Hướng dẫn xử lý Co giạt do sốt ở trẻ em

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hướng dẫn xử lý Co giạt do sốt  ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Co giật do sốt gặp nhiều nhất ở trẻ 12 - 18 tháng Cần chẩn đoán loại trừ nhiễm khuẩn thần kinh Tái phát ở khảng 1/3 trẻ em, nhưng là hiện tượng lành tính và nguy cơ thấp mắc bệnh động kinh trong tương lai Thuốc cắt cơn giật phổ biến: diazepam ( TM/ Trực tràng) + Midazolam ( TM / Niêm mạc má) Dự phòng bằng thuốc chống động kinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp

Trang 2

ĐỊNH NGHĨA

* Định nghĩa co giật do sốt (Febrile seizure):

• Tất cả các cơn co giật xảy ra khi sốt trên 380C• Ở trẻ 6 tháng - 5 tuổi

• Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương• Không có bằng chứng của rối loạn chuyển hóa cấp tính

Trang 3

DỊCH TỄ HỌC

• Tỷ lệ mắc ở Mỹ là 2,2 - 5% trẻ dưới 5 tuổi; ở Nhật là 7%, ở đảo Mariana là 14%

• Tỷ lệ nam/ nữ là 1,6:1

• Tuổi mắc bệnh nhiều nhất 12 -18 tháng

• Ở Mỹ: trẻ em da đen mắc bệnh nhiều hơn trẻ da trắng• Bệnh mắc vào mùa đông xuân nhiều hơn mùa hè

Trang 4

YẾU TỐ NGUY CƠ

Trang 5

YẾU TỐ NGUY CƠ

*Nhiệt độ

•Nhiệt độ gây co giật hay gặp > 390C

•Có 25% co giật khi sốt 380C - 390C

•Co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của trẻ

•Thường gặp ở những trẻ tăng thân nhiệt nhanh

Trang 6

YẾU TỐ NGUY CƠ• Nhiễm trùng:

• Mỹ: 2/3 số trẻ bị CGDS dưới 2 tuổi nhiễm HHV-6 (Humman Herpes Virus-6)

• Châu Âu: 35% HHV-6; 14% Adenovirus; 11% RSV; 9% HSV; 2%

Trang 7

YẾU TỐ NGUY CƠ

*Yếu tố gia đình

• 25% trẻ bị CGDS có bố hoặc mẹ hoặc có cả bố và mẹ bị CGDS so với nhóm chứng là 5%

• Những gia đình có bố hoặc mẹ hoặc có cả bố mẹ bị CGDS thì 11% sinh con nguy cơ bị

• Trẻ có anh chị em bị CGDS thì nguy cơ mắc là 22%

• Trẻ có cả bố mẹ và anh chị em bị CGDS thì nguy cơ mắc là 46%

• Nhóm trẻ có mẹ bị CGDS có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ có bố bị CGDS

Trang 8

YẾU TỐ NGUY CƠ

Trang 9

YẾU TỐ NGUY CƠ

*Tiêm chủng

• Có 25 - 34 trẻ/ 100000 trẻ tiêm phòng mũi phối hợp sởi, quai bị, rubella bị CGDS, tỷ lệ mắc cao nhất sau tiêm 7 - 14 ngày.• Có 6 - 9 trẻ/ 100000 trẻ tiêm phòng mũi phối hợp bạch hầu,

ho gà, uốn ván bị CGDS, tỷ lệ mắc cao nhất trong ngày tiêm phòng.

• Tiêm mũi phối hợp (bạch hầu, ho gà, uốn ván với thủy đậu) có nguy cơ bị CGDS cao hơn so với tiêm riêng mũi thủy đậu

• Trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi tiêm các loại vacxin phối hợp có chứa vacxin sởi có nguy cơ bị CGDS thấp hơn nhóm trẻ 16 - 23 tháng tuổi

Trang 10

YẾU TỐ NGUY CƠ

• Suy dinh dưỡng bào thai

• Có 17% trẻ có tiền sử sang chấn sản khoa và ngạt lúc sinh bị

CGDS (tổng hợp 19 nghiên cứu hồi cứu trên 3427 bệnh nhân)

