Phân loại thất nghiệp: Có 5 loại:- Thất nghiệp tự nguyện: Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình.- Thất nghiệp không
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LLCT - BM NHỮNG NLCB CỦA CNMLN
*****
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP
VÀ LẠM PHÁT CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID HIỆN NAY.
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Mai Phương
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Mã LHP: 211ECO06A33
HÀ NỘI - 2021
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 07
1 Nguyễn Thị Lan Anh (05) (nhóm trưởng) 23A4040004
2 Nguyễn Phạm Thái Ninh 23A4040109
3 Nguyễn Thị Thu Hằng 23A4020113
4 Bùi Thùy Linh 23A4040064
5 Nguyễn Thị Nhài 23A4040102
6 Nguyễn Khánh Hường 23A4010305
7 Nguyễn Thị Lan Anh (04) 23A4010044
8 Phạm Thị Hồng Nhung 23A4040108
9 Hoàng Thị Thu Thảo 23A4040130
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Thay mặt nhóm em xin cam đoan kết quả đạt được trong báo cáo là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của cả nhóm Trong toàn bộ nội dung của báo cáo, những điều được trình bày hoặc là của cả nhóm hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp
Nhóm em xin hoàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình
SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Thị Lan Anh (05)
Nguyễn Phạm Thái Ninh Nguyễn Thị Thu Hằng Bùi Thùy Linh Nguyễn Thị Nhài Nguyễn Khánh Hường Nguyễn Thị Lan Anh (04) Phạm Thị Hồng Nhung Hoàng Thị Thu Thảo
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu thực hiện bài tập lớn đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của khoa, của trường và quý Thầy Cô Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn đầu tiên đến quý Thầy Cô của Khoa LLCT
-BM những NLCB của CNMLN – Trường Học viện Ngân Hàng đã tạo điều kiện cho chúng em được tìm hiểu các chủ đề hay trong quá trình học tập Em cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Vũ Mai Phương đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện, từ những ngày đầu tiên cho đến khi hoàn thành bài báo cáo Nếu không có sự chỉ bảo của cô thì bài thu hoạch này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô! Trong quá trình thực hiện bài tập lớn,
do trình độ kiến thức, lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của chúng em còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được góp
ý quý báu của quý Thầy, Cô để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện Từ đó chúng
em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn cho những bài báo cáo sau này Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong Khoa LLCT - BM những NLCB của CNMLN thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Chủ đề 7: Phân tích lý thuyết về thất nghiệp và lạm phát của trường phái
Chính hiện đại Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid hiện nay?
I Phân tích lý thuyết về thất nghiệp và lạm phát của trường phái Chính hiện đại.
1 Lý thuyết thất nghiệp
a Khái niệm thất nghiệp
- Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm
b Phân loại thất nghiệp:
Có 5 loại:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình
- Thất nghiệp không tự nguyện: là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thay đổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng công nhân nhất định, số còn lại muốn đi làm với mức lương đó nhưng không tìm được việc làm
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi một số người lao động đang tìm kiếm công việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (ví dụ: lương cao hơn, gần nhà hơn…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động hoặc chờ đợi đi làm
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu lao động Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng
có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế
Trang 7- Thất nghiệp theo chu kỳ: phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp.
Nó gắn với giai đoạn suy thoái và đóng của chu kỳ kinh doanh
c Nguyên nhân thất nghiệp
- Do suy thoái nền kinh tế
- Giảm cầu thừa cung: khi nhiều công ty phá sản => nguồn nhân lực dồi dào hơn => các công ty có tính chọn lọc cao hơn
- Do lựa chọn của mỗi người: không tìm được việc làm phù hợp sống dựa vào trợ cấp
- Yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng giải quyết công việc
d Tác động của thất nghiệp
- Về kinh tế:
+ Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp
Trang 8+ Sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô + Ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bản thân người thất nghiệp + Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít
ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm
- Về mặt xã hội:
+ Thất nghiệp gây ra tổn thất về người, tâm lý xã hội nặng nề + Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội: trộm cắp, cờ bạc… + Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hâ }u quả từ thất nghiệp như y tế, an ninh xã hội
e Thực trạng thất nghiệp trên Thế giới
- Tỷ lệ thất nghiệp (U-6) là số đo rộng hơn của thất nghiệp, tính những công nhân bán thời gian là thất nghiệp Tỷ lệ U-6 đã tăng từ 8,8% tháng
12 năm 2007 lên đỉnh điểm 17,1% tháng 11 năm 2009, trước khi giảm đều xuống mức 8,3% tháng 9 năm 2017
f Giải pháp làm giảm thất nghiệp
Trang 9- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Từ thực trạng yếu kém của nền kinh tế cần
mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy nội lực, tăng nhanh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
- Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với thắt chặt nhập khẩu: Cuộc khủng hoảng các nước trong khu vực, tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu, đặc biệt
là xuất khẩu, quản lý chặt nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước
- Phát triển các ngành cần nhiều lao động cùng với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa gắn với vấn đề tạo việc làm
- Giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
- Hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể
- Tăng cường xuất khẩu lao động
- Kiểm tra chặt chẽ việc thu chi ngân sách nhà nước
- Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động
2 Lý thuyết lạm phát
a Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định
- Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng
- Lạm phát tồn tại rất lâu, cùng với nền kinh tế thị trường, ở Anh kể từ thế
kỷ XIII đã có lạm phát
b Quy mô lạm phát
- Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm Xảy ra khi giá cả tăng chậm
- Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong năm Xảy ra khi tiền giấy bung ra quá nhiều, giá cả tăng gấp nhiều lần mỗi tháng
- Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát thường từ 3 con số trở lên
Trang 10c Nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo: do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp
- Lạm phát do chi phí đẩy:
- Lạm phát dự kiến:
- Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ:
+ Nếu lượng cung tiền danh nghĩa tăng thì giá cả sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền
+ Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao
- Lạm phát do lãi suất:
+ Lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo
+ Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
+ Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt
d Tác động của lạm phát
- Làm cho nguồn tài nguyên của đất nước, thu nhập, của cải của của công chúng được phân phối lại
- Làm giảm thu nhâ }p thực tế của công chúng, ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo, người có mức lương cố định, sinh viên
Trang 11- Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, có những hãng sản xuất–kinh doanh có thể phát triển và ngược lại
e Biện pháp khắc phục lạm phát
- Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như:
+ Tạm hoãn các khoản chưa cần thiết
+ Cân đối lại ngân sách nhà nước
+ Cắt giảm chi tiêu
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Giảm thuế quan
- Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát
- Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương
- Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện
- Tham khảo các mục tiêu chung về chống lạm phát ở các nước trên thế giới
II Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid hiện nay?
