1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator
Tác giả Đỏ Văn Bình
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Như Mai
Trường học Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ sư phạm Hóa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 9,68 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 2. Mục đích nghiên cứu 3. Câu hỏi nghiên cứu (0)
  • 4. Giả thuyết khoa học (11)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 9. Cấu trúc của luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIẼN CỦA DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực SÁNG TẠO, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (0)
    • 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (14)
      • 1.1.1. Úng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học (0)
      • 1.1.2. Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT (0)
    • 1.2. Năng lực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (0)
      • 1.2.1 Khái niệm về năng lực (19)
    • 1.3. ứng dụng công nghệ thông tin giúp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh - Sách điện tử (0)
      • 1.3.1. ứng dụng công nghệ thông tin giúp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh .............. ................. ....................ĩ............ L (0)
      • 1.4.1. Dạy học dự án (34)
      • 1.4.2. Phương pháp dạy học theo nhóm (38)
      • 1.4.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực (40)
    • 1.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực tại trường THPT (49)
      • 1.5.1. Mục đích điều tra (49)
      • 1.5.2. Nội dung, phương pháp và đối tượng điều tra (49)
      • 1.5.3. Kết quả điều tra (49)
  • CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRÊN PHẦN MỀM BOOK CREATOR NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG Lực SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (0)
    • 2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc, yêu cầu cần đạt của nội dung Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 THPT (0)
      • 2.1.1. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt phần Bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (0)
      • 2.1.2. Cấu trúc nội dung BTH các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn- hóa học lớp 10THPT (61)
    • 2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo (62)
      • 2.2.1. Thiết kế tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực sáng tạo (62)
      • 2.2.2. Phiếu tự đánh giá theo tiêu chí (67)
    • 2.3. Nguyên tắc, quy trinh thiết kế nội dung của các ô nguyên tố Hóa học trên phần mềm book creator nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS (0)
      • 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế nội dung ô nguyên tố trên phần mềm book creator (0)
      • 2.3.2. Quy trình thiết kế ô nguyên tố trên phần mềm book creator (0)
    • 2.4. Thiết kế một số ô nguyên tố bằng phần mềm book creator (0)
    • 2.5. Một số kế hoạch dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có sử dụng phần mềm book creator nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (0)
  • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (0)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (111)
    • 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm (111)
    • 3.3. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm (111)
      • 3.3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (111)
      • 3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm (112)
    • 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm (112)
      • 3.4.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm (112)
      • 3.4.3. Thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lí thông tin thu được (0)
      • 3.4.2. Đánh giá qua bảng đánh giá theo tiêu chí phát triển NLST (119)
    • 1. Những việc làm được trong đề tài (130)
    • 2. Khuyến nghị (131)
    • 3. Đề xuất phương hướng kế tiếp (131)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (132)
  • PHỤ LỤC (137)

Nội dung

Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên sử dụng phần mềm book creator thiết kế nội dung cho mồi ô nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn dưới dạng số tay cẩm nang kiến thức một cách logic khoa học, lôi cuốn người học tích cực tương tác trong quá trình học tập với book creator sẽ giúp hình thành và phát triền năng lực sáng tạo ở người học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho HS, NL, NLST, biểu hiện của NLST, đánh giá NLST, ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học để phát triển NLST cho HS.

- Điều tra thực trạng về dạy học phát triển NLST của HS và việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học tại một số trường THPT.

- Nguyên tắc và quy trình thiết kế nội dung kiến thức cho các ô nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator và đề xuất các biện pháp dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm bookcreator nhằm phát triển NLST cho học sinh.

- Thiết kế kế hoạch dạy học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhằm phát triển NLST cho học sinh có sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được thiết kế trên phần mềm book creator.

- Thiết kế công cụ đánh giá NLST của HS.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHHH ở trường THPT A Phủ Lí - Hà Nam và

THPT Lê Hoàn - Hà Nội.

- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator nhằm phát triển NLST cho HS.

- Nội dung nghiên cứu: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Hóa học 10.

- Địa bàn nghiên cứu: 4 lớp học sinh khối 10 tại trường THPT A Phú Lí - Hà Nam và THPT Lê Hoàn - Hà Nội.

- Đối tượng khảo sát: 302 học sinh lớp 10 tại 2 trường Trường THPT A Phủ Lí-

Hà Nam, THPT Lê Hoàn - Hà Nam; 15 giáo viên dạy môn Hóa học THPT.

- Thời gian nghiêm cứu: từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023.

Sử dụng phối hợp các phưong pháp nghiên cứu sau:

8 ỉ Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát

3 hóa các nguôn tài liệu lý luận có liên quan:

- Nghiên cứu, thu thập các tài liệu về cơ sở lí luận liên quan tới đề tài.

- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, trong việc tổng quan các tài liệu thu thập được.

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hòi: Điều tra thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa học và phát triển NLST cho học sinh.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

8.3 Phương pháp xử lí thống kê các số liệu thực nghiêm

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích các số liệu, rút ra kết luận về sự đúng đắn và cần thiết của đề tài

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chưong 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học phát triển năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học.

Chương 2: Thiết kế bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator nhàm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIẼN CỦA DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực SÁNG TẠO, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 ửng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu hướng trên thế giới Tại Việt Nam, xu hướng này ngày càng được khuyến khích và lan rộng trong tập thể giáo viên trên cả nước.

Luận án tiên sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội của tác giả Phạm Ngọc Sơn

(2012), ủng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần hóa học hữu cơ THPT nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học hỏa học [23] đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong DHHH ở trường THPT; nghiên cứu việc ứng dụng ICT trong học hóa học thông qua các phần mềm tin học, xây dựng học liệu điện tử, đồng thời tiến hành điều tra về chất lượng cũng như nhu cầu sử dụng học liệu điện tử trong DH hóa học; xây dựng được 6 giáo án có sử dụng học liệu điện tử trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực Điều tra và đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng ICT trong dạy học tại 15 trường THP.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Long Tuyền, trường Đại học Sư phạm Huế ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực tự học cho học sình thông qua sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô vơ lóp 9 trung học cơ sở [30] đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; biên soạn ebook và vở soạn - hướng dẫn tự học chương 1 Hóa học 9; xây dựng hệ thống bài giảng E-learning có hiệu quả, phát huy được việc ứng dụng CNTT trong nhà trường và xã hội; tận dụng được mạng xã hội giúp học sinh tự kiếm tra đánh giá và hoàn thiện kiến thức bản thân.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Nguyễn Phuơng Khanh, “Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học hỏa học lớp 9 trung học cơ sở" [13] đã đưa ra cở sở lí luận và thực tiễn về thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học; biên soạn ebook về phương pháp giải bài tập giúp học sinh có thế sử dụng trong quá trình tự học khi giải các bài tập hóa học 10 Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số phần mềm phù hợp giúp thiết kế ebook phù hợp với mục đích của giáo viên trong quá trình dạy học.

Luận vàn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hà, “Thiết kế ehook giúp học sinh giải hài tập hóa học vô cơ chương trình nâng cao lớp ỉ 1 ở trường THPT [10] đi theo hướng thiết kế bài tập hóa học và phương pháp giải các bài tập hóa học Nội dung trọng tâm của ebook là về phần bài tập hỗ trợ HS tự học nâng cao khả năng giải các bài tập hóa học Thuy nhiên, số lượng bài tập ít, chưa phong phú và nội dung ebook còn đơn giản.

Trên tạp chí giáo dục, nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh với đề tài “Phát triển NL sử dụng công nghệ thông tin cho HS thông qua dạy học tích hợp liên môn trên website dạy học " [29] đà đưa ra kết luận việc sử dụng website vào dạy học Hóa học theo quan điểm tích họp không những giúp HS phát huy được tính tích cực, chù động, sáng tạo mà còn phát triển NL sử dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập trong xã hội hiện tại.

