1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án ước lượng cầu và dự đoán cầu về mặt hàng cà phê sữa nescafé trên địa bàn hà nội giai đoạn 12021 62023 và lập phương án kích cầu cho sản phẩm của công ty trong thời gian tới

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2.Mục tiêu nghiên cứuVề mặt lý luận:Hệ thống hóa các vấn đề pháp lý cơ bản về cầu, phân tích và dự báo cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và các biện pháp tốt kích cầu cho mặt hàng: cà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THỜI GIAN TỚI

Giảng viên hướng dẫn : Lương Nguyệt Ánh Nhóm thực hiện : 05

Mã lớp học phần :231_MIEC0811_01

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 5

2.1 Một số lý thuyết cơ bản về cầu 5

2.1.1 Lý luận chung về cầu 5

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu 5

2.1.3 Phân tích độ co giãn của cầu 8

2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu 11

2.2.1 Ước lượng cầu 11

3.1 Phương pháp nghiên cứu 23

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 23

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 23

3.2 Giới thiệu về công ty Nestle Việt Nam và nhãn hàng Nescafé 23

3.2.1 Công ty Nestle Việt Nam 23

3.2.2 Nhãn hàng Nescafé 25

3.3 Thực trạng tiêu thụ cà phê sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội 26

3.3.1 Thực trạng tiêu thụ cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội 26

3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội……… 28

3.5 Những thành công và hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1/2021 - 6/2023 45

Trang 3

3.5.1 Thành công 45

3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 47

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH CẦU SẢN PHẨM CÀ PHÊ SỮA 3 TRONG 1 CỦA NESCAFÉ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN HẾT NĂM 2024 49

4.1 Mục tiêu của Nestlé trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm cà phê sữa đến năm 2025 49

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nắm bắt và dự đoán xu hướng cầu là một yếu tố quan trọng để quản lý sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm trên thị trường, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngành và của các doanh nghiệp kinh doanh Ứng dụng các phương pháp ước lượng và dự đoán cầu trong ngành có thể giúp các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng và biến động của thị trường, từ đó đưa ra quyết định kịp thời về sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, và tiếp thị sản phẩm, Điều này giúp tăng cường tính cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh và biến đổi liên tục.

Trong bài thảo luận này Nhóm 5 chúng em trình bày về các phương pháp và mô hình ước lượng và dự đoán cầu Nhóm đã xem xét và sử dụng các phương pháp như phân tích dữ liệu lịch sử, các mô hình thống kê và mô hình hồi quy, cũng như các phương pháp mới phát triển Bằng cách nắm vững các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu cầu, có thể tăng cường khả năng dự đoán và đưa ra các quyết định chiến lược về sản xuất, tiếp thị và quản lý rủi ro Đồng thời, nhìn vào các yếu tố ảnh hưởng tới cầu như thay đổi thị trường, xu hướng tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng.

Bài thảo luận tập trung vào việc nghiên cứu và thảo luận về ước lượng và dự đoán

cầu về mặt hàng cà phê Nescafé trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1/2021-6/2023 Cà phê đã

trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người trên khắp thế giới Với sự phát triển của ngành công nghiệp cà phê và sự đa dạng về loại hình sản phẩm, việc đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng ước lượng và dự đoán cầu một cách chính xác Trong ngành công nghiệp thức uống phổ biến này, hiểu và dự đoán xu hướng cầu là một yếu tố quan trọng để quản lý sản xuất, phân phối và tiếp thị cà phê một cách hiệu quả

Để có thể nắm được những kiến thức và áp dụng vào hoàn thành trong bài thảo luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn học phần Kinh tế học quản lý - cô giáo Lương Nguyệt Ánh Người đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu qua các bài giảng và lời dạy của cô Đó sẽ là hành trang quý báu soi sáng cho con đường tương lai rộng mở của chúng em Xin chân thành cảm ơn cô.

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế và đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Cùng với sự phát triển của các ngành nghề khác, hiện nay ngành thực phẩm có nhiều sản phẩm phong phú đa dạng đang phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại với Nestle Việt Nam như công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa, công ty cà phê Trung Nguyên, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các loại cà phê hòa tan, cà phê nguyên chất mẫu mã phong phú đa dạng và kinh doanh nhiều cửa hàng bán sản phẩm khắp các tỉnh thành Vì vậy các doanh nghiệp luôn có những chiến lược phù hợp và nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và công ty TNHH Nestle Việt Nam là đơn vị luôn hướng đến mục tiêu này Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa Nestle Việt Nam thành công là nhờ xây dựng được những chiến lược kinh doanh đúng đắn, linh hoạt và có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn phát triển

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng cà phê truyền thống theo thói quen khá phổ biến và một bộ phận người tiêu dùng chưa đủ khả năng chi trả cho việc mua và sử dụng cà phê hoà tan Tuy nhiên, tiềm năng thị trường tiêu thụ cà phê hoà tan trong nước là rất lớn Từ thực tiễn này tác giả nhận thấy cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu xung quanh chủ đề về hành vi tiêu dùng cà phê hoà tan của người tiêu dùng Việt Nam Xuất

phát từ thực trạng trên, nhóm đã chọn vấn đề: “Dự án ước lượng cầu và dự đoán cầu về mặt hàng cà phê sữa 3 trong 1 (hộp 340g) của nhãn hàng Nescafé trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1/2021-6/2023 và đề xuất một số phương án kích cầu cho sản phẩm của công ty trong thời gian tới” làm đề tài nghiên cứu

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

Về mặt lý luận:Hệ thống hóa các vấn đề pháp lý cơ bản về cầu, phân tích và dự báo cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và các biện pháp tốt kích cầu cho mặt hàng: cà phê sữa 3 trong hộp của nhãn hàng Nescafé.

Về mặt thực tiễn: Xây dựng mô hình ước lượng cầu về sản phần cà phê sữa 3 trong 1 của nhãn hàng Nescafé giai đoạn từ, từ đó xác định các yếu tố đến cầu mặt hàng này của doanh nghiệp, có được những bằng chứng nghiên cứu thực hiện để hiểu biết và

Trang 6

nắm được thị trường cafe hòa tan 3 trong 1 của Nescafé ở Việt Nam Từ nghiên cứu đưa ra các đề xuất, giải pháp kiến nghị cho công ty nhằm đề công ty có những thay đổi và chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cầu về mặt hàng cà phê sữa 3 trong 1 (hộp 340g) của nhãn

hàng Nescafé (thuộc công ty Nestle Việt Nam)

Phạm vi không gian: Vì tư liệu còn nhiều hạn chế cũng như khó khăn về không

gian nên nhóm 2 quyết định chọn nghiên cứu sản phẩm Cafe sữa 3 trong 1 của Nescafé trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Cầu về Cafe sữa 3 trong 1 của Nescafé được tiến hành nghiên

cứu từ tháng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng

hợp thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm; các bài báo, tin tức được đăng tải trên các diễn đàn; số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam

Phương pháp xử lý dữ liệu: Phương pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu là

phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê,… để nêu lên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Đề tài sử dụng phần mềm Eviews 10.0 để xử lý các dữ liệu điều tra, kiểm định giả thuyết, phân tích mô hình hồi quy và tìm ra tương quan tác động của các yếu tố tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Phương pháp so sánh đối chiếu: nhằm mục đích so sánh sản lượng tiêu thụ sản

phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé theo mỗi tháng và so sánh với đối thủ cạnh tranh như sản phẩm cùng loại của Highlands coffee Qua đó thấy được sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ, từ đó đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó

Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm tìm hiểu sự lựa chọn sản phẩm của

người tiêu dùng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Từ đó, đưa ra những đánh giá một cách toàn diện về mặt hàng cà phê sữa của Nescafé

Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm mục đích thu thập các thông tin định

lượng về nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu cà phê sữa của Nescafé tại Hà Nội Kết quả thu

Trang 7

được sẽ là cơ sở dữ liệu nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Trang 8

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU

2.1 Một số lý thuyết cơ bản về cầu

2.1.1 Lý luận chung về cầu

Trong kinh tế vi mô, chúng ta đã được tiếp cận các khái niệm:

Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định (giả định các yếu tố khác không đổi)

Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong khoảng thời gian nhất định

Luật cầu được thể hiện lượng cầu hàng hóa tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, với điều kiện các yếu tố khác là không đổi Cầu của hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá của chúng Giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại.

