Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -TRƯỜNG ĐIỆN-ĐIỆN
TỬ -BÁO CÁO ĐỒ ÁN 1
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRANG WEB QUẢN LÍ PHÒNG KHÁM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Minh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Dương
Mã sinh viên: 20192794
Lớp: Điện tử 03 – K64
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY FPT TELECOM 4
1.Khái quát chung về FPT Telecom 4
2.Lĩnh vực hoạt động 4
3.Kết luận chung 5
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 6
I Các vị trí trong công ty, yêu cầu chuyên môn, kỹ năng của từng vị trí 6
II Các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của công ty 7
III Công việc được giao 8
PHẦN 3 : NHẬT KÍ THỰC TẬP 11
1 Ngày 5 tháng 9 năm 2023 11
2 Tuần 1 : Từ 05/09/2023 đến ngày 08/09/2023 11
3 Tuần 2 : Từ 11/09/2023 đến ngày 15/09/2023 11
4 Tuần 3 : Từ 18/09/2023 đến ngày 22/09/2023 11
5 Tuần 4: Từ 25/09/2023 đến ngày 29/09/2023 11
PHẦN 5: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ QUA QUÁ TRÌNH THỤC TẬP 12
1.Kết quả đạt được 12
2.Những nhược điểm trong quá trình thực tập 12
3.Bài học kinh nghiệm, kiến nghị 12
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án này trình bày về quá trình và các kết quả đạt được trong khi thực hiện đồ án nghiên cứu phát triển một trang web quản lí phòng khám bệnh hướng đến 3 đối tượng sử dụng là bệnh nhân (patient), bác sĩ (doctor) và người quản lí (admin) Do khối lượng của đồ án lớn nên em được thầy hướng dẫn giao thực hiện xây dựng trang đăng nhập (login screen) và phần giới thiệu trang web (about us page)
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
I Các vị trí trong công ty, yêu cầu chuyên môn, kỹ năng của từng vị trí
Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Công ty Chỉ đạo, giám sát thực hiện các kế hoạch, biện pháp để đưa doanh số Công ty tăng lên
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh…
Phó Giám đốc:
- Người lãnh đạo trực tiếp các hoạt động kinh doanh, hoạt động hàng ngày của Công ty
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, KHKD của Công ty ở diện rộng
- Giám sát thực hiện, kiến nghị cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ Công ty…
Trưởng phòng kĩ thuật:
- Lập kế hoạch triển khai hệ thống hạ tầng viễn thông
- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt đô eng phát triển
- Quản lý đội ngũ Công nhân thi công và bảo trì hê e thống hạ tầng và thuê bao viễn thông Internet của công ty FPT Telecom
Trưởng phòng kinh doanh
- Lập kế hoạch, tổ chức bán hàng dự án và kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch doanh số của bộ phận
- Chịu trách nhiệm về tổng doanh số mục tiêu của bộ phận
- Lên kế hoạch chăm sóc và phát triển hệ thống khách hàng trong phạm vi phụ trách
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng trong việc đào tạo sản phẩm; kỹ năng bán hàng; khuyến khích động viên nhân viên và giao doanh số hiệu quả
- Quản lý việc thực hiện ký kết hợp đồng, giám sát việc thực hiện triển khai đúng cam kết và chất lượng
- Có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc về công tác bán hàng
Trưởng phòng chăm sóc khách hàng:
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Customer Service
- Quản lý, giám sát nhóm chăm sóc khách hàng (nhóm từ 3-4 người)
Trang 6Trưởng phòng kế toán tổng hợp:
- Tổ chức soạn thảo và đề xuất ban hành các quy chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu nội bộ, thực hiện thu thập, ghi chép, tổng hợp và hạch toán kế toán đối
với toàn bộ hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty theo đúng quy định, chế độ tài chính kế toán
- Xây dựng các quy trình, biểu mẫu chuyên môn nghiệp vụ, quy trình hạch
toán kế toán, thanh quyết toán…
- Tổ chức hướng dẫn và giám sát việc thực hiện tại các phòng ban
