1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn “các hoạt Động và trò chơi nhằm thu hút học sinh trường tiểu học Đông hiệp tham gia tích cực trong tiết học tiếng anh”

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Skkn “các hoạt Động và trò chơi nhằm thu hút học sinh trường tiểu học Đông hiệp tham gia tích cực trong tiết học tiếng anh”

Trang 1

SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HIỆP THAM GIA TÍCH CỰCTRONG TIẾT HỌC TIẾNG ANH”

A- PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì hội nhập như hiện nay thì việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểuhọc không những giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mang tính quốc tế màcòn được xem như một công cụ giúp các em học sinh phát triển năng lực chung,bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh một cách tự tin, tạotiền đề cho các em học sinh có thể sử dụng Tiếng Anh trong học tập, để học tốtcác môn học khác và khả năng tự học suốt đời Hơn nữa, Tiếng Anh là môn họcbắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đàotạo từ lớp 3 đến lớp 5 và xuất phát từ thực tế của trường Tiểu học Đông Hiệphuyện Cờ Đỏ để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh cho họcsinh các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy, tạo ra một không khí học tập vui vẻ vàthư giãn mà lại giúp các em ghi nhớ từ vựng và phát triển các kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết một cách hiệu quả, tôi chọn đề tài: “Các hoạt động và trò chơinhằm thu hút học sinh trường Tiểu học Đông Hiệp tham gia tích cực trong tiếthọc Tiếng Anh” để nghiên cứu.

2 Giới hạn đề tài

Đề tài “Các hoạt động và trò chơi nhằm thu hút học sinh trường Tiểu họcĐông Hiệp tham gia tích cực trong tiết học Tiếng Anh” được nghiên cứu tạitrường tiểu học Đông Hiệp với giáo trình Tiếng Anh 2, 3 i-Learn Smart Start từđầu năm học 2023 - 2024 đến nay.

B- PHẦN NỘI DUNG1 Thực trạng vấn đề

Trong quá trình nghiên cứu đề tài và thông qua tình hình thực tế của đơnvị đang công tác, bản thân nhận thấy rằng các hoạt động và trò chơi nhằm thuhút học sinh tham gia tích cực trong tiết học Tiếng Anh có những thuận lợi vàkhó khăn như sau:

Trang 2

- Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiềunguồn tư liệu dạy học qua Internet.

- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi vớicuộc sống thực tế của học sinh; có nhiều tranh ảnh sinh động; nhiều phần mềmtrò chơi tương tác, sách mềm tạo hứng thú cho học sinh

- Bản thân được tham gia tập huấn chương trình sách giáo khoa TiếngAnh dành cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nênnắm vững cấu trúc chương trình cũng như phương pháp dạy - học cơ bản.

1.2 Khó khăn

- Đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm, thực hành giaotiếp Thêm vào đó, cấu tạo âm tiết của Tiếng Anh có nhiều khác biệt do đó khảnăng ghi nhớ từ, cấu trúc câu, phát âm của các em còn hạn chế.

- Học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc dạy ngôn ngữmới cho các em gặp không ít khó khăn.

- Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt độnggiao tiếp bằng Tiếng Anh.

- Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy đượctầm quan trọng của việc học Tiếng Anh nên chưa quan tâm nhiều đến môn họcnày.

Những khó khăn trên được thể hiện cụ thể qua bảng kết quả học tập mônTiếng Anh học kỳ 1 của học sinh như sau:

Kết quả học kỳ 1 môn Tiếng Anh

Hoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoànthành

Trang 3

Khi dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học là dạy cho các em bước đầu làmquen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các emcó được niềm say mê và hứng thú trong học tập Để làm được điều này thì cầnphải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi nhỏ, tạo cho cácem một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ, hào hứng và chủ động sáng tạo.Qua đó, các em có thể học mà chơi, chơi mà học Chính vì thế, tôi đã vận dụnglồng ghép các hoạt động và trò chơi vào các tiết dạy.

2 Những giải pháp thực hiện

2.1 Công tác chuẩn bị trước khi dạy bài mới:

Để việc dạy và giúp học sinh nhớ bài lâu, tôi phải chuẩn bị những việcsau:

- Lập kế hoạch dạy từ vựng học sinh sẽ được học hoặc ôn tập theo đặctrưng của từng tiết học.

- Lựa chọn trò chơi và hình thức cho phù hợp theo từng nội dung bài.- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học (bút lông, tranh, vật thật, thẻ từ, … ).- Chuẩn bị tivi, bảng tương tác, laptop nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việcứng dụng công nghệ thông tin.

- Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi đạthiệu quả.

2.2 Tiến trình thực hiện các hoạt động và trò chơi:

- Có nhiều cách giúp học sinh nhớ bài lâu Tuy nhiên mỗi bài học cónhững đặc trưng riêng Tùy vào từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọncách thức cho phù hợp Tôi có thể thực hiện trong phần khởi động (Warm-up),luyện tập tự do (Free practice) hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng.