Thực tế, trong tiêu dùng luôn có những sản phẩm thay thế cho nhau Ví dụ như Coca-Cola và Pepsi là hai hàng hóa thay thế; khía cạnh có thể thay thế cho nhau của những hàng hóa này là do sự giống nhau về mục đích mà chúng phục vụ, tức là đáp ứng mong muốn của khách hàng về một loại nước giải khát.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà yếu tố tác động đến cầu së khác nhau Sau đây là 6 nhân tố ảnh hưởng phổ biến.

+ Giá của chính hàng hóa đó (P)

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại Điều này tuân theo luật cầu

Ví dụ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá của xăng tăng lên thì lượng cầu xăng sẽ giảm xuống và ngược lại

+ Thu nhập người tiêu dùng (M)

Thu nhập người tiêu dùng thể hiện khả năng mua của người tiêu dùng Đối với hàng hóa thông thường và xa xỉ, thu nhập täng së khiến người tiêu dùng tăng cầu đối với

Trang 9

hàng hóa đó Đối với hàng hóa thứ cấp, mà khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng sẽ khiến người tiêu dùng có cầu ít đi và ngược lại Đối với hàng hóa thiết yếu, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu hàng hóa này có thể theo tỷ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch Ví dụ về hàng hóa thông thường là bánh kẹo Có rất nhiều các loại sản phẩm, đa dạng mẫu mã và phân khúc khác nhau Nếu thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ hướng tới các loại sản phẩm cao cấp, sang trọng Ngược lại, khi thu nhập giảm, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm bình dân giá rẻ Ví dụ về hàng hóa thứ cấp như mì ăn liền Khi thu nhập thấp, người tiêu dùng thường chọn mì ăn liền bởi giá cả tương đối thấp Tuy nhiên, khi thu nhập tăng, họ sẽ làm đầy đủ bữa ăn của mình bằng các sản phẩm thịt, cá, sữa,…và không còn ăn mì nữa Ví dụ về hàng hóa thiết yếu như gạo Đây là sản phẩm không thể thiếu đối với mỗi người Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn để đảm bảo bữa ăn của mình được đầy đủ hơn Khi thu nhập giảm, họ có xu hướng mua lượng ít hơn và sử dụng ít đi để phù hợp với khả năng chi trả của mình.

+ Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pr)

Hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung Khi các yếu tố khác không đổi, giá của hàng hóa thay thế tăng lên sẽ khiến cho cầu đối với hàng hóa đang xét tăng lên và ngược lại Đối với hàng hóa bổ sung, cầu đối với hàng hóa đang xét sẽ giảm nếu hàng hóa bổ sung với nó tăng giá lên và ngược lại Ví dụ về hàng hóa thay thế như nước giải khát Coca và Pepsi Do hai loại sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu là nước giải khát với mức độ tương đương nhau Vì vậy, khi giá nước Coca tăng, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng Pepsi để thay thế Ví dụ về hàng hóa bổ sung như gas và bếp gas Đây là hai loại hàng hóa luôn đi kèm với nhau trong tiêu dùng Khi giá gas giảm, người tiêu dùng có xu hướng dùng nhiều bếp gas hơn.

+ Số lượng người tiêu dùng (N)

Số lượng người tiêu dùng thể hiện quy mô thị trường của hãng, giúp xác định lượng tiêu dùng tiềm năng Thị trường càng có nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại.Ví dụ, mặt hàng phục vụ nhu cầu tất yếu của con người như áo thun, được tất cả mọi người sử dụng, nên thị trường này có số lượng người tiêu dùng vô cùng lớn Ngược lại, mặt hàng chỉ dành cho một phần nhỏ người dân như xe ô tô Mercedes, do giá cả cao nên số lượng người tiêu dùng sản phẩm này tương đối ít.

+ Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai (Pe)

Trang 10

Người tiêu dùng kỳ vọng giá trong tương lai (Pe) sẽ tăng thì cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên, ngược lại, nếu kỳ vọng giá giảm trong tương lai thì sẽ làm giảm cầu ở hiện tại Một ví dụ điển hình đó là mặt hàng xăng Khi Chính phủ có thông báo giá xăng tăng trong ngày tiếp theo, thì thời điểm trước đó sẽ có rất đông người đổ xăng để được hưởng giá thấp hơn.

+ Thị hiếu của người tiêu dùng (T)

Thị hiếu là sở thích của con người Tuy nhiên, thường khó quan sát, không thể lượng hóa được và tùy vào từng đối tượng khách hàng khác nhau thì thị hiếu có thể sẽ khác nhau do sự khác biệt trong tập quán tiêu dùng, tâm lý, lứa tuổi, giới tính, tôn giáo Thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn bởi quảng cáo,người tiêu dùng thường sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền để mua một sản phẩm đang là xu hướng trên thị trường và được quảng cáo nhiều Khi các yếu tố khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng lên sẽ làm cầu tăng và ngược lại.

Ví dụ về một mẫu áo được các ca sĩ, người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng sử dụng sẽ nhanh chóng trở thành mốt, thu hút lượng lớn người quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm đó

Như vậy, ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay đổi cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của lượng cầu Do đó, ta có thể viết được phương trình hàm cầu tổng quát có dạng:

Trang 11

BiếnMối quan hệ với lượng cầuDấu của các hệ số

M

Tỉ lệ thuận với hàng hóa thông thường Dương

Pr

+ Độ co dãn của cầu theo giá (𝑬𝑷𝑫)

Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi của lượng cầu so với % thay đổi trong giá của hàng hóa đó Nó đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu khi có sự thay đổi trong giá (giả định các yếu tố khác không đổi) Tại một điểm trên đường cầu, tương ứng với một thời điểm kinh doanh nhất định của doanh nghiệp, độ co dãn của cầu theo giá được tính bằng công thức:

Trang 12

Giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch nên giá trị của độ co dãn của cầu theo giá luôn âm Khi đưa ra quyết định thay đổi giá nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải xác định chính xác độ co dãn của cầu theo giá tại đúng miền cầu doanh nghiệp đang kinh doanh Cụ thể:

Tại miền cầu co dãn theo giá: nên khi hãng tăng giá 1% sẽ khiến lượng cầu giảm lớn hơn 1% làm tổng doanh thu sẽ giảm Khi đó, muốn tăng tổng doanh thu, doanh nghiệp nên giảm giá