Tác giả Tống Thanh Tùng (2009), “Thiết kế ebook hỏa học lớp ỉ2 phần Crom

- Sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học " [25] đã xây dựng được ebook với 70 câu hỏi trắc nghiệm, 205 bài tập tự luận kèm theo phương pháp giải và bài giải chi tiết; các bài viết về lịch sử hóa học, tiểu sử các nhà hóa học, thí nghiệm vui; xây dựng bảng tuần hoàn với 111 nguyên tố với hình ảnh rõ nét và một số thông tin về năng lượng và cấu trúc nguyên tử Các sản phẩm được tác giả xây dựng trên các phần mềm: Adobe Photoshop CS4, Adobe Flash CS3 và Microsoft word E-Book để tự

6 học chương “Crom - sắt - đồng” của tác giả góp phần cho kết quả học tập của học sinh được nâng lên, năng lực tự học cũng nâng cao, kiến thức và kỹ năng thu nhận được bền vững.

Tác giả Đặng Hà Xuyên (2013), “Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hỏa học 10 chương trình nâng cao ” [31] đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc thiết kế ebook và các phần mềm sử dụng thiết kế ebook Tác giã đã xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế ebook hướng tới nội dung và tính năng của phần mềm nhằm hỗ trợ HS giải bài tập hóa học.

Tác giả Dương Nữ Khánh Lê (2022), “Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần

“Nitrogen và sulfur ” nhằm phát triển năng lực tìm hiếu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh ” [15] trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học; đưa ra quy trình và xây dựng website bằng công cụ Wix.com cho phần “Nitrogen và sulfur” Hóa học 11; xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ phát triền năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh sau khi học tập với website Điều tra và đánh giá kết quả của việc học tập qua website của học sinh.

Các nghiên cứu trên là những tư liệu quý giá, có nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn giúp chúng tôi có thể rút ra nhiều điều bổ ích và những gợi ý quan trọng cho đề tài nghiên cứu của mình Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ trong dạy học Hóa học đã trở nên rất phố biến, trong đó nhiều tác giả đã sử dụng ebook trong dạy học chủ đề khác nhau Tuy nhiên, việc sử dụng ebook dạy học nội dung về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn hạn chế và chưa được nhiều tác giả quan tâm tới.

1.1.2 Phát triên nàng lực sáng tạo cho học sinh THPT

Những kết quả nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học đã khẳng định rằng người học chỉ có thể đạt kết quả học tập tốt khi họ tự giác, chủ động, sáng tạo và tích cực hoạt động học tập Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan:

Luận án tiến sĩ cùa Tác giả Nguyễn Thị Hồng Gấm, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm 2012: “Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học phần hóa VO cơ và lí luận — phương pháo dạy học hóa học ở trường cao đắng sư phạm ” [9] đã hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên sư phạm: khái niệm về sáng tạo, NLST, tư duy sáng tạo, một số kĩ thuật và phương pháp dạy học góp phần phát triển NLST, biểu hiện chung cùa người có NLST, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Điều tra và rút ra nhận xét về thực trạng dạy và học Hóa học (phần Hóa vô cơ và lí luận phương pháp dạy học hóa học) ở một số trường Cao Đắng và Đại học.

Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Bích Đào; “Phát triển năng lực sảng tạo cho học sinh Trung học phô thông trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao" [10] đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số khái niệm, vấn đề có liên quan, làm cơ sở lí luận và thực tiền để phát triền NLST cho HS trong dạy học hóa học, đặc biệt là phần hóa học hữu cơ ờ trường THPT Khảo sát thực tiễn và rút ra kết luận về thực trạng phát triển NLST trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường THPT Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất một số vấn đề về phát triển NLST cho HS THPT trong dạy học hóa học hữu cơ: Xác định một số tiêu chí thể hiện NLST của

HS THPT trong dạy học hóa học nói chung, theo phương pháp dạy học dự án và bàn tay nặn bột nói riêng Đe xuất định hướng, nguyên tắc xác định các biện pháp phát triển NLST, nội dung và quy trình thiết kế giáo án theo hướng phát triển NLST cho HS THPT Đe xuất biện pháp phát triển NLST cho HS trường THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án và bàn tay nặng bột kết hợp với một số phương pháp

Năng lực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Tác giả R D Anazifa, Djukri với đề tài “The protect-based learning and problem-based learning: Are they effective to improve student’s thingking skill?” đã tìm ra ảnh hưởng cùa của học tập theo dự án và học tập giải quyết vấn vấn đề và tác động khác biệt của của hai phương pháp dạy học trên tới tư duy sáng tạo của học sinh [42]

Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu, xây dựng các nội dung, PPDH hóa học theo hướng tích cực nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS Một số tác giả đi sâu vào phần kiến thức cơ sở, nghiên cứu một số chương cụ thề của hóa học vô cơ và hữu cơ Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phàn BTH các nguyên tố hóa học nhằm phát triển NL sáng tạo cho học sinh chưa được nhiều tác giả nghiên cứu Đó là lí do tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cùa mình.

1.2 Năng lực và phát triến năng lực sáng tạo cho học sinh

1.2.1 Khái niệm về năng lực

Các nhà giáo dục học nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực.

Năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” Định nghĩa này nêu được đặc trưng quan trọng nhất để nhận diện năng lực là “hiệu quả”, nhưng chưa làm rõ được cấu trúc và “địa chỉ” tồn tại của năng lực [20].

Năng lực là “tổng họp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sằn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đếngiải pháp.” Đóng góp của đinh nghĩa

9 \ _ 9 _ F r Ạ 1 /V 1 f -Xw -X• /V Ậ J f 1 1 1 r Ạ J Ạ u - ' ĩ? 9 f 1 /\ \ này là nêu lên các đặc diêm vê tính tông hợp, các yêu tô săn có ở môi cá nhân và thái độ của mỗi người trong khái niệm “năng lực” [43]

Năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiên bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tống hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [44].

Chương trình Giáo dục Trung học bang Quebec, Canada năm 2004 nói rõ là trong các nguồn lực được huy động có cả nguồn lực của cá nhân HS lẫn sự trợ giúp từ những nguồn khác: “Năng lực có thế định nghĩa như là một khả nàng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực Những nguồn lực này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được tù’ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của HS ; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn lực bên ngoài, chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác.” Điểm mới của hai định nghĩa này là gợi ra “địa chỉ” tồn tại của năng lực: hành động của con người [45].

Các tác giả Việt Nam đã tìm cách nhận diện năng lực và xác định cấu trúc của năng lực phục vụ cho việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 Từ các nghiên cứu này, có thể thấy rằng năng lực bộc lộ qua hoạt động và được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động Đặc trưng này cung cấp cho ta tiêu chí nhận diện năng lực Vì mỗi hoạt động (bao giờ cũng có mục đích) có thể được phân giải thành các hành vi (không có mục đích riêng) nên năng lực sẽ được đánh giá qua các hành vi đó Có thế phân giải cấu trúc của nãng lực thành: các hợp phần (componets of competency), các chỉ số hành vi (behavioral indicator) và đánh giá mức độ thuần thục của các hành vi này bàng tiêu chí chất lượng (quality criteria).

Dựa vào những kết quả nghiên cứu nói trên, chương trình giáo dục phổ thông tống thế giải thích khái niệm năng lực như sau: “Nãng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tổ chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tồng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất

11 định, đạt kết quà mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” Từ định nghĩa này, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là

- Năng lực là sự kết hợp giừa tố chất sằn có và quá trinh học tập, rèn luyện của người học.

- Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ỷ chí,

- Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn.

1.2.2 Năng lực sáng tạo ỉ.2.2.1 Khải niệm năng lực sảng tạo

Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo Theo từ điển Tiếng Việt thì: Sáng tạo nghĩa là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có Sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi theo những cách khác với thông thường.

Theo tâm lý học thì: Sáng tạo đó là năng lực tạo ra những giải pháp mới hoặc duy nhất cho một vấn đề thực tiền và hữu ích.

Một số nhà khoa học đà nghiên cứu về năng lực sáng tạo và nhận định Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người [25.]

Cùng quan điểm trên, tác giả Trần Thị Bích Liễu đã đưa ra khái niệm: “Năng lực sáng tạo được xem là khả năng của một người sản sinh các ý tưởng mới, nhìn nhận vấn đề theo cách mới, phát hiện cái mới trong cấu trúc cũ của sự vật hiện tượng để tạo ra các sản phẩm mới Sản phẩm của sáng tạo là ý tưởng, vật dụng mới, cấu trúc mới” NLST là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo, là quá trinh hình thành những ý tưởng mới, tạo ra sản phẩm mới, hoặc đưa ra những cách thức mới nhận xét sự vật NLST của mồi cá nhân thể hiện ở chồ cá nhân đó có thể mang

12 lại những giá trị mới, nhừng sản phâm mới có ý nghĩa Người có NLST phải có tư dưy sáng tạo[16].

