1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

4 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiến thức chung về môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của bộ môn Chủ nghĩa xã hội Khoa học

Trang 1

NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

I.Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của CNXH KH1 Khái niệm CNXH KH:

- Nghĩa rộng: CNXH KH là học thuyết lý luận, luận giải từ góc độ triết học, kinh tế vàchính trị - xã hội về những biến đổi tất yếu của xã hội loài người từ CN tư bản lên CNxã hội và CN cộng sản CNXH KH chính là CN MLN.

- Nghĩa hẹp: CNXH KH là 1 trong 3 bộ phận hợp thành CN MLN, luận giải từ góc độtriết học, kinh tế và chính trị - xã hội về những biến đổi tất yếu của xã hội loài ngườitừ CN tư bản lên CN xã hội và CN cộng sản.

2 Vị trí của CNXH KH trong hệ thống lý luận của CN MLN:

❖ Sự thống nhất giữa 3 bộ phận: triết học, kinh tế - chính trị, CNXH KH- Phương pháp luận: đều sử dụng phép biện chứng duy vật.

- Mục đích thực tiễn: đều góp phần cải tạo và biến đổi hiện thực khách quan; trong đócó cải tạo, biến đổi các quan hệ xã hội để qua đó, xã hội vận động và phát triển đilên.

- Tính giai cấp (tính chính trị): đều làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân và làm thế nào để giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lsu ấy.

- Cả 3 bộ phận đều là thể hiện lập trường, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp côngnhân.

❖ Sự khác nhau giữa 3 bộ phận:- Vai trò cụ thể:

+ Triết học MLN: luận giải tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của xãhội loài người từ hình thái kinh tế xã hội thấp sang hình thái kinh tế xã hội caohơn.

+ Kinh tế - chính trị MLN: luận giải tính tất yếu của bước chuyển từ hình tháikinh tế tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế cộng sản.

+ CNXH KH: trả lời cho câu hỏi làm như thế nào và lực lượng nào thực hiệnbước chuyển từ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tếcộng sản.

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Quy luật chính trị xã hội: phản ánh sự vận động và biến đổi của những quan hệchính trị xã hội - quan hệ giữa người và người mà chủ thể của quan hệ ấy liên quantrực tiếp đến vấn đề quyền lực nhà nước.

+ Quy luật chung nhất chi phối tự nhiên, xã hội, tư duy con người.

Trang 2

+ Quy luật kinh tế phản ánh quan hệ giữa người và người nhưng liên quan đến sảnxuất, phân phối và lưu thông hàng hóa.

Đối tượng nghiêncứu

nội dung nghiên cứu phạm vi nghiên cứu

các giai đoạn pháttriển của xã hội loàingười

Kinh tế - chính trịMLN

quy luật kinh tế giai đoạn chuyểnbiến từ hình tháikinh tế tư bản sanghình thái kinh tếcộng sản chủ nghĩa

chính trị xã hội củaquá trình chuyểnbiến từ hình tháikinh tế tư bản chủnghĩa sang hình tháikinh tế cộng sản.

quy luật chính trị giai đoạn chuyểnbiến từ hình tháikinh tế tư bản sanghình thái kinh tếcộng sản chủ nghĩa

3 Phương pháp nghiên cứu CNXH KH:

Phương pháp luận chung: phép biện chứng duy vật- Phương pháp kết hợp logic và lịch sử

- Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiệnkinh tế - xã hội cụ thể.

- Phương pháp đặc thù của CNXH KH: Phương pháp nghiên cứu lý luận gắn liền vớitổng kết thực tiễn của phong trào công nhân.

- Các phương pháp có tính liên ngành.

II.Sự ra đời các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học1 Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của CNXH KH

❖ Hoàn cảnh lịch sử ra đời:- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào những năm 40 củaTK XIX Điều này được đánh dấu bằng sự phát triển của nền đại công nghiệp đểthay thế cho những công trường thủ công (VD: Trong công trường thủ công, ngườithợ dệt dùng khung cửi để dệt vải, thì ở nền đại công nghiệp có máy dệt để dệt vải)+ Sự vận động và phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Với sự phát

triển đến nền đại công nghiệp thì mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tưsản ngày càng sâu sắc Qua các cuộc đấu tranh, gcap công nhân ngày càng trưởng

Trang 3

thành về số lượng và chất lượng => Giai cấp công nhân đã trưởng thành với tưcách là 1 llg chính trị ở trong xã hội

❖ Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận:

- Thành tựu KHXH: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủnghĩa không tưởng Chủ nghĩa xã hội không tưởng cung cấp những tiền đề tư tưởngtrực tiếp cho sự ra đời của CNXH KH.