Tại miền cầu kém co dãn theo giá: nên khi hãng tăng giá 1% làm giảm lượng cầu ở mức nhỏ hơn 1% khiến tổng doanh thu của hãng sẽ tăng lên nhờ tác động của tăng giá Khi đó, muốn tăng tổng doanh thu, doanh nghiệp nên tăng giá

Tại miền cầu co dãn đơn vị: , tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt được là lớn nhất

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu sẽ giúp cho người bán dễ dàng đưa ra quyết định nên tăng giá hay giảm giá để doanh thu tăng Một sản phẩm có cầu co giãn với một số khách hàng nhất định chứ không phải với tất cả khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp nên có chính sách tăng giảm giá phù hợp để tối ưu lợi nhuận kinh doanh Cách doanh nghiệp thường đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc để hiểu hành vi của khách hàng Chỉ số đọ co giãn của cầu theo giá là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu của thị trường cũng như yếu tố quan trọng giúp khách hàng tiềm năng quyết định mua hàng Dựa vào hệ số co giãn của cầu theo giá có thể ước tính được sự thay đổi về giá nhằm loại bỏ sự sư thừa và thiếu hụt các mặt hàng được cung cấp ra ngoài thị trường Độ co giãn của cầu theo giá là một chỉ số tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp biết được người tiêu dùng có phản ứng như thế nào khi giá cả mặt hàng do doanh nghiệp cung cấp tăng hoặc giảm giá để từ đó có đưa ra chính sách sản xuất, kinh doanh phù hợp

+ Độ co dãn của cầu theo thu nhập ()

Độ co dãn của cầu theo thu thập là hệ số phản ánh phần trăm (%) thay đổi của lượng cầu so với phần trăm (%) thay đổi trong thu nhập (giả định các yếu tố khác là không đổi) Dựa vào giá trị của độ co dãn của cầu theo thu nhập, khi đã biết được % thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng do sự biến động của nền kinh tế hay do sự thay đổi trong chính sách tiền lương của Chính phủ, nhà quản lý sẽ xác định được % thay đổi về lượng cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp để có thể đưa ra được các phương án

Trang 13

sản xuất và kinh doanh phù hợp với sự biến động đó Nhờ vậy, nhà quản lý có thể tránh được việc sản xuất với sản lượng lớn hơn mức cầu gây dư thừa, tồn đọng vốn kinh doanh hay có thể đón đầu trước sự gia tăng trong lượng cầu để có thể gia tăng lượng sản xuất nhằm thu về lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp

Như vậy, độ co giãn của cầu theo giá là một chỉ số tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp biết được người tiêu dùng có phản ứng như thế nào khi giá cả mặt hàng do doanh nghiệp cung cấp tăng hoặc giảm giá để từ đó có đưa ra chính sách sản xuất, kinh doanh phù hợp

+ Độ co dãn của cầu theo giá chéo

Độ co dãn của cầu theo giá chéo là hệ số giữa phần trăm (%) thay đổi trọng lượng cầu của hàng hóa này so với phần trăm (%) thay đổi trong giá của hàng hóa kia Dựa vào độ co dãn của cầu theo giá chéo, khi biết được % thay đổi trong giá hàng hóa có liên quan, nhà quản lý sẽ xác định được chính xác % thay đổi trong lượng cầu hàng hóa của doanh nghiệp để có thể đưa ra các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp

Trang 14

Công thức tính:

Khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thay đổi chiến lược giá, sự tác động đến cầu sản phẩm của công ty là tỷ lệ thuận, do đó sẽ mang giá trị dương Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bán hàng hóa bổ sung đối với sản phẩm của công ty thay đổi giá, sự tác động đến cầu sản phẩm của công ty là tỷ lệ nghịch nên lúc này mang giá trị âm Đối với những hàng hóa độc lập với sản phẩm của công ty, sẽ không có sự thay đổi nào trong cầu đối với sản phẩm của công ty khi giá hàng hóa độc lập thay đổi, khi đó bằng không

Nghiên cứu độ co dãn của cầu theo giá chéo giúp doanh nghiệp xác định được hàng hoá mà mình cung cấp và hàng hoá liên quan là hàng hoá bổ sung, thay thế hay độc lập, giúp doanh nghiệp tính toán được mức thay đổi về lượng cầu của một hàng hoá khi đã biết mức thay đổi về giá của hàng hoá liên quan, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh với các hãng khác sản xuất các hàng hoá liên quan để từ đó có các chính sách phù hợp đối với từng loại đối thủ cạnh tranh

2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu

2.2.1 Ước lượng cầu

2.2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của ước lượng cầu

Khái niệm: Ước lượng cầu là sử dụng các kỹ thuật để lượng hóa các tham số

của hàm cầu nhằm xác định giá trị của một hoặc nhiều biến số được xác định, từ đó phân tích các giá trị lượng hóa của hàm cầu như độ co dãn của cầu theo giá, theo thu nhập…

Sự cần thiết phải ước lượng cầu: Đối với các doanh nghiệp, ước lượng có tầm

ảnh hưởng lớn đến tương lai hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường và hầu như mọi lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp đều sử dụng một loại ước lượng nào đó Ước lượng giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng đưa ra kế hoạch kinh doanh như đầu tư, quảng cáo, quy mô, sản xuất, một cách khoa học, có cơ sở rõ ràng; kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế để đạt hiệu quả tối ưu; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

2.2.1.2 Các phương pháp ước lượng cầu

Trang 15

Đây là phương pháp chọn mẫu người tiêu dùng và xác định xem họ sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi giá cả, thu nhập, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác Công việc này có thể tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc sử dụng phiếu điều tra Mục đích là thu thập thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp xác định hành vi tiêu dùng Trong thực tế các thông tin thu thập được có thể chưa chính xác do sự thiếu hợp tác của người được điều tra Phương pháp này có phi cao khi tiến hành với quy mô mẫu lớn

b, Phân tích thực nghiệm người tiêu dùng

Đây là phương pháp mà những người tham gia được cấp một số tiền nhất định và phải chi tiêu hết trong một cửa hàng được dàn dựng để xem họ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi trong giả hàng hoá, giả sản phẩm cạnh tranh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu Những người tham gia trong thí nghiệm được chọn theo những đặc tính phù hợp nhất để đại diện cho phần lớn người tiêu dùng Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế:

Thứ nhất, kết quả có độ tin cậy không cao vì những người tham gia biết rằng họ

đang ở trong một tỉnh huống dàn dựng và bị quan sát.

Thứ hai, mẫu chọn những người tham gia thường là nhỏ vì chi phí thực hiện thí

nghiệm rất lớn Do đó việc suy luận về hành vi của thị trường từ kết quả của một thí nghiệm dựa trên một mẫu nhỏ là chưa phù hợp.

Mặc dù vậy, phương pháp vẫn có thể cung cấp thông tin hữu ích về cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp, được bổ sung bằng phương pháp điều tra người tiêu dùng

c, Ước lượng cầu bằng mô hình kinh tế lượng

Phương pháp này là phương pháp phổ biến của các doanh nghiệp để xác định hàm cầu của hàng hóa, dịch vụ

Ước lượng cầu đối với hãng chấp nhận giá

Hãng chấp nhận giá là hãng kinh doanh không có quyền quyết định giá cho sản phẩm của mình, giá do thị trường quyết định Giá cả là biến nội sinh của hệ phương trình cung cầu

Dữ liệu quan sát về giá và lượng được xác định đồng thời tại giao điểm của đường cung và đường cầu Vấn đề ước lượng cầu của một ngành phát sinh do sự thay đổi trong giá trị quan sát được của giá và lượng thị trường được xác định một cách đồng thời từ sự

Trang 16

thay đổi của cung và cầu Do hãng chấp nhận giá phải gặp vấn đề đồng thời khi ước lượng nên ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước (2SLS):

Bước 1: Tạo một biến đại diện cho biến nội sinh, biến này tương quan với biến nội

sinh nhưng không tương quan với sai số ngẫu nhiên

Bước 2: Thay thế biến nội sinh bằng biến đại diện và áp dụng phương pháp OLS

để ước lượng các tham số của hàm hồi quy

+) Các bước ước lượng cầu đối với hãng chấp nhận giá: Bước 1: Xác định các phương trình cung và cầu của ngành

Do giá cả được xác định tại giao điểm của đường cung và đường cầu của ngành nên để ước lượng hàm cầu, cả hai phương trình cung và cầu đều phải được xác định Giả sử xác định được hàm cầu, hàm cung có dạng:

Cầu : Q = a + bP + cPR + dM

Cung : Q = h + kP + PIQ = h + kP + PI

Trong đó: Q là lượng thị trường, P là giá cả, M là thu nhập, PR là giá của hàng hóa có liên quan và là PI giá của yếu tố đầu vào trong sản xuất Tất nhiên, những biến ngoại sinh làm dịch chuyển cầu và cung khác cũng có thể được sử dụng khi cần thiết và dạng hàm phi tuyến tính cũng có thể được ước lượng.

Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của ngành

Ước lượng cầu không thể thực hiện nếu cầu của ngành không được định dạng Nếu không, ngay cả khi sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất gồm hai bước cũng sẽ không thể ước lượng được các tham số trong hàm cầu của ngành Do đó, cần kiểm tra lại bước 1 xem đường cầu của ngành đã được định dạng chưa Nếu cung chứa đựng ít nhất một biến ngoại sinh

Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu

Dữ liệu về các biến nội sinh và ngoại sinh trong cả hai phương trình cầu và cung đều phải được thu thập ngay cả khi chỉ có một phương trình được ước lượng Phương pháp 2SLS đòi hỏi dữ liệu của các biến ngoại sinh trong cả hai hàm nhằm hiệu chỉnh sự chệch trong các phương trình đồng thời khi ước lượng một trong hai phương trình đó.

Bước 4: Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS

Trang 17

Nhà nghiên cứu phải xác định những biến nội sinh và những biến ngoại sinh trong hệ phương trình Từ đó, ta có hàm cầu được ước lượng có dạng:

𝑄̂ = 𝑎̂ + 𝑏̂𝑃 + 𝑐̂𝑃𝑟 + 𝑑̂𝑀

Khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từ bước thứ hai của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông qua kiểm định t

hoặc các giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác Sau đó, tính

các độ co dãn của cầu có thể tính toán được

Xác định mức ý nghĩa của hàm cầu thực nghiệm qua giá trị 𝑅2 Giá trị 𝑅2 cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm định F

Ước lượng cầu đối với hãng định giá

Hãng định giá là hãng có quyền quyết định giá cho sản phẩm của mình Giá cả do nhà quản lý quyết định Do đó giá cả là biến ngoại sinh Đối với hãng định giá, vấn đề đồng thời không tồn tại và cầu của hãng được có thể ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS):

Bước 1: Xác định hàm cầu thực nghiệm tổng quát

Cần xác định dạng đường cầu và số lượng biến đưa vào hàm cầu Việc lựa chọn biến dựa trên lý thuyết và cả thực tiễn Cần lựa chọn những biến số khả thi trong việc tìm kiếm dữ liệu, nếu chọn biến số không tìm được dữ liệu thì sẽ gây sai lệch cho việc ước lượng Một số biến thường được chọn: biến giá cả của hàng hóa đang xét, biến thu nhập, biến giá cả của hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung.

Bước 2: Thu thập dữ liệu cho các biến số của hàm cầu

Dữ liệu cần được thu thập bằng nguồn dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn như Tổng cục Thống kê, nghiên cứu trước đó hoặc số liệu kinh doanh công bố của ngành, của doanh nghiệp Dữ liệu sơ cấp được xác định thông qua điều tra, phỏng vấn hoặc quan sát thực nghiệm Sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu, các công cụ phân tích được chuẩn bị để tiến hành ước lượng hàm cầu.

Bước 3: Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất

Trang 18

Đối với hãng định giá, việc không xảy ra vấn đề đồng thời giúp nhà quản trị có thể lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để tiến hành ước lượng hàm cầu

+) Ước lượng cầu bằng hồi quy hàm cầu dạng tuyến tínhBước 1: Xác định dạng hàm cầu tuyến tính:

Q = a + bP + cPr + dM

Trong đó: Q là lượng cầu; P là giá hàng hóa; Pr là giá hàng hóa của hãng có liên quan; M là thu nhập người tiêu dùng

𝑏 =Δ𝑄Δ𝑃; 𝑐 =

Δ𝑄Δ𝑃𝑅; 𝑑 =

Bước 2: Thu thập dữ liệu của các biến

Bước 3: Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS

Hàm cầu được ước lượng có dạng:

𝑄̂ = 𝑎̂ + 𝑏̂ 𝑃 + 𝑐̂𝑃𝑟 + 𝑑̂𝑀

Kiểm định dấu tham số:

Tham số b thể hiện sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị Thông

thường, b có giá trị âm, trong một số trường hợp đặc biệt b mang giá trị dương như hàng hóa Giffen hay Veblen (2 loại hàng hóa không tuân theo luật cầu).

Tham số c thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1

đơn vị.

c > 0: hàng hóa thay thếc < 0: hàng hóa bổ sung

c = 0: hàng hóa độc lập (không ảnh hưởng tới nhau trong tiêu dùng)

Tham số d thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi 1

Trang 19

kiểm định t hoặc giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác Do đó, các độ co dãn của cầu có thể được tính toán.

𝐸̂ = 𝑏̂𝑃

𝑄; 𝐸̂ = 𝑐̂𝑋𝑅 𝑃𝑅

𝑄; 𝐸̂𝑀 = 𝑑̂𝑀

Kết quả của R2 sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm định F

+) Ước lượng cầu bằng hồi quy hàm cầu phi tuyếnBước 1: Xác định dạng hàm cầu phi tuyến

Lấy logarit cơ số tự nhiên cả hai vế của phương trình trên ta có:lnQ = lna + b lnP + c lnPr + d lnM

Đặt: Q = Q’; lna = a’; lnP = P’; lnPr = P’r; lnM = M’Phương trình trở thành:

Q' = a' + bP' + cP'r + dM'

Bước 2: Thu thập dữ liệu của các biến

Bước 3: Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS

Hàm cầu được ước lượng có dạng: 𝑄′̂ = 𝑎′̂ + 𝑏̂𝑃′ + 𝑐̂𝑃′𝑟 + 𝑑̂𝑀′

Kiểm định dấu của các tham số: tương tự phần kiểm định dấu của các tham số trong ước lượng cầu bằng hồi quy hàm tuyến tính.

Sau khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từ bước thứ 2 của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông qua kiểm định t hoặc giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác Do đó, các độ co dãn của cầu có thể được tính toán.

Độ co dãn là cố định: 𝐸̂ = 𝑏̂; 𝐸̂ = 𝑐̂; 𝐸𝑋𝑅 ̂ = 𝑑̂ 𝑀

Kết quả của 𝑅2 sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm định F.

