1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việc giám thị lập biên bản vi phạm của n v p và l n h có phải hoạt động quản lí hay không tại sao

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việc giám thị lập biên bản vi phạm của N.V.P và L.N.H có phải hoạt động quản lí hay không? Tại sao?
Tác giả Lê Quỳnh Anh, Bùi Hồng Ánh, Phạm Thị Quỳnh An, Phan Thúy An, Nguyễn Kim Anh, Phạm Hồng Anh, Vũ Thị Phương Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 426,42 KB

Nội dung

Đối chiếu với các quy định của pháp luật, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng đối với L.N.H và phạt 16 triệu đồng đối vớ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ BÀI: 01

Nhóm 1 Lớp: N08.TL2 Lớp niên chế: 4816

Trang 2

Nhóm số: 01 Lớp: N08.TL2 – 4816

Kế hoạch làm việc nhóm:

 Họp lần 1: Lên ý tưởng, phân chia công việc

 Họp lần 2: Chỉnh sửa phần tổng hợp, hoàn thiện nội dung toàn bài

 Họp lần 3: Chốt nội dung lần cuối; đánh giá, nhận xét quá trình làm việc các thành viên

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm:

STT

HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC

THỰC HIỆN

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (ĐÚNG HẠN)

MỨC ĐỘ HOÀN

KẾT LUẬN XẾP LOẠI

KÝ TÊN

1

Phan

Thúy

An

2

Phạm

Thị

Quỳnh

An

3

Bùi

Hồng

Ánh

4

Quỳnh

Anh

Trang 3

Nguyễn

Kim

Anh

6

Phạm

Hồng

Anh

7

Vũ Thị

Phương

Anh

Hà Nội, ngày……tháng….năm 2024 Đại diện nhóm

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 7

Câu 1: Việc giám thị lập biên bản vi phạm của N.V.P và L.N.H có phải hoạt động quản lí hay không? Tại sao? (2 điểm) 7

Câu 2: Phân tích cấu thành vi phạm hành chính trong vụ việc trên? (2 điểm) 8

2.1 Khách thể: 9

2.2 Mặt khách quan: 9

2.3 Chủ thể: 10

2.4 Mặt chủ quan: 10

Câu 3: Biên bản vi phạm do giám thị của Đại học Thái Nguyên lập có phải biên bản vi phạm hành chính hay không? Tại sao? (2 điểm) 11

Câu 4: Bình luận về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với L.N.H và N.V.P trong vụ việc trên (2 điểm) 12

Câu 5: Nếu thời điểm bị phát hiện vi phạm P 17 tuổi 11 tháng và H 18 tuổi 5 tháng thì việc xử phạt vi phạm hành chính với P và H sẽ như thế nào? Nêu căn cứ pháp lí (2 điểm) 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

ĐỀ BÀI

Đề bài 01:

Tháng 12/2023, sau khi phát hiện N.V.P thực hiện hành vi thi thay hết học phần cho L.N.H giám thị Đại học Thái Nguyên đã lập biên bản vi phạm và báo cáo Ban Giám hiệu Sau đó Trường đã phối hợp cùng Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh làm rõ vụ việc

Tại cơ quan Công an, N.V.P và L.N.H, khai nhận từ tháng 8/2023 đến

12/2023, L.N.H đã thuê N.V.P thay mình đi học, thi 3 môn, tiền công là 1 triệu đồng/môn Đối chiếu với các quy định của pháp luật, Phòng an ninh chính trị nội

bộ (Công an tỉnh) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng đối với L.N.H và phạt 16 triệu đồng đối với N.V.P

Câu hỏi:

1 Việc giám thị lập biên bản vi phạm của N.V.P và L.N.H có phải hoạt động quản lí hay không? Tại sao? (2 điểm)

2 Phân tích cấu thành vi phạm hành chính trong vụ việc trên? (2 điểm)

3 Biên bản vi phạm do giám thị của Đại học Thái Nguyên lập có phải biên bản vi phạm hành chính hay không? Tại sao? (2 điểm)

4 Bình luận về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với L.N.H và N.V.P trong vụ việc trên (2 điểm)

5 Nếu thời điểm bị phát hiện vi phạm P 17 tuổi 11 tháng và H 18 tuổi 5 tháng thì việc xử phạt vi phạm hành chính với P và H sẽ như thế nào? Nêu căn cứ pháp lí (2 điểm)

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hiện nay, dịch vụ học hộ, thi hộ không còn quá xa lạ với nhiều sinh viên thậm chí là nhiều người tham gia học thạc sỹ…cũng là những "khách hàng" của những dịch vụ như thế này Chỉ cần tìm kiếm "học hộ, thi hộ" hay thậm chí là từ khóa "hỗ trợ học tập" trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác lập tức thu về hàng chục kết quả Ngày nay, nhiều trường đại học có hình thức học theo tín chỉ Theo

