốc tế NGCC hỗ trợcho ngoại giao chính phủ xử lý các van đề công luận trong hoạch định, triển khai CSDN:quảng bá chính sách, giá trị quốc gia, phát huy ảnh hưởng, thông tin đến các nước kháctheo quan điểm lợi ích quốc gia, chi phối dư luận, tác động đến các chính phủ NGCC làcông cụ tìm kiếm lợi ích, thu thập dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế, thúc đây giá trị, tư
tưởng quốc gia, tăng cường hiéu biết nhân dân với nước khác, chong các mối đe dọa đến
lợi ích quốc gia Mỗi công dân đều có thể thực hiện NGCC nhằm bảo vệ hòa bình, xây
dựng quan hệ ôn định, thịnh vượng giữa các cộng đồng Phuong thức NGCC đa dang với các chương trình nhằm xây dựng mối quan hệ nhân dân lâu dài được tiến hành đồng
thời với các chương trình nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của chính quyền Trong đótrong tâm là NGVH, truyền thông toàn cầu, dịch vụ giải tri; kinh doanh thông tin, tri
Trang 24thức, khai thác các dòng thông tin toàn cầu; các hoạt động hợp tác khoa học; viện trợ, hỗtrợ, truyền bá các thông điệp nhằm chinh phục công chúng nước ngoài.
Trong quá trình phát huy ảnh hưởng, sức cạnh tranh quốc gia chính phủ TrungQuốc quan tâm nghiên cứu NGCC, đáng chú ý là các công trình: “Chinese PublicDiplomacy” (NGCC Trung Quốc) của Gao Fei, công bố năm 2005 [157], ông chorang NGCC là kết qua tất yêu của quá trình phát triển QHQT khi các nước cạnh tranh,
ảnh hưởng ngày càng phức tạp NGCC phản ánh phát triển chính trị, tiến bộ của các
cơ chế ngoại giao, đôi mới ngoại giao Trung Quốc đây mạnh, phát triển NGCC nhằm
thúc đây danh tiếng, loại bỏ suy nghĩ "mối đe dọa Trung Quốc".
Công trình “China's regional strategy” (Chiến lược khu vực của Trung Quốc)
của Zhang Yunling, Tang Shipin (2006) đã khái quát mục tiêu hoạt động NGCC
Trung Quốc nhằm xây dựng môi trường công chúng thân thiện, qua đó thực hiệnchiến lược phòng vệ trước các thông tin bắt lợi về Trung Quốc; tạo thuận lợi để giatăng quyền lực mềm, phát triển hòa bình; quảng bá CSĐN, mô hình XHCN TrungQuốc; gắn kết Hoa Kiều; thay đổi cách nhìn của thé giới về “mối đe dọa Trung Quốc”trong vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, Pháp luân công, Biển Đông NGCC
là một lĩnh vực quan trọng trong đó ưu tiên mục tiêu bác bỏ thông tin bat lợi cho chính phủ, tăng cường trao đổi, tương tác với công chúng, định hướng thông tin để đạt được sự ủng hộ của công luận thế giới [200].
Công trình “China ?s Peacefil Rise?—A Public Diplomacy Strategy” (Sự trỗi dậy
hòa bình của Trung Quốc?-Chiến lược NGCC) (2010) [174] của Lara NataschaBiihler đưa ra quan điểm về chính sách, cơ cấu, phương thức hoạt động NGCC củaTrung Quốc NGCC do Cơ quan tuyên truyền đối ngoại gồm Ban chấp hành trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc hội tụ cán bộ cao cấp của Đảng, lãnh đạo các cơ
quan truyền thông đối ngoại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, chương trình
tuyên truyền đối ngoại Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại trung ương Đảng, Văn
phòng Thông tin Quốc vụ viện, chi đạo, gidm sdt hoạt động tuyên truyền đối ngoại.
Cơ quan thuc thi NGCC gồm văn phòng Giao tiếp Quốc tế của Ban Tuyên huấn, Ủyban trung ương Đảng, Văn phòng Thông tin liên lạc Quốc tế của Quốc hội, Hội nghịHiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Cục Quan hệ Văn hóa Đối ngoại của
Trang 25quan, những người nỗi tiếng và nhân dân Đối trong của hoạt động NGCC Trung Quốc là nhân dân, chính phủ các nước, Hoa kiều là đối tượng, vừa là chủ thé NGCC.
Công trình, “Public diplomacy of People’s Republic of China” (NGCC của
cộng hoa nhân dân Trung Hoa) của Hessarbani Anja Lejli công bố năm 2011, chi ramục tiêu NGCC Trung Quốc nhằm thúc day ảnh hưởng, mở rộng đối thoại, đoàn kếtvới các nước đang phát triển, chống chủ nghĩa đế quốc NGCC là công cụ chủ chốt
của quyền lực mềm, là một trong những giao tiếp chính trị quan trọng và nồi bật của Trung Quốc trong thé kỷ XXI, trọng tâm chính sách NGCC là bám sát mục tiêu chiến lược quốc gia nhưng linh hoạt về sách lược [160].
Công trình “7he Motivation Behind China s Public Diplomacy” (Động lực thúc
day hoạt động NGCC Trung Quốc) (2015) của Zhao Kejin chỉ ra: từ năm 2003 sự quantâm của giới học giả, chính phủ Trung Quốc đã thúc đây các chiến dịch NGCC nhằm
đạt được sự tôn trọng quốc tế đối với hệ thống chính trị, xã hội Trung Quốc, làm trẻ
hóa các giá trị văn hóa NGCC Trung Quốc còn thiếu sự đồng thuận, nhất quán trongxây dựng hình ảnh quốc gia [201, tr.167-196]
Công trình “China's Public Diplomacy: International companies face increasing
reputational risks” (NGCC của Trung Quốc: Các công ty quốc tế đối mặt với rủi ro danh tiếng ngày càng tăng-những phát hiện và kết luận chính) công bỗ tháng 05/6/2019 của Kerstin Lohse-Friedrich trên trang tin của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Mercator,
đề cập đến quá trình phát triển NGCC Trung Quốc: năm 2004 Trung Quốc dé ra chiến
lược NGCC, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, chương trình nghị sự chính trị quốc
tế, dự án kinh tế, hợp tác với công ty quốc tế trong lĩnh vực NGCC Sau sự kiện công tysản xuất máy ảnh của Đức sử dụng hình ảnh thanh niên Trung Quốc đứng trước xe tăng
trong clip tri ân khách hàng; tập đoàn Marriott của Mỹ gửi bảng câu hỏi khách hàng có
nội dung coi Trung Quốc, Hồng Kông, Macao là các khu vực riêng biệt; Công ty
Mercedes-Benz sử dụng trích dẫn của Dat Lai Lạt Ma đã khiến Trung Quốc thay đổiNGCC theo hướng đa dạng, coi trọng hoạt động nhằm vào các tập đoàn kinh tế quốc tế
Có thể thấy hầu hết quan niệm của Trung Quốc coi NGCC là tuyên truyền, vậnđộng chính trị quốc tế, sử dụng trong đấu tranh chính trị, là kênh ngoại giao hỗ trợcho chính sách “cải cách, mở cửa”, cạnh tranh nước lớn Hoạt động NGCC nhằm phá
vỡ quan hệ đóng băng, hình ảnh tiêu cực, chống các mối đe doa an ninh, quảng bá
Trang 26hình anh, vận động Hoa kiều, công chúng quốc tế ủng hộ, đồng thuận với CSDN của
Trung Quốc Từ năm 2004, Trung Quốc dau tư, phát triển NGCC mạnh mẽ, xây dungtrung tâm văn hóa, Học viện Khổng tử, đầu tư phát triển truyền thông quốc tế Chủthé hoạt động NGCC gồm Đảng Cộng sản, Chính phủ, Chính Hiệp, các tổ chức đại
diện cho nhân dân: Hội Liên hiệp phụ nữ toàn quốc, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến
binh, Tổng công hội Trung Quốc Hoạt động NGCC chủ yếu do Đảng, Chính phủ
thực hiện các kế hoạch tuyên truyền chiến lược, hỗ trợ, viện trợ, NGVH nhằm tác
động đến chính phủ, đảng chính trị, nhà khoa học, các tập đoàn kinh tế, TCPCP nước
ngoài, nhân dan các nước nhằm quảng bá mô hình phát triển, CSĐN, thị trường,khách hàng tiềm năng NGCC Trung Quốc tuyén truyền dưới góc nhìn lợi ích nướclớn, thậm chí tuyên truyền sai lệch đã làm giảm hiệu quả, sự tin cậy của NGCC, chẳnghạn như vấn đề Biển Đông, xây Học viện Không Tử Năm 2004, Học viện Khổng tửđầu tiên được xây tại Seoul, đến năm 2018 tăng lên 541 Viện Khổng Tử, 1.113 Khóađường Không Tử tại 154 quốc gia Tuy nhiên từ năm 2014 sau khi Hiệp hội Giáo sư
Đại học Mỹ kêu gọi tây chay viện Không Tử với cáo buộc không tôn trọng tự do học
thuật, là công cụ tuyên truyền chính sách, đến nay Viện Khổng Tử tiếp tục bị phản
đối, ngừng hoạt động ở nhiều nước [2].
Qua nghiên cứu các công trình đề cập đến các vấn đề lý thuyết liên quan đếnNGCC, NGND cho thấy đề phát huy quyền lực mềm, cạnh tranh ảnh hưởng, tìm kiếmđối tác, bảo vệ lợi ích và khang định vị thé quốc gia, các nước phát triển NGCC trên
nhiều lĩnh vực Nhân dân Việt Nam là đối tượng của các hoạt động NGCC của các
nước đồng thời là chủ thể hoạt động NGND Từ những công trình nghiên cứu lý luận
về NGCC của các nước là đối tượng, môi trường của hoạt động NGND Việt Nam có
thé chỉ ra đặc điểm như sau:
Thứ nhất, NGCC là các hoạt động của chính phủ, do chính phủ tài trợ hướng
đến nhân dân, công chúng nước khác nhằm khắc phục được những hạn chế của ngoại
giao chính thức với những nguyên tắc có đi có lại khó có thể bao quát hết các lĩnh
vực ngoại giao NGCC góp phần khẳng định uy tín, vị thế, phát huy ảnh hưởng, giatăng sức cạnh tranh quốc gia, sử dụng văn hóa, truyền thông tác động đến công chúng,nhân dân thế giới được các nước coi trọng nghiên cứu, thực thi nhằm huy sức mạnhmềm, gia tăng uy tín, sức cạnh tranh, quyền lực của quốc gia Nhân dân Việt Nam là
Trang 27đối tượng của các hoạt động NGCC của các nước, với các phương thức đa dạng,NGCC được luận giải từ nhiều khía cạnh là cơ sở tham chiếu, phân tích, đánh giáthực trạng, đặc điểm hoạt động NGND Việt Nam giai đoạn (2011-2018).
Thứ hai, NGCC các nước được coi trọng dau tư trên nhiều phương diện: nghiêncứu về lý thuyết, xây dựng chiến lược, mô hình, phương thức hoạt động, tài chính,pháp lý, hạ tầng truyền thông nhằm tác động đến công chúng quốc tế Nhân dân là
chủ thé, đối tượng của NGCC tạo ra tính da dạng, phong phú, về nội dung, nguồn lực, phương thức hoạt động ở nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa
học, truyền thông Mặc dù NGCC của các nước có phương thức hoạt động đa dạng,
huy động nhiều chủ thé tham gia, song đều là các hình thái ngoại giao do các chủ thé
khác nhau của quốc gia thực hiện mục tiêu CSDN trong quan hệ với chính phủ, nhândân, Việt Nam nói riêng và công chúng quốc tế nói chung
Thứ ba, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình TCH và
mạng internet kết nối toàn cầu, quan hệ nhân dan xuyên biên giới gia tăng làm choNGCC phát triển mạnh mẽ trong đó có các hoạt động tương tac với NGND Việt Nam
Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ phi chính phủ nước ngoài, NGVH, ngoại giao
khoa học, truyền thông được ưu tiên sử dụng trong NGCC cùng các hoạt động xây
dựng mối quan hệ đi vào thực chất được coi trọng Cá nhân, tổ chức, cộng đồng và
mỗi quốc gia tích cực quảng bá hình ảnh nhằm giành được thiện cảm sự ủng hộ của
công luận quốc tế Các nước có hạ tầng thông tin quy mô toàn cầu khai thác dòng
chảy thông tin lưu chuyên, kinh đoanh, thu thập dữ liệu khách hàng, thị trường, quảng
bá CSĐN, hình ảnh và giá trị quốc gia có ưu thế trong NGCC, NGND Các hoạt độnghướng đến nhân dân, công chúng quốc tế trở thành các tuyến ngoại giao nhờ ưu thếbiểu đạt đa dang, nâng cao tri thức, dân trí, khả năng kết nối, tương tác vượt qua
khoảng cách địa lý, không gian, thời gian Điều này thúc day sự phát triển các chủ
thể QHQT phi quốc gia ngày càng đa dạng: các diễn dan hợp tác nhân dân, các
TCPCP nước ngoài, tổ chức từ thiện, các quỹ, các tổ chức xã hội, hiệp hội khoa học
Thứ tw, trong béi cảnh TCH, các mối de dọa an ninh phi truyền thống, van détoàn cầu cấp bách gia tăng, các chính phủ quan hệ với nhân dân, công chúng nhằmđịnh hình công luận có vai trò chi phối nhất định trong QHQT Các tiện ich từ mạng
xã hội toàn câu là phương tiện, công cụ hữu ích được các nước coi trọng sử dụng
Trang 28trong NGCC, NGND Vai trò của các chủ thể ngoại giao phi nhà nước được thừa
nhận, mặc dù chủ thé nha nước van giữ vai trò chủ đạo, các chủ thé phi nhà nước có
tính độc lập tương đối Các chủ thé phi nhà nước phân bé giá trị cho các xã hội bằngcách phát triển, giám sát, thực thi các tiêu chuẩn, quy tắc và thực tiễn điều chỉnh một
số khía cạnh của đời sống xã hội Ngoại giao hướng đến nhân dân, công chúng không
loại trừ ngoại giao nhà nước mà hỗ trợ cho ngoại giao nhà nước đạt mục tiêu CSĐN.