Trang 20

Sự cần thiết của dự báo cầu

Đối với nhà quản lý cũng như doanh nghiệp, quyết định được đưa ra hôm nay nhưng có thể ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức, nhưng tương lai là bất định nên cần phải dự báo để có thể hình dung ra trước tương lai Dựa vào kết quả dự báo trong tương lai về các biển số quan trọng, doanh nghiệp có thể đưa ra các hoạch định chính sách phù hợp hoặc các chiến lược kinh doanh tối ưu nhằm kiểm soát và thúc đẩy sự phát triển của công ty theo đúng định hướng Đặc biệt, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng luôn có sự biến đổi thì việc dự báo của doanh nghiệp lại càng cấp thiết để đảm bảo cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp cho từng thời điểm kinh doanh của mình và phù hợp với sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Kết quả của dự báo có thể chính xác hoặc không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn là cơ sở thuyết phục để nhà hoạch định đưa ra các quyết định quản lý.

2.2.2.2 Các phương pháp dự báo cầu a Dự báo cầu theo chuỗi thời gian

Dự báo cầu theo chuỗi thời gian là một kỹ thuật dự báo khá đơn giản Chuỗi thời gian là chuỗi các quan sát của một biến cũ được thu thập và sắp xếp theo trật tự thời gian và dựa vào đó nhà quản lý có thể dự báo được biển đỏ trong tương lai Để có thể thực hiện việc dự báo theo chuỗi thời gian, nhà quản lý rất cần xây dựng được hàm biển động của yếu tố đang xét theo thời gian từ đỏ lựa chọn mô hình phân tích phù hợp Thông thường các nhà quản lý có thể lựa chọn một trong bốn dạng hàm của dự báo cầu theo thời gian như sau:

Thứ nhất, mô hình hàm xu thế bậc tuyến tính bậc nhất (1):

Thứ hai, mô hình hàm xu thế logarit (2):

Trang 21

Hình 2.2: Đồ thị mô tả sự biến động của lượng cầu một sản phẩm theo thời gian

Sau khi giả định và tìm ra được hàm phụ thuộc của lượng cầu theo thời gian, ta sẽ thay giá trị của t trong tương lai vào hàm ước lượng để tìm ra giá trị dự báo của lượng cầu vào thời điểm đó Dựa vào kết quả tính toán được, nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định có liên quan về giá, marketing, phân phối sản phẩm, Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán các giá trị trong tương lai

Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b: 𝑄̂𝑡 = 𝑎̂ + 𝑏̂ 𝑡

+ Nếu b > 0 biến cần dự đoán tăng theo thời gian

Trang 22

+ Nếu b < 0 biến cần dự đoán giảm theo thời gian+ Nếu b = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian

Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được xác định bằng cách thực hiện kiểm định t hoặc xem xét p-value.

b Dự báo theo mùa vụ - chu kỳ

Đối với một số sản phẩm đặc thù, dữ liệu về lượng cầu thường có tính mùa vụ hoặc tính chu kỳ nên việc sử dụng dự báo theo chuỗi thời gian thông thường sẽ dẫn đến kết quả ước lượng không chính xác Do đó, khi biểu diễn dữ liệu lượng cầu theo thời gian mà không thấy được sự biến động thì ta nên sử dụng kỹ thuật xây dựng và dự báo lượng cầu theo mùa vụ - chu kỳ

Để thực hiện kỹ thuật này, ta sẽ sử dụng biến giả trong phân tích và tạo ra được những mô hình chính xác nhất phản ánh cho sự biến động của lượng cầu Biến giả được kí hiệu là D và nó chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1 Khi quan sát rơi vào chu kỳ mà ta gắn biến giả D thì D=1 và ngược lại, nếu quan sát không thuộc vào chu kỳ được ngầm định với biến giả D thì D=0 Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì sử dụng (N-1) biến giả Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ Nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó, nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác Khi đó, đường xu hướng có thề bị đẩy lên hoặc hạ xuống tùy theo sự biến động và ý nghĩa thống kê của sự biến động mùa vụ cũng được xác định bằng kiểm định t hoặc sử dụng p-value cho tham số ước hượng đối với biến giả

Dạng hàm : 𝑄𝑡 = 𝑎 + 𝑏𝑡 + 𝑐1𝐷1 + 𝑐2𝐷2+ +𝑐𝑛−1𝐷𝑛−1

Hệ số chặn nhận các giá trị khác nhau cho mỗi giai đoạn

c Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng

Dự báo cầu theo chuỗi thời gian và theo mùa vụ có thể cho kết quả sai chệch do trên thực tế lượng cầu về một sản phẩm bất kỳ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Từ thực tế cho thấy, lượng cầu sẽ phụ thuộc vào giá bán sản phẩm; giá của đối thủ cạnh tranh; số lượng, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng; chính sách của chính phủ; kỳ vọng của người tiêu dùng, Do đó, việc dự báo cầu sử dụng hàm cầu ước lượng trong đó lượng cầu phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó là việc rất cần thiết để đưa ra con số dự báo hiệu quả hơn về lượng cầu.

Trang 23

Dự báo cầu sử dụng hàm cầu ước lượng được đánh giá là phương pháp dự báo mang lại con số ý nghĩa cho nhà quản lý Việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo cầu sẽ được chia thành 2 dạng là dự báo cầu của hãng định giá và dự báo cầu của hãng chấp nhận giá.

Dự báo cầu đối với hãng định giá

Việc dự báo cầu của hãng định giá theo mô hình kinh tế lượng sẽ được thực hiện theo quy trình gồm:

Bước 1: Ước lượng hàm cầu của hãng định giá Dạng hàm của hãng định giá có

phương trình tổng quát là: 𝑄 = 𝑓(𝑃, 𝐼, 𝑃𝑅, 𝑁, )

Bước 2: Dự báo giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu Các yếu tố này có

thể được dự báo từ những đánh giá của doanh nghiệp (thị hiếu của người tiêu dùng) hay theo chuỗi thời gian (số lượng người tiêu dùng) hoặc khai thác từ các mô hình kinh tế vĩ mô (thu nhập của người tiêu dùng) Dù bằng cách nào, nhà quản lý cần chọn ra kết quả dự báo tốt nhất về các yếu tố làm thay đổi cầu hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Bước 3: Xác định hàm cầu trong tương lai: Khi đã có những giá trị tương lai của

các biến độc lập trong mô hình hàm cầu, chúng ta sẽ thay những giá trị này vào hàm cầu ban đầu để tính được hàm cầu tương lai của hãng định giá.

Dự báo cầu đối với ngành chấp nhận giá

Do xảy ra vấn đề đồng thời đối với ngành chấp nhận giá nên phần dự báo cầu của ngành trong tương lai sẽ phức tạp hơn so với hãng định giá Cụ thể, việc dự báo cầu đối với hãng này được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Ước lượng phương trình cung và cầu của ngành Giả sử hàm cầu của

ngành tìm được có dạng: Q = a + b * P +c * I + d * 𝑃𝑅 và hàm cung của ngành có dạng:

Trong đó: Q là sản lượng của ngành, P là mức giá do thị trường xác định, M là thu nhập, PR là giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng và P1 là giá của một yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất Cả cầu và cung đều đã được định dạng: Mỗi phương trình chứa đựng một biến ngoại sinh không có trong phương trình kia.

