1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chương 4 4 1 khái quát về cạnh tranh 4 2 độc quyền trong nền kttt

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranhKhái niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia thị trườngđể giành ưu thế và lợi ích kinh tếPhân loại cạnh tranh:- Xét theo chủ th

Trang 1

CHƯƠNG 4:

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Giảng viên: Phan Yến Trang trang.phanyen@hust.edu.vn

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

3 Năm đặc điểm của CNTB độc quyền

4 CNTB độc quyền nhà nước

Trang 3

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

Khái niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia thị trường

để giành ưu thế và lợi ích kinh tế

Phân loại cạnh tranh:

- Xét theo chủ thể: cạnh tranh giữa người sản xuất với người tiêu dùng,

cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng; cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất

- Xét theo tính chất: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh;

cạnh tranh hợp pháp và cạnh tranh bất hợp pháp

- Xét theo sự di chuyển vốn: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh

giữa các ngành

Trang 4

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

1.1 Hai loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (xét theo tính chất

di chuyển vốn)

o Thứ nhất, cạnh tranh nội bộ ngành

- Khái niệm: là sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một

ngành hàng hóa, dịch vụ

- Mục đích: Ganh đua giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản

phẩm để giành lợi nhuận lớn hơn (tức là tìm kiếm giá trị thặng dư siêu ngạch)

- Biện pháp: cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao NSLĐ, từ đó

hạ giá trị cá biệt của hàng hóa

- Kết quả: San bằng mức giá cả, hình thành nên giá cả thị trường và giá trị

thị trường

Trang 5

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

1.1 Hai loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (xét theo tính chất

di chuyển vốn)

o Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngành

- Khái niệm: là sự di chuyển vốn đầu tư (tư bản) giữa các ngành khác nhau

- Mục đích: Di chuyển vốn đầu tư (tư bản) giữa các ngành khác nhau nhằm

tìm nơi kinh doanh đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn

- Kết quả: San bằng tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành, hình thành nên tỷ suất

lợi nhuận bình quân

Trang 6

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

1.2 Tác động của cạnh tranh

o Thứ nhất, về mặt tích cực

- Tạo môi trường vĩ mô và động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, từ đó đạt được quy mô sản lượng và giá trị kinh tế lớn

- Góp phần điều chỉnh nguồn lực giữa các ngành, các lĩnh vực và khu vực kinh tế

- Thúc đẩy sự nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại, từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

- Tạo cơ sở cho sự phân phối lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường

Trang 7

1 Khái quát lại một số vấn đề về cạnh tranh

1.2 Tác động của cạnh tranh

o Thứ hai, về mặt tiêu cực

- Tạo nên tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

- Phân hóa xã hội

- Cạnh tranh không lành mạnh, lũng đoạn thị trường, tạo nên sự độc quyền

Trang 8

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Theo chương 3, học thuyết Giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ “Khi tự do

cạnh tranh, thì tỷ suất lợi nhuận của các ngành sẽ bị san bằng”

Câu hỏi đặt ra là: Thực tế hiện nay, tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành là trên

mặt bằng như nhau, hay chênh lệch rõ ràng, ngành cao, ngành thấp?

B

P’

A

B C

Trang 9

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Câu trả lời là: “P’ giữa các ngành chênh lệch rõ ràng, ngành cao, ngành thấp”

Þ Bởi vì hiện nay, CNTB đã kết thúc giai đoạn tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn độc quyền

Sự phát triển của CNTB

gồm 2 giai đoạn

CNTB tự do cạnh tranh

CNTB độc quyền

Trang 10

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.1 Sự hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa

o Nguyên nhân

Sự cạnh tranh tự do, “cá lớn

nuốt cá bé”

Khủng hoảng kinh tế cuối TK

19, đầu TK 20

Sự phát triển lực lượng sản

xuất và Cách mạng KHKT

cuối TK 19, đầu TK 20

Tập trung tư bản mạnh mẽ

Sự độc quyền

Trang 11

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.1 Sự hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa

• Khái niệm độc quyền

- Sự tập trung nắm giữ phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một (hoặc một số) loại hàng hóa vào một liên minh các doanh nghiệp lớn

- Từ đó, liên minh có thể áp đặt cả đầu vào và đầu ra, để thu lợi nhuận độc quyền cao

Trang 12

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.1 Sự hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa

• Giá cả độc quyền

- Áp đặt giá cao khi bán hàng hóa cho khách hàng

- Áp đặt giá thấp khi mua yếu tố đầu vào từ các nhà cung cấp

• Lợi nhuận độc quyền

- Là lợi nhuận siêu ngạch, cao hơn lợi nhuận bình quân

- Hình thành do chiếm đoạt 03 thành phần:

Người lao động làm thuê + Khách hàng + Nhà cung cấp

P

Trang 13

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.2 Tác dụng của độc quyền

• Về mặt tích cực: Độc quyền tạo ra sự tập trung nguồn lực Từ đó dẫn đến:

Sự tập trung nguồn lực

Thúc đẩy nền sản xuất lớn

Đầu tư tập trung và có chiều sâu vào KHCN

Nâng cao sức mạnh thị trường

Trang 14

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.2 Tác dụng của độc quyền

• Về mặt tiêu cực: Độc quyền tạo ra sự lũng đoạn thị tường Từ đó dẫn đến:

Sự lũng đoạn thị trường

Phá vỡ môi trường cạnh tranh

Chi phối nền kinh tế

xã hội, phân hóa

Kìm hãm sức sáng tạo bên

Trang 15

2 Độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.3 Quan hệ giữa độc quyền với cạnh tranh

• Độc quyền ra đời từ cạnh tranh

• Độc quyền đối lập với cạnh tranh

• Độc quyền không tiêu thủ cạnh tranh, mà làm cho cạnh tranh phức tạp hơn

- Về hình thức: Cạnh tranh nội bộ tổ chức độc quyền; Cạnh tranh giữa các

tổ chức độc quyền; Cạnh tranh giữa tổ chức độc quyền với doanh nghiệp ngoài độc quyền; Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngoài độc quyền

- Về phương pháp: phương pháp kinh tế, chính trị, quân sự

Trang 16

Nội dung tiếp theo:

Năm đặc điểm của CNTB độc quyền

& CNTB độc quyền Nhà nước

Ngày đăng: 17/06/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w