Những luận điểm trên là cơ sở tham chiếu, nhận thức trong phân tích, đánh giá các quan điểm, lý luận trong nghiên cứu hoạt động NGND Việt Nam với nhân dân, thành phần phi nhà nước, hoạt động NGCC của các nước khác Đây là cơ sở nhận
thức rõ hơn về các quan điểm, môi trường, đối tác, đối tượng của hoạt động NGNDViệt Nam với các chủ thé QHỌT hiện nay
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu đánh giá, tong kết hoạt động thực tiễn
Mỹ là quốc gia có nhiều công trình nghiên cứu tông kết, đánh giá hoạt độngNGCC có thé kể đến như: Công trình “Kết giao với thé giới - ngoại giao nhân nhâncủa Mỹ ở nước ngoài ” (1990) của Hans N Tuch tông kết quá trình thực hiện NGCC
Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh với những thành công: tận dụng thông tin, văn hóa tự do
lưu chuyển qua mạng lưới thông tin toàn cầu phục vụ cho mục tiêu CSDN, thúc đây hiểu biết, phố biến, kinh đoanh thông tin, hình ảnh, giá trị Mỹ với đa dang dịch vụ thông tin, văn hóa giải trí Hoạt động NGCC linh hoạt, đa dạng song nhất quán trong mục tiêu là công cụ hỗ trợ thực thi CSĐN, phổ biến mạnh mẽ giá trị tự do, dân chủ,
vai trò dẫn đắt của Mỹ với thế giới thông qua các tập đoàn truyền thông quy mô toàncầu, thé hiện đa dạng sinh động thông điệp quốc gia Hạn chế của NGCC Mỹ là thiếunhất quán trong quan niệm về vai trò NGCC qua mỗi thời kỳ, các chương trình tuyêntruyền sai lệch nhằm đat mục tiêu trước mắt có thể làm giảm hiệu quả NGCC, gây
bat lợi đến vị thế, hình ảnh của Mỹ [159, tr8].
Công trình “From propaganda to public diplomacy: Assessing China's
international practice and its image 1950-2009” (Từ tuyên truyén đến NGCC: Đánh giá
thông lệ quốc tế của Trung Quốc và hình ảnh quốc gia từ 1950-2009) công bé năm 2014của Tsan-Kuo Chang, Fen Lin chỉ ra sự thay đổi NGCC Trung Quốc NGCC TrungQuốc được chính phủ tài trợ phát triển trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là hoạt động củacác tập đoàn truyền thông quy mô toàn cầu, xây dựng học viện Không Tử ở nước ngoài,
Trang 29thuê các công ty quan hệ công chúng quảng bá hình ảnh Các chiến dịch NGCC tác độngđến công chúng quốc tế nhằm giành được sự đồng tình ủng hộ chính sách của TrungQuốc, khởi động lại các quan hệ bị đóng băng, khủng hoảng, tuy nhiên hiệu quả củanhững nỗ lực này vẫn là chủ đề gây tranh luận [195].
Công trình “A comparative analysis of the perception of public relations in
Chinese and South Korean newspapers” (Phân tích so sánh về nhận thức về quan hệ
công chúng trên báo Trung Quốc và Hàn Quốc) (2014) của Jae Woong Yoo, Samsup
Jo [202], trên cơ sở nghiên cứu các tờ báo lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc tác giả đánh
giá nhận thức của nhà báo về thuật ngữ quan hệ công chúng ở hai nước này Ở TrungQuốc quan hệ công chúng có chức năng liên kết với chính phủ nhằm thuyết phục, tuyêntruyền trong khi ở Hàn Quốc được hiểu là quản lý thông tin, hình ảnh (danh tiếng),công khai liên kết chặt chẽ với các tổ chức vì lợi nhuận trong quản lý hình anh
Công trình “Comparative public diplomacy: Message strategies of countries in
transition, Political Science” (NGCC so sánh: Chiến lược thông điệp của các quốcgia đang trong quá trình chuyển đổi) (2014) của Candace White, Danijela Radic[150] nghiên cứu, so sánh chiến lược thông tin, phân tích nội dung trang website của
Bộ ngoại giao các nước trong EU, xem xét các chiến lược, thông điệp NGCC trong
tương quan với phát triển kinh tế, mức độ dân chủ, nhận thức về đất nước Điểm
tương đồng của các quốc gia là có chiến lược thông tin qua tin nhắn, chiến lược vận động chính sách có ý nghĩa cao hơn đối với danh tiếng, chi ra mối tương quan giữa
mức độ dân chủ và việc sử dụng thông điệp vận động chính sách.