Bước 2: Xác định cung và cầu của ngành trong tương lai Tương tự như hãng định

giá, hãng chấp nhận sẽ dự báo được các biến ngoại sinh trong mô hình cung, cầu Từ các

Trang 24

biến dự báo được, hãng sẽ giải hệ phương trình có 2 phương trình 2 ẩn là P và Q (thay giá trị tương lai của các biến PR, PI vào phương trình cung cầu) Giải hệ này, ta sẽ được giá mà các hãng này phải bán toàn bộ sản phẩm của mình trong tương lai và lượng cầu trong tương lai các hãng định giá sẽ đưa vào thị trường.

Ưu điểm của phương pháp: Để sử dụng được phương pháp này phải hiểu rõ quan

hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến giải thích; phương pháp này giúp loại bỏ vấn đề tương quan giá giữa các biến không có liên quan, từ đó mô hình logic và đáng tin cậy hơn Ngoài ra, phương pháp này còn dự báo chính xác hơn giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở xem xét đến sự thay đổi của các biến giải thích ngoại sinh.

2.3 Tổng quan tình hình khách thể của các công trình đã nghiên cứu về ước lượng và dự đoán cầu

• Một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 Trong nghiên cứu này, khách thể được chọn là người tiêu dùng Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên, có thói quen uống cà phê sữa 3 trong 1 ít nhất một lần/tuần Số lượng khách thể là 400 người được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp bốc thăm không hoàn lại Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, bao gồm: giá, chất lượng, thương hiệu, quảng cáo, bao bì và sự gợi ý của người thân Kết quả nghiên cứu cho thấy giá, chất lượng và thương hiệu là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1

• Một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phan Thu Hằng (2019) đã dự báo và ước lượng nhu cầu về sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2019-2023 Trong nghiên cứu này, khách thể được chọn là người tiêu dùng Hà Nội từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé Số lượng khách thể là 500 người được chọn theo phương pháp mẫu cụ thể Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp dự báo dựa trên xu hướng và phương pháp dự báo dựa trên yếu tố để ước lượng nhu cầu về sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé trên địa bàn Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu về sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafé trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2019-2023, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10% mỗi năm

Trang 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CẦU CÀ PHÊ SỮA 3 TRONG 1 CỦA NESCAFÉ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1/2021 – 6/2023

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Tuy nhiên, việc thu thập số liệu lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này

Dữ liệu gồm 2 nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

 Nguồn dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được qua xử lý

 Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để phân tích dữ liệu như: Excel, Stata SPSS, Eview, Nhóm sử dụng phần mềm Eviews 10 cùng với sự hỗ trợ của Excel để phân tích dữ liệu do sử dụng phần mềm này có thể cho kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho các dữ liệu chép, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng

3.2 Giới thiệu về công ty Nestle Việt Nam và nhãn hàng Nescafé

3.2.1 Công ty Nestle Việt Nam

a, Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập năm 1995, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A – là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới hiện có mặt tại 191 nước với 328.000 nhân viên trên toàn cầu, có trụ sở đặt tại Vevey – Thụy Sĩ Nestlé cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người tiêu dùng trên khắp thế giới Với cam kết đầu tư

Trang 26

lâu dài vào Việt Nam, trong những năm qua tập đoàn Nestlé đã không ngừng đầu tư xây mới, mở rộng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng và sống vui khỏe cho người tiêu dùng Việt Nam.

Quá trình phát triển tại Việt Nam: Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé

tại Sài Gòn được thành lập từ năm 1992 Dưới đây là những cột mốc ghi lại sự phát triển

nhanh chóng của công ty tại Việt Nam:

+ 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An

+ 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ 1995: Thành lập Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng Nhà máy Đồng Nai

+ 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh Đồng Nai

+ 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên

+ 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai

+ 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy Nestlé Bình An từ Gannon

+ 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam

+ 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ

+ 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37 triệu USD

+ 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu USD

+ 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70 triệu USD

+ 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối hiện đại tại Đồng Nai

+ 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An

+ Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công nghệ kho vận 4.0

Trang 27

+ Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên

+ Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM

Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn quốc Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt

b, Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh kinh doanh:

 Tầm nhìn chiến lược: Tại Nestlé, công ty tuyên bố là trở thành một công ty hàng đầu, đầy cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, sức khỏe và giá trị cho khách hàng và cổ đông được cải thiện bằng cách trở thành công ty được yêu thích, chủ lao động được yêu thích, nhà cung cấp được yêu thích, bán sản phẩm yêu thích

 Sứ mệnh kinh doanh: Trở thành công ty dinh dưỡng, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Sứ mệnh “Good food, good life” là cung cấp cho người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt các danh mục thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối

3.2.2 Nhãn hàng Nescafé

Nestlé bắt đầu phát triển một thương hiệu cà phê vào năm 1930, theo sáng kiến của chính phủ Brazil, để giúp duy trì thặng dư đáng kể của vụ thu hoạch cà phê hàng năm tại Brazil Max Morgenthaler đứng đầu dự án phát triển.

Nestlé giới thiệu sản phẩm mới dưới thương hiệu “Nescafé” vào ngày 1 tháng 4 năm 1938 Nescafé là một loại cà phê bột hòa tan đã trở thành một mặt hàng chủ lực của Mỹ trong Thế chiến II.

Từ năm 2011, Nestlé Việt Nam đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh để hỗ trợ nông dân trồng cà phê thông qua dự án Nescafé Plan và đã đạt được những tiến bộ đáng kể:

Có đến 82% sản lượng cà phê của Nescafé đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng từ năm 2021; 250 triệu cây cà phê mới được phân phối cho nông dân kể từ năm 2010; đánh giá tác động cùng tổ chức kiểm định Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Rainforest Alliance

Trang 28

trên 14 quốc gia; giảm 46% lượng khí thải nhà kính trong các nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Nestlé (so sánh năm 2020 với năm 2010, trên mỗi tấn sản phẩm); lượng nước sử dụng ít hơn 53% trong các nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Nestlé (so sánh năm 2020 với năm 2010, trên mỗi tấn sản phẩm).

Thương hiệu đặt mục tiêu đạt được: 100% cà phê có nguồn gốc có trách nhiệm vào năm 2025; 20% cà phê có nguồn gốc từ các phương pháp nông nghiệp tái sinh vào năm 2025, và 50% vào năm 2030 Đây là một phần tham vọng của Nestlé đối với các thành phần chính trong hoạt động sản xuất của công ty

3.3 Thực trạng tiêu thụ cà phê sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội

3.3.1 Thực trạng tiêu thụ cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội

Trong gian đoạn 2021-2023 có hai năm Nestlé Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam” trong lĩnh vực sản xuất Và CSI 2021 đã chính thức vinh danh Nestlé Việt Nam trở thành doanh nghiệp bền vững nhất năm 2021, tiếp tục ghi dấu ấn của một thương hiệu quốc tế luôn nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của cộng đồng trong một năm tài khóa đầy biến động( do ảnh hưởng của dịch covid 19) Ngoài ra đầu tháng 11/2022, Nestlé Việt Nam lọt vào Top 100 các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam Nestlé Việt Nam luôn nằm trong danh sách các doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Nescafé luôn kiên trì theo đuổi sứ mệnh làm ra những tách cà phê chất lượng để bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức, tạo nguồn cảm hứng cho mỗi ngày trở nên trọn vẹn hơn Không chỉ vậy, Nescafé đem đến danh mục sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khẩu vị của người Việt Nam, từ cà phê hòa tan, cà phê uống liền và cà phê pha phin Do đó nó có thể đáp ứng tất cả các khe hở của các kiểu khách hàng trên thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Năm 2021