đó, sinh viên phải học đủ số tín chỉ được quy định mới có thể ra trường Mỗi môn học thường được quy định bằng một số tín chỉ nhất định và có số buổi thực hành

và số buổi lý thuyết khác nhau Nếu nghỉ quá số buổi cho phép, sinh viên có thể phải học lại Do đó vì nhiều lý do khác nhau mà dịch vụ học hộ, thi hộ ngày càng

"đắt khách" Đồng thời, thẩm quyền của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế trong xử lí các vi phạm hành chính về giáo dục cụ thể là hành vi học hộ, thi hộ từ

đó cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của chính

cá nhân bị xử phạt Từ những lý do trên, nhóm chúng em sau đây sẽ phân tích tình huống cụ thể về hành vi xâm phạm quy định pháp luật về hành chính, cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục, để hiểu và làm rõ đâu là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp này

Trang 7

NỘI DUNG

Câu 1: Việc giám thị lập biên bản vi phạm của N.V.P và L.N.H có phải hoạt động quản lí hay không? Tại sao? (2 điểm)

Cơ sở pháp lý:

- Điều 14, Nghị định số 04/2021/NĐ - CP ngày 22/1/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

Theo định nghĩa: hoạt động quản lí là điều khiển, chỉ đạo đối tượng của quản lí

(một hệ thống hoặc một quá trình nhất định) căn cứ vào những quy định, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình vận động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạt được mục đích đã định trước

Chủ thể quản lí: có giám thị đã lập biên bản, trường đại học Thái Nguyên và

Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh

Đối tượng quản lí: là N.V.P và L.N.H

Trong tình huống này đã có yếu tố của hoạt động quản lí vì: giám thị đã thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thi cử, phát hiện và ghi nhận hành vi vi phạm, báo cáo với Ban Giám Hiệu và phối hợp với cơ quan an ninh để xử lý vấn đề, nhằm đảm bảo môi trường giáo dục công bằng và nghiêm túc Điều này phản ánh chức năng quản lý của giám thị trong việc duy trì trật tự và kỷ luật tại cơ sở giáo dục, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận trong thi cử và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các sinh viên khác

Theo điểm e, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 04/2021/NĐ – CP ngày

22/1/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động quản lí này đã đưa ra cơ quan có chức năng nhiệm vụ xử phạt hành chính đối với 2 sinh viên

Trang 8

Theo Nghị định 118/2021/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công

vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền

Vì vậy, việc giám thị lập biên bản vi phạm của N.V.P và L.N.H là hoạt động quản lí

Câu 2: Phân tích cấu thành vi phạm hành chính trong vụ việc trên? (2 điểm)

Cơ sở pháp lý:

- Điều 22 Luật giáo dục năm 2019.

- Điều 14 Nghị định của Chính phủ số 04/2021/NĐ – CP ngày 22/01/2021 -Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.

Cấu thành vi phạm hành chính: là tổng hợp những yếu tố đặc trưng được pháp

luật quy định, thể hiện đầy đủ tính xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước của loại vi phạm hành chính, là cơ sở cần thiết cho việc phân biệt các loại vi phạm hành chính với nhau và cho việc xác định trách nhiệm hành chính

2.1 Khách thể:

Trật tự quản lí hành chính: trật tự quản lý hành chính nhà nước là trật tự trong

hoạt động quản lí của các cơ quan nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Giữ trật tự trong lĩnh vực này cũng đồng thời đảm bảo sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho những người thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính

Khách thể của vi phạm hành chính là trật tự quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự, an toàn xã hội Mà hành vi của L.N.H và N.V.P đã xâm phạm đến các nguyên tắc quản lí và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm, cụ thể là vi phạm trật tự quản lí hành chính trên lĩnh vực giáo dục Hành vi thuê người học hộ và thi hộ của L.V.H đã được N.V.P đồng ý nhận tiền công để học hộ, thi hộ đã xâm hại đến những quan hệ xã hội

Trang 9

2.2 Mặt khách quan:

Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan

hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì trái như thế nào Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính Khi xem xét đánh giá hành vi của

cá nhân hay tổ chức nào đó có phải hành vi vi phạm hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lí vững chắc xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính Đối với một

số loại hành vi vi phạm hành chính còn phải dựa vào các dấu hiệu khác cụ thể: Thứ

nhất, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm Thứ hai, công cụ, phương tiện

vi phạm Thứ ba, hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

Vì vậy, hành vi vi phạm hành chính trong vụ việc trên đó là L.N.H đã thuê N.V.P thay mình đi học từ tháng 8/2023 đến tháng 12/2023, thi 3 môn với tiền công 1 triệu đồng/môn Đối với hành vi của L.N.H đã xâm hại đến khoản 3 Điều