Trang 11

KHÁM LÂM SÀNG

Khám toàn diện, khai thác kỹ tiền sử và bệnh sử

• Đánh giá đặc điểm cơn co giật: mất ý thức, rối loạn nhịp thở, tím tái, sùi bọt mép, trợn mắt, khu trú hay toàn thể Tình trạng ý thức sau cơn.• Đánh giá các dấu hiệu thần kinh, hội chứng não – màng não

• Phát hiện bệnh nhiễm trùng kèm theo• Tiền sử tiêm chủng

• TS các vấn đè thần kinh hoặc chậm phát triển• TS co giật của trẻ và gia đình

Trang 12

CHẨN ĐOÁN

CGDS đơn thuầnCGDS phức hợpTrạng thái động kinh do sốt

Cơn toàn thểCơn khu trú hoặc- Cơn giật kéo dài liên tục hoặc không liên tục > 30 phút

- Không hồi phục ý thức giữa các cơn

<15 phút>15 phút hoặc

Có 1 cơn trong 24hCó ≥ 2 cơn trong 24h

Trang 13

• Lưu ý:

Co giật trong một số bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm dạ dày ruột: trẻ xuất hiện cơn co giật mà không có bằng chứng về sốt, biểu hiện lâm sàng, điều trị và tiên lượng tương tự co giật do sốt đơn thuần

Trang 14

CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Trang 15

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Chỉ định xét nghiệm dịch não tủy cho BN bị CGDS:

•BN nghi ngờ bị viêm não, viêm màng não

•BN < 12 tháng tuổi hoặc chưa tiêm phòng Hib, phế cầu•BN bị FS phức hợp và rối loạn ý thức kéo dài sau cơn giật

•BN có tình trạng kích thích hoặc li bì kéo dài trước khi đến bệnh viện

•BN đã được điều trị kháng sinh trước

Trang 16

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Điện não đồ:

• KHÔNG chỉ định thường quy cho tất cả các BN bị CGDS

• Chỉ định điện não đồ cho CGDS thể phức hợp, có triệu chứng thần kinh

• BN bị trạng thái co giật khi sốt cần làm điện não đồtrong vòng 72 giờ sau cơn giật

Trang 18

*Các xét nghiệm khác tùy thuộc định hướng nguyên nhân gây sốt

Trang 19

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

• Ớn lạnh rùng minhg ( rét run)• Viêm

• Bệnh não cấp• Động kinh

Trang 20

TIÊN LƯỢNG

• Hầu hết các bệnh nhân tái cơn co giật khi sốt trong 2 năm:Tỷ lệ BN tái 1 cơn là 33% - 44%

Tỷ lệ BN tái ≥ 2 cơn là 9% - 20%• Yếu tố nguy cơ tái cơn:

Cơn giật đầu tiên dưới 1 tuổiTiền sử bố mẹ bị CGDS

Co giật khi sốt không cao

Khoảng thời gian từ khi sốt đến khi giật ngắn

Trang 21

TIÊN LƯỢNG

• Tỷ lệ BN bị động kinh sau CGDS:- BN bị CGDS đơn thuần ≤ 5%

- BN bị CGDS phức hợp 10% - 20%

• BN bị FS kéo dài hoặc trạng thái co giật khi sốt có nguy cơ bị động kinh cục bộ hoặc bị xơ hóa thùy thái dương• BN chậm phát triển tâm thần hoặc tiền sử gia đình bị

động kinh có

nguy cơ cao bị động kinh sau CGDS

• CGDS không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động của trẻ trừ nhóm co giật kéo dài hoặc nhóm có tổn thương thùy thái dương

Trang 22

ĐIỀU TRỊ

• Cắt cơn giật• Hạ sốt

• Điều trị nguyên nhân gây sốt• Điều trị dự phòng

Trang 23

ĐIỀU TRỊ

1 Xử trí ban đầu tại nhà:

-Để trẻ nằm yên, tránh kích thích, ở vị trí an toàn (tránh các vật xung quanh có thể làm tổn thương trẻ)

-Đặt đầu trẻ nghiêng phải, nới rộng quần áo

-Gối đầu bằng gối mỏng hoặc khăn để tránh chấn thương vùng đầu trong cơn giật

-Lấy dị vật trong miệng trẻ nếu có thể ( thức ăn, răng giả )-Ghi nhận thời gian cơn giật và kiểu giật để cung cấp thông

tin cho bác sỹ

-Cặp nhiệt độ cho trẻ, nếu trẻ sôt có thể hạ sốt bằng đường trực tràng, chườm ấm cho trẻ