Tác giả Phạm Thị Bích Đào đưa ra khải niệmNLST: NLST của HS THPT là năng lực tìm thấy cái mới, cách giải quyết mới, năng lực phát hiện và giải quyết cỏ hiệu quả cao về các vấn đề đặt ra trong học tập, năng lực phát hiện ra điều chưa biết, chưa củ và tạo ra cải chưa biết, cải chưa có, không bị gò bó, phụ thuộc vào cải đã biết, đã có, suy nghĩ không theo lối mòrì\ Một số động từ mô tả NLST là: Thiết kể, xây dựng, lập kế hoạch, sản xuất, sáng chế, Tất cả các hành động đó đều xoay quanh từ khoá là “mới”, sáng tạo đồng nghĩa với tạo ra cái mới: Cách làm mới, vấn đề mới, hiệu quả mới.

1.2.2.2 Cấu trúc của năng lực sáng tạo

Năng lực sáng tạo là một dạng của nãng lực hoạt động gồm tồ hợp của 4 năng lực thành phần chủ yếu gồm năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội của người học tác động đến nội dung học trong những tình huống cụ thế nhằm đạt mục tiêu (bằng khả năng trí tuệ và có khi là cả năng lực vận động cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan, của người học) chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng Các năng lực thành phần đó lại gồm nhiều năng lực khác [20].

Người học muốn hoàn thiện quá trình nhận thức, học tập của mình thì phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có của minh vào các vấn đề học tập, thực tiễn. Khi vận dụng kiến thức, kĩ năng sẽ đồng thời phải huy động tồng hợp nhiều năng lực của người học Có thể chỉ ra sau đây một số năng lực thành phần chủ yếu mà năng lực sáng tạo là không thể thiếu [20].

Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực tại trường THPT

Nghiên cứu, tiến hành điều tra HS lớp 10 tại 4 trường: THPT A Phủ Lí, trường THPT Lê Hoàn, THPT Quốc Oai, THPT Phan Huy Chú để đánh giá thực trạng phát triển NLST cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator.

1.5.2 Nội dung, phương pháp và đối tượng điều tra

Nghiên cứu thực trạng sử dụng sách điện tử hỗ trợ trong quá trình dạy học và phát triển NLST cho học sinh ở trường THPT A Phủ Lí và trường THPT Lê Hoàn, THPT Quốc Oai, THPT Phan Huy Chú. ỉ 6.2.2 Phương pháp điều tra

Phát phiểu hỏi đối với HS và GV để điều tra về thực trạng phát triển NLST cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator.

- Số lượng HS khảo sát: 302 HS lớp 10 tại trường THPT A Phủ Lí - Hà Nam, trường THPT Lê Hoàn, THPT Quốc Oai, THPT Phan Huy Chú.

- Số lượng GV khảo sát: 15 GV giảng dạy bộ môn Hóa học theo chương trình mới tại trường THPT A Phủ Lí - Hà Nam, THPT Lê Hoàn - Hà Nam, THPT Quốc Oai -

Hà Nội, THPT Phan Huy Chú - Quốc Oai.

1.6.3.1 Kêt quả kháo sát ỷ kiên giáo viên

Tiến hành điều tra thông qua phát phiếu đối với 15 GV giảng dạy bộ môn Hóa học theo chương trình mới thực trạng phát triển NLST cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator (Nội dung phiếu được trinh bày trong phụ lục).

Dựa vào biểu đồ 1.1, có thể thấy phần lớn giáo viên (87%) đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học Hóa học là quan trọng Trong thời kì bùng nổ về công nghệ thông tin, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về ưu điểm của việc sử dụng CNTT trong dạy học nhàm đối mới PPDH theo hướng tích cực Từ đó giúp cải thiện chất lượng dạy học bộ môn Hóa học.

Biểu đồ 1.1 Đánh giả mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học Hóa học

Phần mềm book creator chưa được nhiều giáo viên biết tới trong quá trinh giảng dạy Sau khi được giới thiệu và trải nghiệm thì đa số các giáo viên đều có đánh giá book creator là một phần mềm tốt và hoàn toàn có thể sử dụng trong giảng dạy Tuy nhiên do thao tác trong phần mềm cần có thời gian làm quen nên gây khó khăn cho người dùng trong thời gian ban đầu Sau khi trải nghiệm sử dụng một thời gian, đa số các giáo viên đều cho biết các thao tác sử dụng phần mềm rất đơn giản và phần mềm có thể giúp giáo viên tạo ra nguồn học liệu riêng và tương tác với người học một cách dễ dàng hơn.

Giao diện và khá năng cung Dề dàng xứ lí các vân dè cắp thòng tin của phân mèm phát sinh khi sử dụng phân Book Creator rỏ ràng, dẻ mêm Book Creator hiéu

Các thao tác sứ dung Người hoc tương tác dễ phần mềm Book Creator dãng vởi các nôi dung học rất đơn giàn tãp thông qua ứng dụng phần mềm Book Creator

■ Hoàn toàn đồng ý ■ Đòng ý ■ Phân vân Không đòng ý

Biêu đồ 1.2 Đánh giá mức độ thân thiện của phần mềm hook creator y 9 _ \ r \ về việc phát triên NLST cho HS, hầu hết các GV đều đánh giá việc hình thành và phát triển NLST cho HS THPT hiện này là rất quan trọng Đây là một năng lực mà một học sinh cân phải có trong xu thê phát triên mới của xã hội Tuy nhiên, giáo viên gặp còn gặp khó khăn trong việc phát triên và đánh giá NLST cho học sinh.

■ Rất quan trọng ■ Quan trọng.

■ Bình thường ■ Không quan trọng.

Biêu đồ 1.3 Đảnh giả tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển NLST cho học sinh

Biêu đô 1.4 Những khó khăn khỉ đánh giả

9 _ m _ sự phát trỉên NLST của HS r ' , - - _ _ - _ _ _ 9 -

Kêt quả khảo sát vê mức độ sử dụng các biện pháp giúp phát triên NLST cho học sinh trong quá trình dạy học môn Hóa học.

■ Thường xuyên ■ Thỉnh thoảng Hiếm khi I Không bao giờ

Biêu đồ 1.5 Mức độ sử dụng các biện pháp giúp phát triển NLST của HS

Thông qua biểu đồ, có thể thấy GV thường xuyên sử dụng một số các biện pháp như ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các bài tập nhắm tái hiện kiến thức trong sách hay thưởng điểm cho học sinh, sử dụng các câu hỏi mở nhằm phát triển NLST cho học sinh trong quá trình dạy học Bên cạnh đó, một số biện pháp không được GV sử dụng thường xuyên như sử dụng bài tập có nhiều cách giải và sử dụng bài tập thông qua tiến hành thí nghiệm Điều này phù họp với điều kiện thực tế của nhà trường khi việc dạy học qua thí nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát về việc phát triển những biểu hiện của NLST cho học sinh trong quá trình dạy học môn Hóa học.

Phát hiện ván Đè xuát cách giãi Tự lập kế hoạch, Phát triển ý Vận dụng kiến Để xuất cách đè, vận dụng cái quyết mới, ngắn tự thực hiện kê tưởng từ một thức, kĩ náng làm mới không đã biết để giải gọn đối với một hoạch với bài tập, vấn đè, đè xuẩt vào thực tiễn để theo đường quyết tinh huống v £n đè quen thuộc nhiẹm vụ xác d|nh nh 'ều phương đề xuát ra mòn, không theo tương tự pháp khác nhau, phương án giải những quy tắc đã có

■ Rấttổt BTổt ■ Trung bình Chưa tổt

Biểu đồ 1.6 Phát triển những biểu hiện của NLST cho HS trong dạy học môn Hóa học.