Trong giai đoạn giãn cách kéo dài 6 tháng vào nửa cuối năm 2021, Nescafé đã đối diện với tình trạng đứt gãy nguồn cung, khó lòng đáp ứng nhu cầu sử dụng cà phê pha sẵn tại nhà tăng cao của người tiêu dùng tại cùng thời điểm

Trang 29

Cung không kịp cầu đã khiến người tiêu dùng tìm đến những thương hiệu khác cùng ngành hàng, dẫn đến thị phần của thương hiệu trong nửa cuối năm 2021 sụt giảm đáng kể

Tuy nhiên, doanh thu thuần của Nestle 2021 là 17.084,7 tỷ đồng Trong đó, Nescafé chiếm khoảng 15% doanh thu của tập đoàn Nestle là khoảng 2562,7 tỷ đồng

Tính riêng tại thị trường Hà Nội, chiếm 16.04% là 411,05 tỷ đồng và với lợi nhuận thuần xấp xỉ 10%, lợi nhuận thuần ở thị trường hà nội xấp xỉ 41,105 tỷ đồng

Năm 2022

Năm 2022, tình hình lạm phát trên toàn thế giới trở nên tồi tệ, gây ảnh hưởng không chỉ tới người tiêu dùng mà còn tới cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm như Nestle Chi phí nguyên liệu đầu vào từ cà phê cho tới các chế phẩm từ sữa gia tăng mạnh do lạm phát thực phẩm Thêm vào đó, chuỗi cung ứng nguyên liệu thô cũng đang tắc nghẽn do đại dịch và do cả chiến sự chưa có dấu hiệu ngừng lại giữa Nga và Ukraine, kéo theo cả chi phí năng lượng và các hàng hóa khác gia tăng

Tuy nhiên, đầu năm 2022, thương hiệu đã có màn trở lại quy mô lớn với những kệ sản phẩm được lấp đầy Nỗ lực này đã giúp doanh số và thị phần của thương hiệu “nhích” thêm được một phần nhỏ Giai đoạn tháng 4 – 7/2022 là nỗ lực phục hồi lần 2 với kì vọng tạo nên cú hit lớn, giúp Nescafé giành lại những gì đã bỏ lỡ Do, nhà sản xuất này đã tăng giá các sản phẩm cà phê hòa tan Nescafé của mình thêm 8,2% Nhờ động thái tăng giá này, khối lượng và cơ cấu bán hàng của tập đoàn trong năm 2022 ổn định hơn

Doanh thu thuần của Nestle đã phát triển vượt bậc tăng lên tới 16% và doanh thu lên tới 19.818,2 tỷ Nescafé chiếm khoảng 16% doanh thu của tập đoàn nestle là 3170.9 tỷ đồng

Trong đó thị trường Nescafé tại Hà Hội năm 2022 chiếm 18,2% là 577.1 tỷ đồng và với lợi nhuận thuần năm 2022 là 12% thì lợi nhuận thuần là 69.25 tỷ đồng

Năm 2023 tính đến quý II

Tổng kết quý II của Nestle, doanh thu thuần tăng 3% so với cùng kỳ 2022 là 7463 tỷ đồng Nescafé chiếm khoảng 10% doanh thu của tập đoàn Nestle - doanh thu Nescafé là 918,15 tỷ đồng

Trang 30

Thị trường Nescafé tại Hà nội chiếm 8,26% tổng doanh thu trên cả nước của Nescafé, doanh thu thuần tại thị trường Hà Nội là 152,41 tỷ đồng Lợi nhuận thuần tại thị trường Hà Nội chiếm 12% tổng lợi nhuận, lợi nhuận thuần tại thị trường Hà Nội hết quý II năm 2023 là 17.29 tỷ đồng

3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu cà phê sữa của Nescafé trên địa bàn Hà Nội

Nhân tố chủ quan

a Giá bán sản phẩm

Nescafé đã và đang là thương hiệu cà phê bình dân được nhiều người yêu thích Họ đã và đang sử dụng các chiến lược tiếp thị khác nhau để quảng bá sản phẩm của mình Một trong những chiến lược tiếp thị phổ biến nhất mà họ đã sử dụng là chiến lược marketing về giá.

Giá của Nescafé có thể được xem là yếu tố rất quan trọng đối với người tiêu dùng, vì nó liên quan đến chất lượng của sản phẩm Công ty đã trải qua nhiều thay đổi để bắt kịp xu hướng mới và sự cạnh tranh, nhưng họ luôn cố gắng duy trì sự phù hợp và dẫn đầu Cà phê của Nescafé có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người Họ có thể làm được điều này vì họ sở hữu các đồn điền cà phê, có thể sản xuất cà phê với giá rẻ hơn.

b Thương hiệu và sản phẩm

Khi nhắc đến Nescafé, nhiều người đã ví sản phẩm đó đồng nghĩa với sự sành điệu Người tiêu dùng Việt bấy lâu nay vốn dĩ thích chọn những giá trị bao bì hơn là giá trị cốt lõi ẩn sâu bên trong chất lượng sản phẩm Nescafé khuynh đảo thị trường cà phê đóng gói ngay tại đất nước mà sản lượng xuất khẩu cà phê xếp vị trí thứ 2 thế giới, chỉ sau vương quốc cà phê Brazil là điều mà chính Tập đoàn Nestlé cũng bất ngờ.

Ngoài yếu tố tiên phong trong việc sản xuất sản phẩm cà phê hoà tan, sự thành công đáng ngưỡng mộ của Nescafé còn đến từ những chiến dịch quảng bá và xây dựng, bảo hộ thương hiệu một cách xuất sắc của Nestle Các sản phẩm cũng liên tục được đổi mới theo từng giai đoạn với thị phần khác nhau.

Việc luôn kịp thời nắm bắt thị trường, luôn chú trọng tới sức khoẻ, khẩu vị của người tiêu dùng và đặc biệt là phát triển tất cả các dòng sản phẩm với cùng một thương hiệu Nescafé đã đưa Nescafé trở thành thương hiệu cà phê hòa tan số một trên thế giới trong suốt nhiều năm qua.

c Chất lượng sản phẩm

Trang 31

Nescafé tung ra nhiều dòng sản phẩm nhắm vào những phân khúc lớn và đa dạng của thị trường cafe uống liền Mỗi phân đoạn có những dòng sản phẩm với giá cả phù hợp và có thể chấp nhận nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cao.

Các vườn cà phê luôn mang lại năng suất cao và ổn định đạt gấp đôi năng suất trung bình của ngành; thực hành nông nghiệp bền vững: sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt 10 năm; tưới tiêu tiết kiệm.

d Ý thức về sức khỏe

Khi người tiêu dùng tìm đến cà phê, học không chỉ muốn tỉnh táo hơn, mà còn mong muốn nhiều lợi ích sức khỏe khác từ cà phê Kết quả của những cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều hữu ích của cà phê đối với sức khỏe con người Là một thương hiệu của tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới, các sản phẩm của Nescafé luôn chú trọng đến giá trị dinh dưỡng – một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.

e Tiếp thị và truyền thông, quảng cáo

Yếu tố tiếp thị chính là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần thành công cho công ty cũng như thành công cho thương hiệu Nescafé Chiến dịch của công ty đã thành công rực rỡ, mặc dù mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng nhưng nó đã góp phần tăng giá trị của thương hiệu Nescafé.