Công trình “/nformation networks and social media use in public diplomacy: a comparative analysis of South Korea and Japan” (Mang thông tin va sử dung phương
tiện truyén thông xã hội trong NGCC một phân tích so sánh giữa Han Quốc và Nhật
Bản) (2014) của Se Jung Park, Yon Soo Lim đã so sánh hoạt động NGCC của Hàn
Quốc với Nhật Bản về chiến lược sử dụng truyền thông mạng xã hội, lập bản đồ mạng
lưới các tô chức thông tin cốt lõi của quốc gia, phân tích truyền thông xã hội và kết
luận Nhật Bản có cơ sở hạ tầng mạng nội bộ mạnh nhưng kết nối phân tán, Hàn Quốc
có mạng lưới tập trung NGCC của hai nước đều nhằm quảng bá văn hóa, giá trị quốcgia, mức độ tương tác NGCC Hàn Quốc thành công hơn Nhật trong thu hút, gắn kếtvới công chúng nước ngoài mặc dù hai nước có nền tảng xã hội, quan điểm chính trị
Trang 30xã hội tương đồng Sự khác biệt về mạng thông tin nội bộ, chiến lược truyền thông
và “nghệ thuật biểu diễn trên mang xã hội” đã quyết định sự khác biệt trong thu hút,gắn kết công chúng nước ngoài [189, tr 79-98]
Công trình “China s Foreign Propaganda Machine” (Bộ máy tuyên truyền đốingoại của Trung Quốc) của Anne Marie Brady đại học Canterbury đăng trênResearchgate.net, số 26 tháng 10/2015, bà cho rằng sức mạnh mềm của Trung Quốc
thiếu sức sống, nghèo nàn, các nước khó chấp nhận Trung Quốc giữ vai trò cường
quốc toàn cầu Do vậy Trung Quốc cần coi trọng, đầu tư nguồn lực tuyên truyền
CSĐN, văn hóa, tìm kiếm sự đồng thuận từ bên ngoài.
Công trình “Promoting Russia abroad: Russia's post-Cold war national identity
and public diplomacy” (Thúc đẩy Nga ra nước ngoài: Ban sắc dân tộc sau chiếntranh lạnh của Nga và NGCC” (2016) của Thomas Just chỉ ra chất keo ý thức hệ lànguồn gốc của sự đoàn kết và bản sắc dân tộc không còn tồn tại giữa Nga và các nước
ở Trung Âu, Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã Nga thực hiện NGCC, các chương trìnhtruyền thông quốc tế nhằm định vị nước Nga trên thế giới, thiết lập bản sắc dân tộc.Hoạt động NGCC của Nga khác biệt với phương Tây do được xác định theo tính chất
tập trung từ trên xuống dưới, hướng đến địa bàn mục tiêu [194].
Hội thảo khoa học do Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam phối hợp với Vụ
Thông tin-Báo chí, Bộ Ngoại giao tổ chức tháng 9/2016 chủ đề “Ngoại giao công
chúng ” chỉ ra vai trò của NGCC đối với quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hòabình, hữu nghị giữa các quốc gia, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đối phó,giải quyết các van đề toàn cầu, kinh nghiệm triển khai NGCC của New Zealand
Công trình NGCC mô hình hoạt động của một số nước trên thế giới của PhạmMinh Sơn (2016), tiếp cận từ đối tượng của ngoại giao, tập trung nghiên cứu mô hình
hoạt động, kinh nghiệm NGCC của các nước Đức, Pháp, Anh, Nga, Nhật Bản và hoạt động DNCC của các nước này ở Việt Nam.
Công trình “Russia’s strategy for influence through public diplomacy and active
measures: the Swedish case” (Chiến lược ảnh hưởng của Nga thông qua NGCC vàcác biện pháp tích cực: trường hợp Thụy Điển) của Martin Kragh, Sebastian Bergsberg(2017) cho rằng nước Nga đang phát triển NGCC: thành lập hệ thống kênh truyền hìnhtiếng Anh là Russia Today (RT) năm 2005, mở rộng mạng lưới trang tin điện tử Sputnik
Trang 31bằng nhiều ngôn ngữ, mở rộng truyền thông mạng xã hội, giao lưu nhân dân Nga sử
dụng “các biện pháp tích cực” cùng với NGCC hướng đến các quốc gia có vị trí chính trị quan trọng, đặc biệt trong những nỗ lực duy trì nguyên trạng địa chiến lược,giảm thiểu sự hiện điện của NATO ở khu vực [176]
địa-Công trình “Foreign policy in an era of digital diplomacy” (CSĐN trong kỷ
nguyên ngoại giao kỹ thuật số ” của Olubukola, S Adesina (2017) chỉ ra vai trò, ảnh
hưởng của internet đến các lĩnh vực đời sống và QHQT Ngoại giao là công cụ thực hiện CSDN dang thay đôi mạnh mẽ, phát triển trên các lĩnh vực Ngoại giao kỹ thuật
số mang đến cơ hội, công cụ tiện ích và những thách thức như nguy cơ bị tụt hậu nếuchậm chuyền đổi số, vấn đề bảo mật thông tin, nguy cơ trở thành truyền thông kéodài cho các nước chiếm ưu thế, nắm giữ khoa học công nghệ truyền thông, nguy cơtrở thở thành nguồn cung cấp dữ liệu cho các tập đoàn kinh doanh thông tin [181]
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu hoạt động NGCC của một số nước
trong EU đáng chú ý như: Công trình “Silences and hierarchies in European Union
Public Diplomacy” (Sự im lặng và thứ bậc trong NGCC của Liên mình Châu Âu) của
Paula Orrico, Sandrin Andrea, Ribeiro Hoffman đăng trên tap chi Political Science (12/11/2018) Các tác gia chỉ ra mục đích hoạt động NGCC là nuôi dưỡng hình anh
tích cực về EU trong tâm trí công chúng nước ngoài, để họ tiếp nhận, ủng hộ chính
sách của EU Tổ chức văn hóa Châu Âu (EUNIC), mạng lưới 28 Viện văn hóa quốc
gia trong EU thành lập năm 2007 có mục tiêu thúc day giao lưu nhân dân trong EU
với các dân tộc trên thế giới EUNIC kết nối văn hóa trong EU nhằm hạn chế xuhướng trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, sự suy giảm tư tưởng châu Âu, thúc day hiểu
biết văn hóa, chính trị, luật pháp, giáo dục giữa các cộng đồng, xây dựng quan hệ
bình đẳng, tôn trọng hướng tới các giá tri, sự gắn kết thực sự, tương tác, hỗ trợ cho nhau.