1 Thực trạng thất nghiệp và các biện pháp
a Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
- Là một quốc gia đang phát triển nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được cho là thấp hơn rất nhiều so với bình quân trên thế giới Cụ thể, tỷ
lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2019 là 1,98%, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển thường có tỷ lệ thất nghiệp cao trên 3 lần Hơn thế, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn hoành hành ở nhiều nơi, số lao động bị thất nghiệp tăng cao khiến chính phủ nhiều nước đau đầu đứng trước sự lựa chọn là mở cửa nền kinh tế, chấp nhận dịch bệnh hay cách
Trang 12ly xã hội để tập trung chống dịch, thì tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vẫn là 2,29% trong quý III và 2,27% trong 9 tháng của năm 2020, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm Covid-19 chưa xuất hiện
- Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm và mất việc làm ở một số khu vực gia tăng, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh do nhiều doanh nghiệp, công ty không đủ khả năng duy trì và phải dừng hoạt động
Cụ Thể:
Trang 13Trong quý II năm 2020, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng
b Biện pháp giảm thất nghiệp ở Việt Nam
- Sử dụng nhiều lao động Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp các dự án kinh tế giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân
- Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc: Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm
Trang 14- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội
- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia…
- Doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới hậu dịch bệnh
2 Thực trạng lạm phát và các biện pháp ở Việt Nam hiện nay
a Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Bên cạnh thất nghiệp thì lạm phát cũng là một trong những vấn đề đang rất cần được lưu tâm trong giai đoạn Covid – 19 hiện nay Năm 2020, Việt Nam đã khá thành công trong việc kiểm soát lạm phát Tuy nhiên, năm 2021 được đánh giá là một năm khá khó khăn cho vấn đề lạm phát Bởi dịch Covid – 19 đang ảnh hưởng khá nặng nề đến nền kinh tế nước
ta Hàng hóa, nhu thiết phẩm khan hiếm Từ đó dẫn đến giá thành tăng
và một số ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng của lạm phát khá nhiều
- Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2021 Việc kiểm soát lạm phát là
ở mức 4% như mục tiêu đã đề ra Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, tình trạng lạm phát thấp hiện nay một phần do tổng cầu yếu, ngoài ra hiệu quả của quản lý thị trường chưa cao cũng là vấn đề đáng lưu tâm
- Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá (CPI) 6 tháng đầu năm nay tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức tăng thấp nhất trong các năm từ năm 2016 đến nay Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm chỉ tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020
Trang 15- Một số yếu tố tác động làm gia tăng áp lực lên mặt bằng giá trong 6 tháng qua là giá một số nguyên, nhiên vật liệu có xu hướng tăng cao như xăng, dầu, thép, vật liệu xây dựng, vật tư nông thôn Ngoài ra, giá một số mặt hàng nông sản như gạo, đường tăng
- Ở chiều ngược lại, một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như giá nhiều loại thực phẩm, rau xanh ổn định; tác động từ chính sách hỗ trợ người dân, việc giữ ổn định giá nhiều mặt hàng trong diện nhà nước quản lý giá Thêm vào đó, các chính sách tiền tệ, tín dụng được triển khai linh hoạt đã giúp lạm phát cơ bản trong tầm kiểm soát
- Phân tích thực trạng lạm phát thấp hiện nay và cả năm 2021, TS Nguyễn Đức Độ cho rằng một phần nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu Theo TCTK, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước sau khi loại trừ yếu tố giá, tức là thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là 5,64% Hơn nữa, chỉ
số này của năm 2020 đã giảm tới 5,77% so với cùng kỳ năm 2019, nên
có thể suy ra là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn thấp hơn giá trị tuyệt đối so với mức của năm 2019, tức là đã giảm trong 2 năm qua
b Biện pháp kiểm soát lạm phát
- Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi
Trang 16và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại
bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách
- Giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu với các tổ chức tín dụng, dừng mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, đồng thơi dừng phát hành tiền nhằm bù đắp vào khoản bội chi ngân sách nhà nước
- Chính phủ triển khai biện pháp thắt chặt chi tiêu làm cho sự tăng nhanh của tổng cầu giảm Nhà nước áp dụng chính sách hạn chế tăng tiền lương làm giảm lượng cầu chi tiêu của người dân Trong trường hợp tỷ
lệ lạm phát tăng quá cao, chính phủ có thể dùng biện pháp cải cách tiền tệ
- Trong điều kiện nền kinh tế mở, cần can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá tăng dần dần (chứ không để tăng lên ngay) việc điều chỉnh
tỷ giá từ từ sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước
- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn trọng định mức đó; Hợp lý hoá nguồn khai thác, vận chuyển và sử dụng nguyên liệu; Hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu
- Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả