1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch đề tài chuyên đề nhà sàn bác hồ nhà 54 và lối sống giản dị của chủ tịch hồ chí minh

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên đề “Nhà sàn Bác Hồ; nhà 54” và lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Hữu Tập
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 15,49 MB

Nội dung

Đặc biệt khi Bác đi xa đã để lại biết bao nhiêu giá trị lịch sử và niềm tiếc thương của biết bao trái tim đồng bào Việt Nam, tư tưởng và những lời căn dặn của Bác kiên quyết thực hiện tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

ĐỀ TÀI: Chuyên đề “Nhà sàn Bác Hồ; nhà 54” vàlối sống giản dị của chủ tịch

Trang 2

Chương 4: Tình hình thực thế, bàn bạc và giải pháp 35

Trang 3

3

Lịch sử Cách mạng của đất nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp

phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường và là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Người được

Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt khi Bác đi xa đã để lại biết bao nhiêu giá trị lịch sử và niềm tiếc thương của biết bao trái tim đồng bào Việt Nam, tư tưởng và những lời căn dặn của Bác kiên quyết thực hiện trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước vững bước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, đó không chỉ là những lời dặn đơn thuần mà nó còn là sự kết tinh tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một Người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho Cách Mạng Việt Nam Có những địa danh tồn tại trong lòng ta như lời gọi của cố nhân và có những nơi làm ta sống dậy niềm tự hào

về một thời oanh liệt, về những con người được cả thế giới gọi tên với tình cảm thiết tha trìu mến Buổi tham quan đã để lại trong tôi ấn tượng thật sự sâu sắc cùng những xúc cảm đan xen giữa lòng tự hào, sự biết ơn và niềm tiếc thương vô hạn đối với Chủ tịch

đấu tranh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân

Nhà thơ Bùi Công Minh đã từng thổn thức trong câu thơ của mình rằng “Hỡi ai đi khắp thế gian gặp bao thành quách huy hoàng nguy nga nhớ về nơi Bác chúng ta góc vườn nho nhỏ ngôi nhà đơn sơ” Qua chuyến tham quan thực Bảo Tàng Hồ Chí Minh để lại trong em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về vị Chủ Tịch – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc với thế hệ trẻ; các tổ hợp hình tượng về cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, di chúc của Người; và trên hết để lại ấn tượng nhất buổi tham quan với nhóm em đó là hình ảnh “Nhà sàn Bác Hồ; nhà 54” và lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh

2 Đối tượng nghiên cứu

Thông qua chủ đề này em mong muốn tìm hiểu và làm rõ nội dung và các giá trị lịch sử, nhân văn những hình ảnh về cuộc sống con người Bác và đức tính giản dị của Người Qua đó, em cũng mong muốn được chia sẻ những nội dung này tới nhiều người đọc để cùng nhau hiểu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp nối và thực hiện những mong ước thiêng liêng của Bác

3 Ý nghĩa của chủ đề

Trang 4

4

Bác đã giúp cho em hiểu thêm phần nào về con người của Bác lối tư duy và tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thôi thúc em thực hiện và làm theo những gì tốt đẹp mag người mong muốn để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh hạnh phúc và ấm nó Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học

ý nghĩa và tốt đẹp hơn

❖Chương 1: Tìm hiểu về Nhà sàn Bác Hồ

Trang 5

5

NỘI DUNG Chương 1: Tìm hiểu về Nhà sàn Bác Hồ 1.1 Khái quát chung

Nhà sàn Bác Hồ là kiến trúc bằng gỗ 2 tầng, được xây dựng năm 1958 Ngôi nhà có kiến

kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh rất kỹ về nguyện vọng của mình đối với ngôi nhà Bác muốn làm ngôi nhà sàn giống như đã ở Việt Bắc; tầng 1 thoáng rộng, tầng 2 có 2 phòng, giữa phòng có vách ngăn tận dụng làm giá sách, xung quanh có hành lang Nhà sàn là nơi ở lâu nhất và cũng là những năm tháng cuối đời của Bác, gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước Đây vừa là di sản kiến trúc, vừa là di sản văn hóa, chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao

Nhà sàn Bác Hồ

Trang 6

6

Ngoài nhà sàn Bác Hồ ở Nghệ An, khu di tích nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội cũng là địa điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, công trình này đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội

Nhà sàn Bác Hồ được khánh thành ngày 17/05/1958 nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Người Ngôi nhà ẩn mình dưới những tán cây xanh phía sau khu vườn Phủ Chủ tịch, bao quanh là các hàng rào râm bụt xanh tốt và cổng chào kết bằng cành cây đan xen nhau Tọa lạc ngay giữa khu vườn xanh mát, công trình như một minh chứng rõ nét, biểu tượng cho phong cách và lối sống giản dị của Người Đây là nơi Bác đã sống và làm việc lâu nhất trong suốt thời gian hoạt động cách mạng Bên cạnh đó, ngôi nhà còn là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, đoàn chính khách và hàng triệu kiều bào, đồng bào khắp

cả nước đến viếng thăm Người

Tháng 10/1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác Hồ

từ chiến khu trở về thủ đô Với mong muốn đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho Người trên cương vị là người đứng đầu đất nước và đáp ứng được những nghi lễ ngoại giao khi đón tiếp khách trong nước và quốc tế, Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng đã trân trọng mời Bác về ở và làm việc trong tòa nhà vốn là Phủ toàn quyền Đông Dương nhưng Bác từ chối Cuối tháng 12/1954, Bác quyết định về ở trong ngôi nhà của người thợ điện phục vụ cho Phủ Toàn quyền phía góc vườn Trong 4 năm Bác sống và làm việc tại ngôi nhà của người phục vụ cho Phủ toàn quyền Đông Dương, nhiều lần Trung ương

Trang 7

7

Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới để ở và làm việc tốt hơn, nhưng Bác đều từ chối

vì miền Bắc vừa được giải phóng còn nhiều khó khăn, trong khi miền Nam đang tập trung đấu tranh chống đế quốc Mỹ Mãi đến tháng 3/1958, trong chuyến thăm huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên, thấy đời sống nhân dân được nâng lên, đồng bào đã có thêm nhiều nếp nhà mới, Bác rất vui và nói rằng muốn làm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh ao cá theo kiểu của đồng bào Việt Bắc Sau đó, Bác mời kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đến để nói

về thiết kế ngôi nhà sàn: "Nhà làm nhỏ, chỉ vừa đủ cho 1 người ở, gỗ làm nhà bằng gỗ thường, tầng dưới để thoáng, tầng trên có 2 phòng nhỏ, cầu thang làm rộng để hai người cùng lên một lúc, hành lang làm rộng để có thể ngồi đọc sách và tiện cho sinh hoạt" Bác còn đề nghị xây bệ xi măng thấp, bên trên lát gỗ, tạo thành hàng ghế ngồi xung quanh căn phòng ở tầng 1, để các cháu khi đến thăm Bác có đủ chỗ ngồi Bác còn cho nuôi một

bể cá vàng để các cháu vui

Theo ý nguyện của Bác, ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng Ngôi nhà sàn được xây dựng trên khu đất phía sau tòa nhà Phủ Chủ tịch, bên cạnh ao cá, giữa một khu vườn cây xanh mát Ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc

ở chiến khu Việt Bắc: nhỏ gọn, mộc mạc và bình dị Nhà được xây dựng bằng loại gỗ thông dụng, lợp mái ngói, xung quanh treo mành Đặc biệt, quanh nhà sàn được trồng rất nhiều hoa, cây ăn quả và cây bóng mát, như: nhài, ngâu, dạ lan, mẫu đơn, phượng vĩ, cam, bưởi, chuối, dừa, vú sữa, trường xanh, bụt mọc, xoài gợi nhớ khung cảnh làng