Trong “Tuyên bố Madrid về Ngoại giao Khoa học năm 2019” (The Madrid
Declaration on Science Diplomacy 2019) công bố trên trang tin của Trung tâm ngoại
giao công dân (Centerforcitizendiplomacy.org) đề cập đến vai trò, đặc điểm của ngoại
giao khoa học (NGKH) trong bối cảnh TCH Thông qua việc nghiên cứu hoạt động ngoạigiao của Cơ quan trao đổi han lâm của Đức (DAAD), EUNIC, Hiệp hội vì sự Tiến bộKhoa học Mỹ (AAAS) các tác giả chỉ ra: truyền thông khoa học, cung cấp thông số kỹthuật làm cơ sở dé đưa ra các hạn ngạch xuất nhập khâu hang hóa, dich vụ, kiến thức về
Trang 32luật sở hữu trí tuệ, luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu (BDKH)
và có thé giải quyết xung đột và các thách thức toàn cầu NGKH ngày càng quan trọng
do quyết định của cá nhân, tổ chức, chính quyền đều dựa trên khoa học NGKH làm choNGCC, NGND bén vững hơn Các nhà nghiên cứu đưa ra ba hình thức NGKH: các hoạtđộng đáp ứng trực tiếp nhu cầu của một quốc gia; hoạt động giải quyết các van đề liênquan đến tranh chấp khu vực; hoạt động hợp tác khoa học đáp ứng nhu cầu và thách thức
toàn cầu vì thiên tai, địch bệnh không có biên giới địa lý vì vậy hợp tác khoa học, chia
sẻ thông tin dự báo là quan trọng và cần thiết
Công trình “Làm suy yếu mạch chuyện toàn câu: Bộ máy tuyên truyền của ĐảngCộng sản Trung Quốc tim cách thông trị truyền thông thé gió?” do Trung tâm nghiên cứuDiễn đàn phòng thủ Ấn Độ-Thái Bình Dương, (số 45, tap 4, 2020, tr.27-33) chỉ ra: TrungQuốc xây dựng một mạng lưới tuyên truyền thông qua hệ thống cơ quan truyền thông,mạng xã hội nhằm phát huy ảnh hưởng trên toàn cầu Mỗi năm Trung Quốc chỉ khoảng1,3 tỷ USD phát triển truyền thông độc lập bằng tiếng Trung Quốc, thực thi các quy định
về phát sóng, hợp tác thời lượng phát sóng với các tập đoàn truyền thông lớn Bộ công cụtác động của truyền thông Trung Quốc gồm ba phan chính: Tuyên truyền (phát triển
truyền thông nhà nước, xây dựng cơ sở truyền thông ở nước ngoài, hợp tác và mua thời
lượng với truyền thông nước ngoài, các chiến dịch gây nhiễu loạn thông tin); Kiểm duyệt
(đe dọa nhà báo và kênh tin tức quan trọng, kích thích kiểm duyệt, sử dụng các cuộc tan
công kỹ thuật số, tan công thé chất va chửi mắng); Phân phối nội dung (trên truyền hình
kỹ thuật số, các nên tảng truyền thông xã hội, giành thị phân di động trên toàn thể giới).Hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc đa dang, nhất quán mục tiêu gây nhiễu loạn thôngtin trên mạng xã hội qua việc xây dựng nguồn nhân lực tạo ra các tài khoản thu hut trongtác cao, dẫn dắt hướng chú ý trên mạng xã hội bằng thông tin có chủ ý
Nhóm công trình nêu trên chỉ ra thực tiễn sinh động hoạt động NGCC của Mỹ,
Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và EU trong các lĩnh vực, mỗi
quốc gia có đặc thù với những thành công và hạn chế riêng Tuy nhiên điểm chungcủa NGCC, NGND øớc hét là tuyên truyền, quảng bá CSDN, giá trị, hình ảnh quốc
gia, quản lý hình ảnh nhằm nâng cao uy tín, vị thế và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thứ hai, yêu tô văn hóa được coi trọng trong các hoạt động tác động đến nhândân, công luận nước khác: tổ chức giao lưu văn hóa, xây dựng mạng lưới trung tâm
Trang 33văn hóa-ngôn ngữ, lập quỹ, viện nghiên cứu, trao đôi giáo duc cấp học bồng và sử
dụng phương thức quan hệ công chúng của doanh nghiệp quảng bá thông điệp chính
sách, thương hiệu, hình ảnh quốc gia
Thứ ba, các hoạt động viện trợ PCPNN, hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực, đặc
biệt là khoa học được nhiều nước triển khai tạo thuận lợi cho quan hệ hợp tác trêncác lĩnh vực Điều này đặc biệt quan trọng khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng
khoa học công nghiệp 4.0 Nội hàm, dir liệu khoa học là cơ sở cho hoạt động NGCC,
NGND mang lại hiệu quả thực chất gắn kết quan hệ dân sự chặt chẽ do yếu tố khoa
học là căn cứ quan trọng đề các bên ra quyết định Các bên tham gia dự án khoa họcxuyên quốc gia với mục tiêu cung cấp, nhận hỗ trợ phát triển giúp quốc gia có thểtiếp cận các hệ sinh thái, đữ liệu khoa học về tài nguyên xuyên biên giới: các mỏ khí,dầu, luồng thủy sản, dòng chảy, lưu vực sông, các vấn đề toàn cầu cấp bách, dịchbệnh, thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia, môi trường, BDKH, không gian mạng Qua
đó thúc day ngoại giao phát triển đa dạng: hợp tác thực hiện mục tiêu Liên hợp quốc(LHQ), hợp tác kinh tế, chống tác động tiêu cực của BĐKH, mối đe dọa an ninh phi,
chia sé rủi do, hình thành quan hệ hợp tác nhân dân đa dạng.
Thứ tw, truyền thông là công cụ quan trong, chi phí thấp, thông tin đa dạng, sinh động, tức thời dé dang vượt qua các rào cản về thời gian, khoảng cách địa lý, được
các nước ưu tiên sử dụng trong kết nối, tương tác với nhân dân, công chúng quốc tế
Các kênh truyên thông, trang tin điện tử, trao đôi trực tuyến, website, tài khoản trên các nền tang mạng xã hội, tin nhắn đều có thé truyền tải thông điệp chính sách quốc
gia, tổ chức, doanh nghiệp đến nhân dân, công chúng quốc tế trên các lĩnh vực
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về ngoại giao nhân dân của Việt Nam
1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu đường lỗi, chính sách ngoại giao nhân dân
Trong lịch sử ngoai giao Việt Nam, hoạt động mang tính chất NGND diễn rakhá phổ biến, được ghi chép, nghiên cứu: Công trình Ngoại giao Việt Nam từ thủa
dựng nước đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 của tác giả Vũ Dương Huân, Trần
Văn Cường (2001) đề cập đến hoạt động liên quan đến NGND trong lịch sử với cácquan điểm: vận dụng các yếu tố tâm lý tác động đến binh lính, nhân dân, đề cao tínhchính nghĩa trong chống giặc ngoại xâm; sử dụng các giá trị đạo đức, nhân đạo, “tâm
Trang 34công” gìn giữ hòa bình trong quan hệ với nhân dân các nước, đoàn kết nhân dân
chống áp đặt cường quyền, tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc
Công trình Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới của Ban tư tưởng văn hóa Trungương (2005); công trình Đối ngoại Việt Nam truyền thống và hiện đại (2006) củaNguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn; Công trình 7 trong Hồ Chí Minh về đối ngoại
và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới của Dinh Xuân Lý, Nxb Sự thật (2007)
đề cập đến quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về NGND: theo đó NGND là một
“binh chủng” đa kênh, đa năng, là bộ phận quan trọng hợp thành của ngoại giao Việt Nam Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân vì vậy nhân dân là lực lượng quan trọng của mặt trận ngoại giao.
