TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT ---*--- BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nêu lên những chính sách tài khóa được thực hiện ở Việt Nam trong năm 2017-2021 Qua đó thấy được các tác động của chính sách này lên nền kinh tế Việt Nam mà cụ thể là đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam Từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như tiêu cực của chính sách tài khóa trong giai đoạn này, đồng thời đưa ra các giải pháp tốt và hiệu quả hơn.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thực chứng: lấy số liệu chính xác để phân tích chính sách nhà nước
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét,
Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và bảng biểu, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát
Chương 2: Thực trạng tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2017-2021
Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Cơ sở lý luận về tác động chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát
Chính sách tài khóa
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa:
Là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu ngân sách để tác động vào tổng cầu, qua đó nhằm điều chỉnh sản lượng để đạt mục tiêu mong muốn
* Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá:
• Tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
• Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát
• Tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động
• Cân bằng cán cân thương mại
Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, vì G là một bộ phận của tổng chi tiêu
Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Khi Chính phủ tăng thuế hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tác động đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu cho tiêu dùng và cho đầu tư Kết quả là tổng cầu, sản lượng, việc làm và giá cả thay đổi
* Ngân sách của chính phủ (B)
• Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp cao sử dụng chính sách tài khoa mở rộng
• Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp
1.1.2 Nghiên cứu chính sách tài khoá trong lý thuyết:
Chính sách tài khoá mở rộng (nới lỏng)
• Khái niệm: Là chính sách tài khoá có tác dụng làm tăng tổng cầu và vì vậy làm tăng sản lượng
• Cơ chế hoạt động và công cụ: Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yt < Y*)
Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng nhằm thúc đẩy gia tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp Công cụ được sử dụng là tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế hoặc kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế Vì chi tiêu của Chính phủ là một yếu tố cấu thành nên tổng chi tiêu (hay tổng cầu) nên khi chi tiêu của Chính phủ tăng làm cho tổng cầu tăng Còn khi Chính phủ giảm thuế (chẳng hạn như thuế tiêu dùng hay thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ kích thích làm cho tiêu dùng hay đầu tư tăng lên, tương ứng làm cho tổng cầu tăng Khi Chính phủ kết hợp cả tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế thì tổng cầu càng được kích thích tăng lên nhiều hơn Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng Để tăng sản lượng, doanh nghiệp có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực hơn, trong đó có nguồn lao động, khiến cho thất nghiệp có xu hướng giảm
Chính sách tài khoá thu hẹp (thắt chặt)
• Khái niệm: Là chính sách tài khoá có tác dụng làm giảm tổng cầu và vì vậy làm giảm sản lượng
• Cơ chế hoạt động và công cụ: Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế trong trạng thái quá nóng, sản lượng thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng (Yt > Y*)
Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng, lạm pháp gia tăng, chính sách tài khóa thu hẹp được sử dụng nhằm đưa nền kinh tế về hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát mức lạm pháp Công cụ được sử dụng là giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế hoặc kết hợp vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế Vì chi tiêu của Chính phủ là một yếu tố cấu thành nên tổng chi tiêu (hay tổng cầu) nên khi Chính phủ giảm chi tiêu sẽ làm cho tổng cầu giảm Bên cạnh đó, việc Chính phủ tăng thuế khiến tiêu dung hay đầu tư giảm đi, tương ứng làm cho tổng cầu giảm Hoặc Chính phủ có thể kết hợp cả giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế để tổng cầu giảm đi nhanh hơn Tổng cầu giảm khiến các doanh nghiệp tương ứng giảm sản xuất cũng như giảm giá thành của các hàng hóa và dịch vụ Từ đó, lạm pháp của nền kinh tế được kiềm chế
Sản lượng và lạm phát trong nền kinh tế
Sản lượng là một trong những biến số vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế và thường được đo bởi các chỉ tiêu GDP và GNP hoặc một vài chỉ tiêu đo lường khác
1.2.1.2 Tổng sản lượng quốc nội GDP ( Gross Domestic Product)
GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm sản xuất và bán để tiêu dùng hoặc đầu tư, không tính đến các hàng hóa trung gian
GDP bao gồm 2 bộ phận:
- Lượng hàng hóa dịch vụ do công dân nước sở tại tạo ra ở trong nước
- Lượng hàng hóa dịch vụ do công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại
GDP được chia thành 2 loại:
- GDP danh nghĩa (nominal GDP – GDPN)
1.2.1.3 Tổng sản phẩm quốc dân GNP
GNP đo lượng tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính là một năm)
GNP bao gồm 2 bộ phận:
- Lượng hàng hóa dịch vụ do công dân nước sở tại tạo ra ở trong nước
- Lượng hàng hóa dịch vụ do công dân nước sở tại tạo ra ở nước ngoài
