1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lợi thế so sánh của ngành thủy sản việt nam giai đoạn 2018 2022

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Thế So Sánh Của Ngành Thủy Sản Việt Nam Giai Đoạn 2018 – 2022
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Bích Loan, Lôi Thị Lựu
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Để có thể xâydựng các lợi thế so sánh mang tính bền vững cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản phục vụthị trường trong nước và xuất khẩu, ngành chế biến thuỷ sản cần có những hướng đi vàgiải ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ

 BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: LỢI THẾ SO SÁNH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Dương

Nhóm thực hiện: nhóm 12

Hà Nội, Tháng 3 năm 2023

Trang 2

Làm nội dung: Chương

I + Chương II-2.1

8.3

VIÊN

Làm slide + thuyết trình

9.1

3 ĐÕ THỊ BÍCH LOAN THÀNH

VIÊN

Làm nội dung: ChươngIII,IV + Kết luận

8.3

TRƯỞNG

Làm nội dungchương II, chỉnh sửa bài + thuyết trình

9.2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 6

1.1.1 Các giả thiết của David Ricardo 6

1.1.2 Quy luật lợi thế so sánh 6

1.2 Phương pháp đánh giá lợi thế so sánh (công thức RCA) 7

CHƯƠNG II VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 8

2.1 Tổng quan về ngành Thủy sản của Việt Nam 8

2.1.1 Tình hình sản xuất 8

2.1.2 Tình hình xuất khẩu 10

2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi đến lợi thế so sánh ngành Thủy sản Việt Nam 13

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.2.2 Chính sách của Nhà nước 13

2.2.3 Nguồn nhân lực 14

2.3 Chứng minh lợi thế so sánh của ngành Thủy sản qua hệ số RCA 15

2.3.1 RCA ngành Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2018-2022 15

2.3.2 So sánh hệ số RCA về ngành Thủy sản của Việt Nam với một số nước đối thủ: 16

2.4 Đánh giá lợi thế so sánh của ngành Thủy sản Việt Nam 20

2.4.1 Thành công 20

2.4.2 Hạn chế 21

2.4.3 Thách thức 22

CHƯƠNG 3: PHẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LỢI THẾ SO SÁNH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 24

3.1 Giải pháp với doanh nghiệp 24

3.2 Giải pháp với Nhà nước 26

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của kinh tếViệt Nam (đứng vị trí thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da dầu và dệt may);góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm an ninh xã hội, tham giatích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Ngành thủy sản có đónggóp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Là một ngành kinh tế truyền thống, ngành thuỷ sảnnước ta đang ngày càng nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợithế và dần khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, có sự phát triểnkhởi sắc nhất thời gian qua Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản thờigian qua cũng đã đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề cấp bách cần quan tâm,nhằm phát triển ngành chế biến thuỷ sản một cách bền vững Đặc biệt với việc pháttriển nhanh chóng của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, ngành thủy sản ViệtNam chưa tạo được chỗ đứng cho riêng mình trên đấu trường quốc tế Để có thể xâydựng các lợi thế so sánh mang tính bền vững cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản phục vụthị trường trong nước và xuất khẩu, ngành chế biến thuỷ sản cần có những hướng đi vàgiải pháp tổng thể cải thiện năng lực của toàn ngành Như vậy, việc nghiên cứu mộtcách tổng thể thực trạng các lợi thế so sánh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam,phân tích và đánh giá những lợi thế so sánh của ngành c thuỷ sản Việt Nam, tìm ranhững yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc củng cố và nâng cao lợi thế so sánhcủa ngành, làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng, giải pháp phát triển bền vữngngành chế biến thuỷ sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay Vì vậy bàinghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá lợi thế so sánh của ngành so với các quốc giakhác, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc củng cố và nâng cao lợithế so sánh trong thời gian tới, từ đó làm cơ sở đề ra những định hướng giải pháp pháttriển bền vững ngành chế biến thủy sản Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

Năm 1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị vàthuế khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage) Kháiniệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuấtcác sản phẩm khác Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằmlàm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn

1.1.1 Các giả thiết của David Ricardo

- Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định

- Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia

- Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài

- Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động

- Công nghệ của hai quốc gia như nhau

- Chi phí sản xuất là cố định

- Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)

- Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo

- Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế

- Chi phí vận chuyển bằng không

- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá

1.1.2 Quy luật lợi thế so sánh

Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoávào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩusản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh

Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấnmạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kémlợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể vàvẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước

Trang 6

khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thếgiới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại Như vậy lợi thế sosánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công laođộng quốc tế