Kết quả khảo sát cho thấy việc phát triển những biểu hiện của NLST cho HS của GV thông qua một số biện pháp đã được đề cập đa số ở mức tốt và trung binh 2/3 số GV phát triển tốt NLST cho HS qua việc tự lập kế hoạch, tự thực hiện kể hoạch với bài tập, nhiệm vụ xác định; 13/15 GV thực hiện qua biện pháp vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn để đề xuất ra phương án giải quyết Trên 50% giáo viên thực hiện việc phát triển NLST cho HS thông đề xuất một cách giải quyết mới hay cách làm mới cho một bài tập, một vấn đề chỉ ở mức trung binh. ỉ 6.3.2 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh

Tiến hành điều tra thông qua phiếu hỏi đối với 302 HS tại các trường THPT thực trạng phát triển NLST cho học sinh qua dạy học BTHCNTHH trên phần mềm book creator (Nội dung phiếu được trình bày trong phụ lục) Đa số học sinh đều thường xuyên sử dụng các phần mềm công nghê thông tin trong quá trình học tập Chủ yếu học sinh chỉ sử dụng phần mềm để hoàn thành các nhiệm vụ được giáo viên giao về nhà, rất ít học sinh sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin để tự học hay tìm tòi mở rộng kiến thức.

■ Khi giáo viên giao bài tập vè nhà

■ Khi muốn tìm hiếu mở rộng kiến thức

Biêu đồ 1.7 Đánh giá mức độ sử dụng phần mềm CNTT trong quá trình học

Biêu đô 1.8 Thời diêm sử dụng phân

A mêm CNTT của học sình tập của HS

Khi được hỏi vê phân mêm book creator thì đa sô học sinh đêu trả lời là chưa từng nghe, một sô ít học sinh đã được giáo viên giới thiệu và tự thiêt kê một sản

9 X r \ phâm học tập nhưng không phải trong bộ môn Hóa học Điêu này cho thây phân y mêm book creator còn khá mới mẻ với các em học sinh.

■ Có, nhưng không hiếu đế làm gi

■ Có, đã được xem một số sàn phẩm thiết kế từ Book Creator Đã tự thiết kể sán phẩm trên Book Creator nhưng trong lĩnh vực khác.

■ Đã tự thiết kế sản phẩm trên Book Creator trong học tập môn Hóa học.

Biêu đồ 1.9 Đánh giá sự hiểu biết của học sinh về phần mềm book creator

THIẾT KẾ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRÊN PHẦN MỀM BOOK CREATOR NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG Lực SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo

2.2.1 Thiết kế tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực sáng tạo Để thiết kế bộ công cụ đánh giá NLST cho HS, cần dựa vào khái niệm NLST, các tiêu chí và mức độ sáng tạo của HS trong học tập hóa học Đặc biệt là các tiêu chí của NLST đã đề xuất được vận dụng trong chủ đề học tập mà HS cần tìm hiểu.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một sô tiêu chí và mức độ đánh giá NLST cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NLST của HS trong dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học rri* 7 lêu chí “ ô- _ „

TC 1: Đề xuất được câu hòi nghiên cứu cho chủ đề về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

Thể hiện được định hướng nghiên cứu rõ ràng, đầy đủ về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

TC 2: Đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

TC 3: Đề xuất phương án thiết kế sản phẩm trên Đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu phù họp với tất cả các câu hỏi nghiên cứu. Đề xuất các phương án thực nghiệm

Mức độ 3 (3 điếm) Đà thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, rõ ràng, nhưng chưa đầy đũ. Đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đa số câu hỏi nghiên cứu. Đề xuất các phương án thực nghiệm

Mức độ 2 (2 điểm) Đã có ý thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn nhưng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ Đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu nhưng chỉ phù hợp với một số câu hỏi nghiên cứu. Đề xuất các phương án thực nghiệm

Khó khăn trong thể hiện định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu nhưng chưa phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. Đề xuất các phương án thực nghiệm

54 phần mềm book creator kiếm chứng giả thuyết nghiên cứu là khả thi, khoa học và sáng tạo. tìm tòi có thể kiểm chứng được tất cả các giả thuyết nghiên cứu. tìm tòi nhưng chỉ kiểm chứng được đa số các giả thuyết nghiên cứu. tìm tòi nhưng chỉ kiểm chứng được một vài giả thuyết nghiên cứu. tìm tòi nhưng không kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu nào.

TC 4: Thực nghiệm triển khai sử dụng phần mềm book creator theo phương án khoa học, sáng tạo.

Thực hiện được tất cả các phương án thực nghiệm tim tòi, nghiên cứu một cách chính xác, khoa học, sáng tạo.

Thực hiện được phương án thực nghiệm tim tòi, nghiên cứu cơ bản một• cách chính xác, khoa học.

Thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu một cách chính xác.

Thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu nhưng chưa chính xác, phải làm đi làm lại hoặc thực• • hiện nhiều lần.

TC 5: Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

Thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu và rút ra nhận xét

Tổng hợp các kết quả

Thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu và rút ra được một vài nhận • xét.

Thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu nhưng chưa rút ra nhận• xét.

Thu thập thông tin, tổng hợp được một số ý chính cho kết quả nghiên cứu nhưng

55 nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và sắp xếp theo logic nhất định, khoa học, sáng tạo. được kết quả nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và sắp xếp theo logic nhất định.

Tồng hợp được kết quả nghiên cứu khá đầy đủ nhưng chưa sắp xếp theo logic nhất định.• chưa chi tiết, chưa đầy đủ.

TC 6: Trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

Sử dụng các phương tiện trực quan, sơ đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, biểu bảng để nêu bật được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa• hình ảnh, mẫu vật, video, ), rõ

Sử dụng các phương tiện trực quan, biểu bảng nhưng chưa nêu được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video, ), cấu trúc rõ ràng.

Trình bày được đầy đủ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày rõ ràng.

Trình bày kết quả nghiên cứu một cách sơ lược.

Cách trình bày chưa rõ ràng, cấu trúc lộn xộn.

56 ràng có cấu trúc khoa học và sáng tạo.

TC 7: Xây dựng và sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả. Đe xuất ý tưởng, phân tích, thảo luận các ý tưởng để xây dựng được các tiêu chí đánh giá và phiếu đánh giá sản phẩm Sử dụng các phiếu đó để đánh giá trong các trường họp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

Sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường họp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

Sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường họp cụ thể một cách thành thạo nhưng chưa có lập luận giải thích.

Sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể nhưng chưa thành thạo.

2.2.2 Phiếu tự đánh giá theo tiêu chí

2.2.2.1 Phiếu tự đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh (dành cho HS)

- Đối tượng sử dụng: HS

- Cách sử dụng: HS đọc các TC và các mức độ đánh giá, tự đối chiếu với các hoạt động, sự tham gia, hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập để xác định mức độ đạt được theo từng TC và cho điểm tương ứng với mức độ vào cột điểm đạt được.

* Nội dung phiếu tự ĐG NLST của HS: gồm 7 TC, mỗi TC có 4 mức độ xây dựng theo bảng mô tả 2.2 Cụ thể:

Bảng 2.2 Phiếu đánh giá NLST của HS (dành cho HS)

Mức độ 1 (1 điểm) Điểm đạt được ♦

TC 1: Đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho chủ đề về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

Tôi thể hiện được định hướng nghiên cứu rõ ràng, đầy đù về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

Tôi đã thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, rõ ràng,

Tôi đã có ý thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Tôi gặp khó khăn trong thể hiện định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

58 nhưng chưa đầy đủ. nhưng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.

TC 2: Đề xuất giả thuyết nghiên cửu phù họp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

Tôi đê xuât được các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với tất cả các câu hỏi nghiên cứu.

Tôi đê xuât được các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đa số câu hởi nghiên cứu.

X r rp /s • -Ị /\ TÔI đe xuât được các giả thuyết nghiên cứu nhưng chỉ phù hợp với một số câu hỏi nghiên cứu.

TÔI đê xuât các giả thuyết nghiên cứu nhưng chưa phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.

TC3:Đề xuất phương án thiết kể sản phẩm trên phần mềm book creator kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu là khả thi, khoa học và

TÔI đê xuât các phương án thực nghiệm tìm tòi có thể kiểm chứng được tất cả các giả thuyết nghiên cứu.

Tôi đê xuât các phương án thực nghiệm tìm tòi nhưng chỉ kiểm chứng được đa số các giả thuyết nghiên cún.