Trước nhà là cầu ao, nơi Bác Hồ thường cho cá ăn, thư giãn, mỗi khi bác vỗ tay là đàn

cá bơi đến

Trang 8

8

Ao cá Bác Hồ

Trang 9

9

Đến đây, du khách sẽ được trực tiếp chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của nhà sàn Bác Hồ Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc với chiều dài 10,5m, chiều rộng 6,2m Cấu trúc nhà sàn gồm 2 tầng Trong đó, tầng dưới là khu vực làm việc của Bác vào mùa hè, phòng họp Bộ Chính trị và tiếp khách thân mật Tầng trên có 2 phòng, mỗi phòng rộng khoảng 10m2 dùng để nghỉ ngơi và làm việc Nhà được làm từ gỗ chắc chắn, mái lợp ngói và xung quanh treo mành, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc

Tầng dưới nhà sàn để trống, là nơi Bác tiếp khách và thường làm việc vào mùa hè, cũng là nơi Bác cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định nhiều vấn đề quan trọng của

Đất nước

Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị và tiếp khách thân mật Mỗi phòng rộng khoảng 10 m2, đủ chỗ để kê một chiếc giường, một bàn, ghế, tủ quần áo và giá sách; với những đồ dùng thật đơn sơ, giản dị là tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ và máy chữ Trong phòng làm việc của Bác, nổi bật nhất là giá sách với hàng trăm cuốn sách, gồm các chủ đề chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn học nghệ thuật được viết bằng nhiều thứ tiếng, trong đó rất nhiều cuốn sách có bút tích của các tác giả kính tặng Bác Những đồ vật giản dị này được nhà thơ Tố Hữu khắc họa trong trường ca “Theo chân Bác”:

“Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn…"

Trang 10

10

Tầng trên có hai phòng, một phòng làm việc và một phòng ngủ

Nơi làm việc của Bác Hồ trong nhà sàn Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Đi vào tham quan, ta có cảm giác thật ấm áp và đơn giản, cũng giống như tấm lòng của Người, giản dị nhưng chất chứa đầy tình thương bao la

Xung quanh nhà sàn là khu vườn rợp bóng cây xanh với nhiều loại cây được mang

Trang 11

11

từ mọi miền đất nước về đây trồng

Nhà sàn Bác Hồ là công trình giản dị phản ánh rõ tính cách và tâm hồn của Người; một công trình đậm bản sắc truyền thống, gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên

Con đường rợp bóng câu xanh nối từ Phủ Chủ tịch sang nhà sàn Bác Hồ

Trang 12

12

Những cây bưởi trong vườn trái cây trong Khu di tích đang đơm trái

Nhà sàn Bác Hồ là công trình giản dị phản ánh rõ tính cách và tâm hồn của Người, một công trình đậm bản sắc truyền thống, gần gũi và hòa hợp cùng thiên nhiên Nhà sàn Bác Hồ không chỉ là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, nhà sàn Bác Hồ còn là địa điểm du lịch Hà Nội thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước Thông qua những hình ảnh giản dị, bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng đầy thăng trầm cùng nếp sống mộc mạc của Bác

Trang 13

19

Suốt cả cuộc đời mình, Chủ tich Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người

Tơrêvin, là Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris của nước Pháp, hay sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối

ăn, mặc, ở của Người Hẳn đã là người Việt Nam, không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm chất Việt Nam như: cá kho, dưa chua, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở

và làm việc

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước đã làm cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ giống như những ngôi nhà sàn của đồng bào trên Chiến khu Việt Bắc Ngôi nhà sàn cũng đơn sơ, giản dị, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (Theo chân Bác)

Trang 14

20

Những chiếc áo kaki giản dị Bác hay mặc Theo lời kể của bà Hoàng Thị Minh Hồ, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong ban Thường vụ Trung ương Đảng về ở tại 48 Hàng Ngang, Bác chỉ mặc chiếc áo nâu, quần sóc và vai đeo một chiếc túi dết bạc màu

Vì sắp đến ngày ra mắt quốc dân đồng bào, nên bà Hoàng Thị Minh Hồ đã đề xuất với ông Nguyễn Lương Bằng: “Mỗi người cần có bộ quần áo trang trọng” Khi đó vì vải hiếm, ông Trịnh Văn Bô lại có nhiều bộ quần áo đẹp, may chỉ để quảng cáo, chỉ mặc 1-