1.2 Phương pháp đánh giá lợi thế so sánh (công thức RCA)

Balassa (1965) đã đưa ra công thức xác định lợi thế so sánh hiện hữu RCA Côngthức được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định lợi thế so sánh của từng mặt hàng

cụ thể trong từng thời kỳ nhất định Công thức này là một trong công cụ được sử dụng

để xây dựng cơ sở dữ liệu về lợi thế so sánh của các thành viên trong Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO)

RCA= (Xij : Xj) / (Xwt : Xw)

Trong đó:

- RCA là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của mặt hàng i của nước j trong một thời

kỳ nhất định

- Xij là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước j trong thời kỳ tương ứng

- Xj là Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước j trong thời kì tương ứng

- Xwt là tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của toàn cầu trong thời kì tương ứng

- Xw tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong thời kì tương ứng

BẢNG PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ LỢI THẾ SO SÁNH THÔNG QUA HỆ SỐ RCA:

STT Nhóm Mức độ lợi thế so sánh

1 0 < RCA  1 Không có lợi thế so sánh

2 1 < RCA  2 Lợi thế so sánh thấp

3 2 < RCA  4 Lợi thế so sánh trung bình

Trang 7

CHƯƠNG II VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO NGÀNH

THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 2.1 Tổng quan về ngành Thủy sản của Việt Nam

*Về tổng quan

 Diện tích (Land area): 329.560 km2

 Chiều dài bờ biển (Coast line): 3.260 km

 Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): 1 triệu km2

 Tổng sản lượng thủy sản (2022): 9 triệu tấn

Khai thác: 3,86 triệu tấn

Nuôi trồng thủy sản: 5,19 triệu tấn

 Giá trị XK 2022: 11 tỷ USD

 Lực lượng lao động: Hơn 4 triệu người

 Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia:

+ Chiếm 4-5% GDP;

+ 9-10% tổng kim ngạch XK quốc gia.

+ Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép)

2.1.1 Tình hình sản xuất

Từ 2018-2022: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp gần 1,2 lần, từ 7,743triệu tấn năm 2018 lên 9,05 triệu tấn năm 2022, tăng 17% Trong đó, sản lượng nuôitrồng thủy sản chiếm 57%, khai thác chiếm 43%

Trang 8

(Nguồn: vasep.com.vn)

a, Nuôi trồng thủy sản

Từ 2018-2022: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 1,2 lần,tăng trưởng từ 4,18 triệu tấn lên 5,19 triệu tấn Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuấtkhẩu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra

và 80% sản lượng tôm)

(Nguồn: vasep.com.vn)

Các loài nuôi chính ở Việt Nam Năm 2022, tổng diện tích nuôi ước đạt 1,3 triệutấn Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 737 nghìn ha Ước tính sản lượng nuôi tômnước lợ năm 2022 đạt 745 nghìn tấn Về nuôi biển, diện tích khoảng 9 triệu m3 lồng.Tổng sản lượng 670 nghìn tấn Trong đó, cá biển 40 nghìn tấn, tôm hùm 2,2 nghìn tấn;nhuyễn thể 395 nghìn tấn, đối tượng khác 233 nghìn tấn Về cá tra, diện tích thả nuôiđạt 5.700 ha, Sản lượng đạt 1,712 triệu tấn

b, Khai thác

Từ 2018 – 2022: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp gần 1,1 lần,tăng từ 3,52 triệu tấn lên 3,86 triệu tấn, bao gồm: cá đạt 2,9896 triệu tấn; tôm đạt0,1529 triệu tấn và thủy sản khác đạt 0,7201 triệu tấn

Trang 9

(Nguồn: vasep.com.vn)

Dữ liệu cơ bản nghề cá:

Năm 2022: Toàn quốc có 94.572 tàu cá Trong đó: 45.950 tàu cá dài 6-12m,18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m) Cả nước có 4.227 tổđội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển

Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm 7,6%;nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề khác 17.543tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%

Với những kết quả trên đã góp phần giúp tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021 Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuấtthủy sản tăng 3% so với năm 2021

Đặc biệt, trong năm 2022, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản cán đích ởcon số kỷ lục với gần 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD),tăng 22,2% so với kế hoạch Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt khoảng4,1-4,2 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2021; cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng 70%

so với năm 2021)

2.1.2 Tình hình xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng của ngành Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2018-2022:

- Trước hết ta nhìn tổng qua tình hình xuất khẩu của nước ta từ năm 1998 đếnnay luôn có sự tăng dần đều qua các năm

Trang 10

- Giai đoạn từ 2018-2022: xuất khẩu tăng gấp 1.25 lần, tăng từ mốc gần 9 tỷUSD lên 11 tỷ USD

(Nguồn: vasep.com.vn) Nhóm hàng Thủy sản xuất khẩu – Thủy sản nuôi để xuất khẩu chủ yếu là tôm và

cá tra.

- Xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất

Từ 2018-2022: xuất khẩu tăng gấp hơn 1,18 lần từ 3,55 tỷ USD lên 4,1-4,2 tỷ USDnăm

- Xuất khẩu cá tra tăng gấp 1,04 lần từ 2,26 tỷ USD lên 2,35 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu của ngành Thủy sản Việt Nam:

- Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới Trong đótop 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN,Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 63% tổng xuất khẩu thủy sản của ViệtNam

- Trong top 6 thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vàASEAN), trong những năm gần đây, xuất khẩu sang EU chững lại, sang ASEAN, HànQuốc ổn định, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, xuất khẩusang Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan

Trang 11

Nguồn:Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trang 12

2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi đến lợi thế so sánh ngành Thủy sản Việt Nam

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản với bờ biển dài hơn3.260 km với 112 cửa sông, lạch có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, nướcmặn Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằng chịt có tới 15con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớnnhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể phát triển nuôi trồngthủy sản quanh năm Trong vùng biển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhữngđảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh,vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa lànơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và xây dựng cáckhu căn cứ hậu cần nghề cá 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảoHoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- KiênGiang.- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài, Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nướcngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộngtrũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long

Nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc

đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, pháttriển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệmôi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác

2.2.2 Chính sách của Nhà nước

Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển ngành Thuỷ sản với mục tiêu

và kế hoạch phát triển lớn, tạo lập hệ thống sản xuất - kinh doanh có chiến lược, bàibản Hơn nữa, ngành Thuỷ sản và các doanh nghiệp thuỷ sản ngày càng quan tâm đến

vệ sinh An toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường - xã hội, các nhà máy chế biến đều

áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhậnbền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP,… Nhờ đó, thuỷ sản Việt Nam đãxây dựng được thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng trong khu vực và thế giới ưachuộng

Ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 255/QĐ-TTg

về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó có ngành thủysản Theo đó, ngành thủy sản sẽ được cơ cấu theo hướng phát triển nuôi trồng và khai

Trang 13

hội nhập quốc tế Khai thác thủy sản ở vùng khơi được tăng cường cùng với việc xâydựng cơ cấu tàu thuyền và phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp với tình hìnhthực tế và khả năng cho phép khai thác các nguồn lợi thủy sản Cũng theo Quyết định,hoạt động khai thác hải sản ở vùng lộng, vùng ven bờ phải được tổ chức hợp lý hơn,gắn phát triển sinh kế của ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

Theo kế hoạch 3663/KH-BTL ngày 28/08/2021, lực lượng biên phòng tuyến biểncần đấy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân, đặc biệt là các thuyền trưởng,các tàu khai thác ngoài khơi để nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành củangư dân về việc khai thác đúng khu vực cho phép, không khai thác trái phép ở vùngbiển nước ngoài Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, kiểmsoát, quản lý ngư dân, tàu cá trước khi xuất, nhập bến ; tăng cường giám sát, theo dõicác tàu cá có nguy cơ cao khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài

2.2.3 Nguồn nhân lực

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tạo ra nguồn lực lao động cực kỳ lớn cho cácngành kinh tế Đối với ngành khai thác thủy sản, lao động nghề cá chiếm số lượngđông đảo Ngày nay, người lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng đã đượctiếp cận và áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quá trình sảnxuất Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã tiến hành đào tạo nguồn lao động chất lượngcao, có trình độ chuyên môn cao hơn tại các cấp bậc đại học, cao đẳng… để phục vụcho quá trình phát triển ngành sau này

Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơcấu lao động trẻ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệulao động, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệungười Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018 ước tính là 54 triệu người,trong đó lao động ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 38,6%;

Tính tới nay, cả nước có hơn 50 trường đại học và cao đẳng chuyên đào tạo, hoặc

có đào tạo ngành nghề liên quan ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản Ngoài ra, hệthống trường dạy nghề cũng phát triển với hơn 300 trường cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp và hàng nghìn cơ sở đào tạo nghề chế biến thủy sản Một số trường nổi tiếng vềđào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam,Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Nha Trang (tiền thân làTrường đại học Thủy sản Nha Trang), Trường đại học Nông Lâm Huế mỗi năm đàotạo hàng trăm kỹ sư, cử nhân hệ chính quy ngành thủy sản, tập trung chủ yếu cho hai

Ngày đăng: 15/06/2024, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w