Tôi đê xuât các phương án thực nghiệm tìm tòi nhưng chỉ kiềm chứng được một vài giả thuyết nghiên cứu.

Tôi đê xuât các phương án thực nghiệm tìm tòi nhưng không kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu nào.

TC 4: Thực nghiệm triển khai sử dụng phần mềm book creator theo phương án khoa học, sáng tạo.

Tôi thực hiện được tất cả các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu một cách chính xác, khoa học, sáng tạo.

Tôi thực hiện được phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu cơ bản một cách chính xác, khoa học.

Tôi thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu một cách chính xác.

Tôi thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu nhưng chưa chính xác, phải làm đi làm lại• hoặc • thực hiện nhiều lần.

TC 5: Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

Tôi thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu và rút ra nhận xét.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và sắp xếp theo logic

Tôi thu thập thông tin, xừ lí, phân tích số liệu và rút ra được một vài nhận xét.

Tổng hợp được kết quả nghiên

Tôi thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu nhưng chưa rút ra nhận xét.

Tổng hợp được kết quả nghiên cứu khá đầy

Tôi thu thập thông tin, tổng hợp được một số ý chính cho kết quả nghiên cứu nhưng chưa chi tiết, chưa đầy đủ.

60 nhất định, khoa học, sáng tạo. cứu chi tiết, đầy đủ và sắp xếp theo logic nhất định. đủ nhưng chưa sắp xếp theo logic nhất định.•

TC 6: Trình bày kết quả nghiên cún một• cách khoa học, sáng tạo.

Em sử dụng các phương tiện trực quan,sơ đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, biểu bảng để nêu bật được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video, ), rõ ràng có cấu

Em sử dụng các phương tiện trực quan, biểu bảng nhưng chưa nêu được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video, ), cấu trúc rõ ràng.

Em trình bày được đầy đủ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày rõ ràng.

Em trình bày kết quả nghiên cứu một cách sơ lược

Cách trình bày chưa rõ ràng, cấu trúc lộn xộn.

61 trúc khoa học và sáng tạo.

TC 7: Xây dựng và sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả.

\ r rp /\ • -X /\ Ấ r Tôi đê xuât ý tưởng, phân tích, thảo luận các ý tưởng đề xây dựng được các tiêu chí đánh giá và phiếu đánh giá sản phẩm Sử dụng các phiếu đó để đánh giá trong các trường hợp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

Tôi sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

Tôi sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể một cách thành thạo nhưng chưa có lập luận giải thích.

Tôi sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể nhưng chưa thành thạo.

2.2.2.2 Phiêu đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh (dành cho GV)

- Đối tượng sử dụng: GV

- Cách sử dụng: GV đối chiếu với các hoạt động, sự tham gia, hoàn thành nhiệm vụ của HS trong quá trình học tập để xác định mức độ đạt được theo từng TC

(bảng 2.3) và cho điểm tương ứng với mức độ vào cột điểm đạt được.

- Nội dung phiếu ĐG NLSTcủa HS (dành cho GV): gồm 7 TC, mỗi TC có 4 mức độ xây dựng theo bảng mô tả 2.3 Cụ thể:

Bảng 2.3 Phiếu đánh giá NLSTcủa HS (dành cho GV)

Họ và tên HS được đánh giá:

TC 1: Đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho chủ đề về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

HS thể hiện được định hướng nghiên cứu rõ ràng, đầy đủ về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

HS đã thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, rõ ràng, nhưng chưa

HS đã có ý thể hiện được định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn nhưng chưa

HS gặp khó khăn trong thể hiện định hướng nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Điêm đạt được

63 đầy đủ rõ ràng, chưa đầy đủ.

TC 2: Đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

HS đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với tất cả các câu hỏi nghiên cứu.

HS đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đa số câu hỏi nghiên cứu.

HS đề xuất được các giả thuyết nghiên cứu nhưng chỉ phù hợp với một số câu hỏi nghiên cứu.

HS đề xuất các giả thuyết nghiên cứu nhưng chưa phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.

TC3:Đề xuất phương án thiết kế sản phẩm trên phần mềm book creator kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu là khả thi, khoa học và sáng tạo.

HS đề xuất các phương án thực nghiệm tìm tòi có thể kiểm chứng được tất cả các giả thuyết nghiên cứu.

HS đề xuất các phương án thực nghiệm tìm tòi nhưng chỉ kiểm chứng được đa số các giả thuyết nghiên cứu.

HS đề xuất các phương án thực nghiệm tìm tòi nhưng chỉ kiểm chứng được một vài giả thuyết nghiên cứu.

HS đề xuất các phương án thực nghiệm tỉm tòi nhưng không kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu nào.

TC 4: Thực nghiệm triển khai sử dụng phần mềm book creator theo phương án khoa học, sáng tạo.

HS thực hiện được tất cả các phương án thực nghiệm tỉm tòi, nghiên cứu một cách chính xác, khoa học, sáng tạo.

HS thực hiện được phương án thực nghiệm tim tòi, nghiên cứu cơ bản một cách chính xác, khoa học.

HS thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu một cách chính xác.

HS thực hiện một số trong các phương án thực nghiệm tim tòi, nghiên cứu nhưng chưa chính xác, phải làm đi làm lại hoặc thực hiện♦ • nhiều lần.

TC 5: Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

HS thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu và rút ra nhận • xét

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và sắp xếp theo

HS thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu và rút ra được một vài nhận xét.

Tổng hợp được kết quả nghiên cứu chi tiết,

HS thu thập thông tin, xử lí, phân tích số liệu nhưng chưa rút ra nhận xét.

Tổng hợp được kết quả nghiên cứu khá đầy đủ nhưng

HS thu thập thông tin, tổng họp được một số ý chính cho kết quả nghiên cứu nhưng chưa chi tiết, chưa đầy đủ.

65 logic nhất định, khoa học, sáng tạo. đầy đủ và sắp xếp theo logic nhất định. chưa sắp xếp theo logic nhất định.

TC 6: Trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

HS sử dụng các phương tiện • •trực quan,sơ đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, biểu bảng để nêu bật được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa hình ảnh, mẫu vật, video, ), rõ ràng có cấu

HS sử dụng các phương tiện trực quan, biểu bảng nhưng chưa nêu được nội dung chính thu được từ kết quả nghiên cứu

Cách trình bày đa dạng (có minh họa• hình ảnh, mẫu vật, video, ), cấu trúc rõ ràng.

HS trình bày được đầy đù kết quả nghiên cứu.

Cách trình bày rõ ràng.

HS trình bày kết quả nghiên cứu một cách sơ lược.

Cách trình bày chưa rõ ràng, cấu trúc lộn xộn.

66 trúc khoa học và sáng tạo.

TC 7: Xây dựng và sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả.

HS đề xuất ý tưởng, phân tích, thảo luận các ý tưởng để xây dựng được các tiêu chí đánh giá và phiếu đánh giá sản phẩm

Sử dụng các phiếu đó để đánh giá trong các trường họp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

HS sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường họp cụ thể một cách thành thạo và có lập luận giải thích.

HS sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể một cách thành thạo nhưng chưa có lập luận giải thích.

HS sử dụng các phiếu đánh giá trong các trường hợp cụ thể nhưng chưa thành thạo.

2.3 Nguyên tăc, quy trình thiêt kê nội dung của các ô nguyên tô Hóa học trên phần mềm book creator nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS

Thiết kế sách kĩ thuật số hỗ trợ dạy học phần “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” nhằm phát triển năn lực sáng tạo cho học sinh.

2.3.1 Nguyên tắc thiết kế nội dung ô nguyên tồ trên phần mềm book creator Đe thiết kế nội dung ô nguyên tố trên phần mềm book creator nhàm phát triển NLST cho HS, GV cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu giáo viên sử dụng phần mềm hook creator thiết kế nội dung cho mỗi ô nguyên tố hóa học trong hảng tuần hoàn dưới dạng sô tay cẩm nang kiến thức một cách logic khoa học, lôi cuốn người học tích cực tương tác trong quá trình học tập với book creator sẽ giúp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo ở người học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng phần mềm book creator nhằm phát triến NLST trong quá trình dạy và học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Hóa học 10.