Trang 24

ĐIỀU TRỊ

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

-Cơn giật kéo dài>5 phút-Có nhiều cơn liên tiếp

-Sau khi kết thúc cơn giật 10 phút mà trẻ chưa tỉnh-Trẻ ngừng thở, khó thở sau cơn giật

-Trẻ bị cơn giật đầu tiên

Những điều không nên làm khi trẻ co giật:

-Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ

-Không cố giữ chân tay hoặc ôm chặt trẻ vì có thể làm trẻ khó thở hoặc chấn thương

Trang 26

ĐIỀU TRỊ

Không có đường tiêm TM

•Diazepam đường trực tràng: 0,3-0,5 mg/kg/lần (max 20 mg/lần)

• Midazolam đường niêm mạc má 0,3-0,5 mg/kg/lần (max 10mg)

Có đường tiêm TM

•Diazepam đường TM 0,2 - 0,3mg/kg/lần (max 10mg/lần)

•Lorazepam 0,1 mg/kg/lần

• Midazolam đường TM 0,1 -0,2 mg/kg/lần (max 10mg/lần)

Có thể lặp lại 1 liều sau 5 phút không cắt được cơn giật

Trang 27

Pha với Natriclorid 0,9% vừa đủ 5mlTiêm TMC 1ml

-Đường niêm mạc má, liều 0,5 mg/kg/lần=> 5mg/lầnBơm niêm mạc má 1 ống

2 Diazepam:

- Đường TM,liều 0,2 mg/kg/lần => 2 mg/lần Diazepam 10mg/2ml * 1 ống

Pha với Natriclorid 0,9% vừa đủ 10mlTiêm TMC 3ml

-Đường trực trang, liều 0,5 mg/kg/lần => 5 mg/lầnThụt hậu môn ½ ống

Trang 28

ĐIỀU TRỊ

Trạng thái động kinh do sốt

Bn co giật kéo dài hoặc lặp đilặp lại mặc dù đã sử dựng thuốc

Bezodiazepin nên được điêu trị kịp thời bằng các thuốc chống co giật khác

- Tư thế: nằm ngửa, đàu cao 30* nếu có phù não hoặc nghiêng phải- Hút đờm rãi đmả bảo thông thoáng đường thở

- Dexamethason 0,4mg/kg, tMC 2 lần, cách 8h- Manitol 20%, 0,5g/kg, Truyền trong 30 phút- Điều chỉnh nước, điện giải, toan kiêmg

- Dùng thuốc hạ sốt

- Nếu BN nhân còn giật: hội chẩn với bs HSCC

Trang 30

ĐIỀU TRỊ

Điều trị dự phòng

Còn rất nhiều tranh cãi về điều trị dự phòng cho trẻ bị CGDS

Đồng thuận chung: Không dùng thuốc dự phòng cho BN CGDS đơn thuần trừ một số trường hợp:

Trang 31

ĐIỀU TRỊ

Điều trị dự phòng

• BN có ≥ 2 cơn CGDS phức hợp và điều trị diazepam trong đợt sốt không hiệu quả

• Giảm dần liều thuốc kháng động kinh nếu bệnh nhân không

tái cơn giật trong 6 tháng

• Các thuốc kháng động kinh chỉ làm giảm nguy cơ tái phát

con giật trong vòng 6 tháng - 2 năm mà không làm giảmnguy cơ động kinh trong tương lai

Trang 32

KẾT LUẬN

• Co giật do sốt gặp nhiều nhất ở trẻ 12 - 18 tháng• Cần chẩn đoán loại trừ nhiễm khuẩn thần kinh

• Tái phát ở khảng 1/3 trẻ em, nhưng là hiện tượng lành tính và nguy cơ thấp mắc bệnh động kinh trong tương lai• Thuốc cắt cơn giật phổ biến: diazepam ( TM/ Trực tràng)

+ Midazolam ( TM / Niêm mạc má)

• Dự phòng bằng thuốc chống động kinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp

Trang 33

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Ngày đăng: 19/06/2024, 08:27