Là một tập đoàn đa quốc gia, với bề dày lịch sử về kinh nghiệm và nguồn tài chính hùng mạnh, khi thâm nhập vào các thị trường, Nescafé không giấu tham vọng là luôn muốn chiếm đầu bảng về nắm giữ thị phần, so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tại từng khu vực, từng quốc gia, địa phương khác nhau Vì thế mà chiến lược phân phối luôn được công ty đề cao chú trọng

Nhân tố khách quan

a Thói quen, sở thích của người tiêu dùng

Nescafé có những sản phẩm chuẩn toàn cầu và có mặt ở tất cả các thị trường mà Nescafé thâm nhập Bên cạnh đó cũng có những sản phẩm con/ phụ có thể có tại thị trường này nhưng không có tại thị trường khác phù hợp với thị hiếu sở thích riêng của người tiêu dùng nội địa.

Người miền Bắc, nhất là thành phố Hà Nội, thường có thói quen uống cà phê phin Họ dành thời gian để thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê nguyên chất Không đơn thuần chỉ là uống cà phê mà đây còn là lối sống chậm rãi, ung dung của thực khách.

Trang 32

b Đối thủ cạnh tranh

Vào giai đoạn đầu, Nescafé “áp đặt” khẩu vị quốc tế nguyên thuỷ cho người tiêu dùng Việt Nam Đây chính là một lợi thế không nhỏ cho Nescafé, sản phẩm của một tập đoàn sản xuất chế biến cà phê hàng đầu thế giới Nhưng vào đầu tháng 3 – 2005, Nescafé đã thay đổi thông điệp quen thuộc "khởi đầu ngày mới" bằng thông điệp "100% cà phê Việt Nam" cũng như mở chiến dịch truyền thông với slogan "hương vị Việt Nam hơn"; đồng thời đưa ra ba loại cà phê mới Sự thay đổi này của Nescafé đã tạo ra những lo lắng nhất định cho đối thủ cạnh tranh – là Trung Nguyên và Vinacafe, trong giai đoạn cạnh tranh sau đó.

c Các yếu tố kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, Thu nhập người dân càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Nescafé tăng lên.

Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của nguyên nhiên liệu đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ của Nescafé.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tang dẫn đến giá bán tăng và sản lượng tiêu thụ giảm.

Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng lên dẫn đến mức tiêu thụ cũng giảm xuống, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Nescafé

3.4 Ước lượng cầu cà phê sữa của Nescafe trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1/2021- 6/2023

3.4.1 Các bước ước lượng

Bước 1: Xây dựng mô hình hàm cầu sản phẩm cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafe

Hàm cầu của hãng được xác định bằng các lựa chọn dạng tuyến tính hoặc dạng phi tuyến và bằng việc quyết định những biến làm dịch chuyển cầu sẽ có trong phương trình đường cầu cùng với giá của hàng hóa Đối với hàm cầu về cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafe, ta chọn được dạng tuyến tính để đơn giản hóa vấn đề và dự báo các biến có thể lượng hóa được các biến ảnh hưởng đến hàm cầu

Hàm cầu có dạng: Q = a + b.P + c.M + d Pr

Trang 33

Trong đó:

Q: Sản lượng tiêu thụ cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafe (hộp) P: Giá của một hộp cà phê của Nescafe (340g/1 hộp) (nghìn đồng) M: Thu nhập trung bình tháng của người dân Hà Nội (triệu đồng) Pr: Giá của 1 hộp cà phê của Highlands (340g/1 hộp) (nghìn đồng) a: Hệ số chặn

b,c,d: Các hệ số góc đo lường ảnh hưởng của các yếu tố trên đến lượng cầu cà phê sữa 3 trong 1 của Nescafe

Dấu của các hệ số:

 Hệ số a: có thể dương hoặc âm

 Hệ số b: b<0 vì tuân theo luật cầu: khi giá 1 hộp cà phê sữa của Nescafe (340g/1 hộp) tăng lên thì lượng cầu về cà phê của Nescafe (340g/1 hộp) giảm xuống

 Hệ số c: c>0 vì cà phê sữa của Nescafe (340g/1 hộp) là hàng hóa thông thường nên khi thu nhập của người dân Hà Nội tăng cao thì lượng cầu về hàng hóa này cũng tăng theo

 Hệ số d: d>0 vì cà phê sữa của Highlands (340g/1 hộp) và cà phê sữa Nescafe (340g/1 hộp) là hai hàng hóa thay thế cho nhau nên khi giá cà phê của Highlands (340g/1 hộp) tăng lên thì lượng cầu về cà phê của Nescafe (340g/1 hộp) cũng tăng lên phù hợp với thực tế

Bước 2: Thu thập số liệu về các biến có trong hàm cầu

- Thu thập số liệu

Cần về cà phê sữa của Nescafe (340g/1 hộp) bị ảnh hưởng bởi giả của chính nó giá cà phê của Highlands (340g/1 hộp) (xét trong điều kiện nhất định), thu nhập của người dân, thị hiếu của người tiêu dùng và nhiều yếu tố khác

Trong quá trình thu thập số liệu, nhóm thấy cấu về cà phê của Nescafe (340g/1 hộp) bị ảnh hưởng chủ yếu từ giá của hàng hóa này do công ty quyết định, giá cà phê của Highlands (340g/1 hộp), thu nhập trung bình của người dân Hà Nội Các yếu tố khác do khó định lượng một cách chính xác nên nhóm đã bỏ qua, không đưa vào mô hình

Trong đó:

Trang 34

 Sản lượng cà phê sữa Nescafé được tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội Dữ liệu này được thu thập từ các nguồn sau:

+ Báo cáo bán hàng của các nhà phân phối, đại lý Nescafé trên địa bàn Hà Nội + Số liệu thống kê lượng hàng bán ra ở các cửa hàng, siêu thị địa bàn Hà Nội  Dữ liệu về giá cà phê sữa Nescafé và giá của hàng hóa liên quan là cà phê Highlands: Giá cả là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu Dữ liệu này được thu thập từ các nguồn sau:

+ Báo giá của Nescafé và Highlands đối với các nhà phân phối, đại lý + Giá bán của các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn Hà Nội

 Dữ liệu về thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Nội: Thu nhập là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân, từ đó ảnh hưởng đến cầu Dữ liệu này được thu thập từ:

+ Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn Hà Nội

- Xử lý số liệu:

Lượng cầu và giá của 1 hộp cà phê của Nescafe (340g/1 hộp): giả của 1 hộp cà phê của Nescafe (340g/1 hộp) có biến đổi tương đối Do đó, lượng cầu về 1 hộp cà phê của Nescafe (340g 1 hộp) này tăng giảm tương đối theo giá bán

Thu nhập trung bình của người dân Hà Nội; nhóm lấy thu nhập bình quân của các hộ gia đình ở Hà Nội làm số liệu chung Mỗi năm, mỗi tháng đời sống của người dân không ngừng tăng cao nên thu nhập cũng tăng rõ rệt

- Qua quá trình thu thập và xử lý, nhóm đã tổng hợp số liệu lại thành bảng sau:

Bảng số liệu về giá cả, giá một hộp cà phê, thu nhập, giá của 1 hộp cà phê Highlands (340g/1 hộp) (hàng hóa thay thế) và sản lượng tiêu thụ cà phê của Nescafe (340g/1 hộp)

từ tháng 1/2021- 6/2023

1/2021 337321 46.6 6.433 56 2/2021 337265 46.7 6.533 56

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w