- Việc thực hiện các hoạt động hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ vàsinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để khắc sâu kiến thức hơn.Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá nhân.Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, tôi cũng cần tổ chức cho tất cả họcsinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện nhằm giúp cho cácem hứng thú học và gia tăng vốn từ vựng Tiếng Anh một cách tự nhiên.

Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh chủ động, tíchcực trong giờ học Tếng Anh:

Giải pháp 1: Sử dụng âm nhạc trong giờ học Tiếng Anh

Khi dạy một ngôn ngữ mới, đặc biệt là môn Tiếng Anh cho học sinh ở lứatuổi tiểu học, thì điều quan trọng là giáo viên phải thực sự sáng tạo để có thể duytrì sự hứng thú của học sinh đối với môn học Có nhiều hoạt động khác nhau đểtạo hứng thú cho học sinh khi dạy các kĩ năng và sử dụng âm nhạc là một hoạtđộng hữu ích để giúp quá trình học Tiếng Anh trở nên vui vẻ và đầy hào hứng.Âm nhạc có thể giúp thay đổi bầu không khí trong lớp học một cách nhanh

Trang 4

chóng Thường xuyên lắng nghe các bài hát Tiếng Anh và hát cùng bạn bè, thầycô sẽ giúp các em nhớ bài học tốt hơn, góp phần nâng cao vốn từ vựng, củng cốmẫu câu và các kĩ năng nghe, nói, phát âm.

Hình 1 Sử dụng âm nhạc trong giờ học Tiếng Anh

Giải pháp 2: TPR – Total Physical Response (Hồi đáp phi ngôn ngữ)

- Mục đích: Tạo sự hứng thú cho người học qua việc nghe và bắt chướckết hợp với hành động Từ đó giúp học sinh ghi nhớ từ và phát triển kĩ năngnghe - nói.

Ví dụ:

“snake” - giáo viên giơ cánh tay lên uốn éo giống con rắn.“spring rolls” - giáo viên làm động tác 2 tay quay tròn.“hot” - giáo viên làm động tác 2 tay quạt.

Trang 5

“chopsticks” - giáo viên giơ 2 ngón tay và làm động tác đang gấp thứcăn.

Giải pháp 3: Make a chant (Tạo ra bài vè)

- Mục đích: Giúp học sinh tự tin và năng động khi tham gia họat động họctập và rèn luyện âm, trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu Tiếng Anh chuẩn.

- Cách thực hiện: Giáo viên giới thiệu từ bằng cách sử dụng tranh ảnh, đồvật thật, Sau đó giáo viên đọc bài vè bằng cách kết hợp với vỗ tay hoặc ngônngữ cơ thể và học sinh làm theo.

Ví dụ: Để giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ 5 từ vựng (duck, goat, pig, cow)giáo viên có thể tạo ra nhịp điệu bài vè như sau:

“Duck/ goat/ pig/ cow

Duck duck/ goat goat/ pig pig/ cow cowCow/ pig/ goat/ duck ”

Hình 2 Make a chant

Giải pháp 4: Hot pen! (Viết nóng!)

- Mục đích: Giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe - nói

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp/ nhómvà đặt cây bút ở giữa 2 học sinh hoặc giữa nhóm Sau đó giáo viên sẽ đọc các từ

Trang 6

khác nhau xoay quanh các chủ đề mà học sinh đã học; học sinh sẽ lắng nghe,đọc theo và nhặt cây bút lên khi nghe được từ mà giáo viên đọc trùng với từ vừahọc Học sinh nào nhặt được bút trước sẽ dành chiến thắng.

Hình 3 Hot pen!

Giải pháp 5: Stop! (Dừng!)

- Mục đích: Giúp học sinh quan sát tranh và nhớ từ.

- Cách thực hiện: Giáo viên giao 1 từ bất kỳ cho học sinh và yêu cầu họcsinh tìm ra từ của mình được giao và đọc to từ đó lên khi đã tìm thấy.

Trang 7

Ví dụ: Giáo viên giao cho học sinh A từ “tomato - quả cà chua” và cácbước thực hiện như sau:

Giáo viên: Look for tomato Is it a tomato? (Lúc này giáo viên đưa tranh“onion - củ hành tây”)

Học sinh: No

Giáo viên: Is it a tomato? (Lúc này giáo viên đưa tranh “tomato - quả càchua”)

Học sinh: Yes Giáo viên: What is it?

Học sinh: It’s a tomato.

Giải pháp 6: Sumo fighter (Võ sĩ sumo)

- Mục đích: Tạo không khí vui tươi và giúp học sinh rèn luyện kĩ nói vàghi nhớ từ.