22 Luật giáo dục năm 2019 Tại đây, L.N.H đã có hành vi bị nghiêm cấm trong cơ

sở giáo dục, cụ thể là hanh vi gian dối trong học tập khi L.N.H đã thuê người đi học và thi thay mình Đồng thời, đối với hành vi trái pháp luật của N.V.P cũng đã xâm hại đến khoản 3 Điều 22 Luật giáo dục năm 2019 Khi N.V.P đã đồng ý tiếp tay cho hành vi gian lận trong học tập Hơn nữa, hành vi gian lận trong học tập này của L.N.H và N.V.P cũng đã vi phạm quy định về thi theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 14 Nghị định của Chính phủ số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 Như vậy, cả hai đối tượng trong vụ việc này đã có hành vi thi thay hoặc nhờ người khác thi thay

2.3 Chủ thể:

Chủ thể của vi phạm hành chính là các tổ chức, các cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp Luật Hành chính Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi

do pháp luật quy định cụ thể:

Trang 10

- Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý

- Người đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể là chủ thể vi phạm hành chính trong mọi trường hợp

Chính vì vậy, L.N.H và N.V.P là hai chủ thể vi phạm pháp luật hành chính trong vụ việc Trong vụ việc này, cả hai chủ thể vi phạm trong vụ việc này đều có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành chính Trước tiên, năng lực nhận thức của L.N.H

và N.V.P đều đã đi học đại học như vậy cả hai đối tượng đầy đủ năng lực nhận thức Tiếp đến đó là năng lực hành vi của L.N.H và N.V.P, cả hai đối tượng đều không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức đồng thời cả hai chủ thể vi phạm cũng không mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi Đồng thời, hai chủ thể gây ra hành vi này đều tự chủ được hành vi của mình gây ra đã xâm hại đến pháp luật hành chính nghiêm cấm Vậy nên, L.N.H và N.V.P đã đủ điều kiện chịu trách nhiệm hành chính

2.4 Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lí bên trong chủ thể bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm

Vi phạm hành chính trong vụ việc là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức

cố ý Trong hành vi vi phạm này, L.N.H ở trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức

và điều khiển hành vi nhờ N.V.P thi thay của mình nhưng vẫn cố tình thực hiện Đồng thời N.V.P cũng phải ở trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đồng ý thi thay cho L.N.H của mình Nói cách khác, cả hai chủ thể vi phạm đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà hành

vi của chủ thể vi phạm có thể gây ra và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Chính vì vậy, L.N.H và N.V.P có

đủ trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm của mình

Câu 3: Biên bản vi phạm do giám thị của Đại học Thái Nguyên lập có phải biên bản vi phạm hành chính hay không? Tại sao? (2 điểm)

Cơ sở pháp lý:

Trang 11

- Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

- Khoản 1 Điều 35 Nghị định 04/2012/NĐ-CP.

- Nghị định 118/2021/NĐ-CP sửa đổi và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Điều 36 Nghị định 04/2012/NĐ-CP.

- Điều 37 Nghị định 04/2012/NĐ-CP.

- Điều 38 Nghị định 04/2012/NĐ-CP.

Luận điểm: Biên bản vi phạm do giám thị của trường Đại học Thái Nguyên lập

không phải là biên bản vi phạm hành chính

Tìm hiểu:

Biên bản vi phạm hành chính là gì?

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng

Chứng minh:

Theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP có quy định:

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước

Mà theo Khoản 1 Điều 35 tại Nghị định 04/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:

Trang 12

Người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại các Điều 36,37 và 38 Nghị định này;

Công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại các bộ, cơ quan ngang bộ đang thi hành công vụ, nhiệm vụ

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc cơ quan Công an cấp tỉnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ, nhiệm vụ

Căn cứ theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP sửa đổi và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền

Vì vậy, giám thị chỉ có thể lập biên bản vi phạm để báo cáo sự việc đề lên cơ quan có thẩm quyền để lập biên bản hành chính để xử lí vi phạm

Câu 4: Bình luận về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với L.N.H và N.V.P trong vụ việc trên (2 điểm)

Cơ sở pháp lý:

- Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

- Điều 24 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020.

- Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012.

- Điều 6 Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

- Điều 24, Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Ngày đăng: 16/06/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w