- Phối hợp các phòng ban tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty quản lý, phân tích tài chính, nguồn vốn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và an toàn sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh
- Đảm nhận tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo nhân sự đảm bảo cho yêu cầu công việc của các phòng ban
- Quản lý xuất, nhập kho…
Trưởng phòng tiếp tân:
- Tiếp nhận khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Công ty cho
khách hàng, là bộ mặt quan trong trong Công ty
- Ghi nhận ý kiến từ khách hàng, đối tác Hướng dẫn thực hiện hợp đồng liên
quan
II Các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của công ty
Dịch vụ Truyền hình trả tiền: truyền hình FPT là nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình thông qua giao thức kết nối internet băng thông rộng lớn nhất Việt Nam hiện nay Truyền hình FPT sử dụng công nghệ hiện đại để đem đến người dùng những trải nghiệm giải trí tuyệt vời nhất
Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông, Internet: dịch vụ
internet tốc độ cao ADSL, dịch vụ internet cáp quang – FTTH, các dịch vụ công nghệ thông tin hiện đại như: Hosting Server riêng, VPN, Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP camera,
Xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông và Internet: Camera FPT là một sản phẩm
công nghệ của Công ty FPT Telecom, với mục tiêu phục vụ số lượng lớn khác hàng
sử dụng hệ thống camera an ning, FPT Telecom đem tới một dịch vụ tiện lợi, thông minh, hỗ trợ giám sát an toàn và bảo mật thông tin
Cung ứng dịch vụ cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp:
- Truyền dẫn số liệu
- Kênh thuê riêng internet
Trang 7- Dịch vụ điện thoại: trong nước (điện thoại cố định, VoIP, đầu số 1800/1900) và quốc tế
- Dữ liệu trực tuyến: tên miền, lưu trữ dữ liệu và email
- Dịch vụ quản lý
- Dịch vụ điện toán đám mây
- Dịch vụ trung tâm dữ liệu
- Dịch vụ bảo mật
III Công việc được giao
Tìm hiểu về các giao thức định tuyến mạng:
- Giao thức định tuyến mạng là một tập hợp các quy tắc được sử dụng để xác định cách
mà các thông tin được chuyển giao giữa các thiết bị mạng khác nhau Có nhiều giao thức định tuyến khác nhau, mỗi giao thức có mục đích và ứng dụng riêng Trong kỳ thực tập em đã được hướng dẫn tìm hiểu về các giao thức EIGRP, OSPF, IS-IS
- Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) là một giao thức định tuyến
vector distance tiên tiến được sử dụng trên mạng máy tính để tự động hóa quyết định và cấu hình định tuyến Giao thức này được thiết kế bởi Cisco Systems như một giao thức độc quyền, chỉ sẵn có trên bộ định tuyến của Cisco
- Open Shortest Path First (OSPF): là một giao thức định tuyến cho mạng Internet Protocol (IP) Nó sử dụng thuật toán định tuyến trạng thái liên kết (LSR) và thuộc vào nhóm các giao thức gateway nội bộ (IGPs), hoạt động trong một hệ thống tự trị đơn lẻ (AS)
- Intermediate System to Intermediate System (IS-IS, cũng được viết là ISIS) là một giao thức định tuyến được thiết kế để di chuyển thông tin một cách hiệu quả trong một mạng máy tính, một nhóm máy tính hoặc thiết bị tương tự được kết nối vật lý với nhau Nó thực hiện điều này bằng cách xác định lộ trình tốt nhất cho dữ liệu qua một mạng chuyển mạch gói
Tìm hiểu chi tiết về giao thức OSPF:
OSPF (Open Shortest Path First) là một giao thức định tuyến trạng thái liên kết (Link-State Routing Protocol) được sử dụng trong mạng IP Dưới đây là một số điểm nổi bật
và cơ bản về OSPF:
a) Đặc điểm chung:
- OSPF là một giao thức định tuyến phổ biến được sử dụng trong mạng nội bộ (IGP - Interior Gateway Protocol)
- OSPF không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào và là một giao thức mở (open standard)
Trang 8b) Thuật toán Dijkstra : OSPF sử dụng thuật toán Dijkstra để tính toán đường dẫn ngắn nhất
Thuật toán Dijkstra làm việc như sau: Thuật toán bắt đầu bằng việc gán khoảng cách tạm thời từ đỉnh gốc đến chính nó là 0 và vô cùng cho các đỉnh khác Sau đó, thuật toán tiếp tục xác định và cập nhật khoảng cách ngắn nhất đến các đỉnh kề, cho đến khi tất cả các đỉnh đều được xác định đường đi ngắn nhất hoặc không còn đỉnh nào
có thể đạt được từ đỉnh gốc Lưu ý: thuật toán không hoạt động với đồ thị có trọng
số âm
c) Trạng thái liên kết (Link-State): OSPF sử dụng trạng thái liên kết để chia sẻ thông tin giữa các bộ định tuyến Khi có sự thay đổi trong mạng, chỉ những thay đổi đó mới được cập nhật thay vì cập nhật toàn bộ bảng định tuyến
d) Khu vực (Areas):
- OSPF được thiết kế theo cơ cấu phân chia khu vực Mạng OSPF lớn có thể được chia thành nhiều khu vực nhỏ hơn để giảm bớt số lượng thông tin cần được cập nhật và xử lý
- Khu vực backbone (Area 0) là trung tâm và tất cả các khu vực khác đều phải kết nối với nó
e) Loại liên kết (Types of Links): OSPF xác định nhiều loại liên kết như Point-to-Point, Broadcast, Non-Broadcast Multi-Access (NBMA), Point-to-Multipoint, và Virtual Links
f) Thông báo trạng thái liên kết LSAs (Link-State Advertisements) : Có nhiều loại LSAs trong OSPF, như Router LSA, Network LSA, Summary LSA, ASBR Summary LSA, và External LSA
g) Phát hiện lỗi và phục hồi: OSPF sử dụng Hello và Dead timers để phát hiện lỗi và bảo đảm sự ổn định của mạng
h) Địa chỉ IP Classless: OSPF hỗ trợ CIDR và sử dụng subnet masks trong quảng cáo của nó, cho phép định tuyến IP không phụ thuộc vào lớp
i) Tích hợp với các giao thức định tuyến khác: OSPF có khả năng học hỏi và quảng cáo các tuyến từ các giao thức định tuyến khác thông qua ASBR (Autonomous System Boundary Router)
j) Tính bảo mật: OSPF cung cấp các tùy chọn xác thực để bảo mật thông tin định tuyến
OSPF là một giao thức định tuyến mạnh mẽ và linh hoạt, thích hợp cho cả mạng nhỏ và lớn Việc hiểu biết về OSPF sẽ rất hữu ích cho bất kỳ người quản trị mạng nào
Trang 9Router chạy theo giao thức định tuyến OSPF phải trải qua 4 bước:
- Router ID:
Lựa chọn Router-id
Để thực hiện OSPF, một Router phải xác định một định danh gọi là Router-id, có định dạng giống một địa chỉ IP A.B.C.D (ví dụ: IPv4: 192.168.1.1) Có hai cách để tạo Router-id như sau:
Cách 1: Tự động tạo Router-id
Router sẽ tự động xác định Router-id dựa vào địa chỉ IP trên một trong các interface, chọn địa chỉ có giá trị cao nhất
Ví dụ: Nếu Router có các interface f0/0=10.0.0.1, f0/1=172.16.1.1, s0/0/0=192.168.1.1
=> Router-id sẽ là 192.168.1.1
Nếu Router có Loopback và Loopback này tham gia định tuyến, thì Router-id ưu tiên sử dụng địa chỉ của Loopback
Ví dụ: Nếu có các Loopback là lookback 0=4.1.1.1, lookback 1=4.2.2.2; và các interface là f0/0=172.16.1.1 và f0/1=192.168.1.1
=> Router-id sẽ là 4.2.2.2
Cách 2: Cấu hình Router-id thủ công
Router-id không nhất thiết phải dựa vào địa chỉ IP của một trong các interface Bạn có thể
tự cấu hình một Router-id tùy ý, ngay cả khi địa chỉ IP này không thuộc về bất kỳ interface nào trên Router
Ví dụ: Nếu có các Loopback là lookback 0=4.1.1.1, lookback 1=4.2.2.2 và các interface là f0/0=172.16.1.1 và f0/1=192.168.1.1
Có thể cấu hình Router-id = 100.100.100.100, mà không cần phải liên quan đến bất kỳ interface nào trên Router
Lệnh cấu hình sẽ được thực hiện như sau:
Router(config)# router ospf 1
Router(config-router)# router-id 100.100.100.100
- Thiết lập quan hệ láng giềng (Neighbor):
Router chạy OSPF sẽ tự động gửi các gói tin "hello" đến tất cả các cổng mạng mà OSPF đang hoạt động, mặc định là mỗi 10 giây một lần Gói tin "hello" này được gửi đến địa chỉ
Trang 10trong cùng một phân đoạn mạng Mục tiêu chính của gói tin "hello" là giúp các router tìm kiếm và xác định các router láng giềng, cũng như duy trì mối quan hệ này
Hai router được xem xét là láng giềng OSPF phải tuân theo các điều kiện sau:
1 Cùng Area-id: Trong mạng lớn, OSPF thường được chia thành nhiều vùng (area), mỗi vùng có một Area-id riêng Vùng trung tâm luôn phải có Area-id bằng 0 Để truyền dữ liệu
từ một vùng này sang vùng khác, phải có ít nhất một đường truyền trực tiếp từ vùng đó về vùng 0
2 Cùng Subnet: Hai địa chỉ IP của các router láng giềng phải thuộc cùng một Subnet để có thể giao tiếp và trao đổi thông tin
3 Phải có các thông số Hello/Dead-time giống nhau: Các thông số này bao gồm thời gian giữa các gói tin "hello" (Hello-time) và thời gian router đợi trước khi xem router láng giềng
đã ngừng hoạt động (Dead-time), mặc định là 10 giây và 40 giây
4 Phải sử dụng cùng chế độ xác thực (Authentication): Điều này áp dụng cho các mạng lớn (metro) Khi bật xác thực, các router khác sẽ chỉ có thể truy cập thông tin OSPF nếu họ biết cách xác thực
5 Phải có cùng cờ Stub Area Flag: Điều này áp dụng cho các cấu hình OSPF đa vùng
Để kiểm tra danh sách các láng giềng OSPF, bạn có thể sử dụng lệnh sau: `Show IP OSPF Neighbor`
- Trao đổi LSDB (Link State Database)
LSDB là bản đồ mạng mà router dựa vào để thực hiện quá trình định tuyến Trong cùng một vùng, LSDB của các router phải giống hệt nhau Thay vì trao đổi toàn bộ LSDB, các router sẽ chia sẻ với nhau thông tin đơn vị được gọi là LSA (Link State Advertisement) Những thông tin này sau đó được đóng gói vào những gói tin đặc biệt tên là LSU (Link State Update) để các router có thể trao đổi lẫn nhau
- Xây dựng bảng định tuyến
Trong OSPF, thuật ngữ "Metrict" không được sử dụng, thay vào đó người ta sử dụng
"Cost" và áp dụng cho interface
Cost chỉ được áp dụng khi dữ liệu đi qua một cổng, và không áp dụng khi dữ liệu ra khỏi cổng đó
Công thức tính Cost là: Cost = 10^8/Bandwidth (đơn vị tính là bps)
Trang 11Ví dụ:
- Với Ethernet có Bandwidth (BW) là 10Mbps, thì Cost sẽ là 10
- Với Fast Ethernet có Bandwidth là 100Mbps, thì Cost sẽ là 1
- Với Serial có Bandwidth là 1.544Mbps, thì Cost sẽ là 64 (làm tròn và không lấy phần thập phân sau khi chia)
Nghiên cứu ứng dụng của OSPF trong hệ thống mạng doanh nghiệp
a Định tuyến trong mạng LAN (Local Area Network): OSPF thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp để đảm bảo định tuyến hiệu quả giữa các thiết bị mạng trong cùng một khu vực (area) Điều này giúp tối ưu hóa lưu lượng mạng và đảm bảo rằng các gói dữ liệu đi qua đường dẫn ngắn nhất đến đích
b Chia mạng thành các khu vực (areas): OSPF cho phép mạng doanh nghiệp chia thành nhiều khu vực, giúp quản lý mạng dễ dàng hơn và giảm tải cho các router trong mạng lớn Khu vực backbone (Area 0) thường được sử dụng làm trung tâm và kết nối với các khu vực khác
c Tích hợp mạng doanh nghiệp lớn hơn: OSPF là lựa chọn phù hợp cho các mạng doanh nghiệp lớn, có nhiều khu vực, vì nó cho phép quản lý dễ dàng và tích hợp với các phần mạng khác nhau
d Khả năng chuyển đổi động: OSPF có khả năng chuyển đổi động, tức là nó có thể phản hồi nhanh chóng đối với thay đổi trong mạng Khi một đường dẫn trở nên không khả dụng hoặc có sự thay đổi trong mạng, OSPF có thể cập nhật bảng định tuyến một cách tự động
e Bảo mật: OSPF hỗ trợ các tính năng bảo mật như xác thực, cho phép ngăn chặn các thiết
bị không ủy quyền từ tham gia vào mạng và thực hiện định tuyến
f Tích hợp IPv6: OSPF hỗ trợ cả IPv4 và IPv6, cho phép mạng doanh nghiệp chuyển đổi dần từ IPv4 sang IPv6 một cách dễ dàng
g Quản lý mạng: OSPF cung cấp các công cụ quản lý mạng mạnh mẽ, bao gồm khả năng theo dõi và ghi lại trạng thái định tuyến và trạng thái liên kết của các thiết bị trong mạng
h Cấu hình linh hoạt: OSPF cho phép cấu hình linh hoạt và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu
cụ thể của mạng doanh nghiệp
OSPF là một giao thức định tuyến mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp cho mạng doanh nghiệp với quy mô lớn và yêu cầu định tuyến phức tạp Nó giúp cải thiện hiệu suất, tích hợp dễ