- Đánh giá mức độ phát triển NLST của HS khi tham gia các nhiệm vụ học tập.

- Khẳng định tính đúng đắn và cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Lựa chọn đối tượng, nội dung và xác định địa bàn TNSP.

- Chuẩn bị các tư liệu phục vụ TNSP.

- Xây dựng kế hoạch cho bài giảng TNSP.

- Trao đổi với GV dạy thực nghiệm về ND, yêu cầu, kế hoạch bài dạy và phuowg pháp kiếm tra đánh giá HS thông qua bộ công cụ đánh giá đã xây dựng.

- Tiến hành TNSP, thu nhập và xử lý, phân tich số liệu từ đó rút ra nhận xét.

Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Lựa chọn lớp TN và lớp ĐC theo chất lượng học tập, đảm bảo cặp lớp TN và ĐC tương đương nhau về trình độ học tập, khả năng nhận thức, sĩ số và cùng GV dạy học.

+ Lớp DC: GV tiến hành dạy theo kể hoạch dạy học truyền thống trước đây

+ Lớp TN: GV tiến hành dạy theo kế hoạch dạy học đã được trình bày ở chương 2.

- Tiến hành đánh giá kết quả và quá trình thực hiện sau khi kết thúc dự án để đánh giá chất lượng học tập Bảng đánh giá ở lóp ĐC và TN là như nhau, cùng một GV chấm.

- Tiến hành đánh giá sự phát triển NLST của HS bằng các phiếu đánh giá, bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả tương tác cùa HS do GV đánh giá và HS tự đánh giá.

- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học.

3.3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành dạy học theo chủ đề đã xây dựng tại lóp TN.

- Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lí kết quả TNSP từ đó rút ra nhận xét.

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1 Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm • • • ơ • O •

Tiến hành TNSP với đối tượng là HS lóp 10 trường THPT A Phủ Lí - Phủ Lí

- Hà Nam và trường THPT Lê Hoàn - Thanh Liêm - Hà Nam Kết quả điều tra điểm số khảo sát đầu năm học lóp 10 cho thấy chất lượng các lóp như sau:

Bảng 3.1 Chất lượng học tập các lớp đối chứng và thực nghiêm

Như vậy, các lóp ĐC, lóp TN có sĩ sô và học lực tương đương nhau.

3.4.2 Tiến hành các giờ dạy, kiếm tra đánh giá kết quả

- Tiến hành TNSP tại trường THPT A Phủ Lí - Phủ Lí - Hà Nam và trường THPT

Chất lưọug học tập môn Hóa

10 đầu năm học 2023-2024 GV giảng dạy môn

Phủ Lí ĐC: 10A3 43 86,23 13,77 0 Tống Xuân

Lê Hoàn - Thanh Liêm - Hà Nam.

- Quy trình TN được tiên hành như sau:

+ Bước ỉ: Lựa chọn lớp TN và lớp ĐC theo chất lượng học tập, đảm bảo cặp lớp

TN và ĐC tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập Quá trình TNSP sẽ diên ra 2 vòng tương ứng với 2 chủ đê dạy học, cụ thê:

Vòng Trường Lớp ĐC Lớp TN Chủ đề dạy học GV giảng dạy

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nguyên tố và xu hướng biến đổi

+ Bước 2: Trao đôi với GV tham gia giảng dạy vê phương pháp và cách thức tiên hành.

+ Bước 3: Tiến hành giảng dạy ở các lóp ĐC và TN Sau mỗi tiết học, tiến hành trao đối với GV đế rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi.

+ Bước 4: Khảo sát kêt quả. về mặt định tính: Tiến hành quan sát, dự giờ lóp ĐC và TN; sử dụng phiếu hỏi

HS sau khi kết thúc giờ dạy đối với lớp TN. về mặt định lượng: Thực hiện các bài kiếm tra sau mỗi giờ dạy và bảng tiêu chí đánh giá sự phát triển NLST của HS do GV đánh giá và HS tự đánh giá ở các lớp ĐC và TN.

3.4.3 Thu thập kêt quả thực nghiệm sư phạm và xử lí thông tin thu được

3.4.3.1 Kêt quả đánh giá định tỉnh a Ket quả quan sát, dự giờ quá trình học tập và lấy ỷ kiến HS, GV

Qua việc quan sát giờ học TNSP của lóp ĐC và lớp TN chúng tôi nhận thấy: Ở lớp TN, các GV tiến hành dạy học theo các PPDH tích cực, có sử dụng phần mềm Book creator trong quá trình dạy học giúp HS sôi nối hơn, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập Các em tích cực tư duy cá nhân và họp tác nhóm trong việc thu thập các thông tin từ nhiều nguồn gắn với kiến thức của môn học đế giải quyết các nhiệm vụ học tập Khi học theo DA, các em thế hiện được NL học tập, khả năng hoạt động nhóm hiệu quả thông qua việc đặt câu hởi, tìm phương hướng giải quyết câu hòi từ đó xây dựng hoàn thiện sản phẩm của DA Việc thảo luận, xây dựng sản phẩm trên phần mềm Book creator được thực hiện nghiêm túc, đày đủ, HS thề hiện sự thích thú và say mê khi triển khai. Ở lóp DC, GV sử dụng pp truyền thống và kế hoạch bài dạy theo các bài dạy của sách giáo khoa, HS chỉ được hình dung về các KT theo dẫn dắt của GV, chù yếu thực hiện ghi chép, chấp nhận các nội dung mà GV thông báo Lớp ĐC học trầm, còn có hiện tượng HS mất tập trung.

Khi tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của một số HS đại diện trong lớp TN nhận xét về sự thể hiện của bản thân và cảm nhận về quá trình học tập, đa số các em đánh giá sự thể hiện của bản thân đạt hiệu quả, các em chủ động trao đồi, chia sẻ ý kiến và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao HS cho ràng em và các bạn trong nhóm đều cảm thấy hứng thú với việc mình có thể giải quyết một nhiệm vụ theo những cách mới mẻ mà các em chưa từng thực hiện.

Bên cạnh các ý kiến của HS, tôi tiến hành hỏi ý kiến của GV tham gia dạy học

TN Những GV này đều ĐG cao hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm Book creator trong quá trình dạy học Các sản phẩm được thiết kế trên phần mềm một cách bắt mắt, thu hút, giúp tăng tính tò mò và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh Những

105 cuốn sách được HS thiết kế một cách sáng tạo, trực quan và mang tính hehej thống giúp HS phát huy được khả sáng tạo, giao tiếp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. b Kết quả phiếu hỏi HS ở lớp TN

Sau khi thực hiện các nội dung trong chủ đề, chúng tôi đà tham khảo ý kiến

HS ở lớp TN về hứng thú học tập các KT, KN thu được thông qua phiếu hỏi được trình bày ở phụ lục 3, Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2 Kết quả điều tra về hứng thủ học tập của HS lóp TN (tông số 87 HS)

Nội dung chi tiết số lượng

1 Kết quà thu được từ chủ đề

Kiến thức hóa học trong chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

Kiến thức thực tế trong đời sống có liên quan tới các nguyên tố và hợp chất của chúng.

Các kỹ năng học tập hiệu quả 76 87,35

Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập

2 Các kỹ năng đã được rèn luyện

Xây dựng câu hỏi nghiên cứu cho một chủ đề cụ thể

66 75,86 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu và phương án thiết kế sản phẩm cho chủ đề.

Thu thập, xử lý và sắp xếp thông tin, làm việc khoa học.

Thuyết trình trước đám đông 80 91,95

Tìm hiểu, nghiên cứu và lĩnh hội các kiến thức hóa học qua các cuốn sách được xây dựng trên phần mềm book creator.

3 Công việc em đã làm được trong quá trình sử dụng phần mềm Book creator để hòa thành các nhiệm• vụ.

Sử dụng được các thiết bị công nghệ, các công cụ học tập kỹ thuật số (điện thoại, máy tính )

Tra cứu, truy cập và khai thác được các thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng internet, báo chí

Khai thác và sử dụng được các HA, video r \

/\ J 9 1 \ r -X /\ 1 mô tả, làm sáng rõ vân đê học

Trình bày, thiết kế một cách sáng tạo những nội dung, thông tin tìm hiểu được thành sản phẩm.