- Thành tựu KHTN - 3 phát minh “vạch thời đại” có sự tác động đến sự ra đời củaCNXH KH: Học thuyết tiến hóa, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, họcthuyết tế bào Học thuyết tế bào là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhàsáng lập CNXH KH nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời.❖ Vai trò của Mác và Ăngghen:

Mác và Ăngghen là những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của TK XIX, và là nhà lãnh tụcủa phong trào công nhân.

- Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của Mác và Ăngghen+ Về thế giới quan, Mác và Ăngghen đều được sinh ra trong cái nôi triết học cổ điển

Đức, trong đó có triết học Hêghen - triết học duy tâm Tuy nhiên quá trình hoạt độnglý luận cũng như hoạt động thực tiễn đã làm cho Mác và Ăngghen có sự chuyển biếntừ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật Bước chuyển về thế giới quanấy diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX Từ đó lập trường chính trị của Mác vàĂngghen cũng có sự chuyển biến Khi bắt đầu hoạt động thực tiễn thì Mác vàĂngghen đều đứng trên lập trường ủng hộ CM tư sản, nhưng sau đó, họ phát hiện ranhững mâu thuẫn giữa đời sống hiện thực và hệ tư tưởng của gcap tư sản Ví dụ, hệtư tưởng gcap tư sản tuyên truyền cho tư tưởng tự do, nhưng khi Mác hoạt động vớitư cách làm chủ bút của 1 tòa soạn báo, thì Mác mới tiếp xúc trực tiếp với chế độkiểm duyệt báo chí của nhà nước phổ, từ đó, Mác thấy chế độ kiểm duyệt ấy đã hạnchế quyền tự do ngôn luận, chính vì thế, Mác đã có những nghi ngờ đối với hệ tưtưởng của giai cấp tư sản Ăngghen cũng như Mác đã dần dần từ bỏ lập trường dânchủ đứng về phía lập trường cộng sản, tức là đứng về phía công nhân, đấu tranhcho những người lao động.

- Ba phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen:

+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử: khẳng định sự phát triển lịch sử của xã hội loài người làmột quá trình lịch sử tự nhiên, tuân theo quy luật khách quan.

+ Học thuyết giá trị thặng dư: khẳng định sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩatư bản và sự ra đời tất yếu của CNXH.

Trang 4

+ Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: khẳng định sứ mệnh lịch sửtoàn thế giới của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

⇒ Với 3 phát kiến này, chủ nghĩa Mác đã khắc phục hạn chế của triết học cổ điển đức, kinhtế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen soạn thảo được công bố

trước toàn thế giới vào tháng 2/1848, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh chính trị , kim chỉ nam hành động của toàn bộphong trào cộng sản và công nhân quốc tế Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn

dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao độg toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủnghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảođảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do, và hạnh phúc.

2 Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) Giai đoạn Mác và Ăngghen tiếp tục phát triển CNXH KH

Trong thời kỳ này, từ thực tiễn phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây, mácvà Ăngghen tiếp tục phát triển lý luận CNXH KH ở một số nội dung:

- Tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản.- Tư tưởng về cách mạng không ngừng.

- Tư tưởng về xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.- Tư tưởng về các giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

b) Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển CNXH KH trong điều kiện mới

Thời kỳ này, các trào lưu tư tưởng phi Mác xít phát triển mạnh mẽ, tấn công vào chủ nghĩaMác, muốn xóa bỏ chủ nghĩa mác, chính vì thế, Lênin vừa phải bảo vệ vừa phải phát triểntỏn điều kiện mới:

- Lênin hoàn chỉnh về lý luận CM XHCN, đưa ra tư tưởng mới về khả năng thắng lợicủa CM XHCN.

- Lênin có phát triển mới về lý luận CM dân chủ tư sản trong thời đại của chủ nghĩa đếquốc: cuộc cách mạng dân chủ sẽ do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Lênin đã xây dựng lý luận về chính đảng của giai cấp công nhân.- Lênin đã bổ sung cương lĩnh dân tộc

- Lênin đã xây dựng lý luận về CNXH ở Nga, lý luận về thời kỳ quá độ để đi lên chủnghĩa xã hội.

c) Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của CNXH KH từ sau khi Lênin qua đời đến nay❖ từ khi Lênin mất đến thập kỷ 80 của tk XX

❖ từ thập kỷ 80 của tk XX cho đến nay

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:15

w