- Cách thực hiện: Giáo viên mời 4 - 5 học sinh lên trước lớp Sau đó giáoviên phát cho mỗi học sinh 1 tranh Học sinh sẽ dấu tranh ra phía sau lưng mìnhvà mặt trước của tranh sẽ quay ra ngoài Tiếp theo giáo viên yêu cầu lớp đọc bàivè bất kỳ bằng Tiếng Anh, trong lúc đó những học sinh phía trên sẽ di chuyểnsao cho nhìn thấy được tranh của bạn kia đang cầm là gì và đọc to từ đó lên chocả lớp nghe Tranh của học sinh nào bị phát hiện sẽ là người thua cuộc và bạncòn lại cuối cùng sẽ dành chiến thắng

Hình 4 Sumo fighter

Trang 8

Giải pháp 7: Project-based learning (Học tập dựa trên dự án)

- Mục đích: Rèn luyện các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp, tư duyphản biện va phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông.

- Cách thực hiện: Giáo viên thiết kế trải nghiệm học tập sau mỗi đơn vịbài học, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch, phân nhóm/ cá nhân và giao nhiệm vụcho từng nhóm/ các nhân.

Ví dụ: Kết thúc bài học chủ đề về quần áo giáo viên có thể yêu cầu họcsinh thiết kế bộ trang phục mà các em thích được mặc vào vở hoặc trên giấy A4,tô màu và viết ra câu Tiếng Anh bên dưới bức tranh Sau đó giáo viên yêu cầuhọc sinh cùng nhau chia sẻ với bạn mình về bộ trang phục mà mình vừa thiết kế.

Hình 5 Project-based learning

Trang 9

3 Tính hiệu quả

Sau một thời gian vận dụng đúng đắn và linh hoạt các hoạt động cũngnhư trò chơi giúp học sinh tham gia tích cực trong các tiết học Tiếng Anh Tôinhận thấy rằng:

Tiết học Tiếng Anh ngày càng sinh động hơn, học sinh luôn hứng thú, tựmình tìm hiểu kiến thức, ứng dụng kiến thức vào thực tế và tự giác học tập hơn.

Học sinh có điều kiện, cơ hội thể hiện bản thân, bộc lộ cá tính, quan điểmvà hành vi độc lập của mình Từ đó giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnhcũng như điểm yếu của học sinh để bổ sung kiến thức cho các em và học sinhcũng có thể đánh giá quá trình tham gia luyện tập của bạn mình trong các tròchơi ngôn ngữ.

Sử dụng nhiều hoạt động và trò chơi khác nhau trong dạy học giúp các emhọc sinh cảm thấy tự tin, năng động, tập trung hơn và kết quả thu được đó là sựtiến bộ trong học tập, đặc biệt là sự yêu thích môn học Tiếng Anh của các em.

Thông qua môn Tiếng Anh còn giúp học sinh có những hiểu biết ban đầuvề đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh và củacác quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh;biết tự hào, yêu quý và trân trọng ngôn ngữ và nền văn hoá của dân tộc mình.

Kết quả học tập tiến bộ của học sinh được thể hiện cụ thể qua bảng dướiđây:

Trang 10

C- PHẦN KẾT LUẬN1 Phạm vi áp dụng

Đề tài “Các hoạt động và trò chơi nhằm thu hút học sinh trường Tiểu họcĐông Hiệp tham gia tích cực trong tiết học Tiếng Anh” đã được thực hiện khá

hiệu quả ở khối lớp 2, 3 và nhân rộng thêm ở các khối lớp 1, 4, 5 còn lại trongtrường Tiểu học Đông Hiệp Đồng thời bản thân cũng đã chia sẽ với bạn bèđồng nghiệp trong tổ Tiếng Anh của huyện để cùng thực hiện.

2 Điều kiện áp dụng và được triển khai, nhân rộng

Muốn đạt kết quả cao trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểuhọc trước hết giáo viên phải có trách nhiệm, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trongcông việc Phải hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh tiểu học Phải xácđịnh rõ mục tiêu yêu cầu trọng tâm của bài dạy, sử dụng và phối hợp cácphương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học cụthể Khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học như tivi, bảngtương tác, laptop, tranh ảnh, thẻ từ, mạng internet và làm nhiều đồ dùng dạy họccó tính thẩm mỹ cao giúp học sinh hứng thú tham gia vào bài học

Trên đây là các hoạt động và trò chơi nhằm thu hút học sinh trường Tiểu

học Đông Hiệp tham gia tích cực trong tiết học Tiếng Anh bước đầu đã đạt

những kết quả khả quan, đáng ghi nhận và có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả cáckhối lớp tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Cờ Đỏ Song đề tài mà bảnthân nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kínhmong sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp và bạn đồng nghiệp đểbản sáng kiến được trọn vẹn và hoàn thiện hơn./.

Ngày đăng: 19/06/2024, 08:44

w