Trao đổi, hỗ trợ bạn bè trong quá trình thực hiện.

4 Những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ

Mất nhiều thời gian nghiên cứu, thực hiện 42 48,27 Chưa thống nhất được ý kiến trong nhóm 32 36,78 Chưa biết cách chọn lọc thông tin 47 54,02

Chưa tự tin khi báo cáo trước đám đông.

6 Duy tri việc sử dụng

Book creator trong học tập

Căn cứ vào kêt quả điêu tra trong bảng, cho thây

Sau khi học xong chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có ứng dụng phần mềm Book creator, đa số học số HS đã tiếp thu được các nội dung kiến thức của chủ đề (90,81%), đồng thời tiếp thu được kiến thức thực tế liên quan các nguyên tố hóa học và hợp chất của chúng (86,2 %) Từ đó, HS thêm yêu thích và hứng thú với môn học.

Bên cạnh kiến thức, việc thực hiện các chủ đề giúp HS rèn luyện các kĩ năng như: xây dựng câu hỏi nghiên cứu cho một chủ đề cụ thể (75,86); đề xuất giả thuyết nghiên cứu và phương án thiết kế sản phẩm cho chủ đề (59,77%); làm việc nhóm (94,25%); thu thập, xử lí và sắp xếp thông tin, làm việc khóa học (71,26%) và tìm hiểu, nghiên cứu và lĩnh hội các kiến thức hóa học qua các cuốn sách được xây dựng trên phần mềm Book creator.

Trong quá trinh sử dụng phần mềm Book creator, học sinh thực hiện tốt được một số công việc như: sử dụng được các thiết bị công nghệ, các công cụ học tập kỹ thuật số (điện thoại, máy tính ) (94,25%); tra cứu, truy cập và khai thác được các thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng internet, báo chí (100%); khai thác và sử dụng được các HA, video mô tả, làm sáng rõ vấn đề học (82,75%) Tuy nhiên vẫn còn có những công việc mà học sinh cần phải cải thiện hơn như trình bày, thiết kế một cách sáng tạo những nội dung, thông tin tìm hiểu được thành sản phẩm (51,72%) và trao đối, hỗ trợ bạn bè trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Một số khó khăn mà nhiều học sinh gặp phải trong khi thực hiện nhiệm vụ như mất thời gian nghiên cứu, thực hiện (48,27%); chưa biết chọn lọc thông tin

(47%) và chưa tự tin khi báo cáo trước đám đông (73,4%).

Dù gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng các em HS đã cố gắng vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, minh chứng qua sự hài lòng của học sinh (87,36%) Và tỉ lệ HS mong muốn duy trì việc sử dụng phần mềm Book creator trong học tập đạt mức rất cao (93,1%).

3.4.3.1 Kết quả bảng đánh giá theo tiêu chi về NLST

Kết quả ĐG định lượng được xử lí bằng pp thống kê toán học, tính toán các tham số đặc trưng:

- Điểm TB: TB = 511 Tham số điểm TB được dùng để xác định các giá trị trước tác động (TBtruớc), sau tác động vòng 1 (TBsau 1) và sau tác động vòng 2 (TBsau2). Độ lệch chuẩn (SD): ơ = nSp=i(ai — TB)2 Tham số độ lệch chuẩn được dùng

9 • _ + _ đê xác định các giá trị trước tác động (SDtrưởc), sau tác động vòng 1 (SDvòng 1) và sau tác động vòng 2 (SDvòng2).

- Hiệu số kết quả trung bình sau và trước tác động ở mỗi vòng: H = H sau - H trước.

Tham sô hiệu TB được dùng đê xác định các giá trị sau tác động vòng 1 (Hl = TBsau 1

- TBtrước) và sau tác động vòng 2 (H2 = TBsau2 - TBtruớc).nZrơĂ?g đó: ữị là sô điêm của

HS thứ ỉ, n là tông số HS. Đe kết luận sự khác nhau về kết quả học tập của lớp TN trước và sau tác động có ý nghĩa hay không, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập (giá trị khả nãng xảy ra ngẫu nhiên p) Tham số p được dùng để ĐG kết quả sau mỗi vòng so với trước tác động (kí hiệu lần lượt là pi và P2) Trong đó, ảnh hưởng của p như sau: r r

Bảng 3.3 Y nghĩa của tham sô p

Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

Những việc làm được trong đề tài

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đề ra, luận văn đã thực hiện được mục tiêu và các nhiệm vụ cùa đề tài đặt ra Cụ thể:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc úng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học và phát triển NLST cho HS.

- Xây dựng được bộ câu hỏi khảo sát GV, HS về khả năng sử dụng CNTT trong dạy và học Hóa học.

- Khảo sát và báo cáo thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học tại các trường THPT A Phủ Lí, trường THPT Lê Hoàn, tỉnh Hà Nam Bên cạnh đó, luận vãn khảo sát đánh giá thực trạng về việc sử dụng phần mềm Book creator nhàm phát triển NLST cho HS trong quá trình giảng dạy đế làm cơ sờ thực tiễn của đề tài.

- Thiết kế bộ công cụ ĐG tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm book creator vào dạy học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn nhằm phát triển NLST cho HS.

- Xây dựng quy trình thiết kế ô nguyên tố trên phần mềm Book creator.

- Thiết kế 2 KHDH phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Hóa học 10 sử dụng phần mềm book creator nhằm phát triển NLST cho HS.

- Khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm book creator vào dạy học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn nhằm phát triển NLST cho HS.

- Tiến hành TNSP tại hai trường THPT A Phú Lí và THPT Lê Hoàn Kết quả cho thấy việc sử dụng phần mềm Book creator trong dạy học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Hóa học 10 giúp phát triển NLHT cho HS, làm tăng hứng thú học tập, góp phần tăng cường hiệu quả dạy và học môn Hóa học, đồng thời phát

121 huy năng lực sử dụng công nghệ thông tin của HS.

Khuyến nghị

- Qua quá trình nghiên cứu và TN, để việc xây dựng và tổ chức dạy học ứng dụng phần mềm book creator vào dạy học phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn nhằm phát triền NLST cho HS đạt hiệu quả hơn, tôi có một số khuyến nghị như sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng chương trình khung các môn học tăng thêm thời lượng cho chương trình tự chọn để GV có điều kiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực

- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí Cần thiết hoặc liên kết với các cơ sở sản xuất để thực hiện các dự án học tập.

- Khuyến khích GV nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, triển khai vận dụng và rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đối mới phương pháp dạy học.

- Khuyến khích GV tìm hiểu và vận dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kể và thể hiện bài giảng.

Đề xuất phương hướng kế tiếp

- Tiếp tục thiết kế thêm các ô nguyên tố trên phần mềm book creator.

- Bổ sung them các nội dung kiến về nguyên tố và hợp chất của chúng giúp làm phong phú hơn nguồn thông tin cung cấp tới người học.