2 lần nên bà Hồ đã nhờ hiệu may sửa chữa, nhuộm hấp để cắt vừa bộ trang phục cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… Còn bà Hồ may cho Bác

2 bộ quần áo hàng kaki

Bác đi đôi dép cao su từ chiến khu về, mặc chiếc quần soóc màu nâu, sơ mi ngắn tay, cùng chiếc mũ phớt bạc màu Hàng đêm, Bác thức khuya ngồi đánh máy chữ Sau này, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô mới được biết, lúc đó, Bác Hồ đang ngồi soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bà Hoàng Thị Minh Hồ nhớ lại: "Lúc bấy giờ trong tủ của nhà chúng tôi có rất

Trang 15

21

nhiều vải, tôi lấy ra mấy súc kaki để may cho anh em Ngoài ra, trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn mà nhà tôi chưa dùng nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm, ai mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy, ông Phạm Văn Đồng, rồi ông Võ Nguyên Giáp nhưng tầm người như Ông Cụ (Bác Hồ) thì không hợp bộ nào cả "

Gần sát ngày lễ, ông bà Trịnh Văn Bô đã chọn riêng một loại vải kaki của Anh rồi

“Tôi mặc xuềnh xoàng thôi Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt ”

Ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới một bức ảnh của một lãnh tụ Liên Xô nên ướm thử với Bác may theo kiểu áo đó cũng không có cà vạt mà vẫn trang trọng Bác mỉm cười nói: “Nhưng mình có phải là người Nga đâu” Cuối cùng ông Vũ Đình Huỳnh mời ông Phú Thịnh là chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt tới và trình bày: “Tôi có người nhà là cụ lý ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may kiểu

áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái,

đi giày đi dép đều hợp với cụ lý nhà tôi”

Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc và dè dặt nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo

ấy cho cụ lý rồi Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù? Thôi được tôi sẽ lo liệu để có

bộ áo hợp ý với cụ lý” Chiếc áo may cho Bác không cần cầu kỳ, dùng bằng vải dễ mặc,

có thể cài khuy kín cổ hoặc mở ra đều tiện Qua gợi ý của Bác, có thể thấy Người luôn muốn học hỏi tinh hoa nhưng vẫn có ý tưởng mới, không nhất thiết rập theo khuôn mẫu

có sẵn

Hai hôm sau, ông Phú Thịnh đem hai bộ quân áo đến, cười ý nhị nói: "Tôi trộm

Đình Huỳnh cười đáp lại tình cảm tinh tế của ông thợ may

Ngày 30/8, chiếc áo được hoàn thành để Bác thử Khi Bác ướm thử, ngắm kỹ cổ

áo và mỉm cười: “Được, thế này là hợp với mình Một chiếc áo vừa toát lên vẻ trang trọng nhưng không làm giảm đi sự gần gũi với đông đảo dân chúng”

Ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó đã rất vui, và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sướng và ngạc nhiên khi biết "cụ lý" mà mình may quần áo cho lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đọc Tuyên ngôn độc lập tại vườn

ấy đã được Bác mặc trong ngày lịch sử 2/9/1945

Phong cách ăn mặc giản dị, gần gũi với dân chúng của vị Lãnh tụ vĩ đại từ bấy lâu nay đã trở thành huyền thoại Gần 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà” trong bài thơ “Sáng tháng năm” Rồi trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết: “Nhớ ông cụ mắt sáng ngời/Áo nâu túi vải đẹo tươi lạ thường”

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị

Trang 16

22

nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn bình dị, gần gũi như thế qua cách ăn mặc của Người

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè

Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”

Đôi dép cao su của Bác Hồ Đôi dép của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ô tô quân

sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa Đôi hài thần đất, đi đến

Trang 17

23

đâu mà chẳng được Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo

“vẫn còn đi được’’ Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép Mọi người thưa:

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim rất quan tâm đến đôi dép của Bác Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng

và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam Vẫn đôi dép

“thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác Bỗng Bác đứng lại:

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi

Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng nhưng chỉ đúng có một phần Đôi dép của Bác cũ nhưng

Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo

Ngày mới giành chính quyền năm 1945, Bác làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong căn

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN