1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa đối ngoại đảng ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao toàn diện việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI NGOẠI ĐẢNG, NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VÀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG NỀN NGOẠI GIAO TOÀN DIỆN VIỆT NAM4.. Từ góc độ của mình, cả ba kênh đối ngoại này đều thựchiệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMTIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI NGOẠI ĐẢNG, NGOẠI GIAO NHÀNƯỚC VÀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG NỀN NGOẠI

GIAO TOÀN DIỆN VIỆT NAM

MÃ MÔN HỌC: LLCT220514_23_2_29HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2023-2024THỰC HIỆN: NHÓM 18

Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai Linh

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 12 Tháng 5 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN

2 Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Thị Mai Linh

3 Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI NGOẠI ĐẢNG, NGOẠI GIAO

NHÀ NƯỚC VÀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG NỀN NGOẠI GIAO TOÀN DIỆN VIỆT NAM

4 Danh sách thành viên tham gia viết tiểu luận cuối kỳ:STTHọ và tên sinh viên Mã số

sinh viên

Tỉ lệtham gia

Trang 3

Nhận xét của giáo viên

Trang 4

Chương 1 Cơ sở lý thuyết chung 6

1 Khái niệm Đối ngoại Đảng 6

2 Khái niệm Ngoại giao Nhà nước 6

3 Khái niệm Đối ngoại Nhân dân 6

4 Nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng chính 6

Chương 2 Thực tiễn và quá trình phát triển tư duy của Đảng ta về đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân 7

1 Thực tiễn trong Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân 72 Quá trình phát triển tư duy của Đảng ta về đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân 10

Chương 2 Nhận thức về mối quan hệ giữa Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và Đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới 12

1 Nhiệm vụ của đối ngoại Đảng 12

2 Sứ mệnh của Ngoại giao Nhà nước 13

3 Những yêu cầu cơ bản 13

4 Chủ trương Đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng về các hoạt động cần chú trọng trong nền ngoại giao toàn diện 15

PHẦN 3: KẾT LUẬN 16

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trịnh ThịMai Linh, giảng viên khoa Lý luận chính trị trường đại học Sư phạm kỹ thuậtthành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu chochúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Không chỉ thế, cô còn tạo mọiđiều kiện giúp chúng em có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài tiểu luận củamình Cảm ơn cô đã tận tình hỗ trợ chúng em tất cả các kiến thức cần thiết trongsuốt quá trình thực hiện.

Trong suốt thời gian tham gia lớp học Lịch sử Đảng CSVN, nhóm chúngem đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang đểchúng em có thể vững bước sau này Và bằng những kiến thức mà đã tích lũyđược trong quá trình học tập, chúng em đã vận dụng chúng Bên cạnh đó, kếthợp việc học hỏi và nghiên cứu những kiến thức mới từ cô, bạn bè và cũng nhưtừ nhiều nguồn tham khảo Vì thế mà nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểuluận của mình một cách tốt nhất có thể Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiềuhạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm đã cốgắng hết sức nhưng chắc rằng bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếusót và nhiều quan điểm chưa chính xác, rất mong được cô xem xét và góp ý đểbài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn để chúng em có thể dùng làmhành trang thực hiện tiếp các đề tài trong tương lai, cũng như trong quá trìnhhọc tập và trong công việc sau này.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thực tiễn cách mạng nước ta, các kênh đối ngoại khác nhau đãđược vận dụng, phát triển và phát huy vai trò rất hiệu quả, phù hợp với từng giaiđoạn cách mạng của đất nước Ngay từ trước khi Nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời (năm 1945), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng,phát huy vai trò của đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân nhằm phục vụ mụctiêu cao nhất lúc đó là giải phóng dân tộc Về đối ngoại đảng, sau khi ĐảngCộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930), đích thân lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc và nhiều đồng chí lãnh đạo tiền bối khác của Đảng đã trực tiếp tổ chứcthực hiện công tác đối ngoại của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mởđường và trực tiếp triển khai, đưa đối ngoại nhân dân trở thành một kênh đốingoại quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ngay từ trước khi nước tacó kênh liên lạc chính thức với các nước Đây chính là cơ sở quan trọng đểĐảng ta hình thành chính sách đối ngoại thân thiện với nhân dân các nước, nhấtlà việc vận động dư luận, để bạn bè quốc tế hiểu rõ và ủng hộ cuộc đấu tranhtrường kỳ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam Đốingoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung làtriển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; hoạt động dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia- dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệpphát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìnổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của đất nướctrên trường quốc tế Từ góc độ của mình, cả ba kênh đối ngoại này đều thựchiện các chức năng: nghiên cứu, kiến nghị và triển khai đường lối, chính sáchđối ngoại; tạo dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với các đốitác; tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu

Trang 7

tranh với các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch Nhậnthức được thực trạng hiện nay cũng như thấy được sự cấp thiết và tính thực tếcủa đề tài “Mối quan hệ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoạinhân dân trong nền ngoại giao toàn diện Việt Nam” nên nhóm chúng em đãquyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và đưa ra những nội dung quan trọng đểnắm bắt kịp thời tình hình đất nước và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

2 Mục tiêu

Hiểu rõ hơn về cơ cấu và hoạt động của hệ thống đối ngoại Việt Nam,giúp phân tích và đánh giá cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ViệtNam tương tác với nhau trong lĩnh vực đối ngoại Định hình chiến lược và hànhđộng của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua việc phân tích tầm quan trọngcủa mối quan hệ này đối với nền ngoại giao toàn diện của Việt Nam Đưa ranhững đề xuất cụ thể để cải thiện quản lý và tăng cường hiệu quả của chính sáchngoại giao của Việt Nam Điều này có thể bao gồm việc đề xuất cải cách tổchức và quản lý, tăng cường tương tác và trao đổi thông tin giữa các bên liênquan, và thúc đẩy sự tham gia của nhân dân vào quá trình ra quyết định và thựchiện chính sách ngoại giao.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm đã tập trung sử dụng phươngpháp lịch sử và phương pháp lý luận Ngoài ra, nhóm sử dụng thêm phươngpháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch và phương phápso sánh Trong phần phân tích, nhóm sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương phápnày và áp dụng chúng vào việc nghiên cứu Mối quan hệ giữa đối ngoại Đảng,ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao toàn diện ViệtNam Từ đó, tiểu luận sẽ có thể đưa ra những kết luận chính xác và thuyết phụcnhất về vấn đề này.

Phương pháp lịch sử

Trang 8

Khái niệm: Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bứctranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không giannhư nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong) Thông qua cácnguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quátrình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sựkiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tácđộng qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động củachúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đãxảy ra.

Những đặc trưng của phương pháp lịch sử:

 Tính biên niên: nhà nghiên cứu phải trình bày quá trình hình thành vàphát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trongthực tế để thấy được tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của nó.

 Tính toàn diện: khi phục dựng quá khứ, nhà nghiên cứu phải khôi phụcđầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng,tránh tình trạng qua loa, đơn giản thậm chí cắt xén thông tin Tuy nhiên, chúngta cũng cần tránh tình trạng liệt kê, chất đống tư liệu, phải biết lựa chọn các tưliệu tiêu biểu, điển hình về các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

 Tính chi tiết: người nghiên cứu phải bám sát và phản ánh chi tiết quátrình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, kể cả các bước phát triểnquanh co, thụt lùi tạm thời của nó để đảm bảo tính trung thực và phản ánh đúngtiến trình vận động của sự vật, hiện tượng.

 Tính cụ thể: các sự vật, hiện tượng tồn tại luôn gắn liền với không gian,thời gian và con người cụ thể Do đó, người nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địađiểm, thời gian xảy ra của sự vật, hiện tượng.

Ý nghĩa: Bằng phương pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bứctranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra Vì thế, có thểnói rằng phương pháp lịch sử đã trở thành một mặt không thể tách rời củaphương pháp biện chứng duy vật.

Trang 9

Phương pháp phân tích

Khái niệm: phương pháp phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượngnghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơnhơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đóvà đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

Đặc điểm: đây là một phương pháp nghiên cứu Phương pháp này sẽ phânchia cái chung, cái toàn bộ của cả một phần hoặc các bộ phận cấu thành khácnhau để nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quátrình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc giữa chúng trong sựphát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó.

Ý nghĩa: Đi sâu vào phân tích chi tiết về các vấn đề lịch sử giúp chúng tahiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc, rõ ràng hơn, hiểu được cáichung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy, tránh đưa ra những nhận định sailệch về nội dung, ý nghĩa cũng như các bài học mà vấn đề đó đem lại Đồng thờigiúp ta đưa ra những kết luận đúng đắn hơn, rút ra được những bài học tiềm ẩnsâu bên trong của chúng.

Phương pháp logic:

Khái niệm: phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát cácsự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làmbộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan củasự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫunhiên phức tạp ấy.

Đặc điểm của phương pháp logic là: đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổbiến, cái lặp lại của các hiện tượng, nắm lấy cái tất yếu, cái xương sống phát

Trang 10

triển, tức nắm lấy quy luật của sự vật, hiện tượng, nắm lấy những nhân vật, sựkiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định Từ đógiúp nhà nghiên cứu thấy được những bài học và xu hướng phát triển của sựvật, hiện tượng.

Ý nghĩa: Quyết định đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới quan, hiệnthực lịch sử và thấy rõ được hướng phát triển của lịch sử, nhận thấy được nhữngbài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Đồng thời, giúp ta tìm cáilogic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” để vạch ra bản chất, quy luậtvận động, phát triển khách quan của hiện thực.

4 Đóng góp của đề tài

Phân tích đề tài giúp hiểu rõ hơn về cơ cấu quản lý và thực thi ngoại giaoở Việt Nam Giúp ta hiểu rõ hơn về cách mà Đảng, Nhà nước và các tổ chứcnhân dân hợp tác và tương tác trong việc quản lý và thực thi chính sách ngoạigiao của quốc gia Ngoài ra đề tài cho phép ta thấy rõ vai trò và trách nhiệm củaĐảng, Nhà nước và các tổ chức nhân dân trong ngoại giao, từ đó giúp nâng caohiệu suất và hiệu quả trong thực thi chính sách ngoại giao Bằng cách hiểu rõhơn về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức nhân dân trong lĩnhvực ngoại giao, chính phủ và các cơ quan có thể tăng cường hợp tác và phối hợpđể đạt được kết quả tốt hơn trong ngoại giao Thúc đẩy sự liên kết và hợp tácvới cộng đồng quốc tế: Bằng cách thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộphận trong quản lý ngoại giao, Việt Nam có thể tăng cường sự tham gia và ảnhhưởng của mình trong cộng đồng quốc tế, từ đó đạt được mục tiêu ngoại giaocủa mình một cách hiệu quả hơn.

Trang 11

PHẦN 2: NỘI DUNGChương 1 Cơ sở lý thuyết chung

1 Khái niệm Đối ngoại Đảng

Đối ngoại Đảng thể hiện mối quan hệ của Đảng ta và các đảng phái khác,các tổ chức chính trị ở các quốc gia trên toàn thế giới Đồng thời thể hiện mốiquan hệ giữa các lãnh đạo Đảng ta với lãnh đạo các đảng, các chính khách, cáctổ chức chính trị của các nước Việc đối ngoại Đảng do lãnh đạo Đảng, lãnh đạocác ban của Đảng, các tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương tiếnhành trong quan hệ song phương với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tạicác diễn đàn, tổ chức chính trị địa phương

5 Khái niệm Ngoại giao Nhà nước

Ngoại giao Nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các nhànước khác Đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo của Nhà nước ta vớilãnh đạo của các nước, các tổ chức chính thức của các nước, các tổ chức quốctế, các diễn đàn đa phương Ngoại giao Nhà nước là hoạt động chính thức củangười đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ ngoại giao, các cơ quan đại diệnngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác.

6 Khái niệm Đối ngoại Nhân dân

Đối ngoại Nhân dân là hoạt động đối ngoại có sự tham gia rộng rãi củacác đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội - nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấpkhông nhân danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; của các nhân sĩ, trí thức, cácnhà khoa học, các văn nghệ sĩ; nhà báo, đồng bào các tôn giáo, các dân tộc, cácdoanh nhân thuộc các thành phần kinh tế; của các tổ chức từ thiện, nhân đạo,bảo vệ môi trường; của nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư nướcngoài.

7 Nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng chính

Trang 12

Nhiệm vụ chung của Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoạiNhân dân là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Hoạt độngdưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp, toàn diện của Đảng Mục tiêu chung là vì lợiích quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi chosự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thếcủa đất nước trên trường quốc tế

Chức năng chính của ba kênh đối ngoại này nhằm nghiên cứu, kiến nghịvà triển khai đường lối, chính sách đối ngoại; tạo dựng và phát triển mối quanhệ hữu nghị, cùng có lợi với các đối tác; tổ chức thông tin đối ngoại, tranh thủsự ủng hộ của nhân dân thế giới, đấu tranh với các âm mưu và hành động chốngphá của các thế lực thù địch.

Chương 2 Thực tiễn và quá trình phát triển tư duy của Đảng ta về đốingoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân

1 Thực tiễn trong Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoạinhân dân

Trong quá trình cách mạng ở Việt Nam, các kênh đối ngoại đã được sửdụng, phát triển và khai thác một cách hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn củacuộc cách mạng Ngay từ trước khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòađược thành lập vào năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã sử dụng và phát triển các kênh đối ngoại của Đảng và của nhân dânnhằm mục đích chính là giải phóng dân tộc Liên quan đến đối ngoại của Đảng,sau khi Đảng được thành lập vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và các lãnh đạotiền bối khác của Đảng đã tổ chức và thực hiện các hoạt động đối ngoại Chủtịch Hồ Chí Minh đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường và triển khaicác hoạt động đối ngoại nhân dân, tạo ra một kênh đối ngoại quan trọng tronglịch sử cách mạng của Việt Nam trước cả khi chính phủ có các kênh liên lạcchính thức với các quốc gia khác Điều này đã làm nền tảng cho việc hình thànhchính sách đối ngoại của Đảng, đặc biệt là chính sách thân thiện với nhân dân

Ngày đăng: 17/06/2024, 14:02

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w