* Phân biệt giữa GDP và GNP
- GDP chỉ tính giá trị các hàng hóa và dịch được sản xuất trong nước của công dân trong nước và công dân nước ngoài nhưng chỉ tính trong phạm vi lãnh thổ
- GNP chỉ tính giá trị hàng hóa dịch vụ do công dân một nước tạo ra ở trong nước và ở nước ngoài, không bao gồm người nước ngoài
- Mối quan hệ giữa GDP và GNP:
Với NIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài, được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập do công dân nước sở tại tạo ra ở nước ngoài với thu nhập tạo ra ở nước sở tại của công dân nước ngoài
Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian và là sự suy giảm sức mua của đồng tiền
1.2.2.2 Các mức độ lạm phát
❖ Có 3 mức độ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải, hay còn gọi là lạm phát một con số, là lạm phát với tỷ lệ lạm phát dưới 10% Thông thường, đây là mức lạm phát mà bình thường một nền kinh tế trải qua và ít gây các ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Khi giá tăng ở mức một con số, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện các giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính bằng tiền, vì họ tin rằng giá cả và chi phí của hàng hóa và dịch vụ sẽ không chênh lệch quá xa
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát với tỷ lệ lạm phát lên đến hai hoặc ba con số trong một năm Như vậy, tốc độ tăng giá ở mức khá nếu như lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế Khi lạm phát phi mã xảy ra, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, vì vậy, người dân có xu hướng ít giữ tiền mặt, thay vào đó, xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản hoặc chuyển sang sử dụng vàng và ngoại tệ mạnh cho các giao dịch có giá trị lớn gia tăng
- Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, từ ba đến bốn con số trở lên Siêu lạm phát phá hủy toàn bộ nền kinh tế và luôn đi kèm với hiện tượng suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng 1.2.2.3 Tác động của lạm phát:
Nếu lạm phát ở quy mô nhỏ (với tỷ lệ lạm phát ở mức một con số), thì thông thường sẽ chưa gây ra các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, thậm chí, nếu có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý thì có thể kích thích, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn Nếu lạm phát ở quy mô lớn và không dự tính trước được thì hậu quả mà lạm phát gây ra sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn
❖ Tác động đối với sản lượng:
Khi giá cả tăng, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo, có thể tăng, giảm hoặc có khi không đổi Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tang nhưng mức độ tăng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dốc của đường cung Khi sản lượng cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng, sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải sẽ làm cho sản lượng gia tăng với một tốc độ nhanh hơn sự gia tăng của mức giá chung Tuy nhiên khi mức sản lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ tạo ra sự tăng lên nhanh chóng của mức giá chung, lạm phát tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng giảm, giá cả tăng cao, nên kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ lạm phát đình trệ Sự sụt giảm sản lượng như thế nào còn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu Nếu lạm phát do từ cả hai phía cung và cầu thì tùy mức độ dịch chuyển của cả hai đường tổng cầu và tổng cung mà sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi
❖ Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải:
Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá sữa các loại hàng hóa, dịch vụ
❖ Tác động đến cơ cấu kinh tế:
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay đổi theo cùng tỷ lệ Những ngành có giá tang nhanh sẽ tăng tỷ trọng chiếm trong tổng sản lượng, nguyên nhân là do giá tăng nhanh làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành Mặt khác, giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó Đồng thời lúc đó, sản lượng ngành khác cũng có thể giảm xuống Kết quả là lạm phát làm thay đổi cơ cấu kinh tế
❖ Tác động đến tính hiệu quả kinh tế:
Khi lạm phát xảy ra càng cao, thông thường khiến cho hiệu quả kinh tế càng suy giảm Cụ thể là, lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá, do giá là tín hiệu quan trọng giúp người mua (người bán) có quyết định tối ưu Trong thời kỳ lạ phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho mọi người không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hang hóa thay đổi như thế nào, do đó, các quyết định mua bán hàng hóa như lựa chọn mặt hàng, sản lượng
… không còn đúng với quyết định tối ưu Mặt khác, lạm phát còn khiến choc ơ cấu đầu tư bị biến dạng, suy yếu thị trường vốn, làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ hay phát sinh chi phí điều chỉnh giá… khiến cho hiệu quả của nền kinh tế bị suy giảm
Làm lãng phí các nguồn lực xã hội (chi phí “mòn giầy”) Lạm phát làm cho các tác nhân trong nền kinh tế tiêu tốn nhiều thời gian và công sức cho việc giảm bớt lượng tiền mặt nắm giữ
Làm tăng chi phí cho việc điều chỉnh giá, chi phí này được các nhà kinh tế gọi là
Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và lạm phát
❖ Khi nền kinh tế suy thoái
Hình 1.1: Chính sách tài khóa khi nền kinh tế suy thoái
Giả định ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm 𝑬 𝟏 (giao của đường
A𝑫 𝟏 và đường A𝑺 𝑺 ) với mức giá chung 𝑷 𝟏 và mức sản lượng cân bằng 𝒀 𝟏 (𝒀 𝟏