Công trình Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020 do Phạm BìnhMinh chủ biên (2010), Nxb Chính trị quốc gia; Công trình Đường lối CSDN cua ViệtNam trong giai đoạn mới do Phạm Bình Minh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia (2011)chỉ ra định hướng, mục tiêu, nguyên tắc, phương châm và những định hướng đối ngoại
dài hạn trong đó có NGND Nội dung đối ngoại thể hiện trong 3 văn kiện quan trọng:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bồ sung, phát triểnnăm 2011); Chiến lược phái triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Báo cáo chính trị củaBan Chấp hành Trung wong Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Dang hợp thành Đường lối đối ngoại Đại hội XI Tác giả nhắn mạnh: “Dai hội XI
đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của đối ngoại Nói cách khác, bảodam lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tat cả các hoạt động đối ngoại, từ đốingoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và NGND đều phải tuân thủ” [67]
Công trình “Ngoại giao nhân dân theo tư tưởng Hô Chí Minh” của Nguyễn Thị
Thanh Huyền đăng trên Tap chí Tuyên giáo ngày 02/11/2011 đã khái quát quá trình hình thành, phát triển tư tưởng NGND của Chủ tịch Hồ Chí Minh: NGND là mặt trận
quan trọng của đối ngoại, là “thêm bạn bớt thù”, là hoạt động gắn cách mạng ViệtNam với cách mạng thế giới, mang tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với khát vọng
hòa bình, tự do, công lý của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới Công trình
“Ngoại giao nhân dân là sự nghiệp của toàn dan” của Doãn Tan, trên Tạp chi Cộngsản điện tử ngày 31/07/2011 đề cập đến hoạt động NGND trong hiện thực hóa chủtrương, đường lối đối ngoại Đại hội XI của VUFO trong giai đoạn 2011-2016 Công
Trang 35trình “Công tác đối ngoại nhân dân góp phan thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng ” của Hoàng Bình Quân, Tạp chí Biên phòng tháng 12/2012; Công trình
Đẩy mạnh hoạt động ĐNCC của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (2013) củaPhạm Minh Sơn đề cập đến những van dé cơ bản, làm rõ các khái niệm, mục đích,
đối tượng; chủ thể và những thành tựu, hạn chế của ĐNCC Việt Nam Các công trình
này đề cập đến vận dụng quan điểm của Đảng về NGND, đề xuất tăng cường công
tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; đào tạo nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại ở các cấp.
Công trình CSPN Việt Nam thời kỳ đổi mới (2013) của Nguyễn Hoàng Giáp vàNguyễn Thị Quế, khái quát quan hệ ngoại giao Việt Nam trong đó có NGND: sựtham gia của nhân dân, vai trò của đấu tranh dư luận, vận động nhân dân thế giới ủng
hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Các quan điểm đối ngoạigắn liền với CNXH, đấu tranh vì độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ để nhân dân được
sống trong hòa bình, phát triển toàn điện, bình đắng với các dan tộc khác, do nhân
dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Công trình Hoat động đối ngoại nhân dân Việt Nam (2013), NXB Chính trị Quốcgia, của VUFO do đã khái quát quá trình phát triển, vai trò của hoạt động NGND ViệtNam từ năm 1945 đến năm 2000 trong tổng thé thực hiện mục tiêu CSDN Theo đó
“Đối ngoại nhân dân là khái niệm để chỉ các hoạt động đối ngoại không thuộc ngoại
giao nhà nước và đối ngoại của Đảng, do các đoàn thé quan chúng, tô chức chính
tri-xã hội (TCCTXH), nghề nghiệp và các cá nhân thuộc mọi tang lớp nhân dân thực hiện" [131] Hoạt động NGND là nhiệm vụ của VUFO-cơ quan đầu mối chuyên trách cùng Mặt trận tô quốc Việt Nam (MTTQVN), các TCCTXH, các hội nghề nghiệp, tổ
chức nhân đạo, từ thiện, các quỹ gắn với lợi ích của nhân dân
Cuốn sách Bộ Ngoại giao 70 năm xây dựng và phát triển: 1945-2015 (2015) do
nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan (Chủ biên), Nxb Sự thật đã bao quát
đầy đủ, sâu sắc các khía cạnh của đối ngoại Việt Nam Từ việc xác định bối cảnh tình
hình trong nước, quốc tế với những nhân tô mới của khu vực, toàn cầu các thách thức
an ninh đa chiều và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
các tác giả đã phân tích hoạt động đối ngoại song phương, đa phương trên các lĩnh vực Phân tích ngoại giao kinh tế, NGVH va TTĐN; đối ngoại Đảng, ngoại giao nghị
Trang 36viện và đối ngoại nhân dân; công tác biên giới lãnh thổ; công tác cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.
Công trình Nên ngoại giao toàn điện Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (2015)của Phạm Gia Khiêm, Nxb Chính trị Quốc gia, đề cập đến các đặc điểm cơ bản củanền ngoại giao toàn diện của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là ngoại giaochính trị, ngoại giao kinh tế, NGVH, TTĐN, công tác người Việt Nam ở nước ngoài
và phát triển ngành ngoại giao trong đó có các chủ thé của NGND.