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chương trình giáo dục phố thông chương trình tống thề ” , Ban hành kèm theo thông tư 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trường Bộ Giáodục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phố thông chương trình tống thề
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “ Chương trình môn Hóa học”, Ban hành kèm theo thông tư 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình môn Hóa học
[6] Nguyền Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lỷ luận dạy học hiện đại — Cơ sở đôi mới mục tiêu, ND và phương pháp dạy học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỷ luận dạy học hiện đại — Cơ sở đôimới mục tiêu, ND và phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyền Văn Cường, Bernd Meier
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm Hà Nội
Năm: 2014
[8] Phạm Thị Bích Đào, “ Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Trung học phô thông trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao ” , luận án Tiếnsĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Trung học phô thông trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao”
[9] Nguyễn Thị Hồng Gấm, “Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận - phương pháo dạy học hóa học ở trường cao đẳng sư phạm ” , Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận - phương pháo dạy học hóa học ởtrường cao đẳng sư phạm
[10] Lê Thị Hà, "Thiết kế ebook giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ chương trình nâng cao lớp 11 ở trường THPT”, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế ebook giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ chương trình nâng cao lớp 11 ở trường THPT
[11] Hà Mỹ Hạnh (2018), "Phát triển năng lực sảng tạo cho sinh viên sư phạm ”, Trong tạp chí khoa học Đại học Tân Trào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực sảng tạo cho sinh viên sư phạm
Tác giả: Hà Mỹ Hạnh
Năm: 2018
[13] Đặng Nguyễn Phương Khanh, "Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở”, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học hóa họclớp 9 trung học cơ sở
[21] Đinh Thị Hồng Minh (2013), Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên đại học kì thuật thông qua dạy học hóa học hừu cơ, Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên đại học kì thuật thông qua dạy học hóa học hừu cơ
Tác giả: Đinh Thị Hồng Minh
Năm: 2013
[22] Lê Văn Năm, Quách Văn Long với đề tài “Sửu dụng bài tập thực tiễn phần hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên”, tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửu dụng bài tập thực tiễn phần hóahọc hữu cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung họcphổ thông chuyên
[23] Phạm Thành Nghị (2011), “Phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động giải quyết vấn đề mới ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 68, tr. 9-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động giải quyết vấn đề mới”, Tạp chí "Khoa học Giáo dục
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Năm: 2011
[24] Phạm Ngọc Sơn (2012), ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần hóa học hữu cơ THPT nâng cao nhằm nảng cao chất lượng dạy học hỏa học, Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần hóahọc hữu cơ THPT nâng cao nhằm nảng cao chất lượng dạy học hỏa học
Tác giả: Phạm Ngọc Sơn
Năm: 2012
[26] Tống Thanh Tùng (2009), "Thiết kế ebook hóa học lóp 12 phần Crom - sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học ”, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chính Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế ebook hóa học lóp 12 phần Crom - sắt -Đồng hỗ trợ học sinh tự học
Tác giả: Tống Thanh Tùng
Năm: 2009
[27] Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), “Thiết kế giáo án dạy học tích cực phù hợp với thực tế dạy học ở phổ thông góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên Hóa ở trường sư phạm ” , Tạp chí Giáo dục, số 78, tr. 22 -24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế giáo án dạy học tíchcực phù hợp với thực tế dạy học ở phổ thông góp phần phát triển năng lựcsáng tạo cho sinh viên Hóa ở trường sư phạm”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Hồng Gấm
Năm: 2012
[29] Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Đỗ Hương Trà
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2011
[30] Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh (2017), ‘ Thát triển năng lực sử dụng ICT cho học sinh thông qua dạy học WebQuest chủ đề tích hợp “Họp chất của cacbon và biến đổi khí hậu,” Tạp chí Giáo dục, số 411, tr. 24, 29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họp chấtcủa cacbon và biến đổi khí hậu
Tác giả: Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh
Năm: 2017
[31] Lương Long Tuyền, “ Ớhg dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô vơ lóp 9 trung học cơ sở” , trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ớhg "dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô vơ lóp 9 trung học cơ sở”
[32] Đặng Hà Xuyên (2013), "Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao ” , trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chính Mình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học10 chương trình nâng cao
Tác giả: Đặng Hà Xuyên
Năm: 2013
[33] Vũ Thị Yến (2014), “ Xây dựng website hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên theo dạy học dự án, ” Tạp chí Giáo dục, số 338, tr. 57-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng website hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viêntheo dạy học dự án
Tác giả: Vũ Thị Yến
Năm: 2014
[34] William Benn (2008), Rèn luyện tư duy siêu tốc, NXB Hồng Đức, tr. 21 Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy siêu tốc
Tác giả: William Benn
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Giao diện  lựa chọn kích  cỡ  sách - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 1.1. Giao diện lựa chọn kích cỡ sách (Trang 31)
Hình  1.3.  Lựa chọn thêm thông tin dạng chữ - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
nh 1.3. Lựa chọn thêm thông tin dạng chữ (Trang 32)
Hình 1.4.  Lựa chọn ghi âm - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 1.4. Lựa chọn ghi âm (Trang 32)
Hình 1.2. Lựa chọn  thêm  hình  ảnh - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 1.2. Lựa chọn thêm hình ảnh (Trang 32)
Hình  1.5. Sơ  đồ  một vòng tròn  học tập - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
nh 1.5. Sơ đồ một vòng tròn học tập (Trang 41)
Hình  thành nhóm mới  khoảng từ 3-6  người (bao gồm  1-2  người  từ  nhóm 1;  1-2 từ  nhóm  2; 1-2  người  từ  nhóm 3...),  gọi  là nhóm  mảnh ghép. - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
nh thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là nhóm mảnh ghép (Trang 47)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng tu ần hoàn các nguyên tố hóa học và (Trang 62)
Bảng  2.1  . Bảng  mô tả các  tiêu  chí và  mức độ  đánh  giá  NLST  của HS  trong  dạy  học - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
ng 2.1 . Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NLST của HS trong dạy học (Trang 63)
Bảng 2.2.  Phiếu đánh giá  NLST của  HS (dành cho  HS) - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 2.2. Phiếu đánh giá NLST của HS (dành cho HS) (Trang 67)
Bảng 2.3. Phiếu đánh giá  NLSTcủa  HS (dành cho  GV) - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 2.3. Phiếu đánh giá NLSTcủa HS (dành cho GV) (Trang 72)
Hình  2.2.  Giao diện lựa chọn  kích  thước và mầu  thiết  kế - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
nh 2.2. Giao diện lựa chọn kích thước và mầu thiết kế (Trang 79)
Hình 2.6. Một ỏ nguyên  tô ớ  nhóm  IA - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 2.6. Một ỏ nguyên tô ớ nhóm IA (Trang 81)
Hình 2.7.  Một ô nguyên  tố ở  nhỏm  VIIA - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 2.7. Một ô nguyên tố ở nhỏm VIIA (Trang 81)
Hình 2.9.  Một ô  nguyên tố  khỉ  hiếm  ở  nhóm VI1IA - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 2.9. Một ô nguyên tố khỉ hiếm ở nhóm VI1IA (Trang 82)
Hình 2.9. Mở  đâu  bài học - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Hình 2.9. Mở đâu bài học (Trang 85)
2.  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Trang 86)
Hình  5.2.  Một  ô  nguyên tố - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
nh 5.2. Một ô nguyên tố (Trang 88)
Sơ đồ các  nhóm,  cách  di  chuyên  như sau: - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Sơ đồ c ác nhóm, cách di chuyên như sau: (Trang 89)
III.4.1. Bảng đánh giá theo tiêu chí sản phẩm dự án - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
4.1. Bảng đánh giá theo tiêu chí sản phẩm dự án (Trang 99)
Bảng 3.1.  Chất  lượng học tập  các lớp  đối chứng  và thực nghiêm - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 3.1. Chất lượng học tập các lớp đối chứng và thực nghiêm (Trang 112)
Bảng 3.2. Kết  quả điều  tra  về  hứng thủ học tập  của  HS lóp TN (tông  số  87  HS) - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 3.2. Kết quả điều tra về hứng thủ học tập của HS lóp TN (tông số 87 HS) (Trang 115)
Bảng  3.4.  Bảng  tong  họp các tham  số đặc trưng cho tiêu  chỉ  ĩ của học  sinh  lớp - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
ng 3.4. Bảng tong họp các tham số đặc trưng cho tiêu chỉ ĩ của học sinh lớp (Trang 119)
Bảng 3.6. Tông họp tham sỏ đặc trưng cho kêt quả tự đảnh giả của HS lớp Ỉ0A2 trường THPT A Phủ Lí trước - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 3.6. Tông họp tham sỏ đặc trưng cho kêt quả tự đảnh giả của HS lớp Ỉ0A2 trường THPT A Phủ Lí trước (Trang 120)
Bảng 3.5. Thông kê kêt quả tự đánh giả cùa học sinh lớp ỉ OA2 trường THPT A Phủ Lí trước và sau tác động - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 3.5. Thông kê kêt quả tự đánh giả cùa học sinh lớp ỉ OA2 trường THPT A Phủ Lí trước và sau tác động (Trang 120)
Bảng 3.9. Thông kê kêt quả tự đánh giả của học sinh lớp ỉ OA ỉ trường THPT Lê Hoàn trước và sau tác động - phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trên phần mềm book creator luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học
Bảng 3.9. Thông kê kêt quả tự đánh giả của học sinh lớp ỉ OA ỉ trường THPT Lê Hoàn trước và sau tác động (Trang 122)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w