Công trình Tim hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng do Phùng Hữu Phú chủ biên năm 2016 chỉ ra “Đối ngoại Đảng,ngoại giao Nhà nước và NGND có nhiệm vụ triển khai đường lỗi, CSPN của Đảng;hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Mục tiêu chung
là vì lợi ích quốc gia-dan tộc, duy tri môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợicho sự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dan, nâng cao vị thế củađất nước trên trường quốc tế” [§7]
Các công trình triển khai đường lối CSĐN của Việt Nam trong đó có NGND: Công
trình “Những điểm mới và nội dung cốt lõi của đường lối đối ngoại trong Van kiện Đại
hội XII cua Đảng” của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đăng trên trang Tir
liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20/8/2017 khái quát đường lối đối ngoại từ
sau khi đổi mới đất nước, những điểm bồ sung, phát triển mới trong Đại hội XII Mụctiêu cao nhất của đối ngoại được nhắn mạnh là vì lợi ích quốc gia, dân tộc Phương châmthực hiện là vừa hợp tác vừa đấu tranh; từ tập trung hội nhập kinh tế mở rộng sang hộinhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực Nhắn mạnh đối ngoại đa phương; thống nhất thuậtngữ “đối ngoại nhân dân” được dùng thay cho “ngoại giao nhân dân ” và nhắn mạnh vị
trí, vai trò, phạm vi của NGND trong tổng thé hoạt động đối ngoại.
Bài Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lan
thứ 30 ngày 13/08/2018 đề cập đến vai trò của NGND, sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và NGND Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đăng trên trang
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra, vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của NGND Việt Nam.
Trang 37Nhóm các công trình nêu trên đã chỉ ra quá trình hình thành, phát trién NGNDViệt Nam trong tổng thé các hoạt động ngoại giao, NGND trong tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm về NGND trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhànước Khái niệm, quan điểm về vai trò, mục tiêu hoạt động NGND trong thực hiệnCSĐN thời kỳ hội nhập quốc tế được đề cập, phát triển coi NGND là sự nghiệp củatoàn dân Các tác giả đưa ra nhiều luận điểm về đặc điểm, xu hướng phát triển, thành
công và hạn chế của NGND Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng cho việc nghiên cứu cơ
sở của hoạt động NGND Việt Nam từ năm 2011 - 2018.
1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu, đánh giá tổng kết hoạt động ngoại giao nhân
dân Việt Nam
Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp, tổng kết thựctiễn hoạt động NGND Việt Nam rất đa dạng, cụ thé như sau: công trình Ngoại giao
Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975) do Nguyễn Phúc
Luân chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2001 “Công tác đối ngoại nhân dân trong
sự nghiệp đổi moi” của tác giả Hồng Hà, Tạp chí Hữu nghị, số 34-2002; “Đối ngoạinhân dân trong tư tưởng Hỗ Chi Minh: Những định hướng cơ bản và thành tựu ” của
Hà Văn Tham, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, sô 3-2002 Công trình Hoạt động đối ngoại nhân dân của tac giả Vũ Xuân Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, 2003 “Các TCPCPNN góp phân cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và cộng đông quốc tế”, của John McAulift, Tap chí Hữu nghị số 6-2003 “Hoat động đối ngoại nhân dân với
công tác TTĐN”, của Hồ Anh Dũng, Tạp chí 7TĐN, số 7-2004; Công trình, “Côngtác đối ngoại nhân thời kỳ đổi mới và quan hệ đối ngoại nhân dân với Lào ” của tắcgiả Vũ Xuân Hồng, tap chi Lý luận chính trị, số 9-2007; “Phát triển NGND Việt Namqua các thời kp cách mạng”, của Vũ Quang Vinh, Tap chí Lich sử Đảng, số 12-2008
Những công trình này đã khái quát, tổng kết quá trình hoạt động NGND trong tổng
thể ngoại giao của Việt Nam trên các khía cạnh NGND thời kỳ đổi mới, TTDN trong
NGND, quan hệ nhân dân với các nước, công tác vận động viện trợ PCPNN với
những thành công, hạn chế Qua đó chỉ ra vai trò vị trí của NGND dưới sự lãnh dao
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên các khía cạnh bảo vệ hòa bình, duy trì quan
hệ đoàn kết nhân dân với các nước vận động ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam
Trang 38Các công trình “Đối ngoại nhân dân góp phan nâng cao hình ảnh, vị thé củađất nước” của tac giả Vũ Xuân Hồng, Tạp chí Tuyên giáo, số 5-2011; Công trình
“Công tac NGND là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn đân ”, Tạp chíCộng sản ngày 19/07/2011; “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân tronggiai đoạn hiện nay” của Đỗ Thị Thao, Tạp chi Khoa học chính tri, số 2-2012; Cuốnsách “Công tác đối ngoại nhân dân qua các thời kỳ và quá trình hình thành, phát
triển ” của VUFO, Nxb Chính trị quốc gia năm 2013 [138] Công trình “Hoat động đối ngoại nhân dân trong đời sống chính trị Việt Nam và thé giới những năm dau thé
ky XXT' của Trần Thị Thúy Hà, Tạp chí Khoa học số 4 -2014; “Tăng cường công tác
đối ngoại nhân dân trong tình hình moi” của tac giả Lê Xuân Khanh, Tạp chí Quốcphòng toàn dân, số 5-2016 Các bài viết "Hoạt động NƠND trong đầu tranh bảo vệchủ quyên biển, đảo của Việt Nam hiện nay" của Đàm Thị Huệ, Phan Thùy Linh,Chuyên san Phát triển Khoa học & Công nghệ số (3), 2017; Công trình “Vai trò đối
ngoại nhân dan trong quan hệ Việt — Mỹ ” của VUFO [236] Những công trình này
cho thấy thực trạng, sự cần thiết của hoạt động NGND trong đời sống chính trị, bảo
vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia, “phá băng”, “mở đường” cho ngoại giao, xây
dựng hình ảnh, nâng cao vị thế quốc gia trong QHQT thời kỳ đôi mới Tuy nhiên hoạt động NGND từ năm 2011 đến năm 2018 được trình bày khá tản mạn, đơn lẻ.
Ngoài ra còn có các báo cáo đánh giá tông kết hoạt động NGND thường niên của
Ban đối ngoại Trung ương, của các TCCTXH, VUFO và hệ thống Liên hiệp các tổchức hữu nghị ở các tỉnh thành phố về công tác NGND, kỷ yếu hội thảo khoa học cungcấp dé liệu quan trọng cho tác giả trong nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu củaViện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường và VUFO năm 2013 với chu đề “Quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam và các TCPCP quốc tế trong năm qua và định hướng tương
lai”; Kỷ yếu hội thảo của VUFO, “Đổi mới và phát triển đối ngoại nhân dân trong
thời kỳ hội nhập quốc tế” tháng 10/2015; kỷ yếu hội thảo của VUFO năm 2016 “Vai
trò của các t6 chức nhân dân trong ngoại giao đa phương” ban về vị trí, vai trò, xu
hướng của NGND Hội thảo quốc tế “Hoạt động đối ngoại nhân dân, NGVH và côngtác cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài ” năm 2017; hội thảo quốc gia “Chia sẻkinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân” (2018) có 28 Liên hiệp hữu nghị các tỉnhphía Nam tham gia Những công trình này tổng kết hoạt động NGND với những thành
Trang 39công và hạn chế, nội dung, phương thức, kinh nghiệm hoạt động NGND Việt Nam, có
ý nghĩa tham khảo, kế thừa cho tác giả trong nghiên cứu Tuy nhiên NGND được tiếp
cận còn mang tính bộ phận, tản mạn, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể,chuyên sâu về lý luận, thực tiễn hoạt động NGND Việt Nam từ năm 2011-2018 Dé
phát huy giá tri của những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu NGND Việt Nam từ nam
2011-2018 nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động NGND thực hiện đường lỗi
đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hoá QHQT Dai hội XI, XII đã đề ra Trên cơ sở đó chỉ ra vai trò, đặc điểm, bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho hoạt động NGND.
1.3 Một số nhận xét
Đánh giá khái quát kết qué nghiên cứu liên quan đến đề tàiCác công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động của nhànước hướng đến nhân dân, công luận quốc tế tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú
về cả lý luận và thực tiễn Đây là chủ đề thu hút được quan tâm không chỉ của giớinghiên cứu, truyền thông, nhà ngoại giao, chính trị gia, giới hoạch định chính sách,các tô chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Điều này làm cho quan hệ nhân
dân giữa các nước, chính phủ với công chúng nước ngoài trên các lĩnh vực ngày càng
đa dạng, sinh động và sâu sắc.
Mặc dù có những tương đồng và khác biệt trong quan niệm hoạt động NGCC các
nước và NGND Việt Nam: chủ thể thực hiện NGCC các nước và chủ thể NGND ViệtNam có sự khác biệt nhất định nhưng đều có mục tiêu chung là thúc đây hiểu biết
nhân dân, tao môi trường thuận lợi cho các hoạt động ngoại giao, thực hiện CSDN
của quốc gia Các công trình nêu trên đã cho thấy thực tế đa dạng, sinh động trong nghiêncứu lý luận, khoa học, hoạt động thực tiễn liên quan đến NGND trên các khía cạnh khác
nhau Các đặc điểm này là môi trường tương tác, cho thay nội dung, mục tiêu, phương thức
hoạt động ngoại giao hướng đến nhân dân, công chúng của các chủ thé QHQT trên các lĩnh
vực, vì vậy đều cần được xem xét, tính đến trong nghiên cứu NGND.
Hoạt động NGCC, NGND trong lĩnh vực chính trị đó là các hoạt động thông
tin, quảng bá hình ảnh tích cực đến nhân dân thế giới, gìn giữ hòa bình, tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động ngoại giao trên các lĩnh vực Qua đó quảng bá mô
hình phát triển quốc gia, củng cố đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc tế ủng hộ cho
Trang 40mục tiêu quốc gia, khăng định uy tín, gia tăng ảnh hưởng, sức cạnh tranh quốc gia,vận động đạt sự sự ủng hộ của công luận quốc tế cho các tiêu CSĐN.
Trong lĩnh vực kinh rể, NGND, NGCC tao môi trường thuận lợi cho hợp tác,hội nhập kinh tế phát triển, kết nối thị trường với khách hàng, các quan hệ đầu tư, sảnxuất, thương mai, dich vụ thúc đây kinh tế thị trường toàn cầu, dich vụ truyền thông,giải trí, du lịch NGCC, NGND hỗ trợ phát triển kinh tế, chuyên dịch cơ cầu sản xuất
trong chuỗi đầu tư, cung ứng, sản xuất toàn cầu, góp phần gia tăng sức cạnh tranh của quốc gia, tìm kiếm các nguồn lực, thông tin, tri thức, đữ liệu-nguyên liệu đầu vào trong nền kinh tế tri thức.
NGCC thúc đây sự phát triển văn hóa-xã hội, da dang các hoạt động giao lưu vănhóa, nhân dân các nước tăng cường giao lưu, hiểu biết về văn hóa, giáo dục, khoa học,nâng cao dan trí, qua đó khang định giá trị văn hóa quốc gia NGND góp phần hỗ trợcho các lĩnh vực ngoại giao, củng cố đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế với nhân dân cácnước, tạo ra nền tang xã hội ôn định NGCC, NGND có thé thăm dò, “phá băng”, tim racác bên có chung lợi ích, đoàn kết đầu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia phù hợp với ứng xửkhu vực, luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ Trước các vấn đề toàn cầu cấp bách
gia tăng, các nước thực hiện NGCC, NGND đoàn kết nhân dân bảo vệ hòa bình, bình dang, tiến bộ, bảo vệ môi trường sống, chéng các van dé mặt trái của TCH, định hướng phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu chung của nhân loại LHQ đã đề ra Từ đó các
bên tao sự tin cậy, uy tín, nâng cao vị thé, quảng bá giá trị quốc gia, tiếp thu các giá trị
văn hóa nhân loại, thúc đây phát triển, kinh doanh dịch vụ thông tin, tri thức, văn hóa,
giải trí, xuyên biên giới trong bối cảnh TCH, cách mạng công nghiệp 4.0
Trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh, hoạt động NGCC, NGND vận động bảo vệhòa bình, gia tăng uy tín, sức mạnh quốc gia, thúc day hiểu biết, làm giảm bat đồng, mâu
thuẫn, ngăn ngừa nguy cơ xung đột, mat an ninh, xây dựng quan hệ nhằm đạt được sự
đồng thuận, hợp tác Trước những mối de dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống
quốc gia đơn lẻ khó có thé giải quyết được, NGCC, NGND thúc day đoàn kết nhân dân,
chia sẻ nguồn lực chung tay hạn chế tác động tiêu cực, khắc phục hậu quả.
Trong truyền thôn ø, TTĐN, đây là lĩnh vực độc lập đồng thời là công cụ của NGCC,
NGND trong quảng bá CSĐN, hình ảnh, thương hiệu, uy tín quốc gia, tuyên truyền đấutranh dư luận, tác động đến nhân dân các nước, công luận quốc tế Những ứng dụng khoa